Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 1954) Tháng 9 năm 1945, quân đội Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật ở Việt Nam. Phía Bắc, 20 vạn quân Tưởng vượt qua biên giới Việt Trung vào Hà Nội , kéo theo bọn phản động Việt Nam quốc dân Đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh. Tình hình trở nên phức tạp. Dựa vào lực lượng của Tưởng Giới Thạch, bọn phản động tìm mọi cách để chống phá Cách mạng Việt Nam . Từ sau vụ án ở phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều) bộ mặt thật của chúng bị nhân dân lên án. Hoạt động của chúng chủ yếu là ở nội thành, ít có ảnh hưởng ra ngoại ô. Quân Tưởng Giới Thạch, có một đơn vị chiếm đóng doanh trại của Nhật trước đây (giáp phía Bắc làng Phương Liệt) sau này là xí nghiệp 250 gần sở Thú Y. Bọn này sinh hoạt nhếch nhác, dân ta gọi là Tầu Ô, quân lệnh của chúng không nghiêm, nhiều tên mang quân trang, quân dụng và súng đạn đi bán, ta muốn mua để trang bị tự vệ nhưng không có tiền quan kim.
Trang 1Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Tháng 9 năm 1945, quân đội Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật
ở Việt Nam Phía Bắc, 20 vạn quân Tưởng vượt qua biên giới Việt - Trung vào Hà Nội , kéo theo bọn phản động Việt Nam quốc dân Đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh Tình hình trở nên phức tạp Dựa vào lực lượng của Tưởng Giới Thạch, bọn phản động tìm mọi cách để chống phá Cách mạng Việt Nam Từ sau vụ án ở phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều) bộ mặt thật của chúng bị nhân dân lên án Hoạt động của chúng chủ yếu là ở nội thành, ít có ảnh hưởng ra ngoại ô
Quân Tưởng Giới Thạch, có một đơn vị chiếm đóng doanh trại của Nhật trước đây (giáp phía Bắc làng Phương Liệt) sau này là xí nghiệp 250 gần sở Thú Y Bọn này sinh hoạt nhếch nhác, dân ta gọi là Tầu Ô, quân lệnh của chúng không nghiêm, nhiều tên mang quân trang, quân dụng và súng đạn đi bán, ta muốn mua để trang bị tự vệ nhưng không có tiền "quan kim"
Ở miền Nam, quân Anh, Ấn vào tiếp quản Sài Gòn, đã công khai giúp Pháp chiếm lại miền Nam bằng vũ lực Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp núp sau quân đội Anh - Ấn chiếm các vị trí quan trọng trong thành phố Nhân dân Sài Gòn vùng dậy chống trả quyết liệt bằng gậy tầm vông và dáo mác ở Nam Bộ, lúc này có ông Nguyễn Văn Phẩm làm cán bộ vô tuyến điện của Uỷ ban Kháng chiến Anh Trần Sĩ Ngạn tham gia chiến đấu trong lực lượng thanh niên tiền phong, thuộc đoàn Vĩnh Thoả ở quận I Anh Nguyễn Văn Hồng phụ trách trung đội tự vệ chiến đấu của công nhân cao su Phú Riềng Trong một trận chiến đấu không cân sức ở phía Bắc tỉnh Thủ Đầu Một anh Hồng đã hi sinh năm 1946
Theo lời gọi của Đảng, phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến sôi nổi ở miền Bắc Uỷ ban Kháng chiến Phương Liệt chỉ đạo các đoàn thể phụ
nữ cứu quốc và thanh niên tổ chức quyên tiền và quần áo giúp đồng bào
Trang 2miền Nam Một số thanh niên ghi tên xung phong vào đoàn quân tiếp phòng để được vào Nam chiến đấu
Sau khi chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tháng 2 năm 1946 Thực dân Pháp kéo quân ra Bắc uy hiếp chính quyền non trẻ của ta Trước tình hình ngàn cân treo sợi tóc, Hồ Chủ Tịch đã có những hoạt động ngoại giao khôn khéo Bác đã ký hiệp định sở bộ ngày 6/3/1946 cho phép Pháp đưa
15 nghìn quân vào thay thế 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch rút về nước Chiều 16/3/1946 xe tăng và bộ binh Pháp đổ bộ lên thành phố Hải Phòng reo rắc mầm mống chiến tranh Tình hình ngày càng căng thẳng khi Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Hòn Gai, Bắc Ninh, Sơn La (11/1946) ở Hà nội có nhiều trận đấu súng lẻ tẻ ở nội thành khi quân Pháp từ trong thành ra khiêu khích tự vệ chiến đấu của ta Chúng ta được lệnh sẵn sàng Uỷ ban kháng chiến Phương Liệt trực tiếp đôn đốc việc luyện tập quân sự và tổ chức canh gác của đơn vị tự vệ Nhiều phương án chiến đấu giữ làng được thực tập, đồng thời thực tập cả việc sơ cứu của tổ cứu thương như băng bó, vận chuyển thương binh Đội tiếp tế vay thóc gạo của các gia đình để chuẩn bị khi có tình huống chiến đấu xẩy ra Nhiều gia đình đã tích cực góp gạo, thóc giao cho đội tiếp tế Tổ tuyên truyền hoạt động liên tục, phát tin trên loa truyền thanh về lời kêu gọi của thành phố, thông tin những vụ việc khiêu khích của địch trong nội thành, vẽ áp phích cổ động phong trào thi đua của các đoàn thể và nhân dân trong làng Nhiều gia đình đã liên hệ trước các cơ sở ở vùng quê và các gia đình thân thuộc để chuẩn bị cho ông
bà già, con trẻ sơ tán khi chiến sự xẩy ra Công tác chuẩn bị rất khẩn trương Dân Phương Liệt sẵn sàng làm vườn không nhà trống, quyết tâm sống chết với thủ đô, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch
Trong điều kiện so sánh giữa ta và địch, Đảng ta chủ trương kháng chiến lâu dài, chống chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp Khẩu hiệu "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi" được quán triệt trong cán bộ và nhân dân ta Ở Hà Nội , Bộ chỉ huy mặt trận đã có kế
Trang 3hoạch chiến đấu nhằm tiêu hao và giam chân địch càng lâu càng tốt để hậu phương có điều kiện chuẩn bị tốt hơn Với tinh thần chủ động tấn công, 20 giờ, ngày 19 tháng 12 năm 1946, vệ quốc quân, thanh niên thành Hoàng Diệu và công an xung phong đồng loạt nổ súng tấn công các vị trí quân Pháp ở Hà Nội , sau loạt đại bác ở Pháo Đài Láng làm hiệu lệnh
Ngay đêm hôm đó, người tự vệ chiến đấu Bùi Văn Đe bị viên đạn lạc
hy sinh trước bảng tin của làng Theo lời kêu gọi của Chính phủ "Tản cư là yêu nước, tản cư là kháng chiến" cụ già, trẻ con nhanh chóng chuyển ra vùng tự do Ngày 23 tháng 12 năm 1946, ba chiếc máy bay chiến đấu của Pháp bắn phá một số làng ngoại thành đồng thời bắn cháy nhà của ông Nguyến Văn Nuôi, ông Trần Sĩ Liêm, và nhà cụ Cuông ở xóm giữa làng Phương Liệt nhưng không có thương vong
Đầu tháng giêng năm 1947 một cánh quân của Pháp đánh thăm dò ra phía Việt Nam Học Xá (nay là đại học Bách Khoa) bị quân chủ lực của ta chặn đánh chúng phải rút vào thành Đề phòng địch đánh phá bệnh viện Bạch Mai, nhân viên bệnh viện gấp rút chuyển dụng cụ y tế, máy móc ra vùng tự do Một số anh em tự vệ Phương Liệt cũng góp sức vận chuyển một số dụng cụ thuốc men ra để nhờ nhà ông Mai Xuân Trang
Ngày 15 tháng 1 năm 1947 Pháp tung một lực lượng mạnh đánh ra Bạch Mai, ngã tư Trung Hiền, cơ sở vô tuyến điện Đại La và làng Hoàng Mai Trung đội tự vệ Phương Liệt cho hai tiểu đội sang phối hợp chiến đấu
ở Hoàng Mai, chặn đường xuống Đuôi Cá Còn một tiểu đội chắn giữ ở cầu Trắng, đầu làng Tám trên đường số 1, anh em đắp ụ chiến đấu ở đầu cầu và đánh sập cầu không cho địch qua, đồng thời chuẩn bị chai "xăng kếp" đánh
xe tăng nếu chúng tiến xuống Nhưng xe tăng địch dừng ở chùa Phương Liệt, dùng pháo bắn xuống, không tiến quân bằng bộ binh ở phía Hoàng Mai và Tương Mai, tự vệ Phương Liệt cùng tự vệ địa phương cầm cự với địch nhưng không đủ sức chống lại, nên bị thương vong tại chỗ 6 chiến sĩ
là các anh Bùi Văn Tiến, Bùi Văn Vi, Nguyễn Văn Ruộng, Nguyễn Gia
Trang 4Chắt, Nguyễn Gia Thị Các anh là những liệt sĩ đầu tiên của Phương Liệt được tổ quốc ghi công từ những ngày đầu chống Pháp
Trước tình hình đó, cấp trên cho đơn vị rút về làng Quang Tó, làng Quỳnh Đô dưới Văn Điển để củng cố lực lượng Một số tự vệ được chuyển vào đơn vị tập trung của thành phố, có người được tổ chức đưa vào làm nòng cốt trong hậu địch Sau ngày toàn quốc kháng chiến, nhiều thanh niên Phương Liệt tự nguyện tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong đoàn quân vệ quốc Một số vào đơn vị công binh, một số vào cục quân y, nhiều nhất là cục thông tin liên lạc ngành vô tuyến điện, có anh bổ sung vào ban liên lạc đặc biệt quốc phòng tổng tư lệnh Các anh lăn lộn trên khắp chiến trường trong toàn quốc, có anh sát cánh cùng quân dân Pathet Lào chiến đấu với tình nghĩa anh em cùng một chiến hào
Nhiều thanh niên tham gia trong các tổ chức kháng chiến ở vùng tự
do như các ngành y tê, giáo dục, công nhân nhà in hoặc trong cơ quan của Đảng và Chính phủ Các cán bộ nòng cốt cũng được rút ra vùng tự do ở phía Thanh Trì, Thường Tín Chủ trương của thành uỷ và quận V là nhanh chóng tập hợp lực lượng, chấn chỉnh đội ngũ ngay ở vùng tự do, dần dần đưa lực lượng vào hoạt động tại địa bàn
60 ngày đêm kiên cường đánh địch trong lòng Hà Nội , quân và dân thủ đô đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang Đềm ngày 17 rạng ngày 18 tháng 2 năm 1947 trung đoàn thủ đô được lệnh rút khỏi thành phố, sau đó trung đoàn Thăng Long cũng chuyển sang vùng tự do Quân Pháp rảnh tay, tập trung lực lượng đánh chiếm đường số 1, số 2, số 5 và các xã ngoại thành Phương Liệt nằm trong vùng tạm chiếm Tháng 8 năm 1947 địch lập tề ở làng để làm công cụ cho chúng Lúc đầu, chúng đưa ông Mai Xuân Chung
ra làm tiên chỉ và ông Mai Xuân Trang ra làm lý trưởng Các ông này làm được một thời gian thì công an của ta bắt đưa ra vùng tự do vì ông Trung yếu không đi được nên bị bắn tại chỗ còn ông Trang sau bị ốm chết ngoài vùng kiểm soát của lực lượng kháng chiến
Trang 5Mặt trận Hà Nội sáp nhập khu Đề Thám, một số làng của khu Đống
Đa và Liên khu III thành lập quận V Lúc đầu do đồng chí Minh Quang, sau là đồng chí Nguyễn Kỷ làm bí thư quận uỷ Tháng 4 năm 1947, hội nghị quận uỷ bầu đồng chí Hồ Chúc làm bí thư quận uỷ và đồng chí Hà Đăng Ấn làm chủ tịch uỷ ban kháng chiến quận V Quận uỷ chủ trương đưa dân về làng, đồng thời xây dựng cơ sở tổ chức kháng chiến ngay trong lòng địch Giữa năm 1947 dân về ngày càng đông, ta cũng đưa cán bộ về theo để khôi phục lại phong trào Quận V cử ông Nguyễn Văn Vĩnh người làng Phương Liệt về tham gia tổ chức uỷ ban kháng chiến của làng Các ông sau đây tham gia uỷ ban từ cuối năm 1947:
- Ông Nguyễn Văn Túc chủ tịch uỷ ban kháng chiến
- Ông Nguyễn Văn Dậu phó chủ tịch
- Ông Nguyễn Văn Quảng thư ký
- Ông Nguyễn Văn Ứng thủ quỹ
Sau này bổ sung anh Bùi Văn Diệm, tự vệ chiến đấu làm uỷ viên quân sự
Công việc của uỷ ban kháng chiến là nhanh chóng ổn định cuộc sống của nhân dân, chủ yếu là làm ruộng, một số làm nghề tự do và buôn bán vặt
- vận động nhân dân ủng hộ kháng chiến, trực tiếp giúp cán bộ vào hoạt động ở nội thành đồng thời tổ chức lại lực lượng tự vệ chiến đấu Nơi hội họp của uỷ ban thường là ở nhà riêng của cán bộ uỷ ban Việc cân nhắc người ra lập tề là công việc phải tính toán ngoài mặt làm cho địch nhưng ngầm giúp, che giấu cán bộ vào hoạt động cho ta Sau khi ông Trang được đưa ra vùng tự do, ta đưa ông Lê Trọng Giệc ra làm lý trưởng Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 thời Pháp thuộc ông Giệc đã làm phó lý Thời đó, ông Giệc làm việc cho Pháp nhưng khéo léo che chở cho dân, nên bây giờ
uỷ ban chọn ông ra làm lý trưởng Năm 1948 ông đã che chở một số cán bộ
ở vùng tự do vào vùng hoạt động và giữ được bí mật cho cán bộ uỷ ban làm việc ngay trong làng Một thời gian ngắn ông Giệc gần như bị lộ ta thay
Trang 6ông Nguyễn Văn Khẩn làm lý trưởng Năm 1949 ông Khẩn bị địch bắt vì che dấu cán bộ nằm vùng Năm 1950 - 1951, địch thay đổi tổ chức chính quyền cơ sở là hội đồng hương chính Lúc này ta vận động ông Mai Xuân Long làm chủ tịch hội đồng, anh Nguyễn Gia Khánh làm thư ký, ông Lê Trọng Giệc làm lý trưởng, ông Hoàng Văn Triệu làm phó lý, ông Nguyễn Văn Cống làm thủ quỹ Trong những năm gay go ác liệt nhất, chính quyền này đã giúp, che chở cho cán bộ và cơ sở kháng chiến của ta tránh được nhiều thiệt hại Quan hệ nhân dân và những ngừơi kháng chiến với những người ra làm việc cho địch không có hiềm khích, oán thù Phong trào cách mạng vẫn âm ỉ trong lòng dân Phương Liệt và luôn được giữa vững, phát triển trong lòng địch Cuộc sống của nhân dân lúc đầu có vất vả, làm ruộng thì lỡ vụ, buôn bán thì không có vốn , không có cửa hàng Sau dần cũng ổn định nhờ có tình làng nghĩa xóm Một số người làm quen với việc mua bán trao tay, mau hàng trong thành phố ra vùng tự do bán, nhất là các hàng dược phẩm vì ngoài tự do rất hiếm Hàng thuốc và dụng cụ y tế được khuyến khích nên nhiều người buôn bán từ vùng địch ra vùng tự do Lợi dụng số người này, lực lượng kháng chiến sử dụng làm đượng dây liên lạc, đôi khi chuyển tài liệu trong số hàng hoá Có người mang hàng ra bán ở Phú Xuyên - Thường Tín, có người ra Cống Thần, Chợ Đại (Mỹ Đức) hoặc rứng Thông của tỉnh Thanh Hoá Giữ vùng tự do và vùng tạm chiến thường xuyên được trao đổi tin tức nên những tin chiến thắng ở các chiến trường cũng động viên và củng cố lòng tin cho nhân dân Các lực lượng công an, tình báo quân đội có điều kiện thâm nhập thuận lợi hơn Năm 1948 - 1949
là năm lực lượng phát triển, phong trào nhân dân lên mạnh, sau khi có nghị quyết của thành uỷ Hà Nội là "làm thất bại kế hoạch phòng tuyến của địch
và phát động phong trào du kích chiến tranh rộng rãi ở sau lưng địch để bao vây lại chúng" thành uỷ chỉ thị: tăng cường cán bộ trong ngoại thành, đưa thêm cán bộ vào nội thành lúc này, tránh được các cuộc càn quét của địch
Trang 7ra vùng tự do đang diễn ra ác liệt, đồng thời khôi phục các phong trào trong vùng địch
Lực lượng công an trong thời gian này cử anh Trần Văn Bình (tức Ngọ) anh Nguyễn Đắc Chi, anh Nguyễn Văn Tiến (tức Cấp) vào hoạt động dựa vào gia đình cơ sở là bà Nguyến Thị Thận Nhiều điệp báo viên như chị Trương Thị Nhiễm, Trịnh Thị Hiên (người Hải Phòng) và anh Dưỡng hoạt động thường xuyên vẫn không bị lộ Cán bộ công an quận V là anh Lê Văn Tám ẩn náu ở gia đình bà Mai Thị Liên Anh Tăng và anh Đường do gia đình ông Bùi Văn Khái nuôi dưỡng Tình báo viên Nguyễn Khắc Thứ được cụ Trần Văn Được nghèo khó nhất làng che dấu Cụ Được bị địch bắt, tra khảo rất giã man, vừa bị đánh đập, vừa bị chúng dùng lửa đốt râu, đưa
cụ đi khắp làng bắt chỉ điểm, nhưng cụ không khai báo Chúng đưa về bốt sen đầm ngã tư Vọng do tên Tây Lùn lấy cung cũng không được một lời khai Cụ đau ốm, không đủ điều kiện thuốc thang nên cụ chết trong sự thương cảm của dân làng Gia đình bà Lê Thị Nhàn và chồng là Trần Văn Đức nuôi dưỡng công an Phạm Gia Đốc bị bắt cùng với con gái là điệp báo viên Trần Thị Thuyết Cả 3 người đều bị sát hại năm 1948 Sau này, năm
1997 Chính phủ tra truy tăng bà Lê Thị Nhàn là "bà mẹ Việt Nam anh hùng" và cả 3 người là liệt sĩ (làng Phương Liệt chỉ có 1 bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh) Một đơn vị quân báo 250A và 310 của mặt trận Hà Nội cử anh Vũ Ba, Nguyễn Văn Hậu và Nguyễn Văn Hồng vào hoạt động, dựa vào cơ sở là gia đình bà Ba Đắng
Thời gian này địch khủng bố gắt gao, nhưng ta cũng hoạt động rất mạnh Địch dựng lại bốt sen đầm (Gendarmerie) ở ngã tư Vọng do tên Tây Lùn phụ trách Trước đây năm 1942 chúng đã xây dựng bốt sen đầm này để giữ an ninh ở khu vực ngoại thành, đến năm 1945 ta xoá bỏ Tên Tây Lùn đặc biệt nguy hiểm cho dân, ngoài ra nó còn tuyển dụng một số tên việt gian, tay sai ác ôn có tiếng như: xếp trưởng Mai, xếp phó Cận, ác ôn Sử (ở Thanh Nhàn) tên Cương con (ở Quỳnh Lôi) tên Thịnh răng Vàng, tên Nãi
Trang 8(ở Định Công) Chúng thay nhau đi rình mò ở các xóm, ngõ ngách Chúng đánh và hành hạ cán bộ kháng chiến bị bắt, hoặc những người bị tình nghi không ghê tay Tuy vậy phong trào cách mạng vẫn giữa vững Cuối năm
1948 tự vệ Phương Liệt quyết định diệt trừ tên Tây Lùn gian ác Đồng chí Minh được cử đi làm nhiệm vụ, chẳng may bị chúng xát hại nên tên Tây Lùn thoát chết, nhưng địch cũng phải chuyển nó đi nơi khác Năm 1949 ,
du kích Phương Liệt tổ chức đặt mìn ở đường xe lửa khu vực cầu Trắng đầu làng Tám Tầu bị trật đường ray bị hư hỏng một số toa xe Du kích thuộc đơn vị anh Hậu đã có kế hoạch giải vây, cướp tù ở nghĩa địa tây (nay
là khu vực tập thể Nguyễn Công Trứ) đã cứu hai anh Vũ Ba đại đội trưởng
và anh Cương là chính trị viên chốn thoát Tháng 5 năm 1949 tổ du kích Phương Liệt gồm các anh Diệm, Cơ, Chăm cùng với anh Thắng, anh Bình, anh Đạt cán bộ công án vào nội thành nắm tình hình địch đồng thời tìm chỗ
sơ hở của chúng để phá hoại nhằm gây khí thế và rút kinh nghiệm cho việc
tổ chức chiến đấu sau này Các anh đã bí mật đột nhập vào nhà máy làm nước đá ở phố Trần Nhật Duật, dùn mìn phá hỏng một máy làm nước đá Chúng phải ngừng hoạt động một số ngày
Ta ra vào hoạt động ít bị lộ và không mấy người bị bắt vì có cơ sở che dấu tốt Nếu có ai bị lộ thì không chuyển ra vùng tự do mà lại chuyển vào vùng nội thành nên địch bị bất ngờ Việc thâm nhập vào làng theo ám, tín hiệu bí mật của gia đình cơ sở nhà ông Đãng ở giữa làng Nhà này cạnh đường đi từ cuối làng lên đầu làng trông ra ao Hạ Cán bộ từ vùng tự do vào làng nếu thấy ánh lửa của chiếc đèn treo ở cửa nhà ông Đãng bật sáng tức là không có địch , không nguy hiểm Ngược lại nếu không có ánh đèn đành phải ngâm mình dưới ao hoặc phải trở ra Tài liệu, vũ khí và nơi hội họp của cán bộ thường là ở hậu cung đình làng, ở gầm sàn gỗ trong đình, hoặc ở bốn lò gạch giưã cánh đồng, có khi dấu ở chùa, sau này địch chiếm chùa thì chuyển lên miếu cụ Trạng ở đầu làng
Trang 9Trong những năm 1949 - 1950 và sau này, địch dáo diết bắt lính bổ sung cho các đơn vị chiến đấu bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh Phương Liệt có khoảng 30 người bị bắt làm quân dịch, trong đó có 6 người được ông Nguyễn Văn Diêu là người làng, làm chánh quản trong quân đội Pháp ở sân bay Bạch Mai cho làm lính thợ và làm dịch vụ Nhiều người vào lính tìm cách chốn ra vùng tự do hoặc gia đình dùng vật chất, tiền bạc xin được về Rất ít người tham gia chiến đấu trong các binh chủng của nguỵ quân Sau năm 1954 những người này đều trở về làng sinh sống
Cuối năm 1949 tổ quân báo của mặt trận Hà Nội vào điều tra sân bay Bạch Mai để có kế hoạch chiến đấu Tổ quân báo này do anh Nguyễn Văn Hậu chỉ huy (lúc này anh Hậu từ du kích chuyển sang lực lượng tập trung) liên lạc với ông Nguyễn Văn Diêu là người của ta cung cấp tài liệu, giúp tổ quân báo về cách bố trí của địch, khu vực để máy bay và các thiết bị khí tài của không quân Hướng trinh sát từ phía Đông là hướng nghi binh, hướng chủ yếu là từ phía Nam (Định Công) và Tây Nam từ Khương Trung, Khương Hạ vào Đềm 17 tháng 1 năm 1950 tiểu đoàn 108 đưa đội hình vào sân bay Đúng 24 giờ, toàn bộ sân bay chìm trong khói lửa, bộ đội ta rút lui
an toàn Trận này địch thiệt hại 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí đạn dược, cháy 25 máy bay và nhiều trang bị kĩ thuật của không quân
Sau đêm đó, các làng xung quanh bị địch kiểm tra ngắt ngao Làng Khương Trung bị địch khủng bố mạnh nhân dân phải chạy đi nơi khác Địch phong toả ngã tư Vọng và Phương Liệt đề phòng quân ta phát triển vào nội thành Chúng lục soát trong làng, từng toán có chỉ điểm vào các xóm nghi ta dấu quân Chúng bắt nhiều cán bộ và cơ sở như chị Nguyễn Thị Hoàn, NguyễnThị Biên, Nguyễn Thị Tám, anh Nguyễn Văn Lơ, Nguyễn Văn Kính, Hoàng Văn Hoạch và ông Nguyễn Văn Khẩn (bỏ tù ở các trại giam Hà Nội ) chúng bắt được anh Nguyễn Văn Hậu và 13 chiến sĩ
ở đội quân báo đưa về trại giam Riêng anh Hậu là người làng Phương Liệt, chúng tập họp dân ở sân đình, bắt anh Hậu ra tra tấn và chỉ điểm những cơ
Trang 10sở của ta Anh Hậu không khai báo gì, chúng đưa về trại giam xét hỏi, sau đưa đi tù ở Côn Đảo Thành tích của đơn vị đánh sân bay sau này được tuyên dương và được nhận kỷ niệm chương Phương Liệt có 10 đồng chí được nhận huy chương chiến thắng sân bay Bạch Mai Cuối năm 1952 địch khủng bố mạnh, vì bị thiệt hại quá lớn ở các chiến trường và ngay trong vùng chúng kiểm soát Do có người bị địch tra khảo đã cung khai những người trong uỷ ban kháng chiến của làng nên tất cả 5 cán bộ uỷ ban đều bị bắt tù
Ban chấp hành đảng bộ Hà Nội chỉ đạo quận V cử cán bộ vào gây dựng lại phong trào, chủ trương nắm tề hơn phá tề ở ngoại thành, tiếp tục chuẩn bị cho chiến trường làm nhiệm vụ "chuyển mạnh sang tổng phản công" Tháng 1 năm 1952 Hội nghị Ban chấp hành đảng bộ Hà Nội đề ra nhiệm vụ chính là "tích cực tranh thủ quần chúng, phá âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, lấy người Việt đánh người Việt của chúng" Chấp hành chủ trương trên cán bộ được tiếp tục tăng cường thâm nhập các làng
tề, cơ sở Phương Liệt lại nối với vùng tự do Anh Nguyễn Văn Hồng và một số người lại tiếp tục buôn bán tân dược và hàng tạp hoá ra vùng tự do mang tín tức qua lại giữa hai vùng, nhóm lại lòng tin trong nhân dân Năm
1953, địch chủ trương mở rộng sân bay Bạch Mai, bắt nhân dân chuyển ra vùng Mơ Táo, khu vực Mai Động Địch cưỡng ép các gia đình phải rời nhà
và san phẳng nhiều xóm làm bãi để xe tăng, khu gia binh, đồng thời chiếm một số nhà gạch làm nhà ở Chúng cấp cho mỗi gia đình di chuyển một căn nhà lợp tôn ở nơi định cư mới và một số tiền để ổn định lúc đầu Một số gia đình chuyển ra sinh sống ở trước bệnh viện Bạch Mai (nay là phố Đồng Tâm thuộc quận Hai Bà Trưng) Cuối năm 1953 và giữa năm 1954 địch thua to dân lại chuyển về làng nơi ở cũ Đông xuân năm 1953 - 1954, thực dân Pháp bộc lộ chỗ yếu cơ bản là "vừa tập trung quân thành quả đấm mạnh, vừa phải dải quân giữ đất" , trong khi chiến thắng của quân ta khắp các chiến trường trong thế tổng phản công Nhân dân ta phấn khởi, tinh