0

Giáo án Ngữ văn lớp 11

30 2,236 19

Đang tải.... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Tài liệu liên quan

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:27

Tiết : …………. ĐỌC VĂN VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng kinh kí sự” – Lê Hữu Trác) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Giúp học sinh hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học trung đại. - Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài học. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo viên tổ chức giờ dạy cho học sinh theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, phát vấn, học sinh trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ, kiến thức cũ lớp 10. 3. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG Hoạt động 1 : - Quang cảnh trong phủ Chúa được miêu tả như thế nào? Lời vào bài : Lê Hữu Trác là một danh y tài giỏi, ông còn được xem là một tác giả có đóng góp to lớn cho văn học trung đại về sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. I. Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn : - Lê Hữu Trác (1724 – 1791), biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông. - Quê : Làng Liên Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương (nay tỉnh Hưng Yên). - Ông là danh y, soạn sách, mở trường dạy Trang 1 / 30 Hoạt động của GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG - Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa ra sao? - Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa ra sao? - Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ Chúa như thế nào? nghề thuốc để truyền bá y học. * Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” (kí sự lên kinh) là tập kí sự viết bằng chữ Hán. Viết 1782, khắc in 1885 được xếp ở cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” như là một quyển phụ lục. - Đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh” kể lại việc tác giả được triệu gấp từ Hương Sơn ra Thăng Long để chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán. II. Đọc – hiểu văn bản : 1/ Chủ đề : Đoạn trích ghi lại bức tranh hiện thực quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa quyền uy, thế lực của Trịnh phủ một cách chân thực sắc sảo, đồng thời cho chúng ta hiểu rõ thái độ của tác giả đối với danh vọng thể hiện nhânc cách cao đẹp của danh y Lê Hữu Trác. 2/ Phân tích : a. Bức tranh hiện thực của phủ chúa Trịnh - Quang cảnh ở phủ chúa cực kì xa hoa, tráng lệ lại thâm nghiêm  quyền uy tột bậc của nhà chúa. + Cách bài trí, trang trí nơi phủ chúa: Đồ nghị trượng sơn son thếp vàng … tất cả mọi thứ đều bằng vàng  xa hoa, xa xỉ. + Hành động: Lệnh truyền vào phủ gấp, cáng chạy như ngựa lồng, tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường …  uy quyền. + Khi vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa … ai muốn vào phủ phải có thẻ trình báo. + Vườn hoa phủ chúa : cây cối, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa hương … Trang 2 / 30 Hoạt động của GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG Hoạt động 2 : - Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà em cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Hoạt động 3 : - Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này? + Bên trong phủ là người nhà. Đại đường, Quyển hồng, Gác tía … những đồ đạc mà nhân gian chưa từng thấy. + Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa: “mâm vàng, chén bạc”, của ngon vật lạ …  bấy giờ mới biết phong vị của các nhà đại gia + Tác giả sáng tác thơ : Lính nghìn cửa, vác đòng nghiêm nhặt Cả trời Nam sang nhất là đây ! + Chúa Trịnh luôn luôn có “Phi tần chầu trực xung quanh” … + Căn phòng không có ánh sáng của khí trời mà chỉ thắp nến sáp  tối tăm + Thế tử bị bệnh : có đến 7, 8 thầy thuốc phục dịch và luôn có người hầu. + Thế tử 5,6 tuổi: cụ già phải lạy 4 lạy trước, sau đó…  chua chát. Khen “ông này lạy khéo”  mỉa mai. … => Phơi bày cuộc sống xa hoa giá trị hiện thực sâu sắc. b. Thái độ, tâm trạng của tác giả : - Tác giả nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang …. thực khác hẳn người thường”. - Vịnh bài thơ tả cảnh phủ chúa: gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc … “Cả trời nam sang nhất là đây!”. - Mời cơm: của ngon vật lạ… bây giờ tôi mới biết phong vị đại gia. - Nhận xét về bệnh Thế Tử  Nguyên nhân bệnh vì Thế Tử ở trong chốn màn che trướng phủ, thiếu khí trời và không khí tự do, ăn quá no, mặc quá ấm nên phủ tạng yếu đi. => Thái độ dửng dưng xa lạ, xem thường … * Thái độ, tâm trạng của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thái tử : - Ông hiểu rõ bệnh của Thái Tử, đưa ra luân giải hợp lí, có cách chữa bệnh đúng  nhưng sợ hiệu quả ngay  tin dùng (công danh)  Trang 3 / 30 Hoạt động của GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG Hoạt động 4 : - Theo em, bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.  ông định chữa bệnh cầm chừng (cho thuốc vô thưởng, vô phạt)  sợ trái y đức, trái lương tâm, phụ lòng ông cha . => Cuối cùng : lương tâm, phẩm chất trung thành đã chiến thắng  chữa bệnh thái tử. * Kết Luận : - Tác giả là thầy thuốc giỏi, có kiến thức y học, già dặn kinh nghiệm. - Là thầy thuốc có lương tâm, đức độ. - Phẩm chất cao quý : khinh thường danh lợi  Nhân cách đáng trọng  Nhà nho có khí tiết, quan điểm sống trong sạch, thanh tao  Về núi. 3/ Nghệ thuật : - Nghệ thuật viết kí sự chân thực, sắc sảo. - Cách ghi chép, kể lại câu chuyện : chân thực, chi tiết, cụ thể, khách quan …  Tạo ra “bức tranh phủ chúa”. - Ngòi bút viết kí sự rất sắc sảo: dùng những chi tiết đắt… * Luyện tập : So sánh “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ trong “Vũ Trọng tùy bút” (Lớp 9) Tiết : …………. TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. - Có ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. Trang 4 / 30 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài học C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi phát vấn. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV – HọC SINH KIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG Hoạt động 1 : Hoạt động 2 : Hoạt động 3 : I. Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội: Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện sau : 1/ Trong thành phần của ngôn ngữ có những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng. - Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu …) - Các tiếng (tức các âm tiết) do sự kết hợp của các âm và các thanh theo những qui tắc nhất định như : nhà, cây, người, thủy, chiến, vô … - Các từ như : đất, nước, đẹp, xe đạp, máy bay, cà chua … - Các ngữ cố định như : thuận buồm xuôi gió, nước đổ đầu vịt … 2/ Tính chung còn thể hiện ở các qui tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. - Qui tắc cấu tạo các kiểu câu. - Phương thức chuyển nghĩa từ (chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh). Trang 5 / 30 Hoạt động của GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân : Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở các phương diện sau : 1. Giọng nói cá nhân. Vd : SGK 2. Vốn từ ngữ cá nhân. Vd : SGK 3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc. Vd : SGK 4. Việc tạo ra các từ mới. Vd : SGK 5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo qui tắc chung, phương thức chung. III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân : Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ hai chiều. + Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác. Muốn tạo ra lời nói (khi nói, khi viết) để thỏa mãn nhu cầu biểu hiện và giao tiếp trong những tình huống cụ thể. Mỗi cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung (từ) và vận dụng các qui tắc hoặc phương thức chung. Mặt khác, khi nghe, khi đọc, mỗi cá nhân cầnh tiếp nhận, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giao tiếp trong lời nói của người khác, lúc đó, cá nhân cũng cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung, những qui tắc và phương thức chung của ngôn ngữ. Hơn nữa, chính những sự biến đổi và chuyển hóa diễn ra trong lời nói cá nhân dần dần góp phần hình thành và xác lập những cái mới trong ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn ngữ chung phát triển. Vd : Qui tắc cấu tạo câu đơn gồm 3 phần : Trạng ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ được thực hiện qua câu thơ đầu tiên trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du : “Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh, khéo là ghét nhau”. Trang 6 / 30 Tiết : …………. ĐỌC VĂN TỰ TÌNH (Bài 2) Hồ Xuân Hương A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Hiểu được đặc trưng thơ Nôm đường luật và tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị nhưng giàu sức biểu cảm, tinh tế. - Thấy được tâm trạng buồn tủi, phẫn uất của nhà thơ trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống trong thơ bà. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài học C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo viên phát vấn, học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG Hoạt động 1 : Hoạt động 2 : I. Tiểu dẫn : SGK II. Đọc - hiểu văn bản : 1/ Chủ đề : Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất của nhà thơ trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của Hồ Xuân Hương. 2/ Thể loại : TNBCĐL Trang 7 / 30 Hoạt động của GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG 3/ Phân tích : a. Hai câu đề : “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” Tác giả chọn yếu tố thời gian : đêm khuya  vắng tĩnh nghệ thuật lấy động tả tĩnh  vắng lặng  nghe rõ “văng vẳng tiếng trống”  cô đơn. “Cái hồng nhan” : ẩn dụ người con gái tài hoa, nhan sắc. Nghệ thuật đảo ngữ “trơ” giữa lên đầu, câu càng nhấn mạnh cụ thể hoá “Cái hồng nhan”  tâm trạng rối bời thời gian qua nhanh Tuổi xuân tàn phai cơ hội tìm hạnh phúc không còn  cô đơn. b. Hai câu thực : “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” Nữ sĩ tả cảnh để ngụ tình  Nàng tìm đến rượu mong say để tìm quên nhưng càng uống lại càng tỉnh, lại càng đối diện với nỗi cô đơn -> “hồng nhan bạc phận”, vầng trăng được ví như tình duyên và hạnh phúc, vậy mà vầng trăng ấy vẫn khuyết chưa tròn. c. Hai câu luận : “ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” Hình ảnh ẩn dụ, mượn thiên nhiên để tả tình: “rêu” nhỏ nhưng vẫn vươn lên không chịu khuất phục, nó phải “xiên ngang mặt đất” . Động từ mạnh “đâm toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, phản kháng của nữ sĩ. d. Hai câu kết : “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con” Nói lên tâm trạng chán chường buồn tủi của nhà thơ. Ngán là chán ngán, là ngán ngẩm. “xuân đi xuân lại lại” là cái vòng luẩn quẩn của tạo hóa. Câu cuối sử dụng nghệ thuật tăng tiến, đây không phải là khối tình, không là cuộc tình mà là mảnh tình, tức là bé, nhỏ. Mảnh tình bé Trang 8 / 30 Hoạt động của GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG nhỏ lại bị san sẻ nên chỉ còn “tí con con”. Đó là tâm trạng của kẻ làm lẽ, nhưng đó cũng là nỗi lòng chung của người phụ nữ trong xã hội xưa khi mà hạnh phúc, với họ luôn là chiếc chăn hẹp. 4/ Nghệ thuật : Thơ Đường luật với bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà cũng rất tinh tế. Tiết : …………. ĐỌC VĂN CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu) Nguyễn Khuyến A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Hiểu được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và nghệ thuật sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến. - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thu qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo. - Thiết kế bài học C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo viên phát vấn, học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới. Trang 9 / 30 Hoạt động của GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG Hoạt động 1 : Hoạt động 2 : Hoạt động 3 : I. Tiểu dẫn : SGK II. Đọc - hiểu văn bản : 1/ Chủ đề : - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu – làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ. 2/ Phân tích : a. Hai câu đề : “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” Cảnh sắc mùa thu đẹp, dịu nhẹ, thanh sơ được thể hiện ở những hình ảnh đầy sức gợi cảm : hình ảnh ao thu : ao mùa thu, nước trong veo, trời xanh ngắt, lá vàng. Đường nét, sự chuyển động, sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng  hài hoà  Đặc biệt cảnh sắc trong bức tranh được tạo nên bởi sắc điệu xanh : xanh ao, xanh trời, xanh sóng. Ao thu nhỏ, thuyền câu nhỏ, sóng gợn tí  nét riêng vùng nông thôn Bắc Bộ. b. Hai câu thực : “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” Đó là không gian tĩnh lặng, vắng bóng người. Không gian ấy hiện qua màu sắc xanh ao, xanh trời, xanh sóng và sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao. Không gian ấy còn được tái hiện qua sự chuyển động, một sự chuyển động rất khẽ : sóng gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. Sự chuyển động ấy khẽ đến mức không đủ để tạo âm thanh. Cả bài thơ chỉ có một tiếng động duy nhất  tiếng cá đớp động nhưng là đớp động dưới chân bèo. Từ “đâu” gợi sự mơ hồ, không xác định. Trang 10 / 30 [...]... Trang 11 / 30 BỔ SUNG Tiết : ………… PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận và vai trò của văn nghị luận trong đời sống - Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận - Biết cách lập dàn ý một bài văn nghị luận B PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài học C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo. .. Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài học C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo viên phát vấn, học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi Trang 20 / 30 D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1 Ổn định, kiểm tra sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ 3 Giới thiệu bài học mới Hoạt động của GV - HS Hoạt động 1 : KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I Tiểu dẫn : SGK II Đọc - hiểu văn bản : 1/ Xuất xứ : Bài hát nói được – Nguyễn Công Trứ sáng... cũng là biểu hiện của việc v5d khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của dân gian để khắc họa hình ảnh bà Tú – Một người phụ nữ của công việc, của đời sống (giống như việc dùng các thành ngữ, các từ ngữ quen thuộc) 4/- Nghệ thuật : Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ : sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian Trang 17 / 30 BỔ SUNG... lập luận phân tích - Vận dụng những thao tác lập luận phân tích để phân tích một vấn đề xã hội hay văn học B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài học C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo viên phát vấn, học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1 Ổn định, kiểm tra sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ 3 Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV - HS Hoạt... thố tài năng, làm quan - Mở đầu bài hát nói là câu thơ chữ Hán : Vũ trụ nội mạc phi phận sự”  trọng trách : gánh trách nhiệm chí nam nhi : lý tưởng của kẻ sĩ  tất cả mọi việc trong “trời đất không có việc nào không là của ta” - Tự xưng danh “ông thi văn  tự hào, “tài bộ”  văn võ toàn tài “đã vào lồng”  khuôn khổ phong kiến - “Khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông”  điệp từ khi : liên tiếp đỗ đạt cao... Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và những khao khát của nhà thơ về việc đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài học C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo viên phát vấn, học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1 Ổn định,... TIỆN THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài học C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo viên phát vấn, học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1 Ổn định, kiểm tra sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ 3 Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV - HS Hoạt động 1 : Hoạt động 2 : Hoạt động 3 : KIẾN THỨC CẦN ĐẠT I Tiểu dẫn : SGK II Đọc - hiểu văn bản : 1/ Chủ đề : 2/... ĐỌC VĂN THƯƠNG VỢ Trần Tế Xương A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Hiểu thêm về thể thơ thất ngôn bát cú và cách tiếp cận thể thơ này - Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ : sử dụng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, vận dụng linh hoạt cách diễn đạt của văn học dân gian - Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua tình cảm chân thành mà ông dành cho người vợ của mình B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa, Sách giáo. .. cao, hiểu rộng, làm quan to Từng cầm quân … Ông là người rất tài giỏi văn, võ b Các câu còn lại : Phong cách sống ngất ngưởng khi từ quan Hoạt động của GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT BỔ SUNG Tiết : ………… ĐỌC VĂN BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (Sa hành đoản ca) Cao Bá Quát A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn trong bài thơ qua lớp từ ngữ hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong bài thơ - Nắm được một... Tiết : ………… ĐỌC VĂN CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu) Nguyễn Khuyến A MỤC TIÊU BÀI HỌC : Trang 26 / 30 - Hiểu được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và nghệ thuật sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thu qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài học C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo viên phát vấn, . ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn ngữ chung phát triển. Vd : Qui tắc cấu tạo câu đơn gồm 3 phần : Trạng ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ được thực hiện qua câu thơ. kháng của nữ sĩ. d. Hai câu kết : “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con” Nói lên tâm trạng chán chường buồn tủi của nhà thơ. Ngán
- Xem thêm -

Xem thêm: Giáo án Ngữ văn lớp 11, Giáo án Ngữ văn lớp 11, , Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn : - Lê Hữu Trác 1724 – 1791, biệt hiệu Hải Đọc – hiểu văn bản : 1 Chủ đề :, Quan hệ giữa ngơn ngữ chung và lời nói cá nhân : Tiểu dẫn : SGK I Đọc - hiểu văn bản :, Tiểu dẫn : SGK Đọc - hiểu văn bản : 1 Chủ đề :, Phân tích đề : Phân tích đề là cơng việc trước tiên trong Lập dàn ý : - Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự, Mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích : Cách phân tích : Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm Tiểu dẫn : SGK Đọc - hiểu văn bản : 1 Chủ đề :, Tiểu dẫn : SGK Đọc - hiểu văn bản : 1 Xuất xứ :