1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu hoạt động tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB

14 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 36,91 KB

Nội dung

Tìm hiểu hoạt động tài trợ nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB. II.2.Các hình thức tài trợ nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu đang phải đối mặt với khó khăn đến từ các yếu tố trong nước và thế giới. Sức tiêu thụ hàng hóa trong nước chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt thể hiện ở các chỉ số tiêu dùng, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm hoặc có mức tăng không đáng kể; hàng tồn kho nhiều… đã tạo sức ép lên tính khả thi đối với các phương án sản xuất kinh doanh , làm cho các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu cho đầu vào sản xuất kinh doanh dè dặt, chưa muốn mở rộng đầu tư, sản xuất. Khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho thị trường tiêu thụ của hàng hóa xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn và chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Sức tiêu thụ tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,v .v đã giảm đáng kể làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, đặc biệt là trong dài hạn.Bên cạnh đó, do khó khăn kinh tế của chính các quốc gia nhập khẩu, mà các quốc gia này đã và đang tiếp tục tăng cường áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước như hàng rào kỹ thuật, rào cản thương mại, chống bán phá giá… Điều này đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước nguy cơ mất thị phần tại nhiều thị trường lớn trên thế giới. Tiếp đến, những lợi thế về nhân công giá rẻ, nguyên liệu dồi dào của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới đang dần mất đi do bản thân các quốc gia xuất khẩu khác cũng đang áp những phương thức cạnh tranh nếu không bằng việc cung cấp lao động giá rẻ thì lại thông qua các biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng suất. Bên cạnh các khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu cũng được hậu thuẫn bởi hàng loạt các yếu tố thuận lợi. Ở trong nước, lãi suất cho vay VND đã liên tục được điều chỉnh tiệm cận với nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong thời gian qua Chính phủ và Ngân hàng Á Châu liên tục có những giải pháp nhằm kích thích tăng trưởng. Theo tính toán, trong những tháng cuối năm 2015 sẽ có hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư công được chi tiêu vào nền kinh tế. Số vốn đầu tư công này có thể giúp giải quyết những vấn đề tồn kho, cải thiện tổng cầu của nền kinh tế, làm tăng nhu cầu nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự ổn định của thị trường ngoại hối với nguồn cung USD dồi dào sẽ giúp Á Châu có thể đưa ra và thực hiện các giải pháp tài chính tiền tệ chung tay cùng Chính phủ trong việc phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh trong nước. Hiện nay cho vay tài trợ nhập khẩu của Ngân hàng Á Châu thực hiện dưới ba hình thưc chủ yếu: cho vay thanh toán bộ chứng từ theo LC nhập, DP nhập và TTR  Cho vay mở LC Khi quyết định mở LC, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải kí quỹ một số tiền nhất định trong tổng số tiền mở LC. Ngân hàng Á Châu thường áp dụng tỉ lệ kí quỹ trong khoản từ 10100%, tùy theo từng loại khách hàng, từng loại LC và căn cứ trên cơ sở quy định của nhà nước Tiền kí quỹ được coi là vốn tự có của khách hàng, và do vậy khách hàng phải tự lo để kí quỹ thông thường bằng VNĐ. Đơn vị vay vốn nộp số tiền này vào tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Á Châu , sau đó là đơn xin mua ngoại tệ tương ứng cho đơn vị và chuyển số tiền này vào tài khoản kí quỹ LC

Trang 1

MỤC LỤC

………

II.THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG ACB

II.1.Giới thiệu tình hình hoạt động

a.Giới thiệu chung

Tên giao dịch

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu

- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank

- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948

Đăng ký lần đầu: 19/05/1993

Đăng ký thay đổi lần thứ 29: 03/09/2014

Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng

(Bằng chữ: Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng.)

Mã cổ phiếu: ACB

Trang 2

Thông tin liên lạc:

- Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh

- Số điện thoại: (84.8) 3929 0999

- Số fax: (84.8) 3839 9885

- Website: www.acb.com.vn

- SWIFT code: ASCBVNVX

b Tình hình hoạt động

Trong năm 2016, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể Lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng rủi ro đạt 1.667 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2015 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt lần lượt 0,61%

và 9,87%; tăng so với mức 0,5% và 8,2% của năm 2015

Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản của ngân hàng tăng 16% so với đầu năm, lên

234 nghìn tỷ đồng Tổng tiền gửi khách hàng tăng 18%, lên 207 nghìn tỷ đồng

Dư nợ cho vay tăng 21%, lên 161,6 nghìn tỷ đồng Tỷ lệ nợ xấu 0,88% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 13,19%

Về kế hoạch năm 2017 mà ngân hàng vừa công bố, ACB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong mức Ngân hàng Nhà nước phân bổ là 16% Huy động vốn

từ tiền gửi khách hàng, tổng tài sản cũng tăng 16% Tỷ lệ nợ xấu dự báo dưới 2% Lợi nhuận trước thuế hợp nhất khoảng 2.205 tỷ đồng, tăng tưởng 32% so với kết quả của 2016

Để đạt được kế hoạch trên, ACB tập trung tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng nhằm cải thiện thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ Bên cạnh đó, Ngân hàng tập trung xử lý, thu hồi nợ xấu; tái cấu trúc nguồn lực Hội sở và Chi nhánh & Phòng Giao dịch Kế hoạch năm nay ACB mở thêm 7 Phòng Giao dịch

Trên cơ sở lợi nhuận 2017 là 2.205 tỷ đồng, tăng 32% so với 2016, ACB trình

cổ đông mức thù lao cho Hội đồng quản trị năm nay là 8,5 tỷ đồng (tăng khoảng 20% so với 2016) và Ban kiểm soát là 3,9 tỷ đồng (tăng 12,5%)

Trang 3

II.2.Các hình thức tài trợ nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu đang phải đối mặt với khó khăn đến từ các yếu tố trong nước và thế giới Sức tiêu thụ hàng hóa trong nước chưa có dấu hiệu cải thiện ro rệt thể hiện ở các chỉ số tiêu dùng, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm hoặc có mức tăng không đáng kể; hàng tồn kho nhiều… đã tạo sức ép lên tính khả thi đối với các phương án sản xuất kinh doanh , làm cho các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu cho đầu vào sản xuất kinh doanh de dặt, chưa muốn mở rộng đầu tư, sản xuất

Khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho thị trường tiêu thụ của hàng hóa xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn và chưa thể phục hồi trong ngắn hạn Sức tiêu thụ tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,v v đã giảm đáng kể làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, đặc biệt là trong dài hạn.Bên cạnh đó, do khó khăn kinh tế của chính các quốc gia nhập khẩu, mà các quốc gia này đã và đang tiếp tục tăng cường áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước như hàng rào kỹ thuật, rào cản thương mại, chống bán phá giá… Điều này đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước nguy

cơ mất thị phần tại nhiều thị trường lớn trên thế giới

Tiếp đến, những lợi thế về nhân công giá rẻ, nguyên liệu dồi dào của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới đang dần mất đi do bản thân các quốc gia xuất khẩu khác cũng đang áp những phương thức cạnh tranh nếu không bằng việc cung cấp lao động giá rẻ thì lại thông qua các biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng suất

Bên cạnh các khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu cũng được hậu thuẫn bởi hàng loạt các yếu tố thuận lợi Ở trong nước, lãi suất cho vay VND đã liên tục được điều chỉnh tiệm cận với nhu cầu của các doanh nghiệp Trong thời gian qua Chính phủ và Ngân hàng Á Châu liên tục có những giải pháp nhằm kích thích tăng trưởng Theo tính toán, trong những tháng cuối năm 2015 sẽ có hàng

Trang 4

ngàn tỷ đồng vốn đầu tư công được chi tiêu vào nền kinh tế Số vốn đầu tư công này có thể giúp giải quyết những vấn đề tồn kho, cải thiện tổng cầu của nền kinh

tế, làm tăng nhu cầu nhập khẩu

Bên cạnh đó, sự ổn định của thị trường ngoại hối với nguồn cung USD dồi dào

sẽ giúp Á Châu có thể đưa ra và thực hiện các giải pháp tài chính tiền tệ chung tay cùng Chính phủ trong việc phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh trong nước

Hiện nay cho vay tài trợ nhập khẩu của Ngân hàng Á Châu thực hiện dưới ba hình thưc chủ yếu: cho vay thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập, D/P nhập và TTR

Cho vay mở L/C

Khi quyết định mở L/C, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải kí quỹ một

số tiền nhất định trong tổng số tiền mở L/C Ngân hàng Á Châu thường áp dụng

tỉ lệ kí quỹ trong khoản từ 10-100%, tùy theo từng loại khách hàng, từng loại L/C và căn cứ trên cơ sở quy định của nhà nước

Tiền kí quỹ được coi là vốn tự có của khách hàng, và do vậy khách hàng phải tự

lo để kí quỹ thông thường bằng VNĐ Đơn vị vay vốn nộp số tiền này vào tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Á Châu , sau đó là đơn xin mua ngoại tệ tương ứng cho đơn vị và chuyển số tiền này vào tài khoản kí quỹ L/C

Cho vay thanh toán toàn bộ chứng từ hàng nhập

Hình thức cho vay nhập khẩu này tại Ngân hàng Á Châu bao gổm các hình thức chủ yếu:

+ Cho vay thanh toán toàn bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do Ngân hàng Á Châu phát hành Đây là hình thức cho vay nhập khẩu phổ biến tại Ngân hàng Á Châu

Trang 5

+ Cho vay thanh toán toàn bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do TCTD khác phát hành

+ Cho vay thanh toán toàn bộ chứng từ hàng nhập theo phương thức thanh toán khác như D/P va TTR

Các khoản cho vay nhập khẩu chiếm 70% doanh số cho vay tại ngân hàng, đa số bằng ngoại tệ, trong đó chủ yếu bằng USD Hình thức phổ biến cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập và cho vay hàng nhập và cho vay mở L/C

Kết quả thanh toán và phát hành L/C nhập khẩu tại Ngân hàng Á Châu

Đơn vị tính: 1000 USD

Số bộ (món) Trị giá Số bộ (món) Trị giá

Ta thấy số lượng phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu có sự tăng nhẹ so với thông báo và thanh toán L/C nhập khẩu Cuối năm 2013, Ngân hàng Á Châu đã

mở 155 món trị giá 9.420.000 USD, thanh toán được 115 món với trị giá là 7.400.000 USD Năm 2014, số lượng L/C phát hành là 162 món với trị giá là 11.500.000 USD và thanh toán 142 món với tổng trị giá là 10.100.000 USD

Trang 6

Cho đến năm 2015 Ngân hàng Á Châu đã mở được 170 món trị giá 13.700.000 USD và thanh toán 160 món với trị gía 12.800.000 USD

Sở dĩ có kết quả trên là do Ngân hàng Á Châu đã tăng số lượng khách hàng sử dụng hoạt động thanh toán nhập khẩu, bên cạnh đó các doanh nghiệp lớn làm ăn lâu dài với Ngân hàng đã tăng nhu cầu nhập khẩu của mình lên, vì các doanh nghiệp này phải tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm… đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thiết bị máy móc, nguyên liệu, sản xuất tăng mạnh, dẫn đến sự tăng của hoạt động phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu

II.3.Thuận lợi tài trợ nhập khẩu

Tín dụng thư nhập khẩu

Tín dụng thư chứng từ là một phương thức thanh toán trong đó ngân hàng phát hành theo yêu cầu của Người yêu cầu (người nhập khẩu), cam kết thanh toán một số tiền cụ thể cho người hưởng lợi (người xuất khẩu) hoặc chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi ký phát khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C

Phát hành L/C

Ngân hàng Á Châu (ACB) phát hành tín dụng thư chứng từ theo yêu cầu của quý khách hàng (Người nhập khẩu) để cam kết thanh toán ngay hoặc thanh toán trong khoản thời gian nhất định cho người thụ hưởng (Người xuất khẩu) khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản được đề cập trong L/C

Có 2 loại L/C:

• L/C trả ngay: Doanh nghiệp nhận chứng từ và thực hiện thanh toán ngay trong

ngày làm việc tiếp theo

• L/C trả chậm: Doanh nghiệp nhận chứng từ sau khi xác nhận ngày đến hạn thanh toán Ngân hàng thực hiện thanh toán, ghi nợ tài khoản quý doanh nghiệp vào ngày đến hạn

Trang 7

Tiện ích Chứng từ yêu cầu

• Đây là phương thức thanh toán đảm bảo an toàn cho cả

người xuất khẩu và người nhập khẩu

• Trước khi thực hiện thanh toán, doanh nghiệp đảm bảo được

rằng hàng hóa đáp ứng được các điều kiện và điều khoản đưa

ra

• Vốn lưu động được đảm bảo, dòng tiền của doanh nghiệp

được cải thiện

• Tín dụng thư chứng từ phát hành bởi ngân hàng Shinhan

Việt Nam được chấp nhận bởi các ngân hàng đại lý trên toàn

thế giới

• Thủ tục nhanh chóng và đơn giản; L/C được phát hành trong

vòng 8 giờ làm việc

• Doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng dịch vụ hỗ trợ tài

chính với lãi suất ưu đãi

• Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp giúp giảm thiểu rủi ro và chi

phí cho doanh nghiệp

• Đơn đề nghị mở L/C

• Hợp đồng mua bán

• Văn bản cho phép nhập khẩu và hạn ngạch (nếu cần thiết)

• Giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp để

mở tài khoản (đối với lần đầu giao dịch)

Thanh toán L/C

Ngân hàng Á Châu (ACB) thực hiện sửa đổi L/C theo yêu cầu của quý doanh

nghiệp (người nhập khẩu)

Tiện ích

• Việc sửa đổi L/C được thực hiện nhanh chống và thuận lợi

• Nhân viên sẽ hỗ trợ kiểm tra các điều kiện và điều khoản thay đổi và tư vấn cho doanh

nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp

Điều chỉnh L/C

Ngân hàng Á Châu (ACB) cam kết thanh toán giá trị của L/C khi nhận được bộ

chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C hoặc doanh nghiệp

chấp nhận thanh toán đối với bộ chứng từ bất hợp lệ

Tiện ích • Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế.

Trang 8

• Thanh toán được thực hiện trong khoản thời gian ngắn nhất với mức phí hợp lý.

NHỜ THU CHỨNG TỪ

Nhờ thu chứng từ là phướng thức thanh toán trong đó người xuất khẩu ủy thác

cho ngân hàng đại diện cho mình thu hộ tiền từ người nhập khẩu dựa trên bộ

chứng từ gửi kem theo

Ngân hàng Á Châu (ACB) sẽ thông báo đến quý doanh nghiệp ngay khi nhận

được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng nước ngoài để yêu cầu thanh toán hoặc

chấp nhận thanh toán cũng như giao bộ chứng từ cho doanh nghiệp để nhận

hàng

Tiện ích

• Phương thức thanh toán tiết kiệm và an toàn trong giao dịch ngoại thương

• Giúp doanh nghiệp nhận được hàng hóa trước khi thanh toán

• Không cần sử dụng đến hạn mức tín dụng

• Đây là phương thức thanh toán đơn giản thay thế cho tín dụng thư chứng từ

• Doanh nghiệp có thể nhận hàng ngay lập tức

• Việc thanh toán được thực hiện trong thời gian ngắn nhất với mức phí hợp lý

nhất

Trang 9

BẢO LÃNH NHẬN HÀNG

Khi hàng hóa của quý doanh nghiệp đến sớm hơn bộ chứng từ, Ngân hàng Á Châu (ACB) luôn sẵn sàng hỗ trợ để quý doanh nghiệp có thể nhận hàng ngay bằng việc phát hành thư bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu trên Vận đơn của doanh nghiệp

Tiện ích

• Doanh nghiệp có thể nhận được hàng hóa trước khi bộ chứng từ về.

• Doanh nghiệp có thể tránh được những chậm trễ không cần thiết dẫn đến bỏ lỡ

những cơ hội

• Doanh nghiệp chỉ thực hiện thanh toán khi nhà cung cấp xuất trình đầy đủ

chứng từ

• Không phải trả chi phí lưu kho, lưu bãi

• Doanh nghiệp được bảo lãnh bởi một ngân hàng có uy tín cao.

• Quy trình và thủ tục đơn giản

Trang 10

VAY NHẬP KHẨU TRÊN BIÊN NHẬN ỦY THÁC

Ngân hàng Á Châu (ACB) tài trợ cho hàng nhập khẩu của quý doanh nghiệp và thu nợ từ nguồn doanh thu bán hàng của hàng nhập khẩu

Hạn mức cho vay

• Hạn mức tuần hoàn: tối đa 50% tổng chi phí nhập khẩu trong vòng 12 tháng

gần nhất, hoặc 50% của tổng chi phí nhập khẩu dự toán trong 12 tháng tới

• Hạn mức không tuần hoàn: tối đa giá trị hàng hóa nhập khẩu.

Thời hạn cho vay:

Thời hạn ban đầu của cho vay nhập khẩu dựa trên biên nhận ủy thác, nhưng thời gian khách hàng vay bán hàng và thu tiền không vượt quá 6 tháng với lãi suất đã được thỏa thuận trước

Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay sẽ được tính căn cứ trên xếp hạng tín dụng và tài sản thế chấp của doanh nghiệp

Tiện ích

• Tăng tính thanh khoản của doanh nghiệp

• Tránh được việc doanh nghiệp bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh

• Nâng cao uy tín của doanh nghiệp bằng việc thanh toán

Trang 11

• Doanh nghiệp có thể gia tăng thời hạn tín dụng của mình

• Vị thế của doanh nghiệp trong đàm phán thương mại được nâng cao vì doanh

nghiệp có thể đáp ứng các điều khoản thanh toán ngay

II.4.Khó khăn tài trợ nhập khẩu

- Các nước đều tăng cường chính sách bảo hộ với sự gia tăng các hàng rào kỹ thuật tinh vi nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài; hang hóa của việt nam

sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực như mặt hàng nông sản, dệt may thủ công mỹ nghệ… làm cho các doanh nghiệp Vệt Nam nói chung và các doanh nghiệp tại địa bàn nói riêng gặp khônh ít khó khăn trong việc tăng trưởng kim ngạch, xâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu

- Trong nước có trên 100 ngân hàng lớn nhỏ, ngân hàng phải cạnh tranh với các ngân hàng nhà nước lớn mạnh như Vietcombank, ngân hàng mạnh về mảng xuất nhập khẩu như Eximbank… làm mối cạnh tranh trở lên gay gắt hơn trong khoản cho vay TTXNK

- Hoạt động TTXNK tại ngân hàng Á Châu cũng như nhiêu ngân hàng khác đều gặp phải rủi ro do tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi suất…

- Tỷ trọng tài trợ xuất khẩu và tài trợ nhập khẩu còn chênh lệch quá lớn Mảng tài trợ nhập khẩu tai ngân hàng còn ít và sản phẩm chưa đa dạng

-Ngành nghề được tài trợ tại ngân hàng chưa đa dạng, do đó doanh số cho vay, dư

nợ phụ thuộc nhiều vào các ngành hàng này, sẽ để xảy ra rủi ro khi các ngành hàng này gặp những biến đổi bất lợi

- Đối tượng doanh nghiệp được TTXNK đa phần là doanh nghiệp lớn không có tài sản đảm bảo khi vay vốn, tiêu chí TTXNK theo phương pháp tín chấp tại ACB còn tương đối hạn chế, các doanh nghiệp muốn được tài trợ theo phương

Trang 12

thức này phải có doanh thu, lợi nhuận cao và uy tín thuộc những doanh nghiệp đứng tronh tốp 10 hoặc 20bảng xếp hạng các ngân hàng trong nước

-khung tiêu chí TTXNK của ACB do hội sở ban hành, áp dụng cho toàn hệ thống nên chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn, từ đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn tài trợ

- Lãi suất cho vay TTXNK tại ngân hàng còn cao hơn so với các ngân hàng khác, từ đó làm giảm mức cạnh tranh của doanh ngiệp Tiêu chí để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn siêu ưu đãi của ngân hàng còn cao

- Nhân biên phục vụ mảng TTXNK tuy trình độ cao, đào tạo tốt nhưng số lượng còn ít, chưa có bộ phận TTXNK riêng

- Hồ sơ, thủ tục đối với các khoản xin cấp tín dụng nhập khẩu bằng cách thế chấp tài sản như các khoản tín dụng khác được tiến hành một cách kỹ càng thận trọng do đó phải tốn thời gian cho việc thẩm định xem xét hồ sơ, làm chậm tiến trình cấp tín dụng TTXNK

III.Giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc tài trợ nhập khẩu tại Ngân hàng ACB

Để phát triển một cách vững chắc và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước, NH ACB còn rất nhiều việc phải làm Và một mục tiêu quan trọng mà ACB cần phải đạt được là nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng xuất nhập khẩu nói riêng của toàn hệ thống ACB cần:

-Đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn vốn cho xuất nhập khẩu

-Tăng cường công tác tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng: hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu gắn thuộc nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nên khá phức tạp và đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn

Ngày đăng: 29/05/2017, 21:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w