1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

dự án chăn nuôi bò thịt

47 556 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 519 KB

Nội dung

11.1. Mục tiêu chung Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lai tạo để nâng cao chất lượng đàn bò của địa phương và trồng, chế biến thức ăn thô cho Bò trên địa bàn tỉnh Hà Giang.11.2. Mục tiêu cụ thể Tiếp nhận và làm chủ được 13 quy trình công nghệ trong chăn nuôi bò thịt, trồng và chế biến thức ăn. Xây dựng 01 mô hình tập trung: Xây dựng mô hình chăn nuôi lai tạo giữa bò cái lai Zebu với tinh bò đực Brahman đỏ thuần chủng tại mô hình tập trung, quy mô 70 bò cái Zebu (Khối lượng bò cái lai 24 tháng ≥ 200 kg, phối giống ở 1620 tháng tuổi, khoảng cách hai lứa đẻ 1314 tháng, tỉ lệ đẻ trong năm đạt khi hoạt động 100% công suất là 90%, tỉ lệ đẻ hàng năm ≥75%), áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (bò động dục tự nhiên và công nghệ gây động dục chủ động (gây động dục bằng hormone) để phối giống cho bò cái với tinh bò đực Brahman đỏ. Mô hình tạo con lai ¾ máu bò lai đạt chỉ tiêu kỹ thuật : Bê lai sau 12 tháng tuổi con cái đạt khối lượng từ 150 đến 170 kg, con đực đạt khối lượng 180 đến 190 kg. Xây dựng mô hình phân tán: Xây dựng mô hình lai tạo giữa bò cái hiện đang có tại địa phương với tinh bò đực Brahman đỏ thuần chủng và bò đực ¾ máu bò Brahman đỏ tại mô hình phân tán, quy mô 8 – 10 mô hình với 5 10 conhộ bò cái sinh sản tham gia mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo với một phần công nghệ gây động dục chủ động (gây động dục đồng loạt bằng hormone) và phối giống bằng phương pháp nhảy trực tiếp, quy mô từ 30 đến 50 hộ tham gia với 100 bò cái sinh sản tham gia mô hình (Khối lượng bò cái 24 tháng ≥ 200 kg, phối giống ở 2022 tháng tuổi, khoảng cách hai lứa đẻ 1416 tháng, tỉ lệ đẻ trong năm đạt khi hoạt động 100% công suất là 90%, tỉ lệ đẻ hàng năm ≥75%) áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để phối giống cho bò cái với tinh bò đực Brahman đỏ và phối giống trực tiếp với bò đực ¾ máu bò Brahman đỏ. Mô hình tạo con lai đạt chỉ tiêu kỹ thuật : Bê lai sau 12 tháng tuổi con cái đạt khối lượng từ 150 đến 170 kg, con đực đạt khối lượng 160 đến 180 kg. Mô hình chăn nuôi bò thịt: 50 bê đực và bê cái mô hình tập trung và 50 bê đực và bê cái tại mô hình phân tán được nuôi đến 12 tháng tuổi (khối lượng bê tại mô hình bò cái lai Zebu con cái đạt khối lượng từ 150 đến 170 kg, con đực đạt khối lượng 180 đến 190 kg, bê cái được bán làm giống, bê đực được bán làm bê thương phẩm. Mô hình trồng cỏ thâm canh 15 ha (quy đổi) (7 ha mô hình tập trung và 8 ha mô hình phân tán ( 500 m2 2000 m2 hộ) trồng cỏ thâm canh năng suất chất lượng tốt (VA06, Bắc Chông ( BV01,...); Dự trữ thức ăn bằng công nghệ ủ chua (ủ cỏ xanh, cây ngô sau thu hoạch bằng công nghệ vi sinh (Men Silogas) hoặc ủ rơm tươi, khô.. ) bằng hố ủ: Xây dựng 30 bể ủ thức ăn cho bò: quy mô tập trung 03 bể ( 80 m3bể tương đương với 5060 tấn cỏ (rơm) bể) và 50 bể ở mô hình phân tán (5 m3bể, tương đương 5 tấn cỏ (rơm) bề). Đào tạo 5 kỹ thuật viên làm chủ được công nghệ và tập huấn cho 200 lượt người chăn nuôi trong vùng dự án tiếp thu và làm chủ các quy trình kỹ thuật.

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN

I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1 Tên dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn

nuôi bò thịt theo quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang

2 Mã số:

3 Cấp quản lý: - Bộ Khoa học và Công nghệ: 

- Ủy quyền cho địa phương quản lý:

4 Thời gian thực hiện: 33 tháng, từ tháng 3/2018 đến tháng 12/2021

5 Dự kiến kinh phí thực hiện: 13.665.015.000 đồng

Trong đó:

- Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương : 8.573.769.000 đồng

- Ngân sách địa phương : 162.150.000 đồng

Phương thức khoán chi:

- Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng:

- Khoán chi từng phần:

6 Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:

Tổ chức chủ trì là: Công ty CP lâm nghiệp Hà Giang

Địa chỉ: Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

- Điện thoại/Fax:

7 Chủ nhiệm dự án

- Họ và Tên:

- Học hàm/Học Vị: Cao đẳng - chuyên ngành đào tạo: Dịch vụ chăn nuôi thú y

- Địa chỉ: Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Trang 2

là đàn bò lai Zebu Nâng tầm vóc đàn bò lên 25-35%, nâng tỉ lệ thịt xẻ lên 22% so với bò địa phương

17-Phong trào trồng cỏ tạo nguồn thức ăn xanh cho chăn nuôi trong nhữngnăm gần đây bắt đầu phát triển ở các huyện, xã trong tỉnh Hà Giang nhưng dohạn chế về nhận thức và chưa được đầu tư đồng bộ về giống cũng như kỹ thuật

để thâm canh tăng năng xuât nên chưa tạo được nguồn thức ăn có chất lượng đểphục vụ thâm canh trong chăn nuôi Việc dự trữ thức ăn xanh, khô, thô làmnguồn thức ăn dự trữ cho bò vào mùa đông giá rét còn hạn chế vì vậy hàng năm

cứ đến mùa đông là hàng trăm con trâu bò của các huyện trong tỉnh bị chết đói,rét Đây là một thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội, vì vậy cần được đầu tư giống

cỏ có năng suất, chất lượng cao cũng như kỹ thuật để người chăn nuôi được tiếpcận, mặt khác việc áp dụng công nghệ chế biến phế, phụ phẩm sẵn có của địaphương làm nguồn thức ăn cho gia súc là điều hết sức cấp bách và cần thiết.Công tác cải tạo và nhân giống bò thịt tại tỉnh Hà Giang hiện nay chủ yếu

là sử dụng bò đực giống lai hoặc bò đực địa phương cho phối giống trực tiếp.Việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo phối giống tinh bò ngoại cho đàn bòsinh sản còn rất hạn chế

Đối với tỉnh Hà Giang việc đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò thịt theohướng Zebu hóa cũng đã được thực hiện nhưng bước đầu mới đạt được kết quảthấp, chưa đồng bộ và cũng chưa trở thành một phong trào liên tục Trên thực tếcho thấy chương trình Zebu hóa đàn bò bằng áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạotrong công tác nhân giống, cải tạo đàn bò địa phương của tỉnh Hà Giang cònchưa được thực hiện thành công như một số tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, TháiBình,

Từ thực trạng trên và với lợi thế về diều kiện tự nhiên cũng như chủ trươngchính sách của tỉnh cũng như của nhà nước Công ty CP phát triển nông lâmnghiệp Hà Giang xây dựng dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xâydựng mô hình chăn nuôi bò thịt theo quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh HàGiang ” cơ quan chuyển giao công nghệ là Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng

cỏ Ba Vì đơn vị có uy tín là thể hiện rõ tính khả thi và sự thành công của dự án

9.3 Tổng quan về bò thịt Việt Nam

9.3.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam

Trang 3

Theo số liệu thống kê của Fao, 2012, 2013 tỷ lệ tiêu thụ các loại thịt trênthế giới như sau: thịt lợn trên 40%, thịt gia cầm gần 30%, thịt trâu, bò, dê, cừu,hươu, ngựa 25-28%, số còn lại khoảng trên 1% là thịt của các vật nuôi khác(Cục Chăn nuôi, 2014) Ở nước ta, lượng thịt trâu bò, dê cừu cung cấp cho thịtrường trong nước trong những năm gần đây chỉ chiếm 7-9%, cụ thể năm 2013

là 8,85%, năm 2014 là 8,72% và năm 2015 là 8,54% Riêng tiêu thụ thịt bò chỉchiếm 6,47% năm 2013, 6,38% năm 2014 và 6,25% năm 2015 Số liệu minhchứng qua bảng 1 (Nguồn TCTK, 01/10/2013, 2014, 2015)

Bảng 1: Số lượng đầu con và sản phẩm thịt ngành chăn nuôi gia súc

lớn Việt Nam từ năm 2013 đến 2015 Vật

* Số lượng đàn bò giai đoạn 2010-2015

Đàn bò của nước ta năm 2001 có 3,8997 triệu con, đàn bò tăng liên tụctrong những năm tiếp theo đến năm 2007 đạt 6,7247 triệu con Sự tăng liên tụcnày đã ghi dấu ấn trong chiến lược phát chiển chăn nuôi Việt Nam đến năm

2020 được Chính Phủ phê duyệt ngày 16/01/2008,(Quyết định số TTg) Trong chiến lược đã đề ra mục tiêu tăng trưởng trung bình hàng năm củađàn bò là 4,8% và đạt 12,5 triệu con, trong đó tỷ lệ bò lai 50% ở năm 2020

10/2008/QĐ-Bảng 2: Số lượng đàn bò Việt Nam từ năm 2010 đến 2015 (con)

Toàn Quốc

(100%)

5.916.21 100

5.436.559 100

5.194.178 100

5.156.727 100

5.234.298 100

5.367.078 100 Đồng bằng S.H

Tỷ lệ (%)

656.769 11,10

603.403 11,10

517.162 9,96

496.552 9,63

492.695 9,41

496.670 9,25 MN&TD phía Bắc

Tỷ lệ (%)

1.041.718 17,61

924.640 17,01

904.587 17,42

896.765 17,39

909.038 17,38

943.007 17,57 BTB & DHMT

Tỷ lệ (%)

2.391.731 40,43

2.144.870 39,45

2.103.662 40,50

2.092.687 40,58

2.119.611 40,49

2.185.673 40.72 Tây Nguyên

Tỷ lệ (%)

694.914 11,75

689.083 12,68

657.188 12,65

662.773 12,85

673.695 12,87

685.582 12,77 Đông Nam Bộ

Tỷ lệ (%)

439.996 7,44

408.887 7,52

382.484 7,36

364.097 7,06

361.306 6,90

367.135 6,84 ĐBSCL

Tỷ lệ (%)

691.123 11,67

665.676 12,24

629.095 12,11

643.853 12,49

677.873 12,95

703.744 13,11

Trang 4

Nguồn: TCTK 2015 (01/10 hàng năm)

Do một số chính sách thay đổi, đất được giao cho các Công ty hoặc tưnhân, hộ gia đình quản lý, diện tích bãi chăn thu hẹp, thậm chí không có bãichăn chung nên tỷ lệ sinh sản đàn bò giảm, chăn nuôi bò không hấp dẫn nhưchăn nuôi lợn, gia cầm vì thế đàn bò không những không phát triển mà còn giảmsút Theo số liệu 01/10/2008 và 2009 của Tổng cục Thống kê, đàn bò nước tavào thời điểm đó chỉ còn tương ứng là 6,3377 và 6,1033 triệu con

Như vậy, từ năm 2010 cho đến 2013, đàn bò Việt Nam liên tục giảm Từ5,916 triệu con năm 2010 giảm còn 5,156 triệu con năm 2013 Năm 2014, donhu cầu thịt bò tăng nhanh, giá thịt bò cao so với giá các loại thịt khác, ngườichăn nuôi đầu tư vào chăn nuôi bò, đàn bò lại tăng lên Năm 2014, đàn bò là5,234 triệu con đã tăng lên và đạt 5,367 triệu con năm 2015 Sự tăng giảm củađàn bò tại các vùng sinh thái khác nhau không thay đổi đến cơ cấu đàn bò tại cácvùng Vùng chăn nuôi bò nhiều nhất nước ta là Vùng Bắc Trung Bộ và DuyênHải miền Trung, tỷ lệ đàn bò của vùng này luôn luôn chiếm khoảng 40% đàn bòtrong toàn quốc Vùng đứng thứ hai là miền Núi và Trung Du phía Bắc, vùngnày đàn bò luôn chiếm tỷ lệ trên 17% đàn bò trong toàn quốc Vùng có tỷ trọngđàn bò thấp so với toàn quốc là vùng Đông Nam Bộ, đàn bò chỉ chiếm 7% đàn

bò trong toàn quốc Các vùng còn lại: Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long,Đồng Bằng Sông Hồng có tỷ lệ đàn bò gần giống nhau, tỷ lệ đàn bò trong cácvùng chiếm 11-13% đàn bò trong toàn quốc

Trong chăn nuôi bò, thức ăn thô xanh đóng vai trò rất quan trọng Cùng vớiviệc mở rộng các khu công nghiệp, khu đô thị, phát triển giao thông, đô thị hóanhanh chóng thì diện tích cỏ tự nhiên ngày càng bị co hẹp do tốc độ đô thị hóa

và hoang mạc hóa Chất lượng cỏ tự nhiên cũng bị suy giảm Theo thống kê,diện tích cỏ trồng tăng 47,07%/năm (giai đoạn 2001-2006) nhưng sản lượng chỉđạt 6,79 nghìn tấn, trong khi nhu cầu của đàn gia súc là 112,89 nghìn tấn, tứccòn thiếu 106,1 nghìn tấn Cỏ trồng ở các địa phương chủ yếu là cỏ voi, lượng

cỏ giàu đạm như cỏ họ Đậu, cỏ hỗn hợp,… còn rất ít Nguồn lợi phụ phẩm công,nông nghiệp tuy dồi dào (57.320,48 triệu tấn các loại) nhưng khả năng tận dụnglàm thức ăn chăn nuôi (TACN) chỉ khoảng 36,5% Vì vậy, nguồn nguyên liệuthức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng được 68-70% so với nhu cầu

Thống kê bình quân số trâu bò trên đầu người ở nước ta còn rất thấp, chưatới 0,1 con/người Trong khi bình quân chung của thế giới là 0,24 con/người vàchâu Á là 0,16 con/người So với một số nước trong khu vực, Việt Nam thuộcnhóm ít nước có số lượng trâu bò bình quân trên đầu người thấp nhất

9.3.2 Tình hình nhập khẩu bò thịt và sản phẩm thịt bò

Trang 5

Năm 1995, nước ta nhập khẩu 4.540 tấn thịt bò; năm 2005 tăng lên 17.002tấn Những năm gần đây con số này tiếp tục tăng Giá thịt bò tốt nhập từArgentina bán tại siêu thị lên tới 250-300 ngàn đ/kg Thịt bò đã trở thành mộtloại thực phẩm cao cấp

Khả năng cho thịt của bò Việt Nam không cao do: Tầm vóc bé, sinh trưởngphát triển chậm, khối lượng trưởng thành theo các tài liệu điều tra, các báo cáotrong Hội nghị phat triển chăn nuôi bò thịt (Hội nghị phát triển bò thịt, 2008) đềcập chỉ 140 - 200 kg khi trưởng thành, tùy vào vùng và giới tính;

- Bò Việt Nam là bò kiêm dụng, người chăn nuôi Việt Nam chưa có thóiquen vỗ béo bò trước khi giết thịt nên chất lượng thịt không cao, thịt dai Trongbài viết này chỉ đề cập tới số lượng thịt, không nói tới chất lượng

- Số liệu thống kê ngày 01 tháng 10 hàng năm được Tổng cục Thông kêcông bố: Khối lượng bình quân bò hơi giết mổ không cao, giao động từ 140 -220kg/con; Khối lượng bò hơi giết thịt tại vùng Đông Nam bộ cao nhất, giao động

từ 180 - 220 kg; khối lượng này thấp nhất là vùng Miền Núi và Trung Du Bắc

Bộ, giao động từ 140 - 178 kg Khối lượng bò hơi nêu trên cũng phản ánh mộtphần nào về tập quán, môi trường, điều kiện và tỷ lệ bò lai có mặt trong đàn bòcủa các vùng; Khối lượng bò hơi giết thịt trong hai năm 2014, 2015 cao hơnnhững năm trước đó được lý giải: (1) Tỷ lệ bò lai trong hai năm này tăng cao, bòlai tăng, khối lượng giết thịt sẽ tăng.(2) Trong hai năm qua lượng bò sống đượcnhập khẩu từ Úc, Thái Lan về Việt Nam với mục đích giết thịt nhiều (số liệu quabange 2 nêu trên) Sau thời gian nhập về (2-6 tháng), số bò trên sẽ được giết thịtcung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước

Theo Đinh Văn Cải (2007) đã chỉ ra rằng năng suất thịt trâu bò thấp là dotăng trưởng chậm, tầm vóc nhỏ, tỷ lệ thịt tinh thấp Bò Vàng, bò địa phương, 24tháng tuổi chỉ đạt 150kg (con cái) và 175kg (con đực) Tăng trọng bình quân từ

sơ sinh đến 24 tháng tuổi chỉ đạt 190-220 gam/ngày Tỷ lệ thịt tinh cũng rất thấp

từ 32-33% Khối lượng sống thấp và tỷ lệ thịt tinh thấp nên sản lượng thịt tinhcủa một bò chỉ đạt từ 50-60kg Có thể thấy rõ điều này qua phép so sánh sau:Thế giới có 1.537 triệu trâu bò, một năm sản xuất được 62.806 triệu kg thịt hơi.Bình quân sản lượng thịt hơi cho 1 đầu gia súc là 40,8kg Việt Nam, năm 2006

có 8,4 triệu con trâu và bò, sản lượng thịt hơi 223 triệu kg Bình quân sản lượngthịt hơi cho 1 đầu gia súc là 27,5kg (bằng 67% của thế giới) Sản lượng thịt hơi(trâu và bò) tính trên đầu người ở nước ta đến năm 2006 mới đạt 3,5kg, chưabằng một nửa so với Lào và bằng 1/6 so với Mông Cổ Trung bình của thế giớinăm 2004 là 9,7kg/người Nước có sản lượng thịt trâu bò cao nhất thế giới là Úc(106,4kg); Argentina (76,9kg); Canada (46,7kg); Brazil (42kg) Như vậy, sản

Trang 6

lượng thịt trâu bò tính trên đầu người của nước ta mới bằng 1/30 của Úc Vì vậy,

để đàn bò của Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, cần thiếtphải lai hóa đàn bò Tăng năng suất, sản lượng và chất lượng thịt của đàn bònước ta

Theo số liệu của Tổng Cục hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu thịt củaViệt Nam trong 8 tháng năm 2012 xấp xỉ 89 triệu USD Trong cơ cấu giá trịnhập khẩu thịt thì kim ngạch nhập khẩu thịt trâu, bò chiếm 31,6% tương đương

28 triệu USD Thịt trâu bò nhập khẩu hầu hết đến từ các thị trường Ấn Độ, Mỹ,

Úc Đặc biệt, trong tháng 7 và tháng 8/2012, nhập khẩu thịt trâu, bò tăng mạnhtrong khi nhập khẩu các loại thịt khác giảm là do giá thịt bò xuất khẩu của Mỹgiảm từ 5-20% Giá thịt bò tươi ướp lạnh của Mỹ dao động trong khoảng 3-6USD/kg, thịt trâu bò đông lạnh có giá từ 4,1 USD đến 5,24 USD

Trong năm vừa qua, nhập khẩu trâu, bò vẫn tiếp tục gia tăng Nhập khẩu bòthịt chính ngạch với số lượng không nhiều (khoảng vài nghìn con) từ Úc, Lào.Đến trung tuần tháng 10/2014, theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) có 1.500 con bòthịt nhập từ Úc Tuy nhiên, nhập khẩu theo đường tiểu ngạch từ Lào, Campuchiavẫn tiếp diễn với số lượng tương đối nhiều, số lượng trâu bò nhập khẩu từ một

số tỉnh có biên giới với Lào và Campuchia ước tính như sau: hàng ngày Nghệ

An có khoảng 80-100 con trâu bò được nhập khẩu vào Việt Nam, An Giangkhoảng 50-150con/ngày, Quảng Trị chủ yếu nhập khẩu theo đường chính ngạchnhưng với số lượng rất ít Bò nhập khẩu qua đường tiểu ngạch thường được nuôi

vỗ béo tại nhà dân khoảng 1-2 tuần trước khi giết thịt hoặc chuyển đi nơi khác(Trần Mạnh, 2014) Riêng khối lượng thịt trâu và thịt bò đông lạnh nhập khẩuvới giá rất rẻ từ Ấn Độ theo con đường chính ngạch nêu trên còn một lượngkhông nhỏ trâu, bò sống nhập lậu qua biên giới Tây và Tây Nam vào Việt Nam

là những trở ngại rất lớn đến thị trường các sản phẩm chăn nuôi trong nước hiệnnay và những năm tiếp sau

Năm 2015, nước ta đã tiêu tốn 551, 8 triệu USD để nhập 419.952 trâu bòsống, 4845 tấn thịt bò không xương, 854 tấn thịt trâu bò có xương, 890 tấn thịt

dê cừu (báo cáo Tổng Cục Hải quan 1/2016)

Bảng 3 Số lượng trâu bò và sản phẩm thịt của chúng được nhập khẩu

lượng

USD (1000 USD)

Số lượng

USD (1000 USD)

Số lượng

USD (1000 USD)

Trâu bò sống (con) 419.952 425.516 331.342 424.240 158.700 139.000 Thịt bò không xương

(tấn)

Trang 7

-Thịt trâu không có

xương (tấn)

-Thịt dê, cừu (tấn) 890 5.739

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 01/2016

Đàn bò Việt Nam phát triển không ổn định và phụ thuộc nhiều yếu tố, tỷ

lệ đàn bò lai trong đàn bò ngày càng cao Lai tạo theo hướng Zebu hóa, tạo bòlai phát triển theo hướng thịt là xu hướng nâng cao tầm vóc và khả năng cho thịtcủa đàn bò Việt Nam

Khả năng cung cấp thịt của đàn bò Việt Nam thấp do tầm vóc bé, sinhtrưởng phát triển không cao, khối lượng khi trưởng thành giết thịt thấp, giaođộng 150- 220 kg

Tập huấn nâng cao nhận thức, kết hợp phổ biến những biện pháp kỹ thuậtđược áp dụng cho người chăn nuôi là biện pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất đểnâng cao số lượng và chất lượng đàn bò Việt Nam

Nhập khẩu bò và thịt bò chính ngạch chủ yếu từ Úc ngoài ra theo đườngtiểu ngạch từ Lào, Campuchia, Thái Lan qua Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

An Giang…

9.3.3 Một số thành tựu trong chăn nuôi bò thịt

a Về công tác lai tạo giống bò thịt cao sản ở Việt Nam

Bò lai ở đây đề cập đến là bò lai Sind theo chương trình Sind hóa đàn bòtrước đây và Zebu hóa đàn bò từ những năm 1975 đến nay

Bảng 4: Số lượng và tỷ lệ bò lai Việt Nam từ 2010 đến 2015 (con)

Toàn Quốc

Tỷ lệ %

2.204.047 37,25

2.268.635 41,73

2.295.264 44,19

2.455.294 47,61

2.717.986 51,92

3.040.577 56,65

ĐB Sông Hồng

Tỷ lệ %

424.419 64,22

399.914 66,28

371.180 71,77

341.212 68,72

366.941 74,48

87.971 78,11 MN&TD phía Bắc

Tỷ lệ %

141.931 13,62

124.458 13,47

140.822 15,57

154.537 17,23

62.694 17,90

180.494 19,14 Bắc TB & DHMT

Tỷ lệ %

825.820 34,52

812.959 37,90

873.548 41,53

65.632 46,14

1.039.834 49,06

131.671 51,78 Tây Nguyên

Tỷ lệ %

119.418 17,19

119.842 17,39

136.727 20,80

153.762 23,20

194.734 28,91

287.995 42,01 Đông Nam Bộ

Tỷ lệ %

273.489 62,22

339.322 82,99

322.936 84,43

323.118 88,55

33.884 92,41

348.702 94,98 Đồng bằng SCL

Tỷ lệ %

418.970 60,62

472.140 70,92

450.051 71,54

517.033 80,30

19.899 91,45

689.011 97,91

Nguồn: Tổng cục TK, tính đến 01/10 hàng năm

Từ số liệu ở Bảng 4 có thể nhận thấy: Số lượng đàn bò lai ở nước ta trongthời gian qua phát triển tăng khá nhanh, tỷ lệ bò lai này đã đạt 56,65% trong

Trang 8

tổng đàn bò theo thống kê 01/10/ 2015, mặc dù trong Chiến lược phát triển chănnuôi đến năm 2020 chỉ đưa ra con số là 50% Nhìn lại sự phát triển, tỷ lệ bò lai

cả nước ta năm 1995 chỉ là 12%, năm 1998 là 25% và năm 2005 là 30% (CụcChăn nuôi, 2006) và năm 2010 là 37,25% Như vậy, 25,25% tỷ lệ bò lai tăngtrong giai đoạn này (1995-2010) ngoài sự hỗ trợ của các Dự án chương trình(Dự án World Bank 1995-1998, Dự án, chương trình cải tạo đàn bò theo hướngZebu hóa, chương trình phát triển bò thịt trong nước từ năm 2000 -2010) còn có

sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương các cấp, đội ngũ cán bộ kỹ thuật

từ trung ương đến địa phương và người chăn nuôi Tốc độ phát triển bò lai rấtnhanh 19,40% chỉ trong năm năm từ 2011- 2016 là minh chứng rất thuyết phục

từ hiệu quả các chương trình cải tạo đoàn bò, chương trình phát triển bò thịttrong nước mặc dù trong năm năm qua không có sự hỗ trợ của dự án, chươngtrình nhà nước Bò lai, chương trình cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hóa và pháttriển bò thịt đã được người chăn nuôi chấp nhận, ủng hộ cao

Tỷ lệ bò lai cao nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Vùng này có tốc

độ phát triển đàn bò lai là nhanh nhất, vựơt cả Vùng Đông Nam Bộ và VùngĐồng Bằng Sông Hồng Năm 2010 tỷ lệ bò lai ở vùng này chỉ đạt 60,62%, cònvùng Đông Nam Bộ là 62,22% và Vùng Đồng Bằng Sông Hồng là 64,22% Đếnnay, năm 2015 tỷ lệ bò lai vùng này là 97,91%, còn vùng Đông Nam Bộ là94,98%, vùng Đồng Bằng Sông Hồng đạt 78,11%, Bắc Trung Bộ và Duyên Hảimiền Trung là 51,78% Tỷ lệ bò lai đạt thấp nhất là vùng Miền Núi và Trung DuBắc Bộ, chỉ là 19,14%, chứng tỏ rằng sự vào cuộc của các tỉnh chưa quyết liệt

và sự hiểu biết về phát triển bò lai chưa đi vào lòng dân, đặc biệt sự khó khăn vềkinh tế, kiến thức chăn nuôi của người dân các dân tộc thiểu số còn rất hạn chế.Như vậy, tốc độ phát triển bò lai phụ thuộc nhiều yếu tố: tập quán chăn nuôi,nhận thức của người chăn nuôi, điều kiện môi trường kỹ thuật và các yếu tố xãhội khác Tp HCM tỷ lệ bò lai đạt 100% đàn bò từ năm 2011, mặc dù trước đấy,năm 2010 tỷ lệ này mới chỉ đạt 24,13% (số liệu 01/10/2010 và 01/10/2011-TCTK) Nhiều tỉnh có tỷ lệ bò lai đạt cao trên 70% như Hà Nội, Vĩnh Phúc,Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Tây Ninh, Hậu Giang,Tiền Giang, Vinh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Bình Dương Khu vựcMiền Núi và Trung Du phía Bắc tỷ lệ bò Lai thấp nhất, tỉnh Hà Giang đến nay(2015) tỷ lệ bò lai chưa đạt 1%, Điện Biên đạt gần 10% Bò lai giữa bò địaphương với các giống bò thịt như bò Brahman, Drought Master, Augus chiếm

Trang 9

tỷ lệ quá thấp nên hiệu quả chăn nuôi bò thịt rất thấp Vì vậy, xây dựng Dự án

bò lai hướng thịt tại vùng các tỉnh miền núi và trung du phí bắc là rất đúnghướng và hết sức cần thiết nhằm để góp phần xoá đói, giảm nghèo và từng bướcnâng cao mức sống cho vùng này, đặc biệt cho các dân tộc thiểu số ở đây

b Về nghiên cứu chế biến cỏ/cây thức ăn gia súc

Việc chế biến cỏ khô đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt

là ở các nước có diện tích đồng cỏ lớn như Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ vv Bởivậy, những nghiên cứu về thời điểm thu cắt thích hợp, phương pháp sản xuất cỏkhô, những mất mát hao hụt các chất dinh dưỡng của cỏ trong quá trình thu cắt

và chế biến đã được nghiên cứu rất kỹ từ những năm 1970 và 1980 của thế kỷtrước (Wood và Parker, 1971; Wilkinson và Winkins, 1980 vv) Theo Winkins(1988) có hai phương pháp chế biến cỏ khô được sử dụng phổ biến trên thế giới(i): phương pháp phơi trên đồng cỏ, mức độ thành công của phương pháp nàyphụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu, trong đó yếu tố đặc biệt quantrọng là nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió, những nhân tố này quyết địnhđến tốc độ làm khô; (ii) phương pháp làm khô có kiểm soát, nguyên lý củaphương pháp này là làm khô cỏ bằng hơi nóng, tuỳ thuộc vào điều kiện và nhucầu của sản xuất mà nhiệt độ và tốc độ thổi hơi nóng vào các giá để cỏ có khácnhau Hiện nay, những phương pháp này vẫn được áp dụng rất rộng rãi ở nhiềunước trên thế giới

Trong số các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn xanh và phụ phẩmnông nghiệp, ủ chua là một trong những phương pháp được ưa chuộng nhất.Nguyên lý của quá trình ủ chua thức ăn được mô tả rất chi tiết bởi Mc Donal(1981) Thành phần hoá học của thức ăn xanh, trong đó hàm lượng carbohydrate

dễ hoà tan (WSC) có vai trò rất quan trọng đến chất lượng của hốn hợp ủ Hàmlượng WSC trong thức ăn xanh phụ thuộc nhiều vào giai đoạn sinh trưởng và chế

độ phân bón Với chế độ bón phân có hàm lượng nitơ cao, hàm lượng WSC giảm,ngoài ra hàm lượng protein, hàm lượng các axit hữu cơ, nitrate và chloride (cácthành phần quyết định năng lực đệm) của thức ăn xanh cũng có ý nghĩa rất to lớn

Sở dĩ cây cỏ họ đậu thường khó ủ hơn so với các loại cây cỏ hoà thảo là do cóhàm lượng protein và năng lực đệm cao (McDonald, 1981) Phần lớn các loạithức ăn xanh và một số loại phụ phẩm nông nghiệp có thành phần hoá học rất bấtlợi cho việc chế biến và dự trữ bằng phương pháp ủ chua, bởi vậy, để việc ủ chua

có hiệu quả, cần bổ sung thêm một số chất phụ gia, mục đích là bổ sung thêm

Trang 10

lượng carbohydrate dễ hoà tan - cơ chất tối cần thiết cho sự phát triển của vikhuẩn lên men lactic và làm kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn nhómclostridia khi lên men sản sinh các sản phẩm không mong muốn ảnh hướng xấutới chất lượng sản phẩm ủ chua

9.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Dự án

9.3.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Giang

- Vị trí địa lý:

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị tríchiến lược đặc biệt quan trọng Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nướcCộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phíanam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Hà Giang cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Bắc theo quốc lộ 2

Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.945,8 km2 Tại điểm cực bắc của lãnhthổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, có vĩ độ 23013'00"; điểm cựctây, có kinh độ 104024'05"; mỏm cực đông có kinh độ 105030'04"

- Khí hậu:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang

về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, songcũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng

ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trongnăm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C Mùa nóng nhiệt độcao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệtđối là 2,20C (tháng 1)

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú Toàn tỉnh đạt bình quân lượngmưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, làmột trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta Dao động lượng mưa giữa cácvùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn Năm 2001, lượng mưa đo được

ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là1.337,9 mm Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400

mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là1,4 mm

Trang 11

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũngkhông lớn Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểmthấp nhất (tháng 1, 2, 3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữamùa khô và mùa mưa không rõ rệt Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mâytrung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng(cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).

Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng Thunglũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suấtvượt quá 50% Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - 1,5m/s Đâycũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn,sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang

là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnhhưởng đến sản xuất và đời sống

- Đặc điểm địa hình:

Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giangmột nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản, Từnhững đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình Hà Giang được chia thành bavùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng cótiềm năng và thế mạnh riêng đó là:

- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo

Vạc, Yên Minh và Quản Bạ Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km2, dân số trên 20vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh Do điều kiện khí hậu rét đậm vềmùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây

ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa vànuôi ong Những giống gia súc trên đây là giống riêng của vùng ôn đới, có đặcđiểm to hơn và chịu được rét đến cả độ âm Đàn ong ở đây chủ yếu chỉ phát triển

vụ hè - thu với 2 loại hoa chính là hoa ngô và hoa bạc hà Mật ong hoa bạc hà là thứ mật ong đặc biệt có giá trị trong việc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ

- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và

Xín Mần Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9% Điều kiện tựnhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa.Cây lương thực chính vùng này là lúa nước và ngô Chăn nuôi chủ yếu là trâu,

Trang 12

ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủnhân lâu đời của nó là người Dao - Một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chămsóc cây chè núi lâu đời.

- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc

Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của HàGiang Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8% Điều kiện tự nhiênthích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng,trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùngtre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh Ngoài ra đây còn là vùng trồng cácloại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh

- Dân số:

Dân số trên 694.000 người, 22 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một

sự đa dạng về bản sắc văn hoá Trong đó dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tàychiếm 24,9%, Dao chiếm 15,2%, dân tộc Kinh chiếm 12%

- Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên rừng

Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trườngthuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển Rừng là thếmạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo

vệ môi trường Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, rừng Hà Giang kháphong phú và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu loại rừng

á nhiệt đới, với nhiều chủng loại Diện tích đất rừng của Hà Giang thuộc vàoloại lớn của cả nước Diện tích có rừng tính đến 31/12/2005 là 345.860 ha, đấttrống quy hoạch cho lâm nghiệp 262.918 ha

Những năm gần đây, với những chủ trương, chính sách của nhà nước, biện pháptích cực của địa phương trong triển khai chính sách giao đất, giao rừng, phủxanh đất trống, đồi núi trọc, nên hàng năm tỉnh trồng thêm được từ 3.000 - 5.000

ha rừng tập trung, do đó đưa độ che phủ đạt 42,9% vào cuối năm 2005 Điều đókhông những có tác dụng chống xói mòn đất bề mặt, mà vành đai rừng phòng hộđầu nguồn đã khống chế phần nào lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thấy Rừng còncung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp giấy, vật tư xây dựng Người ta đã từng phát hiện ở rừng Hà Giang có nhiều loại động vật quý hiếmnhư: hổ, báo gấm, vọc má trắng, gấu ngựa, lợn rừng, khỉ, hoẵng, Riêng khu

Trang 13

vực Tây Côn Lĩnh đã thống kê được 47 loài thú, 140 loài chim thuộc 25 bộ, 75

họ Rừng xã Phong Quang (Vị Xuyên) được xếp vào hệ thống các khu bảo tồnthiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam, với hệ độngthực vật rừng phong phú và có giá trị kinh tế cao

Tài nguyên thủy sản

Tuy là một tỉnh miền núi không có thế mạnh về thuỷ sản nhưng ở khu vực HàGiang lại có thể tìm thấy những loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị đặc biệt Trênlưu vực sông Gâm có thể tìm thấy các loại tôm, cua, cá chỉ có ở khu vực nguồnsông có nhiều ghềnh đá Đặc biệt ở đây có loại cá Dầm xanh, cá Anh vũ ngonnổi tiếng, đã từng là những loại đặc sản cúng tiến cung đình Trên sông Lô, cũng

có một số loài cá, tôm theo nguồn nước sông Hồng ngược lên và được coi là đặcsản ở sông Lô như: cá chép, cá bống, cá măng, ba ba

Phát huy nguồn lợi thuỷ sản, những năm gần đây, ở nhiều nơi nhân dân đã biếttận dụng mặt nước, các đầm, ao, hồ để chăn thả các loại tôm cá có thời gian sinhtrưởng ngắn, năng suất cao Một số nơi bà con nông dân còn kết hợp trồng lúa

và thả cá trên những chân ruộng nước Nhiều trang trại của họ đã phát triển theo

mô hình VACR (vườn, ao, chuồng, rừng) đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

9.3.2 Tình hình chăn nuôi tỉnh Hà Giang

Với mục tiêu tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị giatăng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất chăn nuôi Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn tỉnh Hà Giang đã xây dựng một số giải pháp nhằm pháttriển ngành chăn nuôi trong giai đoạn 2016- 2020

Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có những chuyển biến tíchcực, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của Hà Giang ngày mộtbền vững, số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng Xác định chăn nuôi là mộttrong những giải pháp trọng tâm để giảm nghèo bền vững Giai đoạn 2016-2020,tỉnh Hà Giang đã đặt ra mục tiêu phấn đấu tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi tăng lên

và chiếm 30% cơ cấu ngành nông nghiệp Trong đó, đàn trâu đạt hơn 180 nghìncon, đàn bò đạt 130 nghìn con, đàn lợn đạt 765 nghìn con,…Giá trị sản xuất trên1.200 tỷ đồng Để đạt được những mục tiêu này, tỉnh sẽ ưu tiên áp dụng các tiến

bộ khoa học vào trong chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tếcho người dân Đặc biệt là áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn bò, các

Trang 14

biện pháp dự trư thức ăn qua đông cho đàn gia súc Tăng cường công tác xúctiến thương mại cho việc quảng bá sản phẩm của ngành chăn nuôi Chuyển dịch

tỷ trọng về đầu con và sản lượng những vật nuôi chính từ hình thức chăn nuôinông hộ sang hình thức chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại Đồngthời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phòng chống đói rét chođàn vật nuôi góp phần cho việc phát triển ổn định đàn gia súc của tỉnh

9.4 Cơ sở lựa chọn dự án

Việc chọn, lai tạo bò địa phương với giống bò ngoại (Brahman đỏ) đã đượcnhiều nghiên cứu khẳng định là tổ hợp lai phù hợp với điều kiện khí hậu củaViệt Nam cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn 20-25% Tuynhiên, trước hết người chăn nuôi cần nắm bắt được quy trình kỹ thuật chăm sócnuôi dưỡng bò cái sinh sản, con lai, cách phát hiện động dục và thời điểm phốigiống thích hợp trong công tác thụ tinh nhân tạo, trồng thâm canh các giống cỏ

có năng suất cao, chế biến thức ăn thô xanh từ những sản phẩm phế phụ phẩmnông công nghiệp làm thức ăn quanh năm cho đàn bò, tạo ra được thói quen chongười chăn nuôi ở các quy mô, điều kiện khác nhau

Mô hình của dự án khi áp dụng kỹ thuật vào công tác cải tạo giống bằng kỹthuật thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò Brahman đỏ sẽ tạo ra thế hệ con lai tốt cùngvới áp dụng việc trồng thâm canh các giống cỏ có năng suất chất lượng và chếbiến dự trữ thức ăn đảm bảo quanh năm sẽ tạo nên sự thay đổi tư duy của ngườidân…

Để tạo động lực cũng như tạo bước nhảy trong phong trào thì cần có sựtham gia đắc lực của doanh nghiệp Dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và côngnghệ nâng cao chất lượng đàn bò và chế biến thức ăn thô trong chăn nuôi bò thịttrên địa bàn tỉnh Hà Giang”, để giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Nâng cao chất lượng đàn bò thịt của mô hình : Con giống là giống bò cáivàng, bò cái lai Zebu để phối giống bằng thụ tinh nhân tạo với tinh bò đực giốngBrahman đỏ thuần chủng chất lượng cao tạo con lai có khả năng sinh trưởngmạnh, khối lượng cao sinh sản mắn;

- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hoá sẽ đem lại hiệuquả kinh tế cao cho người dân trong vùng dự án

- Vùng dự án sẽ được tiếp nhận những quy trình kỹ thuật từ cơ quanchuyển giao trong chăn nuôi với các quy mô lớn kết hợp với mô hình nhỏ tạo tavùng chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có chất lượng góp phầnthúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển

Trang 15

- Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ kỹ thuật cơ sở, tập huấn nâng caokiến thức cho người dân về kỹ thuật tổng hợp theo hướng sản xuất hàng hoá và

an toàn sản phẩm

10 Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao

10.1 Các công nghệ đang được áp dụng tại vùng dự án

Về Giống bò: Chủ yếu là giống bò địa phương hoặc bò lai Sind có năng

suất thịt thấp, sữa thấp chỉ đủ nuôi con Trong những năm vừa qua đã tiến hànhcông tác cải tạo đàn bò bằng chương trình Zebu hóa đàn bò nhưng chủ yếu làdùng bò đực lai cho nhảy trực tiếp với bò cái địa phương, còn tỷ lệ bò sinh ra từ

kỹ thuật TTNT còn rất thấp đạt khoảng 12% ;

Hình thức chăn nuôi: chủ yếu là chăn thả tự do mang tính quảng canh là

chính, một số huyện có điều kiện thì áp dụng hình thức bán chăn thả

Thức ăn chăn nuôi: Thức ăn cho bò phần lớn là tận dụng lượng cỏ tự nhiên

là chính, tối về có bổ sung rơm khô nhưng chưa qua chế biến nên khả năng tiêuhóa và hấp thu thức ăn thấp Về thâm canh cây trồng cho chăn nuôi hay dự trữhoặc qua chế biến còn ít; hiện tại chỉ tận dụng cỏ ở vùng bờ bãi với diện tích hẹp

để chăn thả Việc sử dụng thức ăn vẫn dựa trên thói quen có gì cho ăn đó, không

có kế hoạch tổ chức sản xuất và chế biến thức ăn, do đó chăn nuôi không đạthiệu quả, chỉ mang tính tận dụng với mục tiêu tích trữ xóa đói giảm nghèo,không thể vươn lên làm giàu từ chăn nuôi Như vậy, thức ăn không đảm bảo giátrị dinh dưỡng, vệ sinh, không được chế biến làm tăng giá trị dinh dưỡng trongthức ăn và tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu Chưa chủ động kế hoạch trồng, chếbiến và dự trữ thức ăn cho bò vào mùa khô

Thú y: Việc phòng và điều trị bệnh cho bò cũng đã được thực hiện qua

kênh khuyến nông, kênh từ cơ chế hỗ trợ địa phương nhưng chưa có tính liên tục

và triệt để nên việc phát sinh các ổ dịch hàng năm vẫn còn diễn ra lẻ tẻ nhiềuvùng, nhiều nơi

10.2 Công nghệ dự kiến áp dụng

10.2.1 Nâng cao chất lượng đàn bò thịt:

Thực hiện việc lai tạo giữa giống bò Brahman đỏ với bò cái lai Zebu và bòcái vàng của địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để tạo con lai làm giống

và thương phẩm Sử dụng tinh bò Brahman đỏ thuần để phối giống với bò cáinền là bò lai Zebu tại mô hình chăn nuôi tập trung và tinh bò Brahman đỏ thuầnphối giống cho bò cái vàng từ mô hình phân tán Tạo ra đàn bò có độ máu laiBrahman đỏ cao làm cái nền để dần thay thế đàn bò nội địa phương hoặc nângcao đàn bò có tỉ lệ máu lai Brahman đỏ cao để tiếp tục nhân giống với bò

Trang 16

Brahman hoặc các giống bò thịt cao sản khác để tạo ra con giống và thươngphẩm có chất lượng cao hơn.

Ứng dụng công nghệ gây động dục chủ động để thụ tinh nhân tạo nhằm chủđộng trong công tác phối giống, nâng cao khả năng thụ thai, tạo ra đàn con laichất lượng cao

Tinh bò đực Brahman đỏ được mua từ cơ sở sản xuất trong nước làVinalica hoặc tinh bò nhập ngoại từ các Công ty có chức năng và được phépnhập khẩu

10.2.2 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được áp dụng trong chăn nuôi

Với mô hình tập trung và mô hình phân tán đưa tiến bộ kỹ thuật vào chănnuôi đó là:

- Kỹ thuật phát hiện bò động dục, xác định thời gian phối giống thích hợptrong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò …

- Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò cái qua các giai đoạn: sơ sinh, tơ lỡ,giai đoạn chửa đẻ, nuôi con, kỹ thuật tập bê ăn sớm để tách mẹ sớm giúp cho bò

mẹ sớm động dục trở lại sau đẻ

- Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt đạt hiệu quả kinh tế cao

- Kỹ thuật về phòng bệnh, vệ sinh thú y cho bò

10.2.3 Sản xuất trồng và chế biến thức ăn tinh, thô

- Chủ động trong khâu thức ăn cho bò bằng việc trồng thâm canh một sốgiống cỏ có năng suất, chất lượng cao để chủ động thức ăn Hướng dẫn kỹ thuật

từ khâu chọn giống phù hợp đồng đất đến kỹ thuật làm đất, trồng, bón phân,chăm sóc, thu hoạch và chế biến dự trữ theo số bò hiện có với số ngày cần cótrong mùa đông…

- Việc đưa giống cỏ voi lai có năng suất cao như: cỏ voi lai VA-06, ngôlai có năng suất cao để trồng thâm canh, đưa thêm giống cỏ Mulato, chè đại, câykeo dậu vào vùng đất dốc, đất ven đồi trọc vùng dự án để chống xói mòn đấttạo nguồn thức ăn xanh cho bò

- Áp dụng công nghệ chế biến thức ăn xanh thô sẽ làm tăng thêm giá trịdinh dưỡng, bò được nuôi dưỡng bằng thức ăn chế biến có đủ dinh dưỡng như:Công nghệ dự trữ thức ăn xanh( cỏ, thân lá cây ngô ) bằng ủ chua (ủ chuatruyền thống, ủ chua với men Silogas )

- Chế biến phế -phụ phẩm nông công nghiệp: Chế biến rơm lúa sau thuhoạch ( tươi, khô), thân ngô sau thu hoạch bắp, thân lá cây sắn sau thu hoạch làm thức ăn cho bò Đây là những biện pháp kỹ thuật làm tăng hiệu quả trongchăn nuôi và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phế phụ phẩm sau thuhoạch và chế biến thải ra

Trang 17

10.2.4 Kỹ thuật về chuồng trại và vệ sinh thú y phòng bệnh

- Chuồng nuôi: Đối với mô hình tập trung: việc xây mới chuồng trại sẽđược áp dụng theo công nghệ mới nhất hiện nay trong chăn nuôi bò thịt: vớimục tiêu là đơn giản, thuận tiện trong khâu chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, ấm vềmùa đông , thoáng mát về mùa hè, thuận tiện trong khâu xử lý môi trường từchất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí…

Đối với các hộ phân tán: tiến hành cải tiến chuồng nuôi để đảm bảo vệsinh, phòng bệnh, chống gió lùa vào mùa đông, giảm thiểu ô nhiễm môi trườngtrong khuôn viên hộ và làng bản

- Áp dụng biện pháp phòng bệnh trong Thú y: Bò được tiêm phòng đầy đủcác loại vacxin phòng bệnh cơ bản: Tụ huyết trùng (THT), lở mồm long móng(LMLM), ký sinh trùng đường máu, nội ngoại ký sinh trùng…, Ngăn ngừa sựlây lan mần bệnh từ ngoài vào thông qua định kỳ tẩy uế chuồng nuôi, khu xử lýchất thải

Việc phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi bò thịt vô cùng quan trọng,

nó đóng góp một phần không nhỏ trong việc thành bại trong chăn nuôi

Áp dụng các khâu kỹ thuật: Phòng bệnh bằng các loại vác xin, khử trùngtiêu độc chuồng trại, phòng , trị bệnh nội ngoại khoa bằng việc sử dụng thuốcđúng quy trình, liệu trình, điều trị bệnh xảy ra trên đàn bò thịt Tất cả các côngnghệ này được chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật địa phương và người chăn nuôi

mô lớn hơn, tập trung hơn trong tương lai không xa để có đàn bò tốt và hiệu quả

10.2.6 Giải pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi:

Xử lý chất thải rắn thông qua thu gom rồi xử lý bằng phương pháp ủ nhiệtkết hợp với vi sinh, tăng độ phân hủy trước khi đưa ra bón cho cây trồng, nhằmđảm bảo môi trường nuôi và sinh hoạt cộng đồng dân cư, giảm thiểu ô nhiễmmôi trường do chất thải gia súc gây ra

Xử lý chất thải lỏng bằng công nghệ Biogas và nước thải sau biogas trướckhi tưới ra đồng cỏ

10.3 Xuất xứ công nghệ dự kiến áp dụng

* Công nghệ dự kiến áp dụng

Trang 18

Công nghệ dự kiến áp dụng vào dự án là các kết quả của đề tài, dự án đãđược đánh giá nghiệm thu đề nghi công nhận hoặc đã được công nhận là tiến bộ

kỹ thuật:

Kết quả đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượnggiống bò hướng sữa, hướng thịt trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam(KHCN,08.05), được hội đồng đánh giá chính thức kết quả nghiên cứu khoa họcthành lập theo Quyết định số: 638/QĐ-BKHCN ngày 8 tháng 5 năm 2001 của

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ họp ngày 22 tháng 5 năm 2001 Hồ sơlưu tại Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia Số3864/KQNC ngày 29 tháng 8 năm 2001

Kết quả đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu phát triển công nghệ phôi và thửnghiệm công nghệ cloning trong nhân tạo giống bò sữa cao sản”, thuộc chươngtrình KHCN cấp Nhà nước, mã số : KC.04.11 , được hội đồng đánh giá chínhthức kết quả nghiên cứu khoa học thành lập theo Quyết định số: 156/QĐ-BKHCN ngày 8 tháng 2 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệhọp ngày 10 tháng 3 năm 2006 Hồ sơ lưu tại Trung tâm Thông tin tư liệu Khoahọc và Công nghệ Quốc gia Số 5724/KQNC-TTKHCN ngày 20 tháng 3 năm

* Xuất xứ của công nghệ này:

Các tiến bộ khoa học công nghệ nêu trên được Trung tâm Nghiên cứu Bò

và Đồng cỏ Ba Vì – Viện Chăn nuôi nghiên cứu và được Hội đồng Khoa họcViện Chăn nuôi, Bộ NN & PTNT, Bộ khoa học và Công nghệ nghiệm thu, côngnhận là tiến bộ kỹ thuật Trung tâm được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận

và cấp giấy chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện để đào tạo kỹ thuật thụ tinh nhân

Trang 19

tạo cho bò (Số 486/QĐ-CN-GSL ngày 08/7/2015) Các kỹ thuật nêu trên đãđược Trung tâm chuyển giao ra sản xuất có hiệu quả trong nhiều năm qua chonhiều tỉnh thành trong cả nước

10.4 Tính tiên tiến của công nghệ được chuyển giao

Về việc lai tạo bò thịt: Việc đưa tinh bò đông lạnh của giống bò thịt thuần

Brahman đỏ chất lượng cao để phối giống bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vớiđàn bò cái lai Zebu ở mô hình tập trung và bò cái vàng tại mô hình phân tánnhằm nâng cao chất lượng đàn bò thịt tham gia thực hiện mô hình tại Hà Giangthông qua việc cải thiện tầm vóc, năng suất đàn bê sinh ra để có khối lượng cơthể lớn hơn, sinh trưởng nhanh hơn năng suất sinh sản và chất lượng đàn bò caohơn từ 15-20% so với bò địa phương hiện có là khả thi

Áp dụng công nghệ gây động dục chủ động trong mô hình chăn nuôi bòsinh sản để tạo ra đàn bê cái, đực phục vụ cho việc chăn nuôi bò thịt là một côngnghệ mới lần đầu tiên được thực hiện ở tỉnh Hà Giang

Áp dụng quy trình kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng, chăn nuôi bò thịt,trồng, chế biến và sử dụng thức ăn thô để đạt hiệu quả trong chăn nuôi Đặcbiệt ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi nhốt bò thịt không nhữngtăng năng suất mà còn kiểm soát được an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng

Kỹ thuật này đối với người chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Hà Giang là mới

Việc trồng và thâm canh một số giống cỏ năng suất, chất lượng cao phùhợp với vùng dự án, tạo nguồn thức ăn chủ động, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vềthức ăn xanh thô và tận dụng nguồn đất hiện có giúp cho việc chuyển dịch cơcấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp Việc áp dụng công nghệ trong chếbiến thức ăn phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ Thân cây ngô, thân ngọn lásắn…bằng ủ chua, phối hợp công thức thức ăn tinh bằng nguồn nguyên liệu sẵn

có tại địa phương để phối hợp khẩu phần ăn, tạo ra thức ăn có giá trị dinh dưỡngcao, tăng tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu, tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả chănnuôi

Xây dựng cải tiến chuồng nuôi để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phù hợp vớisinh lý vật nuôi và môi trường, giảm được thiệt hại do biến đổi khí hậu gây nên(chết rét, đói) Đồng thời tiếp kiệm được chi phí sản xuất, giải quyết được việclàm tại địa phương

Công tác thú y: Áp dụng quy trình phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại để nâng

cao sức đề kháng, giảm rủi ro trong chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh và sảnphẩm vật nuôi

Xử lý môi trường trong chăn nuôi: Áp dụng phương pháp từ khử mùi hôi

ngay trong chuồng nuôi bằng công nghệ phụ gia trong thức ăn để tăng tiêu hóa

Trang 20

và khử mùi hôi ngay trong đường tiêu hóa của bò là công nghệ mới được đưavào tỉnh; Áp dụng công nghệ xử lý chất thải lỏng (nước tiểu và rửa chuồng)bằng hầm biogas Đối với chất thải rắn được xử lý bằng công nghệ ủ nhiệt trướckhi đưa ra đồng ruộng tất cả đều là mới được sử dụng trong dự án trên địa bàntỉnh Hà Giang.

Ưu điểm của công nghệ được áp dụng để xây dựng mô hình là:

- Công nghệ được thực tiễn hóa để phù hợp với trình độ nhận thức, tiếp thucủa người chăn nuôi để họ hiểu là áp dụng được

- Có tính tiên tiến cao và hiệu quả thiết thực

- Giá thành chăn nuôi hạ (đầu tư ít – hiệu quả kinh tế lớn)

- Người (chăn nuôi), nông dân dễ chấp nhận

- Tính bền vững cao

- Mô hình dễ thực hiện và có tính lan tỏa rộng

- Cải thiện vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

- Tạo được thu nhập và công ăn việc làm ổn định cho bà con chăn nuôivùng triển khai dự án – góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội tại chỗ trongchiến lược xây dựng Nông thôn mới hiệu quả, bền vững của Đảng và Chính Phủ.Tất cả các công nghệ này thông qua cơ quan chuyển giao để chuyển tải đếncác mô hình cũng như người tham gia mô hình một cách phù hợp theo phươngpháp « cầm tay chỉ việc » Thông qua 13 quy trình công nghệ cụ thể:

Kết quả đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu phát triển công nghệ phôi và thử nghiệm công nghệ cloning trong nhân tạo giống bò sữa cao sản”, thuộc chương trình KHCN cấp Nhà nước, mã số : KC.04.11 , được hội đồng đánh giá chính thức kết quả nghiên cứu khoa học thành lập theo Quyết định số: 156/QĐ-BKHCN ngày 8 tháng 2 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ họp ngày 10 tháng 3 năm 2006 Theo quyết định số 486/QĐ-CN-GSL Bộ NN&PTNT ngày 08/7/2015.

Kết quả đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứuphát triển công nghệ phôi và thử nghiệmcông nghệ cloning trong nhân tạo giống

bò sữa cao sản”, thuộc chương trình

Trang 21

pha) cho

bò.

KHCN cấp Nhà nước, mã số: KC.04.11,được hội đồng đánh giá chính thức kếtquả nghiên cứu khoa học thành lập theoQuyết định số: 156/QĐ-BKHCN ngày 8tháng 2 năm 2006 của Bộ trưởng BộKhoa học và Công nghệ họp ngày 10tháng 3 năm 2006

bò cái sinh sản ở các giai đoạn: Giai đoạn mang thai, trước, sau khi đẻ, nuôi con, cai sữa sớm bê theo mẹ, phát hiện động dục và phối giống sau khi đẻ… giống nhảy trực tiếp hiệu quả

Áp dụng qui trình trong Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, theo Quyết định

Áp dụng qui trình trong Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, theo Quyết định

bò giai đoạn hậu bị đến phối giống lần đầu:

dinh dưỡng, chăm sóc, phát hiện động dục, phối giống

Áp dụng qui trình trong Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, theo Quyết định

Áp dụng qui trình trong Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao tại Việt

Trang 22

đối với bò lai và ≥ 900 g/con/ngày Sử dụng thức ăn thô xanh, thô khô, thức ăn ủ chua, thức ăn bổ sung … theo tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của bò sinh trưởng ở các tháng tuổi khác nhau, đảm bảo chất lượng thịt trước khi giết mổ và đảm bảo

an toàn thú y khi giết mổ.

Nam” của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, theo Quyết định

bò thịt đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm khi giết mổ.

Áp dụng qui trình trong Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, theo Quyết định

Áp dụng QT trong Dự án SXTN độc lập cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, theo Quyết định số 913/QĐ-BKHCN ngày 6 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

bã dứa…) và cách bảo quản, sử dụng để đáp

Áp dụng qui trình trong Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, theo Quyết định

số 913/QĐ-BKHCN ngày 6 tháng 5 năm

2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trang 23

ứng nhu cầu thức ăn thô quanh năm cho bò

xử lý chất thải chăn nuôi (chất thải rắn, lỏng, khí ) bằng công nghệ tiên tiến và công nghệ truyền thống đẩm bảo môi trường trong chăn nuôi

Áp dụng qui trình trong Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, theo Quyết định

Ap dụng quy trình xử lý rơm tươi bằng ure làm thức ăn cho trâu bò, của ông Nguyễn Xuân Trạch (chủ trì) Trường đại học Nông nghiệp Hà Nôi, đã được bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là TBKT và cho áp dụng trong sản xuất theo quyết định số 117/QĐ- CN-GSL ngày 30/5/2013

Áp dụng qui trình trong Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, theo Quyết định

Áp dụng QT trong Dự án SXTN độc lập cấp Nhà nước “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, theo Quyết định số 913/QĐ-BKHCN ngày 6 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

10.5 Tính thích hợp của công nghệ

Các công nghệ dự kiến áp dụng phù hợp với điều kiện chăn nuôi thâm canhtrên đồng đất phù hợp với điều kiện canh tác vùng đất đồi núi tỉnh Hà Giang Phùhợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán, kinh tế vùng dự án và phù hợp với

Ngày đăng: 20/05/2017, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w