1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hủy kết hôn trái pháp luật theo luật HNGĐ 2014

59 620 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 94,74 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp trường đại học luật Hà Nội, 9,5 đ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii LỜI CAM ĐOAN iii CÁC TỪ VIẾT TẮT iv PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1 4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 4 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4 1.1.1 Khái niệm kết hôn 4 1.1.2 Khái niệm kết hôn trái pháp luật 4 1.1.3 Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật 5 1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HNGĐ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT .6 1.2.1. Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật HNGĐ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 6 1.2.2. Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật HNGĐ Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay 9 1.3. Ý NGHÍA CỦA CHẾ TÀI HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT …………………………………………………………………………………..16 Kết luận chương 17 Chương 2 18 NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 18 2.1. NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN YÊU CẦU XỬ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 18 2.1.1. Cá nhân người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật 18 2.1.1.1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn 18 2.1.1.2. Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác 19 2.1.1.3. Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật 20 2.2.2. Cơ quan, tổ chứcngười có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật 21 2.2.3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác 23 2.2. CĂN CỨ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 23 2.2.1. Vi phạm độ tuổi kết hôn 24 2.2.2. Vi phạm sự tự nguyện của hai bên nam, nữ khi kết hôn 24 2.2.3. Bên nam, nữ hoặc cả hai bên là người mất năng lực hành vi dân sự tại thời điểm kết hôn 26 2.2.4. Vi phạm các trường hợp cấm kết hôn 27 2.3. ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 29 2.3.1. Xử hủy việc kết hôn trái pháp luật 29 2.3.2. Không xử hủy việc hủy kết hôn trái pháp luật 30 2.4. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 31 2.5. XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC VỀ KẾT HÔN 35 2.5.1. Xử lý việc kết hôn không đúng thẩm quyền 35 2.5.2. Xử lý trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn 37 Kết luận chương 38 Chương 3 39 MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 39 3.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 39 3.1.1. Vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng hủy việc kết hôn trái pháp luật trước ngày Luật HNGĐ 2014 có hiệu lực 39 3.1.2. Nguyên nhân của bất cập, vướng mắc 41 3.1.2.1. Nguyên nhân khách quan 41 3.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan 42 3.2. DỰ BÁO MỘT SỐ VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC KHI ÁP DỤNG QUY ĐỊNH HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO LUẬT HNGĐ NĂM 2014 VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 44 Kết luận chương 49 KẾT LUẬN 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Luật Hà Nội, cácthầy giáo, cô giáo trong khoa pháp luật Dân sự nói chung và các thầy giáo, côgiáo trong tổ bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng đã tạo điều kiện thuậnlợi trong thời gian qua để em có thể thực hiện khóa luận này

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo, Thạc sĩBùi Thị Mừng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luậntốt nghiệp của mình

Qua đây, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bố mẹ cùng cácbạn của em, những người luôn động viên, khích lệ em trong suốt quá trình thựchiện khóa luận tốt nghiệp

` Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2015

Sinh viên

Vì Thị Phương Thảo

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận,

số liệu trong khóa luận là trung thực, đảm bảo độ tin cậy.

Xác nhận của giảng viên

hướng dẫn

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Vì Thị Phương Thảo

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI CAM ĐOAN iii

CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 4

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 4

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4

1.1.1 Khái niệm kết hôn 4

1.1.2 Khái niệm kết hôn trái pháp luật 4

1.1.3 Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật 5

1.2 KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HN&GĐ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 6

1.2.1 Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 6

1.2.2 Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay 9

1 3 Ý NGHÍA CỦA CHẾ TÀI HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT ……… 16

Kết luận chương 17

Chương 2 18

NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 18

Trang 5

2.1 NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN YÊU CẦU XỬ HỦY VIỆC KẾT HÔN

TRÁI PHÁP LUẬT 18

2.1.1 Cá nhân - người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật 18

2.1.1.1 Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn 18

2.1.1.2 Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác19 2.1.1.3 Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật 20

2.2.2 Cơ quan, tổ chức-người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật .21

2.2.3 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác 23

2.2 CĂN CỨ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 23

2.2.1 Vi phạm độ tuổi kết hôn 24

2.2.2 Vi phạm sự tự nguyện của hai bên nam, nữ khi kết hôn 24

2.2.3 Bên nam, nữ hoặc cả hai bên là người mất năng lực hành vi dân sự tại thời điểm kết hôn 26

2.2.4 Vi phạm các trường hợp cấm kết hôn 27

2.3 ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT .29

2.3.1 Xử hủy việc kết hôn trái pháp luật 29

2.3.2 Không xử hủy việc hủy kết hôn trái pháp luật 30

2.4 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT .31

2.5 XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC VỀ KẾT HÔN .35

Trang 6

2.5.1 Xử lý việc kết hôn không đúng thẩm quyền 35

2.5.2 Xử lý trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn 37

Kết luận chương 38

Chương 3 39

MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 39

3.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 39

3.1.1 Vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng hủy việc kết hôn trái pháp luật trước ngày Luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực 39

3.1.2 Nguyên nhân của bất cập, vướng mắc 41

3.1.2.1 Nguyên nhân khách quan 41

3.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan 42

3.2 DỰ BÁO MỘT SỐ VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC KHI ÁP DỤNG QUY ĐỊNH HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2014 VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 44

Kết luận chương 49

KẾT LUẬN 50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môitrường quan trọng hình thành và giáo dục tính cách của các thành viên trong giađình Gia đình phát triển bền vững, xã hội sẽ lành mạnh, mọi người đều có cơhội phát triển và hưởng hạnh phúc Gia đình lỏng lẻo, không đảm bảo tốt các vaitrò, chức năng của mình thì xã hội có nguy cơ bị xáo trộn, ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội

Hiện nay, đi ngược với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều tập tục, lề thói cũtrong hôn nhân và gia đình vẫn tồn tại, tái xuất hiện ở một số địa phương Bêncạnh đó, những quan niệm và biểu hiện của lối sống phương Tây đã du nhập vàonước ta, tác động tới tư tưởng và lối sống của một bộ phận không nhỏ nam, nữthanh niên, làm cho quan hệ hôn nhân và gia đình chuyển biến nhiều chiều, trong

đó có chiều hướng tiêu cực Hiện tượng kết hôn vi phạm các đìêu kiện kết hôntheo quy định của pháp luật vẫn diễn ra ở hầu hết các địa phương, khá phổ biến

và trở thành một vấn đề cấp thiết của xã hội

Kết hôn trái pháp luật có những tác động tiêu cực đến quan hệ đời sống giađình và nhân cách của chủ thể trong quan hệ hôn nhân, phần nào cản trở sựnghiệp xây dựng nếp sống văn minh, gia đình mới ở nước ta, ảnh hưởng đến kỉ

cương và sự phát triển chung của xã hội Do đó, qua việc nghiên cứu để tài “Hủy kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, em mong

có thể làm sáng tỏ nhận thức chung về hủy kết hôn trái pháp luật; góp ý kiến củabản thân để việc hủy kết hôn được thực hiện triệt để, phù hợp với đạo đức

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Còn ít công trình nghiên cứu chuyên sâu và nghiên cứu ở nhiều góc độ khácnhau về hủy kết hôn trái pháp luật Hủy kết hôn trái pháp luật được đề cập trongmột số công trình nghiên cứu như: Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Đại học

Trang 8

Luật HN và Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Đại học Xã hội và nhân văncoi hủy kết hôn trái pháp luật là một bộ phận của khoa học luật HN&GĐ; tác

phẩm Từ những cuộc hôn nhân bất hợp pháp”- Nguyễn Thành Long tiếp cận

dưới góc độ thực trạng hủy kết hôn trái pháp luật Các công trình nghiên cứu cụ

thể như: Luận văn Thạc sỹ: “Hôn nhân trái pháp luật- căn cứ xác định và biện pháp xử lí” của tác giả Ngô Thị Hường; khóa luận tốt nghiệp: “Hủy kết hôn trái pháp luật- cơ sở lí luận và thực tiễn áp dụng”- Định Thị Thảo; khóa luận tốt nghiệp: “Hủy kết hôn trái pháp luật”- Hà Hương Giang.

Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01năm 2015 với nhiều thay đổi, bổ sung nên hủy kết hôn trái pháp luật theo LuậtHN&GĐ năm 2014 chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu mộtcách toàn diện và đầy đủ

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về đề tài nhằm làm sáng tỏ lí luận và thực tiễn áp dụng việc hủykết hôn trái pháp luật trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực và dự báomột số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Luật HN&GĐ năm 2014 về hủy kếthôn trái pháp luật Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp, kiếnnghị hoàn thiện những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng Luật HN&GĐ năm

2014 có thể gặp phải

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích một số cơ sở lí luận xác định việckết hôn trái pháp luật, người có thẩm quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật,hướng xử lý đối với các trường hợp có căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật và một

số dự báo những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Luật HN&GĐ năm 2014

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, cũng như đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hôn nhân và gia

Trang 9

đình, khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phươngpháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phường pháp tổnghợp, phương pháp điểu tra xã hội học…

6 Cơ cấu đề tài

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, khóa luận gồm ba chương:

Chương 1 Lí luận chung về hủy kết hôn trái pháp luật

Chương 2 Nội dung cụ thể về hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật HN&GĐnăm 2014

Chương 3 Một số dự báo về thực tiễn áp dụng hủy việc kết hôn trái pháp luật

Trang 10

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Khái niệm kết hôn

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam hôn nhân được định nghĩa là:”thể chế

xã hội kèm theo những nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiềungười thuộc hai giới tính khác nhau (nam, nữ), được coi nhau là chồng và vợ,quy định mối quan hệ và trách nhiệm giữa họ với nhau và giữa họ với con cáicủa họ Sự xác nhận đó, trong quá trình phát triển của xã hội, dần dần mang thêmnhững yếu tố mới …” [22]

Theo Từ điển Luật học thì kết hôn được hiểu là “sự kiện pháp lý làm phátsinh quan hệ hôn nhân” [21]

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 thì kết hôn được ghi nhận

cụ thể như sau: “kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”

Như vậy, có thể thấy, dưới góc độ xã hội, kết hôn được hiểu là việc nam,

nữ lấy nhau thành vợ, chồng Dưới góc độ pháp lý, kết hôn là một sự kiện làmphát sinh quan hệ vợ chồng Với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý làm phát sinhquan hệ vợ chồng, việc kết hôn phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định củapháp luật Theo Luật HN&GĐ năm 2014, người kết hôn phải tuân thủ pháp luật

về điều kiện kết hôn và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩmquyền

1.1.2 Khái niệm kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 thì kết hôn trái

pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này Do đó, nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà

Trang 11

nước có thẩm quyền mà một bến hoặc cả hai bên vi phạm một trong các điềukiện sau thì được xác định là kết hôn trái pháp luật:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

Như vậy, kết hôn trái pháp luật khác với trường hợp “chung sống như vợchồng” là nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn theo đúngthẩm quyền Kết hôn trái pháp luật cũng khác với đăng ký kết hôn sai thẩmquyền Bởi lẽ kết hôn trái pháp luật là hai bên nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơquan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn còn đăng ký kết hôn sai thẩmquyền là việc đăng ký kết hôn không được thực hiện tại các cơ quan có thẩmquyền

1.1.3 Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật

Theo từ điển Tiếng Việt, “hủy” là làm cho không còn tồn tại hoặc làm chokhông còn giá trị nữa Như vậy, hủy kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài

mà Nhà nước áp dụng đối với các trường hợp hai bên nam, nữ đã đăng ký kếthôn nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn Tòa án theo yêu cầu của cánhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp, buộc haibên nam nữ phải chấm dứt việc sống chung Hủy kết hôn trái pháp luật nhằmđảm bảo Luật HN&GĐ được chấp hành một cách nghiêm chỉnh Hủy kết hôntrái pháp luật có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, hủy việc kết hôn trái pháp luật thể hiện thái độ của Nhà nước

đối với hành vi vi phạm điều kiện kết hôn Luật HN&GĐ năm 2014 đặt ra cácđiều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn nhằm mục đích bảo vệ quan hệhôn nhân mà pháp luật thừa nhận Hủy kết hôn trái pháp luật thể hiện thái độkhông đồng tình của nhà nước đối với hành vi trái pháp luật

Trang 12

Thứ hai, hủy kết hôn trái pháp luật là một biện pháp chế tài đối với cá

nhân có hành vi vi phạm pháp luật Pháp luật đặt ra nhằm đảm bảo trật tự xã hộicũng như mọi cá nhân cần phải tuân thủ một cách nghiêm minh, đầy đủ Việcthực hiện các điều kiện kết hôn cũng vậy, cần được thực hiện và giám sát thựchiện đầy đủ Chế tài sẽ được áp dụng nếu vi phạm các điều kiện kết hôn mà phápluật đã quy định

Thứ ba, mặc dù là một biện pháp chế tài nhưng đường lối xử lý việc kết

hôn trái pháp luật mang tính chất linh hoạt và mềm dẻo.Tùy từng trường hợp cụthể mà pháp luật quy định các hình thức xử lý khác nhau Ví dụ: hai bên nam nữkết hôn khi chưa đủ độ tuổi kết hôn nhưng đến khi có yêu cầu hủy kết hôn tráipháp luật thì hai bên nam nữ đã đủ độ tuổi kết hôn, chung sống với nhau hạnhphúc, mục đích hôn nhân đã đạt được, việc hủy kết hôn lúc này không còn ýnghĩa Trong trường hợp này, nếu hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhânthì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó Quan hệ hôn nhân được xác lập từthời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn

1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HN&GĐ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI

KỲ VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

1.2.1 Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

* Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo hệ thống pháp luật ở nước ta trước thời kì phong kiến

Trước thời kỳ Pháp thuộc, nước ta tồn tại chế độ quân chủ, tất cả quyềnlực tập trung vào tay Vua Xã hội phong kiến Việt Nam đã có những quan niệmriêng về hôn nhân và đã đặt ra các điều kiện cần thiết bắt buộc các bên nam nữphải tuân theo khi họ kết hôn Tiêu biểu cho pháp luật thời kì này là Bộ LuậtHồng Đức (Triểu Lê) và Bộ luật Gia Long (Triều Nguyễn) Theo các Bộ luật

Trang 13

này, về nguyên tắc, giấy chứng nhận kết hôn là một văn bằng pháp lý đặc biệtquan trọng, gắn bó vợ và chồng bằng các quyền và nghĩa vụ cụ thể Nếu đã đăng

kí kết hôn mà một hoặc cả hai bên vi phạm vào các điều cấm thì bị coi là vô hiệu

và có thể bị tiêu hủy Pháp luật thời kì này đã quy định các trường hợp cấm kếthôn bao gồm:

+ Cấm kết hôn khi cha mẹ bị giam cầm tù tội (Điều 99 Bộ luật Gia Long);+ Cấm kết hôn khi đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng (Điều 317 Bộluật Hồng Đức) Theo đó, người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà

lại lấy chồng hay cưới vợ thì xử tội đồ, người khác biết mà vẫn cứ kết hôn thì xử tôi biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa;

+ Cấm kết hôn giữa những người thân thích (Điều 319 Bộ luật Hồng Đức

và Điều 100 Bộ luật Gia Long) Tại Điều 100 Bộ luật Gia Long quy định: “phàmnhững người đồng tính (cùng họ) lấy nhau, thì bị tội 60 trượng và phải ly dị” Rõràng đây là một là một trong các điều cấm khắt khe nhất trong luật cổ Việt Nam

về điều kiện kết hôn

Ngoài ra, Bộ luật Hồng Đức còn quy định cấm kết hôn trong các trườnghợp sau:

+ Cấm quan lại không được lấy con hát làm vợ (Điều 323)

+ Cấm học trò lấy vợ của thầy học đã chết; anh, em lấy vợ của em, anh đãchết (Điều 324)

+ Cấm quan lại ở biên trấn kết thông gia với tù trưởng vùng đó (Điều 33)Theo cổ luật, có thể thấy, giá thú (hôn nhân) là sự giao kết giữa hai bên họnam và bên họ nữ mà mục tiêu trên hết là để nối theo truyền thống của tổ tiên,sau đó là sinh con nối dõi tông đường, tiếp tục lưu truyền việc thờ cúng Hônnhân có vai trò quan trọng đối với vợ chồng, con cái, gia đình và toàn xã hội nên

cổ luật đã có những quy định nhằm giới hạn những trường hợp có thể xin tiêuhủy hôn nhân Pháp luật đã có sự phân biệt về sự vi phạm điều kiện kết hôn với

Trang 14

các biện pháp chế tài xử lý có mức độ khác nhau Đối với những trường hợp khi

kết hôn các bên chỉ vi phạm vào các điều kiện đơn thường thì các đương sự chỉ

bị phạt trượng hay phạt roi mà hôn nhân của họ không bị tiêu hủy

Tiêu hủy hôn nhân trong cổ luật không có hiệu lực trở về trước mà chỉ cóhiệu lực trong tương lai Nghĩa là hôn nhân vẫn có hiệu lực trong quá khứ, trướckhi bị tiêu hủy thì hôn nhân đó vẫn được thừa nhận, họ chỉ bị “chia lìa” hay “ lidị” kể từ khi hôn nhân bị tuyên bố tiêu hủy mà thôi

* Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo hệ thống pháp luật thời kỳ Pháp thuộc

Trong thời kỳ này, đất nước ta lúc bấy giờ bị chia thành 3 miền, mỗi miền

có một bộ luật riêng: miền Bắc có Dân luật Bắc Kì (năm 1931), miền Trung cóHoàng Việt Trung kỳ hộ luật (năm 1936), miền Nam có Bộ Dân luật Giản yếu(năm 1883) Tuy về chi tiết có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung cả ba

bộ luật dân sự đều đề cập đến những chế định pháp lí như nhau, trong đó có chếđịnh về hủy kết hôn trái pháp luật

Hôn nhân trái pháp luật trong thời kì này được hiểu là các trường hợp khicác bên đã kết hôn đã vi phạm vào điều cấm kết hôn hoặc vi phạm một trong cácđiều kiện khác của hôn nhân hợp pháp Điều kiện kết hôn được ba bộ luật ghinhận có sự khác nhau song chủ yếu tập trung vào một số vấn đề liên quan trựctiếp đến lợi ích của những người kết hôn, lợi ích của con cái, của gia đình và của

cả xã hội Nếu việc kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn thì hôn nhân đó bị coi

là hôn nhân trái pháp luật và có thể bị tiêu hủy Những vi phạm điển hình là:

+ Vi phạm độ tuổi kết hôn

+ Vi phạm sự tự nguyện của những người kết hôn

+ Việc kết hôn thiếu sự đồng ý của cha mẹ

+ Việc kết hôn vi phạm vào các điều cấm

Trang 15

Bên cạnh đó, để bảo vệ trật tự thê thiếp, các bộ luật dân cũ còn cấm lấy vợthứ nếu chưa lấy vợ chính“chưa lấy vợ chính thì chưa lấy vợ thứ” (Điều 80 BộDân luật Bắc kỳ) Ngoài ra, để đảm bảo giữ trọn đạo hiếu, các bộ dân luật thời

kỳ này còn cấm kết hôn trong thời kỳ có tang cha mẹ (thời gian để tang là 27tháng); người chồng góa bị cấm kết hôn trong thời gian để tang vợ (1 năm);người vợ góa bị cấm kết hôn trong thời gian để tang chồng (27 tháng) [5]

+ Ngoài ra, hôn nhân còn bị vô hiệu khi phạm vào một trong các trườnghợp không khai với hộ lại

Khi phạm vào điều cấm kết hôn hoặc vi phạm một trong các điều kiệnkhác của hôn nhân hợp pháp nêu trên thì hôn nhân sẽ bị tiêu hủy Mỗi điều cấmhoặc điều kiện của hôn nhân hợp pháp bị vi phạm là một căn cứ để tiêu hủy hônnhân trái pháp luật

Hậu quả pháp lý của việc tiêu hủy được quy định khác nhau trong các bộluật Trong Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật đã tìm ranhững biện pháp nhằm giảm bớt những quy định quá nghiêm ngặt Ví dụ: khihôn nhân bị tiêu hủy, việc tiêu hủy chỉ có hiệu lực trong tương lai, nghĩa là trướckhi bị tiêu hủy, giữa các bên vẫn tồn tại quan hệ vợ chồng, con sinh ra vẫn là controng giá thú Các bên chỉ chấm dứt quan hệ vợ chồng kể từ khi hôn nhân bị tiêuhủy Bộ Dân luật Giản yếu lại quy định rằng, khi hôn nhân bị tiêu hủy thì quan

hệ hôn nhân không có giá trị trong cả quá khứ và tương lai Đối với vợ chồng, kể

từ khi họ kết hôn đến khi hôn nhân bị tiêu hủy, các bên chưa hề xác lập quan hệhôn nhân Tài sản chung của vợ chồng được thanh toán như trong trường hợp haingười góp sức góp công làm ra Đối với các con, các con bị coi là con ngoại hôn(con ngoài giá thú) Như vậy, Bộ Dân luật Giản yếu đã quy định những hậu quảhết sức nặng nề đối với việc tiêu hủy hôn nhân

1.2.2 Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Trang 16

* Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định trong Luật HN&GĐ năm 1959

Luật HN&GĐ năm 1959 được Quốc hội khóa I Nước Việt Nam Dân chủCộng hòa thông qua ngày 29/12/1959 và có hiệu lực từ ngày 13/01/1960 LuậtHN&GĐ ra đời đánh dấu một bước phát triển tiến bộ vượt bậc trong công tác lậppháp của Nhà nước ta Sự ra đời của Luật HN&GĐ năm 1959 đã khẳng định bảnchất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc xóa

bỏ những tàn tích lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã tồn tạihàng ngàn năm ở nước ta Luật HN&GĐ năm 1959 đã quy định cụ thể các điềukiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn để đảm bảo quan hệ hôn nhân thực

sự an toàn, lành mạnh và tiến bộ, đồng thời đây là các căn cứ để hủy kết hôn tráipháp luật

Các điều kiện kết hôn bao gồm:

- Về độ tuổi kết hôn: Con gái từ 18 tuổi trở lên, con trai từ 20 tuổi trở lênmới được kết hôn (Điều 6)

- Về sự tự nguyện của hai bên: “Con trai và con gái đến tuổi, được hoàntoàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được épbuộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở” (Điều 4)

- Kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn

- Về mặt hình thức của hôn nhân: “Việc kết hôn phải được Uỷ ban hànhchính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gáicông nhận và ghi vào sổ kết hôn

Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 đã quy định cụ thể điều kiện kết hôn Do

đó, vi phạm điều kiện kết hôn chính là vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình mớinên cần phải xử lý nghiêm khắc Mỗi điều kiện bị vi phạm là một căn cứ để hủykết hôn trái pháp luật

Trang 17

Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 1959 không quy định biện pháp chế tài đối vớinhững trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn cụ thể Biện pháp xử lý đối với cáctrường hợp vi phạm điều kiện kết hôn được ghi nhận trong Thông tư số 112-NCPL ngày 19- 8-1972 Theo đó, về đường lối xử lý với các trường hợp này cầnphải có căn cứ thực tế và phân biệt các trường hợp sau:

- Cần xử tiêu hôn những vi phạm điều kiện kết hôn đang tiếp diễn và tínhchất nghiêm trọng như: tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, đang có vợ, có chồng mà lấy

vợ hoặc chồng khác, lấy người trong họ hàng mà Luật tuyệt đối cấm kết hôn; lấyngười đang mắc một số bệnh trong những bệnh tật mà Luật cấm kết hôn

- Đối với những việc trước đây vi phạm điều kiện kết hôn, nhưng nay đãchấm dứt hoặc vi phạm không có tính chất nghiêm trọng và có thể sửa chữa mộtcách dễ dàng thì đường lối xử lý về ly hôn nếu đương sự yêu cầu cắt đứt quan hệ

vợ chồng

Về hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật: Về nguyên tắc, khi hôn

nhân bị Tòa án tiêu hủy thì có hiệu lực cả trong quá khứ và tương lai Về quan

hệ nhân thân, từ khi kết hôn trái pháp luật, quan hệ giữa hai bên nam nữ chỉ là

quan hệ sống chung trái pháp luật chứ không phải là quan hệ vợ chồng và không

được pháp luật thừa nhận Về quan hệ tài sản, phải thanh toán theo cách thanh

toán tài sản của những người chung sức làm ăn với nhau, tài sản riêng của aingười đó mang về Tài sản do hai người làm ra sẽ chia theo công sức mà mỗi bênđóng góp Những khoản chi tiêu riêng của ai, người đó sẽ phải tự chi trả Về cấpdưỡng giữa các bên về nguyên tắc không đặt ra

*Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định trong Luật HN&GĐ năm 1986

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời khi đất nước đã hoàn toànthống nhất và đang thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội LuậtHN&GĐ năm 1986 được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1986 và có hiệu lực kể

từ ngày 03/01/1987

Trang 18

Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định các điều kiện kết hôn Về điều kiệnkết hôn, về cơ bản Luật HN&GĐ năm 1986 giống với Luật HN&GĐ năm

1959 Theo đó, về độ tuổi kết hôn, nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lênmới được kết hôn (Điều 5) Sự tự nguyện của hai bên nam nữ cũng là điều kiện

cơ bản để hôn nhân hợp pháp”: Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định,không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”(Điều 6)

Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 1986 còn quy định các trường hợp cấmkết hôn Đó là các trường hợp:

- Đang có vợ hoặc có chồng;

- Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi củamình; đang mắc bệnh hoa liễu;

- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa anh chị em cùng cha

mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người khác có họtrong phạm vi ba đời;

- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi

Về hình thức kết hôn, việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kếthôn theo nghi thức do Nhà nước quy định Mỗi điều kiện kết hôn bị vi phạm sẽ

là một căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 9 thì chỉ những trường hợp kết hôn vi phạm mộttrong các Điều 5,6,7 Luật HN&GĐ năm 1986 mới coi là trái pháp luật Có nghĩa,trường hợp kết hôn vi phạm Điều 8 của Luật về đăng ký kết hôn không bị coi làtrái pháp luật mà vẫn được thừa nhận là hôn nhân hợp pháp Điều 8 quy địnhviệc kết hôn phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và “ mọinghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý” Tuy nhiên, Điều 9 lại quyđịnh hôn nhân vi phạm Điều 8 không đăng ký kết hôn lại không thuộc các trường

Trang 19

hợp hôn nhân trái pháp luật Do đó, giữa Điều 8 và Điều 9 có sự mâu thuẫn vớinhau.

Như vậy, hai bên nam, nữ kết hôn đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhànước có thẩm quyền nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn thì vềnguyên tắc sẽ bị hủy kết hôn trái pháp luật khi có yêu cầu Mỗi điều kiện bị viphạm là một căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật

Những người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật bao gồm: mộthoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật, vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ,

có chồng mà kết hôn với người khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụnữa Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam cóquyền yêu cầu Toà án nhân dân huỷ việc kết hôn trái pháp luật (Điều 8)

Về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật: Tài sản của nhữngngười mà hôn nhân bị huỷ được giải quyết theo nguyên tắc: tài sản riêng của aithì vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy; tài sản chung được chia căn cứ vàocông sức đóng góp của mỗi bên; quyền lợi chính đáng của bên bị lừa dối hoặc bịcưỡng ép kết hôn được bảo vệ Quyền lợi của con được giải quyết như trongtrường hợp cha mẹ ly hôn Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi bị hủy kết hôn tráipháp luật không được Luật HN&GĐ năm 1986 đề cập đến (Điều 9)

* Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000

Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc hội thông qua ngày 9/6/2000 và cóhiệu lực kể từ ngày 01/01/2001 Luật HN&GĐ năm 2000 là sự kế thừa và pháttriển các bộ luật trước đó Về vấn đề hủy kết hôn trái pháp luật, cơ bản LuậtHN&GĐ năm 2000 kế thừa các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986

Theo Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000, nam, nữ kết hôn phải tuân thủ cácđiều kiện sau:

“1 Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

Trang 20

2 Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được

ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

3 Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn”.

Vi phạm một trong các điều kiện nêu trên sẽ là căn cứ để Tòa án xử hủykết hôn trái pháp luật Khi có hành vi vi phạm một trong các điều kiện nêu trên,theo nguyên tắc, Tòa án sẽ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Những người có thẩm quyền yêu cầu kết hôn bao gồm:

- Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụngdân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêucầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quyđịnh về sự tự nguyện của hai bên;

- Viện Kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêucầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định về độ tuổikết hôn và vi phạm vào các trường hợp cấm kết hôn;

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụngdân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêucầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định về độ tuổikết hôn và vi phạm vào các trường hợp cấm kết hôn:

+ Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn;

+ Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện Kiểm sát xem xét,yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định, Tòa án xem xét vàquyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan

đã thực hiện việc đăng ký kết hôn Căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quanđăng ký kết hôn xóa đăng ký kết hôn trong Sổ đăng ký kết hôn Tuy nhiên, có

Trang 21

những trường hợp ngoại lệ Tòa án không xử hủy dù có hành vi vi phạm điềukiện kết hôn Đó là các trường hợp:

Thứ nhất, tại thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai

bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian qua họ đã chung sống bình thường, đã cócon, có tài sản chung

Thứ hai, trong trường hợp bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối khi kết hôn nếu sau khi

bị ép buộc, lừa dối hoặc cưỡng ép kết hôn mà người bị ép buộc, lừa dối hoặc bịcưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm, tự nguyện chung sống hòa thuận

Thứ ba, trong trường hợp người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người

khác: đối với cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc năm 1954, đã lấy

vợ, chồng mà lấy vợ, chồng ở miền Bắc

Về hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật: Về quan hệ nhân thân, khi

việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như

vợ chồng Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.Vềquan hệ tài sản, tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thìvẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuậncủa các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tínhđến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng củaphụ nữ và con

Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định nam, nữ kết hôn phải đáp ứngcác điều kiện kết hôn, nếu vi phạm một trong các điều kiện đó về nguyên tắc sẽ

bị xử hủy kết hôn trái pháp luật nếu có yêu cầu Tuy nhiên, vẫn có những trườnghợp ngoại lệ trong việc xử hủy kết hôn trái pháp luật thể hiện sự mềm dẻo, linhhoạt của Luật HN&GĐ năm 2000

* Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014

Trang 22

Luật HN&GĐ năm 2014 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thôngqua ngày 19 tháng 6 năm 2014, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm

2015 Luật HN&GĐ năm 2014 tiếp tục hoàn thiện và bổ sung thêm LuậtHN&GĐ năm 2000 Về vấn đề hủy kết hôn trái pháp luật, Luật HN&GĐ năm

2014 cơ bản tiếp tục kế thừa tinh thần của Luật HN&GĐ năm 2000 Tuy nhiên,cũng có nhiều bổ sung, thay đổi mới mẻ Những điểm mới cơ bản có thể liệt kênhư: về căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật; về người có thẩm quyền yêu cầu hủykết hôn trái pháp luật; về đường lối xử lý việc kết hôn trái pháp luật…

1.3 Ý NGHĨA CỦA CHẾ TÀI HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật dự kiến những biện pháp được

áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật Chế tài hủy kết hôn trái pháp luật

là những biện pháp cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể vi phạm điềukiện kết hôn Do đó, chế tài hủy kết hôn trái pháp luật có ý nghĩa sâu sắc:

Thứ nhất, chế tài hủy kết hôn đã góp phần vào việc xử lý, ngăn chặn các

hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn mà pháp luật quy định Qua đó giáo dục ýthức chấp hành pháp luật của những người kết hôn nói riêng và của mọi côngdân nói chung Đối tượng điều chỉnh của Luật HN&GĐ là các quan hệ xã hộiphát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân vàquan hệ tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con; giữa nhữngngười thân thích ruột thịt khác Để bảo vệ những quan hệ đó, Luật HN&GĐ đã

dự liệu nhiều chế tài, trong đó có chế tài hủy kết hôn trái pháp luật Quy định chếtài hủy kết hôn tạo cơ sở pháp lý để có thể truy cứu trách nhiệm của các cá nhân,

tổ chức vi phạm điều kiện kết hôn mà pháp luật quy định.Từ đó, phát hiện, xử lý

và ngăn chặn các hành vi vi phạm

Thứ hai, chế tài hủy kết hôn trái pháp luật góp phần tích cực trong việc

xây dựng chế độ hôn nhân lành mạnh, tiến bộ, đảm bảo cá nhân được thực hiện

Trang 23

quyền và nghĩa vụ của mình Bởi lẽ, mục đích của quy định chế tài hủy kết hôntrái pháp luật là bảo vệ việc thực hiện các điều kiện kết hôn của các bên Quyđịnh điều kiện kết hôn nhằm xây dựng chế độ hôn nhân hạnh phúc, bền vững;đảm bảo cho cá nhân có được sự phát triển cần thiết về thể chất, trí tuệ từ đó tạođiều kiện cho họ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình Quyđịnh các trường hợp cấm kêt hôn nhằm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đìnhtiến bộ; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đìnhViệt Nam; hạn chế các hủ tục lạc hậu trong kết hôn; hạn chế những ảnh hưởngtiêu cực của nền kinh tế thị trường;…Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho việc ápdụng trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự đối với cá nhân, tổ chức vi phạmđiều kiện kết hôn; đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa về hôn nhân và gia đình.Quy định hủy kết hôn trái pháp luật là nhằm bảo vệ các mục đích đó.

Thứ ba, chế tài hủy kết hôn trái pháp luật cũng tạo ra hành lang pháp lý

góp phần thúc đẩy và đảm bảo sự an toàn của các quan hệ tài sản và giao dịchgiữa vợ và chồng bị hủy kết hôn trái pháp luật

Kết luận chương

Như vậy, hủy kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài mà Nhà nước ápdụng đối với các trường hợp đã đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kếthôn, làm cho việc kết hôn đó không còn giá trị pháp lý Qua mỗi thời kỳ lịch sử,vấn đề điều chỉnh hủy việc kết hôn trái pháp luật ít nhiều có sự khác nhau Tuynhiên, hủy việc kết hôn trái pháp luật ở các giai đoạn lịch sử đều thể hiện ý chícủa giai cấp thống trị, gắn liền với từng nhiệm vụ cơ bản của Luật HN&GĐnhằm đáp ứng tình hình cụ thể của đất nước Hủy việc kết hôn trái pháp luật cónhiều ý nghĩa sâu sắc Hủy việc kết hôn trái pháp luật góp phần vào việc xử lý,ngăn chặn các hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn; góp phần tích cực trongviệc xây dựng chế độ hôn nhân lành mạnh, tiến bộ

Trang 24

Chương 2 NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

2.1 NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN YÊU CẦU XỬ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

2.1.1 Cá nhân- người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

2.1.1.1 Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn

Khoản 1 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:”Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này”.

Do đó, người bị cưỡng ép kết hôn, người bị lừa dối kết hôn có quyền tựmình hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật yêu cầu Tòa ánhủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện của hai bên

Tự nguyện khi kết hôn được hiểu là việc kết hôn là việc kết hôn do hai bênnam nữ kết hôn quyết định, không bên nào ép buộc bên nào, không ai đượccưỡng ép hoặc cản trở Trong thực tế, có nhiều trường hợp một bên vợ hoặcchồng ép buộc bên vợ hoặc chồng phải đồng ý kết hôn Hành vi ép buộc có thể là

đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất,…Giả thiết bên bị

ép buộc tự mình hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều nàyyêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm tính tựnguyện của hai bên nam nữ thì có thể bị Tòa án từ chối do không có căn cứ phápluật Sự thiếu xót này có thể hạn chế quyền yêu cầu của người bị ép buộc khi kếthôn do vi phạm tính tự nguyện

Trang 25

Như vậy, quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quyđịnh cụ thể người bị cưỡng ép kết hôn, người bị lừa dối kết hôn có quyền yêucầu hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm tính tự nguyện Đây là quy định mangtính thiết thực và tính nhân văn sâu sắc nhằm bảo vệ quyền lợi của người bịcưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn Bởi người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dốikết hôn là những người có quyền và lợi ích bị xâm hại trực tiếp Tuy nhiên, điềuluật đã liệt kê thiếu một chủ thể có thể yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật là

người bị ép buộc Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này, do

đó, cần sớm bổ sung các văn bản hướng dẫn cụ thể Luật HN&GĐ nói chung vàvấn đề hủy kết hôn trái pháp luật nói riêng

2.1.1.2 Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014 thì

“vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác”, theo

quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kếthôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản

1 Điều 8 của Luật này

Do đó, vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với ngườikhác chỉ có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật khi việc kết hôn đó vi phạmcác điều kiện về độ tuổi kết hôn, về năng lực hành vi dân sự và vi phạm cáctrường hợp cấm kết hôn

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là:

“Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng Hơnnữa,“bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được” nên “ hôn nhân dựa trên

cơ sở tình yêu là hôn nhân một vợ, một chồng” Tình yêu là cơ sở xác lập quan

hệ hôn nhân đã quyết định tính chất một vợ, một chồng của hôn nhân Ngược lại,chế độ hôn nhân một vợ, một chồng đảm bảo tình yêu giữa vợ chồng tồn tại bền

Trang 26

vững Đó là yếu tố quan trọng tác động đến quan hệ hôn nhân, quyết định hạnhphúc vợ chồng và là cơ sở để hôn nhân tồn tại bền vững Hiện tượng một người

đã có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác đi ngược lại với bản chất củatình yêu và là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm

Như vậy, vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với ngườikhác sẽ bị xâm hại về quyền lợi khi vợ, chồng mình kết hôn với người khác Do

đó, pháp luật quy định họ có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật khi có cáchành vi vi phạm điều kiện kết hôn Đây là quy định mang tính thiết thực nhằmđảm bảo quyền, lợi ích của người vợ, chồng mà có vợ hoặc chồng kết hôn vớingười khác; đồng thời góp phần giúp cho nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ,một chồng được đảm bảo

2.1.1.3 Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014 thì

“cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật”theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có

quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạmquy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này

Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác củangười kết hôn trái pháp luật có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật khi cócác hành vi vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi kết hôn; về điều kiện năng lựchành vi dân sự và vi phạm các trường hợp cấm kết hôn

Quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mở rộng đối với các chủ thể trên

là hoàn toàn hợp lý Bởi lẽ, cha, mẹ, con hoặc người đại diện theo pháp luật đốivới người kết hôn trái pháp luật có mối quan hệ huyết thống hoặc liên quan mậtthiết với nhau.Việc hủy kết hôn trái pháp luật nhằm mục đích đảm bảo lợi ích

Trang 27

hợp pháp của bên kết hôn- con cái hay cha mẹ mình hoặc người được đại diệntheo pháp luật mà họ đại diện.

2.2.2 Cơ quan, tổ chức-người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật khi cócác hành vi vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi kết hôn; về năng lực hành vidân sự của hai bên kết hôn; về vi phạm các trường hợp cấm kết hôn Theo quyđịnh tại điểm b, c, d Khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014 cơ quan, tổ chức

có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật bao gồm:

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ

Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Viện kiểm sát; Uỷ ban bảo

vệ và chăm sóc trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu hủy kết hôn tráipháp luật [16, Điều 15] So với Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm

2014 có nhiều thay đổi về cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu hủy kết hôn tráipháp luật

Thứ nhất, sau khi BLTTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành, nhiệm vụ và

quyền hạn kiểm sát lập hồ sơ và tham gia các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩmđối với các vụ án tranh chấp liên quan đến hôn nhân và gia đình của ngành Kiểmsát nhân dân đã thu hẹp lại: hầu hết các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm tronglĩnh vực này, Luật không quy định Viện Kiểm sát tham gia

Cụ thể, theo quy định quy định tại Khoản 1 Điều 21 BLTTDS năm 2004

sửa đổi bổ sung năm 2011 thì: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật” Hơn nữa, Khoản 1 Điều 162 Bộ luật TTDS quy định

Trang 28

về quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác, lợiích cộng đồng và lợi ích của Nhà nước cũng không có viện kiểm sát Theohướng dẫn tại mục 1 phần III Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT- VKSNDTC-TANDTC ngày 1/9/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS củaViện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích rõ Điều

21 cuả BLTTDS : Quyền yêu cầu của viện kiểm sát đối với việc giải quyết khiếunại, tố cáo chứ không có quyền yêu cầu tòa án giải quyết các vụ việc dân sự

Do đó, Viện kiểm sát không có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.Luật HN&GĐ năm 2000 đã không có sự thống nhất với Bộ luật TTDS năm 2004sửa đổi, bổ sung năm 2011 Luật HN&GĐ năm 2014 đã khắc phục hạn chế này

và bác bỏ quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật của Viện kiểm sát để có sựthống nhất với quy định của Bộ luật TTDS

Thứ hai, Luật HN&GĐ năm 2014 đã có sự điểu chỉnh tên gọi cơ quan

quản lý nhà nước về gia đình và cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em để phù hợpvới tên gọi hành chính Theo Quyết định số 1001/ QĐ-TTg về thực hiện Nghịquyết của Quốc hội về việc giải thể Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, chuyểncác chức năng của Ủy ban này sang các bộ có liên quan thực hiện, Ủy ban dân số

đã bị giải thể Bộ phận dân số được nhập về Bộ y tế, bộ phận gia đình được nhập

về Bộ Lao động- Thương binh và xã hội Hiện nay, cục chăm sóc và bảo vệ trẻ

em thuộc Bộ Lao động- Thương binh và xã hội có quyền yêu cầu hủy kết hôntrái pháp luật

Thứ ba, Hội liên hiệp phụ nữ là một tổ chức chính trị, xã hội của phụ nữ

Việt Nam, mục đích hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ Do đó, khiphát hiện ra việc kết hôn trái pháp luật mà chưa có sự can thiệp của các cá nhân,

tổ chức khác, hội liên hiệp phụ nữ có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hủy việc kếthôn trái pháp luật đó

Trang 29

Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước

về trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự,

có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm

độ tuổi kết hôn, vi phạm về năng lực hành vi dân sự và vi phạm một trong cácđiều cấm kết hôn Tuy nhiên, thẩm quyền này thuộc về ban, ngành cụ thể nào,hoặc cơ quan của cấp nào thì chưa được Luật HN&GĐ quy định cụ thể Việc bổsung các văn bản hướng dẫn trong thời gian tới là điều cần thiết để xác định cụthể thẩm quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức này

2.2.3 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác

Khoản 3 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cá nhân, cơ quan,

tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật”

Hủy kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài mà nhà nước áp dụng vớicác chủ thể có hành vi vi phạm điều kiện kết hôn Hủy kết hôn trái pháp luậtnhằm mục đích phát hiện, xử lý và ngăn chặn các hành vi trái pháp luật, đồngthời bảo vệ chế độ hôn nhân xã hội chủ nghĩa tiến bộ Do đó, cá nhân, tổ chứckhác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật có quyền để nghị cơ quan quản lýnhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữyêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Như vậy, cá nhân và tổ chức khác chỉ có quyền đề nghị các cơ quan, tổchức mà pháp luật quy định yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật chứ không đượctrực tiếp yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật như các chủ thể trên

2.2 CĂN CỨ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Khi giải quyết yêu cầu hủy việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phảidựa trên các căn cứ pháp lý nhất định Kết hôn trái pháp luật là trường hợp nam,

nữ đã đăng kí kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng một hoặc cả

Ngày đăng: 17/05/2017, 09:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Hà Hương Giang (2012), Hủy kết hôn trái pháp luật, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hủy kết hôn trái pháp luật
Tác giả: Hà Hương Giang
Năm: 2012
6. Ngô Thị Hường (1998), Hôn nhân trái pháp luật- căn cứ xác định và biện pháp xử lý, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn nhân trái pháp luật- căn cứ xác định và biện pháp xử lý
Tác giả: Ngô Thị Hường
Năm: 1998
8. Hội thảo của Ủy ban Dân tộc và Trung tâm phát triển truyền thông và sức khỏe về “Thực trạng và giải pháp giảm thiểu tảo hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số” ngày 2/7/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp giảm thiểu tảo hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số
19. Đinh Thị Thảo (2011), Hủy kết hôn trái pháp luật- cơ sở lí luận và thực tiễn áp dụng, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hủy kết hôn trái pháp luật- cơ sở lí luận và thực tiễn áp dụng
Tác giả: Đinh Thị Thảo
Năm: 2011
1. Báo cáo số 153/BC-BTP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tư pháp về tổng kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Khác
4. Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
7. TS. Ngô Thị Hường-ThS Bùi Thị Mừng ( 2001), Hỏi đáp Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
9. Hồ Chí Minh toàn tập(2000), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 9, trang 523 Khác
10. Đinh Thị Mai Phương (2004), Bình luận Luật Hôn nhân và gia đình năm 2002, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Khác
11. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự Khác
12. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2004), Bộ luật tố tụng dân sự Khác
13. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp Khác
14. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1959), Luật Hôn nhân và gia đình Khác
15. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1986), Luật Hôn nhân và gia đình Khác
16. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2000), Luật Hôn nhân và gia đình Khác
17. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Luật Hôn nhân và gia đình Khác
18. Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều hình luật - lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Nxb. Khoa học và xã hội Khác
20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb. Công an nhân dân Khác
21. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển Luật học (1999), Nxb. Công an nhân dân, trang 150 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w