ĐỀ TÀI: HỌC BẠ ĐIỆN TỬChuyên đề: Đề xuất mô hình kiến trúc hệ thống thông tin và xây dựng khung chuẩn trao đổi thông tin học bạ điện tử BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Trang 1ĐỀ TÀI: HỌC BẠ ĐIỆN TỬ
Chuyên đề: Đề xuất mô hình kiến trúc hệ thống thông tin và xây dựng khung chuẩn trao đổi thông tin học bạ điện tử
BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Trang 2
MỤC LỤC
Contents
DANH MỤC HÌNH VẼ 3
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN HỌC BẠ ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG HỌC 6
1 Tổng quan hiện trạng CNTT đối với giáo dục 6
2 Giới thiệu về học bạ điện tử 6
CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ XÂY DỰNG KHUNG CHUẨN TRAO ĐỔI THÔNG TIN HỌC BẠ ĐIỆN TỬ 8
1 Các nhóm tính năng chính của hệ thống 8
2 Đề xuất mô hình kiến trúc hệ thống 9
3 Khung trao đổi thông tin chuẩn 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 Mô hình kiến trúc học bạ điện tử 9
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ/Cụm từ viết tắt Giải thích
Trang 5MỞ ĐẦU
Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển và tác động mạnh
mẽ tới mọi lĩnh vực trong đời sống, đem lại nhiều hiệu quả xã hội như tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, dễ dàng lưu trữ và quản lí thông tin Tuy nhiên, một số hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hiện nay vẫn còn áp dụng các phương thức làm việc lạc hậu trong đó phải kể đến công việc lưu trữ thông tin học sinh Hiện tại đa phần các cơ sở giáo dục vẫn áp dụng theo phương pháp lưu trữ trên giấy tờ, hình thức lưu trữ này đã không còn thích hợp bởi:
- Bất cập trong việc lưu trữ;
- Gây lãng phí thời gian tìm kiếm, chỉnh sửa;
- Việc liên lạc giữa nhà trường, gia đình học sinh không được thuận tiện
Vì thế, những giải pháp tích hợp công nghệ thông tin vào trong giáo dục, cụ thể
là các mô hình học bạ điện tử, sẽ góp phần giúp:
- Việc quản lý học sinh dễ dàng, thuận tiện;
- Việc lưu trữ, tìm kiếm, sửa xóa học bạ sẽ diễn ra nhanh chóng, không rườm rà;
- Việc liên hệ giữa nhà trường, học sinh, gia đình cũng trở nên nhanh chóng, hữu hiệu…
Nghiên cứu chỉ ra mô hình hệ thống thông tin trong học bạ điện tử và cho thấy các ứng dụng thực tiễn của hệ thống thông tin – học bạ điện tử trong quản
lý và đào tạo
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN HỌC BẠ
ĐIỆN TỬ TRONG TRƯỜNG HỌC
1 Tổng quan hiện trạng CNTT đối với giáo dục
Hiện trạng CNTT:
o CNTT và viễn thông đang phát triển mạnh mẽ, được áp dụng và nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội
o Mức độ truy cập internet ngày càng tăng
o Chính phủ chủ trương áp dụng mạnh mẽ CNTT vào giáo dục
o Xu hướng phát triển giáo dục trực tuyến(bài giảng trực tuyến, hệ thống diễn đàn học tập…)
Hiện trạng áp dụng CNTT trong các nhà trường:
o Các nhà trường đã triển khai một số hệ thống quản lý như có các website, một số hệ thống giảng dạy nhưng nhìn chung vẫn còn khá hạn chế
2 Giới thiệu về học bạ điện tử
Học bạ điện tử là giải pháp ứng dụng những thành tựu tiên tiến của lĩnh vực công nghệ thông tin, nhằm truyền tải đầy đủ những chức năng chính của một cuốn học bạ giấy truyền thống như ghi chép điểm, quá trình rèn luyện từng năm học cụ thể, lời phê, ghi chú của thầy cô giáo đồng thời
bổ sung những chức năng mới do ứng dụng công nghệ thông tin đem lại như cập nhật thời gian thực, truy cập bất cứ lúc nào và khắc phục các tồn tại của học bạ giấy
Trang 7Lợi ích mà học bạ điện tử đem lại là rất lớn như:
Đối với nhà trường:
o Tăng cường hiệu quả quản lý, thường xuyên trao đổi với phụ huynh, học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục
o Thông tin kịp thời đến phụ huynh
o Xây dựng môi trường học tập tiên tiến áp dụng CNTT
Đối với phụ huynh:
o Nắm bắt kịp thời tình hình học tập của học sinh ở nhà trường
o Dễ dàng trao đổi thông tin với nhà trường và các phụ huynh khác
Lợi ích của học sinh:
o Cập nhật đầy đủ nhanh chóng tin tức của nhà trường
o Trao đổi trực tuyến với các bạn bè khác, hoặc với nhà trường
o Cập nhật thông tin học tập của bản thân
o …
Trang 8CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ XÂY DỰNG KHUNG CHUẨN TRAO ĐỔI
THÔNG TIN HỌC BẠ ĐIỆN TỬ
1 Các nhóm tính năng chính của hệ thống
Quản trị tin tức, sự kiện:
Cập nhật hoạt động của nhà trường, lớp
Học sinh có thể viết bình luận
Quản trị lớp học:
Hồ sơ học sinh:thông tin cá nhân, thành tích, vi phạm, nhận xét đánh giá của giáo viên
Thời khóa biểu
Bài tập về nhà
Điểm danh
Điểm số
Công cụ liên lạc giữa nhà trường và PHHS:
Gửi tin nhắn hệ thống
Gửi email
Gửi tin nhắn SMS
Báo cáo:
Mẫu báo cáo đa dạng
Lưu trữ dưới dạng các file word, excel…
Tiện ích học tập
Diễn đàn học tập
Thi trắc nghiệm trực tuyến
Bài giảng trực tuyến
Trang 92 Đề xuất mô hình kiến trúc hệ thống
Hình 1 Mô hình kiến trúc học bạ điện tử
Giải thích mô hình:
Lớp Người sử dụng: thể hiện các đối tượng tham gia sử dụng, khai thác
và cung cấp thông tin trên học bạ điện tử
Lớp Trình diễn: Tầng trình diễn chịu trách nhiệm về cung cấp giao diện
cho nhiều loại người dùng khác nhau, có nhiệm vụ lấy các yêu cầu, dữ
Trang 10 Tổ hợp trang dựa trên kênh: module thực hiện hiển thị thông tin theo kênh đáp ứng yêu cầu của người sử dụng khai thác thông tin Tạo trang hiển thị tổng hợp dựa trên cơ chế tổ hợp dữ liệu và kiểu hiển thị của các kênh thành phần
RSS/XML: module cho phép hệ thống xuất thông tin dưới dạng RSS/ XML sẵn sàng đồng bộ với các hệ thống hay website khác
Trình bày các dịch vụ web: module kết xuất, hiển thị nội dung nhận nhận được thông qua các dịch vụ web – Webservices
Xuất bản nội dung: module thực hiện chức năng liên kết với hệ thống quản trị nội dung để xuất bản thông tin lên Hệ thống
Tìm kiếm: module cho phép tìm kiếm toàn văn các loại thông tin trên
Hệ thống, các thông tin có thể là tin tức, thông tin chuyên ngành, văn bản, câu hỏi,…
Quản trị hệ thống: quản lý các thông tin liên quan tới cấu hình chung của Hệ thống như: tài khoản, kênh thông tin, yêu cầu truy xuất thông tin, khuôn mẫu, phiên làm việc, trạng thái, dữ liệu cá nhân, tùy biến
cá nhân hóa của người sử dụng
Quản lý Portlet (ứng dụng): Thực hiện quản lý các kênh ứng dụng, xuất bản kênh, module mở rộng Ngoài ra, module này còn thực hiện việc xử lý dữ liệu và thông tin hiển thị trên từng kênh có xử lý tới đệm và tương tác dữ liệu
An ninh/Bảo mật: xử lý thông tin mã hóa và bảo mật theo yêu cầu Đặc biệt là các giao dịch có yếu tố bảo mật trên sử dụng các công nghệ HTTPS hay SSL
Tích hợp thông tin: mô đun thực hiện việc tích hợp thông tin như: thông tin từ các phần mềm dùng chung, phần mềm tác nghiệp, trang web thành phần hoặc từ hệ quản trị nội dung CMS đặt ngay tại Trung tâm thông tin của tổ chức, doanh nghiệp
Lớp Dịch vụ cổng: thực hiện các quy trình tác nghiệp, nghiệp vụ, xử lý,
tích hợp thông tin, quản lý cấu hình, quản trị hệ thống
Lớp Dịch vụ dữ liệu: bao gồm các dịch vụ nền tảng hỗ trợ vận hành hệ
thống Hệ thống Các dịch vụ nền tảng hỗ trợ bao gồm:
Enterprise Directory: cung cấp dịch vụ thư mục hỗ trợ khả năng thẩm định/xác thực tài khoản trong hệ thống, cho phép tích hợp với các hệ
Trang 11 Portal metadata: thực hiện việc lưu trữ hai loại thông tin cơ bản: thông tin cấu hình hệ thống Hệ thống và thông tin dữ liệu sử dụng ngay trong Hệ thống
External Content: tích hợp và/hoặc liên kết các nguồn tài nguyên bên ngoài dưới dạng các trang web để kết xuất, hiển thị trên Hệ thống
Lớp Cơ sở dữ liệu:gồm các hệ thống CSDL phục vụ lưu trữ các loại dữ
liệu của toàn hệ thống
Cơ sở dữ liệu người dùng trên AD/LDAP
Cơ sở dữ liệu Portal trên SQL Server, Oracle, My SQL, PostgreSQL,
…
Dữ liệu bên ngoài: các tệp văn bản, trang web (html)
3 Khung trao đổi thông tin chuẩn
Sở GD & ĐT=> HBĐT :
- Chỉ đạo và thông báo cho nhà trường
Nhà trường => HBĐT :
- Tạo ra một giao diện website riêng cho chính trường mình
- Đăng tải những thông tin cần thiết cung cấp lên website của trường
- Gửi các thông tin, thông báo, chỉ đạo….qua SMS hoặc qua cổng thông tin tới Giáo viên
- Gửi thông tin báo cáo… về cho Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục
- Nhận thông tin chỉ đạo từ Sở Giáo dục hoặc Phòng Giáo dục gửi đến và Giáo viên gửi lên
- Kết xuất, thống kê, giám sát….bất kỳ luồng thông tin vào/ra trên
hệ thống trong phạm vi của Trường đang quản lý nhằm xem xét,
Trang 12- Gửi các thông tin, thông báo… qua SMS hoặc qua cổng website đến từng Phụ huynh học sinh đang quản lý
- Gửi thông tin báo cáo… về cho Nhà trường
- Nhận thông tin chỉ đạo từ Nhà trường gửi đến
- Nhận thông tin phản hồi từ Phụ huynh học sinh gửi đến
- Kết xuất, thống kê, giám sát… bất kỳ luồng thông tin vào/ra trên hệ thống trong phạm vi của lớp học đang quản lý
Học Sinh => HBĐT :
- Nhận thông tin qua SMS hoặc đăng nhập vào một tài khoản trên web để xem thông tin chi tiết tình hình học tập
- Xem tất cả những thông tin được đăng tải trên hệ thống website
- Gửi thông tin phản hồi cho giáo viên chủ nhiệm qua website
Phụ huynh => HBDT :
- Nhận thông tin qua SMS hoặc đăng nhập vào một tài khoản trên web để xem thông tin chi tiết tình hình học tập của con em mình như một sổ liên lạc hay một sổ học bạ
- Xem tất cả những thông tin được đăng tải trên hệ thống website
- Gửi thông tin phản hồi cho giáo viên chủ nhiệm qua website
- Gửi thông tin trao đổi với các phụ huynh khác có con em cùng lớp học
Trang 13TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://voer.edu.vn/m/mo-hinh-kien-truc-he-thong-cong-thong-tin-dien-tu/ 3d7d1ef2
[2] hocba.com.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-mediaschool.aspx
[3] https://www.slideshare.net/INOVASJSC/s-lin-lc-in-t-hc-b-in-t-phn-mm-qun-l-trng-hc