1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa Hồng

25 6,7K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 132 KB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số Trường Mầm non Hoa Hồng

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ- TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG

I Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài

Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là một việc làm hết sứccần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, mà nó đòi hỏi cả mộtquá trình, phải có sự kiên trì của cả giáo viên và trẻ Dạy trẻ làm quen với tiếngViệt là dạy cái gì, dạy như thế nào? Trẻ làm quen với tiếng việt với tư cách là bộmôn khoa học hay với tư cách là một công cụ, một phương tiện giao tiếp Cáchtrả lời những câu hỏi trên sẽ liên quan tới việc lựa chọn nội dung, phương phápcho trẻ dân tộc tiếp cận và làm quen với tiếng Việt

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện,đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn đềnào đó trong cuộc sống như: Kể lại được sự việc, câu chuyện đã được nghe,được chứng kiến, hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra Trẻ cần tập nghe, hiểu lời nóicủa cô của những người xung quanh Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểubiết của mình theo ngôn ngữ Tiếng việt Muốn phát triển ở trẻ kỹ năng, hiểu vànói được ngôn ngữ Tiếng việt theo cô, theo tôi trước hết phải cuốn hút trẻ thamgia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ qua trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện,đọc cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen với chữ cái và thông qua các môn học khác,hoặc ở mọi lúc mọi nơi Là vô cùng quan trọng nhưng hình thành như thế nàođây mới thật là điều không phải dễ

Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp với 100% trẻ là người dântộc thiểu số Hầu hết trẻ dân tộc Ê đê đến trường đều nói bằng tiếng mẹ đẻ,không nghe được tiếng Việt, bố mẹ trẻ lại ít quan tâm đến việc động viên trẻ đếnlớp, còn trẻ chưa có ý thức về vấn đề nề nếp trong lớp học, trẻ không chịu đếnlớp để học Là người giáo viên tôi đã trăn trở và xây dựng kế hoạch từ đầu năm

Trang 2

học là trực tiếp đến nhà trẻ để huy động các cháu ra lớp Đấy cũng là một điềukhó khăn rồi nhưng còn vấn đề gian nan hơn nữa là trẻ ngồi trong lớp lớ ngớ,không tích cực tham gia vào các hoạt động, cô nói điều gì trẻ cũng không hiểu

cứ nhìn cô và không trả lời cô Giáo viên thường phải thực hiện các nhiêm vụ

“Cô nói, cô nghe, cô trả lời” và để trẻ nhắc lại mà không đúng ví dụ: Cô nói con

“Bò” thì trẻ nói là con “Bồ” Đối với trẻ dân tộc thiểu số chịu rất nhiều thiệtthòi Điều kiện tiếp súc với môi trường xung quanh, xã hội còn ít, tầm nhìn củatrẻ còn hạn chế, tất cả đồ dùng học tập đối với trẻ cũng thật là xa lạ, nênviệc học đến với trẻ cũng thật là ngỡ ngàng Bởi vì trẻ không hiểu hết ngôn ngữtiếng Việt của cô

Với tình hình thực tế của trẻ dân tộc thiểu số như vậy, bản thân tôi luôntrăn trở, suy nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì và làm nhưthế nào, bằng phương pháp gì? để giúp trẻ hiểu và nói được Tiếng việt một cáchtrôi chảy, chính vì điều băn khoăn trăn trở ấy bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứumột số “Biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số” Nhằm giúptrẻ dân tộc ham thích được đến lớp và muốn học được Tiếng Việt để trẻ tự tintrong cuộc sống và hứng thú học tập, tham gia vào các hoạt động trong trườngmầm non đạt kết quả tốt hơn

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu: Nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, giúp trẻnói rõ ràng, phát âm chuẩn tiếng Việt và giao tiếp bằng tiếng Việt một cáchthành thạo và tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh

Nhiệm vụ của đề tài: Vì trẻ là người đồng bào điều kiện tiếp súc với môitrường xung quanh, xã hội còn hạn chế nên việc học đến với trẻ cũng thật là ngỡngàng, giáo viên lại không hiểu tiếng của trẻ vì vậy mà đòi hỏi giáo viên phảilàm sao để tăng cường Tiếng Việt cho trẻ

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 3

4 Giới hạn của đề tài

Học sinh lớp lá 2 phân hiệu Buôn Cuê Trường mầm non Hoa Hồng

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra

Phương pháp trực quan

Phương pháp thực tiễn

Phương pháp thực hành, trải nghiệm

Phương pháp kiểm tra, đánh giá

II Phần nội dung:

1 Cơ sở lí luận

Trong thực tế chúng ta đã biết, nhiệm vụ giáo dục Mầm non là khâu đầutiên của hệ thống giáo dục Quốc dân Giáo viên Mầm non được xem là ngườithầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xãhội chủ nghĩa, tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau Tuổi mầm non trẻmới bắt đầu trong quá trình học nói, chính vì vậy mà cung cấp vốn Tiếng việtcho trẻ, đặc biệt là trẻ dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng Bởi vì các cháudân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ của trẻ, nên khó khăn trong việctiếp nhận Tiếng việt, dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữTiếng việt Chính vì vậy việc cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ Dân tộc thiểu số làvấn đề cần được quan tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng cầnthiết cho việc học Tiếng việt ở các bậc học tiếp theo

Tiếng Việt rất quan trọng đối với mọi người dân việt nam Đặc biệt đốivới trẻ dân tộc thiểu số Song trong thực tế hiện nay đa số trẻ vùng sâu, vùng xavùng dân tộc thiểu số, trước khi đến trường chỉ sống trong gia đình, ở các thônbản nhỏ, trong môi trường tiếng mẹ đẻ Do vậy trẻ chỉ biết nói tiếng mẹ đẻ Trẻbiết rất ít hoặc thậm trí không biết Tiếng Việt Trong khi đó Tiếng Việt làngôn ngữ chính thức dùng trong trường và cơ sở giáo dục khác Trên thực tế

Trang 4

tiếng nói các dân tộc thiểu số, hầu như chưa có vai trò rõ rệt trong việc hỗ trợTiếng Việt trong giáo dục Vì vậy, cho đến nay việc dạy - học Tiếng Việt cũngnhư việc dạy học bằng Tiếng Việt ở các vùng dân tộc thiểu số chỉ đạt kết quảthấp Đặc biệt ở lớp tôi đa số các cháu dân tộc Ê đê nghe và nói tiếng Việt rấtkém, mặc dù cô giáo có kèm cặp nhiệt tình đến mức nào chăng nữa thì trẻ vẫnnói bằng hai thứ tiếng mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ ra khỏi lớp học.

Sở dĩ như vậy là do tiếng Việt không phải là một phương tiện sử dụng dễ dàngđối với học sinh dân tộc thiểu số Ở đây học sinh chỉ dùng tiếng Việt nói vớigiáo viên khi cần thiết, còn ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữriêng của dân tộc mình Chính vì vậy dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻkhông thể đạt được kết quả như mong muốn Vì vậy là một giáo viên chủ nhiệmlớp với 100% các cháu là dân tộc thiểu số Tôi nhận thấy cần có những biệnpháp bổ xung, tăng cường tiếng Việt cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non để cha mẹhọc sinh và cộng đồng tin tưởng, đồng thuận ủng hộ

2 Thực trạng

Lớp lá 2: Tổng số học sinh 25 Nữ 16 DT: 25 Nữ DT: 16

- Giáo viên chủ nhiệm: 2 giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Đại học

- Trong năm qua việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ vẫn được tổ chức tuynhiên chưa thực sự lôi cuốn trẻ, chưa có sự đầu tư vì vậy kết quả đạt được trêntrẻ chưa cao

* Thuận lợi:

Lớp lá 2 thuộc phân hiệu Buôn Cuê có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết

bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy và học và các hoạt động khác

Được nhà trường quan tâm phân công hai cô đều là giáo viên trẻ trong

đó một cô là người dân tộc ở tại chỗ, cả hai cô đều có phẩm chất nghề nghiệp,

Trang 5

có trình độ chuyên môn tiếp thu nhanh với những đổi mới trong chương trìnhgiáo dục mầm non mới.

* Khó khăn

Dân cư sống không tập chung, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, việcbất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, do vậy làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáodục trẻ Địa hình phức tạp việc đi đến lớp học của trẻ mầm non còn gặp nhiềukhó khăn Mặt bằng kinh tế của người dân còn thấp, chủ yếu làm ruộng, làmnương, một số phụ huynh chưa nhận thức được rõ về tầm quan trọng của việcdạy tiếng Việt cho con em mình nó có tác dụng cần thiết như thế nào đối vớiviệc nhận thức và hình thành nhân cách của trẻ Đặc biệt các lớp ở điểm lẻ cònrất khó khăn, lớp học chưa đúng quy cách, việc sử dụng nguyên vật liệu sẵn cócủa địa phương để làm đồ dùng đồ chơi hoặc phương tiện chuyển tải kiến thứctiếng Việt đến với trẻ còn hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan:

Khi thực hiện đề tài để trẻ tiếp thu và phát âm chuẩn thì đòi hỏi giáo viênphải luôn tìm tòi học hỏi nâng cao kiến thức vì vậy mà giáo viên có thêm nhiềubiện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ hơn

Giáo viên nắm vững phương pháp, có thêm nhiều kinh nghiệm hơn Trẻ mạnh dạn, tự tin và nói được nhiều tiếng việt

Để tổ chức tốt cho trẻ giáo viên phải biết cả tiếng Ê đê để có thế hiểuđược trẻ muốn gì cần gì vì vậy còn gặp khó khăn trong việc cho trẻ tiếp xúc vớitiếng việt

Cơ sở vật chất của trường đảm bảo đầy đủ, có tivi đầu đĩa phục vụ choviệc giảng dạy

Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo qua trường lớp

100% trẻ là người dân tộc thiểu số nên việc nói tiếng việt chưa thànhthạo

Trang 6

* Nguyên nhân khách quan:

Giáo viên nắm được phương pháp, có nhiều kinh nghiệm hơn tuy nhiên

sự sáng tạo và linh hoạt trong quá trình tổ chức chưa cao vì vậy mà chất lượng

mà nói được tiếng việt chưa hiệu quả vì thế chưa lôi cuốn và thu hút được trẻ

Giáo viên tổ chức hoạt động còn cứng chưa có nhiều biện pháp mới lạnên chưa thu hút được trẻ, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn và tự tin tham giahoạt động

Giáo viên chưa thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với Tiếng Việt (Trongcác hoạt động mọi lúc mọi nơi) mà đa phần trẻ được tiếp xúc với Tiếng Việtthông qua các môn học có các từ khó để phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ

Chính vì nhìn thấy những điều bất cập trong việc tổ chức cho trẻ làmquen với tiếng việt, bản thân tôi đã mạnh dạn tìm tòi, học hỏi để tìm cho mìnhnhững biện pháp có thể áp dụng trong quá trình thực hiện cho trẻ nói tiếng việtnhằm tăng cường tiếng việt cho trẻ

3 Nội dung và hình thức của giải pháp.

a Mục tiêu của giải pháp

Những giải pháp, biện pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục tiêu giúp trẻtăng cường Tiếng Việt, phát huy hết được tính tích cực chủ động trong giao tiếpbằng tiếng việt với mọi người xung quanh

Giáo viên trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Từ việc khảo sát khả năng nói tiếng việt của trẻ lớp lá 2 phân hiệu BuônCuê trường Mầm non Hoa Hồng tôi đã tìm ra những biện pháp nhằm tăng cườngtiếng việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số

Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân

Trang 7

Để bản thân nắm được mục đíc ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, phươngpháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ tôi cần phải có trách nhiệm gần gũitrò chuyện với trẻ kết hợp với cử chỉ, hành động để trẻ dần được làm quen vớitiếng Việt một cách tự nhiên không gò bó Ví dụ: Thông qua biện pháp trựcquan hành động giúp cho học sinh tiếp thu có hiệu quả và học ngôn ngữ mớimột cách tự nhiên hứng thú Mục đích của phương pháp này nhằm giúp cho họcsinh đạt được các mục đích như: hiểu và sử dụng ngôn ngữ mới trong giao tiếp,hình thành và rèn luyện kỹ năng nghe, nói một ngôn ngữ mới Không cho trẻ nóikhi chưa thực hiện thành thạo được các hành động, để có thể tập trung lắng nghechuẩn xác Khi đã nghe rõ, hiểu, thuộc và tự tin làm đúng, trẻ sẽ tự muốn nói và

có thể tự thực hành với bạn của mình, giáo viên cần cho trẻ đều được thực hành

ở mỗi lần học Chỉ sử dụng ngôn ngữ đơn giản, ngắn gon, không dẫn dắt, giảnggiải nhiều vì trẻ chưa hiểu tiếng Việt

Khi dạy trẻ, giáo viên cần xác định trước những loại từ, câu nào sẽ sửdụng khi hướng dẫn trẻ Nên sử dụng các điệu bộ cử chỉ để ra hiệu cho trẻ hiểu ý

đồ của mình, thay cho việc nói nhiều của giáo viên Lúc đầu dạy từ 1-2 từ dễhiểu kết hợp với hành động như: Đứng lên, ngồi xuống đến ngày hôm sau côgiáo cần cho trẻ ôn lại những gì được học ngày hôm trước, để khắc sâu sựghi nhớ bằng hình thức chơi mà không cần phải giữ nguyên thứ tự từ các bướcngày hôm trước dạy nữa ví dụ: Đứng lên - ngồi xuống, ngồi xuống - đứng lên,rửa tay rửa chân…Dạy tiếng Việt với biện pháp trực quan hành động với đồ vật,biện pháp này dạy trẻ các từ mới như: Cái bàn, cái ghế, quyển vở…

Ngoài ra còn sử dụng các biện pháp dạy trẻ học tiếng Việt qua kểchuyện, đóng vai, đối với mỗi câu chuyện, làm các đồ chơi minh hoạ, đơn giảntượng trương cho các nhân vật chính, sử dụng các nhân vật có sẵn để làm đồdùng minh hoạ Hoặc trẻ học tiếng Việt thông qua việc dạy trẻ nhận biết và phát

âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt Nội dung chủ yếu của việc dạy này là giúp trẻnhận biết và phát âm đúng chữ cái Chúng ta có thể coi việc giúp trẻ làm quenvới chữ cái là cốt lõi của việc làm quen với Tiếng việt có nghĩa là việc cho trẻ

Trang 8

làm quen với chữ cái chưa phải là tất cả những nội dung công việc giúp trẻ làmquen với tiếng Việt Cách gọi làm quen với Tiếng việt thường gợi ra một phạm

vi nội dung rộng rãi hơn so với cách gọi làm quen với chữ cái Do đó có thể thấynội dung dạy trẻ làm quen với tiếng Việt không chỉ là dạy trẻ phát âm, dạy trẻtập tô 29 chữ cái mà còn dạy trẻ đọc đúng các chữ cái, các từ trong tranh, hiểuđược nội dung của từ và biết dùng từ để diễn đạt thành câu, muốn được như vậytrước hết ta phải giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong Tiếng việt

Có một số ít trẻ nói được tiếng Việt nhưng chưa biết các chữ cái hay từngữ của Tiếng việt.Vì vậy việc dạy trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ nhận biếtchính xác cấu tạo của chữ cái, cách phát âm để từ đó trẻ nghe cô phát âm để tìmđược chữ cái tương ứng, nhìn chữ cái phát âm được chữ cái

Ví dụ : Hôm nay cô cho trẻ nhận biết chữ e – ê chẳng hạn: Cô cho trẻ xemtranh " Mẹ bế bé" cho trẻ đọc từ : Mẹ bế bé Trẻ nhận biết trong từ Mẹ bế bé cóbao nhiêu tiếng ? Có mấy con chữ cái ? Rồi cô ghép thẻ chữ rời cho cháu nhậnbiết dấu thanh tìm chữ đã học rồi phát âm lại những chữ đó Còn lại cô giớithiệu cho trẻ làm quen e - ê, tôi phân tích các nét cơ bản cấu tạo nên chữ cái e -

ê, cho trẻ phát âm chữ e - ê nhiều lần giúp trẻ khắc sâu cấu tạo của chữ cái và trẻnhận biết một cách chính xác từng chữ cái

Biện pháp 2: Sử dụng các phương pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số

* Phương pháp trực quan hành động:

Để giúp cho trẻ tiếp thu hiệu quả và học ngôn ngữ mới một cách tự nhiên,trẻ có thể duy trì và sử dụng được ngay ngôn ngữ tiếng Việt một cách liên tục và

có hệ thống tôi đã áp dụng các phương pháp cụ thể như sau:

+ Phương pháp trực quan hành động với cơ thể: Muốn dạy trẻ nghe vàhiểu ý nghĩa của từ mới trước tiên cần sử dụng các vận động cơ thể, trẻ sẽ hiểuđược ý nghĩa của hành động đó trước khi nói một từ mới

Trang 9

Ví dụ: Cho trẻ học về các quy định của lớp như đứng lên, ngồi xuống.Đầu tiên giáo viên làm mẫu cho trẻ quan sát, cho 2-3 trẻ lên làm mẫu(trẻ ở dướiquan sát) giáo viên nói: "Đứng lên" trẻ làm theo và không nói Sau đó nói "ngồixuống", hô 2-3 lần với tốc độ và thay đổi vị trí của từ như: Đứng lên - ngồixuống, đứng lên - đứng lên - ngồi xuống để trẻ chú ý lắng nghe và thực hiện cáchành động tương ứng với các từ Khi trẻ đã thực hiện một cách thành thạo thìgiáo viên chi thành các nhóm, một bạn ra lệnh các bạn khác thực hiện sau đó đổi

vị trí cho nhau Giáo viên kiểm tra lại bằng cách: Cô nói lại các từ vừa học, trẻthực hiện động tác hoặc giáo viên thực hiện hành động trẻ nói lại được các từ đãhọc Ví dụ: Cô giáo đứng lên(không nói) trẻ cùng làm theo cô vừa đứng lên vừanói từ đứng lên, tương tự như vậy với các từ khác Với cách làm này, trẻ vừahiểu được nghĩa của từ vừa nói được chính xác từ mới Mỗi ngày chỉ hcj từ 1 - 2

từ các từ nên chọn theo chủ đề trẻ sẽ dễ nhớ hơn Với cách sử dụng vận động cơthể như vậy, mặc dù không có đồ dùng, đồ chơi nhưng vẫn cung cấp cho trẻ một

số vốn từ và cấu trúc ngữ pháp nhất định giúp trẻ nghe hiểu tiếng Việt dễ dànghơn

+ Phương pháp trực quan hành động với đồ vật: Khi học từ đồ vật giáoviên chỉ vào từng đồ vật và nói tên Ví dụ cô chỉ vào cái thìa và nói: Cái thìa, trẻnhắc lại từ: Cái thìa Tương tự như vậy với các đồ vật khác, mỗi từ nhắc lại 3 - 4lần để trẻ phát âm và ghi nhớ Sau khi trẻ đã nắm vững các từ mới thì dạy co trẻnói cả câu: "Đây là cái thìa", "Đây là cái đĩa" Tiếp đó dạy trẻ đặt câu hỏi: Đây

là cái gì?, chia nhóm 2 - 3 trẻ để thực hành, một trẻ đặt câu hỏi, một trẻ trả lờisau đó đổi vai cho nhau Với hình thức này sẽ giúp trẻ học được các danh từtheo các chủ đề, các từ đã học được sử dụng thường xuyên cùng với những từmới thì sẽ làm cho vốn từ vựng của trẻ thêm phong phú

+ Phương pháp trực quan hành động với tranh ảnh: Phương pháp nàyđược áp dụng sau khi trẻ đã nắm được các từ mới của phần trực quan hành độngvới cơ thể và trực quan hành động với đồ vật Hình thức này có 3 cách thể hiện:

Sử dụng bức tranh có sẵn:

Trang 10

Khi trẻ đã có một số lượng từ vựng nhất định cơ thể sử dụng tranh ảnh đểdạy từ và câu cho trẻ Giáo viên cho trẻ xem tranh, giới thiệu các từ mới với trẻ,chia trẻ thành từng nhóm, cho trẻ kể về bức tranh và đặt câu hỏi cho bạn khác,nếu trẻ nói tốt có thể hỏi trẻ: Bức tranh này vẽ gì? Con nhìn thấy gì nữa?

Vẽ tranh theo yêu cầu của cô:

Giáo viên nói với trẻ về bức tranh (chủ đề) sẽ vẽ, ví dụ: Cô vẽ một cái cây(vừa nói vừa vẽ) sau khi cô vẽ song cái cây cô yêu cầu từng trẻ ví dụ cháu A vẽthêm cỏ, cháu B vẽ thêm mặt trời, mây nếu trẻ thực hiện được có nghĩa là trẻ

đã hiểu được yêu cầu của cô, cho các trẻ khác nhận xét sau đó cho trẻ nói về bứctranh đã vẽ

Di chuyển tới các bức tranh/ảnh:

Học nghe nói thông qua việc di chuyển đến các bức tranh/ảnh chủ yếu đểgiúp trẻ học các từ chỉ các địa điểm, nơi chốn, tranh ảnh dùng cho trẻ phải làtranh vẽ rõ, màu sắc đẹp, ít chi tiết Giáo viên cho trẻ di chuyển tới các bức tranhxung quanh lớp có từ cần học, hỏi trẻ về bức tranh và cho trẻ đọc từ dưới tranh

* Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy trẻ tiếng Việt

Để tạo sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ khi đến trường Mầm non giáo viên tạo

cơ hội để cho trẻ "nói, nói và nói" bằng tiếng mẹ đẻ với các bạn cùng lớp, cácanh chị tiểu học và với những người xung quanh Các chủ đề nói chuyện lànhững công việc, hoạt động diễn ra hàng ngày xung quanh trẻ như: Cách chàohỏi khi gặp người lớn, công việc của bố mẹ, anh chị em trong gia đình và bảnthân, về thời thiết, về các vật nuôi Trong quá trình nhận thức, khi được sử dụngtiếng mẹ đẻ trẻ sẽ biết nhanh và chính xác hơn bản chất của các sự vật và hiệntượng, bởi vì trẻ hiểu được nghĩa trước khi học một khái niệm mới Chính vì thếnếu giáo viên không biết tiếng dân tộc thiểu số thì giáo viên có thể mời cha mẹtrẻ hỗ trợ trong việc trò chuyện vớ trẻ, giáo viên cần đưa ra chủ đề và hướng dẫncho người hỗ trợ cách trò chuyện, cách đặt câu hỏi

Trang 11

Cho trẻ nghe và kể lại các chuyện trong chương trình: Giáo viên hoạcngười biết tiếng dân tộc thiểu số tóm tắt câu chuyện bằng tiếng dân tộc thiểu số

để trẻ nghe và hiểu được ý nghĩa, nội dung chuyện và cho trẻ kể lại bằng tiếng

mẹ đẻ Sau đó mới cho trẻ nghe và kế lại bằng tiếng Việt

Có thể dịch một số bài thơ, bài hát có nội dung gần gũi sang tiếng dân tộcthiểu số cho trẻ đọc, hát Sau đó cho trẻ đọc, hát lại bằng tiếng Việt

* Phương pháp sử dụng trò chơi

Trẻ mầm non học thông qua chơi vì trò chơi luôn mang lại hứng thú chotrẻ nên việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi để học tiếng Việt là rất cần thiết Giáoviên tổ chức các trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi âm nhạc ví dụ khichơi trò chơi "Chim bay, cò bay" trẻ sẽ học được các từ chỉ các con vật biết bay

và các từ chỉ con vật không thể bay được

* Phương pháp cho trẻ làm quen với đọc, viết

Cho trẻ làm quen với đọc: Giáo viên tạo cho trẻ đọc theo cách của mình,cho trẻ xem tranh và gợi ý để trẻ kể lại bằng chính ngôn ngữ của trẻ Trẻ kể sángtạo theo ý của trẻ

Cho trẻ làm quen với viết: Cần dành nhiều thời gian để luyện cơ ngón taycho trẻ thông qua vẽ, xâu hạt cho trẻ thường xuyên được viết bằng phấn trênnền nhà Khuyến khích trẻ viết những gì trẻ thích và sau đó hỏi trẻ là viết cái gì?Làm như vậy vừa khuyến khích trẻ viết vừa khuyến khích trẻ đọc lại (Thực chất

là luyện kỹ năng diễn đạt suy nghĩ của bản thân)

Biện pháp 3 Cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ thông qua việc làm quen với chữ cái

Sau khi giúp trẻ làm quen và nắm được 29 chữ cái trong Tiếng việt tôitiến hành cho trẻ tham gia các trò chơi với chữ cái, cho trẻ tập tô chữ cái giúp trẻdần dần nắm được toàn bộ hệ thống chữ cái qui định trong chương trình, đồng

Trang 12

thời chính xác hoá cách phát âm Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục trẻmẫu giáo được tiến hành theo phương châm học bằng chơi, chơi mà học Từ đó

tôi luôn nghĩ cần phải phát huy hết tác dụng của các trò chơi để dạy trẻ.Điều đáng chú ý là trẻ rất ham thích được học qua hình ảnh trực quan, tổchức hoạt động học thông qua các trò chơi Mỗi khi được nhìn thấy đồ dùng, đồchơi trẻ rất vui, thích tìm hiểu sờ mó và cùng nhau khám phá nắm bắt được đặcđiểm này chúng tôi đã không ngừng học sưu tầm những trò chơi hay, mới lạ trênbáo chí, thông tin đại chúng để đưa vào dạy trẻ phù hợp theo nội dung từng chủđiểm

Ví dụ: Trò chơi tìm chữ cái l, m, n trong bài thơ "Cây đào"

Cây đào đầu xóm

Lốm đốm nụ hồng

Chúng em chỉ mong

Mùa đào mau nở

Bông đào nho nhỏ

và phát âm chữ cái qua nhiều trò chơi khác như "Nối chữ cái với từ có chứa chữcái đó"… "Dạy trẻ phát âm tiếng Việt thông qua trò chơi tìm chữ cái theo yêucầu của cô"

Ngày đăng: 15/05/2017, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w