1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chính sách thương mại quốc tế của hoa kỳ và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường hoa kỳ

180 587 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Tôi là Trần Nguyên Chất, nghiên cứu sinh khóa 14 của Trường Đại học Ngoại Thương, chuyên ngành Kinh tế Quốc tế, mã số 62.31.01.06 với đề tài luận án tiến sĩ: “Chính sách thương mại quốc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-*** -

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TIẾN SĨ

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Ngành: Kinh tế học

TRẦN NGUYÊN CHẤT

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-*** -

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Trang 3

Tôi là Trần Nguyên Chất, nghiên cứu sinh khóa 14 của Trường Đại học Ngoại Thương, chuyên ngành Kinh tế Quốc tế, mã số 62.31.01.06 với đề tài luận án tiến sĩ:

“Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ”, xin cam đoan:

- Luận án tiến sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS, TS Hoàng Văn Châu;

- Các thông tin, số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập, tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy, được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định;

- Nội dung đầy đủ của toàn bộ luận án tiến sĩ chưa từng được công bố; một số nội dung liên quan đến luận án được tác giả công bố trên các tạp chí và hội thảo khoa học chuyên ngành có uy tín

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017

Người cam đoan

Trần Nguyên Chất

Trang 4

Đề tài luận án tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của nghiên cứu sinh Trong suốt quá trình thực hiện luận án, tác giả gặp không ít khó khăn trong việc thu thập và xử lý số liệu, thông tin trong bối cảnh môi trường thương mại quốc tế đang thay đổi và tính bất định trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ Do đề tài mang tính vĩ mô và tính thời sự nên tác giả chịu áp lực lớn về mặt chuyên môn và thời gian thực hiện Để có thể vượt qua những trở ngại, áp lực và hoàn thành luận án, tác giả đã may mắn nhận được sự hướng dẫn tận tình của GS, TS Hoàng Văn Châu và sự hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô Trường Đại học Ngoại thương cùng

sự ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

Lời đầu tiên, tác giả xin trân trọng cảm ơn GS, TS Hoàng Văn Châu vì những

hỗ trợ tối đa về chuyên môn và cả những lời động viên về tinh thần Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học, Ban Giám đốc Cơ sở II tại Tp Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Bộ môn Nghiệp vụ đã hỗ trợ

và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án tiến sĩ này

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Ngoại thương, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị nghiên cứu và các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tác giả những thông tin, tư liệu quý giá và có những góp ý quan trọng để tác giả hoàn thành luận án

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sát cánh và động viên tác giả vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có thể hoàn thành luận

án tiến sĩ này

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017

Người cam đoan

Trần Nguyên Chất

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16

5 Phương pháp nghiên cứu 17

6 Những đóng góp của Luận án 18

7 Kết cấu của Luận án 19

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 21

1.1 Chính sách thương mại quốc tế 21

1.1.1 Khái niệm chính sách thương mại quốc tế 21

1.1.2 Các hình thức của chính sách thương mại quốc tế 23

1.1.2.1 Chính sách bảo hộ mậu dịch 23

1.1.2.2 Chính sách mậu dịch tự do 24

1.1.2.3 Các chính sách khác 25

1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế 28

1.1.4 Nội dung cơ bản của chính sách thương mại quốc tế 32

1.1.4.1 Phạm vi của chính sách thương mại quốc tế theo WTO 32

1.1.4.2 Chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa 36

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thương mại quốc tế 44

1.2 Hoạt động xuất khẩu hàng hóa 46

1.2.1 Các khái niệm 46

1.2.2 Các hình thức xuất khẩu 48

Trang 6

1.2.4 Các tiêu chí phân tích 50

1.3 Mối quan hệ giữa chính sách thương mại quốc tế và hoạt động xuất khẩu hàng hóa 51

1.3.1 Tác động của chính sách thương mại quốc tế của nước chủ nhà đối với hoạt động xuất khẩu của nước đối tác 51

1.3.2 Tác động của hoạt động xuất khẩu của nước đối tác đến chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia 53

Chương 2: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 56

2.1 Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ kể từ khi bình thường hóa quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 56

2.1.1 Đặc trưng chung 56

2.1.2 Chính sách thuế quan 60

2.1.3 Chính sách phi thuế quan 64

2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 75

2.2.1 Giai đoạn trước BTA Việt – Mỹ 75

2.2.2 Giai đoạn sau BTA Việt – Mỹ 77

2.2.2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cán cân thương mại 78

2.2.2.2 Cơ cấu xuất khẩu 81

2.2.2.3 Chỉ số lợi thế thương mại đối tác (PCA) 85

2.2.2.4 Chỉ số cường độ thương mại (TI) 86

2.2.2.5 Chỉ số tiềm năng thương mại (PT) 87

2.2.2.6 Chỉ số bổ trợ thương mại (TC) 89

2.3 Ảnh hưởng của chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa của Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ90 2.3.1 Một số thay đổi quan trọng trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam qua các thời kỳ Tổng thống 90

Trang 7

2.3.3 Ảnh hưởng tiêu cực 94

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 103 3.1 Triển vọng phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 103

3.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới 103

3.1.2 Dự báo những thay đổi trong chính sách thương mại Hoa Kỳ và tác động đối với Việt Nam 107 3.1.3 Định hướng phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 111

3.1.4 Cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 114 3.1.5 Thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ 116

3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 118

3.2.1 Các giải pháp đối với Chính phủ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 118

3.2.1.1 Đàm phán hiệp định FTA song phương với Hoa Kỳ 119 3.2.1.2 Hỗ trợ hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 125 3.2.1.3 Thực hiện cơ chế giám sát hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 126

3.2.2 Các giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 128

3.2.2.1 Tăng cường nắm bắt thông tin thị trường, các quy định, chính sách mới của thị trường Hoa Kỳ 128 3.2.2.2 Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp và các bên có liên quan 132 3.2.2.3 Một số giải pháp đặc thù đối với từng ngành hàng 135

Trang 8

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 141

3.3.1.1 Tích cực đẩy nhanh quá trình được công nhận là nền kinh tế thị trường 141

3.3.1.2 Ký kết các hiệp định công nhận kết quả kiểm tra, giám định lẫn nhau 142

3.3.1.3 Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, tích cực thu hút nguồn vốn bên ngoài 143

3.4.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội ngành hàng 144

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 158

Trang 9

Từ viết tắt Diễn nghĩa tiếngAnh Diễn nghĩa tiếng Việt

ACFTA ASEAN - China Free Trade

ASEAN Association of Southeast

Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATIGA ASEAN Trade in Goods

Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài – chi hội Hoa Kỳ

BIT Bilateral Investment Treaty Hiệp định Đầu tư song phương

BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định Thương mại song

phương CBI Caribbean Basin Initiative Sáng kiến lòng chảo Caribê

CBP Customs and Border

EAEU Eurasian Economic Union Liên minh Kinh tế Á - Âu

EU European Union Liên minh Châu Âu

FDA Food and Drug Cơ quan quản lý Thực phẩm và

Trang 10

FDCA Federal Food, Drug and

Comestic Act

Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (Hoa Kỳ) FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPLA Fair Packaging and Labeling

Act

Luật về Bao bì và Nhãn hàng (Hoa Kỳ)

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

GATS General Agreement on

Trade in Services

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ

GATT General Agreement on

Tariffs and Trade

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc dân

GSP Generalized System of

Prefrences Hệ thống ưu đãi phổ cập IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế

ISO International Organization

for Standardization Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa

ITC International Trade Center Trung tâm Thương mại Quốc tế

MFN Most favoured nation Đãi ngộ tối huệ quốc

NAFTA North America Free Trade

Agreement Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

NT National Treatment Đãi ngộ quốc gia

NTR Normal Trade Relations Quan hệ thương mại bình thường

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh

tế

Trang 11

Chỉ số bổ trợ thương mại

TI Trade Intensity Index Chỉ số cường độ thương mại

TIFA Trade and Investment

Hiệp định về các biện pháp đầu tư

có liên quan đến thương mại

TRIPs

Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

UNCTAD United Nations Conference

on Trade and Development

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

USD United States Dollar Đồng đô la Mỹ

USDA United States Department of

Agriculture Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ

USITC United States International

Trade Commission

Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa

Kỳ

VASEP Vietnam Association of

Seafood Exporters and

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Trang 12

WB World Bank Ngân hàng Thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 13

Tên bảng biểu, hình vẽ Trang

Bảng 1.1 Tóm tắt các vòng đàm phán chính của GATT 1947 đến 1994 30

Bảng 2.1 Hoạt động xuất khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ trước BTA 76 Bảng 2.2 Hoạt động xuất khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ (2001 – 2016) 79 Bảng 2.3 Thị phần xuất khẩu Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ (2001 –

Bảng 2.6 Thuế suất bình quân của Hoa Kỳ đối với các ngành hàng xuất

khẩu chủ lực của Việt Nam

95

Bảng 2.7 Thống kê về các vụ kiện bồi thường thương mại của Hoa Kỳ

đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam

100

Bảng 3.1 Thuế xuất nhập khẩu trung bình được áp dụng cho hàng hóa

của Việt Nam (đơn vị: nghìn USD)

120

Biểu đồ 2.1 Thống kê các vụ kiện về bán phá giá và chống trợ cấp của

Hoa Kỳ (năm tài chính 1980 – 2008)

65

Biểu đồ 2.2 Cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trước BTA 77 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ (2001 – 2016) 82 Biểu đồ 2.4 Chỉ số lợi thế thương mại đối tác (PCA) của Việt Nam với

Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2015

Trang 14

Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thương mại quốc tế 45 Hình 2.1 Tam quyền phân lập trong chính quyền liên bang Hoa Kỳ 57 Hình 2.2: Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ (năm 2017) 63 Hình 3.1 Tác động dự kiến của chính sách BAT 20% của Trump đối

với giá trị thương mại ròng của nước đối tác vào Hoa Kỳ

120

Trang 15

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động xuất khẩu được xem là một trong những động lực tăng trưởng kinh

tế đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, xuất khẩu trở thành nhân tố then chốt để nước ta có thể tận dụng nguồn lực bên ngoài vào quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020 như mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 (Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, tr.6)

Một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay

là Hoa Kỳ Đây là nền kinh tế số 1 của thế giới với GDP năm 2016 là 18,56 ngàn tỷ USD và là thị trường mở có sức mua cao với quy mô dân số hơn 324 triệu người, thu nhập bình quân đầu người đạt 57,28 ngàn USD/người/năm (CIA 2017) và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2016 đạt 2,2 ngàn tỷ USD, là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới với thị phần xấp xỉ 14% (ITC 2017) Năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương (BTA) Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu vào thị trường này và đã chứng kiến một

sự tăng trưởng vượt bậc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ,

từ xuất phát điểm là con số không đáng kể của năm 1995 (năm chính thức bình thường hóa quan hệ giữa hai nước), đến năm 2003 (chỉ hai năm kể từ khi BTA Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực), Hoa Kỳ đã trở thành thị trường quốc gia xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và liên tiếp giữ vững vị trí hàng đầu Theo số liệu thống kê năm 2016 từ Bộ Công Thương, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam lên đến hơn 38,1 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 21,67% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 175,9 tỷ USD của Việt Nam (Bộ Công Thương 2017) trong khi Việt Nam chỉ chiếm 1,94% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ (ITC 2017) Điều này cho thấy tiềm năng thương mại rất lớn của thị trường Hoa Kỳ đối với xuất khẩu của Việt Nam Nếu tính theo nguồn số liệu thống kê từ ITC thì kim ngạch và tỷ trọng của thị trường Hoa Kỳ thậm chí còn cao hơn, lên đến 43,77 tỷ USD và chiếm 24,78%

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với một thực tế là cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng (nhập siêu hàng hóa năm 2016 là 798,5 tỷ USD, chiếm quá bán tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ), nợ công tăng (năm 2016 đạt gần

Trang 16

73,8% GDP), sức ép lớn từ vấn đề tỷ lệ thất nghiệp trong nước cao (năm 2016 là 4,7% lực lượng lao động) (CIA, 2017), vấn đề an ninh, nguy cơ suy thoái kinh tế Điều đó

đã buộc quốc gia này phải điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế và tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Do đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn và hiện nay đang ở trong tình trạng có thể có sự thay đổi bất ngờ Nguyên nhân là

vì, song song với tự do hóa thương mại, Hoa Kỳ vẫn thực hiện nhiều chính sách bảo

hộ khá tinh vi thông qua một hệ thống pháp luật và chính sách thương mại quốc tế được đánh giá là phức tạp nhất trên thế giới Chủ trương bảo hộ kiểu mới trong thương mại quốc tế (từng được biết đến dưới tên gọi chủ nghĩa bảo hộ cấp tiến – progressive protectionism) của Hoa Kỳ càng thể hiện rõ nét từ thông điệp trong quá trình tranh cử của Donald Trump là “Làm nước Mỹ mạnh mẽ trở lại” (Make America Great Again) cho đến phương châm “Nước Mỹ trên hết” (America First) của Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (bắt đầu nhiệm kỳ 4 năm từ 20/01/2017) Có thể nói, chính sách kiểu Trump (Trumponomics) đã tạo nên những xáo trộn nhất định đối với thương mại toàn cầu, hệ thống thương mại đa biên và khiến xuất khẩu của các nước càng trở nên dễ bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam

Sau hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ, thương mại giữa Việt Nam – Hoa

Kỳ đã có sự tăng trưởng vượt bậc và toàn diện Khoảng không của thị trường Hoa Kỳ còn rất rộng lớn đối với hàng hóa của Việt Nam khi chúng ta chỉ chiếm 1,94% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ (năm 2016) Để duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ là hết sức cấp bách trong bối cảnh môi trường chính sách bất định như hiện nay

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Chủ đề về chính sách thương mại quốc tế nói chung hay chủ đề về biện pháp thuế quan và các biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế nói riêng có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã xây dựng nền tảng lý luận quan trọng về chủ đề này Tuy nhiên, do tính phức tạp và ứng biến đa dạng của chính sách thương mại quốc tế nên khoảng trống nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn còn rất nhiều

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính sách thương mại quốc tế được hiểu là tất cả các hành động của Chính phủ (cơ quan nhà nước) ảnh hưởng một

Trang 17

cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương mại quốc tế Các công cụ chính trong chính sách thương mại quốc tế bao gồm hai nhóm chính là biện pháp thuế quan (hay còn gọi

là công cụ thuế quan – tariff measures) và biện pháp phi thuế quan (còn gọi là công cụ phi thuế quan – non-tariff measures NTMs)

Các nghiên cứu liên quan đến biện pháp thuế quan trong thương mại quốc tế

Về thuế nhập khẩu, tác phẩm “Understanding the WTO” (WTO 2015) đã hệ

thống hóa các thông tin liên quan đến hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khổ của WTO, trong đó GATT (General Agreement on Tariff and Trade – Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch) trải qua các vòng đàm phán từ năm 1947 đến 1994 đều có nội dung liên quan đến thuế quan, cụ thể là về ràng buộc thuế quan, cắt giảm

thuế quan Điều này được thể hiện rõ nét hơn trong tác phẩm “The Regionalization of the World Economy” (Jeffrey A Frankel 1998) Trong Chương 8 của quyển sách với tên chương “Tariff Phase-outs: Theory and Evidence from GATT and NAFTA” của tác

giả Carsten Kowalczyk and Donald Davis đã đề cập đến cơ sở pháp lý của việc giảm thuế quan theo GATT 1994 và cung cấp bằng chứng cắt giảm thuế quan đáng kể thông qua xu hướng khu vực hóa ở Bắc Mỹ, cụ thể là hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement – NAFTA, được ký kết cuối năm 1992, có hiệu lực năm 1994)

Đứng trước xu hướng cắt giảm thuế quan ngày càng sâu rộng, ngân sách các

nước có thể bị ảnh hưởng Công trình nghiên cứu “Impact of changes in tariffs on developing countries’ government revenue” (Przemyslaw Kowalski 2005) đã sử dụng

cả phương pháp phân tích định tính và định lượng nhằm làm rõ tác động của việc cắt giảm thuế đối với thu nhập của chính phủ, nhất là chính phủ các nước đang phát triển Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tự do hóa thuế quan không có nhiều ảnh hưởng đến thu nhập của chính phủ vì nếu xét theo tỷ lệ trên GDP, khi giảm thuế quan (chủ yếu là thuế nhập khẩu), hoạt động nhập khẩu sẽ gia tăng nên bù đắp lại phần thu nhập mất đi do giảm thuế suất Đồng thời, việc hạ thuế quan cũng đi kèm với biện pháp thay thế là áp dụng các loại thuế nội địa mà loại thuế này cũng đồng thời áp dụng cho hàng nhập khẩu Vì vậy, doanh thu thuế từ thương mại quốc tế của chính phủ có xu hướng gia tăng, tăng phúc lợi cho nền kinh tế

Như vậy, các công trình trên đã xác định biện pháp thuế quan là một công cụ quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của các nước Tuy nhiên, đứng trước

xu hướng tự do hóa thuế quan, các nước vẫn có những nhu cầu bảo vệ sản xuất và việc

Trang 18

làm trong nước cũng như những mục đích khác Vì vậy, xu hướng sử dụng các biện pháp phi thuế quan ngày càng phổ biến trong thương mại quốc tế

Các nghiên cứu liên quan biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế Theo WTO, “biện pháp phi thuế quan” (NTMs – Non-Tariff Measures) “là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển của hàng hóa giữa các nước” So với biện pháp thuế quan, NTMs phức tạp hơn nhiều và

có một số biện pháp chưa bị quy định hay ràng buộc rõ ràng trong khuôn khổ WTO

Về các biện pháp phi thuế quan nói chung, tác phẩm “Quantification of tariff measures” (Bijit Bora, Aki Kuwahara và Sam Laird 2002) đã khái quát các biện

non-pháp phi thuế quan đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu, xây dựng các phương non-pháp đo lường tác động của các biện pháp phi thuế quan đối với lĩnh vực thương mại quốc tế Tác phẩm đã chia NTMs ra thành ba nhóm là các biện pháp hạn chế định lượng (biện pháp tương đương thuế quan), biện pháp tài chính (biện pháp tương đương trợ cấp) và chỉ số giới hạn thương mại (Trade Restrictiveness Index – TRI) Ví dụ thực tiễn từ việc khảo sát và đánh giá về biện pháp phi thuế quan tại 5 nước đang phát triển được lựa chọn là Brazil, Chile, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan được trình bày trong ấn phẩm

“Non-tariff measures: Evidence from selected developing countries and future research agenda” (UNCTAD 2010) nhằm rút ra những kết luận về phương pháp tiếp

cận và cách lượng hóa tác động của các biện pháp phi thuế quan cũng như những vấn

đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới dựa trên mô hình mà tác giả đã thực hiện

Hàng rào phi thuế quan (Non-Tariff Barriers – NTBs) là một tập hợp con của biện pháp phi thuế quan NTBs thường gây nhiều tranh cãi trong thương mại quốc tế giữa các nước với nhau, nhất là về các rào cản kỹ thuật (Technical Barriers to Trade – TBT) - một hình thức của hàng rào phi thuế quan (NTBs) WTO có hẳn một hiệp định riêng trực tiếp chi phối vấn đề này Đó là “Hiệp định Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế” hay còn gọi tắt là Hiệp định TBT (Technical Barriers to Trade), một hiệp định con thuộc gói hiệp định GATT Theo tinh thần của Hiệp định TBT của WTO, hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế được hiểu là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng nhập khẩu và quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó mà vượt quá mức cần thiết Dù WTO đã có hẳn một hiệp định riêng về vấn đề này nhưng không

có nghĩa vấn đề tranh cãi về hàng rào kỹ thuật thương mại giữa các nước đã được giải

Trang 19

quyết triệt để Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ tính phức tạp của bản thân các hàng rào kỹ thuật thương mại và việc xác định thế nào là “vượt quá mức cần thiết” Các công trình nước ngoài nghiên cứu về chủ đề này khá nhiều và đa dạng, chẳng hạn như

tác phẩm “Looking beyond tariffs: The role of non-tariff barriers in world trade”

(OECD 2005)

TBTs được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực thương mại hàng nông nghiệp

Tác phẩm “A review of methods for quantifying the trade effects of standards in the agri-food sector” (Jane Korinek, Mark Melatos and Marie-Luise Rau 2008) và tác phẩm “Case studies of costs and benefits of non-tariff measures: Cheese, shrimp and flowers” (Frank van Tongeren, Anne-Célia Disdier, Joanna Ilicic-Komorowska,

Stéphane Marette, Martin von Lampe 2010) đã đánh giá các cách tiếp cận khác nhau trong việc lượng hóa tác động thương mại và phúc lợi của các tiêu chuẩn hiện có trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm và đưa ra những gợi ý về hoạch định chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là khi xây dựng các tiêu chuẩn về chế biến và chất lượng sản phẩm Trên thực tế, không phải tất cả các quy định về kỹ thuật đều trở thành hàng rào hay rào cản trong thương mại quốc tế

Rõ ràng, chủ đề về biện pháp phi thuế quan, hàng rào phi thuế quan và hàng rào

kỹ thuật thương mại đã được nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp Tuy nhiên, các tác phẩm của nước ngoài thường không đặt góc độ nghiên cứu ở Việt Nam và không vì lợi ích của Việt Nam,

mà Việt Nam chỉ là một bên có liên quan trong quá trình nghiên cứu Mặt khác, các công trình nước ngoài nghiên cứu về biện pháp thuế quan và phi thuế quan thường chỉ tập trung vào tác động tiêu cực của các biện pháp này và mong muốn nước nhập khẩu

dỡ bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế, chứ không tập trung nhiều vào việc đề xuất các giải pháp vượt rào cản cho các nước xuất khẩu

Các nghiên cứu liên quan đến chính sách thương mại quốc tế Hoa Kỳ

Ở nước ngoài, có khá nhiều công trình nghiên cứu về chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ nhưng hiếm có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về toàn bộ chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ trong khoảng thời gian

nghiên cứu của đề tài Tác phẩm “Politico – economic determinants of American trade policy attitudes“ (Micheal E.S Hoffman 2006) đã chỉ ra một số nhân tố quan trọng có

ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và ban hành các chính sách của thị trường Hoa Kỳ, bao gồm cả nhân tố trong nước và nhân tố từ nước ngoài Tác giả Matilde Bombardini

Trang 20

và Francesco Trebbi (2009) cũng nghiên cứu về hoạt động vận động hành lang trong

việc tham vấn xây dựng chính sách thông qua tác phẩm “Competition and political organisation: Together or Alone in lobbying for trade policy? ” Đề tài phân tích các

khía cạnh của vận động hành lang từ các tổ chức trong nước và có thể có sự ảnh hưởng

cả từ bên ngoài nước Hoa Kỳ Tuy nhiên, phân tích mới chỉ dừng lại ở mức độ chưa sâu

Ngoài chính sách thuế quan khá thông thoáng với mức thuế suất nhập khẩu bình quân MFN chỉ 3,5% năm 2015 (WTO 2016), Hoa Kỳ có một hệ thống chính sách phi thuế quan tinh vi thuộc hàng bậc nhất trên thế giới Đó thường được gọi là các rào cản thương mại quốc tế ở thị trường Hoa Kỳ Dựa trên các chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ, rất nhiều học giả đã có những bài viết, phân tích ở nhiều góc độ khác nhau của chính sách thương mại quốc tế Hoa Kỳ trong đó một số tác phẩm có mức tập trung cao vào những tình huống phát sinh gần đây Ví dụ như tác giả Irene

Brambilla, Guido Porto and Alessandro Tarozzi (2008) đã viết tác phẩm “Adjusting to trade policy: Evidence from US Antidumping Duties on Vietnam Catfish” Tác phẩm

đã chỉ ra trường hợp cá da trơn của Việt Nam bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ và việc cần thiết phải điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ nhằm đảm bảo các lợi ích của Hoa Kỳ Cùng với các vụ việc khác và sự vận động hành lang nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ thể trong nước, các đạo luật nông nghiệp Hoa Kỳ (Farm Bill) đã ra đời với các phiên bản năm 2002, 2008 và 2014 (Renee Johnson and Jim Monke, CRS 2017)

Trong bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ suy thoái năm 2008, nhiều học giả có quan

điểm tương đồng với Robert Krol (2008) trong tác phẩm “Trade, protectionism, and the US economy – Examining the evidence” (một trong những Trade briefing papers

from the CATO Institute, No.28, Sep 16th 2008) nhằm ủng hộ việc cần bảo hộ mạnh

mẽ hơn nữa thị trường nội địa nhằm giúp Hoa Kỳ vượt qua thời kỳ khủng hoảng, tạo được việc làm cho lao động trong nước và tránh những đổ vỡ kinh tế nghiêm trọng hơn Tuy nhiên, WTO lại cho rằng cần tiếp tục thực hiện việc mở cửa thị trường trong

“Trade policy review: United States of America – Continued Openness is a key at a time of economic uncertainty” và kêu gọi các nước G20 nói chung và nhất là Hoa Kỳ

cân nhắc cẩn trọng khi áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong giai đoạn khó khăn về kinh tế vì nhiều nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng chi phí cho việc áp dụng các chính sách bảo hộ thường lớn hơn so với lợi ích đạt được Nuno Limao và Patricia Tovar (2009) đưa ra quan điểm trung lập hơn khi lựa chọn chính sách dựa trên lý

Trang 21

thuyết và thực tiễn từ các cam kết quốc tế trong tác phẩm “Policy choice: Theory and evidence from commitment via international trade agreements” Bài viết nêu bật ảnh

hưởng quan trọng của các điều khoản trong hiệp định thương mại quốc tế đối với chính sách thương mại mà mỗi quốc gia ban hành

Trong mối quan hệ 20 năm qua với Việt Nam (kể từ khi bình thường hóa và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995 đến 2015), các nghiên cứu của học giả Hoa Kỳ về chủ đề này khá nhiều, đặc biệt là các đơn vị nghiên cứu (think-tank) như Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội (Congressional Research Services - CRS), Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), Trung tâm nghiên cứu Đông Tây (East – West Center – EWC), Viện Peterson về Kinh tế quốc tế (Peterson Institute for International Economics – PIIE) Có

thể kể đến một số nghiên cứu như tác phẩm “A New Era in U.S – Vietnam Relations: Deeping ties two decades after normalization” (Murray Hiebert, Phuong Nguyen,

Gregory B Poling 2014) đã điểm lại quan hệ giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, từ

ngoại giao, quốc phòng đến kinh tế, thương mại, đầu tư Tác phẩm “U.S.-Vietnam Economic and Trade Relations: Issues for the 114th Congress” (Michael F Martin

2016) đã phân tích tổng quát mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bao gồm một số vấn đề về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-

Pacific Partnership Pact – TPP) Bài viết “United States Economic Policy Toward Asia” (Marcus Noland, 2009) đã nêu bật chính sách xoay trục về Châu Á của Hoa Kỳ

không chỉ trong lĩnh vực quốc phòng mà cả trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu

tư Tuy nhiên, ngày 23/01/2017, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh Hoa Kỳ rút lui khỏi Hiệp định này và một hiệp định thay thế hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ Đến ngày 16/03/2017, quan chức Bộ Ngoại Hoa Kỳ Susan Thornton tuyên bố chính sách tái cân bằng ở châu Á, còn được gọi là xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama “chính thức chấm dứt” (Ankit Panda 2017) Điều đó cho thấy sự phức tạp và thay đổi nhanh chóng trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ

2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về chính sách thương mại quốc tế khá nhiều Xét về các vấn đề cơ bản như khái niệm, đặc điểm, phân loại… thì trong các sách giáo trình, sách chuyên khảo dành cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế quốc tế hoặc Kinh tế đối ngoại đều có đề cập đến chủ đề này

Các nghiên cứu liên quan biện pháp thuế quan trong thương mại quốc tế

Trang 22

Về chính sách thuế quan của Việt Nam, theo “Giáo trình Kinh tế Ngoại thương” của Trường Đại học Ngoại thương chủ biên bởi Bùi Xuân Lưu và Nguyễn

Hữu Khải (2009) kết hợp với quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm

2016 thì mức thuế suất của thuế nhập khẩu được chia thành ba nhóm: Mức thuế suất

ưu đãi (đây là mức thuế suất cơ bản của thị trường, thường được biết dưới tên gọi thuế suất MFN hoặc WTO); Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt (tức là có thuế suất thấp hơn mức thuế cơ bản, áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký kết thỏa thuận đặc biệt về mở cửa thị trường, tự do hóa thuế quan như ATIGA, ACFTA, AKFTA, AANZFTA, AITIG, VJEPA, VCFTA…, còn được gọi là

là thuế FTA); Mức thuế suất thông thường (được ấn định bằng một tỷ lệ cố định 150%

so với thuế MFN) Sách chuyên khảo “Quản lý hoạt động nhập khẩu: Cơ chế, chính sách và biện pháp” (Nguyễn Hữu Khải 2007) cũng đề cập chuyên sâu đến công cụ

quản lý nhập khẩu bằng cả thuế quan và phi thuế quan Về thuế nhập khẩu, có nhiều loại thuế nhập khẩu khác nhau được thiết kế để phù hợp với từng mục đích nhất định, vừa bảo vệ thị trường trong nước nhưng vẫn trên cơ sở hợp lý và khoa học

Các nghiên cứu liên quan biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế

Các công trình trong nước liên quan đến biện pháp phi thuế quan trong thương mại quốc tế khá phong phú và tập trung nhiều nhất vào hàng rào phi thuế quan hoặc

rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế Sách chuyên khảo “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế” (Nguyễn Hữu Khải 2005) tập trung vào

hàng rào phi thuế quan, đã hệ thống được những lý luận chung về hàng rào phi thuế quan, các quy định có liên quan của WTO và kinh nghiệm của một số nước điển hình, đồng thời đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến năm 2005 và kiến nghị các biện pháp phi thuế quan mà Việt Nam có

thể áp dụng trong thời gian tới Riêng đối với rào cản kỹ thuật, quyển “Nhãn sinh thái đối với hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa” (Nguyễn Hữu Khải 2005) tập trung vào

một loại hàng rào kỹ thuật thương mại khá nổi tiếng là “nhãn sinh thái”

Ngoài Trường Đại học Ngoại thương, một số viện trường khác cũng có tác

phẩm về chủ đề này Sách chuyên khảo “Rào cản trong thương mại quốc tế” (Đinh

Văn Thành 2005) đã phân tích các rào cản trong thương mại quốc tế, bao gồm cả rào cản thuế quan và phi thuế quan, trong đó xây dựng được cơ sở lý luận về rào cản thương mại quốc tế, nêu bật kinh nghiệm và thực tiễn của một số nước, đồng thời đánh giá thực trạng việc áp dụng tại Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam vượt rào cản thương mại của nước ngoài và giúp

Trang 23

thiết lập hàng rào bảo vệ thị trường trong nước Hoặc sách chuyên khảo “Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế” (Đinh Văn

Thành 2006) đi sâu vào tìm hiểu các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản theo quy định của WTO, thông lệ của quốc tế cũng như thực trạng ở Việt Nam nhằm đưa ra định hướng xây dựng và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan đối với hàng

nông sản tại Việt Nam Sách chuyên khảo “Cam kết về thuế quan và phi thuế quan trong nông nghiệp của Việt Nam gia nhập WTO” (Dương Ngọc Thí 2006) cũng đi sâu

vào các cam kết thuế quan và phi thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam

khi gia nhập WTO Sách “Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản Việt Nam” (Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhượng 2009) phân tích rào

cản đối với hàng thủy hải sản và thực phẩm tại các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU

và Nhật Bản, đánh giá thực trạng vượt rào cản đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam

Các tác phẩm trên đã xây dựng được cơ sở lý luận khá nhiều về hàng rào phi thuế quan và kinh nghiệm của một số nước điển hình trong việc sử dụng biện pháp này Tuy nhiên, các tác phẩm hiện có đều không phản ánh được đầy đủ những thay đổi sâu sắc của bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội trên thế giới hiện nay và những đối sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đặc biệt ở một thị trường khó tính như Hoa

Kỳ

Các nghiên cứu liên quan đến chính sách thương mại quốc tế Hoa Kỳ

Một trong những tác phẩm tiêu biểu ở Việt Nam về đề tài chính sách thương

mại quốc tế của Hoa Kỳ là sách tham khảo “Tìm hiểu về Chính sách Xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực”

(Nguyễn Thị Mơ 2002) Tác phẩm là kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Bộ (Bộ Thương mại cũ), đã cung cấp bức tranh tổng quan về thể chế, ngoại giao, kinh

tế và hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ cũng như chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ

và nêu lên các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực Tác phẩm có nhiều giá trị đối với đề tài dù khác nhau rõ nét về mặt bối cảnh, tình hình an ninh, kinh

tế, địa chính trị… Một công trình nghiên cứu đáng quan tâm khác là sách chuyên khảo

“Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư” (Nguyễn Thiết Sơn 2004) có đề

cập các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa

Kỳ

Trang 24

Xuất khẩu được chọn là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian vừa qua Việc tham gia vào các định chế thương mại lớn trên thế giới như WTO đã giúp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cất cánh, kéo theo đó là nhiều tác động khác cả tích

cực lẫn tiêu cực MUTRAP với dự án “Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế”, (MUTRAP 2008)

đã phân tích bức tranh tổng quát về kinh tế và thể chế của Việt Nam sau hơn 5 năm gia nhập WTO Với đà mở cửa, dòng vốn FDI cũng đổ vào Việt Nam nhiều hơn giúp phát triển mới một số ngành xuất khẩu chủ lực để đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả hoạt

động xuất khẩu của Việt Nam Dự án STAR (2007), “Đánh giá tác động của 5 năm triển khai Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam”, đã đánh giá quan hệ thương mại song

phương giữa hai nước và nêu bật các vấn đề cho Việt Nam Ông Nguyễn Đình Lương

cũng có bài viết về chủ đề này với nhan đề “Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ dưới tác động của Hiệp định Thương mại song phương” đăng trên Tạp chí Quốc tế, số

11/2000

Trong bối cảnh các nước đang xúc tiến việc hình thành một hiệp định tự do hóa

thương mại bậc cao, tác phẩm “Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP và vấn đề tham gia của Việt Nam” (Hoàng Văn Châu 2014) đã phân tích bối cảnh, động

cơ của các nước tham gia TPP và chỉ rõ cơ hội, thách thức cho Việt Nam khi tham gia TPP, đặc biệt là với thị trường mục tiêu Hoa Kỳ Tác phẩm ra đời trong bối cảnh quá trình đàm phán Hiệp định đã đi vào hồi kết và nhiều nghiên cứu đã cho thấy Việt Nam được dự kiến là nước hưởng lợi lớn nhất do có khả năng trở thành nguồn cung cấp hàng thay thế cho các nguồn cung cấp hiện tại của các nước TPP, nhất là những mặt hàng truyền thống mà Việt Nam có quy mô sản xuất tầm trung, có nhiều lợi thế trong sản xuất như lao động giá rẻ, chính sách mở cửa Dù Hiệp định TPP có hiệu lực thực thi hay không, Việt Nam vẫn tích cực đổi mới để nắm bắt cơ hội phát triển về sản xuất, thương mại, đầu tư với các nước TPP, nhất là với những đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ và Nhật Bản

Kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ (1995 - 2015), hàng loạt báo đài trong nước đã điểm lại các sự kiện quan trọng trong quan hệ song phương như

“Những mốc đáng nhớ trong 20 năm bình thường hóa Việt Nam-Hoa Kỳ” đăng tải trên Báo Tiền Phong (ngày 06/07/2015), Báo Lao động (ngày 07/07/2015), “Quan hệ kinh

tế Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển vượt bậc” đăng trên trang tin VCCI (ngày 09/07/2015), “20 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: Chặng đường ngắn, bước tiến dài”

Trang 25

trên Báo Lao động (ngày 12/07/2015), v.v Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam vào ngày 23-25/05/2016, phương tiện truyền thông đăng tải khá nhiều tin bài về quan hệ giữa hai nước như “Nhìn lại 21 năm quan hệ Việt - Mỹ qua những con số ấn tượng” trên Báo mới (ngày 19/05/2016), “Bước nhảy vọt trong quan

hệ Việt Nam - Hoa Kỳ” trên Báo Sài Gòn giải phóng (ngày 24/05/2016), v.v Các viện, trường, cơ quan nghiên cứu trong nước cũng thực hiện nhiều hội thảo, đề tài nghiên cứu xoay quanh chủ đề này Tuy nhiên, đa số các bài viết dừng lại ở mức độ tổng hợp hoặc phân tích khái quát quan hệ song phương, chứ không chuyên sâu vào phân tích chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2015 hoặc hoạt động xuất khẩu một số hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ để xây dựng giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên chủ tập trung phân tích những vấn

đề cụ thể như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, chính sách xuất nhập khẩu hoặc quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ở giai đoạn sau bình thường hóa quan hệ, khi Việt Nam gia nhập WTO, khi tham gia đàm phán TPP hoặc trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Tuy nhiên, chưa có công trình hoặc luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ từ năm đến nay

để nêu bật một số nhân tố tác động đến chính sách thương mại quốc tế Hoa Kỳ, đặc biệt là những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, và cũng không có công trình hoặc luận án tiến sĩ nào phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1995 đến nay để đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, tầm nhìn đến năm 2030 Vì vậy, đây là luận án tiến sĩ kinh tế đầu tiên nghiên cứu đề tài này

2.3 Khái quát những vấn đề đã thống nhất và một số vấn đề còn tranh luận

Qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy các ý kiến, luận điểm xoay quanh chủ đề này rất đa dạng dù đây không phải là một chủ đề mới Có thể rút ra một số vấn đề đã được thống nhất và một số vấn đề vẫn còn tranh luận từ các công trình nghiên cứu hiện nay như sau

Những vấn đề đã thống nhất

- Thừa nhận biện pháp thuế quan là công cụ bảo hộ hợp lệ trong thương mại quốc

tế đi kèm với cam kết ràng buộc thuế quan và lộ trình cắt giảm thuế

Hầu hết tất cả các tác phẩm đều thừa nhận công cụ bảo hộ thuế quan theo quan

Trang 26

điểm của WTO lẫn các học giả khác vì thuế quan có tính rõ ràng, minh bạch, phù hợp với các nguyên tắc chung của hệ thống thương mại đa biên của WTO và quan điểm chính sách thương mại của các nước Các cam kết về thuế quan bao gồm ràng buộc thuế quan, cắt giảm thuế quan, lộ trình cắt giảm Xu hướng tất yếu khách quan của thuế quan là sẽ giảm dần và tiến tới tự do hóa hoàn toàn

- Các biện pháp phi thuế quan rất đa dạng, phức tạp, chưa được quy định chặt chẽ

và chưa được nghiên cứu đầy đủ

Biện pháp phi thuế quan có khối lượng công trình nghiên cứu khá đồ sộ cả trong và ngoài nước Nguyên nhân là vì các hình thức của biện pháp phi thuế quan rất

đa dạng Hiện nay, thế giới có hơn 300 biện pháp phi thuế quan khác nhau, trong đó, hàng rào phi thuế quan và các rào cản kỹ thuật là một điểm nhấn trong nghiên cứu Hầu hết các tác phẩm đều thống nhất rằng biện pháp phi thuế quan mang tính phức tạp, chưa được quy định rõ ràng trong khuôn khổ WTO hoặc hiệp định đa phương, song phương giữa các nước với nhau nên càng khó có thể lượng hóa được tác động của biện pháp phi thuế quan một cách đầy đủ Trong bối cảnh thuế quan có xu hướng giảm dần thì biện pháp phi thuế quan ngày càng được sử dụng tăng lên để bù đắp khoảng trống về bảo vệ thị trường trong nước trước sức ép từ bên ngoài Các biện pháp về kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời ngày càng được áp dụng phổ biến

- Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ rất phức tạp, tinh vi và mang đặc trưng của nền kinh tế mở quy mô lớn

Chính sách Thương mại quốc tế của nền kinh tế số 1 của thế giới thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả khắp thế giới Các tác phẩm nghiên cứu đã cho thấy sự phức tạp trong hệ thống pháp luật và chính sách thương mại quốc tế của Hoa

Kỳ, đặc biệt là sự thay đổi, điều chỉnh nhanh chóng khi có những tác nhân không thuận lợi Hoa Kỳ một mặt kêu gọi tự do hóa thương mại quốc tế, mặt khác vẫn thực hiện các chính sách bảo hộ một cách tinh vi Với vai trò nền kinh tế số 1 của thế giới, chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ có phạm vi tác động rộng và mạnh, thậm chí các chính sách nội địa của Hoa Kỳ cũng có tầm ảnh hưởng quốc tế, trực tiếp tác động lên hoạt động xuất khẩu của các nước sang Hoa Kỳ

Một số vấn đề còn tranh luận và khoảng trống nghiên cứu

- Các biện pháp thay thế thuế quan và chính sách thuế quan kiểu mới

Biện pháp thuế quan đã được đưa vào hệ thống thương mại đa biên trong chính

Trang 27

sách thương mại quốc tế từ khá lâu và có xu hướng cắt giảm dần qua thời gian Một số quan điểm tin rằng thuế quan sẽ tiến tới 0% và gần như biến mất trong chính sách thương mại quốc tế, được bù đắp lại bằng các biện pháp khác Tuy nhiên, một số học giả khác vẫn tin mạnh mẽ rằng dù có xu hướng cắt giảm, thuế quan vẫn khó có thể thực sự bằng 0% và không thể biến mất trong hệ thống chính sách thương mại quốc tế Trong bối cảnh kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc có

xu hướng quay trở lại càng làm cho nhiều người tin rằng thuế quan thực sự (applied tariff) sẽ gia tăng thông qua các chính sách mới nào đó Vậy các chính sách mới có thể

có về thuế quan là gì và xu hướng vận động của chính sách thuế quan sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian tới?

Ngoài ra, vẫn còn nhiều khoảng trống nghiên cứu trong việc phân tích, lượng hóa lợi ích và chi phí của thuế quan đối với phúc lợi xã hội, việc làm, thu nhập của chính phủ và một số khía cạnh khác nếu xét ở góc độ ngành hàng hoặc thậm chí là tầm quốc gia

- Chủ nghĩa bảo hộ cấp tiến và các biện pháp phi thuế quan tinh vi

Biện pháp phi thuế quan vốn đã phức tạp hơn biện pháp thuế quan, nay càng trở lên phức tạp và tinh vi hơn nữa trong thương mại quốc tế Xu hướng bảo hộ cấp tiến (bảo hộ bậc cao và tinh vi hơn) vẫn tồn tại song song với xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế trên khắp thế giới và nhất là ở các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ Việc nhìn nhận, đánh giá về các biện pháp phi thuế quan khó có thể đạt được sự đồng nhất, đặc biệt là trong vấn đề phân biệt, tranh luận giữa “biện pháp phi thuế quan” và “hàng rào phi thuế quan” Nước chủ nhà có thể cho rằng đó chỉ là biện pháp phi thuế quan để bảo vệ hợp lý và chính đáng các lợi ích kinh tế của nước họ trong khuôn khổ pháp luật WTO nhưng nước xuất khẩu lại cho rằng nó đã được áp dụng “quá mức cần thiết” hoặc một cách cố tình gây cản trở thương mại quốc tế Các tranh chấp về thương mại quốc tế trong thời gian qua không ngừng tăng lên ở cả cấp độ song phương (giữa hai nước với nhau) và trong khuôn khổ xét xử của WTO Một vấn đề được đặt ra là liệu khuôn khổ pháp lý của WTO có còn hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp về phi thuế quan trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ cấp tiến dâng cao và các rào cản phi thuế quan ngày càng tinh vi hơn

- Xuất hiện xu hướng vận động mới trong hệ thống thương mại đa biên

Tự do hóa thương mại đã mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, từng là một động lực để tăng trưởng kinh tế cho các nước Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa sâu

Trang 28

rộng cũng có những mặt trái của nó và hiện đang xuất hiện những giọng nói phản đối mạnh mẽ đối với chính sách thương mại tự do cả ở góc độ vĩ mô lẫn vi mô Người dân một số nước bắt đầu chống lại tự do hóa thương mại vì lo sợ mất việc làm và gây sức

ép để giới cầm quyền phải có những thay đổi, động thái điều chỉnh chính sách Năm

2016 đã chứng kiến những chấn động toàn cầu như kết quả trưng cầu dân ý của người Anh về việc rời EU (còn gọi là Brexit) hay kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ với chiến thắng thuộc về tỷ phú Donald Trump và tiếp sau đó là những định hướng, phát biểu gây sốc của đương kim Tổng thống Hoa Kỳ về chính sách thương mại quốc tế sự việc không chỉ dừng lại ở các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ hay Anh, mà còn có xu hướng lan rộng Điều đó đã khiến thương mại quốc tế và hệ thống thương mại đa biên càng trở nên bất định và khó dự đoán trong tương lai

- Những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và tác động đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này

Việc xây dựng một hệ thống thương mại đa biên mới (ví dụ như Hoa Kỳ ủng hộ quá trình đàm phán và hình thành TPP dưới thời Tổng thống Obama) nhằm thay thế dần cho hệ thống thương mại đa biên hiện nay của WTO Tuy nhiên, các tranh cãi hiện nay về một số biện pháp mới trong phi thuế quan vẫn còn rất nhiều Do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nhân tố chính trị, Hiệp định TPP dù đã được ký kết nhưng với việc rút lui của Hoa Kỳ, TPP khó có thể có hiệu lực Câu hỏi đặt ra là Hoa Kỳ muốn xây dựng một hệ thống thương mại đa biên kiểu mới như thế nào và điều đó tác động ra sao đến thương mại thế giới?

Xuất khẩu được lựa chọn là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu trọng điểm nên cũng thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu Vì vậy, khá nhiều công trình nghiên cứu về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung và sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng Tuy nhiên, cách tiếp cận của các đề tài nghiên cứu là khác nhau và rất ít nghiên cứu gần đây tiếp cận dưới góc độ chính sách Do hạn chế số liệu thứ cấp ở cấp độ ngành hàng và cấp độ doanh nghiệp nên hàng loạt các đề tài phải thực hiện khảo sát trong một chừng mực bị giới hạn bởi nguồn lực Hơn nữa, các công trình thường tập trung vào các mốc sự kiện quan trọng như giai đoạn sau khi chính thức bình thường hóa quan hệ giữa hai nước (năm 1995), Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (năm 2001), Hoa

Kỳ ký PNTR (quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn) cho Việt Nam năm 2005 trước thềm Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007), kỷ niệm 20 năm quan hệ song phương, v.v Vì vậy, hướng nghiên cứu cần được xác định lại cho phù hợp với bối

Trang 29

cảnh chính trị và chính sách mới của Hoa Kỳ

Xét về tổng thể, dù đề tài chính sách thương mại quốc tế Hoa Kỳ hay đề tài xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ đã được nghiên cứu khá nhiều ở cả trong và ngoài nước nhưng xét trong các góc độ nghiên cứu khác nhau, đề tài này vẫn hiện diện các khoảng trống nghiên cứu, cụ thể là về những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ để đối phó với bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội mới của Hoa

Kỳ hiện nay, tác động của những chính sách đó đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các nước vào Hoa Kỳ và cách thức để Việt Nam tiếp tục phát triển xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới Trong khuôn khổ nghiên cứu còn nhiều hạn chế, Luận án sẽ tập trung vào hai câu hỏi nghiên cứu như sau:

(i) Nội dung cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa của Hoa

Kỳ là gì?

(ii) Giải pháp gì giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới?

Tóm lại, với tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước như đã phân tích ở trên,

đề tài của Luận án vẫn có tính thực tiễn, tính độc lập và không bị trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước Luận án tiếp cận Chính sách thương mại Hoa Kỳ theo chuỗi thời gian kể từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đến nay, tập trung vào giai đoạn 1995 – 2016 và tập trung vào các chính sách lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này Về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, ngoài phân tích tổng thể và đề xuất các giải pháp phát triển chung, Luận án tiếp cận phương pháp vừa phân tích tổng thể vừa chuyên sâu (Focus) vào một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ mà chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và giúp Việt Nam đạt được vị trí nhất định ở thị trường Hoa Kỳ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống về chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ, đặc biệt là nội dung cơ bản trong chính sách nhập khẩu Hoa Kỳ và tác động của việc thay đổi chính sách đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, Luận án xây dựng các giải pháp khả thi cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và phát triển xuất khẩu bền vững ở thị trường này trong thời gian tới

Trang 30

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, Luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách thương mại quốc tế nói chung và chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ nói riêng;

- Phân tích của một số chính sách thương mại quốc tế điển hình của Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ;

- Xây dựng hệ thống các giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh mới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa của Hoa Kỳ, tập trung vào một số chính sách nhập khẩu hàng hóa của Hoa

Kỳ có ảnh hưởng lớn đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian:

Luận án tập trung nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ, có đối sánh với chính sách thương mại quốc tế của một số đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như EU, Nhật Bản, Trung Quốc và các quy định của WTO Luận án chú trọng phân tích một số chính sách nhập khẩu hàng hóa cụ thể của Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này nói chung, đặc biệt là ở các ngành hàng xuất khẩu chủ lực

- Về thời gian:

Luận án đi sâu vào phân tích các chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ kể

từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1995 (giai đoạn 1995 – 2016) Các phương hướng và giải pháp của luận án được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

- Về nội dung:

Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ là một nội dung rất rộng Trong khuôn khổ nghiên cứu, Luận án giới hạn nội dung nghiên cứu là chính sách thương

Trang 31

mại quốc tế về hàng hóa của Hoa Kỳ, tập trung vào một số chính sách quản lý nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này Các chính sách thương mại quốc tế về dịch vụ, khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư liên quan đến thương mại và chính sách xuất khẩu hàng hóa chỉ được đề cập khi cần làm rõ chính sách nhập khẩu hàng hóa

Khi đề cập đến chính sách nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ, Luận án sẽ phân tích các chính sách về thuế quan và phi thuế quan của thị trường Hoa Kỳ, làm rõ một

số quy định cụ thể của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ hiện nay (những nhóm hàng chiếm đến 86,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2016 bao gồm các mặt hàng điện tử, điện thoại và linh kiện, may mặc, da giày, đồ gỗ và thủy sản)

5 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

về hội nhập và phát triển kinh tế; các quan điểm chính thống về chính sách thương mại quốc tế; các nghiên cứu đã có về các vấn đề có liên quan, Luận án đã kết hợp các phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk research): áp dụng các phương pháp tổng hợp, quy nạp, kỹ thuật phân tích để xử lý các số liệu, dữ liệu thu thập được (cả tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài) đồng thời áp dụng phương pháp Benchmarking để so sánh, đối chiếu kết quả phân tích với các kết quả nghiên cứu đã

có trong và ngoài nước;

- Phương pháp thu thập dữ liệu: các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan thống kê, cơ quan chuyên ngành và các cơ quan truyền thông cả trong và ngoài nước như Bộ Công Thương, Tổng Cục Thống kê, Tổng cục Hải quan của Việt Nam, các số liệu từ Ủy ban Thương mại quốc tế (USITC), Cục Thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (US Census), Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) của UNCTAD, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)…

Về nguồn số liệu, Luận án sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau của các tổ chức thống kê có uy tín nhưng vẫn không thể tránh khỏi một số trường hợp có sự chênh lệch số liệu Do sự khác biệt và không đầy đủ trong cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ nên tùy trường hợp, tác giả sẽ chọn nguồn số

Trang 32

liệu phù hợp nhất Đối với thống kê về thương mại quốc tế, tác giả ưu tiên chọn số liệu phân loại hàng hóa theo chuẩn HS của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), chủ yếu dựa trên cơ sở dữ liệu của ITC/UNCTAD có kiểm tra chéo với cơ sở dữ liệu quốc gia của Việt Nam và Hoa Kỳ Khi có sự chênh lệch đáng kể về số liệu thống kê giữa các tổ chức do phương pháp thống kê và sai số thống kê thì tác giả sẽ ưu tiên chọn nguồn số liệu đã có sự điều chỉnh Ví dụ số liệu xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương Việt Nam trong báo cáo tổng kết hàng năm là số liệu ước tính đến hết tháng 12, chưa có điều chỉnh của những giao dịch báo sau; hoặc số liệu của US Census khi tính kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam là tính theo trị giá tính đến cửa khẩu nhập (thường lấy tương đương giá CIF), có thể áp dụng phương pháp Census hoặc BP (Balance of Payment),

có hoặc không có điều chỉnh theo mùa hoặc làm tròn…

- Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu (Research approach)

Luận án áp dụng phương pháp tiếp cận vấn đề có tính hệ thống (Systematic approach), phương pháp tiếp cận Trước – Sau (tiếp cận chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ trước và sau BTA Việt – Mỹ năm 2001, trước và sau khủng hoảng tài chính năm 2008 để thấy rõ sự thay đổi của chính sách); kết hợp với phương pháp tiếp cận Trong – Ngoài (xem xét các chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ thay đổi

do yếu tố nội tại và tác động từ bên ngoài thông qua các hiệp định quốc tế); phương pháp tiếp cận toàn diện và có trọng điểm (phân tích tổng thể hoạt động xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và có tập trung vào một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ trọng lớn và mang tính đại diện); phương pháp tiếp cận đa chiều (có đối sánh, phân tích vấn đề trong mối tương quan so sánh với các bên có liên quan) Các phương pháp tiếp cận đa dạng giúp cho vấn đề nghiên cứu được xem xét cẩn thận trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau nhằm phát hiện bản chất vấn đề và đề xuất giải pháp phù hợp Khi thông tin hoặc dữ liệu bị hạn chế, Luận án sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận ngoại suy (Abductive approach) nhằm đưa ra những nhận định khả thi nhất trong khả năng có thể

6 Những đóng góp của Luận án

Dù chủ đề chính sách thương mại không còn mới cả ở trên thế giới và Việt Nam nhưng đề tài về chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI và đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với những hiệp định tự do hóa thương mại bậc cao, cùng những thay đổi về địa chính trị, những tiềm ẩn nguy cơ bất ổn trên thế giới nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng đã làm gia tăng giá trị đối với những đóng góp

Trang 33

của Luận án cả về mặt lý luận và thực tiễn Một số đóng góp của Luận án như sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ trong bối cảnh tự do hóa thương mại quốc tế và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới để thấy rõ sự thay đổi của Hoa Kỳ trong việc hoạch định và điều hành chính sách thương mại quốc tế dưới tác động của nhân tố cầu chính sách trong nước;

- Làm rõ mối quan hệ giữa chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa của nước

sở tại và hoạt động xuất khẩu của nước đối tác bao gồm phân tích tác động của một số chính sách thương mại quốc tế cụ thể trong quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói chung và đối với hoạt động xuất khẩu năm mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là điện tử, điện thoại và linh kiện, may mặc, da giày,

đồ gỗ và thủy sản;

- Đánh giá đa chiều về thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong tương quan với tổng thể xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ và dưới ảnh hưởng của chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ;

- Phân tích bối cảnh quốc tế và dự báo những thay đổi quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ đồng thời xác định những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ làm cơ sở quan trọng cho việc đề xuất giải pháp;

- Xây dựng hệ thống các giải pháp khả thi đối với Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu năm mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ bao gồm mặt hàng điện tử, điện thoại và linh kiện, may mặc, da giày, đồ gỗ và

thủy sản trong giai đoạn mới

7 Kết cấu của Luận án

Ngoài Lời Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục các bảng và biểu đồ, Danh mục các tài liệu tham khảo…, nội dung chính của Luận án được cấu thành 3 chương chính:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách thương mại quốc tế và hoạt động xuất khẩu hàng hóa

- Chương 2: Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và ảnh hưởng đối với

Trang 34

hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ;

- Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn mới

Tóm lại, đề tài Luận án mang tính thực tiễn và cấp bách cao trong bối cảnh

kinh tế - chính trị - xã hội thế giới có nhiều chuyển biến mang tính lịch sử và Hoa Kỳ

đã có một số thay đổi chưa từng có tiền lệ trong chính sách thương mại quốc tế gây tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường số 1 này cũng như ảnh hưởng đến các mục tiêu tăng trưởng của nước ta Do nguồn lực có hạn, việc thực hiện Luận án không tránh khỏi những thiếu sót cả về mặt hình thức và nội dung, nghiên cứu sinh rất mong nhận được các chỉ dẫn và ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các chuyên gia và bạn đọc có quan tâm

Trang 35

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

1.1 Chính sách thương mại quốc tế

1.1.1 Khái niệm chính sách thương mại quốc tế

Có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách thương mại quốc tế tùy vào từng góc độ nghiên cứu và có sự khác nhau đáng kể giữa khái niệm từ các nguồn tài liệu nước ngoài so với nguồn tài liệu trong nước Xét trên bình diện quốc tế, khái niệm của WTO mang tính đại diện khá cao Theo đó, chính sách thương mại là bất cứ hành động

nào (any action) của Chính phủ hoặc một cơ quan công quyền làm ảnh hưởng một

cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động thương mại Suy rộng ra, chính sách thương mại quốc tế là chính sách có ảnh hưởng hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương mại quốc tế Điều quan trọng ở khái niệm của WTO là việc định nghĩa

“chính sách” là “bất kỳ hành động nào của Chính phủ hoặc chủ thể Nhà nước”, tức là bao hàm cả những chính sách, quy định bằng văn bản hoặc không thể hiện dưới hình thức văn bản và cả những hành động, chương trình có ảnh hưởng đến thương mại quốc

tế Một chính sách nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại trong nước của một quốc gia, ở một chừng mực nào đó, thường có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thương mại quốc tế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nên vẫn được xem là một bộ phận của chính sách thương mại quốc tế Trường hợp này được thể hiện rõ nét ở các nước phát triển như Hoa Kỳ Từ đó cho thấy, khái niệm chính sách thương mại quốc tế của WTO

là một khái niệm khá rộng cả về mặt nội hàm và phạm vi

Ở Việt Nam, theo sách chuyên khảo “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế” (Nguyễn Hữu Khải 2005), chính sách thương mại quốc tế là một

hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế phù hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kỳ nhất định nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia từ thương mại quốc tế Qua khái niệm này cho thấy chính sách thương mại quốc tế ở Việt Nam được thể hiện bằng hình thức văn bản Đây là đặc trưng thường thấy ở các nước

áp dụng hệ thống luật thành văn như Việt Nam Đối với các nước cho phép áp dụng án

lệ như Anh Quốc hoặc Hoa Kỳ thì chính sách sẽ phức tạp hơn vì nội dung bao gồm cả

án lệ, phán quyết của tòa án Dù thể hiện dưới hình thức nào, các công cụ chính bao gồm công cụ thuế quan và phi thuế quan mà mỗi nước có thể áp dụng nhằm tận dụng

Trang 36

không gian chính sách để bảo vệ thị trường trong nước

Theo Giáo trình “Quan hệ Kinh tế quốc tế” (Bùi Thị Lý 2010), chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế hành chính và pháp luật dùng để thực hiện những mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực thương mại quốc tế của một nước trong một thời kỳ nhất định Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế của một đất nước, được xây dựng phù hợp với các mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ nhất định Vì vậy, chính sách thương mại quốc tế phải được điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với từng mục tiêu phát triển khác nhau trong từng thời kỳ nhất định

Theo sách “Lý thuyết và Chính sách Thương mại quốc tế” của Nguyễn Phú Tụ (2006), chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế, phù hợp với các lợi thế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia từ thương mại quốc tế Khi tham gia vào thương mại quốc tế, các quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình và tận dụng nguồn lực bên ngoài nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển Tuy nhiên, do trình độ phát triển của các quốc gia không đồng đều, do lợi thế các ngành hàng không giống nhau nên mỗi quốc gia cần xây dựng chính sách thương mại quốc tế riêng nhằm phát huy lợi thế của mình đồng thời khắc phục những khó khăn, bất lợi của nền sản xuất nội địa

Qua các tài liệu mang tính học thuật của Việt Nam và nước ngoài, Luận án thiên về các quan điểm chính thống của học giả Việt Nam khi cho rằng chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và công cụ mà quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế phù hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kỳ nhất định nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia từ hoạt động thương mại quốc tế Chính sách thương mại quốc tế thuộc chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của quốc gia trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới Vì vậy, thuộc tính hệ thống cần được đề cao Hơn nữa, phạm vi của chính sách thương mại quốc tế quá rộng để có thể xem xét đầy đủ ở từng khía cạnh chi tiết của từng ngành hàng Cơ chế Rà soát Chính sách thương mại (Trade Policy Review Mechanism – TPRM) của WTO cũng tập trung vào việc tuân thủ của các nước thành viên đối với các quy tắc và nguyên tắc trong các hiệp định của WTO cũng như những cam kết của các nước thành viên Do đó, đây là góc độ nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế phù hợp cho Luận án

Trang 37

1.1.2 Các hình thức của chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế có hai hình thức cơ bản là chính sách bảo hộ mậu dịch và chính sách mậu dịch tự do Đây là hai loại chính sách được áp dụng phổ biến dù có nội dung đối lập nhau nhưng lại cùng tồn tại với nhau trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Ngoài ra, chính sách thương mại quốc tế còn có một số hình thức khác ít được áp dụng phổ biến như chính sách thương mại công bằng, một chính sách

có xu hướng phát triển trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đe dọa quay trở lại Trên thực

tế, tùy vào mục tiêu phát triển ở từng thời kì, các quốc gia có thể theo đuổi một chính sách hỗn hợp hoặc xây dựng chính sách mới có sự hòa trộn của hai hay nhiều loại chính sách cơ bản

1.1.2.1 Chính sách bảo hộ mậu dịch

Chính sách bảo hộ mậu dịch là một hình thức của chính sách thương mại quốc

tế trong đó Nhà nước áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài

Mục đích của chính sách bảo hộ mậu dịch là hỗ trợ, bảo vệ và khuyến khích các ngành sản xuất nội địa, đặc biệt là các ngành công nghiệp quan trọng, đảm bảo duy trì việc làm trong một số lĩnh vực, tạo nguồn thu cho ngân sách cũng như đảm bảo sự phát triển cân đối của cơ cấu kinh tế, tránh được áp lực cạnh tranh và những tác động xấu từ bên ngoài Các ngành thường được bảo hộ bao gồm những ngành công nghiệp non trẻ chưa đủ sức cạnh tranh (ví dụ: ngành sản xuất xe hơi, ngành lọc dầu ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển), những ngành có nguy cơ bị hàng hóa nước ngoài đe dọa sự tồn tại (ví dụ: ngành dệt, ngành giấy), những ngành tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội (ví dụ: ngành may mặc, nông nghiệp)

Chính sách của một quốc gia ra đời trước hết là vì lợi ích của quốc gia đó Nên mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế là bảo hộ thị trường trong nước, ở một chừng mực nào đó, cũng có phần hợp lý Tuy nhiên, việc bảo hộ không hợp lý của một nước có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của nước khác trong thương mại quốc tế, giống như một hình thức của zero-sum game (trò chơi có tổng bằng 0) và không hướng đến

sự phát triển bền vững của thương mại quốc tế nói chung cũng như sự phát triển của quốc gia Vì vậy, chính sách bảo hộ thường bị chỉ trích gay gắt

Căn cứ vào mục đích bảo hộ, chính sách bảo hộ mậu dịch có hai loại hình cơ bản:

Trang 38

- Chính sách bảo hộ mậu dịch kiểu cũ: là chính sách bảo hộ mậu dịch mang tính phòng ngừa, thường được áp dụng vào thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa khi trình độ sản xuất còn hạn chế Mục đích của chính sách này nhằm bảo

vệ thị trường và sản xuất trong nước, bảo vệ các ngành công nghiệp con trẻ đang trong giai đoạn hình thành Công cụ bảo hộ chính là thuế quan (ví dụ: lập hàng rào thuế quan cao) Chính sách này khá phổ biến ở các nước đang và chậm phát triển

- Chính sách bảo hộ mậu dịch kiểu mới: còn gọi là chính sách siêu bảo hộ mậu dịch Đây là chính sách bảo hộ mang tính tấn công, thường được áp dụng vào thời kỳ công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu Ngoài mục đích bảo vệ sản xuất như chính sách bảo hộ mậu dịch truyền thống, chính sách siêu bảo hộ mậu dịch còn giúp doanh nghiệp trong nước bành trướng sang thị trường nước ngoài Công cụ bảo hộ chính được sử dụng các biện pháp phi thuế quan (ví dụ: lập hàng rào kỹ thuật) bên cạnh hàng rào thuế quan và các công cụ, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Chính sách này khá phổ biến ở nhiều nước triển phát hiện nay

Các chính sách bảo hộ mậu dịch nếu được áp dụng hợp lý sẽ giúp quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển như tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự ổn định, tăng thu ngân sách, tạo việc làm… Vì vậy, khó có nước nào lại hoàn toàn không áp dụng một chính sách bảo hộ mậu dịch dưới một dạng nào đó Tuy nhiên, chính sách bảo hộ mậu dịch cũng có cái giá khá đắt Nếu quốc gia lạm dụng chính sách bảo hộ thì dễ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực hơn là các lợi ích kỳ vọng Ví dụ như sự trì trệ của sản xuất trong nước, môi trường thiếu cạnh tranh, doanh nghiệp chậm đổi mới, chủng loại hàng hóa không đa dạng, chất lượng không cao, chí phí sản xuất tăng, giá cả leo thang khiến cho người tiêu dùng chịu thiệt hại lớn hơn Vì vậy, các quốc gia luôn cân nhắc cẩn trọng khi áp dụng chính sách bảo hộ

1.1.2.2 Chính sách mậu dịch tự do

Chính sách mậu dịch tự do là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế trong đó Nhà nước từng bước giảm dần và tiến tới xóa bỏ những rào cản thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ mua bán với bên ngoài nhằm thúc đẩy sự lưu thông thuận lợi giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, thực hiện tự do hóa thương mại

Ngược với chính sách bảo hộ mậu dịch, mục đích của chính sách mậu dịch tự

Trang 39

do là mở rộng thị trường, thường dựa trên cơ sở có qua có lại giữa các nước với nhau thông qua các hiệp định được ký kết Đây là một chính sách phù hợp với xu hướng vận động của thương mại quốc tế ngày nay, với xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

Chính sách mậu dịch tự do khuyến khích phát triển sản xuất trong môi trường cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cả về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa với mức giá cả hợp lý hơn Do đó, chính sách này giúp tăng hiệu quả của sản xuất trong nước, tăng hiệu quả của thương mại thông qua kích thích sự cạnh tranh và việc không ngừng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, nâng cao chuyên môn của người lao động Thế nhưng, chính sự mở cửa thị trường cũng mang lại nhiều khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp sản xuất trong nước nếu không đủ năng lực cạnh tranh thì

sẽ bị đào thải dần Ngoài ra, quốc gia có thể gặp một số vấn đề về sự phát triển mất cân đối, cán cân thanh toán, thất nghiệp gia tăng, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập… Điều đó đòi hỏi các quốc gia tìm kiếm một chính sách linh hoạt và giảm thiểu

sự đánh đổi

1.1.2.3 Các chính sách khác

- Chính sách thương mại quốc tế công bằng

Thương mại quốc tế thường bị bóp méo bởi các chính sách, công cụ mà các quốc gia và doanh nghiệp áp dụng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài như việc đánh thuế nhập khẩu cao hay việc trợ cấp xuất khẩu hoặc hành động bán phá giá… đã tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ thương mại quốc tế Vì vậy, một số quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển, thường dựa trên lập luận thương mại quốc tế phải dựa trên

cơ sở bình đẳng và cùng có lợi để đề ra những chính sách chống lại những hành vi thương mại không công bằng Đó được gọi là chính sách thương mại công bằng Mục đích của chính sách này nhằm khôi phục lại thương mại tự do, bình đẳng, mang lại lợi ích cho các bên hữu quan và phù hợp với xu hướng hợp tác quốc tế cùng phát triển bền vững

Ví dụ: các nước phát triển chống lại hành vi gia công sản xuất hàng may mặc có

sử dụng lao động trẻ em hoặc hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, khai thác tài nguyên gây ảnh hưởng môi trường ở các nước đang phát triển bằng cách áp dụng các biện pháp cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện những mặt hàng này vào thị trường của các nước phát triển

Tuy nhiên, trên thực tế, những chính sách này rất dễ bị biến tướng do khó có

Trang 40

thể xác định được mức độ và điều kiện công bằng trong từng trường hợp cụ thể Vì vậy, một số nước bị ảnh hưởng, thường là các nước đang và chậm phát triển, gọi đây

là chính sách biến tướng từ chính sách bảo hộ mậu dịch

- Chính sách sản phẩm thương mại chiến lược

Chính sách sản phẩm thương mại chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của những ngành sản xuất trọng yếu của nền kinh tế Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách sản phẩm thương mại chiến lược Chính phủ nỗ lực tạo

“luật chơi” có lợi cho các công ty trong nước nhằm chuyển lợi nhuận từ các công ty nước ngoài sang các công ty trong nước Chính sách sản phẩm thương mại chiến lược thường được thể hiện rõ nét trong một số ngành hàng chủ lực của quốc gia đi kèm đó

là một số công ty xuyên quốc gia (TNCs) hoặc công ty đa quốc gia (MNCs) có tầm ảnh hưởng quốc tế Ví dụ: Hàn Quốc từng phát triển thành công mô hình tập đoàn gia đình (chaebol) với tên tuổi nổi tiếng thế giới như Samsung

- Chính sách thay thế nhập khẩu

Chính sách thay thế nhập khẩu là chính sách nhằm phát triển sản xuất trong nước đáp ứng các nhu cầu cơ bản của thị trường, hạn chế nhập khẩu Chính sách này được áp dụng phổ biến vào thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa Mục tiêu của chính sách này nhằm phát triển sản xuất dựa trên nguồn lực trong nước, hạn chế nhập khẩu thông qua các rào cản thuế quan và phi thuế quan, tiết kiệm ngoại tệ, tạo việc làm, ổn định kinh tế và phát huy tinh thần dân tộc

Chính sách sản xuất thay thế nhập khẩu đã được các nước công nghiệp phát triển thực hiện trong thế kỷ XIX bắt đầu từ Châu Âu, sang Hoa Kỳ, đến Châu Á và các nước Châu Phi Đây là chính sách phát triển chủ đạo của các nước trong những năm

1960

Nội dung của chính sách thay thế nhập khẩu: xác định số lượng, chủng loại hàng hóa cần thay thế nhập khẩu; lập phương án để tổ chức sản xuất đáp ứng đại bộ phận nhu cầu của thị trường trong nước; đảm bảo cho các nhà sản xuất trong nước có thể làm chủ được kỹ thuật sản xuất hoặc các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp công nghệ, vốn, kỹ thuật quản lý hướng vào việc cung cấp cho thị trường nội địa; lập các hàng rào bảo hộ, thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước, nhất là với những ngành công nghiệp mới

Ưu điểm: phát triển sản xuất nội địa, mở rộng quá trình phân công lao động và tạo nhiều công ăn việc làm; quá trình đô thị hóa gia tăng, bước đầu hình thành những

Ngày đăng: 18/05/2017, 11:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(4) Bijit Bora, Aki Kuwahara và Sam Laird (2002), Quantification of non-tariff measures, Policy Issues in International Trade and Commodities – Study Series No. 19, mã UNCTAD/ITCD/TAB/19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quantification of non-tariff measures
Tác giả: Bijit Bora, Aki Kuwahara và Sam Laird
Năm: 2002
(5) Bộ Công Thương (2017), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển công nghiệp và thương mại năm 2016, định hướng và giải pháp thực hiện năm 2017, Hà Nội, tháng 01/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình phát triển công nghiệp và thương mại năm 2016, định hướng và giải pháp thực hiện năm 2017
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2017
(6) Bureau of International Information Programs (2004), Outline of the U.S. legal system, Congressional Quarterly Inc., USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Outline of the U.S. legal system
Tác giả: Bureau of International Information Programs
Năm: 2004
(7) Bureau of International Information Programs (2012), Outline of the U.S.economy, U.S. Department of State, 2012 updated edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Outline of the U.S.economy
Tác giả: Bureau of International Information Programs
Năm: 2012
(8) Bureau of International Information Programs (2013), Outline of the U.S.government, U.S. Department of State, ISBN Print 978-1-625-92038-6 (9) Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhƣợng (2009), Đáp ứng rào cản phi thuế quan đểđẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Outline of the U.S.government, "U.S. Department of State, ISBN Print 978-1-625-92038-6 (9) Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhƣợng (2009), "Đáp ứng rào cản phi thuế quan để "đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản Việt Nam
Tác giả: Bureau of International Information Programs (2013), Outline of the U.S.government, U.S. Department of State, ISBN Print 978-1-625-92038-6 (9) Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhƣợng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
(10) Carsten Kowalczyk and Donald Davis (1998), Tariff Phase-outs: Theory and Evidence from GATT and NAFTA, University of Chicago Press vào tháng 1/1998, số ISBN 0-226-25995-1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tariff Phase-outs: Theory and Evidence from GATT and NAFTA
Tác giả: Carsten Kowalczyk and Donald Davis
Năm: 1998
(11) Centre of Strategic and International Studies (2009), US alliances and emerging partnerships in Southeast Asia – Out of the shadows, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: US alliances and emerging partnerships in Southeast Asia – Out of the shadows
Tác giả: Centre of Strategic and International Studies
Năm: 2009
(12) Council of Economic Advisers (2016), Economic Report of the President, Washington D.C., USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic Report of the President
Tác giả: Council of Economic Advisers
Năm: 2016
(14) Dani Rodkic (1995), Political Economy of Trade Policy, Handbook of International Economics Vol. III, Elsevie Science B.V, 1995, Chapter 28, p.1457 - 1490 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Political Economy of Trade Policy
Tác giả: Dani Rodkic
Năm: 1995
(15) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, ngày 16/02/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2011
(17) Edward Gresser (2012), Does U.S. Pacific Policy need a Trade Pocicy? And if so, is the Trans-Pacific Partnership the right one?, The Atlantic magazine, Mar 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Does U.S. Pacific Policy need a Trade Pocicy? And if so, is the Trans-Pacific Partnership the right one
Tác giả: Edward Gresser
Năm: 2012
(18) Ernest Z. Bower (2012), U.S. Strategic Alignment: Squaring Trade and Grand Strategy in Asia, Center for Strategic and International Studies (CSIS), dated Mar 30th, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: U.S. Strategic Alignment: Squaring Trade and Grand Strategy in Asia
Tác giả: Ernest Z. Bower
Năm: 2012
(19) Frank van Tongeren, Anne-Célia Disdier, Joanna Ilicic-Komorowska, Stéphane Marette, Martin von Lampe (2010), Case studies of costs and benefits of non- tariff measures: Cheese, shrimp and flowers, OECD Food, Agriculture and Fisheries Working Papers No. 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Case studies of costs and benefits of non-tariff measures: Cheese, shrimp and flowers
Tác giả: Frank van Tongeren, Anne-Célia Disdier, Joanna Ilicic-Komorowska, Stéphane Marette, Martin von Lampe
Năm: 2010
(20) Hermann Mario, Pentek Tobias and Otto Boris (2015), Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios: A Literature Review, Technische Universitọt Dortmund, working paper No. 01/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios: A Literature Review
Tác giả: Hermann Mario, Pentek Tobias and Otto Boris
Năm: 2015
(21) Lê Viết Hùng, ThS. Nguyễn Thị Mai Lan (2015), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ: 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, trích từ tạp chí Châu Mỹ ngày ngay, số 06 (207) tháng 06/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ: 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao
Tác giả: Lê Viết Hùng, ThS. Nguyễn Thị Mai Lan
Năm: 2015
(26) Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế
Tác giả: Nguyễn Hữu Khải
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – xã hội
Năm: 2005
(27) Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến, Vũ Thị Hiền (2007), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến, Vũ Thị Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
Năm: 2007
(28) Nguyễn Hữu Khải (2008), Quản lý hoạt động nhập khẩu - cơ chế, chính sách và biện pháp, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động nhập khẩu - cơ chế, chính sách và biện pháp
Tác giả: Nguyễn Hữu Khải
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2008
(29) Nguyễn Đình Lương (2000), Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ dưới tác động của Hiệp định Thương mại song phương, Tạp chí Quốc tế, số 11/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ dưới tác động của Hiệp định Thương mại song phương
Tác giả: Nguyễn Đình Lương
Năm: 2000
(30) Bùi Xuân Lưu - Nguyễn Hữu Khải (2009), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế ngoại thương
Tác giả: Bùi Xuân Lưu - Nguyễn Hữu Khải
Nhà XB: Nhà xuất bản thông tin và Truyền thông
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w