1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN LỊCH sử ĐẢNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN đoàn kết, hợp tác QUỐC tế của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

28 508 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 154,5 KB

Nội dung

Đoàn kết quốc tế là một truyền thống vô cùng quý báu, là bài học lịch sử vô giá trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thấm nhuần được truyền thống yêu nướcnhân nghĩađoàn kết của dân tộc, ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã tiếp thu, vận dụng và phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong suốt chặng đường cách mạng Việt Nam, từng bước đưa cách mạng Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thử thách lớn, giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất nước nhà và xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,văn minh

Trang 1

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

Đoàn kết quốc tế là một truyền thống vô cùng quý báu, là bài học lịch sử

vô giá trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thấm nhuầnđược truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc, ngay từ khithành lập, Đảng ta đã tiếp thu, vận dụng và phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc

và đoàn kết quốc tế trong suốt chặng đường cách mạng Việt Nam, từng bướcđưa cách mạng Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thử thách lớn, giành thắnglợi hoàn toàn, thống nhất nước nhà và xây dựng đất nước theo mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,văn minh Truyền thống đoàn kếtquốc tế đã trở thành một phương châm hành động và nó cũng là một trongnhững nhân tố cơ bản, có tính quyết định bảo đảm sự thắng lợi của cách mạngnước nhà, góp phần làm nên những mốc son chói lọi, những trang sử hào hùngtrong lịch sử dân tộc Nếu đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi củadân tộc thì đoàn kết quốc tế làm tăng thêm sức mạnh cho các dân tộc Vì vậy từrất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về mối quan hệ giữa cách mạng ViệtNam và cách mạng thế giới: “Cách mạng An Nam cũng là một phận trong cáchmệnh thế giới Ai làm cách mệnh thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”.Đảng ta luôn nhận thức và thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cáchmạng trong nước với phong trào cách mạng và lực lượng tiến bộ trên thế giới,kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Trong cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm

2011) xác định “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: Đoàn kết toàn

đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế Đó là truyền thống quí báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta”1 Kế thừa và phát huy truyền

1 Đảng Cộng Sản việt Nam, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG, H.2011,tr65

Trang 2

thống đoàn kết quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nayđang trở thành nguồn động lực to lớn để phát triển đất nước.

1 Đoàn kết, hợp tác quốc tế giữa các nước là một vấn đề tất yếu lịch

sử

1.1 Lý luận chung về đoàn kết quốc tế

* Khái niệm về đoàn kết quốc tế

Trong Từ điển Tiếng Việt do trung tâm từ điển học và nhà xuất bản giáodục ấn hành năm 1994 và sau đó là các từ điển khác đều đưa ra khái niệm đoàn

kết là: “kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung”

Còn đoàn kết dân tộc theo Hồ Chí Minh tức là đoàn kết tất cả các dân tộc trongmột quốc gia, kể cả sống ở trong nước hay ở nước ngoài miễn là người ViệtNam thì không được phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai,…không phân biệt

về chính trị, tôn giáo…Tất cả phải đoàn kết vì một mục tiêu chung là độc lập,

tự do cho dân tộc, cho đất nước Đoàn kết quốc tế theo nghĩa chung nhất là liênkết, tập hợp tất cả các dân tộc, các nước các trên thế giới thành một khối thốngnhất Còn nếu xét theo cấp độ mục tiêu thì chúng ta có thể chia đoàn kết quốc

tế ra làm hai loại: đoàn kết để thống trị và đoàn kết để chống lại sự thống trị

Về đoàn kết (liên minh) để thống trị đó là mục tiêu của các nước đế quốclớn, có sức mạnh về kinh tế chính trị lẫn quân sự, các nước này luôn có thamvọng làm bá chủ thế giới, muốn bành trướng thế và lực của mình nên chúngtìm cách cấu kết lại với nhau để áp bức, bóc lột các nước yếu hơn mình Chẳnghạn như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý…Và chính vì thế chúng đã cùng nhau thànhlập nhiều tổ chức quân sự hùng mạnh như: SEATO, NATO…

Để chống lại sự thống trị tàn bạo của các nước đế quốc hùng mạnh đó,thì các nước bị áp bức, bóc lột họ đã tự giác ngộ được một chân lý là muốnthoát giải phóng mình thì không có con đường nào khác là tất cả họ phải đoànkết lại thành một hệ thống - tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại các nước đếquốc, vì tất cả các dân tộc ở các nước này dù màu da, tôn giáo, chính trị cókhác nhau nhưng ở họ lại có chung một kẻ thù lớn đó là chủ nghĩa đế quốc, và

Trang 3

đằng sau sự phục tùng vô điều kiện đó, ở họ đang sục sôi một nỗi căm phẫn tolớn chờ cơ hội bùng cháy, tất cả họ đều khao khát có được tự do Điều kiện đó

đã đưa họ lại gần nhau, liên kết chặt chẽ với nhau thành một hệ thống các nước

xã hội chủ nghĩa hùng mạnh ngang tầm và đối đầu lại các nước đế quốc Vàolúc ấy, cuộc cách mạng Tháng Mười Nga thành công và tiến lên xây dựng chủnghĩa xã hội, thắng lợi này đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân vàchứng minh lí luận cách mạng vô sản của Lênin là hoàn toàn đúng Đồng thời

nó cũng mở đường cho chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa phát triển

Vào giữa thế kỷ XIX, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đối với chủnghĩa tư bản đòi hỏi phải có lý luận tiên phong chỉ đường Chủ nghĩa Mác rađời, khẳng định quy luật diệt vong của chủ nghĩa tư bản, nhường bước cho xãhội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa; đồng thời chỉ rõ sừ mệnh lịch sử thế giớicủa giai cấp vô sản và nêu lên khẩu hiệu chiến lược: Vô sản tất cả các nướcđoàn kết lại! Đến cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giaiđoạn đế quốc chủ nghĩa Các nước đế quốc tranh giành nhau thuộc địa và đãcăn bản hoàn thành việc phân chia thế giới, áp đặt ách áp bức thực dân ở khắpcác nước châu Á, Phi và Mỹ latinh Thế giới bị chia cắt làm hai: Một khu vựcgồm các nước công nghiệp phát triển, thường được gọi là phương Tây và khuvực kia bao gồm các nước thuộc địa, thường được là phương Đông Vấn đề đặt

ra cho các nước thuộc địa là làm thế nào để được giải phóng Thế giới hìnhthành mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đếquốc thực dân, trở thành một điều kiện khách quan cho phép phong trào cáchmạng ở các nước thuộc địa gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế, đặc biệt

là với phong trào cách mạng ở các nước chính quốc

Sang thế kỷ thứ XX, nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra dồn dập, báo trướcbước chuyển biến trong tình hình quốc tế, cuộc xung đột tranh giành quyền lợigiữa các nước đế quốc đã dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt.Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước đế quốc,

Trang 4

phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa bùng lên mạnh

mẽ, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ápganixtan,

Inđônêxia , Bão táp cách mạng với “Phương Đông thức tỉnh” là nét đặc sắc

của tình hình quốc tế trong giai đoạn này Trong bối cảnh ấy, Lênin phân tíchtình hình cụ thể,tiếp tục phát triển chủ nghĩa trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,

đề ra lý luận cách mạng vô sản có thể thành công ở một số nước, thậm chítrong một nước tư bản phát triển trung bình, đồng thời nêu lên nguyên lý vềcách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa, về sự đoàn kết giữa giai cấp vôsản ở các nước đế quốc và các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chốngchủ nghĩa đế quốc Thực tiễn chứng minh lý luận của Lênin là đúng bằng thắnglợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 dưới sự lãnh đạo củaNgười Thắng lợi đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong tào cách mạng thếgiới, nhất là cách mạng ở thuộc địa Năm 1919, Lênin cùng các nhà cách mạngchân chính ở các nước thành lập Quốc tế cộng sản; Đồng thời phát triển khẩu

hiệu chiến lược của Mác thành: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp

bức, đoàn kết lại” 1 Như vậy đoàn kết quốc tế đó chính là sự đoàn kết giữa các

nước thuộc địa, các nước bị áp bức, bóc lột và với tất cả các nước yêu chuộnghòa bình trên thế giới để chống lại chủ nghĩa đế quốc

Bước vào thế kỷ XXI, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc là một hiệntượng lịch sử - xã hội phát triển có quy luật Nội dung, tính chất và hình thứcliên minh, hợp tác mang dấu ấn thời đại và giai cấp rõ rệt, giữ vị trí trung tâmcủa thời đại Xu thế phát triển của lịch sử xã hội loài người là các nước, cácdân tộc ngày càng xích lại gần nhau, có quan hệ ngày càng sâu rộng Xu thế đóbắt nguồn từ những tiền đề, điều kiện khách quan Nền kinh tế thế giới ngàynay phát triển vượt khỏi khuôn khổ quốc gia, phá vỡ hàng rào dân tộc, mở rộngquan hệ quốc tế Chủ nghĩa tư bản ra đời, sản xuất hàng hoá và công nghiệpphát triển, chuyên môn hoá ngày càng sâu, đòi hỏi sự hợp tác, trao đổi Nhiều

1 Lê Văn Yên, Một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân

tộc, NXB Thanh niên, H 2002, Tr42

Trang 5

phương tiện giao thông và thông tin liên lạc hiện đại như hàng hải, hàng không,điện tín, điện báo mà một thời chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc độcquyền sử dụng làm công cụ đi chinh phục, xâm lược các nước, ngày nay đã vàđang trở thành phương tiện chung của các dân tộc để thực hiện mối quan hệquốc tế ngày càng phát triển

* Mục tiêu của đoàn kết quốc tế

Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sứcmạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng nước ta, mặt khác, đoànkết quốc tế còn nhằm mục tiêu cụ thể sau:

Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế nhằm ngăn chặn và loại trừ nhữngmối đe dọa hòa bình và thủ tiêu hành động xâm lược của các nước đế quốc,giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình

Phát triển các cơ quan hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọngnguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết giữa các dân tộc

Đoàn kết quốc tế cho mục tiêu độc, lập tự do dân tộc và đoàn kết, hữunghị bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các nước, các dân tộc trên thế giới

Hợp tác, tương trợ và sẵn sàng giúp đở lẫn nhau về các lĩnh vực kinh tế,

xã hội, văn hóa; tôn trọng quyền con người, không phân biệt chủng tộc, giớitính, ngôn ngữ và tôn giáo

1.2 Tính tất yếu của đoàn kết quốc tế

Đoàn kết, hợp tác quốc tế giữa các nước là một vấn đề tất yếu lịch sửLiên minh, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc là một hiện tượng lịch sử -

xã hội phát triển có quy luật Nội dung, tính chất và hình thức liên minh, hợptác mang dấu ấn thời đại và giai cấp rõ rệt, giữ vị trí trung tâm của thời đại Xuthế phát triển của lịch sử xã hội loài người là các nước, các dân tộc ngày càngxích lại gần nhau, có quan hệ ngày càng sâu rộng Xu thế đó bắt nguồn từnhững tiền đề, điều kiện khách quan

Nền kinh tế thế giới ngày nay phát triển vượt khỏi khuôn khổ quốc gia,phá vỡ hàng rào dân tộc, mở rộng quan hệ quốc tế

Trang 6

Chủ nghĩa tư bản ra đời, sản xuất hàng hoá và công nghiệp phát triển,chuyên môn hoá ngày càng sâu, đòi hỏi sự hợp tác, trao đổi Nhiều phương tiệngiao thông và thông tin liên lạc hiện đại như hàng hải, hàng không, điện tín,điện báo mà một thời chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc độc quyền sử dụnglàm công cụ đi chinh phục, xâm lược các nước, ngày nay đã và đang trở thànhphương tiện chung của các dân tộc để thực hiện mối quan hệ quốc tế ngày càngphát triển Nền vǎn minh nhân loại đã phát triển vượt khỏi khuôn khổ mộtnước, tạo điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế giữa các dân tộc

Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giaicấp tư sản và giai cấp vô sản ra đời, hai lực lượng có tính chất quốc tế Giai cấp

vô sản muốn chiến thắng giai cấp tư sản thì phải bằng sức mạnh đoàn kết vôsản toàn thế giới Mác nêu khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới, liên hiệp lại!”.Trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, hệ thống thuộc địa bao trùm cả thế giới,Lênin phát triển khẩu hiệu trên thành: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị

áp bức, đoàn kết lại!”

Thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng mười Nga năm 1917 mở ra thờiđại- thời đại quá độ từ chủ nghĩa Tư bản lên chủ nghĩa xã hội tren phạm vi toànthế giới, cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tưbản và chủ nghĩa xã hội đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải thực hiện đoàn kếtquốc tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng và tiến bộtrên thế giới

Ngay từ những nǎm 20 của thế kỷ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhậnthức sâu sắc chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong tư tưởng lý luậncủa Mác và của Lênin Người đã dùng hình tượng hai cánh chim và hình tượngcon đỉa hai vòi để nêu lên sự kết hợp chặt chẽ giữa hai trào lưu cách mạng vôsản và cách mạng giải phóng dân tộc Người khẳng định công cuộc giải phóngcủa các dân tộc bị áp bức “chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của chínhbản thân mình” và “muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúpmình đã” Đồng thời với việc khẳng định sự nỗ lực “của chính bản thân mình”,

Trang 7

Người hết sức coi trọng sự liên minh quốc tế, đoàn kết giữa các dân tộc để đấutranh cho hoà bình Người nói: “Vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no,những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn ápbức”

Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Mười Nga nǎm 1917 mở ra mộtthời đại mới - thời đại cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bứcđoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đế quốc Cuộc đấu tranh diễn raquyết liệt đòi hỏi phải thực hiện đoàn kết quốc tế giữa các nước xã hội chủnghĩa, các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới

Đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới đang diễn ra mạnh mẽ, tạo bước phát triển nhảy vọt về lựclượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất, tǎngcường xu thế quốc tế hoá nền kinh tế, hình thành một thị trường thế giới, trong

-đó các hệ thống kinh tế cạnh tranh với nhau Mặt khác, sự hợp tác kinh tế làmột yêu cầu phát triển tất yếu của tất cả các nước có chế độ chính trị - xã hộikhác nhau Đúng như Lênin đã chỉ rõ: “Có một sức mạnh lớn hơn nguyệnvọng, ý chí và sự quyết tâm của bất cứ chính phủ hay giai cấp thù địch nào, sứcmạnh đó là những quan hệ kinh tế chung của toàn thế giới, chúng bắt buộc họphải tiếp xúc với chúng ta”

Thế giới là một thể thống nhất có mâu thuẫn Các nước vừa độc lập, vừaphụ thuộc lẫn nhau Các quốc gia dân tộc sống trên hành tinh đều cần duy trì sựsống Nhưng những mâu thuẫn cơ bản của xã hội loài người trong thời kỳ quá

độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại; đồng thời lại xuất hiệnnhững mâu thuẫn mới có tính toàn cầu như mâu thuẫn giữa hoà bình và chiếntranh Các dân tộc đều có quyền độc lập, song không thể sống biệt lập với cộngđồng quốc tế, không thể không có sự hợp tác quốc tế mà giải quyết được nhữngyêu cầu nhiệm vụ phát triển của dân tộc mình Thế giới là một thể thống nhất

có mâu thuẫn Các nước vừa độc lập, vừa phụ thuộc lẫn nhau Các quốc giadân tộc sống trên hành tinh đều cần duy trì sự sống Nhưng những mâu thuẫn

Trang 8

cơ bản của xã hội loài người trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội vẫn tồn tại; đồng thời lại xuất hiện những mâu thuẫn mới có tínhtoàn cầu như mâu thuẫn giữa hoà bình và chiến tranh Các dân tộc đều cóquyền độc lập, song không thể sống biệt lập với cộng đồng quốc tế, không thểkhông có sự hợp tác quốc tế mà giải quyết được những yêu cầu nhiệm vụ pháttriển của dân tộc mình Trong thế giới hiện đại, nhiều vấn đề đặt ra có liênquan đến vận mệnh của các dân tộc Đó là giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy cơchiến tranh hạt nhân huỷ diệt, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ và tái tạo tàinguyên thiên nhiên, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi nhữngbệnh tật hiểm nghèo Con đường giải quyết có hiệu quả nhất các vấn đề trên làphối hợp sức lực và tài nǎng với ý thức trách nhiệm cao của tất cả các dân tộctrên thế giới Không một nước nào, dù đó là nước lớn, có thể tự giải quyết đượcnhững vấn đề trên

2 Quá trình thực hiện đoàn kết, hợp tác quốc tế của Đảng

Trang 9

chỉ vạch hướng, chỉ đường mà bằng những hoạt động thực tiễn phong phú, sinhđộng đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới Tháng 12-1920, tạiĐại hội lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp ở Tua, Người đã bỏ phiếu tán thànhgia nhập Quốc tế cộng sản và là người tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp.Bằng những việc làm đó, Người đã gắn bó chặt chẽ hơn phong trào cách mạngViệt Nam với phong trào cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam với cáchmạng Pháp, đặt nền móng cho tình đoàn kết chiến đấu giữa Đảng Cộng sảnViệt Nam và Đảng Cộng sản Pháp cùng các đảng cộng sản và công nhân trênthế giới Tháng 7-1921, ở Pari, Người đã cùng một số nhà hoạt động cáchmạng của nhiều nước thuộc địa lập ra Hội liên hiệp thuộc địa" nhằm đoàn kếtcác lực lượng yêu nước của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốcxâm lược Nǎm 1925, Người lại cùng với những nhà cách mạng Trung Quốc,Triều Tiên, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, ấn Độ lập ra Hội các dân tộc bị ápbức ở á Đông Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc đồng thời

là hành trình tìm kiếm bạn đồng minh và thiết lập mối quan hệ đoàn kết, hợptác quốc tế của cách mạng Việt Nam Lịch sử ngày càng ghi nhận công lao tolớn đầu tiên của Người đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong tràocách mạng thế giới, đưa nhân dân ta đi theo con đường mà chính Người đã trảiqua - từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng biết gắn mục tiêu đấu tranh của nhân dân

ta với mục tiêu đấu tranh của nhân dân thế giới, tranh thủ được điều kiện thuậnlợi và sự giúp đỡ quốc tế để đẩy mạnh cách mạng trong nước Cao trào dân chủ(1936-1939), Đảng đề ra mục tiêu trước mắt của cách mạng Việt Nam là chốngphản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi dân sinh dân chủ Mụctiêu đó không chỉ đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng bức thiết của nhân dân ta màcòn thống nhất với mục tiêu đấu tranh của nhân dân thế giới như Đại hội lầnthứ VII Quốc tế cộng sản (7-1935) đề ra Do đó, nhân dân ta tranh thủ được sựđồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới, nhất là nhân dân Pháp Lợi dụng tìnhhình Chính phủ nhân dân Pháp ban hành một số sắc lệnh như thả chính trị

Trang 10

phạm, quyết định thành lập Uỷ ban điều tra tình hình thuộc địa ở Bắc Phi vàĐông Dương, thi hành một số cải cách về lao động và xã hội, Đảng đã phátđộng hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, diễn ra sôi nổi ở cảnông thôn và thành thị Trong cao trào giải phóng dân tộc (1940-1945), Đảng

và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc chǎm chú theo dõi sự tiến triển của cuộc Chiếntranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt là những bước tiến của Hồng quân Liên Xô.Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân mạnh nhất của phát xít Nhật, chúng phảiđầu hàng vô điều kiện Đây là thời cơ vô cùng thuận lợi cho cách mạng ViệtNam giành thắng lợi Tranh thủ thời cơ ngàn nǎm có một đó, Chủ tịch Hồ ChíMinh và Đảng ta đã kịp thời phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền cảnước trong thời gian ngắn Thành công của Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945

có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc Thành công đó do nhiều yếu tố tạo nên,trong đó có sự kết hợp đúng đắn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thờiđại Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhạy bén trước xu thế phát triển củacuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và phong trào cách mạng thế giới, từngbước bổ sung, cụ thể hoá đường lối với những quyết định sát đúng, kịp thời vàtích cực chuẩn bị lực lượng về mọi mặt, do đó đã tranh thủ phát huy đượcnhững điều kiện khách quan thuận lợi Ngay từ khi mới ra đời, vấn đề đoàn kếtquốc tế được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng, đặc biệt là xâydựng sự đoàn kết giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia Ba dân tộc trênbán đảo Đông Dương có lịch sử lâu dài gắn bó với nhau về địa lý, kinh tế, vǎnhoá, xã hội, thường phải chống những kẻ thù chung là thực dân, đế quốc lớn.Điều đặc biệt là ba Đảng có chung nguồn gốc là Đảng Cộng sản Đông Dương

và lãnh tụ Hồ Chí Minh, một nhân tố quan trọng tạo nên mối quan hệ đoàn kếtquốc tế kiểu mới giữa ba nước, ba dân tộc Đoàn kết cách mạng ba nước ĐôngDương dưới sự lãnh đạo của một Đảng thống nhất (1930 - 1951) là nét độc đáocủa lịch sử liên minh, đoàn kết của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia Trongthời gian không dài, đồng chí Nguyễn ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương

đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ tinh thần yêu nước và cách

Trang 11

mạng, huấn luyện, đào tạo được những lớp cán bộ nòng cốt đầu tiên để xâydựng Đảng và phong trào cách mạng ở ba nước dần dần đủ sức lãnh đạo nhândân ba nước giành được những thắng lợi cơ bản Những thành công trên đặtnền móng cho việc xây dựng đoàn kết lâu dài giữa ba nước Việt Nam - Lào -Campuchia

2.2 Thời kỳ tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và

đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta diễn

ra trong tình hình các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt ra đời, và trở thành một

hệ thống thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ Nhưngtrong những nǎm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Namcòn ở trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, nên chưa có điều kiện tranh thủđược sự đoàn kết, giúp đỡ rộng rãi của thế giới Lúc đầu, nhân dân ta tiến hànhcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chủ yếu với sức mạnh của dân tộc, với

ý chí "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm

nô lệ" Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, dựa vàosức mình là chính, là nguồn gốc làm nên sức mạnh chiến thắng của nhân dân

ta Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quyết định đặt cao nhiệm vụ phản đế, cònnhiệm vụ phản phong rải ra thực hiện từng bước, phục vụ cho nhiệm vụ phản

đế Khi có điều kiện thực hiện cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân,giải phóng nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến là cáchtạo ra sức mạnh mới về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến Sau chiếndịch Biên giới nǎm 1950, nhân dân ta có điều kiện quan hệ và được sự ủng hộgiúp đỡ về tinh thần và vật chất của nhân dân Trung Quốc, Liên Xô, nhân dâncác nước xã hội chủ nghĩa và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, nhất

là nhân dân Pháp Nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp phản đốicuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp Hành động anh hùng của chịRaymôngđiêng ngǎn đoàn xe lửa chở vũ khí sang Việt Nam, anh HǎngriMáctanh vận động binh lính Pháp không sang Việt Nam tham chiến, mãi mãi

Trang 12

là những biểu tượng sáng ngời tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ViệtNam và nhân dân Pháp Chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao làchiến dịch Điện Biên Phủ là kết quả của sự kết hợp đúng đắn sức mạnh chiếnđấu của quân, dân ta, với sự giúp đỡ có hiệu quả của nhân dân các nước, trựctiếp là Trung Quốc Chiến thắng Điện Biên Phủ dẫn đến kết thúc thắng lợi cuộckháng chiến chống thực dân Pháp, mở đầu quá trình tan rã của chủ nghĩa thựcdân cũ trên thế giới Trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ, nhân dân tacần được sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước trên thế giới Nhưngmâu thuẫn Xô - Trung nảy sinh gay gắt, đế quốc Mỹ đã lợi dụng và tìm mọicách khoét sâu mâu thuẫn đó để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Namvới quy mô lớn Song nhân dân ta vẫn nhận được sự viện trợ to lớn có hiệu quảcủa nhân dân Liên Xô, nhân dân Trung Quốc Trên thực tế đã hình thành mặttrận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược Trongnhững nǎm 1960 không có vấn đề nào trên thế giới được sự ủng hô rộng rãinhư cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam Cả loàingười tiến bộ đứng về phía Việt Nam Các nước Thế giới thứ ba ủng hộ mạnh

mẽ sự nghiệp của chúng ta Ngay ở Mỹ, đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình, đốt thẻquân dịch, tự thiêu phản đối "Lầu nǎm góc" và "Nhà trắng" tiến hành cuộcchiến tranh xâm lược Việt Nam Sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia gắn bó mậtthiết với nhau Đầu nǎm 1951, do yêu cầu phát triển của cách mạng ba nước,Đại hội lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập chínhĐảng cách mạng riêng ở mỗi nước trên cơ sở tổ chức của Đảng Cộng sản ĐôngDương ở nước mình Từ một Đảng thống nhất, nay đoàn kết trên cơ sở bađảng, đó là biểu hiện sự phát triển tốt đẹp của sự đoàn kết về cả bề rộng lẫnchiều sâu của cách mạng ba nước Nhân dân ba nước dưới sự lãnh đạo củaĐảng cách mạng ở nước mình đã cùng nhau đoàn kết chiến đấu và chiến thắngtrong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

2.3 Thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trang 13

Đây là thời kỳ những diễn biến quốc tế phức tạp đã tác động xấu đếntình hình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta Quan hệ kinh tế với một số nước

bị đảo lộn, sự giúp đỡ và hợp tác kinh tế với Liên Xô và các nước Đông Âu bịđảo lộn Đế quốc Mỹ và một số thế lực bên ngoài tiếp tục bao vây về kinh tế và

cô lập ta về chính trị Tình hình Liên Xô, Đông Âu và sự kiện vùng vịnhPécxích gây cho chúng ta những đảo lộn về thị trường xuất khẩu và nhập khẩu,

về nhiều chương trình hợp tác liên doanh và các hiệp định về lao động Cùngvới khó khǎn khách quan, về mặt chủ quan, Đảng cũng phạm sai lầm về chỉđạo chiến lược và chưa chuyển hướng kịp thời đường lối đối ngoại Trongkhoảng thời gian 10 nǎm (1975-1986), Đảng ta chưa tranh thủ được điều kiệnquốc tế thuận lợi ở mức cao nhất và chưa sử dụng tốt sự hợp tác giúp đỡ củacác nước để xây dựng đất nước sau mấy chục nǎm bị chiến tranh tàn phá Vớitinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước phát triển mớitrong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và quan hệ quốc tế của nước ta.Dưới ánh sáng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết 13 của BộChính trị (tháng 5-1988), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (6-1989) đã đặt cơ sở cho việc đổi mới công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giaocủa nước ta Đảng cho rằng, chúng ta có cơ hội lớn để giữ vững hoà bình vàphát triển kinh tế, rằng lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng

cố hoà bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế Đó là nhân tốquyết định củng cố an ninh và giữ vững độc lập Đảng quyết định chuyển mạnhhoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị -kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước Thựchiện chính sách "mở cửa" với những bước đi thích hợp Trong khi hợp tácnhiều mặt với Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, v.v., phải đa dạng hoá quan hệvới các nước khác, với các tổ chức và cá nhân, không phân biệt chế độ chínhtrị, xã hội, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, đôi bên cùng có lợi.Đảng xác định: tǎng cường quan hệ hợp tác với Lào và Campuchia, tích cực

Trang 14

ủng hộ cách mạng Campuchia và góp phần phấn đấu cho một giải pháp chínhtrị về vấn đề Campuchia, thúc đẩy quá trình bình thường hoá với các nước lánggiềng Những quyết định trên của Đảng đáp ứng bước đi tất yếu của dân tộc,nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta sau 30 nǎm chiến tranh, phù hợp với

xu thế của thế giới và khu vực Trong những nǎm qua, quan hệ giữa nước tavới Liên Xô được đổi mới phù hợp với lợi ích của mỗi nước Tǎng cường đoànkết và hợp tác với Liên Xô là nội dung nhất quán trong đường lối đối ngoại củaĐảng và Nhà nước ta Tình hữu nghị và đoàn kết chặt chẽ giữa Đảng và nhândân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia không ngừng được phát triển, nângcao hiệu quả hợp tác Bằng những việc làm cụ thể, nhất là việc rút hết quântình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, chúng ta đã và đang góp phần rất quantrọng vào tiến trình giải quyết hoà bình vấn đề Campuchia Lấy lợi ích cơ bản,lâu dài của hai dân tộc làm trong, chúng ta kiên trì thúc đẩy quá trình bìnhthường hoá với Trung Quốc, quan hệ Việt - Trung sau hơn 10 nǎm không bìnhthường, nay đã và đang tiến tới bình thường hoá về mọi mặt Cuộc sống ngàycàng có nhiều điều kiện và khả nǎng mới cho nhân dân Việt Nam mở rộngquan hệ nhiều mặt với các nước, mở rộng thị trường, thu hút vốn và kỹ thuật,học hỏi kinh nghiệm các nước Tính đến cuối nǎm 1990, Nhà nước ta đã cấpgiấy phép cho gần 200 dự án với tổng số vốn còn khiêm tốn khoảng 1,4 tỷđôla Các công ty kinh doanh của nhiều nước vào Việt Nam ngày càng nhiềuvới nhiều dự án lớn Trong bối cảnh thế giới và trong nước cực kỳ phức tạp,nhân dân ta với lòng yêu nước nồng nàn và niềm tin vào sự nghiệp cách mạngdưới sự lãnh đạo của Đảng đã vượt qua muôn vàn thử thách, kiên trì đổi mới,từng bước phá thế bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, tǎng thêm bè bạn,nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợihơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

2.4 Đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phứctạp và khó lường Hòa bình và hợp tác vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh giữa

Ngày đăng: 14/05/2017, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w