Có rất nhiềukhái niệm khác nhau về xuất khẩu lao động, dưới đây là một số khái niệm cơbản về XKLĐ:Ở Việt Nam, từ năm 1991 đến nay, khái niệm “Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***
ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ GIA TÂN,
HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ vii
Danh mục các chữ viết tắt viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
PHẦN II: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 2.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến tình hình sản xuất và đời sống hộ gia đình 4
2.1.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động 4
2.1.2 Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến tình hình sản xuất và đời sống 20
2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 24
2.2.1 Cơ sở thực tiễn về hoạt động xuất khẩu lao động ở một số nước trên thế giới 24
2.2.2 Cơ sở thực tiễn ở Việt Nam 26
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 39
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu 50
Trang 33.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 50
3.2.2 Thu thập số liệu 50
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 51
3.3 Hệ thống chỉ tiêu 52
3.3.1 Một số chỉ tiêu về thực trạng XKLĐ 52
3.3.2 Chỉ tiêu thể hiện sự ảnh hưởng của XKLĐ đến tình hình sản xuất và đời sống 52
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53 4.1 Thực trạng xuất khẩu lao động ở xã Gia Tân 53
4.1.1 Thực trạng về số lượng người đi xuất khẩu lao động của xã Gia Tân 53
4.1.2 Thực trạng về độ tuổi và giới tính của lao động xuất khẩu 54
4.1.3 Thực trạng ngành nghề và chất lượng của lao động xuất khẩu ở xã Gia Tân 56
4.1.4 Các quốc gia nhập khẩu lao động 57
4.2 Ảnh hưởng của việc xuất khẩu lao động đến tình hình sản xuất và đời sống các hộ gia đình toàn xã 60
4.2.1 Các thông tin chung của các nhóm hộ điều tra và lao động xuất khẩu 60
4.2.2 Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến tình hình sản xuất của các hộ gia đình 66
4.2.3 Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống các hộ gia đình xã Gia Tân 81
4.3 Đánh giá chung ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến tình hình sản xuất và đời sống hộ gia đình xã Gia Tân 92
4.3.1 Tích cực 92
4.3.2 Tiêu cực 93
4.3.3 Nguyên nhân của ảnh hưởng tiêu cực 94
Trang 44.4 Định hướng và giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực của xuất khẩu lao động đến đời sống hộ gia đình của xã 964.4.1 Một số định hướng cho vấn đề xuất khẩu lao động tại xã 964.4.3 Giải pháp cho hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy ảnh
hưởng tích cực của XKLĐ 97
PHẦN V KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 101
5.1 Kết luận 1015.2 Kiến nghị 103TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tổng số lao động xuất khẩu giai đoạn 2010-2014 27
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất xã Gia Tân qua các năm 2010 – 2014 .43
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản giai đoạn 2010 – 2014 46
Bảng 4.1 Tốc độ phát triển xuất khẩu lao động xã Gia Tân giai đoạn 2010 – 2014 53
Bảng 4.2 Cơ cấu lao động xuất khẩu theo độ tuổi giai đoạn 2010 – 2014 54
Bảng 4.3 Ngành nghề của lao động xuất khẩu ở xã Gia Tân giai đoạn 2010 – 2014 56
Bảng 4.4 Tổng hợp số lao động xuất khẩu của xã chia theo thị trường giai đoạn 2012 – 2014 58
Bảng 4.5 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 61
Bảng 4.6 Độ tuổi và giới tính của lao động tham gia XKLĐ ở các hộ điều tra 62
Bảng 4.7 Lý do đi xuất khẩu của lao động 63
Bảng 4.8 Chi phí cho lao động đi XKLĐ ở các hộ điều tra 64
Bảng 4.9 Thời gian lao động đi xuất khẩu 65
Bảng 4.10 Sự thay đổi trong nguồn lực đất đai 68
Bảng 4.11 Sự thay đổi trong mức đầu tư tài chính – KHKT 70
Bảng 4.12 Sự thay đổi phương hướng sản xuất 72
Bảng 4.13 Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề của lao động 74
Bảng 4.14 Sự thay đổi tài sản phục vụ sản xuất 77
Bảng 4.15 Sự thay đổi trong kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh .79
Bảng 4.16 Sự thay đổi công việc của lao động đi xuất khẩu về nước 80
Bảng 4.17 Sự thay đổi thu nhập của các hộ gia đình 82
Bảng 4.18 Sự thay đổi cơ sở vật chất của hộ 84
Bảng 4.19 Sự thay đổi chi tiêu của hộ gia đình 86
Trang 6Bảng 4.20 Sự thay đổi mối quan hệ trong gia đình 88
Trang 8ASXH An sinh xã hội
BQĐN Bình quân đầu người
Trang 9PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trước tình hình thực tế dân số ngày càng tăng nhanh, sức ép việc làmngày càng lớn, xuất khẩu lao động là một giải pháp hữu ích trong thời kì hiệnnay Đây là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũlao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cốquan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước trên thế giới (Diệp ThànhNguyên, 2010)
Ngay trong chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước ta đã xác địnhxuất khẩu lao động là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng của quốc gia
đã và đang đem lại những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể Trong báo cáo củaBan chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX của Đảng đã quyết định “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ cấu, chính sách về đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài” (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 –
2010) Thực tiễn cho thấy ở Việt Nam xuất khẩu lao động đã thực sự trởthành một giải pháp hữu hiệu đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, giảiquyết việc làm và cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động, đặc biệt
là ở khu vực nông thôn Nguồn lợi về kinh tế đem lại rất lớn đã tạo ra nhữngchuyển biến cơ bản làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng cuộcsống cho nhiều hộ gia đình nông dân Bên cạnh tác động tích cực, xuất khẩulao động cũng có những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với bản thân ngườilao động mà còn đối với gia đình và cộng đổng có người đi xuất khẩu như: tệnạn xã hội gia tăng, gia đình tan vỡ, con cái không có sự quan tâm chăm sócdẫn tới sa ngã, nợ nần, tha hóa về đạo đức, lối sống…
Trang 10Người dân tại xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương sống chủyếu bằng nghề nông (trồng lúa và chăn nuôi), ngoài ra còn có các nghề phụnhư: xay sát, nghề mộc, nấu rượu, làm bánh đa, làm nghề phụ… nhưng nhìnchung hoạt động ngoài nông nghiệp chiếm tỷ lệ không lớn Trong những nămgần đây, nghề nông còn không mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, diện tích đấtlúa suy giảm, nông dân không còn muốn làm nông nghiệp dẫn tới nền kinh tếtổng thể toàn xã kém phát triển một phần cũng do điều kiện sản xuất kém,chất lượng cuộc sống thấp một phần do những nguyên nhân như: thiếu đất,lao động chất lượng chưa cao… Một trong những biện pháp cải thiện tìnhtrạng khó khăn như hiện nay mà xã đang áp dụng là xuất khẩu lao động Kể từnăm 2000 đến nay, xu hướng người dân đi xuất khẩu lao động tăng mạnh về
số lượng và các nước người dân đi làm việc
Nhờ xuất khẩu lao động trong vòng 5 năm trở lại đây, nền kinh tế tại xã
đã đi lên thấy rõ, bộ mặt nông thôn thay đổi, chất lượng cuộc sống người dânđược nâng cao Trước đây, chỉ có những khảo sát mang tính điều tra số lượnglao động đi XKLĐ qua từng năm, chứ chưa có nghiên cứu nào đánh giá tácđộng của việc này tới sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương Nhằmchỉ ra sự ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của các hộ gia đìnhqua việc tìm hiểu sự biến đổi thu nhập, việc làm của các hộ gia đình ở khu
vực nông thôn, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến tình hình sản xuất và đời sống các hộ gia đình tại xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống và tình hìnhsản xuất kinh doanh của người dân để từ đó đưa ra giải pháp nhằm hạn chếnhững ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những ảnh hưởng tích cực của xuất khẩulao động đến sản xuất và đời sống của hộ gia đình
Trang 111.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về xuất khẩulao động, các ảnh hưởng của xuất khẩu lao động tới đời sống kinh tế - xã hội
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng xuất khẩu lao động tại xã Gia Tân
- Phân tích ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến hoạt động sản xuấtkinh doanh và đời sống của người dân trong các hộ gia đình xã Gia Tân
- Đề xuất các định hướng và các giải pháp thích hợp nhằm phát triểnsản xuất và ổn định đời sống của các hộ gia đình có người đi XKLĐ trên địabàn xã
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những ảnh hưởng của XKLĐ đến tình hình sảnxuất và đời sống của các hộ gia đình tại xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh HảiDương
- Đối tượng khảo sát: chủ yếu là các hộ gia đình có và không có người
đi xuất khẩu lao động, đang bên nước ngoài và đã về nước; ngoài ra còn cócác hội, ban ngành trực thuộc xã
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Những ảnh hưởng của việc xuất khẩu lao độngđến tình hình sản xuất và đời sống người dân trước và sau khi xuất khẩu laođộng, các hộ gia đình có người đi và không có người đi xuất khẩu lao động
- Phạm vi về không gian: Xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2010 đến năm
2014 Đề tài được thực hiện từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015
Trang 12PHẦN II: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến tình hình sản xuất và đời sống hộ gia đình.
2.1.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động
2.1.1.1 Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu lao động
a) Khái niệm
* Lao động
Theo Từ điển Tiếng Việt, lao động là hoạt động có mục đích của conngười, nhằm tạo ra những của cải vật chất, tinh thần cho xã hội (HoàngPhê,2000)
Theo giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, lao động là hoạt động cómục đích, có ý thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiêncho phù hợp với nhu cầu con người (NXB Chính trị Quốc gia, 2005)
Như vậy, lao động chính là hoạt động của con người tác động vào giới
tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên theo những mục đích nhất định của mình Conngười có thể dùng sức mạnh cơ bắp hoặc trí tuệ để tác động vào tự nhiên biếnchúng thành có ích cho cuộc sống của mình (Nguyễn Văn Điềm, NguyễnNgọc Quân, 2004)
Lao động có vai trò quyết định trong sự biến hóa của loài người.Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay, cùng với tài nguyên thiên nhiên,
tư bản và năng lực kinh doanh, lao động là yếu tố chủ yếu của hoạt độngsản xuất kinh doanh
Trang 13hay nói cách khác con người là chủ thể lao động Thông qua thị trường laođộng, sức lao động được xác định giá cả, hàng hóa sức lao động cũng tuântheo quy luật của thị trường
Trong nền kinh tế thị trường – sức lao động là một loại hàng hóa đặcbiệt được trao đổi mua bán trên thị trường lao động
* Lao động xuất khẩu
Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số 72/2006/QH11 ngày
29/11/2006: “Lao động xuất khẩu (hay còn gọi người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng): là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”.
Lao động xuất khẩu là chỉ những người lao động, chuyên gia Việt Nam(trừ những cán bộ, công chức được quy định tại pháp lệnh cán bộ công chức
đi thực hiện nhiệm vụ, công vụ ở nước ngoài do sự phân công của cơ quan tổchức có thẩm quyền) đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn (NXB Chính trịQuốc gia Hà Nội, 2004)
* Xuất khẩu lao động
Trong giai đoạn hiện nay, di dân quốc tế thường gắn liền với quá trình
di chuyển lao động từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, từcác nước đông dân, nghèo tài nguyên đến các nước giàu tài nguyên và thưadân Số lao động này không chỉ bao gồm những công nhân làm việc giản đơn
mà còn cả những lao động kỹ thuật cao
Di chuyển quốc tế sức lao động là hiện tượng người lao động ra nướcngoài nhằm mục đích tìm kiếm việc làm, cho thuê sức lao động để kiếm sống.Khi ra khỏi một nước, người lao động thường được gọi là người xuất cư, cònsức lao động của người đó được gọi là sức lao động xuất khẩu
Trang 14Từ những hoạt động di chuyển quốc tế sức lao động tự phát, đơn lẻ đãtrở thành những trào lưu di dân quốc tế Ngày nay khi di chuyển lao độngquốc tế đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến thì thuật ngữxuất khẩu lao động ra đời và được sử dụng một cách rộng rãi Có rất nhiềukhái niệm khác nhau về xuất khẩu lao động, dưới đây là một số khái niệm cơbản về XKLĐ:
Ở Việt Nam, từ năm 1991 đến nay, khái niệm “Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” được sử dụng trong các Nghị định của
Chính phủ, Bộ Luật lao động và nhiều văn bản khác Tại Luật sửa đổi Bộ
Luật lao động (hiệu lực từ 01/01/2003), khái niệm “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài” và “Xuất khẩu lao động” được sử dụng đồng thời Tháng 11
năm 2006, Bộ Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theohợp đồng được Quốc hội khóa 10 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007,khái niệm “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài” đã được luật hóa Vì vậy,cùng với “Xuất khẩu lao động”, “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài” làcách gọi hợp pháp Do đó, việc sử dụng đồng thời hai thuật ngữ “Xuất khẩulao đông” và thuật ngữ “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”đều có thể chấp nhận được
Trong chỉ thị số 41-CT/TW ngày 29/9/1998 của Bộ Chính trị: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước”.
Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia ViệtNam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Đây là một hoạt động kinh tế - xãhội của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việclàm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng
Trang 15nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợptác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Như vậy XKLĐ là một hoạt động xuất khẩu đặc biệt trong đó hàng hóađược bán là sức lao động của con người, chính vì vậy nhà nước, doanh nghiệpXKLĐ cũng như chính bản thân người lao động cần phải hết sức chú ý đếnhoạt động này, nó không chỉ mang lại thu nhập cao cho người lao động màcòn đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia
* Hộ, gia đình, hộ gia đình
- Hộ: Có rất nhiều khái niệm về “hộ”
Trong một số từ điển ngôn ngữ học, người ta định nghĩa về “hộ” nhưsau: “Hộ là tất cả những người sống chung trong một mái nhà và nhóm người
đó cùng chung huyết tộc và người làm chung, người cùng ăn chung” (NguyễnQuốc Chính, 2009)
Theo Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về “Hộ” gồm nhữngngười sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, làm chung và có cùngchung một ngân quỹ (Nguyễn Quốc Chính, 2009)
- Gia đình : là một đơn vị xã hội xác định với các mối quan hệ họ hàng
có cùng chung một huyết tộc Trong nhiều xã hội khác nhau các mối quan hệ
họ hàng xây dựng lên một gia đình rất khác nhau Gia đình chỉ được xem làmột hộ gia đình khi các thành viên gia đình có cùng chung một cơ sở kinh tế
Theo điều 106 của Bộ Luật dân sự (2005), “Hộ gia đình là các thành viên có tài sản chung, cùng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định”.
b) Vai trò của hoạt động xuất khẩu:
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốcgia, đặc biệt đối với các nước kinh tế kém phát triển (Nguyễn Thanh Tâm,
Trang 162012) Hoạt động này đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: bên xuấtkhẩu lao động, bên nhập khẩu lao động và bản thân người lao động
do vậy rút ngắn khoảng cách giàu – nghèo giữa nước phát triển và nước đangphát triển
+ Về xã hội: XKLĐ là một kênh giải quyết việc làm cho người laođộng rất có ý nghĩa Thực hiện tốt công tác XKLĐ sẽ giảm được tệ nạn xãhội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người laođộng, học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nướcngoài trang bị
+ Về quan hệ đối ngoại: mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnhvực XKLĐ là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng laođộng và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó, hiểu nhau hơn, tạo ra mốiquan hệ tốt đẹp giữa hai nước Cung cấp cho nhau những thông tin quantrọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểmhai bên cùng có lợi Sự đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế được mởrộng thông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điều kiện mở rộng hơn nữa cácquan hệ hợp tác khác
- Với nước nhập khẩu lao động: thu được những lợi ích đáng kể như:cung cấp đủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệuquả tiềm năng của đất nước Đồng thời, mở rộng quan hệ và uy tín với nước
Trang 17có lao động, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cungcách quản lý của nước khác, mở rộng nhu cầu thị trường trong nước Ngoài raXKLĐ cũng góp phần giải quyết nhu cầu lao động đặc biệt là trong các lĩnhvực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động.
* Xét trên góc độ vi mô:
- Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động:
+ XKLĐ là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp thamgia vào trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ nền văn hóa, phong tục tập quáncủa nước nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế
+ Doanh nghiệp hoạt động XKLĐ là đã tham gia hiệu quả vào chươngtrình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thỏa thuậnhợp tác giữa hai Chính phủ
+ Doanh nghiệp XKLĐ làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụ vớingân sách Nhà nước
- Với bản thân người lao động:
+ Người đi XKLĐ có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo cảithiện mức sống của bản thân và gia đình
+ Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích lũytrình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khui vềnước
2.1.1.2 Các hình thức xuất khẩu lao động
Hình thức xuất khẩu lao động: là cách thức thực hiện việc đưa người
lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định
* Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước ngoài.
Nội dung: các doanh nghiệp XKLĐ sẽ tuyển LĐ đi làm việc ở nướcngoài theo các hợp đồng cung ứng LĐ Hình thức này tương đối phổ biến,được thực hiện rộng rãi trong các năm vừa qua và những năm tới
Trang 18Đặc điểm: các tổ chức kinh tế tổ chức tuyển chọn lao động và chuyên
gia đi làm việc cho người sử dụng lao động ở nước ngoài Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận Quá trình làm việc là ở nước ngoài,
người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước
ngoài Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm.
* Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài
Nội dung: đây là trường hợp doanh nghiệp tuyển lao động và chuyêngia đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng kinh tế với bên nướcngoài; các doanh nghiệp trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoàihoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm hoặc cáchình thức đầu tư khác ở nước ngoài Những năm vừa qua, hình thức nàytuy chưa phổ biến nhưng theo chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực, mở rộng và tăng cường kinh tế đối ngoại thì hình thức này
sẽ ngày càng phát triển
Đặc điểm của hình thức này là: các doanh nghiệp XKLĐ sẽ tuyển chọn
LĐ nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh - liên kết Cácyêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp XKLĐ đặt
ra Các doanh nghiệp XKLĐ có thể trực tiếp tuyển dụng LĐ hoặc thông quacác tổ chức cung ứng LĐ trong nước Doanh nghiệp XKLĐ trực tiếp đưa laođộng đi nước ngoài, quản lý lao động ở nước ngoài cũng như đảm bảo cácquyền lợi của người lao động ở nước ngoài Vì vậy, quan hệ lao động tươngđối ổn định Cả người sử dụng lao động và lao động đều phải tuân thủ theoquy định của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài
* Theo hợp đồng lao động giữa các cá nhân người lao động với người
sử dụng lao động nước ngoài
Trang 19Hình thức XKLĐ này ở nước ta chưa phổ biến vì muốn ký được hợpđồng với phía nước ngoài, người lao động phải có những hiểu biết cần thiết vềnhiều mặt như các thông tin về đối tác nước ngoài, về ngôn ngữ, khả năng giaotiếp với người nước ngoài… Trong khi đó, trình độ hiểu biết các vấn đề kinh
tế, văn hoá, xã hội và pháp luật của người lao động Việt Nam còn những hạnchế nhất định
2.1.1.3 Đặc điểm của xuất khẩu lao động
- XKLĐ mang tính tất yếu khách quan
XKLĐ diễn ra chủ yếu là do giữa các nước trên thế giới có sự chênhlệch về kinh tế - xã hội Những nước giàu có nền KT phát triển mạnh thường
có nhiều lao động tay nghề cao, nhiều chuyên gia giỏi có trình độ cao mà lạithiếu những lao động phổ thông, làm những công việc vất vả nặng nhọc, độchại hoặc những công việc có thu nhập tương đối thấp so với thu nhập chungcủa xã hội Điều ngược lại, lại diễn ra tại những quốc gia nghèo đang pháttriển, nơi mà dân số đông nên rất dồi dào về LĐ song do nền KT chậm pháttriển nên trình độ LĐ còn thấp chủ yếu là LĐ giản đơn thủ công là chính cộngthêm với mức thu nhập thấp, thiếu việc làm, thiếu hụt những chuyên gia giỏitrình độ chuyên môn kỹ thuật cao Vậy điều đương nhiên sẽ xảy ra là LĐ từchỗ dư thừa sẽ chảy về chỗ thiếu hụt Đó cũng chính là nguyên lý chính củaquy luật cung – cầu trong nền kinh tế thị trường
- XKLĐ là một loại xuất nhập khẩu đặc biệt
Trong hoạt động xuất khẩu lao động, người lao động sẽ đem “bán” sứclao động của mình cho chủ sử dụng lao động ở nước ngoài và nhận vềkhoản tiền công là tiền lương được trả Chính vì sức lao động là một loạihàng hóa đặc biệt nên tính chất của xuất khẩu lao động không chỉ đơnthuần như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông thường, tranh chấp vềhàng hóa giữa các nước đã là một việc khó giải quyết bao nhiêu thì tranhchấp và những vi phạm trong việc xuất khẩu lao động giữa các nước lại
Trang 20càng khó giải quyết và xử lý hơn nhiều Bởi nó đòi hỏi phải có sự quản lý
và quan tâm đặc biệt của Nhà nước
- XKLĐ mang tính lợi ích cao
Đối với quốc gia hoạt động xuất khẩu lao động mang lại một khoản thucho ngân sách Nhà nước nhờ khoản thuế thu từ hoạt động của các công ty,doanh nghiệp xuất nhập khẩu và khoản ngoại tệ người lao động gửi về nước.Hơn nữa, đối với quốc gia xuất khẩu lao động còn giúp giải quyết việc làm,giảm thiểu thất nghiệp, thông qua xuất nhập khẩu đẩy nhanh được tiến trìnhphát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
Đối với các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động: hoạt động xuấtkhẩu lao động mang lại lợi nhuận trước hết cho các nhân viên của doanhnghiệp nhờ vào các khoản thu từ chi phí đưa người lao động đi làm việc ởnước ngoài như phí môi giới, phí đào tạo,… sau đó là mang lại lợi ích cho chủdoanh nghiệp nhờ khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động của doanh nghiệp
Đối với các đối tượng đi xuất khẩu lao động và người thân: khoản lợiích mà họ nhận được chính là khoản tiền lương họ được nhận và gửi về nướccho người thân Khoản tiền đó còn có thể trở thành khoản vốn đầu tư chonhững người lao động sau khi họ trở về nước, giúp họ làm giàu và cải thiệncuộc sống của gia đình và bản thân Một lợi ích vô hình nữa mà họ nhận được
từ việc đi xuất khẩu lao động đó là được nâng cao trình độ tay nghề, ý thứclao động, kỷ luật,… cho bản thân họ điều mà ở trong nước không thể có được
Không chỉ mang lại lợi ích lớn cho quốc gia đưa lao động đi xuấtkhẩu mà đối với các nước tiếp nhận hoạt động này cũng mang lại những lợiích không nhỏ Trước tiên là nó bù đắp được một khối lượng lao động đang
bị thiếu hụt ở những nước này Kế đến là khoản tiền lương phải trả cho laođộng nước ngoài là tương đối rẻ so với khoản lương phải trả cho lao độngtrong nước
Trang 21- XKLĐ mang tính xã hội cao
XKLĐ không chỉ đơn giản là một hoạt động kinh tế đơn thuần mà nócòn mang tính xã hội rất cao Việc xuất khẩu lao động giúp cho các quốc giagiải quyết được phần nào những hạn chế của thị trường lao động như giảiquyết việc làm cho những lao động dư thừa, giảm thiểu thất nghiệp ở nhữngquốc gia đưa lao động đi xuất khẩu và giải quyết được tình trạng thiếu hụt laođộng ở những nước tiếp nhận Hoạt động xuất khẩu lao động không chỉ đơngiản là đem sức lao động của người lao động từ nước này sang nước kia mà
nó còn đem theo cả một khối lượng dân cư từ nước đưa lao động đi xuất khẩutới nước tiếp nhận lao động Biên giới giữa các quốc gia không chỉ là mốcngăn cách các quốc gia với nhau mà còn ngăn cách cả nền văn hóa, lối sống,tín ngưỡng… của các quốc gia đó Chính vì lẽ đó hoạt động xuất khẩu laođộng cũng kèm theo nó là một loạt những xáo trộn cho cả xã hội tại nơi tiếpnhận và nơi lao động được đưa đi
Xuất khẩu lao động cũng góp phần cải thiện đời sống của nhân dânthông qua khoản thu nhập mà người lao động gửi về cho gia đình và ngườithân Đây cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để thực hiện chươngtrình xóa đói giảm nghèo cho nhân dân
- XKLĐ cũng có tính cạnh tranh
Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động xuất khẩu laođộng cũng được đặt trong một môi trường cạnh tranh gay gắt Sự cạnh tranhđến trước hết là từ phía những người lao động với nhau Bởi số lượng laođộng được chọn đi xuất khẩu lao động sang các nước là có hạn mà dân sốđông, nguồn lao động dư thừa lớn nên họ cạnh tranh nhau trên con đường điđến việc có được một xuất đi lao động ở nước ngoài
Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa những người lao động mà còngiữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Họ phải cạnh tranh nhau khi cùngxuất khẩu vào một thị trường, khi cùng hoạt động trên một địa bàn…
Trang 22Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia mà cònvượt ra trên toàn thế giới khi mà có rất nhiều quốc gia cùng cố gắng thúc đẩyhoạt động xuất khẩu lao động đó là những quốc gia còn đang gặp khó khăn vàcùng sử dụng biện pháp xuất khẩu lao động làm bàn đạp cho sự phát triển củanền kinh tế Ta có thể đơn cử ngay trong khu vực Đông Nam Á, không chỉ cóViệt Nam mà còn nhiều nước cũng hoạt động xuât khẩu lao động nhưInđônêxia, Philippin,…
- XKLĐ là hoạt động có tính rộng rãi trên toàn thế giới
Nghe nói đến xuất khẩu lao động có thể người ta chỉ nghĩ rằng việc làm
đó chỉ dành cho các quốc gia đang và kém phát triển, nơi mà nguồn lao độngdồi dào dẫn đến dư thừa, còn các quốc gia phát triển sẽ chỉ là nước tiếp nhậnlao động Song thực tế không phải như vậy, hoạt động xuất khẩu lao động lạidiễn ra trên hầu hết các nước kể cả các nước phát triển Đối với các nước cónền kinh tế phát triển họ xuất khẩu lao động của mình sang các nước pháttriển khác để làm việc hoặc tới các quốc gia đang và kém phát triển thông quacác chương trình, dự án đầu tư Đặc điểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu laođộng ở các nước phát triển là lao động xuất khẩu của họ là lao động chất xám
có chất lượng cao, trình độ và tay nghề cao còn các nước đang và kém pháttriển thì hầu hết là lao động giản đơn, không lành nghề
- XKLĐ phụ thuộc nhiều vào chính sách của các quốc gia.
XKLĐ là một hoạt động có liên quan đến mối quan hệ hợp tác giữa cácquốc gia với nhau bởi thế chính sách của mỗi quốc gia có liên quan mật thiếtđến hoạt động xuất khẩu lao động Chính sách, pháp luật của quốc gia đưa laođộng đi xuất khẩu có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của nước
đó là điều đương nhiên vì nó quyết định đến sự khuyến khích hay hạn chếxuất khẩu của hoạt động xuất khẩu lao động nhưng chính sách, pháp luật củaquốc gia tiếp nhận lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuấtkhẩu lao động, ví dụ một quốc gia đưa ra chính sách hạn chế lượng người
Trang 23nước ngoài nhập cư thì ngay lập tức sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu củanhững quốc gia có lao động đi làm việc tại nước đó và ngược lại.
2.1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động
XKLĐ là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù bị tác động bởi các nền kinh
tế và các chính sách phát triển của các nước, đồng thời nó cũng có tác độngtrở lại đối với nền kinh tế và xã hội của cả nước xuất cư và nhập cư Quá trìnhxuất khẩu lao động của mỗi quốc gia trong điều kiện kinh tế thị trường chịuảnh hưởng của 2 nhóm nhân tố chính là:
a) Nhóm nhân tố khách quan
* Chủ yếu liên quan tới nước tiếp nhận lao động
Nước tiếp nhận lao động có nền kinh tế phát triển, người lao động tạiquốc gia không đủ, dẫn đến không đáp ứng được số lượng lao động cho cácdoanh nghiệp trong nước, phải tuyển thêm lao động nước ngoài để cung ứng
Tình hình kinh tế - chính trị: nếu chính trị ổn định sẽ kéo theo nền kinh
tế cũng ổn định, không có biến động thì người lao động nước ngoài sẽ an tâmlựa chọn nơi làm việc, đảm bảo an ninh Nếu tình hình chính trị bất ổn, kinh
tế khó khăn khó có thể tiếp nhận lao động nước ngoài và nước xuất khẩu laođộng cũng không muốn đưa người lao động của mình tới đó
Vấn đề lương và các chính sách hỗ trợ về ASXH liên quan đến ngườilao động: tiền lương, tiền công trả cho người lao động, vấn đề nhà ở, phí bảohiểm, vé máy bay; ngày công nghỉ phép… cũng là những quan tâm rất lớnngười lao động sẽ chọn lựa sẽ đi nước nào để làm việc
Điều kiện giao thông, vận tải có cách xa nhiều so với “quê hương”, hayđiểu kiện khí hậu, thời tiết, môi trường sống có tương đồng hay chênh lệchnhiều so với quốc gia người lao động sinh sống Khi có những điều kiện trênđược áp ứng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giữa các quốc gia diễn
ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn
Trang 24Ngoài ra, trong nhân tố khách quan còn có yếu tố cạnh tranh của cácnước khác trên thế giới Điều này đã tạo nên cả hiệu quả tích cực và tiêu cực.Tích cực ở chỗ sự cạnh tranh giữa các nước tạo điều kiện để các nước khôngngừng tự nâng cao chất lượng hàng hóa là sức lao động để tăng tính cạnhtranh trên thị trường, tạo ra sự phát triển mới cho hoạt động xuất khẩu laođộng, chất lượng lao động của các quốc gia theo đó sẽ không ngừng đượcnâng cao Tiêu cực là nó có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lànhmạnh giữa các quốc gia Quốc gia nào có nền tảng cao hơn sẽ ngày càng xuấtkhẩu được nhiều lao động, trong khi các quốc gia có trình độ thấp hơn sẽ gặpkhó khăn trong việc tiếp cận thị trường Mức độ cạnh tranh cao sẽ dẫn đến sựđào thải nhau giữa các quốc gia xuất khẩu lao động.
* Quan hệ cung - cầu về lao động trên thị trường thế giới và khu vực
Các nước kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP cao, nhưng tốc
độ tăng dân số thấp, dẫn đến thiếu hụt về nguồn nhân lực, có nhu cầu về nhậpkhẩu lao động, trong khi các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển cầnđầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, bổsung nguồn thu ngân sách và thu nhập cho người lao động, rất cần đưa laođộng ra nước ngoài làm việc Cung – cầu lao động của thị trường phụ thuộcnhiều vào sự phát triển và các chính sách kinh tế của các nước như: thu nhập,đầu tư, thuế, lãi suất… của nền kinh tế khu vực và thế giới Khi cung – cầulao động mất cân đối nghiêm trọng do nhu cầu tìm việc làm trong nước quálớn nhưng khả năng xâm nhập, khai thác thị trường lao động quốc tế còn hạnchế, cạnh tranh gay gắt sẽ đẩy chi phí khai thác thị trường lên quá cao, ảnhhưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động
b) Nhóm nhân tố chủ quan
* Về phía Nhà nước: có quan điểm rõ ràng, chính sách, chủ trương cho
hoạt động xuất khẩu lao động Nước ta đã đánh giá được tầm quan trọng củaxuất khẩu lao động, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển
Trang 25và mang lại nhiều lợi ích kinh tế Công tác ngoại giao liên kết với các nướckhác cũng ảnh hưởng đến tình hình XKLĐ Nước ta đã quản lý người lao độngtại thị trường nước ngoài qua Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ lao độngthương binh và xã hội cùng với nhiều cơ quan liên ngành; ban hành nhiềuchính sách như: đề án 71 về hỗ trợ huyện nghèo xuất khẩu lao động; đã xácđịnh được tầm quan trọng của xuất nhập khẩu lao động ngay từ chỉ thị 41 đượcban hành năm 1998.
* Đối với bản thân người lao động: để hoạt động xuất khẩu được nâng
cao thì ngoài sự hỗ trợ lớn từ phía Nhà nước, những người có thể mang lạihiệu quả lớn nhất hay nói cách khác ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩulao động chính là những người được lựa chọn đi xuất khẩu Họ có nhiệt tìnhvới công việc hay không, có muốn sang nước ngoài làm việc để thoát khỏinghèo khó hay không, có tạo chữ “tín”- an tâm, tin tưởng đối với các chủdoanh nghiệp tại nước làm việc để tuyển thêm lao động lần sau Đa phầnnhững lao động đi xuất khẩu tại Việt Nam có tinh thần vượt khó, muốn thoátkhỏi tình trạng kinh tế khó khăn nên có chí tiến thủ cao,luôn nhiệt tình cần cùtrong lao động
Ngoài hai nhóm nhân tố chính như trên, yếu tố pháp luật cũng là nhân
tố ảnh hưởng quan trọng Xuất khẩu lao động chịu tác động mạnh mẽ của môitrường chính trị và pháp luật của nước xuất, nhập khẩu lao động và luật phápquốc té Đối tượng tham gia XKLĐ là người lao động và các tổ chức kinhdoanh hoạt động này Xuất khẩu lao động không còn là việc làm của một cánhân, mà liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức cung ứng lao động, đếncác nước xuất lao động, nước nhập lao động, IOM và ILO… Vì vậy, quản lýXKLĐ ngoài việc phải tuân thủ những quy định, những chính sách, nhữnghình thức, quy luật của quản lý kinh tế, còn phải tuân thủ những quy định vềquản lý nhân sự của cả nước xuất cư và nhập cư Hệ thống pháp luật và chínhsách hỗ trợ cho XKLĐ liên tục đòi hỏi bổ sung và hoàn thiện
Trang 262.1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động
Có rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu quả của hoạt độngXKLĐ Trong đó có 2 chỉ tiêu chính là hiệu quả về kinh tế và hiệu quả xã hội
* Hiệu quả kinh tế: là những lợi ích vật chất mà các chủ thể của nước
XKLĐ (Nhà nước, Doanh nghiệp XKLĐ, người lao động) nhận được thôngqua hoạt động XKLĐ Cụ thể như sau: với người lao động đó là thu nhậpsau thuế và các hàng hóa có giá trị có thể gửi về nước; với doanh nghiệpxuất khẩu lao động đó là lợi nhuận thu được từ hoạt động XKLĐ; với Nhànước là nguồn thu ngoại tệ
* Hiệu quả xã hội: Là tất cả những lợi ích phi vật chất có thể có được
trực tiếp qua hoạt động XKLĐ hoặc phát sinh từ hiệu quả kinh tế của hoạtđộng XKLĐ nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định, phồn vinh, hạnh phúc thôngqua các biều hiện: khả năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động; khả nănggiải quyết công ăn việc làm cho người lao động; mối quan hệ giao lưu hợp tácvới các nước bạn và một số các khía cạnh liên quan đến phúc lợi xã hội
2.1.1.6 Lý thuyết về vấn đề di cư và xuất khẩu lao động
Khi thị trường thế giới ngày càng mở rộng, việc di cư có cơ hội đượcthực hiện dễ dàng thông qua các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia các tổ chứckinh tế, khi đó di cư lao động quốc tế ngày càng trở thành hiện tượng phổbiến gắn với các hoạt động của các quốc gia thì thuật ngữ XKLĐ được sửdụng rộng rãi
Trong thực tế, XKLĐ quốc tế diễn ra bằng hai con đường chính thức vàphi chính thức
Di cư lao động bằng con đường chính thức là việc XKLĐ thông quacác Chính phủ, các tổ chức kinh tế hoặc các pháp nhân, cá nhân được sự đồng
ý của chính phủ các nước đi và đến XKLĐ bằng con đường chính thức haycòn là di cư lao động theo hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế, cá nhân được sự
Trang 27xác nhận và đồng ý của chính phủ nước đi và nước đến XKLĐ bằng conđường chính thức ngày càng tăng về số lượng và chủng loại.
Di cư lao động không chính thức hay còn gọi là di cư lao động khôngtheo hợp đồng, là việc lao động bằng con đường không thông qua Nhà nướccủa nước lao động ra đi và nước lao động đến thực hiện việc di cư Lao động
di cư theo hình thức nàu được thực hiện bằng cách: thông qua các tổ chứcbuôn lậu người để vào nước sử dụng lao động, thông qua hình thức du lịch,thăm thân nhân, sau đó ở lại nước sử dụng lao động trốn khỏi nơi được chỉđịnh làm việc ngay cả khi đang còn thời hạn hợp đồng hoặc sau quá trìnhhọc tập và lao động ở nước ngoài không trở về nước mà ở lại nước xâydựng lao động Đây là hình thức di cư có thể gặp nhiều rủi ro và nảy sinhnhiều vấn đề tiêu cực
Xem xét hiện tượng di cư lao động quốc tế trong quá trình lịch sử ta cóthể thấy một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các quốc gia, giữa
các vùng tạo ra luồng lao động di cư Lịch sử phát triển kinh tế các quốc giatrên thế giới cho thấy việc di cư có thể do chiến tranh, dịch bệnh, thiên tainhưng luồng di cư do nguyên nhân kinh tế chiếm nhiều nhất Do quy luậtphát triển không đều giữa các quốc gia, khu vực nên dân cư ở nước này,khu vực này có mức sống cao hơn quốc gia, khu vực kia Từ đó dẫn đếnviệc dân cư ở khu vực có mức sống thấp có xu hướng thích di cư sangnhững nơi có mức sống cao hơn Về phía các nước nhập cư, sự tăng trưởngkinh tế ở các quốc gia, các khu vực trên thế giới thường kéo theo sự pháttriển và mở rộng sản xuất dịch vụ Khi đó, nguồn lao động trong nướckhông đáp ứng được nhu cầu về số lượng chủng loại, gây tình trạng thiếuhụt lao động Để đảm bảo sự phát triển các nước này phải tính đến việcnhập khẩu các lao động nước ngoài
Trang 28Thứ hai, sự mất cân đối nguồn lao động với số chỗ làm việc trong
nước tại một số nước đang phát triển có tỷ lệ tăng dân số hàng năm cao,nguồn nhân lực dồi dào trong khi sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhucầu về việc làm khiến các nước này phải đương dầu với sức ép về dân số vàviệc làm Tình trạng thất nghiệp tăng lên, trong khi đó, có những nước đấtrộng nhưng người thưa, có nhu cầu khai thác đất đai, tài nguyên cho sự pháttriển nên thiếu lao động hoặc có một số nước phát triển thu nhập quốc dânđầu người cao, trình độ dân trí cao, người dân không muốn có con hoặckhông muốn có nhiều con tỉ lệ sinh thấp, đời sống vật chất cao, các điều kiệnchăm sóc con người ngày càng tốt nên tỉ lệ chết thấp dẫn đến tỉ lệ phát triểndân số thấp, dân số ngày càng “già” đi dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động.Điển hình ở một số quốc gia như: Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ
Thứ ba, sự phân bổ tài nguyên địa lý không đồng đều giữa các nước.
Đối với nhiều nước, khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, việckhai thác nguồn tài nguyên ngoài việc đòi hỏi phải có vốn, kỹ thuật và kinhnghiệm quản lý thì lao động là một trong những yếu tố không thể thiếu để bùđắp lượng lao động còn thiếu là cần thiết và hợp lý
2.1.2 Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến tình hình sản xuất và đời sống
2.1.2.1 Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến tình hình sản xuất
* Ảnh hưởng đến nguồn lực sản xuất của hộ
a) Nguồn lực đất đai
Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó cũng là yếu
tố phản ảnh sự quan tâm đầu tư cho hoạt động sản xuất nông nghiệp củangười dân Yếu tố diện tích đất đai, mức độ đầu tư thâm canh phần nào phảnánh tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong sự phát triển của kinh tế
hộ Xu hướng hiện nay là hộ gia đình sau khi có một lượng vốn nhất định
Trang 29thường tìm kiếm một công việc khác, thoát ly khỏi sản xuất nông nghiệp nêndiện tích đất hộ dùng để sản xuất nông nghiệp giảm so với trước đây.
b) Nguồn lực lao động
Lao động sau khi đi xuất khẩu về nước thường có thêm những kiếnthức mới về công việc, về giao tiếp xã hội… Đây là một tronh những điềukiện thuận lợi để lao động có thể dễ dàng tự tìm cho mình một công việc mơisau khi đã đi XKLĐ về nước Bên cạnh đó, lao động sau khi đi xuất khẩu cómột số vốn nhất định có xu hướng tìm kiếm một công việc ổn định và bớt vất
vả hơn, họ thường xin vào làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp trên địa bànhoặc mở xưởng tự sản xuất, kinh doanh Nhìn chung, lao động sau khi đixuất khẩu năng động hơn trước Bên cạnh đó vẫn có những lao động ỉ lại vào
số tiền kiếm được ở nước ngoài không chú tâm làm ăn sau khi về nước, họ rơivào tâm lý thích nghỉ ngơi, hưởng thụ Điều này gây ảnh hưởng xấu đến giađình, con cái họ
c) Nguồn lực tài chính
Mức độ đầu tư trang thiết bị và máy móc cũng được chú trọng hơntrước khi chưa có XKLĐ Mức vốn tích lũy được trong khoảng thời gian laođộng tại nước ngoài thường được các hộ sử dụng vào các mục đích khác nhaunhư: xây sửa lại nhà cửa, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, đầu tư chonhà xưởng Sự đầu tư này đã từng bước làm thay đổi thói quen sản xuất theokiểu thô sơ, lạc hậu như trước kia, người dân đã có ý thức hơn trong việc đầu
tư trang thiết bị để phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất của gia đình
* Ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh
a) Phương hướng sản xuất kinh doanh
Lợi ích về kinh tế mà XKLĐ mang lại là rất lớn đối với các hộ cóngười đi XKLĐ Cụ thể như: giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phậnngười lao động, góp phần ổn định và cải thiện cuộc sống cho người dân,nâng cao phúc lợi xã hội, bảo đảm an ninh chính trị Bên cạnh đó với số
Trang 30tiền tích lũy được cộng thêm kinh nghiệm sản xuất và tác phong côngnghiệp đã học được người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi trở vềnước có thể tự tạo việc làm cho bản thân mình và cho người khác Một điều
dễ thấy là thu nhập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên,góp phần cải thiện, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ.Đời sống nhân dân được ổn định đó cũng là nền tảng cho sự ổn định của xãhội, giảm bớt tệ nạn xã hội
b) Tình hình đầu tư cho sản xuất
XKLĐ là cách để các lao động tích lũy một số vốn căn bản để sau khihết thời gian lao động ở nước ngoài có thể tự tạo một việc làm mới cho mìnhbằng nhiều cách khác nhau: dùng số vốn đã có đầu tư vào hoạt động sản xuấtnông nghiệp hay sử dụng mở xưởng sản xuất, mở cửa hàng kinh doanh Đây
là cơ sở để phát triển sản xuất, là nền tảng cho việc nâng cao thu nhập cho bảnthân và gia đình sau khi kết thúc thời gian lao động
c) Ảnh hưởng đến kết quả - hiệu quả sản xuất
Nguồn lợi về kinh tế của công tác xuất khẩu là rất lớn tạo ra nhữngchuyển biến cơ bản làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống chonhiều gia đình nông dân Cùng với mức thu nhập cao, các hộ gia đình có thêmnguồn vốn đầu tư sane xuất kinh doanh buôn bán, phát triển tiểu thủ côngnghiệp khôi phục nghề truyền thống tạo thêm nhiều việc làm mới giải quyếtcông ăn việc làm cho lao động gia đình và địa phương
2.1.2.2 Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống
a) Đầu tư cho xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, thay đổi bộ mặt nông thôn
Xuất khẩu lao động không chỉ tạo nguồn thu lớn cho quốc gia đưa laođộng đi xuất khẩu mà còn tạo thu nhập ổn định cho không ít hộ gia đình cóngười đi xuất khẩu Lao động đi xuất khẩu đa số đều gửi về cho gia đình mộtkhoản tiền nhất định Việc sử dụng đồng vốn này vào việc kiến thiết xây dựng
Trang 31nhà cửa, đầu tư vào sản xuất hay trang trải cho các chi phí của gia đình phụthuộc vào hoàn cảnh và cách ứng xử của các hộ gia đình nhưng nhìn chung nóluôn góp phần vào cải thiện bộ mặt nông thôn hiện nay Đây là một thay đổiđáng mừng cho những miền quê có người đi xuất khẩu lao độn ở nước ta.
b) Ảnh hưởng đến chi tiêu của gia đình
XKLĐ có tác động rất nhiều đến đời sống, đặc biệt là tình hình kinh tếcủa những hộ gia đình có lao động đi XKLĐ XKLĐ thực sự đã trở thành mộtgiải pháp hữu hiệu đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm
và cài thiện đời sống cho một bộ phận người lao động đặc biệt ở khu vựcnông thôn Từ việc có thêm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chitiêu của hộ gia đình cho các hoạt động phục vụ sinh hoạt cũng thay đổi Hộgia đình chỉ tiêu nhiều hơn cho hoạt động ăn uống, đi lại và vui chơi giải trícủa mình
c) Ảnh hưởng đến lối sống
Hiện nay, ở nhiều làng quê có rất nhiều tệ nạn xã hội, rượu chè, cờ bạcdiễn ra là hệ quả của việc phát triển kinh tế không đi liền với phát triển giáodục Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoạt động xuấtkhẩu lao động Con em của các gia đình có người đi xuất khẩu thường thiếu
sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ Bố mẹ đi XKLĐ chỉ có thể gửi tiền về để
bù đắp những thiếu thốn về mặt tình cảm cho con cái Chính điều này gây ratâm lý thích hưởng thụ hơn việc cố gắng chăm chỉ học hành vì ở tuổi mới lớn,trẻ em chưa có cái nhìn đúng đắn, có tiền trong tay tự cho mình sống buôngthả, bỏ bê học hành… Như vậy, xuất khẩu lao động đã ảnh hưởng không nhỏđến lối sống của một số tầng lớp người dân ở những vùng có XKLĐ
d) Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
Nền kinh tế của mỗi gia đình đi lên song đôi khi nó lại phải đánh đổibằng chính hạnh phúc của gia đình mình Vợ, chồng đi lao động xa nhà, tìnhcảm vợ chồng thiếu thốn, người ở nhà dễ chạy theo những cám dỗ mà tự đánh
Trang 32mất mình, đánh mất hạnh phúc của gia đình mình Cũng có không ít lao động
đi xuất khẩu không muốn trở về làng quê cũ, tìm mọi cách ở lại nước ngoài,
bỏ mặc gia đình nhỏ và lãng quên mục đích đi xuất khẩu để xây dựng gia đìnhban đầu Thách thức lớn nhất đối với gia dình có người đi xuất khẩu là thiếuthốn tình cảm, dẫn đến những biến dổi về nhận thức, hành vi ứng xử trongquan hệ vợ chồng, ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý và việc họ tập của trẻ, tácđộng đến sự bền vững của gia đình, rạn nứt trong hôn nhân Các gia đình cóngười đi XKLĐ gặp khó khăn trong việc chăm sóc và tái tạo sức lao động
2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Cơ sở thực tiễn về hoạt động xuất khẩu lao động ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Philippines
Philippines là một trong những nước XKLĐ lớn nhất trong khu vựcĐông Nam Á Từ lâu, Philippines đã coi XKLĐ là một trong những ngànhkinh tế đối ngoại quan trọng của đất nước và có rất nhiều kinh nghiệm để tăngcường XKLĐ
Phân tích hoạt động XKLĐ, nhiều nhà quản lý nhận ra, thành công củaPhilippines có được bắt đầu từ khung pháp lý Philippines có Bộ luật Laođộng từ năm 1973 và có luật lệ rõ ràng trong XKLĐ Chương trình làm việcngoài nước của Philippines bắt đầu từ năm 1974, nó được thực hiện như mộtquốc sách, có sự phối hợp tham gia của tất cả các ngành, các cấp có liên quan.Philippines có khả năng nắm bắt cơ hội việc làm ở nước ngoài là nhờ xâydựng thành công cơ chế tiếp cận thị trường, phổ biến thông tin và thươnglượng các hợp đồng Năm 1995, Philippines ban hành đạo luật số 8042:
“Luật lao động di cư và người Philippines ở nước ngoài” nhằm bảo vệ quyền
lợi cho người lao động ở nước ngoài Lao động Philippines làm mọi ngànhnghề, trong bất kỳ lĩnh vực nào họ cũng đều thể hiện được tính chuyên nghiệpcap, chăm chỉ và trung thực Nhà nước coi XKLĐ là 1 trong 3 chính sách
Trang 33ngoại giao quan trọng, có cơ chế hoàn chỉnh thống nhất từ TW đến địaphương, cả trong ngoài nước về chính sách ưu đãi XKLĐ, nhất là đảm bảophúc lợi cao cho lao động làm việc ở nước ngoài Philippine còn thườngxuyên có những lớp học về đất nước, con người, phong tục tập quán, phápluật ở những nước mà người lao động sẽ tới làm việc để tránh những xung độtlao động và văn hóa có thể xảy ra, đặc biệt tránh được những hậu quả nghiêmtrọng làm ảnh hưởng tới hình ảnh đất nước cũng như quan hệ ngoại giao Mặtkhác, để thu hút người lao động trở về đất nước, Chính phủ đã tạo ra điều kiệncho họ thông qua chương trình đào tạo lại, chương trình nhà ở, chương trìnhhọc bổng cho con em họ Philippine có cơ chế là phải tạo mọi điều kiện và thủtục một cách rõ ràng, đầy đủ, có hệ thống đối với tất cả những lao động cóhợp đồng làm việc ở nước ngoài Đồng thời cần bảo vệ họ một cách đầy đủ đểgiảm thiểu sự lạm dụng, khai thác cả trước, trong và sau quá trình làm việc tạinước ngoài.
2.2.1.2 Thái Lan
Thái Lan bắt đầu xuất khẩu lao động từ những năm 1970 Số lượnglao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài tăng dần lên qua các năm.Lượng tiền chuyển về của người lao động qua hệ thống ngân hàng TháiLan cũng tăng dần lên từ 52 tỷ Bath năm 1997 lên đến gần 60 tỷ Bath(tương đương 1,5 tỷ USD) trong năm 1998 và 1999 Ngoài ra còn một sốlượng tiền của người lao động gửi về nước qua các con đường khác(Nguyễn Thị Hồng Bích, 2007)…
Thái Lan thực hiện chính sách tự do hóa XKLĐ Thời kỳ đầu hoạt độngXKLĐ do cá nhân người lao động và các đại lý tuyển mộ lao động tư nhânthực hiện Nhiều lao động Thái Lan đi làm việc ở nước ngoài bằng visa dulịch sau đó ở lại và làm việc bất hợp pháp Tuy nhiên sau đó để bảo vệ quyềnlợi hợp pháp cho người lao động ở nước ngoài, Chính phủ Thái Lan thành lậpVăn phòng Quản lý việc làm ngoài nước thuộc Tổng Cục Lao động Nội vụ
Trang 34Chức năng của văn phòng này là giám sát hoạt động của các đại lý tuyển dụnglao động tư nhân, xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện làm việc và bảo vệ laođộng ở nước ngoài Năm 1995, Thái Lan ban hành Đạo luật Bảo hộ lao động
tế khu vực năm 1997 – 1998 Cùng với việc xuất khẩu lao động là nhữngngười có trình độ học vấn và tay nghề thấp đi làm những công việc đơn giản ởnước ngoài, Chính phủ cũng đã bắt đầu chú ý đến đào tạo tay nghề cho mộtlực lượng lao động để phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hiện đại,đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao Chính phủ cũng đã ưu tiên để ủng hộ chínhsách về thị trường lao động ngoài nước một cách tích cực, tạo việc làm vàphát triển nguồn nhân lực trong nước Bên cạnh đó các biện pháp bảo vệngười lao động làm việc ở nước ngoài cũng được chú ý và là cần thiết
2.2.2 Cơ sở thực tiễn ở Việt Nam
2.2.2.1 Khái quát về xuất khẩu lao động ở Việt Nam
a) Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam
* Giai đoạn từ 1980 đến 1990: Năm 1980, Việt Nam bắt đầu xuất khẩulao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với hình thức chủ yếu là hợp tác
sử dụng lao động thông qua các Hiệp định Chính phủ trực tiếp kí kết Tronggiai đoạn này, gần 245.000 lao động và chuyên gia đang làm việc tại các nhàmáy, xí nghiệp trong nước được đưa đến 4 nước Xã hội chủ nghĩa (Liên
Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari) Tổng số lao động được đưa đi trongthời kì này gần 300.000 người Theo thống kê của cơ quan chuyên trách, từ
Trang 35năm 1980 đến 1989, ngân sách nhà nước đã thu được khoảng 800 tỷ đồng vàhơn 300 triệu USD.
* Giai đoạn 1991 đến 2001: Ngày 9-11-1991, Nghị định về đưa người
đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ra đời Cơ chế này đã đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu lao động Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu Số laođộng đưa đi nước ngoài tăng đều mỗi năm Tổng lao động xuất khẩu tronggiai đoạn này gần 160.000 người Có sự thay đổi về thị trường trong giai đoạnnày Ban đầu, Việt Nam xuất khẩu công nhân xây dựng sang một sốnước Trung Đông (chủ yếu là Iraq), các Tiểu vương quốc Ả Rập Thốngnhất và Kuwait Năm 1992, Việt Nam kí các hợp đồng xuất khẩu thuyền viênvới Đài Loan, Hàn Quốc
* Giai đoạn 2001 đến nay: Từ năm 2006 đến 2008, trung bình mỗinăm có hơn 83.000 lao động xuất khẩu sang nước ngoài, chiếm khoảng 5%tổng số lao động được giải quyết việc làm trong cả nước Đến năm 2009 đã
có khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnhthổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau Theo thống kê của Cục quản
lý lao động ngoài nước, số lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam đượcthể hiện trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Tổng số lao động xuất khẩu giai đoạn 2010-2014
(Đơn vị: người)
Năm
Tổng số lao động xuất khẩu 85.546 81.475 80.320 88.155 106.840
(Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước)
Trong giai đoạn từ năm 2010-2012, số lượng lao động xuất khẩu có xuhưởng giảm nhẹ do một số nguyên nhân như: bất ổn chính trị tại Lybia khiếnnhiều người lao động về nước; hệ quả của khủng hoảng kinh tế Năm 2011,xét về lượng tiếp nhận thì lao động Việt Nam nhiều nhất tại Đài Loan, sau đó
Trang 36là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Ả Rập Saudi, Lào, Campuchia,… Trong số
đó lao động nữ chiếm gần 50%, chủ yếu làm trong ngành phục vụ cá nhân và
xã hội Một số thị trường khác như Brunei, Singapore, các Tiểu vương quốc ẢRập Thống nhất cũng đang được mở rộng Các quốc gia phát triển có thunhập cap như Úc, Mỹ, Canada, Phần Lan, Ý cũng là mục tiêu XKLĐ ViệtNam hướng đến Trong giai đoạn 2012- 2014, có bước tiến lớn, số lượngngười lao động ngày càng tăng lên Năm 2013 con số người Việt Nam laođộng ở ngoại quốc tăng lên hơn 88.000, vượt con số chỉ tiêu của Nhà nước.Đài Loan tiếp tục là nơi mướn nhiều người Việt nhất, chiếm hơn 46.00 người;Nhật Bản và Malaysia là hai quốc gia kế bảng hạng hai và hạng ba Năm
2014, được đánh giá là không hoàn toàn thuận lợi đối với lĩnh vực hoạt độngđưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng( theobáo Lao động) Tuy vậy, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nướcngoài vẫn vượt kế hoạch đề ra Số liệu của Cục Quản lý Lao động ngoài nước(Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho thấy, riêng năm 2014, lần đầutiên Việt Nam đưa được 106.840 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng, đạt 110 % so với kế hoạch đề ra trong năm là 90.000 lao động
Trong 6 tháng đầu năm nay số lượng xuất khẩu lao động tăng mạnh(theo người đưa tin, 2015), với 56.173 lao động(16.942 lao động nữ) đạt59,13% kế hoạch năm 2015 và bằng 101,75% so với cùng kỳ năm ngoái.Cho đến nay Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ảrập- Xê út… vẫn lànhững thị trường tiềm năng thu hút lao động Việt Nam Thời gian qua Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội nước ta đã nỗ lực trong việc tiến hành ký kếthợp tác đưa lao động sang làm việc tại nhiều quốc gia Mới đây nhất là ký kếtvới Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang nước Cộng hòa Liên bang Đức thựchiện dự án thí điểm tuyển chọn ứng viên điều dưỡng Việt Nam để đưa sanghọc tập và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức trong lĩnh vực chăm sócngười già từ năm 2012 Hiện đã có 100 ứng viên được đưa sang CHLB Đức
Trang 37học tập và sẽ tốt nghiệp để đi làm việc trong tháng 10 năm 2015, đồng thời có
125 ứng viên khác đã được tuyển chọn, đang học tiếng Đức tại Việt Nam đểđưa sang học tập chuyên môn tại CHLB Đức vào cuối năm nay
Xuất khẩu lao động ngày càng được đầu tư chú trọng, từ việc ký kết lựachọn các đơn hàng phù hợp với từng đối tượng thì vấn đề chuyên môn taynghề cũng được đầu tư bài bản, chính vì thế chất lượng lao động của nước tangày càng cao hơn Bên cạnh đó chính quyền sở tại hiện nay cũng đã có nhiềuchính sách hấp dẫn để giữ chân người lao động Ví dụ, Đài Loan sẽ tăng mứclương cơ bản và điều chỉnh mức tham gia bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tếcủa người lao động, Thái Lan cấp phép cho lao động Việt Nam nhằm hạn chếlao động “chui” Hiện nay, XKLĐ được xem là lựa chọn của nhiều địaphương trong cả nước ta như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa,Vĩnh Phúc… đã mang lại nguồn lợi không nhỏ cho bản thân gia đình cóngười đi làm ăn ở nước ngoài cũng như đóng góp vào ngân sách nhà nước.Chính vì thế cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc mở rộng tìm kiếm thịtrường cũng như đào tạo tay nghề và vốn ngoại ngữ để lao động nước ta cóthế tiếp cận thêm các thị trường khó tính, nghĩa là cần thay đổi tích cực cả vềchất và lượng
d) Tác động của việc xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc
Việc XKLĐ đi sang nước ngoài có sự tác động mạnh mẽ đến sự pháttriển kinh tế - xã hội đặc biệt trong thời kỳ khi Việt Nam đã là thành viêncủa tổ chức thương mại thế giới (WTO) Song nó lại có tác động hai chiềukhác nhau
Dưới cái nhìn tích cực, thứ nhất, xuất khẩu lao động là một hoạt động
góp phần thúc đẩy phát triển bền vững Trước hết, di chuyển lao động ra nướcngoài làm việc tạo điều kiện để Việt Nam tận dụng nguồn nhân lực làm tăngthu nhập quốc gia (GNI) do phần lớn lao động Việt Nam làm về lĩnh vựcngành nông nghiệp Trong quá trình công nghiệp hóa sẽ dẫn tới nhiều lao
Trang 38động bị thất nghiệp, đây là giải pháp hữu hiệu tạo ra cơ hội cho những người
thất nghiệp có việc làm và tăng thêm thu nhập Thứ hai, di chuyển lao động ra
làm việc ở nước ngoài làm tăng chi tiêu của gia đình, tiết kiệm làm tăng đầu tư
tư nhân trong dài hạn Do lao động khi ra nước ngoài làm việc họ có thu nhậpcao hơn làm việc trong nước nên mức sống được nâng cao, việc chăm sóc sứckhỏe cũng như chi tiêu trong học tập của con cái cũng tăng lên, một phần lớndành để tiết kiệm nhằm mục đích đầu tư trong tương lại, tự đầu tư hoặc góp
vốn sản xuất kinh doanh Thứ ba, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài
góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đưa nhanh các tiến bộ
kỹ thuật, khoa học công nghệ mới vào sản xuất thúc đẩy nhanh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Trong quá trình làm việc người lao động trực tiếp
sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, sau đóngười lao động bắt chước làm theo cải tiến và cuối cùng sang tạo sau này họ vềnước có thể áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của họ Sau quá trìnhlàm việc ở nước ngoài, trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, phong cách làm việc
hiện đại và trình độ ngoại ngữ được nâng cao Thứ tư, di chuyển lao động ra
làm việc ở nước ngoài góp phần mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ của ViệtNam trên thị trường thế giới thông qua việc quảng bá hàng hóa và dịch vụ vớingười tiêu dung của nước sở tại
Dưới góc nhìn tiêu cực, có một số vấn đề xảy ra như: cuộc sống hônnhân gia đình tan vỡ, số tiền gửi về khiến con cái họ lười làm việc ăn chơi
sa đọa, tệ nạn xã hội gia tăng Đối với người lao động làm việc tại nướcngoài dễ bị tổn thương về tinh thần do bị phân biệt đối xử, phân biệt chủngtộc Trình độ ngoại ngữ kém nên hiểu biết về luật pháp tại nước sở tại cũnggặp nhiều khó khăn không vận dụng được để bảo vệ quyền và lợi ích chochính bản thân mình
Trang 39e) Căn cứ pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Căn cứ pháp lý là toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy, chính sách liênquan đến XKLĐ (hệ thống văn bản XKLĐ, 2015) mà Nhà nước đã ban hành
và đã, đang được thực hiện:
- Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa XI, Kỳhọp thứ 10 về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng
- Thông tư 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 11/7/2007 của liên
Bộ LĐTBXH - Bộ Tư pháp hưỡng dẫn chi tiết một số vấn đề nội dung hợpđồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2007 của BộLĐTBXH ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người laođộng trước khi đi làm việc ở nước ngoài
- Thông tư liên tịch Số: 17 /2007/TTLT- BLĐTBXH-NHNNVN quyđịnh việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ củangười lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Thông tư 16/2007/TTLT-BLĐLTBXH-BTC quy định cụ thể về tiềnmôi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng
- Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều củaLuật Người lao động Việt Namđi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vàNghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Thông tư số: 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn quản lý và
sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
- Quyết định số 61/2008/QĐ-BLĐTBXH về mức tiền môi giới ngườilao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường
Trang 40- Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của thủ tướng chínhphủ Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao độnggóp phần giảm nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bềnvững giai đoạn 2009 – 2020.
- Nghị định 95/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa ngườiViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động
- Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần tiền ký quỹ
và thị trường mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận
- Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn mẫu và nội dung hợpđồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước ngoài
- Thông tư số 31/2013/LĐTBXH-BTC về hướng dẫn thực hiện QĐ số1456/QĐ-TTG về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với lao động đi làm việctại Hàn Quốc
- Thông tư số 32/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNG về hướng dẫn trình tự,thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm
a, điểm b Điều 35 của nghị định 95/2013/NĐ-CP
- Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ quyđịnh chi tiết một số điều của bộ luật lao động, luật dạy nghề, luật Người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo
2.2.2.2 Hoạt động xuất khẩu lao động tại một số tỉnh thành trên cả nước.
a) Tỉnh Hưng Yên
Thời gian qua, trung bình mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 3000 lao động
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, với nguồn ngoại tệ gửi về từ XKLĐhàng chục triệu USD… XKLĐ là một trong các giải pháp tạo việc làm, làmgiàu chính đáng đối với nhiều gia đình Theo báo cáo của ngành LĐ-TB&XH,năm 2012, toàn tỉnh có hơn 2500 người đi xuất khẩu lao động, tập trung ở cácthị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… Những năm qua, trung