MỤC TIÊUKiến thức: Củng cố và hiểu rõ hơn một số kiến thức cơ bản về giao tiếp, đặc điểm giao tiếp và các biện pháp giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả ở trẻ mầm non Kỹ năng:
Trang 1GIAO TIẾP VỚI TRẺ MẦM NON
Triệu Thị Thu Hằng PTP- GDMN Sở GD&ĐT
Trang 2MỤC TIÊU
Kiến thức: Củng cố và hiểu rõ hơn một số kiến thức cơ bản
về giao tiếp, đặc điểm giao tiếp và các biện pháp giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả ở trẻ mầm non
Kỹ năng: Mô tả được vai trò của giao tiếp đối với sự phát triển của trẻ Góp phần rèn luyện kỹ năng và chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng những biện pháp để phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả ở trẻ
Thái độ: Góp phần nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện, ý thức tôn trọng cá nhân trẻ, yêu thương, dịu dàng, kiên trì khi giao tiếp với trẻ
Trang 3NỘI DUNG
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP
1- Giao tiếp là gì?
2- Quá trình giao tiếp
3- Phương tiện giao tiếp 4- Kỹ năng giao tiếp
5- Các kiểu giao tiếp của người lớn với trẻ
Trang 4NỘI DUNG
PHẦN 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ
MẦM NON
1- Ý nghĩa của giao tiếp đối với sự phát triển của trẻ
2- Các kỹ năng giao tiếp sớm ở trẻ.
3- Đặc điểm giao tiếp của trẻ năm thứ nhất và biện pháp phát triển
kỹ năng giao tiếp của trẻ
4- Đặc điểm giao tiếp của trẻ năm thứ hai và biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ
5- Đặc điểm giao tiếp của trẻ năm thứ ba và giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non
6- Đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo và biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ
7- Thảo luận nhóm lập kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển các kỹ năng giao tiếp ở các lứa tuổi.
Trang 5HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP
1- Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là một quá trình, trong đó con người trao đổi với nhau các ý tưởng, cảm xúc và thông tin nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội vì những mục đích khác nhau
Trang 6HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP
2- Chức năng của giao tiếp
NHÂN CÁCH
Trang 7HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP
Quá trình trao đổi thông tin:
- Thường có ít nhất 2 người trao đổi thông tin
- Quá trình hai chiều (người gửi thông tin, người nhận thông tin và phản hồi)
- Đa số các trường hợp giao tiếp con người vừa là người gửi vừa là người nhận thông tin.
QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP
TRAO ĐỔI
THÔNG
TIN
NHẬN THỨC LẪN NHAU
TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU
Trang 8+ Quá trình nhận thức lẫn nhau giữa 2 đối tượng
- Có nhận xét, đánh giá về nhau
- Quyết định thiết lập mối quan hệ với nhau (xã giao, bạn bè, làm ăn )
+ Quá trình tác động, ảnh hưởng lẫn nhau
- Giao tiếp không tồn tại bên ngoài hoạt động (HĐ)
- HĐ thường được tổ chức theo nhóm
- Mỗi người trong nhóm có những đóng góp nhất định vào việc thực hiện hoạt động
- Mỗi người có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau để cùng đạt mục đích chung
HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP
Trang 9HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP
4- Phương tiện giao tiếp
- Ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và viết)
- Phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ)
5- Kỹ năng giao tiếp
- Khả năng nhanh chóng nắm bắt những biểu hiện tâm lý của đối tượng giao tiếp và của bản thân
- Khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện giao tiếp
- Khả năng tổ chức, điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp
Trang 10HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP
Để tiến hành quá trình giao tiếp có hiệu quả cần có các kỹ năng sau (theo V.P.Dakharov):
- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp
- Kỹ năng cân bằng nhu cầu của bản thân và đối tượng giao tiếp
- Kỹ năng nghe
- Kỹ năng làm chủ cảm xúc và hành vi
Trang 11HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP
- Kỹ năng tự kiềm chế bản thân và kiểm tra đối tượng giao tiếp
- Kỹ năng diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu
- Xử lý linh hoạt, mềm dẻo
- Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp
Trang 12HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP
6- Các kiểu giao tiếp của
người lớn với trẻ
Kiểu giao tiếp của người lớn với trẻ
Ra lệnh
Siêu giúp
Quá thờ ơ
Thích chơi
Gọn gàng, đúng giờĐáp ứng
Trang 14Thông tin phản hồi
* Tại sao cần hiểu kiểu giao tiếp của người lớn với trẻ?
- Vì giao tiếp là hai chiều
- Vì trẻ đáp ứng khác nhau với cách mà người lớn giao tiếp với trẻ
- Vì người lớn nên làm gương cho trẻ
- Vì thay đổi hành vi, cách giao tiếp của người lớn dễ hơn thay đổi trẻ
Trang 15HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
1- Ý nghĩa của giao tiếp đối với sự phát triển tâm lý của trẻ
+ Sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp.
+ Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu đặc trưng xuất hiện sớm nhất ở con người Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người Không có giao tiếp trẻ không thể trở thành người bình thường, khỏe mạnh.
+ Thông qua giao tiếp trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người, hình thành và phát triển đời sống tâm lý, góp phần vào sự phát triển văn hóa, xã hội chung.
Trang 16HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
+ Thông qua giao tiếp trẻ học cách đánh giá hành
vi, thái độ, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức xã hội, kiểm tra và vận dụng các tiêu chuẩn đó vào trong cuộc sống.
+ Thông qua giao tiếp trẻ không chỉ có cơ hội nhận thức người khác mà còn có thể nhận thức chính bản thân mình, đối chiếu những gì trẻ nhận thấy ở người khác và ở bản thân > tạo nên ở trẻ những thái độ xã hội nhất định.
Trang 17HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
2- Các kỹ năng giao tiếp sớm ở trẻ mầm non
+ Muốn có kỹ năng giao tiếp thành thạo trẻ phải trải qua một quá trình phát triển các “kỹ năng giao tiếp sớm”.
+ Kỹ năng giao tiếp sớm là những kỹ năng cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển giao tiếp ở trẻ
Trang 18HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
Trang 19HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
+ Kỹ năng giao tiếp sớm:
- Tập trung: Khả năng chú ý vào người, vật hoặc hoạt động (Nhìn, Nghe)
- Bắt chước và lần lượt: Bắt chước là sự bắt đầu của lần lượt Lần lượt là chìa khóa của giao tiếp Bắt chước cử động nét mặt, hành động, âm thanh, từ.
- Chơi: Chơi là cách trẻ học tìm hiểu thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, thực hiện quá trình xã hội hóa ở trẻ.
Trang 20HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
Cử chỉ: Cử chỉ là một phần của giao tiếp bao gồm việc sử dụng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của cơ thể Giáo viên phải đọc được nhu cầu giao tiếp của trẻ thông qua cử chỉ và làm rõ ý của trẻ bằng lời Giáo viên dạy trẻ các cử chỉ hỗ trợ cho việc giao tiếp được rõ hơn.
Kỹ năng giao tiếp xã hội: Kỹ năng xây dựng mối quan hệ giữa người và người (lần lượt, đáp ứng lại sự giao tiếp của người khác, chú ý, sử dụng giao tiếp có mục đích, rõ ràng, có đối đáp, là một thành viên của nhóm).
Trang 21HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
3- Đặc điểm giao tiếp của trẻ năm thứ nhất và biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
3.1- Đặc điểm
- Trẻ mới sinh chưa có nhu cầu giao tiếp Giao tiếp diễn ra một chiều từ phía người lớn Nhờ quan hệ tình cảm của người lớn, ở trẻ dần tạo nên nhu cầu xúc cảm tích cực mang tính xã hội 2,5 tháng xuất hiện nụ cười mang tính
xã hội.
- Phức cảm hớn hở xuất hiện – biểu hiện của nhu cầu giao tiếp (3 tháng tuổi)
- 4 tháng trẻ nhận ra người thân và thích tiếp xúc với người lớn
4 – 5 tháng trẻ nhận ra người lạ, quen Giao tiếp mang tính chất chọn lựa.
- Duy trì giao tiếp bằng mắt chăm chú
Trang 22HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
- Chủ động giao tiếp bằng cách tự phát ra âm thanh Trẻ có thể phát ra các âm khác nhau trong những tình huống giao tiếp khác nhau
- Luân phiên phát ra âm thanh khi nói chuyện với người lớn, khóc nếu người lớn biến mất khi đang nói chuyện với trẻ
- Khả năng sử dụng phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ bắt đầu phát triển Biết lắng nghe giọng nói của mình Nhận ra ngữ điệu giọng nói quen thuộc, đôi khi có phản ứng với tên của mình
- Phân biệt giọng nói giận dữ hay trìu mến
- Có thể nhìn vào người, đồ vật, vươn tới khi được hỏi đâu
Trang 23HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
- Cười, la to Gừ gừ, phun nước bọt, chơi với các âm thanh tự mình tạo ra
- Phát ra các âm như nguyên âm như A, âm mũi như M, thay đổi cường độ, độ dài của âm thanh
Trẻ từ 6 đến 9 tháng:
- Bắt đầu hiểu giao tiếp là 2 chiều
- Tiếp tục phát triển kỹ năng lần lượt
- Tính chủ động trong giao tiếp rõ hơn: Có âm thanh, cử chỉ kêu gọi sự chú ý: u ơ, vẫy gật, vỗ tay, chỉ, vươn, chỉ hình đòi cùng xem tranh, sách, đòi người lớn hát, đọc thơ - Biết chia sẻ khi cùng người lớn nhìn vào tranh ảnh, đồ vật
Trang 24HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
Từ 9 tháng:
- Kỹ năng lần lượt tiếp tục phát triển
- Biết giao tiếp bằng tổ hợp âm thanh, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt Phát ra âm trả lời khi nghe gọi
- Hiểu câu hỏi và trả lời bằng cử chỉ hoặc âm Các âm phát ra
đa dạng hơn: các láy âm (bababa), pha trộn âm(bada)
- Chủ động chơi trò chơi với người lớn
- Ra dấu muốn thay đổi hoặc nói “không” với hàm ý phản đối
Trang 25HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
- Chú ý đến sách tranh, thích cầm và giở sách trong khoảng thời gian ngắn, chủ động đưa sách cho người lớn đọc cho trẻ
- Khám phá sách bằng miệng
- Chú ý đến hình ảnh trên sách, chỉ, phát âm khi nhìn vào tranh, nghe đọc
- Lật giở sách ngày càng tiến bộ
- Tìm được hình giống nhau trong tranh, sách
- Chỉ vào hình hay ảnh khi được hỏi “đâu”
- Tạo nét trên giấy và chỉ cho người khác
- Tạo vết bằng tay bằng chất liệu khác nhau
Trang 26HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
3.2- Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp
Đối với trẻ 6 tháng đầu năm
- Nói chuyện âu yếm với trẻ trong suốt quá trình chăm sóc hàng ngày, về những vật đã nhìn thấy hoặc kinh nghiệm quen thuộc, bằng câu, từ đơn giản
- Duy trì giao lưu cảm xúc trực tiếp Sờ vào người trẻ khi nói chuyện Gọi tên trẻ khi giao tiếp
- Thu hút sự chú ý của trẻ bằng giọng nói và đồ chơi nhiều màu sắc, âm thanh
- Phát lại các âm thanh mà trẻ đã phát ra
- Chơi với trẻ
- Hát Đọc thơ, đồng dao ngắn cho trẻ nghe
- Đặt câu hỏi “đâu” cho trẻ.
Trang 27Đối với trẻ 6 tháng cuối năm
- Tạo cơ hội để trẻ giao tiếp với trẻ khác, với người lớn
- Chơi trò chơi
- Làm mẫu các động tác giao tiếp đơn giản để trẻ bắt chước
- Đáp lại cố gắng giao tiếp của trẻ bằng nhiều cách khác nhau: Nhận biết sự cố gắng của trẻ khi cố gắng dùng từ để giao tiếp, nhắc lại lời của trẻ và nói rõ ý của trẻ
- Nói chuyện, hát bài hát ru, bài hát, đọc bài thơ, đồng dao đơn giản
Trang 28HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
Đặt câu hỏi cái gì, đâu, con gì, làm gì Nhắc lại câu hỏi và chỉ dẫn khi cần
- Vừa nói vừa chỉ vào tranh, khuyến khích trẻ chỉ vào tranh
- Chỉ vào từ dưới tranh khi đọc cho trẻ
- Đọc sách có nội dung đơn giản cho trẻ hàng ngày, làm mẫu cách cầm, lật giở sách
- Làm quen trẻ với các loại sách khác nhau: bìa, vải, nhựa, các loại sách.
- Làm sách về cuộc sống của trẻ
- Tạo cơ hội cho trẻ nhìn thấy người lớn đọc sách
- Viết tên trẻ và đọc tên, viết cho trẻ xem Cung cấp bút sáp và giấy cho trẻ chơi
Trang 29HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
4- Đặc điểm giao tiếp của trẻ năm thứ hai và biện pháp giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp
4.1- Đặc điểm:
- Giao tiếp bằng mắt với người nói lâu hơn
- Kỹ năng lần lượt tiếp tục phát triển, khi giao tiếp cố gắng diễn tả bằng lời, chủ động hỏi câu hỏi “cái gì?”
- Hiểu nội dung mà người lớn nói với trẻ Sử dụng trung bình khoảng 200 từ Biết sử dụng từ vào các mục đích giao tiếp khác nhau qua ngữ điệu kèm theo cử chỉ.
- Biết góp phần tạo ra các chủ đề chung khi giao tiếp với người lớn
- Chủ động trong giao tiếp tiếp tục phát triển
Trang 30HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
- Hiểu câu hỏi: cái gì? Ai đây? Con gì?, đâu? Đáp lại đúng câu hỏi của người lớn.
- Từ giữa năm thứ 2 trẻ hỏi nhiều hơn, bắt chước các từ nghe thấy
- Giảm bập bẹ, giảm cử chỉ khi giao tiếp Cố gắng chuyển tải thông điệp khi giao tiếp, phát âm dài hơn
- Đòi đồ vật hay nhờ sự giúp đỡ của người lớn bằng sự kết hợp giữa cử chỉ và lời nói
- Thích thú với sự có mặt của người thân, dè dặt với người lạ Chủ động chơi với người lớn
- Bắt đầu phát triển hội thoại lần lượt Cuối năm dùng câu đơn giản để nói chuyện Câu thường chú ý nhiều đến mục đích giao tiếp hơn là sử dụng đúng trật tự ngữ pháp Biết dùng tên riêng khi nói chuyện, dùng từ sở hữu: của con
Trang 31HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
4.2- Biện pháp giáo dục:
- Tiếp tục nói chuyện với trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục Thay đổi ngữ điệu giọng nói phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp.
- Gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ xưng tên và gọi tên bạn khi giao tiếp
- Làm mẫu các hành vi giao tiếp để trẻ bắt chước kèm theo lời nói: Chào, tạm biệt, cảm ơn, không đồng ý, đồng ý, tập trả lời khi nghe gọi tên, cho xin
- Tập giao tiếp với người lạ, với bạn để rèn tính cởi mở, mạnh dạn khi giao tiếp
- Khuyến khích trẻ bắt chước phát âm các từ mới Mở rộng câu cho trẻ
Trang 32HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
- Sử dụng đồ dùng, đồ chơi làm phương tiện phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
- Tập cho trẻ biết dùng câu hỏi và trả lời câu hỏi khi giao tiếp: Đâu? Con gì?, cái gì? Ai đây? Làm gi?
- Hát, đọc thơ, đồng dao, ca dao cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ đọc vuốt đuôi cùng cô
- Sử dụng các trò chơi dân gian
- Cùng xem tranh, xem sách với trẻ Hỏi và nói chuyện về các nhân vật trong sách, tranh
- Viết tên trẻ, tên các bộ phận cơ thể, tên hành động, con vật cho trẻ xem
- Làm sách về hoạt động của trẻ trong trường mầm non, dùng sách để nói chuyện với trẻ.
Trang 33HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
5- Đặc điểm giao tiếp của trẻ năm thứ ba và biện pháp giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp
5.1- Đặc điểm
- Biết lần lượt khi giao tiếp
- Chú ý đến người nói trong từng phần của quá trình giao tiếp
- Ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh để có thể sử dụng trong các mục đích giao tiếp khác nhau
- Biết nói câu hoàn chỉnh đơn giản, biết sử dụng các hình thức ngữ pháp đơn giản Có thể đưa ra một số câu nói nhận xét, làm chính xác nội dung nói chuyện
Trang 34HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
- Trẻ thích nói chuyện, giao tiếp với các bạn, thích nói qua điện thoại
- Bắt đầu biết chơi với trẻ khác Biết chia sẻ đồ chơi, nói nhiều hơn trong khi chơi
- Sử dụng một số đại từ nhân xưng, từ sở hữu (con, tên mẹ của )
- Biết xin phép, biết nói câu phủ định rõ ràng
- Chủ động giao tiếp, yêu cầu người lớn đọc thơ, hát, kể chuyện bằng lời Thích hát và lặp lại các giai điệu
- Có thể tuân theo những bảng hiệu chỉ dẫn đơn giản (mũi tên)
Trang 35HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON
5.2- Biện pháp giáo dục
- Nói chuyện với trẻ về các chủ đề phù hợp
- Kiên trì, lắng nghe trẻ khi giao tiếp, cố gắng hiểu trẻ, duy trì chủ đề nói chuyện
- Tập cho trẻ nghe và trả lời các câu hỏi: như thế nào, để làm gì?
- Nói mẫu, làm mẫu các hành vi giao tiếp, quan tâm đến người khác
- Sử dụng trò chơi rèn luyện các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
và bằng ngôn ngữ