Những giải pháp cơ bản nâng cao ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ... Nhóm công trình nghi
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hà Sơn Thái
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Chương 1 Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 311.1 Quan niệm về ý thức dân tộc và bảo vệ chủ quyền biển,
1.2 Đặc điểm của thanh niên quân đội và quan niệm về ý thức
dân tộc trong bảo vệ chủ biển, đảo Việt Nam của thanh niên
Chương 2 THỰC TRẠNG Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO
VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ
2.1 Thực trạng ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển,
đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay 762.2 Nguyên nhân, kinh nghiệm và một số vấn đề đặt ra đối với ý thức
dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh
Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO
Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA THANH
3.1 Dự báo nhân tố tác động và yêu cầu nâng cao ý thức dân tộc
trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên
3.2 Những giải pháp cơ bản nâng cao ý thức dân tộc trong bảo
vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
Trang 3STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
4 Chủ quyền biển, đảo Việt Nam CQBĐVN
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài: “Ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay” là vấn đề nghiên cứu đã được tác giả quan tâm,
ấp ủ từ lâu Ý thức dân tộc là yếu tố quan trọng hàng đầu để nhân dân Việt Namnói chung và thanh niên quân đội nói riêng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ độclập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ nói chung và bảo vệ CQBĐVNtrong mọi tình huống YTDT trong bảo vệ CQBĐVN là vấn đề quan trọng vàcấp thiết đối với các đơn vị trong toàn quân, nhất là trong bối cảnh nước ta đangthực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Đảng “Về chiến lược biển Việt Nam đếnnăm 2020” trong điều kiện có sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng chủ nghĩa dân tộccực đoan ở một số nước trong việc giải quyết tranh chấp CQBĐ ở khu vực biểnĐông hiện nay Đây là đề tài mới và khó; tuy nhiên, trên cơ sở tiếp cận kết quảnghiên cứu của các công trình khoa học trước về YTDT, ý thức bảo vệ Tổ quốc,thanh niên quân đội, CQBĐVN, bảo vệ CQBĐVN; được sự góp ý, giúp đỡ củacác cán bộ hướng dẫn khoa học, các chuyên gia, các nhà khoa học và nhữngkinh nghiệm của bản thân đã cho phép tác giả triển khai nghiên cứu đề tài này
Đề tài luận án tập trung luận giải, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận vàthực tiễn YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay, trên
cơ sở đó dự báo những nhân tố tác động, đề xuất những yêu cầu và giải pháp cơbản nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Đề tàinghiên cứu không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố
các thế lực ngoại bang Ý thức dân tộc tạo nên một sức mạnh vô địch đánh bại
mọi kẻ thù, trong đó có những kẻ thù to lớn và xảo quyệt nhất” [68, tr.5] YTDT
là một trong những động lực cơ bản đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững
Trang 5của quốc gia dân tộc YTDT Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền vớilịch sử dựng nước và giữ nước, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Namtrong suốt chiều dài lịch sử
Hai là, xuất phát từ vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Biển, đảo có vị trí rất quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia có biển trên thếgiới, trong đó có Việt Nam Biển Đông có vị trí chiến lược về địa kinh tế, địachính trị và địa quân sự trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới; nơiđang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt trong chiến lược toàn cầu của các lực lượng,nhất là Mỹ và Trung Quốc; nơi đang có những tranh chấp về chủ quyền biển, đảogiữa các nước trong khu vực; đặc biệt, với yêu sách phi lý về “đường 9 đoạn”,tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, trong đó có những hành độngxâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồngthời, sự gia tăng xu hướng dân tộc chủ nghĩa trong khu vực và thế giới làm chotranh chấp trên Biển Đông diễn biến gay gắt, phức tạp Là một quốc gia nằm bên
bờ Biển Đông, với bờ biển dài trên 3.260 km với hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyềnkinh tế, với gần 3.000 đảo và một số quần đảo, Việt Nam có nguồn tài nguyên đặcbiệt về biển, đảo như: tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên vịthế Việc khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảomột cách bền vững, hiệu quả, cùng với bảo vệ, giữ vững chủ quyền, an ninh biển,đảo Việt Nam là những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài… Yêu cầu bảo vệvững chắc CQBĐVN trong mọi tình huống đặt ra việc nâng cao YTDT trong bảo
vệ CQBĐVN của nhân dân nói chung và thanh niên quân đội nói riêng là vấn đềhết sức quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết
Ba là, xuất phát từ vị trí, vai trò của thanh niên quân đội đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới nói chung, vai trò YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội nói riêng Bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ CQBĐVN là sự nghiệp thường xuyên và trọng yếu của cả hệthống chính trị và toàn dân tộc Trong đó, thanh niên quân đội là lực lượng chủyếu, nòng cốt, là lực lượng đông nhất và trực tiếp bảo vệ CQBĐVN, có vai tròquyết định đến thắng lợi sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQBĐVN Trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQBĐVN, thanh niên quân đội luôn nêu cao
Trang 6YTDT và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, khắc phục khó khănhoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nên truyền thống vẻ vangcủa Quân đội ta “Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vìđộc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [121, tr 435].
Bốn là, xuất phát từ thực trạng YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay Thanh niên Việt Nam, trong đó có thanh niên quân đội
luôn có YTDT đúng đắn, thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, nêu cao tinh thầnđoàn kết dân tộc, sẵn sàng xả thân trong mọi tình huống vì sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQBĐVN, có những hành động thiết thực góp phần quantrọng vào việc giữ gìn môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển của đất nước,giữ vững CQBĐVN Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận thanh niên Việt Nam,trong đó có thanh niên quân đội, YTDT trong bảo vệ CQBĐVN chưa đầy đủ vàđúng đắn Đó là những biểu hiện hời hợt và mơ hồ về nhận thức, thờ ơ về thái độ,thiếu ý chí quyết tâm và niềm tin, không có những hành động tích cực trong bảo
vệ CQBĐVN Hiện trạng đó, nếu không khắc phục kịp thời và có hiệu quả thìchẳng những ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CQBĐVN hiệnnay, mà còn gây phương hại đến bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” và kết quả hoàn thànhtrọng trách bảo vệ Tổ quốc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Ý thức dân tộc trong bảo vệ
chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu của luận án
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về YTDT trong bảo
vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội, đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nângcao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ quan niệm, vai trò, đặc điểm YTDT trong bảo vệ CQBĐVN củathanh niên quân đội
- Đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra vềYTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay
Trang 7- Dự báo những nhân tố tác động, đề xuất yêu cầu và những giải pháp cơbản nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Ý thức dân tộc trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu YTDT trong bảo vệCQBĐVN của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: Là thanh niên quân đội bao gồm: sĩ quan,quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ; trong đó, chủ yếu tập trung vàothanh niên thuộc các đơn vị của: Hải quân nhân dân Việt Nam, Cảnh sát biển ViệtNam, Bộ đội Biên phòng Việt Nam, Quân chủng Phòng không - Không quân trựctiếp tham gia bảo vệ CQBĐVN
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu từ năm 2006 đến nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận, thực tiễn
Cơ sở lý luận
Dựa vào các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về YTDT, về bảo vệ Tổ quốc, về thanhniên và xây dựng quân đội cách mạng của giai cấp công nhân và Nhà nước XHCN
Cơ sở thực tiễn
Thực trạng YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội, thôngqua kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đềtài luận án; dựa vào các tư liệu, tài liệu, báo cáo, thống kê của các đơn vị đóngquân trên các vùng biển, đảo của Việt Nam; từ sự khảo sát điều tra xã hội họccủa tác giả luận án đối với đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan
và binh sĩ độ tuổi thanh niên ở các đơn vị: Hải quân nhân dân Việt Nam, Cảnhsát biển Việt Nam, Bộ đội Biên phòng Việt Nam, Quân chủng Phòng không -Không quân
Trang 8* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung
Luận án được thực hiện từ sự vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học
Phương pháp chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu được sửdụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp lôgic - lịch sử; phương pháp phântích, tổng hợp; phương pháp chuyên gia Ngoài ra, tác giả luận án còn vận dụngcác phương pháp nghiên cứu liên ngành khác như: thống kê, so sánh, điều tra
xã hội học, xin ý kiến chuyên gia
6 Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra quan niệm mới và luận giải rõ quan niệm về YTDT trong bảo
vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
- Luận giải thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với YTDT trong bảo vệ
CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao YTDTtrong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển lý luận về YTDTtrong bảo vệ CQBĐVN và biểu hiện ở thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam;đồng thời, cung cấp luận cứ khoa học để Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng,trước hết là lãnh đạo, chỉ huy quản lý trực tiếp thanh niên nâng cao YTDT trongbảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay ở các đơn vị cơ sở Luận án
có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các vấn đềliên quan ở các nhà trường trong quân đội và cho đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay
8 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; tổng quan các vấn đề nghiên cứu; 3 chương (6 tiết);danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án; danhmục tài liệu tham khảo được trích dẫn, sử dụng trong luận án và phụ lục
Trang 9TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về ý thức dân tộc
Trong cuốn sách “Dân tộc trong lịch sử và thời đại ngày nay”, An-phơ-rétCo-đin-gơ đã viết: “Khái niệm “Ý thức dân tộc” trong triết học Mácxít-Lêninníttrước đây hầu như không được nghiên cứu” [31, tr 335] Vì vậy, đây là một khókhăn tác giả luận án trong tiếp cận, nghiên cứu và kế thừa các nội dung liênquan đến đề tài luận án
Trước đây, các nhà lý luận của Liên Xô và một số nước Đông Âu cũng đã
đề cập trên góc độ triết học về vấn đề dân tộc trong đó có một số khía cạnh vềYTDT, cụ thể: Trong cuốn sách “Dân tộc và cá nhân” [41] của tác giả A.F.Dashdamirov đã đề cập tới mối quan hệ qua lại giữa dân tộc và cá nhân, xem xét
cá nhân với tính cách là chủ thể của các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ dântộc và cũng đã đề cập sơ lược đến YTDT và ý thức tự giác tộc người Trong cuốnsách “Dân tộc trong lịch sử và thời đại ngày nay” [31] của tác giả An-phơ-rétCo-đin-gơ đã phân tích về vấn đề dân tộc trên quan điểm duy vật lịch sử, trong
đó có đề cập đến vấn đề YTDT Nhìn chung, những cuốn sách của những tácgiả nêu trên có nhiều giá trị về góc độ nghiên cứu dân tộc trong lịch sử Tuynhiên, thực tiễn mấy năm gần đây đã cung cấp dữ kiện, một mặt chứng minhcho tính đúng đắn của những luận điểm đã được nêu trên, mặt khác cũng làmbộc lộ những thiếu sót của nhiều luận điểm khác, làm cho chúng không cònđứng vững Cụ thể, An-phơ-rét Co-đin-gơ đề cập tới “Sự phát triển của ý thứcdân tộc xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hòa Dân chủ Đức”, “Những quy luậttrong sự phát triển dân tộc xã hội chủ nghĩa và triển vọng của dân tộc Đức xãhội chủ nghĩa”… cho đến nay thực tế đã thay đổi ngoài dự kiến của tác giả
Hiện nay, có một số công trình của các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích sựbiến đổi của vấn đề dân tộc như : “Ethnic Conflic in Southeast Asia” (Mâu thuẫndân tộc ở Đông Nam Á), Singapore; “The New Global Polictics of the Asia -Pacific” (Chính trị toàn cầu mới của Châu Á - Thái Bình Dương), của các tác giả
Trang 10Michael K.Connors, Resmy Davison (Australia) và Jorn Dosch (Anh) [210], đãphân tích tình hình an ninh khu vực, đặc biệt là điểm nóng Biển Đông, Hồi giáocực đoan và các nhóm nổi dậy địa phương do kinh tế còn yếu kém và thiếu mộtmạng lưới an ninh khu vực Đây là những tư liệu hữu ích cung cấp thông tin bổích giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu nội dung YTDT ở khu vực này.
Bài “Tình hình cơ bản Việt Nam và quan hệ Trung - Việt” (VietnamBasic Situation and the China - Vietnam Relationship) [194] của Cổ Tiểu Tùng,giáo sư Cốc Nguyên Dương cũng có hàng loạt bài viết như: “Bàn cờ Đông Nam
Á và nước cờ đột phá Việt Nam” (The Southeart Asia Chessboard and theGround - breaking Movement of Vietnam và bài “Trung - Việt đã giải quyết 2/3tranh chấp lãnh thổ” (China-Vietnam have Resolved 2/3 of Territorial Disputes)[31] Các tác giả đều nhận định khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam làtrọng điểm bố trí chiến lược của Trung Quốc cũng là nơi được các nước lớn bênngoài khu vực quan tâm “chăm sóc” vì lợi ích của chính họ khiến tình hình nơinày thiếu ổn định Tác giả cũng phân tích vai trò địa kinh tế và chính trị của ViệtNam từ đó đề xuất Trung Quốc cần coi trọng ý nghĩa của Đông Nam Á trong địachính trị toàn cầu Việt Nam nên trở thành một trong những quốc gia trọng điểmđược coi trọng của Trung Quốc và hợp tác kinh tế toàn diện với Việt Nam; nên
là một trong những trọng điểm để tăng cường ngoại giao xung quanh với ĐôngNam Á của Trung Quốc
1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Theo nghiên cứu của tác giả luận án, cũng như các công trình nghiêncứu về YTDT, hiện nay không có một công trình nào ở nước ngoài trực tiếpnghiên về ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN - một vấn đề liên quan đến YTDTtrong bảo vệ CQBĐ Tuy nhiên, ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cũng được đềcập đến trong một số công trình dưới dạng những cuốn sách, tiêu biểu là: Cuốnsách “Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu” [152] củatác giả M.V Phrude; “Phép biện chứng và lĩnh vực quân sự hiện đại” [70] củatác giả I A Gruđinhin; “Những vấn đề phương pháp luận của lý luận và thực
Trang 11tiễn quân sự” [69] của tác giả A X Gientop; “Cuộc cách mạng về học thuyếtquân sự của Trung Quốc” [136] của hai tác giả G Munvenon và M.Phinhkenxten
Các công trình khoa học nêu trên đã phân tích, làm rõ bản chất quá trìnhđổi mới tư duy bảo vệ Tổ quốc XHCN; tác động, ảnh hưởng của quá trình toàncầu hóa, của cuộc “cách mạng quân sự” đến nhận thức, tư duy của các chủ thểquân sự trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh, trong hiện đại hóanền quốc phòng, hiện đại hóa vũ khí, trang bị và xây dựng quân đội, trong xâydựng kế hoạch và chiến lược bảo vệ Tổ quốc XHCN Các tác giả nhận địnhrằng, cách mạng trong lĩnh vực quân sự đã và đang làm thay đổi một cách cănbản cách thức tiến hành chiến tranh, phương thức tác chiến và tổ chức quân sự;tác động trực tiếp đến sự thay đổi ý thức, tư duy bảo vệ Tổ quốc XHCN về mặtchiến lược, chiến dịch và chiến thuật; tác động to lớn đến sự thay đổi trong họcthuyết quân sự, khoa học và nghệ thuật quân sự
1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo
Trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, nội dung đề cập nhiềuvấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh của khu vựcBiển Đông nói chung và vùng biển, đảo Việt Nam nói riêng, trong đó, chủyếu các công trình tập trung luận giải mấy vấn đề chính sau:
Một là, nghiên cứu về vấn đề tranh chấp CQBĐ giữa các quốc gia
trong khu vực, nhất là vấn đề tranh chấp CQBĐ trên biển Đông
Những công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề tranh chấp CQBĐ giữa cácquốc gia trong khu vực, nhất là vấn đề tranh chấp chủ quyền quốc gia trên haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiêu biểu có: “Cuộc tranh chấp quần đảoTrường Sa: Ai là người sở hữu đầu tiên?” [41] của Daniel - J.Dzuck, “Chủquyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” [134] của MoniqueCheminier, “Phân tích về địa lý - chính trị cuộc xung đột và tranh chấp biên giớiViệt - Trung liên quan đến quần đảo Paracel và Sparaly ở biển Nam Trung Hoa”[146] của Peaun Medes Antunes, “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa: Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc” [185] của Từ Đặng Minh Thu, “Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai hòn đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật quốc tế” [186] của Đào Văn Thụy,
Trang 12“Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và sự sử dụng luật quốc tế trong tranh chấp chủquyền quần đảo Trường Sa” [133] của Michael Bennett,…
Điểm chung của các công trình nghiên cứu về tranh chấp CQBĐ giữacác quốc gia trong khu vực đều khẳng định: Biển Đông đang là “vùng biểnnóng”, nơi hội tụ nhiều mâu thuẫn về kinh tế, chính trị của khu vực và thếgiới; tranh chấp chủ quyền trên biển ở khu vực vừa là vấn đề của lịch sử vừa
là vấn đề hiện tại đang diễn ra hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khólường Trên cơ sở đánh giá thực trạng tranh chấp và nhận định cơ sở pháp lý,lịch sử, có tính chứng cứ để khẳng định chủ quyền của các bên tranh chấp,một số công trình đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề tranh chấp, trong
đó nhấn mạnh đến giải pháp thương lượng hoà bình
Tuy nhiên, có một số nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu, donhiều yếu tố chủ quan (chủ yếu là xuất phát từ lập trường chính trị) và kháchquan (chủ yếu xuất phát từ tính phức tạp, nhạy cảm của vấn đề, sự thay đổi trongthực tiễn luật pháp quốc tế về biển…), dưới góc độ này hay góc độ khác cũng cónhững quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề liên quan đến tranh chấp CQBĐ ởkhu vực Biển Đông Thực tế cho thấy, xuất phát từ lập trường dân tộc, từ lợi íchcủa quốc gia, trong các công trình thường hay cố gắng tìm mọi cách đưa ra cácchứng lý mang tính chủ quan của mình nhằm khẳng định chủ quyền quốc giacủa họ trên vùng biển, đảo đang có tranh chấp Vì lý do đó, những công trình của
họ thường thiếu tính khách quan khoa học
Hai là, nghiên cứu về chiến lược của một số nước lớn đối với Biển
Đông và tác động của nó đối với bảo vệ CQBĐ của Việt Nam
Có thể nêu ra một số công trình có liên quan chủ yếu sau: Hai tác giảIkenberry.J và Mastanduno.M trong công trình “International Relations Theoryand the Asia Pacific” (Lý thuyết quan hệ quốc tế và khu vực Châu Á - Thái BìnhDương) (Columbia University, New York, 2003) [209] cho rằng, tranh chấp giữacác nước ở Biển Đông sẽ lôi cuốn sự quan tâm của các nước lớn ngoài khu vực,nhất là Mỹ Xu hướng chung là Mỹ sẽ ngày càng can dự sâu hơn vào vấn đề tranhchấp Biển Đông nhằm đảm bảo lợi ích an ninh chủ yếu của mình và điều đó đặt
Trang 13quan hệ Mỹ - Trung luôn đứng trước trạng thái vừa hợp tác, vừa đấu tranh vàkiềm chế lẫn nhau Công trình “America’s Role in Asia and the South China Sea”(Vai trò của Mỹ ở Châu Á và Biển Đông) [204] của Amitar Acharya đã phân tích
sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với châu Á, trong đó có Việt Nam Côngtrình này nêu bật những cố gắng của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, nhằm giatăng vai trò ở Đông Nam Á và Việt Nam, trong đó cùng với việc tăng cường sựhiện diện ở khu vực, Mỹ ngày càng quan tâm đến tình hình an ninh Biển Đôngtrước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự và khẳng định chủquyền ở Biển Đông
Những công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này, tiêu biểu có: một sốcông trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài được Trung tâmThông tin tư liệu Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Quốc phòng) tậphợp lại trong tập tài liệu có tiêu đề “Đông Nam Á và chiến lược của các cườngquốc chủ chốt” [19], ví dụ: “Đặc điểm mới trong chính sách Đông Á của Mỹ”
và “Mỹ thúc đẩy chương trình đối tác cảnh vệ” của Kim Xán Vinh - Chu Hán
Vũ, “Chiến lược của Ấn Độ trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN” củaTrương Đảng Nặc - Kiệt Nhân Quý, “Nga tiến vào Châu Á thông quaInđônêxia” của Đông Phương Thuần, “Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh ảnhhưởng đối với ASEAN” của Sheng Lijun; cùng một số tham luận khoa học tạiHội thảo quốc tế về Biển Đông được tập hợp trong cuốn sách “Biển Đông -Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” [165] do tác giả Đặng ĐìnhQuý chủ biên, ví dụ: “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông - Hệ lụy đối vớihòa bình, ổn định và hợp tác khu vực” của Daniel Schaeffer, “Thực địa chínhtrị của khu vực cùng tồn tại trong cái ao của Trung Quốc” của Ba Hamzah,Carlyle A Thayer, “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông: Hệ lụy đối với hòabình, ổn định và hợp tác khu vực” và “Cách tiếp cận quản lý các tranh chấpbiên giới của Trung quốc và Việt Nam - Bài học, liên hệ và tác động đối vớitình hình Biển Đông” của Ramses Amer, hoặc những công trình nghiên cứukhác, như: “Chiến lược của Hải quân Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu
Trang 14vực Biển Đông” [93] của Ngô Vĩnh Long, “Trung Quốc tấn công trên biểnNam Trung Hoa” [77] của Shigeo Hiramatsu,
Về cơ bản các công trình nêu trên đều khẳng định: Biển Đông là vùngbiển chiến lược có tác động lớn tới sự phát triển về kinh tế, quốc phòng - anninh không chỉ đối với khu vực mà còn với cả thế giới, vì thế các quốc giatrong khu vực và các nước khác, nhất là những nước lớn luôn tìm cách cạnhtranh, khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của mình ở địa bàn chiến lược này;tình hình Biển Đông đã và đang diễn biến vô cùng phức tạp bởi sự tranh chấp
về lợi ích, chủ quyền giữa các quốc gia trong khu vực và sự can thiệp của cácnước lớn vào địa bàn Biển Đông; chiến lược của các nước lớn đối với BiểnĐông một mặt góp phần tạo thế cân bằng lực lượng ở khu vực nhưng mặtkhác cũng khiến cho an ninh khu vực, trong đó có Việt Nam thêm phức tạp
Đối với Trung Quốc, một quốc gia có những lợi ích chiến lược trực tiếp ởBiển Đông lại có nhiều tham vọng vươn lên trở thành một cường quốc mà trướchết là một cường quốc về biển, nhiều nhà nghiên cho rằng: chiến lược biển củaTrung Quốc, nhất là ở Biển Đông, có tác động rất lớn đến an ninh CQBĐ củacác nước trong khu vực Trong công trình “Chiến lược của Hải quân TrungQuốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông” [91] của Ngô Vĩnh Long,trên cơ sở phân tích những động thái mới của Trung Quốc trong những năm gầnđây, đặc biệt là việc Trung Quốc tăng cường xây dựng một lực lượng hải quânhùng mạnh, tác giả đã chỉ rõ ý đồ của Trung Quốc là muốn thao túng khu vựcBiển Đông đồng thời dùng Biển Đông như lá bài để mặc cả với các nước kháctrong toan tính về kinh tế, chính trị của mình, cũng như coi Biển Đông là bànđạp để vươn ra biển xa khẳng định vị thế nước lớn đối với khu vực và thế giới
Các bài báo nghiên cứu về ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc đốivới biển Đông gồm: bài “Tham vọng biển của Trung Quốc và phản ứng củaMỹ” [183, tr.19-25] của tác giả Nguyễn Vĩnh Thuận, cho rằng tham vọng vềbiển cuả Trung Quốc bằng hành động răn đe, gây sức ép với các nước lánggiềng và chiếm lĩnh, quân sự hóa các hòn đảo mà họ chiếm đóng ảnh hưởngnghiêm trọng đến an ninh khu vực Tác giả Hoàng Đình Nhàn với bài “Sự
Trang 15phát triển của hải quân Trung Quốc và những tác động đối với an ninh khuvực Châu Á - Thái Bình Dương” [139, tr.76-81] đã phân tích sự phát triển củahải quân Trung Quốc và hành động cứng rắn ở Biển Đông đã tác động trựctiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực
Bài “China’s Rise and Capability of Territory Expansion in thePerspective of International Relations” (Sự trỗi dậy của Trung Quốc và khảnăng bành trướng lãnh thổ của nước này dưới góc độ lý thuyết quan hệ quốctế) [135] của M.Taylor Fravel nhận định rằng các hành vi gây hấn của TrungQuốc đã châm ngòi cho quá trình hình thành các liên minh quốc tế với mụctiêu kiềm chế Trung Quốc
Đối với Mỹ, hầu hết giới quan sát và các nhà nghiên cứu đều cho rằng: vịthế, tầm ảnh hưởng, sự chi phối của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á nói chung
và Biển Đông nói riêng là rất lớn, không chỉ bởi Mỹ luôn coi địa bàn này là mộttrong những địa bàn hết sức quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, mà cònbởi Biển Đông gắn với những lợi ích sát sườn của Mỹ (cả về kinh tế và chính trị).Trong bài “Đặc điểm mới trong chính sách Đông Á của Mỹ” [21] của tác giảKim Hán Vinh - Chu Hán Vũ, bài viết “Mỹ thúc đẩy chương trình đối tác cảnhvệ” [21] của Robert J Coy, đã khẳng định rằng Mỹ đã và đang điều chỉnh chiếnlược của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á;đồng thời tăng cường sự có mặt ở khu vực bằng nhiều cách thức khác nhau; anninh khu vực, an ninh Biển Đông cũng sẽ phụ thuộc rất lớn vào Mỹ
Bài viết “Mỹ trở lại Đông Nam Á có tác động thế nào đối với an ninhBiển Đông” [79, tr.38-45] của tác giả Quang Huy đã đưa ra đánh giá rằngviệc Mỹ “quay trở lại” Đông Nam Á ảnh hưởng nhiều đến tình hình an ninhBiển Đông, thái độ của các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông sẽ chịu
sự “cổ vũ” trực tiếp hơn, sự quan tâm chú ý của các nước lớn ngoài khu vựcnhư Nhật Bản, Ấn Độ
Đối với Ấn Độ, các công trình: “Chiến lược của Ấn Độ trong việc tăngcường quan hệ với ASEAN” [21] của tác giả Trương Đảng Nặc - Kiệt Quý Nhân;
“Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh ảnh hưởng đối với ASEAN” [21] của tác giả
Trang 16Sheng Lijun, công trình “Ấn Độ tăng cường ảnh hưởng tại Đông Nam Á” [21]của Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ, đã làm rõ quyền lợi của Ấn
Độ ở Đông Nam Á nói chung, Biển Đông nói riêng Các công trình trên cũng chỉ
rõ, hiện nay Ấn Độ đang tìm cách tăng cường sự có mặt của mình và cạnh tranhvới các cường quốc khác về lợi ích kinh tế, chính trị ở khu vực này
Với nước Nga, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nước Nga hiện nay cũngđang mở cuộc chạy đua với các cường quốc khác vào khu vực Đông Nam Á vàBiển Đông vì lợi ích của Nga ở khu vực này là rất quan trọng Công trình “ĐôngNam Á nằm trong lợi ích của Nga” [21] của Viện nghiên cứu và phân tích quốcphòng Ấn Độ, “Nga tiến vào châu Á thông qua Inđônêxia” [21] của tác giả ĐôngPhương Thuần, đã phân tích lợi ích của Nga ở khu vực đồng thời chỉ rõ nỗ lựccũng như sự điều chỉnh chiến lược trong quá trình khẳng định ảnh hưởng của Nga
ở Đông Nam Á và trên địa bàn Biển Đông
Đối với Nhật Bản, cuốn sách “Chính sách ngoại giao của Nhật Bản đốivới ASEAN trong thế kỷ mới” do Nhà xuất bản Nhân dân (Trung Quốc) ấnhành, trên cơ sở phân tích tổng quan chính sách ngoại giao của Nhật Bản với cácnước ASEAN, cuốn sách nhận định: một trong những ý đồ chiến lược trongchính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với ASEAN, bao gồm cả chính sách vớiBiển Đông chính là cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là với Mỹ và TrungQuốc tạo cơ sở khẳng định vị thế nước lớn về chính trị ở khu vực; việc can thiệpvào Biển Đông không chỉ thuần tuý về mặt kinh tế mà còn kiềm chế các cườngquốc tạo lợi thế cạnh tranh về mọi mặt của Nhật Bản trên trường quốc tế
1.4 Nhóm công trình nghiên cứu về thanh niên và vai trò của thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia
Cuốn sách “Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc” [142] của nhiều tácgiả - là nhóm thanh niên Trung Quốc đang học tập tại Trường đại học PhươngĐông (Liên Xô) đã giới thiệu khái quát lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội vàcon người Trung Quốc; trình bày tình cảnh các tầng lớp nhân dân Trung Quốcqua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ Trung Quốc bị chủ nghĩa tư bảnquốc tế xâu xé, cùng thống trị Bằng các luận cứ thuyết phục, cuốn sách khẳng
Trang 17định: Chủ nghĩa đế quốc xâm nhập vào Trung Quốc, bóc lột, nô dịch các tầnglớp nhân dân là nguồn gốc của đói khổ, bệnh tật, chết chóc; nông dân bị bóc lột
hà khắc, công nhân bị đày đọa trong các công xưởng nhà máy, thanh niên bị đầuđộc, bưng bít Cuốn sách cũng chỉ rõ những nét đặc trưng về phong trào cáchmạng Trung Quốc, sự phát triển của phong trào công nhân và đề ra những nhiệm
vụ chủ yếu của tuổi trẻ Trung Quốc trong sự nghiệp cách mạng đó là giành lạiđộc lập, chủ quyền và tự do cho dân tộc Trung Hoa
Cuốn sách “Hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ” [203] củatác giả V.A.Xukhomlinxki đã nhấn mạnh: “người nào có một lý tưởng caođẹp thúc đẩy, lý tưởng đó đối với anh ta trở thành một thực tế hiển nhiênthì người đó không những sẽ yêu cầu cao đối với chính bản thân mình, đốivới hành vi của mình mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với nhữngcông việc của người khác” [203, tr 19]
2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về ý thức dân tộc
Ở nước ta, nhiều công trình cũng đã đề cập tới YTDT, tiêu biểu là: Côngtrình “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” [68] của tác giảTrần Văn Giầu đã chỉ ra hệ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,trong đó có chỉ ra một số biểu hiện của YTDT Bài viết “Ý thức dân tộc - Giátrị dân tộc” [198] của tác giả Nguyễn Ngọc Vân với đã đề cập tới vấn đềYTDT là quá trình tự ý thức của con người với tư cách là chủ thể của môitrường dân tộc, tiếp cận YTDT như là một giá trị của dân tộc trong bối cảnhtoàn cầu hóa
Trong luận án “Xây dựng ý thức và tình cảm dân tộc chân chính cho conngười Việt Nam trước những thách thức mới” [140] của tác giả Nguyễn ThịNgân đã tiếp cận và làm rõ ý thức và tình cảm dân tộc là một bộ phận cấuthành nhân cách con người, luận giải rất công phu những nội dung chủ yếu của
ý thức và tình cảm dân tộc chân chính, xu hướng, thực trạng và vấn đề cần giảiquyết trong tình hình hiện nay ở nước ta; từ đó, đề xuất những giải pháp chủ
Trang 18yếu xây dựng ý thức và tình cảm dân tộc cho con người Việt Nam trước nhữngthách thức mới Đây là công trình duy nhất liên quan trực tiếp đến đề tài luận
án mà tác giả có thể tham khảo, kế thừa
Hiện nay, một số nhà khoa học nghiên cứu vấn đề YTDT như: Giáo trình
“Tâm lý học dân tộc” [49] của tác giả Vũ Dũng, dưới góc độ nghiên cứu của tâm
lý học, tác giả đã đưa ra một số biểu hiện cơ bản để nhận diện ý thức cộng đồng,YTDT và ý thức quốc gia Tác giả đưa ra khái niệm YTDT với tính cách là ýthức của một tộc người, trong đó, YTDT là ý thức về cộng đồng của mình, màmình luôn luôn thuộc về cộng đồng đó
Nhìn chung, các công trình khoa học nêu trên đã phân tích về các giá trịtinh thần truyền thống Việt Nam Từ nhiều góc độ nghiên cứu, các tác giả đã
đề cập tới các giá trị: lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết,YTDT, đức cần cù lao động, lòng nhân ái của con người Việt Nam vớinhững nét độc đáo, sâu sắc và những hạn chế của nó Đồng thời, các tác giảcũng đưa ra các giải pháp để phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trongquá trình hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tuy nhiên,cho đến nay ở nước ta chưa có công trình khoa học độc lập nào nghiên cứutrực tiếp YTDT trong bảo vệ CQBĐ của thanh niên quân đội với tính cách làmột bộ phận cấu thành nhân cách người quân nhân cách mạng
2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Trong cuốn sách “Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chongười dân Việt Nam - định hướng và giải pháp” [202] của hai tác giả Lê Minh
Vụ và Nguyễn Bá Dương; đây là công trình công bố kết quả nghiên cứu của đềtài cấp Nhà nước thuộc Chương trình khoa học chính trị trọng điểm giai đoạn
2006 - 2010, mã số KX.04.22/06-10: “Nghiên cứu định hướng và giải pháp xâydựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho mọi người dân Việt Namtrong thời kỳ mới” Cuốn sách này là một công trình khoa học công phu, đề cậptoàn diện và sâu sắc về ý thức bảo vệ tổ quốc, ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN, đặc biệt đưa ra hệ thống quan điểm chỉ đạo, phương hướng và giải pháp
Trang 19xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân Việt Nam trong thời
kỳ mới Đặc biệt, công trình này cho rằng:
Ý thức bảo vệ Tổ quốc là một dạng đặc thù của ý thức dân tộc, khôngthoát ly, không xa lạ với ý thức dân tộc Từ ý thức bảo vệ quê hương,ruộng vườn, nhà cửa, đất đai, cuộc sống, quyền làm chủ, lợi ích pháttriển ý thức bảo vệ Tổ quốc và ý thức bảo vệ Tổ quốc phát triển thành ýthức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa bao hàm cả ý thức bảo vệ quê hương, ruộng vườn, nhà cửa, đất đai,cuộc sống, quyền làm chủ, lợi ích… của mỗi người dân, cộng đồng xãhội, các tầng lớp dân cư, dân tộc, tôn giáo, và chế độ Từ đây có thể khẳngđịnh rằng, ý thức “tự bảo vệ”, ý thức dân tộc, ý thức bảo vệ Tổ quốc củadân tộc Việt Nam là mạch nguồn và là “giá đỡ” cho sự hình thành, pháttriển ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của mọi người dân Việt Namtrong thời kỳ mới” [202, tr 42]
2.4 Nhóm công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Một là, nghiên cứu về vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt thuận lợi về biển, và biển
có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng, bảo vệ đấtnước và sự trường tồn của dân tộc Vì thế, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò
to lớn của biển, đảo, triệt để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của biển, đảo để pháttriển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, tiêu biểu là các công trình:
“Việt Nam đất, biển, trời” [95] của tác giả Lưu Văn Lợi, trên cơ sở phân tích vị
trí, vai trò của biển, đảo nước ta, tác giả nhấn mạnh:
Biển đối với quốc gia là an ninh và phát triển, đối với hàng chục triệucon người thuộc hơn nửa các tỉnh, thành, đặc khu (của Việt Nam) là đờisống và phồn vinh, biển không thể tiếp tục bị coi nhẹ như hiện nay và chỉhiểu là biển ven bờ Biển hiểu theo ý nghĩa đầy đủ của nó phải là một
Trang 20trong hai vế của chiến lược bảo vệ và xây dựng đất nước để đưa dân tộcthoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu [95, tr.185].
Hai là, nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên biển, đặc biệt là chủ
quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đã có nhiều công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này dưới nhiều góc độnghiên cứu khác nhau, trong đó có những công trình tập trung đi sâu luận giải vềchủ quyền của Việt Nam trên biển, như: “Vùng biển và quyền làm chủ” [134];Lưu Văn Lợi “Việt Nam đất, biển, trời” [95] của tác giả Vũ Phi, đề tài khoa họccấp nhà nước “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên cácvùng biển Việt Nam đến năm 2020” [19] của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đó là những công trình có giá trị khoa học và thực tiễn, luận giải về chủquyền của Việt Nam trên Biển Đông Những công trình này đã đưa ra bằng chứng
và những lập luận xác đáng về chủ quyền của Việt Nam trên biển; đồng thời,khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa Một số công trình đã có những đề xuất và đưa ra nhữnggiải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, bảo vệ vững chắc chủquyền của đất nước trên biển Trong công trình “Việt Nam đất, biển, trời” [95]của tác giả Lưu Văn Lợi đã tập trung luận giải các vấn đề rất quan trọng về tiềmnăng, lợi thế của biển, đảo Việt Nam; về lịch sử tranh chấp chủ quyền hai quầnđảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, đưa ranhững luận chứng xác đáng, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quầnđảo này; đồng thời, cũng đặt ra các yêu cầu để Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranhbảo vệ, giành và giữ chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa; liên quan đến vấn đề
về bảo vệ CQBĐVN, tác giả cũng đã đề cập đến kinh nghiệm quản lý biển, kinhnghiệm tiến hành cuộc đấu tranh đòi CQBĐ của một số quốc gia trong lịch sử vàkiến nghị cần phải vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn đấu tranh giành
và giữ chủ quyền quốc gia trên biển
Đặc biệt, với công trình “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phánquốc gia trên các vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” [19], trên cơ sở khảocứu và luận giải nhiều vấn đề có tính chất cấp bách đối với việc quản lý, khai thác
Trang 21và bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc, công trình đã nhấn mạnh đến các vấn đề như: thựctiễn tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Việt Nam và các quốc gia khác ở BiểnĐông, đưa ra các dự báo và hướng giải quyết cho vấn đề này, nhất là đối với việcđấu tranh khẳng định, giành chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa; đánh giá thực trạng quản lý biển của Việt Nam, những hạn chế bất cậpcủa hệ thống luật pháp, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến biểnđồng thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước biện pháp giải quyết, tạo điều kiện nângcao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước về biển, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế biển và tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia bảo
vệ CQBĐ Những số liệu thống kê, các luận cứ mà công trình này đưa ra là hếtsức cần thiết, góp phần để Đảng, Nhà nước Việt Nam nhận thức rõ hơn về nhiềuvấn đề liên quan đến công tác phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường củng cốquốc phòng - an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo
Khi gần đây vấn đề tranh chấp CQBĐ ở biển Đông trở nên gay gắt và phứctạp, đã có một số công trình khoa học và bài viết đề cập tới CQBĐ và ý thức bảo
vệ CQBĐ: “Nghiên cứu xây dựng thế trận quốc phòng trên vùng biển đảo nhằmbảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trong giai đoạn mới” [18] của tác giả TrầnThái Bình; “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước” [46] của tác giảNguyễn Tấn Dũng;… Các công trình khoa học và bài viết này đã tiếp tục khẳngđịnh mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toànquân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ViệtNam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc
Cuốn sách: “Biển Đông: Hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh và hợptác” [165] của tác giả Đặng Đình Quý, đây là cuốn sách biên tập những thamluận khoa học của đông đảo các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nướctham dự Hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 2 Việt Nam đã đề cập đến cácnhóm vấn đề đó là: Tầm quan trọng của biển Đông trong môi trường chiếnlược đang thay đổi; lợi ích của các bên trong và ngoài khu vực biển Đông;những diễn biến gần đây ở biển Đông - hệ lụy đến hòa bình, hợp tác và ổnđịnh trong khu vực; tranh chấp ở biển Đông - những vấn đề luật pháp quốc tế;
Trang 22tranh chấp ở biển Đông: những khía cạnh pháp lý quốc tế; giải quyết tranhchấp và quản lý xung đột ở biển Đông; kinh nghiệm hợp tác và các biện phápthúc đẩy hợp tác vì an ninh và phát triển ở biển Đông; phương cách và biệnpháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông.
Ba là, nghiên cứu về luật pháp quốc tế về biển và việc vận dụng luật pháp quốc tế trong quản lý, khai thác, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Việc tìm hiểu luật pháp quốc tế về biển, nhất là việc vận dụng luật phápquốc tế về biển vào thực tiễn quản lý, khai thác và bảo vệ CQBĐVN là vấn đềlớn được xã hội quan tâm, chú ý trong giai đoạn hiện nay Đã có nhiều côngtrình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này dưới các góc độ: làm rõ những nội dung
cơ bản của Luật Biển quốc tế, nhất là Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốcnăm 1982; sự vận dụng Luật Biển quốc tế vào vấn đề quản lý, khai thác, bảo vệCQBĐ ở Việt Nam; những vấn đề nảy sinh trong quá trình vận dụng luật phápquốc tế về biển; vấn đề tuân thủ các nguyên tắc theo đúng tinh thần luật phápquốc tế trong giải quyết tranh chấp CQBĐ, tiêu biểu là:
“Luật Biển Việt Nam” [163] do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIII ban hành bao gồm: 7 Chương, 55 Điều là văn bảnluật đầu tiên của Việt Nam quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùngtiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảoHoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủquyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển ViệtNam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo
Cuốn sách “100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” [13]của Ban Tuyên giáo Trung ương gồm 3 phần: Phần 1: Hỏi - đáp về vị trí, vai trò vàtiềm năng của biển, đảo Việt Nam; Phần 2: Hỏi - đáp về các vấn đề liên quan đếncác quyền và bảo vệ các quyền của Việt Nam trong Biển Đông; Phần 3: Hỏi - đáp
về xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam
Công trình “Chiến lược bảo về chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
trên các vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” [19], trên cơ sở đánh giá
kinh nghiệm quản lý, bảo vệ chủ quyền của những quốc gia mạnh về biển
Trang 23như: Mỹ, Canada, Ôxtraylia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…, xuấtphát từ thực trạng các văn bản pháp luật của Việt Nam về biển, cũng nhưviệc vận dụng Luật Biển quốc tế vào công tác quản lý, bảo vệ CQBĐ, côngtrình này đã nêu rõ: Một trong những yêu cầu cấp thiết nhất đối với ViệtNam trong quá trình phát triển kinh tế biển và bảo vệ vững chắc CQBĐ làphải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước về biển Đánhgiá về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam vềbiển, công trình này khẳng định:
Về cơ bản, trên cơ sở phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, Công ước
về Luật Biển 1982, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về biển của ViệtNam bước đầu đã tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho việc tăng cường quản
lý Nhà nước trên biển Tuy nhiên, xét tổng thể, hệ thống văn bản quy phạmpháp luật về biển của Việt Nam còn nhiều bất cập như thiếu tính đồng bộ,việc hệ thống hoá, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chậm, chưa theo kịp tìnhhình và chưa được tiến hành một cách thường xuyên [19, tr.62-63]
Bốn là, nghiên cứu về phát triển kinh tế biển và tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Công trình khoa học “Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốchội về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo” [3] của hai tác giả Nguyễn TháiAnh, Quốc Dũng đã tuyển chọn, biên soạn những bài viết, phát biểu của cácđồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, tướng lĩnh Quân độinhân dân Việt Nam về quan điểm nhất quán, kiên quyết trong bảo vệ chủ quyềnlãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Trong công trình “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc giatrên các vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” [19], khẳng định: “Việt Namcần xây dựng cho riêng mình một chiến lược phát triển bền vững không chỉ vềkinh tế mà còn cả một chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc giacủa mình” [19, tr.5], các nhà nghiên cứu đã kiến nghị lên Đảng, Nhà nước nhữngyêu cầu đối với chiến lược tổng hợp nhằm bảo vệ CQBĐ của Việt Nam
Trang 24Đề tài khoa học cấp nhà nước “Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyềnquốc gia trong tình hình mới” [199] do tác giả Võ Trọng Việt làm chủnhiệm, đã làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý, lịch sử bảo vệ chủ quyền,quyền chủ quyền quốc gia của Việt Nam; kinh nghiệm của một số nướctrong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia; đáng giá thực trạng bảo
vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia của Việt Nam Đặc biệt, đề xuấtmục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, nội dung, yêu cầu, giải pháp chiến lược bảo vệchủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong tình hình mới; kiến nghị vớiĐảng, Nhà nước những vấn đề cơ bản về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyềnquốc gia Việt Nam trong tình hình mới
2.3 Nhóm công trình nghiên cứu về thanh niên và vai trò của thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
Tác phẩm: “Thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa” [44] của Nguyên tổng bí thư Lê Duẩn đã quan tâm đến thanhniên và phong trào thanh niên, coi thanh niên “là lực lượng tiên phong”, “xungkích đóng vai trò nòng cốt trong cách mạng”, “là những người nắm lấy tương laihuy hoàng của dân tộc”
Cuốn sách “Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ” [143] của nhiềutác giả đã luận giải những quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh với thanh niên vàcông tác thanh niên là một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng,giáo dục thế hệ trẻ nước ta Cuốn sách này gồm 100 bản tham luận, báo cáo khoahọc của các viện sĩ, giáo sư, các nhà khoa học về những nghiên cứu, tìm hiểu làmsáng tỏ những luận điểm cơ bản, có tầm chiến lược của Bác Hồ trên cơ sở đó tìm
ra những giải pháp cơ sở khoa học, góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng côngtác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng mới
Hai cuốn sách: “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên”[195] của tác giả Văn Tùng, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên” [49]của tác giả Đoàn Nam Đàn đã trình bày những vấn đề về nguồn gốc, quá trìnhhình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động, giáo dục thanh niên, việc vận
Trang 25dụng tư tưởng giáo dục thanh niên của Người trong điều kiện hiện nay và nhữngbiện pháp nhằm phát triển toàn diện, phát huy năng lực của thanh niên phục vụhiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngoài ra còn có các công trình khoa học: “Phát triển đạo đức cáchmạng của thanh niên quân đội trong tình hình hiện nay” [145] của tác giảNguyễn Hùng Oanh, “Thanh niên quân đội nhân dân Việt Nam giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay” [81] của tác giả Lưu
Ngọc Khải - Nguyễn Văn Tùng Các công trình này đã trực tiếp hướng nghiên cứu vai thanh niên quân đội trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc trong hội nhập quốc tế và con đường, biện pháp nhằm phát triển nhâncách toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ cho họ
3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Các công trình khoa học có liên quan trên đây đã nghiên cứu tương đốitoàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về ý thức, YTDT nóichung, YTDT xã hội chủ nghĩa, chủ quyền, CQBĐ và bảo vệ CQBĐVN cũngnhư những vấn đề cơ bản về thanh niên, trong đó nổi lên những vấn đề sau đây:
Một là, các công trình khoa học đã đưa ra quan niệm, kết cấu, biểu hiện về
YTDT của các nhóm xã hội khác nhau
Hiện nay, thuật ngữ YTDT được dùng không nhiều trên các Nghịquyết của Đảng, Nhà nước và trong các bài viết, bài nói các công trình khoahọc của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà nghiên cứu ở trong và ởngoài nước Tuy nhiên, họ cũng đã bàn đến vấn đề YTDT trên góc độ, phạm
vi và đối tượng nghiên cứu hoặc là chung, hoặc là riêng biệt
Về khái niệm YTDT, tác giả Nguyễn Thị Ngân cho rằng: “Ý thức dân tộc
là tổng hòa những quan điểm về thế giới quan, phản ánh tình hình kinh tế,chính trị, lịch sử, đạo đức, thẩm mỹ gắn liền với dân tộc và được biểu hiệnthực tế trong tất cả các hình thức của ý thức xã hội” [140, tr.11] Tác giả VũDũng lại cho rằng: “Ý thức dân tộc là ý thức về cộng đồng của mình, mà mình
Trang 26luôn luôn thuộc về cộng đồng đó Cá nhân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệcộng đồng dân tộc của mình để nó tồn tại và không bị tan biến vào cộng đồng dântộc khác” [49, tr.142]
Những nghiên cứu này là tài liệu tham khảo để tác giả luận chứng, làm
rõ khái niệm YTDT và YTDT trong bảo vệ CQBĐ của thanh niên quân đội
Hai là, những vấn đề về thực trạng về YTDT và nguyên nhân của thực
trạng đó của các đối tượng khác nhau đã được làm rõ; những vấn đề có tínhquy luật hình thành và phát triển của nó cũng bước đầu được nghiên cứu làm
rõ Mặc dù, chỉ là bước đầu nhưng các kết quả nghiên cứu này là tài liệutham khảo quý giá, để tác giả làm cơ sở phân tích, kế thừa có phê phán trongquá trình đánh giá thực trạng; từ đó luận giải những vấn đề đặt ra, chỉ ranhững nhân tố tác động và đề xuất những yêu cầu giải pháp nâng cao YTDT
ở những khách thể, phạm vi không gian, thời gian, đơn vị khác nhau
Ba là, các công trình khoa học đã luận giải những vấn đề cơ bản về
CQBĐ và bảo vệ CQBĐ trong tình hình mới
Các công trình khoa học đều khẳng định, biển, đảo của Việt Nam vị trí,vai trò chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa Trong công trình “Biển và hải đảo Việt Nam” [12] do Ban Tuyêngiáo Trung ương ấn hành đã khẳng định:
Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lượcđặc biệt đối với khu vực và trên thế giới Trong lịch sử hàng nghìn nămdựng nước và giữ nước của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá trình dựngxây và phát triển của đất nước và con người Việt Nam Việc xây dựng,quản lý, phát triển và bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiếnlược đối với việc giữ gìn toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn địnhchính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mở rộngquan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế [12, tr.3]
Về vấn đề tranh chấp CQBĐ giữa các quốc gia trong khu vực, nhất là vấn
đề tranh chấp CQBĐ trên biển Đông, nhiều công trình khi đề cập đến vấn đề chủquyền quốc gia ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều cho rằng, khi tranh chấp
Trang 27các bên đều đưa ra các chứng cứ, lý lẽ của riêng mình để khẳng định chủ quyền ởhai quần đảo này, nhưng về mặt luật pháp, nhất là về cơ sở lịch sử, những chứng
cứ của Việt Nam đưa ra là có tính thuyết phục hơn Luật gia người Mỹ MichelBennett trong bài báo “Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và sự sử dụng luật phápquốc tế trong tranh chấp quần đảo Trường Sa” nhận xét:
Nếu các đảo hoặc không được quản lý bởi một chính phủ, hoặc khôngđược thăm viếng bởi các nhân viên nhà nước, vấn đề đặt ra ở đây là liệunhững cuộc tiếp xúc riêng rẽ bởi các ngư dân Trung Quốc có đủ thiết lập
chủ quyền trên Spratlys (Trường Sa - Tác giả luận án) theo luật quốc tế không Vì vậy giá trị lập trường chính thức của Trung Quốc (đưa ra khi tranh cãi - Tác giả luận án) là đáng nghi ngại [133, tr.91-92].
Riêng nhà nghiên cứu người Pháp, giáo sư Monique Chemillier Gendrauthẳng thắn khẳng định: “Chủ quyền ở hai quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa) trênBiển Đông (cũng như những yêu sách về biển của Trung Quốc hiện nay) bộc lộ
rõ tham vọng bá chủ khu vực, xa hơn nữa là bá chủ thế giới của Trung Quốc, đedọa trực tiếp tới an ninh khu vực và thế giới” [134, tr.83]
Về luật pháp quốc tế về biển và việc vận dụng luật pháp quốc tế trong quản
lý, khai thác, bảo vệ CQBĐ của Việt Nam Trong công trình “Giới thiệu một sốvấn đề cơ bản của Luật Biển ở Việt Nam” [9] của Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao
ấn hành, trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản của Luật Biển quốc tế, đánh giá
tiến trình phát triển luật, lệ về biển ở Việt Nam, các tác giả đã khẳng định: “Nhằmbảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trên biển, sử dụng và khai thác mộtcách hiệu quả, hợp lý và bền vững vì mục tiêu phát triển, giữ gìn hoà bình, ổnđịnh và tăng cường hợp tác quốc tế, Việt Nam cần đẩy mạnh và hoàn thiệncông tác quản lý nhà nước về biển” [9, tr.7-8]
Bốn là, về vai trò của thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ chủ quyền quốc gia, các công trình khoa học đã công bố đều khẳng định,thanh niên có vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ của cách mạng Cố Tổng
Bí thư Lê Duẩn đã chỉ rõ: “Thắng lợi của dân tộc ta không phải tình cờ mà có.Chúng ta giành được thắng lợi vĩ đại chính là dựa trên cơ sở sức mạnh đoàn kết
Trang 28chiến đấu của toàn dân ta nói chung và của thanh niên nói riêng Phải khẳng địnhrằng dân tộc ta rất mạnh, thanh niên ta rất mạnh Trong sức mạnh của dân tộc cósức mạnh của thanh niên Thanh niên có mạnh, dân tộc mới mạnh” [43, tr.175].
Những vấn đề cơ bản mà các công trình đề cập trên đây đã bàn về một sốvấn đề lý luận, thực tiễn cho phép nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu của luận án; nhất là việc đi sâu nghiên cứu, luận giải làm rõYTDT trong bảo vệ CQBĐ của thanh niên quân đội hiện nay
3.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Như vậy, đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu có liên quanđến YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay với nhữnggiá trị tham khảo được ghi nhận Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiêncứu cụ thể và toàn diện về YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quânđội hiện nay từ góc độ chính trị - xã hội của chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoahọc Vì vậy, việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về YTDT trong bảo vệCQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay, từ đó đưa ra yêu cầu và giải phápnâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay là vấn
đề đang được đặt ra một cách cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn Đề tài luận án
“YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay” có sự tiếp thu,chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó, đồng thời có những kiếngiải riêng về những vấn đề đang đặt ra từ góc độ chuyên ngành chủ nghĩa xã hộikhoa học Vì vậy, luận án sẽ tập trung làm rõ một số nội dung sau:
Một là, về quan niệm YTDT và những biểu hiện của nó đã được các nhà
khoa học trước đây đưa ra và luận giải dưới nhiều góc độ rất thuyết phục, giúpcho Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành có cơ sở khoa học để bồi dưỡng, nângcao YTDT cho người dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN đến nay cũng cần phải mở rộng phạm vi, nội hàm kháiniệm YTDT Việt Nam sang những lĩnh vực khác như: chính trị, văn hóa, giáodục, quốc phòng, an ninh, nhất là nhiệm vụ bảo vệ CQBĐVN trong tình hìnhmới… cũng chưa được các công trình nghiên cứu ở trên đề cập đến một cách cụthể, trực tiếp Vấn đề đặt ra là: Khái niệm YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của một
Trang 29đối tượng đặc thù là thanh niên quân đội được hiểu như thế nào? Nội hàm của nó
ra sao? Đây là nhiệm vụ mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh
Hai là, về con đường hình thành và phát triển YTDT Việt Nam tuy đã
được các nhà khoa học đề cập trong các công trình khoa học của mình.Song, con đường hình thành và phát triển YTDT trong bảo vệ CQBĐVN củathanh niên quân đội hiện nay hầu như chưa được đề cập tới Khác với cácđối tượng thanh niên khác, YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niênquân đội hiện nay không tự nhiên mà có, nó được hình thành và phát triểnbởi các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Vậy, các điều kiện kháchquan và nhân tố chủ quan đó là gì? Tác giả luận án sẽ tập trung nghiên cứu
để chỉ ra và sáng tỏ con đường hình thành và phát triển YTDT trong bảo vệCQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay
Ba là, để nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân
đội có hiệu quả thiết thực, nhiệm vụ luận án không chỉ làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận mà còn phải đi sâu nghiên cứu, khảo sát thực tế, đánh giá thựctrạng của nó; hơn nữa, cần luận giải rõ một số vấn đề đặt ra từ thực trạng đó.Trong các công trình khoa học nghiên cứu về YTDT, các nhà khoa học cũng
đã dày công khảo sát, đánh giá thực trạng YTDT của các đối tượng, các nhóm
xã hội khác nhau Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu mộtcách cơ bản, hệ thống về thực trạng YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanhniên quân đội cũng như những vấn đề đặt ra có tính mâu thuẫn trong nâng caoYTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay Luận án sẽtiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề đó
Bốn là, việc nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên
quân đội hiện nay chịu sự tác động, chi phối bởi tình hình thế giới, khu vực vàtrong nước có nhiều biến động Do đó, sự cần thiết là phải dự báo và phântích làm rõ những tác động tích cực, tiêu cực; những thuận lợi, khó khăn đốivới quá trình nâng cao này Từ đó, cần đưa ra những yêu cầu và giải pháp cơbản, đồng bộ để nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quânđội hiện nay Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng đòi hỏi luận án cần tiếp tụcnghiên cứu làm rõ
Trang 30Với những nội dung nghiên cứu trên, đề tài luận án là một công trình khoahọc độc lập, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học đã công
bố Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tác giả có kế thừa có chọn lọc,
có trích dẫn một số kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố
Chương 1
Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA
THANH NIÊN QUÂN ĐỘI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Quan niệm về ý thức dân tộc và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
1.1.1 Quan niệm ý thức dân tộc
* Về ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, ý thức là sự phản ánh hiện thựckhách quan vào trong bộ não con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Theo C Mác, ý thức “chẳng qua chỉ
là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đitrong đó” [101, tr.34]
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người, là hìnhảnh chủ quan của thế giới khách quan Về cấu trúc, ý thức bao gồm nhiều yếu tốquan hệ với nhau như: tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin Tri thức là yếu tố cơ bản,cốt lõi, là kết quả của quá trình con người nhận thức và phản ánh thế giới Tìnhcảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữangười với người và quan hệ giữa con người với thế giới khách quan Niềm tin là
sự hòa quyện giữa nhận thức với tình cảm và ý chí, trở thành động lực tinh thầngiúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ra sức phấn đấu theo conđường, mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn Ý chí là điểm hội tụ của tri thức và tìnhcảm hướng vào hoạt động của con người
* Về dân tộc
Trang 31Hiện nay, có nhiều nhà khoa học đưa ra khái niệm dân tộc khác nhaunhưng thường được hiểu theo hai nghĩa phổ biến Với nghĩa thứ nhất, dân tộc(tộc người) là một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, cóchung nguồn gốc, đặc điểm sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng và những nétvăn hoá đặc thù, có ý thức tự giác tộc người; ví dụ: ở Việt Nam thường chỉ rõdân tộc Kinh (dân tộc Việt), dân tộc Tày, dân tộc Thái… Với nghĩa thứ hai, dântộc (quốc gia dân tộc) là một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân mộtnước, có lãnh thổ quốc gia, có chế độ chính trị và nền kinh tế thống nhất, quốcngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia mình, gắn bó với nhau bởi lợiích quốc gia trên mọi lĩnh vực trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước vàgiữ nước; ví dụ như dân tộc Trung Hoa, dân tộc Lào, dân tộc Việt Nam
Với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận quốc gia; với nghĩa thứ hai,dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - quốc gia dân tộc Nghiên cứu kháiniệm dân tộc cần thấy rõ, khái niệm tộc người và khái niệm quốc gia dân tộcluôn được gắn bó chặt chẽ với nhau Bởi vì, tộc người thường ra đời và pháttriển trong một quốc gia dân tộc nhất định Và thông thường những nhân tố hìnhthành tộc người chín muồi không tách rời với sự chín muồi của những nhân tốhình thành quốc gia dân tộc, chúng bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau Vì vậy, khinghiên cứu vấn đề dân tộc, nhất là vấn đề dân tộc trong cách mạng XHCN, nhấtthiết đòi hỏi người nghiên cứu phải luôn luôn đứng vững trên lập trường của giaicấp công nhân và lợi ích của dân tộc, quan hệ dân tộc đúng đắn và phải có quanđiểm, thái độ khách quan, khoa học
Trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, khi nói về dân tộc (tộc người) đã chỉ rahai tiêu chí quan trọng: Dân tộc là cộng đồng người được “liên kết với nhau bằngnhững đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, nhất là ý thức tộc người” [196, tr.655]
Trong luận án, tác giả tiếp cận dân tộc với tính cách là cộng đồng người củamột quốc gia (quốc gia - dân tộc) sẽ có những đặc trưng chủ yếu: Một là, cóchung một lãnh thổ quốc gia thống nhất, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ;
Trang 32hai là, cùng chung chế độ kinh tế, chế độ chính trị xã hội, nhà nước thống nhất; ba
là, có chung nền văn hóa dân tộc thống nhất trong đa dạng về bản sắc và văn hóatộc người; bốn là, có ngôn ngữ chung (quốc ngữ) của quốc gia cùng sự phong phú
về ngôn ngữ tộc người; năm là, có tâm lý dân tộc thống nhất mà đỉnh cao là ý thức
tự giác về quốc gia dân tộc, lợi ích quốc gia dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc,truyền thống lịch sử của quốc gia dân tộc thống nhất gắn với sự phong phú về ýthức tự giác của mỗi tộc người trong quốc gia dân tộc
Như vậy, dân tộc là cộng đồng người ổn định của một quốc gia được hìnhthành và phát triển trong quá trình lịch sử, có chung một lãnh thổ ổn định, ngônngữ, chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thống nhất và có tâm lý, ý thức tựgiác về cộng đồng mình
Còn A.F Dashdam Irốp khi bàn về YTDT đã coi “ý thức tự giác dân tộc làmặt quan trọng nhất của ý thức dân tộc và là chỉ tiêu đánh giá mức độ của tính tíchcực lịch sử xã hội của dân tộc” [45, tr.149] A.F Dashdamlrốp cho rằng, YTDT làbiểu hiện tất yếu của nền văn hoá dân tộc, YTDT biểu thị sự tồn tại của một cộngđồng nhất định Tính chất nhà nước của dân tộc đóng vai trò tích cực trong việchình thành ý thức tự giác dân tộc YTDT là sự thể hiện trách nhiệm xã hội của cánhân trước dân tộc như: nghĩa vụ trước tổ quốc, dân tộc, lòng trung thành với
Trang 33nhân dân, các giá trị và lợi ích dân tộc Tuy nhiên, các ông cũng chỉ mới trình bày
về YTDT một cách chung chung, hơn nữa, bản thân các ông cũng chưa đi sâuphân tích những yếu tố đặc thù của YTDT trong các dân tộc tiền tư bản
Tác giả Vũ Dũng trong giáo trình “Tâm lý học dân tộc” dưới góc độ nghiêncứu của tâm lý học dân tộc đã đưa ra quan niệm về YTDT: “Ý thức dân tộc là ýthức về cộng đồng của mình, mà mình luôn luôn thuộc về cộng đồng đó Cánhân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ cộng đồng dân tộc của mình để nótồn tại và không bị tan biến vào cộng đồng dân tộc khác” [49, tr.142] Về ý thứcquốc gia tác giả quan niệm “Ý thức quốc gia là ý thức về đất nước mình và đượcthể hiện rõ nhất qua tình yêu đất nước, lòng tự hào đất nước và tinh thần sẵnsàng hy sinh khi đất nước đứng trước các nguy cơ đe doạ (khủng hoảng kinh tế,chính trị, thiên tai, sự xâm lược của kẻ thù…)” [49, tr.145] và luận giải “Khichúng ta nói tôi là người con dòng họ Nguyễn hay họ Vũ thì đó là ý thức vềcộng đồng dòng họ, khi chúng ta nói tôi là người con của dân tộc Việt (Kinh)hay dân Thái, Êđê, Gia Rai thì đó là YTDT Khi chúng ta nói tôi là người concủa nước Việt Nam, tôi là một người Việt Nam thì đó là ý thức quốc gia Ý thứcquốc gia ở đây cũng có thể gọi là ý thức dân tộc, khi quốc gia được xem là mộtdân tộc Ví dụ, ý thức của dân tộc Việt Nam” [49, tr.145-146] Đồng thời, tác giảcũng chỉ ra mối quan hệ giữa ý thức cộng đồng, YTDT và ý thức quốc gia: “Ýthức cộng đồng, ý thức dân tộc (tộc người) và ý thức quốc gia luôn luôn có quan
hệ và tác động qua lại với nhau Ở trong mỗi con người có thể đều tồn tại tất cảcác loại ý thức trên Tuỳ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể mà mỗi loại ý thức trênđược bộc lộ ra rõ hơn” [49, tr.149-150]
Từ những luận giải trên, có thể quan niệm: Ý thức dân tộc (quốc gia dân tộc) là một hình thái ý thức xã hội phản ánh điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của mỗi cá nhân và cộng đồng đối với dân tộc mình về lãnh thổ, ngôn ngữ, chế độ kinh tế, chính trị, nền văn hóa, con người và
Trang 34lợi ích quốc gia dân tộc biểu hiện tập trung ở ý thức tự giác dân tộc mà đỉnh cao
là chủ nghĩa yêu nước.
Ý thức dân tộc là tổng thể các yếu tố dân tộc thể hiện ở tri thức và hoạt động thực tiễn của con người về dân tộc mình, nó phản ánh những điều kiện tồn tại và phát triển của dân tộc YTDT là tổng hòa những quan điểm về thế giới quan, phản
ánh tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, đạo đức, thẩm mỹ gắn liền với dântộc và được biểu hiện thực tế trong tất cả các hình thức của ý thức xã hội và đượcthể hiện trong nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của con người đối với dân tộcmình, đất nước mình khi tham gia vào các hoạt động xã hội với tư cách là mộtthành viên gắn bó của cộng đồng dân tộc đó Đó là quá trình tự ý thức giúp cho conngười tìm ra ý nghĩa tồn tại của mình trong cuộc sống cộng đồng dân tộc Hiểuđược vị trí, vai trò của dân tộc mình trong tiến trình phát triển của lịch sử để từ đóhướng mọi hoạt động vào hiện thực hóa những khả năng của con người trong việccùng cố và phát triển của dân tộc
Ý thức dân tộc được thể hiện ở sự giác ngộ về dân tộc, trong việc quyết tâm bảo vệ các lợi ích dân tộc và góp phần vào sự phát triển dân tộc YTDT bao
hàm cả niềm tự hào về những thành tựu, những giá trị của dân tộc mình và sựđóng góp của nó vào nền văn minh chung của thế giới và tiến bộ xã hội Đi đôivới nó là tình cảm hổ thẹn về những sai lầm, thất bại, sự thấp kém, lạc hậu vềtrình độ phát triển của dân tộc mình Đây là một trạng thái tâm lý phức tạp, biểuhiện ở hai mặt: tích cực hoặc tiêu cực Tình cảm hổ thẹn đó nêu gắn liền với tự ýthức, lòng tự trọng, từ sự dằn vặt lương tâm như một nỗi đau tinh thần, nó có thểthúc đẩy ý chí và hành động, làm cho dân tộc tự vươn lên, đạt tới sự phát triển.Mặt khác, nếu nó phát triển thái quá mà không có sự điều chỉnh bởi giáo dục xãhội, nó sẽ biến thành tâm lý mặc cảm, tự ti, sự đố kỵ, cực đoan, hằn thù dân tộckhác, tạo ra một thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi
Ý thức dân tộc chân chính hướng con người vào việc giữ gìn, bảo vệ không chỉ lợi ích chính đáng của dân tộc mình, mà cả lợi ích chính đáng của dân tộc khác Đó là ý thức gắn với giá trị đạo đức chân chính của một dân tộc,
Trang 35thể hiện thái độ của con người đối với nhân dân, với Tổ quốc và trách nhiệm xãhội của bản thân YTDT chân chính thể hiện thế giới quan của giai cấp côngnhân Nó không giới hạn ý thức và tình cảm con người trong phạm vi của cácgiá trị dân tộc, mà còn được kết hợp chặt chẽ với tư tưởng nhân loại và các giátrị quốc tế chân chính, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
Cũng như mọi hình thái ý thức, YTDT trong những điều kiện và hoàncảnh không thuận lợi rất dễ bị biến dạng theo những chiều hướng lệch lạc đối lậpvới chính nó Biểu hiện thường thấy là thái độ tự cao, hẹp hòi dân tộc, sự nghi kỵ
và thù hằn dân tộc, nạn kỳ thị dân tộc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa
sô - vanh nước lớn, chủ nghĩa dân tộc cực đoan YTDT khi bị lợi dụng, kíchđộng rất dễ bị chuyển thành các khuynh hướng của chủ nghĩa dân tộc Lòng tựhào dân tộc cũng sẽ biến thành sự kiêu căng ngạo mạn, mối quan tâm đến việcbảo vệ những giá trị dân tộc sẽ biến thành thái độ hẹp hòi hoặc tự ti, mặc cảmdân tộc Xét cho cùng, YTDT không chân chính là những biểu hiện của chủnghĩa dân tộc bảo vệ lợi ích vị kỷ của các giai cấp thống trị hoặc các phe nhómđối lập ở trong dân tộc Chính vì thế, quan điểm mác xít đã chỉ ra: giáo dụcYTDT chân chính là đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa dân tộc hẹphòi và các khuynh hướng dân tộc cực đoan, phản động
* Đặc điểm dân tộc Việt Nam và quan niệm về ý thức dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam sớm được hình thành trong lịch sử; do tác động củanhững điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, dân tộc Việt Nam có nhữngđặc điểm riêng có Ở đây, luận án chủ yếu phân tích những đặc điểm điển hình,liên quan trực tiếp đến sự hình thành và phát triển YTDT Việt Nam, cụ thể là:
Dân tộc Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất Việt Nam là quốc
gia có 54 dân tộc (tộc người) cùng sinh sống; các dân tộc đoàn kết, giúp đỡ nhau
trong quá trình lịch sử Ngay từ thuở lập nước, quốc gia Văn Lang, Âu Lạc đã
do cư dân của nhiều tộc người tạo nên Trong quá trình phát triển quốc gia dântộc, chúng ta tiếp nhận thêm nhiều tộc người thiên di đến sinh sống Hiện nay,
nước ta có 54 dân tộc, dân số giữa các dân tộc không đều nhau Tuy số dân
Trang 36không đều, nhưng các dân tộc luôn luôn quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫnnhau, không phân biệt đa số hay thiểu số đã gắn bó lâu đời, đồng cam cộngkhổ trong lao động sản xuất, chiến đấu dựng xây và bảo vệ tổ quốc, góp phầnbồi đắp nên truyền thống yêu nước, anh hùng, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, giàu
lòng nhân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Dân tộc Việt Nam sớm có ý thức quốc gia dân tộc Dân tộc Việt Nam luôn
có ý thức về quyền làm chủ, quyền độc lập tự chủ, quyền tự quyết dân tộc vàquyền bình đẳng dân tộc Thống nhất tổ quốc là một nhu cầu của đạo lý, tìnhcảm, là điều kiện của sự tồn tại độc lập và hạnh phúc của nhân dân ta Con ngườiViệt Nam đã sớm ý thức được rằng, chỉ có thể giải phóng toàn vẹn đất nước khitoàn thể cộng đồng người sống trên lãnh thổ đó được giải phóng Ý thức vềquyền làm chủ, quyền độc lập tự chủ, quyền tự quyết dân tộc và quyền bìnhđẳng dân tộc sớn xuất hiện và củng cố, phát triển ngay từ buổi khai sơn lập quốc
“Ý thức về độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc Việt Nam trên con đường bừngsáng và phát triển như một ngọn lửa thiêng vĩnh viễn bừng sáng” [87, tr.247].Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc nước Việt Nam đã có bước phát triển từ
ý thức dân tộc (ý thức tộc người) lên ý thức quốc gia dân tộc Tuy các dân tộc cótrình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau, song do điều kiện khách quan
và chủ quan của tự nhiên, xã hội và của chính các dân tộc, họ có chung tri thức,tình cảm, niềm tin về quốc gia dân tộc mình - dân tộc Việt Nam thống nhất: “nướcViệt Nam là một khối thống nhất về mặt dân tộc, lịch sử và kinh tế, và không mộtlực lượng nào trên thế giới có thể chia cắt nổi Việt Nam” [114, tr.36]
Dân tộc Việt Nam có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng Mỗi dân tộc
đều có ngôn ngữ và sắc thái văn hoá riêng, góp phần tạo nên nền văn hoá Việt
Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Các tộc người ở Việt Nam thường sử
dụng song ngữ hay đa ngữ Tiếng Việt là quốc ngữ, được dùng làm phương tiệngiao tiếp của tất cả các dân tộc, tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc vẫn được tôn trọng.Văn hóa sản xuất, kiến trúc, xây dựng, văn hoá ăn, mặc, phong tục, tập quán, văn
Trang 37học nghệ thuật, lối sống, ngôn ngữ của mỗi dân tộc đều có những nét khác nhau.Các dân tộc đều có kho tàng văn hoá dân gian vô cùng phong phú và có giá trịvăn hóa, nghệ thuật lớn.
Đồng thời, do chung sống trong cùng một điều kiện tự nhiên xã hội, cùngchung vận mệnh dân tộc, nên các dân tộc ở Việt Nam đều có những giá trị vănhoá tinh thần chung, thống nhất như: tình đoàn kết, cố kết cộng đồng, lối sốnggiản dị, phẩm chất cần cù chịu khó, gan dạ, dũng cảm, giỏi chịu đựng, nhân nghĩakhoan dung, yêu chuộng hoà bình, ý thức tự hào dân tộc Bởi thế, thống nhất trong
đa dạng là đặc điểm nổi trội và là nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam sớm có ý thức bảo vệ Tổ quốc Vì Việt Nam nằm ở vị trí
đắc địa về địa kinh tế, địa chính trị và địa quân sự trong khu vực châu Á - TháiBình Dương nên trong lịch sử Việt Nam luôn phải chống chọi với nhiều thế lựcxâm lược để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc Đây là nét nổi bật trong lịch sửngàn năm văn hiến của dân tộc ta Trong lịch sử dân tộc Việt Nam luôn phải đấutranh để dựng nước, đi đôi với giữ nước - thực tiễn đó vừa là cơ sở, vừa là điềukiện để hình thành và phát triển ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam: “Nước ViệtNam là một Dân tộc Việt Nam là một Nhân dân cả nước chúng tôi đều có nghĩa
vụ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc” [123, tr.564]
Từ những luận giải chung về YTDT, về đặc điểm dân tộc Việt Nam tác
giả luận án có thể quan niệm: Ý thức dân tộc Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của mỗi cá nhân và cộng đồng người Việt Nam đối với quốc gia, dân tộc về lãnh thổ, ngôn ngữ, chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa và con người, biểu hiện tập trung ở ý thức tự giác dân tộc, mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêu nước, định hướng cho mọi hành động tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dưới góc độ tiếp cận theo cấu trúc, khái niệm YTDT Việt Nam là mộtphạm trù rộng lớn, nhưng xuyên suốt và nhất quán là sự thống nhất hữu cơ của
Trang 38các yếu tố cấu thành như: tri thức, tình cảm, ý chí và niềm tin của con người
Việt Nam đối với dân tộc
Về tri thức của con người Việt Nam về đất nước và dân tộc Tri thức của
con người Việt Nam về đất nước, con người và thể hiện ở mỗi cá nhân và cộngđồng để nhận thức về dân tộc mình, do vậy tri thức - nhận thức về dân tộc là yếu
tố cơ bản đầu tiên trong cấu trúc của YTDT Việt Nam Tri thức của con ngườiViệt Nam về đất nước, về dân tộc được biểu hiện trước hết ở sự am tường củamỗi người về tất cả những gì thuộc về dân tộc mình, từ phong tục, tập quán,truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc,cũng như thấu hiểu cả những thuận lợi, khó khăn của điều kiện hoàn cảnh đấtnước; là ý thức bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, ý thức sâusắc về nền độc lập và bản sắc văn hóa dân tộc đến lợi ích quốc gia dân tộc…Ngày nay, ý thức đó của con người Việt Nam về đất nước, về con người, về dântộc có sự bổ sung và phát triển mới đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
Việt Nam là một quốc gia thường xuyên bị đe dọa và xâm lược của các thếlực ngoại bang hùng mạnh Vì vậy, trong tâm thức của mỗi người dân luônthường trực ý thức về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, về lợi ích quốc gia dântộc, coi đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăngthì mọi tầng lớp nhân dân luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết và sẵn sàng gạt
bỏ mọi lợi ích cá nhân, chấp nhận mọi gian nan thử thách, hy sinh vì sự nghiệpgiành và giữ gìn độc lập dân tộc, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bản sắc văn hóacủa dân tộc Mặt khác, Việt Nam cũng là một đất nước có nhiều tiềm năng để pháttriển, song, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay, Việt Namvẫn chưa là nước công nghiệp hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dâncòn thấp, nghèo đói, lạc hậu vẫn đang hiện hữu Do đó, ý thức về xây dựng đấtnước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, sánh vai cùng cáccường quốc năm châu cũng là một biểu hiện rất cụ thể của YTDT trong mỗingười và cộng đồng người Việt Nam
Trang 39Về tình cảm của con người Việt Nam đối với đất nước, con người Tình
cảm của con người Việt Nam về dân tộc mình nảy sinh một các tự nhiên vàkhông ngừng được bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác Đó là tình yêu đối vớinhững người thân thuộc, gần gũi đến yêu thương đồng bào; yêu quê hương, làngxóm đến tình yêu đất nước; đó là những cảm xúc thường ngày phát triển thành lýtrí, với thái độ, trách nhiệm đối với dân tộc và lòng yêu nước thiết tha Đối vớimỗi người Việt Nam, trong ý niệm về Tổ quốc bao giờ cũng có ý niệm về quêhương cụ thể - nơi chôn nhau cắt rốn, nơi họ đã lớn lên gắn liền với những hìnhảnh thân yêu, không thể phai mờ như: cây đa, giếng nước, sân đình, cha mẹ, anh
em, bạn bè, bà con hàng xóm Tổ quốc chung rộng lớn luôn gắn với tên sông,tên núi, tên làng Tình cảm dân tộc, tình yêu đất nước của mỗi người được hìnhthành trong mối quan hệ hữu cơ giữa Nhà - Làng - Nước xuyên suốt quá trìnhlịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam Nhờ đó, YTDT của conngười Việt Nam rất sâu sắc, rất bền vững Vì vậy, tình yêu quê hương, đất nước
và con người, tình cảm gắn bó, cố kết cộng đồng là sự thể hiện cụ thể, chânthực nhất tình cảm dân tộc, tình yêu đất nước, lòng yêu nước nồng nàn của conngười Việt Nam
Tình cảm dân tộc của con người Việt Nam không chỉ là sự hòa quyệnchặt chẽ giữa tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương đồng bào, yêu thươngcon người mà còn là sự hòa quyện giữa lòng nhân ái, bao dung đối với conngười và thái độ không khoan nhượng đối với những hành động làm tổn hạiđến lợi ích quốc gia dân tộc chân chính, đến lợi ích chính đáng của nhân dân
Đó còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lòng tự hào, tự tôn dân tộc với sự tôntrọng quyền và lợi ích của dân tộc khác Tình cảm dân tộc còn thể hiện ở thái
độ kiên quyết, không khoan nhượng, lòng căm thù sâu sắc đối với các thế lựcxâm lăng và bè lũ bán nước; đồng thời, luôn trân trọng, đoàn kết với các lựclượng tiến bộ, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc, tôn trọng lợi ích chính đáng của dân tộc Việt Nam
Trang 40Về ý chí và niềm tin trong YTDT của con người Việt Nam Cùng với tri
thức, tình cảm, ý chí và niềm tin là những yếu tố quan trọng cấu thành YTDT ViệtNam; đồng thời, đó là kết quả của sự hội tụ và chuyển hóa giữa tri thức với tìnhcảm yêu nước Nó được biểu hiện ở ý chí tự lực, tự cường, không khuất phụctrước mọi kẻ thù cũng như mọi khó khăn, gian khổ; không cam chịu cảnh mấtnước, thân phận làm nô lệ và cảnh nghèo hèn, luôn nỗ lực cao trong lao động sảnxuất và chiến đấu; tình nguyện cống hiến sức người, sức của và tài năng để xâydựng và bảo vệ đất nước, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.Tinh thần yêu nước qua các thời đại được phát triển thành chủ nghĩa yêu nước,được biểu hiện ở hành động yêu nước của dân tộc Việt Nam và là một vũ khí sắcbén làm nên những chiến công chói lọi, V.I Lênin cho rằng: “Chủ nghĩa yêu nước
là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm nghìnnăm tồn tại của các Tổ quốc biệt lập” [85, tr.136]
Ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hóa dântộc của con người Việt Nam đã được thể hiện và phát huy cao độ trong những thờiđiểm, giai đoạn lịch sử mà vận mệnh dân tộc đứng trước những thách thứcnghiêm trọng , ở thế “ngàn cân treo sợi tóc” trước họa xâm lăng đe dọa đến sự tồnvong của dân tộc của chế độ Ý chí quyết tâm và niềm tin vào sức mạnh dân tộcluôn được kế thừa, nuôi dưỡng và phát triển của dân tộc Việt Nam từ thế hệ nàysang thế hệ khác, từ bản “Tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của Lý Thường Kiệt,
“Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo đến “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi, Hịchcủa Quang Trung - Nguyễn Huệ và đỉnh cao là “Tuyên ngôn độc lập” và “Lời kêugọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh và cộnghưởng của ý chí quyết tâm và niềm tin, ý thức và hành động yêu nước của conngười Việt Nam, dân tộc Việt Nam Trong “Tuyên ngôn độc lập” ngày 02/9/1945,Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độclập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập Toàn thể dân Việt Nam quyếtđem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do