Đề tài: dạy học phát huy tính tích cực của học sinh

4 3.2K 68
Đề tài: dạy học phát huy tính tích cực của học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Dạy học phát huy tính tích cực học tập của HS có thể coi là PPDH lấy học sinh làm trung tâm, là việc học sinh học tập thông qua trải nghiệm, tương tác, giao tiếp và rút kinh nghiệm. GV tạo cơ hội cho HS thực hành, tương tác, trao đổi, thảo luận và suy nghĩ để học tập một cách có hiệu quả. HS cùng nhau làm việc, cùng nhau học tập là một đặc điểm quan trọng của việc dạy học lấy HS làm trung tâm. Dạyhọc là một quá trình hoạt động sáng tạo . Muốn phát triển trí sáng tạo của học sinh phải áp dụng kiểu dạy tích cực - phân hoá. Giáo viên phải biết hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học, trong đó cốt lõi là phương pháp tự học. Chính trong các hoạt động tự lực , được giao cho từng cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tiềm năng sáng tạo của học sinh được bộc lộ và phát huy. Không suy nghĩ cứng nhắc theo những qui tắc đã học trước đó, không máy móc áp dụng những mô hình hành động đã gặp trong các bài học trong sách vở để ứng xử với những tình huống mới. Tìm hiểu cặn kẽ vấn đề học tập theo hướng tích cực, lấy học sinh là trung tâm và vận dụng nhuần nhuyễn vào thực tế dạyhọc trong nhà trường tiểu học là vấn đề cần thiết cho mọi CB-GV trong nhà trường để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Trên cơ sở đó xác định nội hàm , ngoại diên của Phương pháp Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập và áp dụng vào thực tiễn việc dạyhọc ở trường Tiểu học Trà Xuân- Trà Bồng- Quảng Ngãi. Một trường tiểu học ở miền núi , việc học tập của học sinh còn nhiều thụ động, trung tâm của nhà trường vẫn là Giáo viên. Thực trạng dạyhọc trong nhà trường những năm qua mặc dù đã có những bước tiến bộ rõ rệt, việc chỉ đạo và áp dụng phương pháp dạy tích cực đã được thực hiện từ năm học 2001-2002 tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế đó là những hạn chế cơ bản sau: - Thứ nhất: Nhận thức của cán bộ quản lý và một bộ phận không nhỏ GV chưa đầy đủ về việc vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Đây là hạn chế lớn nhất và là nguyên nhân bao trùm. Bên cạnh đó cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạyhọc chưa đảm bảo yêu cầu ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp này cho mỗi giờ lên lớp của GV. - Hạn chế thứ 2:ø công tác bồi dưỡng, tập huấn cho CB và GV còn quá ít (số lần và thời gian tập huấn) chưa được bồi dưỡng chuyên sâu về phương pháp dạy học tích cực. - Hạn chế thứ 3:ø một bộ phận không nhỏ GV chưa hiểu một cách thấu đáo nội dung phương pháp dạy học tích cực do đó nếu có vận dụng vào một số tiết dạy cũng chỉ để lấy lệ. - Hạn chế thứ 4: chúng ta chỉ mới phổ biến và khuyến khích GV sử dụng chứ chưa có chế tài bắt buộc việc sử dụng phương pháp này trong toàn trường. Chúng ta điều biết rằng quá trình dạyhọc gồm 2 hoạt động có quan hệ hữu cơ : Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS, cả 2 hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Hoạt động học chính là hoạt động nhận thức, nó chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức đúng đắn. Trong quá trình dạy học điểm tập trung là bản thân người học chứ không phải là người dạy, như vậy hoạt động dạy học cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của người học. Mục đích của phương pháp dạy học này là để trẻ em phát triển trên nhiều mặt chứ không chỉ nhằm lĩnh hội kiến thức. Do vậy chúng ta cần thật sự coi trọng quá trình học của học sinh, tức là coi trọng việc hình thành, phát triển kĩ năng tự học và có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia tăng. Trong khi dạyhọc GV cần tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp thu các kiến thức, kĩ năng, biết biến những kiến thức, kĩ năng đó thành kiến thức, kĩ năng của mình. Phải kích thích và khơi dậy được hoạt động tư duy của học sinh, trái ngược với cách dạy cũ. 1/ Quá trình dạy học phải thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể (nhóm, tổ, lớp) trong quá trình học tập của học sinh có thể chia sẻ kết quả học tập với các bạn cùng lớp như: - Trao đổi với bạn để kiểm tra xem sự hiểu biết của mình (đúng,sai, đầy đủ, thiếu sót… ) - Đặt câu hỏi với bạn để xem những suy nghĩ của mình, những hiểu biết của mình có giống nhau không - Điều chỉnh, sửa chữa những điều mình hiểu sai thông qua trao đổi thảo luận - Giữa tập thể và cá nhân không có sự đối lập mà phải thống nhất với nhau. Tập thể có tác dụng động viên tinh thần, tư tưởng, nhằm làm cho mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Mỗi cá nhân học sinh đều góp phần tích cực tham gia vào các hình thức học tập, hổ trợ nhau về phương pháp học tập, giúp nhau mở rộng và đào sâu kiến thức. Dạy học có chú ý đến điều này chính là dạy học phát huy tính tương tác của học sinh. * Dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh phù hợp với qui luật học tập. Như trên đã nói hoạt động học tập đòi hỏi tính tự giác, tích cực và độc lập vậy muốn học tập đạt kết quả cần sử dụng tối đa các giác quan, thị giác, thính giác. Xưa nay có câu: Tôi nghe và tôi quên, tôi nhìn và tôi nhớ, tôi làm và tôi hiểu. Như vậy người học sẽ giữ vai trò chủ động vì họ không tiếp nhận thông tin một cách thụ động không chủ yếu tiếp nhận thông tin từ GV mà chủ động lĩnh hội thông tin, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, hợp tác với các bạn cùng học để lĩnh hội thông tin và giúp nhau trong học tập. - Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh vừa nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học vừa đảm bảo tính toàn diện, cụ thể làm cho học sinh nắm vững, hiểu sâu và bề vững hơn về kiến thức, luôn luôn cũng cố và phát triển cách học của mình. Qua đó phát triển những phẩm chất đạo đức của cá nhân như: Tính kiên trì, lòng nhẫn nại, tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể…. Phát triển được tinh thần hợp tác và tương trợ lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau. 2/ Những hoạt động dạỳ học phát huy tính tích cực của học sinh. - Hiện nay có nhiều phương pháp dạy học để GV có thể lựa chọn, sử dụng, nhưng lựa chọn và sử dụng một cách đúng đắn PPDH có ý nghĩa to lớn đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh, đối với chất lượng và hiệu quả của dạy học. - Lựa chọn và sử dụng PPDH phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung bài học, vào đặc điểm của từng phương pháp, khônbg có một phương pháp nào “Vạn năng” vì vậy, cần phối hợp một cách khéo léo và hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau. - Dù sử dụng PPDH nào cũng cần chủ ý thiết kế các hoạt động của học sinh nhằm huy động được cao nhất hoạt động tích cực nhận thức và sự hợp tác của các em. - Những hoạt động giáo viên thường hay sử dụng: + Đàm thoại khi giảng bài + Đặt ra những câu hỏi gợi mở, góp ý nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ tích cực học tập. + Thực hành (theo mẫu, trong lớp hay ngoài lớp) + Thảo luận (theo cặp, nhóm, lớp) + Tổ chức hoạt động để học sinh tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá kết quả học tập của mình… Khi tiến hành hoạt động này, học sinh thực hiện các thao tác trí tuệ (nhận biết, đối chiếu, so sánh, tổng hợp) phát triển óc quan sát, suy luận, bảo vệ ý kiến của mình và nhận xét phê phán ý kiến người khác. 3/ Vai trò của giáo viên khi dạy học PHTTC của học sinh. - Trước đây vai trò chủ yếu của người GV là truyền thụ kiến thức cho học sinh. Nguồn thông tin chủ yếu đến với học sinh và từ người giáo viên (có khi là nguồn duy nhất). Trong dạy học phát huy tính tích cực, người GV không chỉ là người truyền thụ kiến thức, nguồn thông tin, mà còn là người tổ chức, người hướng dẫn quá trình học tập của học sinh. Đối với học sinh không như trước kia chỉ là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà là người tiếp nhận thông tin một cách chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển quá trình học tập của mình C/ Kết luận: Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là phù hợp với bản chất của hoạt động nhận thức vì: - Chỉ có phát huy tính tích cực của học sinh mới có thể phát huy tính độc lập, sáng tạo, hình thành cho học sinh thói quen tự học tập, tự bổ sung kiến thức. - Học tập phát huy tính tích cực của học sinh có hiệu quả hơn khi học sinh được hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với bạn học. - Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi người giáo viên suy nghĩ thiết kế những hoạt động của học sinh trên cơ sở lựa chọn và sử dụng các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học một cách phù hợp. - Muố thực hiện có kết quả việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, cần có những điều kiện sau: + Cần làm thay đổi nhận thức của CB-GV trong quá trình tổ chức dạy- học. BGH phải coi đây là nội dung để quản lý nhà trường. GV cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tác dụng của dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, kiên trì khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng dạy và học. + Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL-GV-NV trong nhà trường trong quá trình triển khai thực hiện phải làm theo một qui trình nghiêm ngặt, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá có thể coi đây tiêu chí để đánh giá GV về kĩ năng sư phạm và khả năng sử dụng các hoạt động dạy học. + Cần trang bị đầy đủ những điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, phòng bộ môn có điều kiện kỹ thuật, môi trường thiết bị đồ dùng dạy và học. . DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Dạy học phát huy tính tích cực học tập của HS có thể coi là PPDH lấy học sinh làm trung tâm, là việc học sinh. thức. Dạy học có chú ý đến điều này chính là dạy học phát huy tính tương tác của học sinh. * Dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh phù

Ngày đăng: 02/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan