VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU TRANG CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG TY CỐ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG THỊ TRƯỜ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THU TRANG
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG TY CỐ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ
Ngành: Quản trị kinh doanh
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN THU TRANG
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ 5
1.1 Phân loại và các hình thức xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ 5
1.2 Các yếu tố bên ngoài tác động đến xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ 8
1.3 Các yếu tố bên trong tác động đến xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ 25
1.4 Một số rủi ro khi xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG THỊ ẤN ĐỘ 33
2.1 Giới thiệu về công ty 33
2.2 Tình hình xuất khẩu thép không gỉ của Công ty Cổ phần inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ 35
2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu thép không gỉ của Công ty phần inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ 46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ 50
3.1 Định hướng phát triển và mục tiêu của công ty 50
3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ của công ty Cổ phần inox Hòa Bình 57
3.3 Kiến nghị với cơ quan chức năng 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ngành xây dựng
Viết tắt tiếng Anh của Khu vực Thương mại tự
do ASEAN
do ASEAN- Ấn Độ
Châu Âu
Trang 516 Người TD Người tiêu dùng
nghiệp
Vietnam Free Trade Area &
Russian- Belarusu- Kazakhstan
Customs Union
Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarusu- Kazakhstan
giới
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
1 Bảng 1.1 Bảng số liệu thống kê nhu cầu sử dụng thép
4 Bảng 2.1 Giá trị sản lượng xuất khẩu sản phẩm thép
10 Hình 3.1 Sản xuất tổng thể và phân phối của thép không
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, tiến hành chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và chính sách mở cửa để hội nhập với khu vực và thế giới đã bước đầu mang lại sự tiến triển cho nền kinh tế Việt Nam Cùng với đó, việc Việt Nam gia nhập vào
tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh
tế Việt Nam, cùng với đó là làm cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam ngày càng phát triển Bên cạnh đó đầu tư nước ngoài cũng góp phần tạo môi trường kinh doanh mới, năng động hơn, cạnh tranh hơn đồng thời tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển
Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là đầu vào cho rất nhiều các ngành công nghiệp khác Thép được đánh giá là có liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế, phục vụ cho công nghiệp quốc phòng và là vật tư chiến lược không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp.Và ngành thép không gỉ ở Việt Nam cũng đang tìm cho mình một ch đứng vững chắc trên thị trường quốc tế Đây là một ngành mới nhưng đã đóng góp một phần không nh trong sự phát triển kinh tế của đất nước Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình là một trong số những doanh nghiệp đi đầu trong việc xuất khẩu thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ Trong quá trình nghiên cứu tại công ty tôi đã nhận ra một số mặt hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ cần phải khắc phục Đó là những hạn chế về sản phẩm, giá thành, thị trường phân phối cũng như hoàn thiện phát triển dịch vụ khách hàng Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của Công ty cổ
phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay xuất khẩu đang là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm mở rộng thị trường và nhu cầu ra nước ngoài Vì vậy, thúc đẩy xuất khẩu là một đề tài cho các nhà nghiên cứu tập trung khai thác Đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này Cụ thể:
Trang 8Đề tài “Thực trạng xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ của công ty xuất nhập khẩu Petrolimex (PITCO)” học viên Hồ Thị Liên, trường Đại Học Thương Mại
Đề tài trình bày một số vấn đề lý luận xuất khẩu sản phẩm trong doanh nghiệp Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng xuất khẩu Hồ tiêu sang thị trường Ấn Độ
Đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Ấn Độ” Học viên Nguyễn Trung Đức, Luận văn thạc sỹ, Học Viện Khoa Học Xã Hội, năm 2015
Đề tài nghiên cứu tìm giải pháp hạn chế rủi ro khi xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ
Đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ” Học viên Tạ Thị Ngọc Phấn, trường Học viện Tài chính – Marketing
Đề tài phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cao
su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
Ngoài ra, còn có rất nhiều các đề tài khác nghiên cứu về vấn đề này Nhưng cho tới thời điểm này, cá nhân tôi được biết chưa có một công trình nghiên cứu hay đề tài nào về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của Công ty cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ tại trường Học viện Khoa Học Xã Hội
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty
Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sản phẩm này sang Ấn Độ
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, phân tích và làm rõ những yếu tố tác động đến xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ
Thứ hai, đánh giá thực trạng xuất khẩu để tìm ra những thuận lợi cũng như khó khăn của doanh nghiệp trong việc xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ
Trang 94 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Cổ
phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Nghiên cứu tại công ty Cổ phần Inox Hòa Bình
Thời gian: Thực hiện nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty sang thị trường Ấn Độ trong giai đoạn 2010-
2014 Từ đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty sang thị trường Ấn Độ và dự báo về hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2015-2020
Địa điểm: Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình
5 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Nguồn thông tin thứ cấp nội bộ: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm
để lấy số liệu thực tế từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, hồ sơ quản lý của công ty, quản lý đơn hàng, báo cáo của các phòng ban
- Nguồn thông tin thứ cấp bên ngoài: Dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng được thu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, tìm kiếm trên mạng Internet, các chính sách, qui định liên quan tới thép và thép không gỉ, các đề tài, các công trình nghiên cứu liên quan
Các Website chủ yếu được sử dụng:
Trang web của Bộ công thương: www.moit.gov.vn
Trang web của hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn
Trang thông tin thương mại Việt Nam: www.tinthuongmai.vn
+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Luận văn sử dụng phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin sơ cấp là Phương pháp điều tra qua phiếu khảo sát
Đối tượng điều tra qua phiếu khảo sát: Học viên tiến hành điều tra 30 đối tượng
Họ là nhân viên phòng xuất nhâp khẩu, phòng marketing và phòng kế toán Đây là những người trực tiếp thu thập, xử lý các thông tin cũng như tình hình xuất nhập khẩu của công ty, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp mở rộng thị trường xuất khẩu
Trang 10Kết quả của phương pháp này là 30 phiếu khảo sát thu được về thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty sang thị trường Ấn Độ, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này
Mẫu phiếu điều tra được trình bày kèm theo Phụ lục của luận văn này
Mục đích của việc điều tra này là để xem xét thực trạng và đánh giá khả năng xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ
* Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp phân tích thống kê: kiểm tra, hệ thống hóa các dữ liệu sơ cấp
và thứ cấp thu được để thấy được thực trạng xuất khẩu thép không gỉ của công ty
Cổ phần Inox Hòa Bình
-Phương pháp tổng hợp, so sánh
Căn cứ vào kết quả phân tích được từ phiều điều tra, nguồn dữ liệu ngoại vi tiến hành so sánh để thấy được sự gia tăng, giảm qua các năm nghiên cứu, so sánh các kết quả thực hiện được so với kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra để thấy được những mặt được, mặt chưa được, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ tại công ty
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Đánh giá được những thành công và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ
- Đề tài này giúp các nhà quản trị nói chung và các nhà quản trị tại công ty Cổ phần Inox Hòa Bình nói riêng có thể vận dụng lý thuyết vào thực tế bối cảnh kinh tế Việt Nam, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp mình
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những yếu tố tác động đến xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ
Trang 11CHƯƠNG 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG
THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ
1.1 Phân loại và các hình thức xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ
1.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi
bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến Mở rộng xuất khẩu
để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ
Thép không gỉ hay còn gọi là inox là một dạng thép hợp kim sắt chứa tối thiểu
10,5% crom Nó ít bị biến màu hay ăn mòn như thép thông thường khác
Phân loại:
Có 4 loại thép không gỉ chính :
- Austenitic là loại thép không gỉ thông dụng nhất Thuộc dòng này có thể kể
ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% ni ken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không
bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn Loai thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, v ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…
- Ferritic là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp) Thuộc dòng này có thể
kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409… Loại này có chứa khoảng 12% – 17%
Trang 12crôm Loại này, với 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc Loại có chứa khoảng 17%Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà…
- Austenitic-Ferritic (Duplex) Đây là loại thép có tính chất “ở giữa” loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA Loại thép duplex có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển… Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do ni ken khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…
- Martensitic Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và
độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh
tuabin, lưỡi dao…
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình
1.1.2.1 Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu ủy thác là hình thức xuất khẩu mà đơn vị sản xuất trong nước phải thông qua trung gian (người kinh doanh xuất khẩu) để tiến hành hoạt động bán hàng
và phải trả một khoản phí nhất định cho nhà kinh doanh xuất khẩu
* Ưu điểm: rủi ro mà doanh nghiệp xuất khẩu bằng hình thức này thấp hơn nhiều so với xuất khẩu trực tiếp Chi phí thâm nhập thị trường thấp hơn Hình thức xâm nhập thị trường bằng phương thức này chủ yếu áp dụng với doanh nghiệp mới thành lập, kinh nghiệm thị trường nước ngoài còn hạn chế
* Nhược điểm: phải mất một khoản phí cho trung gian và công ty không nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin về thị trường, không có được sự thay đổi nhanh chóng để thích nghi với điều kiện mới
1.1.2.2 Gia công thuê cho nước ngoài
Gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu trong đó có một bên nhận gia công
và khi gia công xong lại xuất ngược lại cho bên thuê gia công và nhận tiền (phí gia
Trang 13công) Khi trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường thì nên chú trọng các hoạt động gia công thuê cho nước ngoài
* Ưu điểm: tận dụng được nơi có chi phí nhân công rẻ Công ty chỉ gia công thuê cho nước ngoài thì chỉ cần vốn rất ít, công nghệ không cần hiện đại, trình độ quản lý không cao… phù hợp với các nước đang phát triển, trình độ thấp như Việt Nam
* Nhược điểm: phí nhận được từ gia công xuất khẩu thấp, doanh nghiệp không
có sự chủ động trong việc sản xuất, tìm kiếm thị trường
1.1.2.3 Tái xuất và chuyển khẩu
Tái xuất khẩu là hình thức hàng hoá được nhập khẩu tạm thời và xuất luôn sang nước thứ ba mà không qua quá trình gia công, chế biến Trong đó, tái xuất khẩu thực hiện hành vi mua bán còn chuyển khẩu không thực hiện hành vi mua bán
mà chỉ thực hiện dịch vụ vận tải, lưu kho lưu bãi
* Ưu điểm: tái xuất khẩu thì lợi nhuận thu về cao hơn còn chuyển khẩu thì rủi
ro thấp hơn
* Nhược điểm: tái xuất khẩu lợi nhuận cao hơn nên rủi ro gặp phải cũng cao hơn và thường áp dúng hình thức này khi hàng hoá của nước sản xuất bị cấm nhập khẩu vào nước xuất khẩu Còn chuyển khẩu thì lợi nhuận đem lại thấp hơn
1.1.2.4 Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại ch là xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ mà chưa vượt qua biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa về kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu : đều cung cấp hoàng hoá và dịch vụ cho người nước ngoài ( như ngoại giao đoàn, khách du lịch và thăm quan quốc tế …)
* Ưu điểm: không tốn chi phí bao bì, đóng gói hàng hoá (như xuất khẩu hàng hoá qua biên giới quốc gia), không tốn chi phí vận tải…, rủi ro thấp, không phải tìm hiểu thị trường xuất khẩu cũng như chi phí nghiên cứu thị trường
* Nhược điểm: khả năng phát triển kém, chỉ trói buộc tại địa điểm trong nước, không nắm được thông tin thị hiếu của thị trường và người tiêu dùng nước ngoài nhạy bén, lợi nhuận thấp
Trang 141.2 Các yếu tố bên ngoài tác động đến xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ
1.2.1 Khuôn khổ pháp lý hợp tác Việt Nam - Ấn Độ
1.2.1.1 Những nền tảng hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ
Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực và cùng có lợi Cho đến nay, Việt Nam
và Ấn Độ đã ký kết một số văn kiện quan trọng như : Hiệp định Thương mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Ngày 25/10/2009 Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng Bộ Trưởng Thương mại, Công nghiệp và Dệt May Ấn Độ Ânnd Sharma ký kết và trao th a thuận về việc công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam Trên bình diện đa phương, trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN và Ấn Độ đã ký kết Hiệp định Tự do thương mại hàng hóa, có hiệu lực vào tháng 6/2010
Với Hiệp định Tự do thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ và việc Ấn Độ công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng về kinh
tế và chính trị, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững môi trường phát triển ổn định và thịnh vượng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư hai nước Chủ trương đẩy mạnh tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với Ấn Độ được khẳng định trong Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ nhân kết thúc chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Ấn Độ vào tháng 10/2011 Theo đó,
“Hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, khuyến khích hợp tác ở khu vực tư nhân Hai bên đặt mục tiêu đạt 7 tỷ USD thương mại song phương vào năm 2015 Hai bên hoan nghênh việc Hiệp định Tự do thương mại ASEAN - Ấn Độ về hàng hóa có hiệu lực và nhất trí hợp tác để sớm kết thúc Hiệp định Tự do thương mại ASEAN - Ấn Độ về dịch vụ và đầu tư”
Về giá trị, trong giai đoạn 1995-2005, tổng kim ngạch thương mại song phương tăng khoảng 9 lần (từ 71,9 triệu USD lên gần 697 triệu USD) Trong giai đoạn 2001- 2005, kim ngạch buôn bán giũa hai nước tăng 20% -30%/năm Năm
2006, tổng kim ngạch thương mại đạt 1,018 tỷ USD (tăng khoảng 22%), trong đó
Trang 15Việt Nam xuất khẩu 138 triệu USD (tăng khoảng 30%) và nhập khẩu 880 triệu USD (tăng khoảng 20%) Năm 2007, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,5 tỷ USD Năm 2008 là 2,5 tỷ USD Năm 2010 đã đạt trên 2,7 tỷ USD Dự kiến năm
2011 sẽ là 3,5 tỷ USD Trên cơ sở mức kim ngạch thương mại song phương đã đạt được, hai bên th a thuận phấn đấu đạt mức tăng trưởng thương mại hai chiều 20%
m i năm, để đến năm 2015, đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 7 tỷ USD Như vây, tốc độ tăng trưởng thương mại song phương là rất nhanh , hai nước cần có những chính sách phù hợp để đáp ứng thực tế Tuy nhiên, kim ngạch hai chiều chủ yếu tăng theo dạng “tiến bộ tự nhiên”, do các doanh nghiệp tự thân vận động là chính, do tiềm lực kinh tế của hai nước mở rộng trong những năm qua, chứ chưa có sự tác động nhiều của các chính sách h trợ, đặc biệt là trong việc thâm nhập thị trường Ấn Độ Điều này cho thấy tiềm năng hợp tác thương mại giữa hai nước là rất to lớn Nếu chính phủ hai nước có những chính sách biện pháp thúc đẩy phù hợp và doanh nghiệp hai nước chủ động quan tâm hơn nữa thì chắc chắn quan
hệ thương mại giữa hai nước còn tăng cao hơn nhiều, Cơ hội hợp tác nhiều mặt, đặc biệt là hợp tác thương mại giữa hai nước đang có những thuận lợi mới Những lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế,tiềm năng và nguồn lực, nhu cầu cải cách, hội nhập và phát triển ở m i quốc gia, cùng với quan hệ song phương ngày càng được củng cố và xu thế tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực, đang và sẽ tạo thuận lợi cho quá trình chuyển biến về chất trong quan hệ thương mại hai nước
“ Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có những bước
phát triển tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực và cùng có lợi Cho đến nay, Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết một số văn kiện quan trọng như : Hiệp định Thương mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ” [3, tr 94]
Trong lĩnh vực đầu tư, năm 2007 đánh dấu bước chuyển lớn trong đầu tư của
Ấn Độ vào Việt Nam, với các dự án đầu tư của các tập đoàn Essar và Tata trong lĩnh vực sản xuất thép đã đưa Ấn Độ vào nhóm 10 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam Các tập đoàn công nghiệp, các doanh nghiệp của hai nước với hoạt động đầu
tư, sản xuất kinh doanh của mình là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Hai bên đang khuyến khích hợp tác về
Trang 16năng lượng, dầu khí, khai thác và chế biến khoáng sản; phối hợp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA từ Ấn Độ Các doanh nghiệp Ấn Độ đang kỳ vọng Việt Nam sẽ là một trung tâm để từ đó họ xâm nhập vào cả khu vực ASEAN hợp đồng về thăm dò dầu khí tại Nam Côn Sơn là dự án lớn nhất, với số vốn khoảng 350 triệu USD, là dự án có hiệu quả nhất về dầu khí của Ấn Độ ở nước ngoài Tuy vậy, đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam chưa nhiều, chưa thật tương xứng với mối quan hệ hữu hảo cũng như tiềm năng vốn có của m i bên Ấn Độ chưa thực sự đi sâu tìm hiểu thị trường tiêu thụ ở Việt Nam nên chưa mạnh dạn đầu tư Hiện tại một số lĩnh vực của Việt Nam có triển vọng cho các nhà đầu tư của Ấn Độ là: thị trường bất động sản, các dịch vụ y tế, lĩnh vực năng lượng, thị trường dược phẩm, ngành công nghệ thông tin Về phía Việt Nam, chung ta có thể đầu tư vào chế biến thực phẩm, tại những nơi sản xuất nhiều nông sản của Ấn Độ như Kochi, bang Kerala, thông qua việc lập liên doanh…
“ Trong lĩnh vực đầu tư, năm 2007 đánh dấu bước chuyển lớn trong đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam, với các dự án đầu tư của các tập đoàn Essar và Tata trong lĩnh vực sản xuất thép đã đưa Ấn Độ” [3, tr 97]
1.2.1.2 Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)
AIFTA có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, đến cơ
cấu xuất nhập khẩu và đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ nói riêng Năm 2010, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có những bước phát triển rất nhanh, giá trị trao đổi thương mại hai chiều đạt trên 2,7 tỷ USD, tăng 700 triệu USD so với năm 2009
Về xuất khẩu, từ khi AIFTA bắt đầu có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ tiếp tục tăng cao, đặt 1,55 tỷ USD năm 2011 (tăng hơn 50%
so với năm 2010) và tính đến 9 tháng của năm 2012 con số này đã đạt 1,22 tỷ USD
Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), FDI từ Ấn Độ sang Việt Nam vẫn
ở mức tăng trưởng khá Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tính đến nửa năm 2008, FDI
từ Ấn Độ vào Việt Nam đạt 583 triệu USD, đưa Ấn Độ vào nhóm 10 nước có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam Trái lại, FDI từ Việt Nam sang Ấn Độ hầu như không đáng kể, ở mức vài trăm nghìn USD
Trang 17Như vậy, tuy thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ đã
có những bước phát triển mới nhưng nhìn chung vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước Khi AIFTA có hiệu lực, bên cạnh những cơ hội thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đối mặt nhiều thách thức Thuế suất xuất khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải cắt giảm và tiến tới loại b hoàn toàn theo như những cam kết đã ký trong AIFTA Do đó, hàng hóa Ấn Độ sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn trên thị trường Việt Nam, dẫn đến khả năng cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục bị thâm hụt trong những năm tới
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới các nước ASEAN không còn nhận được nhiều ưu đãi như trước và vấp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn từ doanh nghiệp của Ấn Độ khi cam kết cắt giảm thuế quan trọng AIFTA có hiệu lực Đó là chưa kể đến cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng như cả Ấn Độ
và Việt Nam đều có lợi thế sản xuất và xuất khẩu đối với một số mặt hàng quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp như lúa gạo, cà phê,…
“ AIFTA có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, đến cơ cấu xuất nhập khẩu và đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ nói riêng Năm 2010, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có những bước phát triển ” [ 1, tr 60] 1.2.1.3 Cơ hội và thách thức đối với thép Việt Nam khi hội nhập kinh tế toàn cầu
Cơ hội
Khi tham gia hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu, ngành thép cũng có
cơ hội của riêng mình nhưng điều quan trọng là phải tìm ra hướng đi khi hội nhập
kinh tế
Khi Việt Nam mở cửa thị trường thì các doanh nghiệp thép Việt Nam phải cạnh tranh với các doanh nghiệp thép từ nước ngoài ngay trên thị trường nội địa, vì vậy, doanh nghiệp cần phải đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị, nâng cao trình độ nhân công, đào tạo nhân lực để theo kịp với tiến trình của nền kinh tế thế giới Chính thời cơ này doanh nghiệp nào chủ động nắm bắt được sẽ đứng vững trên thị trường, còn doanh nghiệp nào không nắm bắt được sẽ bị loại b , vậy nên cần tổ chức lại cơ cấu sao cho hiệu quả hơn Tuy trước mắt chưa cạnh tranh ngay được với các nước
trong khu vực nhưng ngành thép hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các nước
Trang 18 Thách thức
Việt Nam đang tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng với Liên minh châu Âu (EFTA), tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, Liên minh Hải quan Nga BelarusưKazakhstan (VCUFTA), Hiệp định Đối tác kinh
tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) Trước ngưỡng cửa hội nhập với nền kinh tế thì ngành thép phải đối mặt với nhiều thách thức sau:
+ Ngành thép được bảo hộ sản xuất quá nhiều
Bảo hộ là rất cần thiết nhưng chính điều này đã gây ra mặt trái của nó làm tăng sức ì của các doanh nghiệp Các nước ASEAN đã có nền công nghiệp phát triển bao gồm cả ngành thép, lại mở cửa thị trường sớm hơn Việt Nam, vì thế mà họ rất có nhiều thế mạnh về khoa học công nghệ, mà còn trình độ quản lý và kinh doanh quốc tế
Từ năm 2014 trở đi ngành thép trong nước sẽ hết bảo hộ, theo cam kết WTO thuế suất nhập khẩu mặt hàng sắt thép chỉ còn 5%, năm 2017 là 0% Khi đó mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ càng khốc liệt hơn hiện nay
+ Nguồn lực về vốn, con người còn hạn chế, công nghệ lạc hậu
Nguồn vốn đầu tư cho ngành thép đòi h i rất lớn Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã thu hút vốn đầu tư vào ngành này nhưng vẫn chưa đạt kết quả Các nhà đầu tư trong nước thì không đủ nguồn lực, các nhà đầu tư nước ngoài muốn đưa công nghệ tiên tiến, nguồn vốn vào nhưng còn e dè do chính sách của Chính Phủ chưa rõ ràng, vậy nên muốn thu hút đầu tư vào ngành thép thì Chính Phủ phải có
chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng cho việc phát triển ngành thép
Lao động trong ngành thép đông về lượng nhưng lại kém về chất, trình độ chuyên môn chưa cao, đội ngũ chuyên gia lành nghề và công nhân có tay nghề cao rất ít Theo báo cáo chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) 2014 cho biết, Việt Nam xếp hạng 121 trong năm 2013, thứ hạng như năm 2012 Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có thứ hạng cao hơn của Việt Nam, như Trung Quốc thứ 91, Thái Lan 89, Indonesia 108, Phillipines 117, Malaysia 62, và Hàn Quốc 15 Do đó Việt Nam cần đẩy nhanh cải cách cơ cấu lao động nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong ngành thép
Trang 19+ Sự canh tranh gay gắt của các nước thành viên trong nền kinh tế toàn cầu
Sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và các nước ASEAN được ký kết, thép giá rẻ nhập khẩu từ khu vực này đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thép trong nước Tuy nhiên, thép xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia, Malaysia, Thái Lan… lại không dễ dàng vì bị áp thuế chống bán phá giá Bây giờ lại có thêm thép từ Nga mà giá thành có thể rẻ hơn cả thép Trung Quốc, cạnh tranh giữa thép trong nước và thép nước ngoài sẽ rất khốc liệt, sẽ gây khó khăn rất nhiều cho các nhà sản xuất thép nội địa
+ Nguồn cung thép luôn lớn hơn cầu nội địa
Theo đại diện của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết tính chung trên cả nước, công suất của các nhà máy cán thép là hơn 11 triệu tấn thép xây dựng: 9,29 triệu tấn phôi thép, trên 2,1 triệu tấn ống thép, 3,28 triệu tấn tôn mạ và trên 4 triệu tấn thép cán nguội Với lượng thép sản xuất ra trong một năm lớn như vậy, nhưng theo thống kê, trong năm 2013, ngành thép chỉ tiêu thụ được khoảng 11 triệu tấn Với số lượng tiêu thụ hạn chế như vậy thì lượng cung đã vượt quá cầu trong khi đó vẫn có không ít các nhà máy đang trong giai đoạn xây dựng và chuẩn bị đi vào sản xuất nên chênh lệch cung – cầu trên thị trường sẽ còn tiếp tục được nới rộng
+ Trong bối cảnh hội nhập, ngành thép cũng đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, chống bán phá giá và chống trợ giá, từ các nước
Tính từ năm 1994 đến năm 2013, Việt Nam đã phải đối mặt với 52 vụ việc bị điều tra chống bán phá giá bởi 15 nước khác nhau trên thế giới, trong đó, sản phẩm ngành thép bị kiện lên đến 15 vụ việc Tính riêng trong 3 năm gần đây (từ 2011 đến 2013), Việt Nam đã phải ứng phó với 8 vụ điều tra chống bán phá giá sản phẩm về thép
Trên thực tế, cũng có không ít doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và coi các biện pháp phòng vệ thương mại như chiến lược trong kinh doanh Bên cạnh đó thì
sự chuẩn bị của các doanh nghiệp trong các vụ kiện chưa tốt Khi vụ kiện xảy ra, cơ quan điều tra thông báo doanh nghiệp liên quan, đăng ký để có thể tiếp nhận hồ sơ
vụ kiện thì rất nhiều doanh nghiệp không đăng ký, thậm chí là không quan tâm Chưa có sự phối hợp với các cơ quan điều tra để cung cấp số liệu, thông tin giúp
Trang 20quá trình điều tra chính xác, thuận lợi và sự hiểu biết về luật pháp quốc tế của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế
Vì thế, các doanh nghiệp cũng phải nâng cao sự hiểu biết, tăng cường phối kết hợp với cơ quan chức năng để m i khi có vấn đề xảy ra, có thể đảm bảo quyền lợi của chính doanh nghiệp
1.2.2 Chính sách của Ấn Độ đối với nhập khẩu thép không gỉ
Ấn Độ quyết định chấm dứt cuộc điều tra được khởi xướng từ ngày
19-9-2014 và không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép cuộn không gỉ cán nguội nhập khẩu
Nguyên nhân là Ấn Độ không có hoặc không đầy đủ bằng chứng thuyết phục
để áp dụng biện pháp tự vệ, gồm bằng chứng về sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, sự thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất nội địa và mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu sản phẩm bị điều tra và thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước nói chung và công ty Cổ phần Inox Hòa Bình nói riêng
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, cuộc điều tra này được khởi xướng đối với thép cuộn không gỉ cán nguội sau khi công ty M/S Jindal Stainless Steel, nhà sản xuất chiếm hơn 85% tổng sản lượng thép cuộng không rỉ cán nguội nội địa và đại diện cho ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ, khởi kiện Giai đoạn xác định thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất nội địa Ấn Độ là từ năm chính 2011 đến 2014
Trong khoảng 3 năm qua, thép là mặt hàng xuất khẩu chịu nhiều vụ kiện cũng như điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp/tự vệ của nhiều nước nhập khẩu trong
đó có Ấn Độ đã làm ảnh hưởng không nh đến sản lượng xuất khẩu thép không gỉ của Công ty
Bộ thép và Bộ Tài chính Ấn Độ đang xem xét chuyện nâng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thép dẹt không gỉ lên 10% từ 7.5% Trước đó Ấn Độ cũng đã tăng thuế nhập khẩu đối với thép dẹt không gỉ lên 7.5% từ 5% hồi tháng 07 sau khi Hiệp hội yêu cầu tăng thuế lên 15% trong bối cảnh lượng thép nhập từ Trung Quốc gia tăng và sẽ b thuế nhập khẩu 2.5% cho các nguyên liệu như phế không gỉ Ấn
Độ đã kéo dài thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá đối với CRC không gỉ được
Trang 21nhập từ EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Mỹ cho đến ngày 21/4/2015 New Delhi cũng bắt đầu cuộc điều tra bán phá giá đối với các sản phẩm thép dẹt cán nóng không gỉ loại 304 nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia,
và mở ra một cuộc điều tra tự vệ đối với các loại thép dẹt không gỉ 400-series
1.2.3 Sự cạnh tranh của sản phẩm thép không gỉ trên thị trường Ấn Độ
1.2.3.1 Nhu cầu thép không gỉ của Ấn Độ
Nhu cầu sử dụng thép không gỉ của Ấn Độ đang tăng dần qua các năm Cụ thể như sau:
Bảng 1.1 Bảng số liệu thống kê nhu cầu sử dụng thép không gỉ của Ấn Độ
Nguồn: Indian Stainless steel Development Association
Qua bảng 1.1 thấy được nhu cầu sử dụng thép không gỉ của Ấn Độ hơn 10 năm qua có những thay đổi rõ rệt Số lượng thép sản xuất từ 780 nghìn tấn tăng lên 2.834 nghìn tấn tương đương 2.054 nghìn tấn cho thấy tốc độ phát triển cũng như nhu cầu sử dụng thép không gỉ của Ấn Độ ngày càng tăng lên
Trang 22Từ bảng số liệu 1.1 ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1 Biểu đồ nhu cầu nhập khẩu và tiêu dùng thép không gỉ của Ấn Độ
Nguồn: Indian Stainless steel Development Association
Với biểu đồ 1.1 cho thấy số lượng nhu cầu tiêu dùng thép không gỉ tăng lên qua các năm dẫn đến nhu cầu nhập khẩu thép không gỉ của Ấn Độ cũng tăng Số lượng thép không gỉ nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ năm 2013-2014 là 273 nghìn tấn so với nhu cầu tiêu dùng là 2.910 nghìn tấn cho thấy số lượng nhập khẩu thép không gỉ vào Ấn Độ vẫn còn thấp Đây chính là cơ hội tốt cho doanh nghiệp khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu thép không gỉ vào thị trường tiềm năng này
Trang 23Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ phân bổ nhu cầu sử dụng thép không gỉ năm 2014 của Ấn Độ
Nguồn: Indian Stainless steel Development Association
Biểu đồ 1.2 cho thấy Ấn Độ chủ yếu sử dụng thép không gỉ vào sản xuất sản phẩm kim loại chiếm tỷ lệ cao nhất là 70%, ngành công nghiệp chế biến chiếm 10%, sử dụng cho giao thông, xây dựng, kỹ thuật m i loại là 5%
Khách hàng của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình là các tổ chức có nhu cầu mua thép không gỉ về làm nguyên liệu sản xuất hoặc các tổ chức thương mại mua
về để bán lại cho các nhà sản xuất trong nước Sản phẩm mà khách hàng mua chủ yếu là thép không gỉ cán nguội dạng cuộn hoặc ống Đa số các nhà sản xuất thép ở
Ấn Độ không có hệ thống máy móc tẩy rửa và cán nguội nên họ chỉ mua các sản phẩm cán nguội chứ không mua các sản phẩm thép cán nóng Thép không gỉ cán nguội là thép không gỉ có độ dày rất nh chỉ khoảng 0,7mm tới 2mm Đây là nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất các sản phẩm trong nhà máy hóa dầu, chi tiết
ô tô, vật liệu xây dựng, làm bồn tắm, trang trí bên trong và bên ngoài các tòa nhà, các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ dùng trong bếp,…
* Khách hàng hiện tại:
Khách hàng hiện tại của công ty chủ yếu tập trung ở thành phố Mumbai và Delhi Đây là hai thành phố công nghiệp lớn nhất của Ấn Độ Các khách hàng là khách hàng công nghiệp mua thép không gỉ của công ty về làm nguyên liệu sản xuất đầu vào cho ngành oto, vật liệu xây dựng, thiết bị hóa dầu
Trang 24Theo kết quả của phiếu điều tra thì có 80% ý kiến cho rằng người tham gia vào quá trình mua của khách hàng bao gồm các nhân viên mua hàng và trưởng bộ phận vật tư hay xuất nhập khẩu Có 20% ý kiên cho rằng có thêm các người mua khác trong nước của họ Những người mua này sẽ đưa ra ý kiến về các công ty cung cấp sản phẩm để đưa ra lời khuyên mua sản phẩm của công ty nào Vì vậy, nếu một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm không đảm bảo cho bất kỳ một khách hàng nào ở
Ấn Độ thì rất khó để bán cho các khách hàng khác Có 20% ý kiến này là của nhân viên bán hàng quốc tế tại phòng xuất nhập khẩu, họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng ở Ấn Độ
Có 90% ý kiến của phiếu điều tra cho rằng khách hàng Ấn Độ mua hàng theo định kỳ hàng tháng và chủ yếu mua theo hình thức mua lặp lại Tức là đơn hàng hàng tháng của khách hàng thường có số lượng giống nhau và gửi cho những nhà cung cấp truyền thống M i khi mua hàng họ thường gửi nhu cầu cho các nhà cung cấp để có được báo giá và tiến hành lựa chọn nhà cung cấp phù hợp Sau đó th a thuận lại các điều kiện giao hàng, thanh toán… Tuy nhiên, m i khi họ gửi nhu cầu
để yêu cầu báo giá thì họ có thể gửi thêm cho một số nhà cung cấp mới mà họ được chào hàng Nếu giá của nhà cung cấp mới thấp hơn của nhà cung cấp truyền thống thì họ sữ tiến hành tìm hiểu chất lượng sản phẩm và thông tin về nhà cung cấp đó Nếu đáp ứng yêu cầu của họ thì họ có thể thay đổi nhà cung cấp truyền thống bất kỳ lúc nào
Công ty có một số khách hàng trung thành như: Hindustan Inox Limited, M/s Nandini Steel, Santosh Steel Industries…
* Khách hàng tiềm năng:
Theo kết quả ph ng vấn nhà quản trị thì hiện tại công ty đang tìm kiếm thêm khách hàng ở các thành phố công nghiệp khác của Ấn Độ như Kolkata, Bangalore, Hyderabad, Maharashtra Đây là những thành phố công nghiệp lớn của Ấn Độ, tập trung các ngành công nghiệp có sử dụng nhiều thép không gỉ làm nguyên liệu sản xuất Một số nhà sản xuất công ty đang chú ý để xây dựng mối quan hệ là Raviratan Metal Industries, Piyush Steel,
Trang 25Ngoài khách hàng là những công ty mua thép không gỉ làm nguyên liệu sản xuất thì công ty đang chú ý tới khách hàng là các công ty thương mại Họ mua sản phẩm của công ty để bán lại cho các nhà sản xuất nh trong nước Đây là một lượng khách hàng tiềm năng lớn có thể mang lại hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Một số công ty thương mại kinh doanh thép không
gỉ ở Ấn Độ mà công ty đang có kế hoạch tiếp cận là More Metals, Great steel & Metals,
1.2.3.2 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường Ấn Độ
Ấn Độ là một nước đang trên đà phát triển mạnh, vì vậy mà có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh thép không gỉ trên thế giới muốn vào thị trường này Bên cạnh
đó còn có các đối thủ cạnh tranh là các nhà sản xuất thép không gỉ của Ấn Độ Năng lực sản xuất thép không gỉ của Ấn Độ khoảng 3,5 triệu tấn trong đó có 0,8 triệu tấn dành cho xuất khẩu Trong số các nhà sản xuất trong nước, Jindal Stainless đạt công suất 1,8 triệu tấn m i năm, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng trong nước Các nhà sản xuất lớn khác là Salem Plant, Viraj Steel và Mukand Ltd
Đối thủ nước ngoài lớn nhất đối với công ty Cổ phần Inox Hòa Bình là các công ty sản xuất thép không gỉ của Trung Quốc Bao gồm: Shanxi Taigang stainless steel, Taiyuan Stainless Steel,… Lợi thế cạnh tranh của các công ty này là, các sản phẩm thép không gỉ của các công ty này có mức giá rẻ hơn so với giá của công ty,
đa dạng về chủng loại Họ cung cấp thép không gỉ tất cả các loại 302,304,316… Tuy nhiên, đa số chất lượng lại không tốt, hay có hiện tượng gian lận trong tỷ lệ các chất thực tế trong thép không gỉ đó là trong quá trình sản xuất tại Trung Quốc, nhà sản xuất đã tính toán b nguyên tố boron hoặc crom để có tên là “thép hợp kim” nhằm hưởng thuế suất nhập khẩu 0% (thay vì phải nộp thuế 5 - 10% tùy loại), nhưng thực tế toàn bộ loại thép này khi nhập khẩu về VN đều dùng để xây dựng Chính điều này đã làm giảm uy tín của các nhà sản xuất thép không gỉ của Trung Quốc trên thị trường thế giới nói chung và tại thi trường Ấn Độ nói riêng Ấn Độ đã
áp dụng thuế tự vệ 20% đối với các sản phẩm thép không gỉ loại 304 có xuất xứ của Trung Quốc để bảo vệ ngành sản xuất trong nước Điều này làm cho giá thép không
gỉ khi nhập khẩu vào Ấn Độ sẽ cao hơn so với Việt Nam
Trang 26Đối với các nhà cung cấp từ Liên minh Châu Âu, Nam Phi, Mỹ và Đài Loan, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh là sản phẩm chất lượng tốt và mẫu mã đa dạng Nhưng Ấn Độ đã áp thuế chông bán phá giá từ tháng 11 năm 2011 cho các sản phẩm thép không gỉ cho các sản phẩm của những nước này
Các nhà sản xuất trong nước gồm có Jindal Stainless, Salem Plant, Viraj và Mukand Ltd… Giá thép không gỉ của các nhà sản xuất này cao hơn so với nhập khẩu thép không gỉ từ Việt Nam và chất lượng không tốt bằng sản phẩm của Công
ty Cổ Phần Inox Hòa Bình Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình có hệ thống máy cán trục 20 cuộn, hệ thống máy này làm sản phẩm phẳng và mịn hơn, độ dày m ng, sáng hơn Đa số các nhà sản xuất thép không gỉ của Ấn Độ đều không có hệ thống máy này nên họ có nhu cầu nhập khẩu thép không gỉ cán nguội rất cao để phục vụ ngành công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh, đặc biệt là ngành sản xuất ô tô Các nhà sản xuất thép không gỉ của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với các công ty lớn như Thép Tiến Đạt, Thép Sơn Hà,… Tuy nhiên, mới chí có công ty
Cổ Phần Inox Hòa Bình chú trọng vào khai thác thị trường Ấn Độ, xuất khẩu sang
Ấn Độ công ty chiếm tỷ lệ tới 90%
1.2.4 Các yếu tố khác
Thứ nhất, yếu tố chính trị
Xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị Việt Nam và tình hình chính trị của thị trường nhập khẩu thép Chính trị Việt Nam tương đối ổn định, đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh mà không lo ngại những vấn đề như: bị phong t a tài sản, cấm xuất khẩu hay quốc hữu hóa tài sản Ngược lại, nếu tình hình chính trị của nước nhập khẩu thép mà không ổn định thì mặt hàng thép của nước ta sẽ khó thâm nhập và sản lượng sẽ giảm, thậm chí không xuất khẩu qua được
Nhìn chung chính trị ở nước ta tương đối ổn định, các chính sách h trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế được nhà nước quan tâm và ngày càng hoàn thiện tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nói chung và góp phần ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu thép nói riêng
Trang 27Thứ hai, yếu tố pháp luật
Pháp luật cũng là yếu tố tác động đến xuất khẩu thép Việt Nam, vì đây là ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước nên nhà nước cũng đã có những quy định pháp luật tương đối thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu khi áp dụng giảm thuế xuất khẩu nhằm mục đích cho nhiều nhà doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hiệu quả hơn Và bên cạnh đó, hàng rào bảo hộ thị trường nội địa cho các loại sắt, thép cán dùng trong xây dựng cũng rất cao đã làm cho các nhà đầu tư khai thác được lợi ích từ chế độ bảo hộ này Ví dụ: Ngày 5/10/2014 Tổng Cục Hải Quan chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá của mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam, điều này giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam phần nào yên tâm vào sản xuất, hạn chế sự cạnh trạnh không công bằng của các nước khác trong thị trường nội địa
Thứ ba, yếu tố về Kinh tế
Các nhân tố Kinh tế của thị trường Việt Nam ảnh hưởng tới xuất khẩu thép Việt Nam bao gồm:
Lãi suất
Ngân hàng Trung ương thông qua các quy định về lãi suất tác động đến hoạt động sản xuất, từ đó tác động đến hoạt động xuất khẩu Khi lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp khó vay vốn Dẫn đến các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc xoay sở nguồn vốn để có thể mở rộng sản xuất, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu Ngược lại, lãi xuất thấp thì doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc đầu tư
mở rộng sản xuất, tăng hàng hóa xuất khẩu
Hiện nay lãi suất vay ngân hàng đã ổn định hơn nhiều so với những năm trước Nhưng lãi suất cho vay giữa các ngân hàng vẫn có một số chênh lệch Cụ thể như sau:
Ví dụ như là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank, lãi suất các ngân hàng này ở các khu vực thành thị thường thấp hơn so với khu vực khác Như Vietcombank trong nội thành TP Hà Nội thì lãi suất thường là 7,5%/năm cố định năm đầu và biên độ cộng là 3,5% Như Vietinbank thì cho vay nội thành Hà Nội thì lãi suất khoảng 7,8%/năm trong 12 tháng đầu và biên độ cũng 3%
Trang 28Lãi suất cho vay của các ngân hàng cổ phần hiện nay cũng cạnh tranh rất tốt, không thua kém là mấy so với ngân hàng khối nhà nước Điển hình là ngân hàng VIB và MB hay Shinhanbank với lãi suất từ7,7%/năm đến 7,8%/năm cố định trong 24 tháng đầu Gói tín dụng ưu đãi cho chương trình này khoảng 1000 tỷ Nhưng bù lại thì các ngân hàng này có phí phạt trả nợ trước hạn tương đối cao Với
MB, phạt 3% trong 2 năm đầu, VIB thì phạt 3,5% trong 3 năm đầu Đồng thời phê duyệt các khoản vay rất chặt chẽ và mất nhiều thời gian cho khách hàng
Tỷ giá hối đoái
Tỉ giá hối đoái tăng, tức là số lượng tiền nội tệ đổi lấy một đơn vị tiền ngoại
tệ tăng lên, còn gọi là đồng tiền nội tệ mất giá Khi đó khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Nhà xuất khẩu sẽ thu được lợi nhuận từ việc chênh lệch tỉ giá Tuy nhiên, tỉ giá tăng đến một mức nào đó thì mới có lợi cho xuất khẩu, vì nhà xuất khẩu đồng thời cũng là nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do tỉ giá tăng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Do phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành (thép phế liệu) phải nhập khẩu từ 70 – 80% Và các doanh nghiệp còn phải nhập khẩu máy móc để cải tiến công nghệ Vì vậy, doanh nghiệp thép cũng chịu tác động không nh bởi biến động của tỷ giá
Giai đoạn 2011-2015, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thay đổi cơ chế tỷ giá và can thiệp sâu vào thị trường ngoại
tệ bằng những biện pháp mua bán, duy trì chính sách chênh lệch lãi suất VNĐ và USD nhằm đảm bảo nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD Cụ thể:
Ngày 11/2/2011, NHNN ban hành Quyết định 230/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 20,693 VNĐ, tăng 9.3% so với mức 18,932 VNĐ trước đó, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ ±3% xuống ±1% Cuối năm 2011,
tỷ giá đạt 20,282 VNĐ, tăng 10.01% so với cùng kỳ năm trước Cán cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 3.1 tỉ USD, so với mức thâm hụt 3.07 tỉ USD vào năm
2010
Năm 2012, NHNN tiếp tục đặt mục tiêu ổn định tỉ giá trong biên độ tăng không quá 2-3%/năm và hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/TT-NHNN ngày 08/3/2012 thu hẹp các trường hợp được vay
Trang 29vốn bằng ngoại tệ Đến cuối năm 2012, giá USD mua vào tại các NHTM giảm trung bình 1% so với cuối năm 2011
Đến năm 2014, NHNN đề ra mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá ±2% Đây cũng là năm mà tín dụng VNĐ tăng chậm, theo đó, NHNN đã nới l ng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực
ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM Với lãi suất thấp hơn 4-5%/năm so với vay vốn VNĐ, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ
Lạm phát
Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa tăng lên quá cao so với giá trị thực của nó Nếu tốc độ lạm phát cao sẽ làm cho giá trị của đồng nội tệ bị giảm sút và khi đó các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh Còn nếu tốc độ lạm phát được kìm chế thấp và ổn định thì sẽ làm tăng giá trị đồng tiền trong nước
ổn định, các doanh nghiệp sẽ yên tâm sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư
Ví dụ: Năm 2013 do ảnh hưởng của lạm phát nên nhiều doanh nghiệp thép đang phải đối mặt với sản lượng hàng tồn kho ngày càng lớn, nhiều công trình ngưng trệ, thị trường tiêu thụ chậm, không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, công nhân mất việc
Thứ tư, yếu tố Quốc tế
Việc hình thành các khối liên kết về kinh tế đã góp phần làm tăng hoạt động xuất khẩu, kinh doanh buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên trong khối, cách làm này đã giúp cho các nước thuận lợi hơn trong việc giao thương hàng hóa với nhau nói chung và xuất khẩu thép Việt Nam vào thị trường các nước thành viên nói riêng
Ví dụ: Khi Việt Nam gia nhập vào WTO (Tổ chức thương mại Thế Giới) thì các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam (trong đó có ngành thép) sẽ không còn bị phân biệt đối xử, bị các hàng rào thuế quan từ các thị trường mà nước ta xuất khẩu, không chịu các hạn ngạch xuất khẩu khi xuất khẩu vào các nước thành viên nữa
Thứ năm, yếu tố Tự nhiên
Môi trường tự nhiên tốt, các khoáng sản dồi dào là những yếu tố đầu vào của ngành thép Không những thế, nếu chúng ta biết khai thác hợp lý thì sẽ nâng
Trang 30cao năng suất, từ đó khả năng cạnh tranh sản phẩm so với các nước khác sẽ tăng lên Thuận tiện cho xuất khẩu sản phẩm thép Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý cũng ảnh hưởng tới chi phí vận tải, ảnh hưởng tới lựa chọn nguồn hàng, thị trường xuất khẩu
Ví dụ như bùn đ , quặng sắt là các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép Nhà nước có những quy định khai thác khoáng sản hợp lý, không phung phí, giúp cho các doanh nghiệp có nguyên liệu để sản xuất, hạ thấp giá thành để cạnh tranh, xuất khẩu qua các thị trường khác
Thứ sáu, yếu tố khoa học – công nghệ
Khoa học và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng Khoa học và công nghệ quyết định đến lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả cao
Ví dụ: Doanh nghiệp thép khi thay đổi, áp dụng công nghệ tiên tiến thì sẽ cải tiến được sản phẩm, nâng cao chất lượng thép cùng với đó sẽ giảm được giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài dễ dàng hơn
Thứ bảy, yếu tố văn hóa – xã hội
Người Việt Nam luôn cần cù, chịu khó và luôn tiếp thu, học h i kinh nghiệm
cũng như công nghệ của các nước phát triển Mặt khác, Việt Nam có khoảng 63% người trong độ tuổi lao động và tiền công trả cho người lao động ở Việt Nam so với các nước khác thì tương đối thấp Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thép tận dụng chi phí nhân công này để giảm một phần nào đó chi phí sản phẩm thép
Ví dụ: Theo tính toán của các doanh nghiệp thì với mức lương công nhân khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng doanh nghiệp sẽ giảm khoảng 10% chi phí sản xuất Lợi thế của lĩnh vực sản xuất thép tại Việt Nam hiện thời là chi phí như thuế, nhân công, điện, nước đều rẻ hơn so với nước ngoài Do vậy ngoài thị trường trong nước, các doanh nghiệp cũng có thể mở rộng xuất khẩu
Trang 311.3 Các yếu tố bên trong tác động đến xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ
* Nguồn lực tài chính
Vốn điều lệ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình là 52 tỷ đồng Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp là nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế được doanh nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều phương pháp, hình thức, cơ chế khác nhau để đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh trước mắt và lâu dài Như vậy một cấu trúc vốn an toàn ổn định, hợp lý, linh hoạt sẽ mang lại sự phát triển năng động và hiệu quả cho doanh nghiệp
Ngành thép do phải đầu tư vốn lớn vào dây chuyền sản xuất do đó có mức chi phí cố định cao Điều này đòi h i doanh nghiệp muốn hạ được giá thành thì phải chiếm lĩnh được thị phần lớn Sản lượng tiêu thụ càng lớn thì chi phí cố định trên một tấn thép thành phẩm sẽ càng nh và giúp giảm giá thành Với những biến động bất lợi trong giá cả đầu vào, những doanh nghiệp ngành thép có quy mô nh , công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng sẽ không thể cạnh tranh và dần rút kh i ngành Việc đầu tư vào công nghệ hiện đại chính là điều kiện giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách với các đối thủ tiềm năng Điều này khiến thị phần tập trung vào trong tay những doanh nghiệp lớn có công nghệ hiện đại và lợi thế về chi phí
* Nguồn nhân lực
Ngành thép là ngành sản xuất công nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, đòi h i nhân lực phải linh hoạt ,phản ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ…Tuy vậy, việc cơ cấu lại nguồn nhân lực sau cổ phần hóa khiến cho nhiều doanh nghiệp dư lao động, nhất là lao động phổ thông, yếu về trình độ chuyên môn
kỹ thuật Theo Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, cả nước có khoảng 30.000 lao động đang làm việc trong ngành, nhưng số người được đào tạo về công nghệ sản xuất thép chỉ chiếm khoảng 5% Điều này cho thấy chất lượng, năng lực đào tạo nguồn nhân lực ngành thép rất yếu, chưa đạt yêu cầu, chương trình đào tạo chưa phù hợp, thiếu trang thiết bị phục vụ giảng dạy, công tác nghiên cứu thực tập và ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức Ngoài ra tiến trình hội nhập bộc lộ rõ sự cạnh tranh quyết liệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật Đây là một trong
Trang 32những vấn đề mà các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và công ty nói riêng cần có phương pháp khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc đào tạo nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản và quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Toàn công ty có hơn 1.000 công nhân
và 200 cán bộ, nhân viên Toàn bộ công nhân đều đươc đào tạo tay nghề trước khi tiến hành làm việc tại công ty Hàng tháng công ty thường xuyên tổ chức cuộc thi nâng cao tay nghề cho công nhân vào đào tạo cho nhân viên Các nhân viên xuất nhập khẩu thường xuyên được cử đi học để nâng cao nghiệp vụ, cung cấp các thông tin mới nhất về thị trường thép không gỉ trên thế giới cũng như thông tin về các khách hàng, sản phẩm của công ty Hàng tháng các phòng ban tổ chức họp để nhân viên đưa ra các ý kiến để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Công ty đưa ra nhiều chính sách để cán bộ công nhân viên làm việc lâu dài với công ty như: Hàng năm tổ chức đi nghỉ mát, chế độ lương thưởng rõ ràng, thăm h i khi ốm đau… Được đãi ngộ tốt nên các nhân viên trong công ty đều gắn bó lâu dài với công ty, đoàn kết để thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty
* Cơ sở vật chất
Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình có một nhà máy đặt tại Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên và trụ sở văn phòng tại 132 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, một văn phòng đại diện đặt tại Mỹ
Nhà máy thép không gỉ của công ty có 3 phân xưởng hiện đang hoạt động: PX
Xử lý thép phế liệu, PX luyện thép và PX cán thép được bố trí hợp lý để đảo bảo cho qui trình đúc cán liên tục từ khâu đầu vào là phế liệu cho đến khâu đầu ra thành phẩm các loại Các dây chuyền sản xuất được sắp xếp bố trí hợp lý, khoa học trên mặt bằng nhà xưởng có chiều dài 500 mét, nhằm phát huy tối đa khả năng làm việc của máy móc thiết bị và giảm thiểu chi phí sản xuất tạo khả năng cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp
Ngoài ra, Công ty còn có bãi chứa và xử lý phế liệu với diện tích 1ha, tại khu công nghiệp nằm đối diện nhà máy thép của công ty rất thuận tiện cho việc sơ chế nguồn phế liệu nhập khẩu về trươc khi đưa vào nấu luyện Hệ thống kho chứa
Trang 33thành phẩm với thiết bị nâng hạ chuyên dùng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu giao nhận hàng cho khách hàng
Hệ thống máy móc thiết bị và kiểm tra sản phẩm: Ngoài những thiết bị chính để sản xuất ra thành phẩm, công ty còn đầu tư nhiều thiết bị kiểm tra, đo đếm sản phẩm nhằm phát hiện kịp thời những sản phẩm bị l i trong quá trình luyện, cán thép để điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế tối đa sản phẩm bị l i
Hệ thống máy móc của nhà máy ở Hưng Yên bao gồm:
+ 2 Máy cán 4 trục khổ 570mm, trọng lượng cuộn tối đa 10 tấn, tốc độ 150mpm
Sản lượng trung bình tối đa 36 tấn/ngày cho một máy cán chạy một mình mà
ko liên quan đến lò ủ với trọng lượng cuộn trung bình 4-5-6 tấn như vậy trung bình tối đa 1 máy 1000 tấn/tháng trong điều kiện chay 3 ca hàng nguyên liệu tốt ko có trục trặc xảy ra
1 năm chạy liên lục khoảng 10 tháng như vậy sản lượng tối đa 10 000 tấn/năm + 2 Máy xẻ, độ dầy xử lý 0.25-2mm, khổ 800mm, tốc độ 120mpm, trọng lượng cuộn tối đa 10 tấn
+ 4 lò ủ thường và 1 lò ủ kép : độ dầy 0.3-3mm, khổ 550mm:
1 lò 10-12 tấn ngày chạy hàng 201: như vậy được 360 tấn/tháng -4 lò được
1440 tấn/tháng
1 lò chuyên 430 thì chạy được 20 tấn ngày: 600 tấn/tháng
+ 5 lò phân giải để cung cấp khí bảo vệ cho 5 lò ủ
+ Máy cắt ống+ máy sửa đầu ống+máy vuốt đầu ống+máy uốn ống
+ 6 Máy lốc ống YC50: độ dầy 0.4-2.5mm(30-40 tấn/tháng)
Trang 341 Máy cán 20 trục Sendzimir ZR22-52 7.62-0.25mm, 1360mm, 660<ID<2110, 28MT, 247mpm: xuất xứ từ Anh và Mỹ
3 Dây chuyền xẻ mép,xẻ thô,cuộn lại : Xuất xứ từ Trung Quốc
4 Dây chuyền tinh xẻ mép kéo căng,cuộn lại : ET.TL.REW: Xuất xứ từ Trung Quốc
SkinPass: Xuất xứ từ Anh
là cơ sở mang đến những sản phẩm thép không gỉ chất lượng, đạt tiêu chuẩn Công
ty không ngừng hiện đại hóa máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của khách hàng trong và ngoài nước nói chung và khách hàng Ấn Độ nói riêng
* Văn hóa công ty
Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong phòng họp Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố trên Nó là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi m i thành viên doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình là một công ty có nề nếp và bầu không khí làm việc vui vẻ hăng say Từ lúc mới thành lập, ban lãnh đạo chủ chương đoàn kết chặt chẽ, phát huy năng lực trí tuệ làm việc của tập thể công ty Văn hóa công ty là yêu cầu tất yếu của sự triển thương hiệu vì hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của m i doanh nghiệp
Trang 351.4 Một số rủi ro khi xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ sang thị trường
Ấn Độ
1.4.1 Rủi ro từ môi trường Chính trị, pháp luật
Hệ thống pháp luật của Ấn Độ dựa trên hệ thống thông luật của Anh Đây là
hệ thống luật phổ biến trong thương mại quốc tế do sự chiếm ưu thế về thương mại của Anh và Mỹ Rất nhiều đạo luật được hệ thống hóa của Ấn Độ đã được ban hành trong thời gian cai trị của Anh Hệ thống tư pháp – luật pháp Ấn Độ bắt nguồn quyền lực và quyền hạn của mình từ Hiến pháp Ấn Độ và các đạo luật khác nhau ban hành của Trung ương cũng như các cơ quan lập pháp nhà nước
Về rào cản thương mại
Cùng với tiến trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, Ấn Độ cũng đã dựng lên nhiều rào cản, đưa ra các điều kiện kỹ thuật về vệ sinh, độ an toàn, tăng thuế… nhằm bảo hộ sản xuất trong nước Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam gặp rủi ro vì chưa am hiểu pháp luật, cách thức quản lý của Ấn Độ vì thông tin về thị trường này còn rất ít Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn xa lạ với các quy định, pháp luật về xuất nhập khẩu của thị trường này Không ít doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Ấn Độ bị đánh thêm thuế hoặc hạn chế nhập khẩu khi không đáp ứng các điều kiện nhập khẩu cụ thể của mặt hàng
Rủi ro từ các tranh chấp thương mại
Khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Ấn Độ, nếu không tìm hiểu kỹ quy định của luật Ấn Độ cũng như không chi tiết các vấn đề
có thể xảy ra và cách giải quyết thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro liên quan đến tranh chấp thương mại với đối tác Ấn Độ Các doanh nghiệp cần phải lưu ý rằng độ phân giải của các vấn đề pháp lý ở Ấn Độ có thể mất thời gian, tiền bạc và thiệt hại nghiêng về phía các doanh nghiệp Việt Nam Việc giải quyết các tranh chấp thương mại nếu xảy ra và do cơ quan chức năng của Ấn Độ xử lý thường liên quan đến các quy định xử phạt của luật Ấn Độ quy định về tranh chấp thương mại
1.4.2 Những rủi ro trong việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam thường gặp những rủi ro sau:
Trang 36Rủi ro về thủ tục, chi phí trong thủ tục hải quan
Một rủi ro nữa mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ đó là thủ tục, giấy tờ hải quan rườm rà, sự hoạt động không hiệu quả của cảng bốc xếp hàng hóa dẫn đến chi phí phụ trội làm trễ trong việc giao hàng đến bên nhập khẩu
Rủi ro trong phương thức thanh toán với đối tác Ấn Độ
Một rủi ro nữa là phương thức thanh toán, phương thức thanh toán phổ biến của các nhà nhập khẩu ở Ấn Độ:
Thanh toán trước
Nhà nhập khẩu Ấn Độ sẽ thanh toán hợp đồng mua hàng trước khi nhận được lô hàng đó Phương thức thanh toán này chỉ có rủi ro cho các nhà nhập khẩu nhưng lại an toàn cho các nhà xuất khẩu Nó cũng không tốn kém vì đó là tự thanh toán trực tiếp giữa hai nhà nhập khẩu, xuất khẩu mà không có sự tham gia của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên trên thực tế rất ít khi các nhà nhập khẩu Ấn Độ sử dụng phương pháp này hoặc chỉ thanh toán một phần giá trị của lô hàng
Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức thanh toán thông qua ngân hàng, theo đó các giao dịch bán hàng được giải quyết bởi các ngân hàng thông qua việc trao đổi các chứng từ liên quan Phương thức thanh toán này thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi chi phí thấp Nhưng nó không cung cấp cùng một mức bảo vệ như thư tín dụng vì nó không liên quan đến bất kỳ loại bảo lãnh ngân hàng nào như thư tín dụng Bởi vậy các doanh nghiệp cần chú ý đến rủi ro trong phương thức thanh toán này khi xuất khẩu hàng hóa có giá trị sang thị trường Ấn Độ
Trang 37mại quốc tế và công nghiệp
Thanh toán cho các đại lý thương mại và các trung gian khác
Các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu thị trường Ấn Độ trong trường hợp
phải sử dụng các dịch vụ của một nhà trung gian h trợ hay phân phối thì dự kiến sẽ
phải trả một khoản hoa hồng là khoảng 10% của giá trị hợp đồng Điều này là một thách thức, đặc biệt đối với các công ty có thể sẽ phải làm việc với một số lượng lớn các bên thứ ba trong quá trình xuất khẩu hàng hóa Không có quy tắc tuyệt đối để quy định mức độ của hoa hồng thích hợp Nếu không nắm rõ điều này các doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro về chi phí rất lớn
Phân tích các rủi ro cho phép doanh nghiệp tìm ra đươc cơ hội và thách thức
để đưa ra chiến lược xuất khẩu phù hợp:
* Cơ hội
Xuất khẩu thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ, công ty giải quyết được lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp từ đó tăng nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước, tạo nguồn vốn để thúc đẩy sản xuất ,gia tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp thép Việt Nam với thị trường Ấn Độ, tạo ra nhiều mặt hàng chất lượng tốt, có sức cạnh tranh cao
Do không bị áp thuế tự vệ sản phẩm thép tấm hợp kim của Ấn Độ (19/9/2014) nên doanh nghiệp xuất khẩu thép vào thị trường Ấn Độ đã phần nào yên tâm về giá
Công nghệ tiên tiến, hiện đại còn ít, chưa có nhiều ở các doanh nghiệp nên
sẽ khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài, chất lượng sản phẩm còn cần phải cải thiện để phù hợp với nhu cầu của thị trường ngoài nước
Trang 38Công ty chưa tạo được thương hiệu sản phẩm thép Việt Nam trên thị trường nước ngoài, vì vậy cần chú trọng vào chất lượng sản phẩm, công nghệ, kĩ thuật để tạo được thương hiệu thép Việt Nam chất lượng
Do khoảng cách về địa lý khá xa và chưa có vận chuyển hàng hóa trực tiếp bằng đường hàng không giữa Việt Nam - Ấn Độ nên sẽ làm hạn chế thúc đẩy thương mại giữa hai quốc gia, xuất khẩu thép cũng từ đó mà giảm sản lượng xuất khẩu do chi phí vận chuyển tăng khiến cho giá thép Việt Nam xuất khẩu vào Ấn Độ
sẽ không cạnh tranh được với các sản phẩm thép trong nước của Ấn Độ Vì vậy,vận chuyển thép không gỉ bằng container đường biển giúp công ty giảm giá thành vận tải và tăng năng suất lao động
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG THỊ ẤN ĐỘ
2.1 Giới thiệu về công ty
2.1.1 Giới thiệu chung
Công ty cổ phần Inox Hòa Bình được thành lập từ năm 1996, là công ty kinh doanh thép không gỉ (inox) hàng đầu tại Việt Nam Công ty có mạng lưới khách hàng tiêu thụ với nhu cầu ổn định, giá trị cao trên khắp cả nước
Về lịch sử của công ty cổ phần thép Hòa Bình như sau:
Năm 2002, đáp ứng nhu cầu của thị trường công ty thành lập nhà máy cơ khí Hòa Bình bước đầu cung cấp các loại ống thép không gỉ (tròn, vuông, hộp, chữ nhật…)
Năm 2005, công ty tiếp tục đầu tư lắp đặt dây chuyền cán nguội thép không gỉ tại nhà máy cơ khí Hòa Bình nhằm tiến tới cung cấp nhiều loại mặt hàng thép không
gỉ khác phục vụ nhu cầu của thị trường nội địa và hướng tới thị trường trong khu vực
Theo định hướng của Đảng và Nhà nước, nước ta phải có nền công nghiệp tiên tiến để hiện đại hóa nông nghiệp và mọi mặt của đời sống xã hội, và đứng trước nhu cầu thép không gỉ của thị trường Việt Nam hàng năm ngày càng phát triển, vào cuối năm 2009 đến đầu năm 2010 công ty Inox Hòa Bình đã quyết định đầu tư dây chuyền cán nguội thép không gỉ khổ rộng 1380mm với trái tim là máy cán 20 trục Sendzimir 20-hi Với sự kết hợp công nghệ tiên tiến từ các nước Anh, Mỹ, Nhật Bản, Áo, Đức, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và sự nhiệt tình hăng say lao động
và trí óc sáng tạo tập thể Inox Hòa Bình, sự đi vào hoạt động của nhà máy cán nguội thép khổ rộng đầu tiên của người Việt Nam sẽ đáp ứng nhanh chóng sẵn sàng, nhu cầu của các nhà sản xuất trong nước, tránh được sự nhập siêu giá cao các cuộn inox tương tự từ các nước khác, đồng thời một phần cho xuất khẩu sang các nước trong khu vực, đưa tập đoàn Hòa Bình cũng như inox Hòa Bình lên tầm cao mới, thêm 1 vết son đánh dấu công nghệ Sendzimir trên bản đồ thế giới
Trang 40Cùng với đội ngũ cán bộ kinh doanh chuyên nghiệp, nhiệt tình công ty đã xây dựng, thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã đạt được với mong muốn cùng xây dựng phát triển lâu dài với các bạn hàng Công ty chúng tôi luôn hoan nghênh các cá nhân/ tổ chức/ đối tác đã gắn bó hợp tác với chúng tôi và hi vọng chất lượng sản phẩm cùng sự phục vụ của chúng tôi sẽ làm hài lòng quý khách
Kinh doanh thương mại thép không gỉ (inox)
Xuất nhập khẩu các loại thép không gỉ (inox)
Tư vấn tiêu dùng sản phẩm làm từ thép không gỉ (inox)
2.1.3 Định hướng và phương châm hoạt động của công ty
Với định hướng, mục tiêu là thị trường trong nước , Công ty cổ phần Inox Hòa Bình đã và đang thiết lập phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Gần đây, Công ty hướng ra thị trường thế giới và hoan nghênh các đối tác trên khắp thế giới liên hệ hợp tác với công ty Công ty luôn tích cực cố gắng đổi mới chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh để mang tới khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, phục
vụ hoàn hảo và chu đáo đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Công ty hoạt động với phương châm:
- Chu đáo tin cậy
- Cạnh tranh lành mạnh
- Công nghệ đổi mới
- Tư duy sáng tạo
- Quan hệ trung thực