1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Báo Cáo Hết Môn Phát Triển Cộng Đồng

40 640 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Tuy nhiên, khác với những lần thực hành trước chúngtôi phải là những người chủ động trong quá trình trợ giúp cho thân chủ khi họ gặpnhững vấn đề khó khăn cần sự can thiệp, với việc thực

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Sau 45 tiết học trên lớp được thầy cô truyền đạt bằng những kiến thức mangtính lí thuyết thì cuối cùng nhóm chúng tôi đã được khoa Công Tác Xã Hội tạo điềukiện cho tất cả sinh viên lớp Đ13CT để hiểu rõ hơn về môn học thông qua hình thứcthực hành thực tế để áp dụng những kiến thức đã được học trên lớp cũng như vận dụng

Trang 2

các kĩ năng mềm trong suốt quá trình học và thực tập các môn học như tham vấn cánhân và gia đình, CTXH cá nhân và gia đình, CTXH nhóm Vì là môn học thứ 4 được

đi thực hành sau 3 môn kể trên nên chúng tôi đã phần nào có nhiều kĩ năng để vậndụng vào quá trình thực hành Tuy nhiên, khác với những lần thực hành trước chúngtôi phải là những người chủ động trong quá trình trợ giúp cho thân chủ khi họ gặpnhững vấn đề khó khăn cần sự can thiệp, với việc thực hành lần này, đây cũng là đầutiên chúng tôi đi đến cộng đồng và cùng với người dân trong cộng đồng cùng nhau giảiquyết những vấn đề đã và đang tồn tại trong chính cộng đồng để cùng nhau tìm ra vấn

đề ưu tiên nhất để giải quyết Đó thực sự là thách thức lớn đang chờ đợi cả nhómchúng tôi Hy vọng chuyến hành trình này sẽ để lại cho chúng tôi nhiêu kỷ niệm, nhiềukiến thức, va chạm nhiều trong thực tế sẽ khiến chúng tôi trưởng thành hơn

Nhóm chúng tôi gồm 15 thành viên, mang trong mình những hành trang là kiếnthức đã học, đã đến và cùng làm việc tại Ấp Thới Tây 1, Xã Tân hiệp, huyện HócMôn, một vùng ngoại thành với những con đường quanh co, còn nhiều sỏi đá, nơi cónhững con người với nhiều tính cách khác nhau và chúng tôi hoàn toàn chưa hề biếtđến họ Đó là 1 khó khăn thực sự đòi hỏi phải vận dụng tất cả các kĩ năng đã được học

để bước đầu tạo lập mối quan hệ cùng người dân cũng như tiến hành thực hiện các tiếntrình môn Phát triển cộng đồng vào thực hành

Ai cũng sống trong một cộng đồng nên sẽ ý thức rõ những khó khăn cũng nhưnhững vấn đề nhức nhối mà trong lòng mỗi cộng đồng phải đối mặt Ở đó người dânvẫn đang sống chung với những vấn đề và hình thành như thói quen, họ bỏ qua nó vìkhông thể giải quyết được hoặc có thể giải quyết nhưng vì những bất đồng cá nhân đãlàm họ không có tiếng nói chung và từ đó bỏ qua nó Sau một thời gian tiếp xúc, cũngnhư qua nhiều lần trò chuyện với người dân ( mục đích là lấy thêm nhiều thông tin )

Chúng tôi cùng người dân đã chọn được vấn đề “Tuyên truyền về phòng chống dịch

bệnh sốt xuất huyết và Zika” là vấn đề ưu tiên để cùng lên kế hoạch và thực hiện.

Tất cả diễn biến và nội dung của cuộc hành trình “Phát triển cộng đồng” sẽ

được chúng tôi trình bày chi tiết trong phần báo cáo dưới đây Tuy báo cáo sẽ khôngtránh khỏi những thiếu sót và có thể bài báo cáo này không được hoàn hảo, nhưngchúng tôi vẫn tự hào và đây chính là sản phẩm một tháng 12 ngày làm việc và cốnghiến

Trang 3

Để được những cơ hội thực hành và hoàn thành bài báo cáo này, nhóm sinhviên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chính quyền, cán bộ xã Tân Hiệp chịTrần Thị Phương – Phó chủ tịch xã tân Hiệp cùng người dân tại xã Tân Hiệp đã tạođiều kiện; cũng không quên cảm ơn cô Trần Thị Mận - trưởng trạm y tế xã Tân Hiệp

và chú Liêm - Trưởng ấp Thới Tây 1, Ban điều hành ấp Tân Thới 3 đã tận tình giúp đỡ

và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm sinh viên hoàn thành đợt thực hành thực tế lần này

Nhóm cũng xin cảm ơn quý thầy cô khoa Công Tác Xã Hội, đặc biệt là thầyNguyễn Minh Tuấn, cô Trịnh Thị Thương đã trực tiếp hướng dẫn nhóm chúng tôitrong suốt thời gian thực hành và hoàn thành bài báo cáo này

I TỔNG QUAN VỀ ẤP TÂN THỚI 1, XÃ TÂN HIỆP, HUYỆN HÓC MÔN, TP

HỒ CHÍ MINH

1.1 Đặc điểm tự nhiên

Xã Tân Hiệp là một trong 11 xã thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh nằm

về hướng Bắc Tây Bắc thành phố Kinh tế chính là nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp,dịch vụ và buôn bán nhỏ Dân số nằm 2012 là khoảng 26.371 người Xã tiếp giáp vớicác xã Tân Thới Nhì, Thị trấn Hóc Môn, Thới Tam Thôn, Bình Mỹ (Củ Chi) Hiệnđang công nghiệp hóa khá nhanh, nhiều xí nghiệp và công ty đầu tư tại địa phương

Trang 4

Bản đồ xã hội xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh

Tổ 1 thuộc ấp Thới Tây 1 xã Tân Hiệp, Tp Hồ Chí Minh nên cũng có điều kiện tựnhiên và điều kiện khí hậu mang đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ và khí hậu cậnxích đạo

Bản đồ xã hội ấp Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn

Ấp Thới Tây 1 có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp ấp Tân Hòa

Trang 5

- Phía Tây giáp đồng ruộng ấp Tân Thới 3

- Phía Bắc giáp Tân Thạnh Đông – Củ Chi

- Phía nam giáp ấp Thới Tây 2

- Diện tích tự nhiên là 382,936 ha

- Trên địa bàn dân cư có 3 chùa, 2 miễu, 1 tịnh thất (Giác Huê – Lá – Cô Si –Tây V Mẫu – Ba Cây Dầu – Diệu Không)

1.2 Khí hậu, thời tiết

Về khí hậu, mang đặc trưng chung của khí hậu vùng Nam Bộ là nhiệt đới giómùa với hai mùa mưa và mùa khô tương phản nhau rõ rệt Mùa mưa bắt đầu vàokhoảng tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Nhiệt độ ở khu vực tổ 3 phường Tân Chánh Hiệp thuộc loại cao, liên tục quanh năm

và khá ổn định Đỉnh của mùa nắng nóng là 40oc và thấp nhất khoảng 16oc vào mùamưa mát Trung bình nhiệt độ là 27oc Hướng gió chủ yếu là hướng Đông Nam (vàomùa khô) và Tây Nam (vào mùa mưa) Tốc độ gió trung bình là 3m/s

1.3 Về dân cư

- Cư dân ở đây phần đa là cư dân gốc, sinh sống lâu đời tại địa bàn Hiện nay thì sốlượng dân nhập cư cũng tăng lên đáng kể trên địa bàn Ấp có 21 tổ nhân dân, 1166 hộvới 5062 nhân khẩu Trong đó tạm trú là 342 hộ với 1348 nhân khẩu

- Người dân ở đây chủ yếu làm về nông nghiệp, dịch vụ và buôn bán nhỏ, một số ít đi

làm công nhân tại các công ty xí nghiệp đóng trên địa bàn.

- Hiện tại toàn ấp có 18 hộ nghèo giảm 52,63% so với năm 2013; có 40 hộ cận nghèogiảm 32,2% so với năm 2013

Trang 6

nữ, Đoàn thanh niên, ND, NCT, CCB là lực lượng cốt cán hùng mạnh của ấp, vậnđộng nhân dân thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương, tuyêntruyền nhân thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đại đoàn kết ở khu vực dân cư”.

Tổ đại biểu hội đồng nhân dân có 4 đại biểu, trong năm tiếp xúc 6 lần, trên 850lượt bà con dự họp để báo cáo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân và trả lời những ý kiến của cử tri, đồng thời nắm những thông tin, kiến nghịcủa cử tri để tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã giải quyếtnguyện vọng thỏa đáng của bà con nhân dân

II TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

2.1 Xâm nhập cộng đồng

Xâm nhập công đồng được xem như là bước đi đầu tiên góp phần mang đến sựthành công trong việc phát triển cộng đồng tại địa phương Do đó theo nhóm, ấn tượngban đầu là điều vô cùng cần thiết, làm tốt điều này sẽ tạo nên một bước thuận lợi tiếptheo cho nhóm trong cả quá trình ở và làm việc tại cộng đồng Do đó ngay từ khinhận được kế hoạch của Khoa, nhóm đã tiến hành tổ chức họp nhóm để bầu ra nhómtrưởng và nhóm phó, thư ký và thống nhất một số ý kiến và đưa ra kế hoạch chonhững ngày tiếp theo

Theo như kế hoạch của Khoa đã lập ra là ngày 28/10/2016 sẽ bắt đầu, vàngày kết thúc là 30/11/2016 nhưng do một số khó khăn mà nhóm gặp phải nên nhóm

đã xin các thầy cô cho dời thời gian kết thúc vào một ngày khác Do đó, để kịp theotiến độ thực hành, ngày 6/11/2016 nhóm có xuống gặp chính quyền xã để xin thựchành tại ấp Thới Hiệp 2, xã Tân Hiệp Tuy nhiên do gặp phải một số khó khăn nênngày 7/11/2016 chị Trần Thị Phương – Phó chủ tịch xã Tân Hiệp đã tạo điều kiện, hỗtrợ nhóm sinh viên về Trạm y tế xã Tân Hiệp để được hướng dẫn và giới thiệu địabàn cho sinh viên thực hành Và ngày hôm sau (8/11/2016) nhóm sinh viên đã gặp côTrần Thị Mận - Trạm trưởng y tế để nói chuyện làm quen, cũng như trình bày một sốcông việc nhóm phải thực hiện trong chuyến đi thực tế này như đã liên hệ trước CôMận là người rất nhiệt tình, khi biết chúng tôi là những sinh viên ngành công tác xãhội đến và làm việc với xã mình Vì cô là một người rất thích hoạt động công tác xãhội nên nghe tới sinh viên công tác xã hội cô rất quý mến Cô sẵn sàng cung cấp chochúng tôi khá nhiều thông tin liên quan đến xã mà đặc biệt là Ấp Thới Tây 1 Sau

Trang 7

buổi gặp mặt với cô Mận, cả nhóm chúng tôi có tâm trạng rất thoải mái, xem như đãtrút đi được phần nào gánh nặng trong lòng Sau đây là một đoạn hội thoại ngắn cuộctrò chuyện của nhóm chúng tôi với cô Mận:

Cô Mận: Các em là sinh viên của trường nào vậy, nay là sinh viên năm mấy rồi mà

Nhóm sinh viên: Dạ trường của chúng em ở quận 12, chạy xe máy từ trên trường

xuống đây cũng tầm khoảng 30 phút ạ

Cô Mận: Các em đây là học bên ngành gì? Mà nhóm các em gồm có bao nhiêu bạn? Nhóm sinh viên: Dạ chúng em là học ngành công tác xã hội ạ, nhóm chúng em tất cả

có 15 bạn ạ Ủa mà cô làm ở trạm y tế của mình được lâu chưa cô

Cô Mận: Cô làm ở đây cũng hai mấy năm rồi đang tính nghỉ hưu mà chưa có người

Cô Mận: Nay các em xuống đây thực hành thì bên xã có gọi điện báo trước với cô

một tiếng rồi nhưng do cô có việc bận nên không dẫn các em xuống được nên cô cónhờ chị Xuyến ngày mai đi các em tập trung ở trạm y tế rồi chị Xuyến sẽ dẫn các emđến gặp chú Liêm là trưởng ấp ở đó, cô có gọi điện thoại báo trước rồi

Nhóm sinh viên: Dạ ngày mai mấy khoảng mấy giờ tập trung là được hả cô?

Cô Mận: Tầm 14h các em có mặt ở trạm đi.

Nhóm sinh viên: Dạ em cám ơn cô ạ, vậy thôi giờ nhóm chúng em xin phép ra về ạ.

Cô Mận: Rồi các em về

Trang 8

Bước tiếp theo chúng tôi phải thực hiện đó chính là gặp mặt chính quyền địaphương Rất tiếc là hôm đó cô Mận bận nên không dẫn cả nhóm đi được nhưng cô cónhờ chị Xuyến dẫn xuống văn phòng ấp, cô Mận đã gọi điện thoại cho chú Liêm(Trưởng ấp Thới Tây 1) nói rõ mục đích của nhóm trước rồi nên nhóm chúng tôicũng cảm thấy yên tâm và tự tin hơn Sau khi nhóm trình bày mục đích và nội dungthực hành thì chú Liêm cũng đồng ý hướng dẫn nhóm và đưa nhóm xuống khảo sátđịa bàn ấp chú dẫn cả nhóm vô tổ 1 và gặp Chị phó ấp, chú nhờ Chị phó ấp dẫn cảnhóm đi một vòng quanh ấp.

Và như vậy thì cuối cùng thì nhóm chúng tôi cũng nhận được sự giúp đỡ từChị phó ấp Qua quá trình trao đổi với chị, chúng tôi nhận thấy địa bàn Tổ 1 cũng khá

an ninh và đời sống cũng được đảm bảo

Thế là buổi gặp mặt đầu tiên với chính quyền địa phương cũng đã xong, saunhiều ngày lo lắng và chuẩn bị, bây giờ thì nhóm chúng tôi đã phần nào cảm thấy nhẹnhõm Cô phó ấp cũng cung cấp cho nhóm một số tài liệu liên quan đến dân cư, vănhóa, xã hội địa bàn tổ khu phố và phường cho nhóm tham khảo

Để tiếp tục quá trình, chúng tôi có một buổi tối ngồi lại với nhau để lên kếhoạch thực hành, đồng thời soạn ra sẵn công việc cũng như nội dung quan trọng nổibật của môn học phát triển cộng đồng ra giấy nhằm mục đích khi ra mắt địa phương,nhóm sẽ tự tin hơn trong việc chia sẻ

2.2 Khảo sát, tìm hiểu cộng đồng

Trao đổi với Chị phó ấp chúng tôi được biết đa phần các hộ gia đình ở đây đều

có người ở nhà vào ban ngày nhưng là người già và trẻ nhỏ, chỉ có một số ít hộ làvắng hết Vào ngày 14/11/2016, chị phó ấp sẽ giúp chúng tôi đi đến nhà người dântrong ấp để hỏi thăm lấy một số thông tin về vấn đề của ấp Và ngay hôm đó, chúngtôi đã chuẩn bị cho mình những câu hỏi cần hỏi khi tiếp xúc với người dân Các câuhỏi mà nhóm chuẩn bị sẵn:

Thời gian sinh sống tại đây?

Bao nhiêu thành viên trong gia đình? Lao động chính là ai? Làm gì?

Có thuộc gia đình chính sách hay không?

Có tham gia các chương trình vay vốn, hội thảo, truyền thông, dạy nghề của xã hay không?

Cảm thấy vấn đề an ninh ở đây như thế nào?

Trang 9

Còn hệ thống chiếu sáng, người dân đã hài lòng hay chưa?

Vấn đề đường xá cô/chú cảm thấy như thế nào?

Hộ gia đình mình sử dụng nước giếng khoan hay nước máy?

Tình hình xử lý rác thải tại địa phương thế nào?

Người dân có thường hay tham gia các cuộc họp, hội thảo đóng góp ý kiến hay không?

Người dân thấy tại đây còn vấn đề gì chưa tốt, cần khắc phục hay không?

Sau đây là một đoạn hội thoại ngắn cuộc trò chuyện của nhóm chúng tôi với Chị phóấp:

Chị phó ấp: Các em là sinh viên trường nào đây?

Nhóm sinh viên: Dạ tụi em là sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CS II) ạ Chị phó ấp: Thế trường các em nằm ở đâu?

Nhóm sinh viên: Dạ trường em trên quận 12 á

Chị phó ấp: Có phải trường em ngày xưa lấy tên là trường Trung Cấp Tiền Lương

đúng không?

Nhóm sinh viên: Dạ đúng rồi cô nay mới đổi tên là Đại học Lao động –Xã hội được

mấy năm nay rồi ạ Nay trường cũng đông sinh viên lắm Hiện trường có hơn khoảng

Chị phó ấp: Nếu là vậy thì được! Đâu có vấn đề gì đâu! Tụi em có thắc mắc gì cứ

hỏi cô

Nhóm sinh viên: Dạ tụi em cám ơn Cô rất nhiều ạ! À, mà giờ cô có rảnh không ạ,

cô có thể dẫn tụi em đi một vòng xung quanh tổ của mình được không ạ?

Chị phó ấp: Được chứ Vậy chúng ta đi luôn ha.

Nhóm sinh viên: Dạ

Chị phó ấp: Các em cứ đi thẳng con đường này đi hết đường này là tổ 1, tổ một chỉ

có 60 hộ dân thôi, người dân ở đây chủ yếu là làm công ty hoặc chăn nuôi là chính,những giờ này thừng thì là người già và trẻ nhỏ ở nhà thôi

Nhóm sinh viên: Dạ, cô ơi giờ cô có thể dẫn tụi em vô một số nhà dân để tụi em

thăm dò ý kiến và hỏi một số thông tin được không ạ

Chị phó ấp: Được chứ để cô dẫn các em vô nhà chị này.

Nhóm sinh viên: Dạ

Trang 10

Chị phó ấp: Các em đi theo chị đi đến nhà dân, chị dẫn từng có nhóm nhỏ vào từng

tổ như đã phân công

Nhóm sinh viên: Em chào chị ạ.

Người dân: Chào các em.

Chị phó ấp: Đây là tụi nhỏ sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), nay

các em xuống tổ mình thực hành một tháng, nếu các em có cần giúp đỡ thì chị nhớ

hỗ trợ các em nó nha

Người dân: tui có biết gì đâu mà hỗ trợ (cười)

Nhóm sinh viên: Dạ chị ơi tụi em chỉ hỏi một số thông tin cơ bản thôi không có gì

đâu ạ

Người dân: À thì chị biết gì thì chị trả lời cho.

Nhóm sinh viên: Chị thấy cuộc sống người dân ở đây như thế nào ạ? An ninh ở đây

có ổn định không chị

Người dân: Cuộc sống người dân ở đây thì cũng ổn định, do tổ mình là dân định cư

lâu năm nên an ninh cũng ổn định

Nhóm sinh viên: Em thấy ở đây nhiều nhà có nhiều cây xanh và các chậu hoa, với

lại nãy tụi em đi trên đường thấy có nhiều chỗ vẫn còn nhiều vũng nước đọng lạilắm chị, không biết ở đây có nhiều muỗi không ạ

Người dân: Ôi trời ở đây nhiều muỗi lắm em, cứ chiều tối là bắt đầu thấy muỗi à Nhóm sinh viên: Vậy ở đây tổ mình có được phun thuốc hay tẩm mùng để trừ muỗi

không chị

Người dân: Ở đây thì năm có lần thôi em, còn nhà nào muốn thì tự phun thôi.

Nhóm sinh viên: Ở đây mỗi lần có mưa lớn nhà mình có bị nước vô sân không chị,

tại em thấy sân nhà mình cũng hơi thấp đấy ạ

Người dân: Lâu lâu cũng ngập, nhưng hết mưa nước lại rút xuống á.

Nhóm sinh viên: Dạ, chắc nhà mình hay phát quang xung quanh nhà lắm ha chị,

em thấy nhà mình cũng thoáng mát, nhiều cây xanh

Người dân: Rảnh thì mới làm được vậy thôi chứ nhiều khi bận rộn cũng đâu ai dọn

dẹp đâu

Chị phó ấp: Nhà này hay có đoàn phim đến đây đóng lắm như có đoàn phim của

Chú Hoài Linh, Chí Tài

Nhóm sinh viên: À hèn gì tụi em thấy cảnh quen quen, nhất là cái nhà á.

Người dân: Đóng phim Ra Giêng Anh Cưới em đó, nhiều phim lắm.

Nhóm sinh viên: Dạ

Sau khi trò chuyện với một số hộ dân xong cả nhóm có nhờ chị phó ấp vẽ giúp

sơ đồ xã hội nhưng chị nói chị không biết vẽ và chị bận lắm, nên chị sẽ dẫn các em đithêm một vòng nữa quan sát cho kỹ, chị nói ở thì các em vẽ theo hình chữ L, có mấykhúc cua thì có hẻm vô mấy nhà hộ dân trong đó thôi à, nên cũng đơn giản lắm các

em để ý kỹ là sẽ tự vẽ được thôi Thế là chúng tôi kết thúc một ngày đi khảo sát và

Trang 11

tìm hiểu cộng đồng với biết bao thông tin thu thập được, tuy cả nhóm ai cũng mệtnhưng ai cũng vui, vui vì sự nhiệt tình của chị phó ấp, người dân ở đây thân thiện hòađồng, có gia đình còn hái khế cho chúng tôi ăn, còn kêu các em cứ hái đem lêntrường ăn đi, chứ ở đây cũng không ai ăn đâu mà, địa hình đi lại dễ dàng, chínhquyền địa phương giúp đỡ tận tình như cho mượn ghế, bàn chuẩn bị cho buổi họpdân Đó là những thuận lợi ban đầu của nhóm Bên cạnh đó nhóm còn gặp phải một

số khó khăn như là một số hộ dân vẫn chưa hợp tác lắm do họ thấy nhóm sinh viênchúng tôi còn nhỏ nên chưa có sự tin tưởng và có thể là làm phiền đến họ nên họcũng ngại tiếp xúc, có một số nhà thì đi vắng không có ai ở, kinh nghiệm thực tếchưa nhiều, kỹ năng giao tiếp chưa tốt và thời gian có hạn nhưng nhóm sẽ cố gắngkhắc phục và học hỏi kinh nghiệm cho những chuyến đi lần sau

2.3 Xử lý, phân tích thông tin

Sau những ngày đi khảo sát và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau(UBND Xã, trạm y tế trưởng chú trưởng ấp,đặc biệt là người dân), nhóm đã

thu được khá nhiều thông tin như đã trình bày ở phần “Tổng quan về cộng đồng”

và sau khi tìm hiểu được thông tin về cộng đồng nhóm quyết định lựa chọn tổ 1 của

ấp Thới Tây 1 để tiến hành các hoạt động của đợt thực hành lần này Một số vấn đề

mà nhóm đã xác định được ở cộng đồng như là: nước sạch, cống thoát nước, rácsinh hoạt, vệ sinh môi trường và thông tin về các dịch bệnh Zika

2.3.1 Bản đồ xã hội

Trang 12

2.3.2 Sơ đồ dịch vụ

2.3.3 Các vấn đề của địa phương

1 Vấn đề nước sạch của

địa phương

- Các gia đình chủ yếu là dùng nước giếng khoan, đểnấu ăn, sinh hoat

- Một số hộ dân nuôi bò nên nguồn nước không được sạch

- Số còn lại thì cho là nước bị nhiễm phèn vẫn dùng được

- Hầu hết các gia đình có đăng ký dùng nước sạch

-Ô nhiễm nguồn nước ngầm: xuất hiên nhiều nhà máy xínghiệp, hộ kinh doanh ở trên địa bàn và các địa bàn lân cậngây ô nhiễm mạch nước ngầm

2

Vấn đề tuyên truyền

về bệnh Zika và Sốt

xuất huyết

- Ở huyện Hóc Môn đã có 3 ca bị nhiễm virus Zika

- Mỗi tuần có từ 1 – 2 ca bị nhiễm Sốt xuất huyết

- Một số các hộ gia đình vẫn cho phát hoang bụi rậm, cònnhiều lu nước đọng

- Người dân không có nhiều thông tin về bệnh Zika

- Buổi tối ở địa phương có rất nhiều muỗi

Trang 13

2.3.4 Phân tích các vấn đề của địa phương

về sử dụng

Người dân đã dăng kí sử dụng nước sạch

Ô nhiễm nguồn nước ngầm: xuất hiện nhiều nhà máy, xínghiệp, hộ kinh doanh tự phát ở địa bàn và các địa bàn lân cận gây

ô nhiễm mạch nước ngầm

Nhiều gia đình có chăn nuôi bò nên cứ đến mùa mưa là phân

bò bị nước mưa hòa tan ngấm xuống lòng đất mà người dân lại sửdụng nước giếng khoan nên nguồn nước đó rất có hạn cho sứckhỏe

Người dân sử dụng trực tiếp nước giếng khoan chưa được khửtrùng và lọc sạch, trong nước lại bị nhiễm chì và phèn gây ảnhhưởng đến sức khỏe nếu dùng lâu dài

từ giếng mà không trải qua quá trình lọc hay xử lý làm sạch

Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao vẫn cònnhiều hộ dân vứt rác bừa bãi, các xí nghiệp thải nước bẩn trực tiếpxuống kênh, mương mà không xử lý, các biện pháp khắc phục ônhiễm của chính quyền được đưa ra nhiều nhưng thực hiện chưatriệt để

Một số đồng hồ nước sạch ở các hộ gia đình vẫn chưa hoạtđộng được nên vẫn sử dụng nước giếng khoa chưa qua làm sạch.Hậu quả:

Nếu cứ tiếp tục khoan giếng để lấy nước sinh hoạt sẽ làm chocác mạch nước ngầm trong lòng đất cạn kiệt

Đồng thời sử dụng nước ô mjieexm sẽ làm tăng tỷ lệ ngườimắc các bệnh cấp và mãn tính như viêm màng kết, tiêu chảy, ungthư, Người dân sử dụng nước nhiễm chì và phèn lâu ngày có thể

Trang 14

mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây ra bệnhxanh da, thiếu máu, gây ung thư nghiêm trọng cho các cơ quan nộitạng Ngoài ra trong nước ô nhiễm có vi khuẩn, ký sinh trùng cácloại là nguyên nhân gây ra các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun,sán,

Biện pháp:

Cần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệnguồn nước, thực hiện nhiều loại hình truyền thông trong giáo dục,vận động các buổi họp dân để mọi người có thể hiểu biết đượcmức độ nguy hiểm từ việc ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môitrường Chính quyền cần quan tân hơn nữa đến đời sống và sứckhỏe của người dân từ đó có chương trình, phương án phòngchống những dịch bệnh lên quan đến nước, xây dựng khu lọcphèn

Đặc biệt là lắp đồng hồ nước qua hệ thống nước sạch để có thể

sử dụng nguồn nước sạch đã qua xử lý một cách an toàn, tiện lợi.Nhà máy nước Tân Hiệp đã được xây dựng xong và đang đượcđưa vào sử dụng từ ngày 22-11-2016

Khả năng thực hiện:

Tổ chức các điểm lọc nước phèn: không khả thi vì địa phươngkhông có kinh phí,

Lắp đặt hệ thống nước sạch: khả thi vì nhà máy nước Tân Hiệp

đã đi vào hoạt động và hầu hết các hộ dân đều đã được trang bịđồng hồ nước sạch được mọi người dân đồng ý và ủng hộ

Trang 15

Người dân chỉ biết về bệnh Zika qua thông tin báo, đài phát thanh,thông tin trên các chương trình truyền hình mà chưa được phổbiến trực tiếp.

Không thực hiện đúng các biện phát phòng tránh bệnh Sốt xuấthuyết nên vẫn có nhiều người dân mắc bệnh

Nguyên nhân:

- Do người dân thiếu thông tin về bệnh nên không hiểu rõ cách

phòng tránh

- Bệnh Zika rất dễ lây lan thành dịch nhưng người dân không biết

và có nhiều tin đồn không chính xác gây hoang mang cho ngườidân

- Chưa có các chương trình và hoạt động tuyên truyền cụ thể

Biện pháp và khả năng thực hiện: thực hiện các hoạt động tuyên

truyền để bổ sung kiến thức và thực hiện các hành động diệt muỗi,diệt loăng quăng để không có muỗi mang virus Zika và Sốt xuấthuyết xuất hiện và sinh sôi Người dân rất quan tâm đến vấn đềnày vì trên địa bàn xã đã có người nhiễm Zika cũng như có rấtnhiều người mắc bệnh Sốt xuất huyết, người dân rất hợp tác đểtham gia các hoạt động tuyên truyền và diệt muỗi

Nguyên nhân:

Trang 16

- Diện tích cống nhỏ, đồng thời rác thải trong cống gây nghẽncống.

- Nền nhà người dân thấp hơn so với mặt đường nên mua xuốngnước mưa sẽ trực tiếp chảy vào nhà người dân

- Do các đội thi công lắp đồng hồ nước vào nhà dân nên mặtđường bị đục khoét nghiêm trọng là nước đọng vũng không thoátđược, mưa xuống nữa thì gây tràn

Hậu quả:

- Ngập úng tại các vùng thấp trũng khi mùa mưa kéo dài

- Gây mùi hôi thối khó chịu, nước cống trào lên mặt đất gây khókhăn cho sinh hoạt của người dân

- Là môi trường thuận lợi cho muỗi, ruồi, các côn trùng gây bệnh,chuột bọ cũng sinh sôi nảy nở, là nguyên nhân chính gây ra cáccăn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, nấm tay chân, các bệnhngoài da, cũng như là một trong các nguyên nhân gây nên bệnhZika và Sốt xuất huyết trên địa phương

Biện pháp và khả năng thực hiện:

- Tiến hành lắp đặt thêm các đường ống nước, tu sửa các đườngống bị hư, đặt sai vị trí

- Tiến hành nạo vét cống rãnh

- Khả năng thực hiện không khả thi vì kinh phí rất cao và mấtnhiều thời gian, đồng thời dự án lấp đặt cống và tu sữa đường sẽđược chính quyền thực hiện sau khi đã lắp đặt xong đường ốngdẫn nước sạch vào nhà người dân

4 Vấn đề rác thải

sinh hoạt

Thực trạng:

- Người dân đa số đều bỏ rác tại một điểm và có xe rác đến xử lý

- Có một số người dân ngại điểm tập hợp rác xa nên vứt rác khôngđúng nơi, xe rác không thu rác được nên hình thành một bãi rácnhỏ

- Các bãi rác không được thu gom là điều kiện thuận lợi cho muỗi

và các ổ dịch bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe ngườidân, chiếm diện tích đường đi lại

Nguyên nhân:

- Do thói quen sinh hoạt của người dân

- Ý thức của người dân kém

- Chưa có biện pháp xử lý vi phạm

Biện pháp và khả năng thực hiện:

Tuyên truyền, vận động người dân bỏ rác tập đúng nơi tập trung

để thu gom rác vì chi phí rất thấp và hợp lí (Chi phí 10 - 15nghìn đồng/tháng) Xử lý các trường hợp vứt rác không đúng nơi

Trang 17

Nếu người dân hợp tác và có ý thức hơn thì tính khả thi của vấn đềnày rất cao và địa phương sẽ giải quyết kịp thời.

Phân tích sâu vấn đề tuyên truyền về bệnh Zika và Sốt xuất huyết

Tốn tiền bạc, thời gian, ảnh hưởng đến công việc của người bị nhiễm bệnh

Gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của người dân

Do người đã bị nhiễmvirus Zika lây

Người dân, phụ đang mang thai đã đến vùng đang

có dịch Zika

Chưa phát quang bụi rậm Xả rác bừa bãi, tạo chỗ

ở cho muỗi.

Nhiều lu vại chứa nước

không được vệ sinh, lăng

quăng sinh sống hình

thành muỗi Vũng nước

đọng không được vệ sinh,

nước thải của người dân,

xí nghiệp

Không có các biện pháp chủ động phòng bệnh như:

mặc quần áo màu sáng, dài tay vào ban đêm, ngủ mùng vào ban ngày và đêm

Người bị muỗi Aedesmang virus gây bệnhchích phải

BỆNH ZIKA VÀ SỐT XUẤT HUYẾT

Người dân có sức khỏe tốt để lao động, sản xuất

Trẻ sơ sinh không bị mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika

Sức khỏe của mọi

Trang 18

2.3.5 Kế hoạch họp dân

KẾ HOẠCH HỌP DÂN Thời gian 18h30 phút, ngày 19/11/2016: họp lấy ý kiến người dân vềlựa chọn vấn đề ưu tiên.Địa điểm Tổ 1, Ấp Thới Tây 1, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn,Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hạn chế bệnh Zika và Sốt xuất huyết,không cho chúng phát triển thành

dịch

Không để muỗi chích

Mắc màn ngủ vào ban ngày

và đêm

Mặc quần áo sáng màu dài tay

Hạn chế tiếp xúc với khu vực

có bệnh Zkia Phải có các biện pháp phòng tránh khi tiếp xúc với người bệnh Zika

Tiêu diệt lăng quăng

và muỗi vằn, muỗi

Asdes

Sử dụng thuốc chống muỗi

Phát hoang bụi rậm xung quanh nhà

Thay nước bình bông, bình chứa nước

5 ngày/lần để ngăn chặn trứng muỗi nở

Bỏ rác đúng nơi để nhân viên thu gom rác xử lý, không còn nơi cho muỗi sinh sống

Trang 19

- Người dân trên địa bàn tổ 1, Ấp Thới Tây 1.

- Bà: Lê Thị Mộng Tuyền – Phó trưởng ban nhân dân ẤpThới Tây 1

- Chị Xuyến: đại diện trạm y tế Tân Hiệp

- Đại diện Tổ 1: Cô Anh

- Nhóm sinh viên

Nội dung cuộc họp

- Họp nội bộ tổ 1, Cô Anh đưa ra các vấn đề của tổ đanggặp phải như: giao thông, xe cổ, điện nước, bảo hiểm ytế

- Cô Anh thay mặt tổ báo cáo tổng kết các hoạt động tổ 1trong thời gian qua Kết thúc cuộc họp nội bộ tổ 1

Bạn Khánh Ngân (nhóm trưởng) giới thiệu lại chínhthức nhóm sinh viên tham gia thực hành cộng đồng Sautrình bày lý do của buổi họp; báo cáo tình hình trên địa bàncùng những phân tích các vấn đề khảo sát được (chính lànhững vấn đề chung của cộng đồng cần được giải quyết).Trình bày và phân tích những vấn đề nhóm đã khảo sátđược cho người dân và tiến hành lấy ý kiến của người dân

Kết quả lựa chọn Người dân đồng tình lựa chọn vấn đề “Tuyên truyền vềphòng chống dịch Zika và cách phòng tránh”

Dự trù kinh phí thực hiện

- Giấy A0 + Viết: 60.000đ

- In thư mời: 40.000đ-Hoa Tươi: 50.000đ

- Nước + trái cây: 150.000đ

=>Tổng cộng: 300.000đ

Để chuẩn bị cho buổi họp dân, nhằm tránh những thiếu sót, ngày 15/11/2016nhóm sinh viên chúng tôi đã cùng nhau tiến hành phác thảo bản đồ xã hội và lập bảnglược sử cộng đồng trên giấy A0 Cùng nhau thảo luận xem xét lại các vấn đề, nghiêncứu và lập những cây vấn đề cũng như cây mục tiêu cho từng vấn đề đó Cũng nhờ chịAnh và nhóm cộng tác viên của cô về việc đôn đốc vận động người dân đi họp vàobuổi tối ngày 19/11/2016 vì đây là vấn đề chung, lợi ích cũng như trách nhiệm chungcủa cộng đồng

2.4 Họp dân, xác định vấn đề và lên kế hoạch thực hiện

Trang 20

Ngày 26/12 sau khi kết thúc tiết học trên lớp đúng 17h15’ cả nhóm tập trung ởcổng trường để xuống tổ 1 Ấp Thới Tây 1 để chuẩn bị cho cuộc họp dân Nhóm sinhviên chúng tôi trong lòng ai cũng lo lắng và hồi hộp vì mọi người hiểu rằng buổi họpdân là ngày quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của nhóm, tiếp tục hay dừnglại là phụ thuộc tất cả vào ngày hôm nay Cho nên chúng tôi không cho phép xảy rabất cứ một lỗi lầm hay thất bại nào cả Và nhóm cũng thật sự rất mong muốn những gìchúng tôi làm được thực sự có ý nghĩa, có giá trị đối với người dân ở đây nên chúngtôi tự hứa với nhau rằng sẽ làm hết sức của mình dù cho kết quả có như thế nào Địađiểm diễn ra cuộc họp tại nhà Chị Nhung (tổ phó tổ 1) Nhóm chúng Tôi đã phân côngcác công việc cho buổi họp dân, bạn thì phụ trách bàn ghế, tiếp khách, dẫn chươngtrình, giao lưu văn nghệ…mọi thứ đã hoàn thiện sãn sang cho buổi họp dân.

Vào 18h30 chiều hôm đó, nhóm nòng cốt đã có mặt và người dân cũng bắt đầutới Trong lòng chúng tôi lúc ấy tuy có lo lắng nhưng ai cũng hy vọng mọi chuyện sẽtốt đẹp Đến 19h00 người dân đã đến đầy đủ và cuộc họp nội bộ của tổ 1 diễn ra

Cô Anh tổ trưởng tổ 1 thông báo một số nội dung và các vấn đề của người dânđang gặp phải trong thời gian vừa qua Tình hình giao thông, điện nước, bảo hiểm y tế,môi trường…

Tiếp theo là phát biểu của cô Mộng Tuyền đại diện bên phó trưởng ban nhândân Ấp Thới Tây 1 đã báo cáo về nhân sự của Ấp trong thời gian tới cũng như nhưngtình hình an ninh trật tự trên địa bàn Ấp trong thời gian gần đây

Sau sự giao lưu đôi chút giữa hai bên thì chúng tôi đã cho bắt đầu cuộc họp BạnNgân nhóm trưởng giới thiệu cho người dân những biểu đồ mà qua quá trình khảo sát

ở địa phương đã vẽ được như: biểu đồ sinh thái, biểu đồ dịch vụ và bảng kế hoạch củanhóm Sau đó cũng nêu ra những vấn đề bất cập ở ấp mà nhóm đã khảo sát được trongnhững buổi thực hành trước đó Bạn Ngân cũng không quên tiếp thu ý kiến của mọingười và bổ sung thêm những vấn đề vào Cuối cùng cũng chốt lại được 3 vấn đề đangcần thiết:

Vấn đề 1: Sử dụng nước sạch tại địa phương  cung cấp nước sạch

Vấn đề 2: Rác sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được tập trung đúng quy định

 Xây dựng địa điểm tập trung rác đúng quy định

Vấn đề 3: Cống thoát nước chưa phù hợp và đầy đủ  Xây dựng cống thoátnước

Ngày đăng: 19/05/2017, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w