1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO TRÌNH LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM GIÁO TRÌNH LỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM(Tái bản có sửa chữa, bổ sung)

337 699 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 337
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Sự lãnh đạo sángsuốt của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng ViệtNam.Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách đổi mới nội dung và phương phápgiảng dạy các bộ môn khoa học Mác-Lên

Trang 1

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

(Tái bản có sửa chữa, bổ sung)

HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN

GIÁO TRÌNH QUỐC GIA CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC

MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Đồng chí Đào Duy Tùng, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Chủ tịch;

2 Đồng chí Nguyễn Đức Bình, giáo sư, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trungương Đảng, phụ trách khối Tư tưởng - Văn hoá và Khoa giáo, Phó Chủtịch;

3 Đồng chí Nguyễn Đình Tứ, giáo sư, phó tiến sĩ, Bí thư Trung ươngĐảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, Phó chủ tịch;

4 Đồng chí Nguyễn Khánh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng, Phó Chủ tịch;

5 Đồng chí Nguyễn Duy Quý, giáo sư, tiến sĩ, Uỷ viên Trung ương Đảng,Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tổng thư ký

6 Đồng chí Đặng Xuân Kỳ, giáo sư, ủy Viên Trung ương Đảng, Việntrưởng Viện Mác - Lê nin, Uỷ viên;

7 Đồng chí Trần Chí Đáo, phó giáo sư, phó tiến sĩ, Thứ trướng Bộ Giáodục và Đào tạo, Uỷ viên;

Trang 2

8 Đồng chí Trần Ngọc Hiên, giáo sư, phó tiến sĩ, Phó Giám đốc Học việnNguyễn Ái Quốc, Uỷ viên;

9 Đồng chí Trần Xuân Trường, giáo sư, Giám đốc Học viện Chính trị Quân sự, Uỷ viên;

-10 Đồng chí Dương Phú Hiệp, phó giáo sư, phó tiến sĩ,Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Uỷ viên;

11 Đồng chí Hà Học Hợi, phó giáo sư, Phó trưởng ban Tưtưởng - Văn hoá Trung ương, Uỷ viên;

12 Đồng chí Nguyễn Văn Phùng, giáo sư, Uỷ viên;

13 Đồng chí Đỗ Nguyên Phương, phó giáo sư, phó tiến sĩ,Phó Giám đốc Học viện Nguyễn Ái Quốc, Uỷ viên

(Theo Quyết định số 255-CT ngày 13/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng)

I BAN BIÊN SOẠN

1.GS Nguyễn Văn Phùng Trưởng ban

5 GS, TS Nguyễn Quốc Dũng Ủy viên

Trang 3

10 GS, TS Trịnh Nhu Ủy viên

11 PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc Ủy viên

13 PGS, TS Nguyễn Quang Tạo Ủy viên

II CỘNG TÁC VIÊN

1 Lê Viết Hảo

2 PGS, TS Trịnh Vương Hồng

3 TS Hồ Khang

4 Nguyễn Toàn Minh

5 Hoàng Thanh Quang

6 PGS, TS Triệu Quang Tiến

7 Hồ Hữu Vinh

8 Nguyễn Danh Tiên

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong thời đại mới - thời đại quá độ

từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bắt đầu từ Cách mạng ThángMười Nga năm 1917 Đảng ra đời trong thời kỳ phong trào công nhân vàphong trào yêu nước Việt Nam phát triển sôi nổi trong những năm 20 củathế kỷ XX và đang có dấu hiệu của cao trào mới

Trang 4

Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và được Chủ tịch Hồ Chí Minh sángtập, lãnh đạo và rèn luyện, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi đúng quỹ đạocủa thời đại, đáp ứng kịp thời yêu cầu của giai cấp công nhân và của dântộc Việt Nam Chính vì vậy, suốt chặng đường hơn bảy thập kỷ qua, pháthuy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượtqua bao gian nan, thử thách, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắnglợi khác, viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc Sự lãnh đạo sángsuốt của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng ViệtNam.

Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách đổi mới nội dung và phương phápgiảng dạy các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thốngnhất trong hệ thống trường Đảng và Nhà nước, Hội đồng Trung ương chỉđạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tái bảnGiáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gồm ba phần:

- Phần thứ nhất: Đảng ra đời và lãnh đạo giành chính quyền 1945)

(1930 Phần thứ hai: Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến và xây dựngchế độ mới (1945-1975)

- Phần thứ ba: Đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2000)

(1975-Kết luận

Giáo trình này đóng vai trò là khung định hướng về những quanđiểm cơ bản cho việc giảng dạy và học tập môn lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam

Trang 5

Trong lần tái bản này, giáo trình tiếp tục được sửa chữa, bổ sungnhững kết quả nghiên cứu mới, theo đúng Văn kiện Đảng toàn tập, các kếtluận, đánh giá của Đại hội VII, VIII, IX, X của Đảng và một số Nghị quyếtHội nghi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoả VIII và khoá IX.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc

Tháng 9 năm 2006

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

LỜI GIỚI THIỆU

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học được giảng dạy trong

hệ thống trường Đảng và các trường đại học, cao đẳng ở nước ta từ hơnbốn mươi năm nay Trong thời gian đó đã có nhiều tập giáo trình, đềcương bài giảng về môn học này được biên soạn và ấn hành phù hợp vớicác đối tượng và yêu cầu đào tạo khác nhau

Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập lý luận trongthời kỳ đổi mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIIcủa Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII đã quyết định tổ chứcviệc biên soạn bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, trong đó có Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam

Giáo trình này được biên soạn trong hoàn cảnh Đảng Cộng sản ViệtNam đang lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, trong đó có đổi mới tư duy lý luận.Ban biên soạn đã tổ chức biên soạn Giáo trình Lịch sử Đảng theo tinhthần đổi mới đó Những kết quả nghiên cứu mới, những tư liệu mới đượcphát hiện về lịch sử Đảng, nhất là những kết luận quan trọng của BộChính trị khoá VII năm 1993 về nhiều vấn đề của lịch sử Đảng, những kếtluận của các Hội nghị Trung ương khoá VII và khoá VIII có liên quan đến

Trang 6

lịch sử Đảng, những tổng kết của các Đại hội VI, VII, VIII và IX của Đảng

đã được quán triệt và thể hiện trong giáo trình

Giáo trình gồm ba phần với chín chương và phần kết luận, phản ánhnhững chặng đường Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam với đầy khókhăn, thử thách và những thắng lợi vĩ đại của cách mạng nước ta suốt từnăm 1930 đến sát thời điểm Đại hội IX của Đảng

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được nghiên cứu, tổng kếtmột cách toàn diện và sâu sắc, khẳng định ý nghĩa lịch sử lớn lao vànhững kinh nghiệm quý báu mà Cách mạng Tháng Tám mang lại cho dântộc ta và đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm và lý luận của cách mạnggiải phóng dân tộc trên thế giới

Đại hội II (1951), Đại hội III (1960) và đặc biệt Đại hội IV của Đảng(1976) đã tổng kết sâu sắc quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

ở Việt Nam

Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống chủ nghĩa đế quốc,thực dân cũng đã được giới sử học ở trong và ngoài nước nghiên cứu,tổng kết Đặc biệt, Đảng đã thành lập Ban chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trịkhoá VII có nhiệm vụ giúp Bộ Chính trị tổng kết lý luận và thực tiễn cáccuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX

Đại hội VIII (1996) và Đại hội IX (2001) đã có những tổng kết quantrọng chặng đường 10 năm và 15 năm đổi mới, làm rõ những vấn đề lýluận và thực tiễn về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa những kếtquả nghiên cứu và tổng kết quan trọng đó

Trong khi khẳng định mặt cơ bản là những thành tựu những thắnglợi vĩ đại qua các chặng đường lịch sử Đảng, giáo trình cũng đề cập và

Trang 7

phân tích sâu sắc những sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong quá trìnhĐảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Quá trình lãnh đạo cách mạng cũng là quá trình xây dựng Đảng vềchính trị, tư tưởng và tổ chức Nội dung và bài học về xây dựng Đảng quacác thời kỳ lịch sử cũng được bước đầu thể hiện trong giáo trình

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhẳng định, “là cả một pho lịch sử bằng vàng” Kho tàng lịch sử quý giá đókhông chỉ ở những sự kiện lịch sử oanh liệt, hào hùng của Đảng và dântộc mà điều có ý nghĩa lớn lao là những kinh nghiệm, những bài học lịch

sử, những vấn đề lý luận cách mạng Việt Nam được tổng kết từ hiện thựclịch sử với những sự kiện hào hùng đó Những kinh nghiệm và bài học lịch

sử được các tác giả thể hiện trong các chương ở từng thời kỳ lịch sử,chẳng hạn kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kinhnghiệm đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng trong những năm 1945-

1946, kinh nghiệm các cuộc kháng chiến, những bài học trong thời kỳ đổimới v.v Những bài học tổng quát Đảng lãnh đạo cách mạng hơn bảymươi năm qua được trình bày ở phần kết luận của giáo trình Về phươngdiện lý luận, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp phầntổng kết, làm rõ lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, những vấn đề lýluận chiến tranh nhân dân giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, lý luận về thời kỳquá độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Khi biên soạn giáo trình, các tác giả coi trọng trình bày sự kiện, diễnbiến lịch sử đồng thời chú trọng tổng kết kinh nghiệm từ hiện thực lịch sử.Tránh cả hai khuynh hướng sai dễ thấy trong sử học: hoặc là nặng về kể

lể miêu tả các sự kiện lịch sử mà không quan tâm khái quát thành nhữngkết luận có tính lý luận, hoặc là xu hướng đem những nguyên lý hoặc kếtluận có sẵn rồi chứng minh bằng thực tiễn lịch sử Việt Nam, không phải từthực tế Việt Nam mà tổng kết thành lý luận Giáo trình đã cố gắng kết hợp

Trang 8

chặt chẽ lý luận với thực tiễn Việt Nam Lịch sử Đảng phản ánh quá trìnhĐảng vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thực tiễn Việt Nam,đồng thời cũng là quá trình Đảng tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam

để phát triển và làm phong phú thêm lý luận đó

Để làm rõ hơn ranh giới giữa lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc thời kỳ

có sự lãnh đạo của Đảng, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Namtrình bày đậm nét sự lãnh đạo của Đảng Sự lãnh đạo của Đảng trước hết

là ở đường lối đúng đắn, thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin phù hợp với thực tiễn nước ta Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở vaitrò và khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào cách mạng củaquần chúng nhân dân thực hiện cương lĩnh, đường lối để giành thắng lợitrong từng thời kỳ cách mạng Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện khả năngnắm bắt và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, giải quyết đúng đắncác mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân và khi đã nắm chínhquyền còn là quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, quan hệ giữa Đảng vớitoàn bộ hệ thống chính trị Lịch sử Đảng cũng làm rõ quá trình và kinhnghiệm xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức ở từng chặngđường của lịch sử Đảng

-Giáo trình có sự chú ý phân biệt lịch sử Đảng với lịch sử quân sự,lịch sử các cuộc kháng chiến Lịch sử Đảng chú trọng nêu bật vai trò lãnhđạo của Đảng trong các cuộc chiến tranh cách mạng với nội dung đườnglối quân sự của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh cách mạng củaĐảng, khoa học nghệ thuật quân sự của Đảng mà không đi sâu vào diễnbiến chi tiết cụ thể của kháng chiến, của từng chiến dịch, trận đánh.Đương nhiên, sự phân biệt ranh giới giữa lịch sử Đảng với lịch sử dân tộc

và lịch sử các cuộc kháng chiến diễn ra trong cùng một thời gian và khônggian như vậy cũng chỉ là tương đối Vấn đề quan trọng là cần nắm vững

Trang 9

đối tượng nghiên cứu của từng chuyên ngành lịch sử đó để lựa chọn nộidung một cách hợp lý.

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnhđạo và rèn luyện Lịch sử Đảng gắn bó mật thiết với cuộc đời, sự nghiệpcách mạng “vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹpđẽ” của Người Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và sẽ mãi mãi soi sáng sựnghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta Vì vậy, việc trình bày lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam không tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh trong từngchặng đường lịch sử và ở mỗi lĩnh vực hoạt động lãnh đạo của Đảng Cáctác giả đã cố gắng thể hiện yêu cầu này trong từng chương, đồng thờicũng lưu ý để không trùng lặp với Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh

Khi biên soạn giáo trình, các tác giả chú trọng nguyên tắc tính đảng

và tính khoa học nhằm phản ánh đúng hiện thực lịch sử, đồng thời quántriệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, phản ánh và phục vụ nhiệm

vụ chính trị của Đảng và cách mạng vì lợi ích giai cấp và dân tộc Tínhđảng và tính khoa học thống nhất với nhau trong sự phản ánh trung thực,khách quan quá trình lịch sử dựa trên lý luận và phương pháp khoa học

để nhận thức và lý giải đúng đắn sự vận động phát triển biện chứng củalịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc ta

Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được Hội đồng Trungương chỉ đạo biên soạn giáo trình xác định là phục vụ cho việc nghiêncứu, học tập của hệ cử nhân chính trị Với hệ đào tạo đó, giáo trình trang

bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam, vừa cung cấp tri thức, sự kiện lịch sử, vừa nâng cao trình độ nhậnthức chính trị, trình độ phương pháp luận và năng lực tư duy của ngườihọc, đồng thời coi trọng giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục lýtưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Trang 10

Giáo trình quốc gia là sự định hướng thống nhất về những nội dung

cơ bản môn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Trên cơ sở những nội dungcủa giáo trình này, các trường đại học, cao đẳng xây dựng chương trình

và bài giảng thích hợp với đặc điểm và yêu cầu từng đối tượng đào tạo cụthể

Các tác giả đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, song Giáotrình Lịch sử Đảng Cộng sản Việc Nam lần biên soạn này chắc khôngtránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung, kết cấu và hình thức trình bày.Các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến phê bình xây dựng để giáo trình

có thể được bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện trong các lần tái bản

BAN BIÊN SOẠN

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẢNG RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)

CHƯƠNG I: NGUYỄN ÁI QUỐC TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI (1911 - 1930)

I CUỘC KHỦNG HOẢNG VỀ CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ XX

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả chuẩn bị công phu về tưtưởng, chính trị và tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của các chiến

sĩ cách mạng tiền bối, đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta đầu thế kỷ

XX, phù hợp xu thế phát triển của thời đại

1 Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam

Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâmlược, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Để bóc lột được lợi

Trang 11

nhuận thuộc địa tối đa, thực dân Pháp duy trì phương thức sản xuấtphong kiến, thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế về các mặt: xuấtnhập khẩu, khai thác mỏ, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, thuốcphiện, muối, rượu, chiếm đất lập đồn điền, lập ra hàng trăm thứ thuế vô lý

và vô nhân đạo Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân tacàng nghèo khổ, nước ta xơ xác, tiêu điều Chúng thực hành chính sáchchuyên chế về chính trị, làm cho dân ta không có một chút tự do, dân chủnào Để ngăn chặn tình đoàn kết của dân tộc ta, chúng thực hiện chínhsách “chia để trị”

Cùng với độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, về văn hoá,thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, nhằm giam hãm dân tộc tatrong vòng nô lệ

Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho xã hội ViệtNam thay đổi, từ một xã hội phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một

xã hội thuộc địa, nửa phong kiến

Về cơ cấu xã hội, bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấpnông dân đã tồn tại từ lâu, xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tưsản thành thị và giai cấp tư sản

Nhân dân ta bị bần cùng hoá, công nhân, nông dân nghèo đói, tiểu

tư sản phá sản, trí thức thất nghiệp, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và vừa bịchèn ép

Chính sách thống trị của Pháp và bọn tay sai đã tạo ra hai mâuthuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến: mâu thuẫngiữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp và mâuthuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giữa nông dân với giai cấp địachủ phong kiến Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta

Trang 12

với bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai Độc lập dân tộc và người cày córuộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phongkiến, nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánhnguyện vọng bức thiết của các tầng lớp, giai cấp trong dân tộc.

2 Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

a) Phong trào yêu nước của nông dân và sĩ phu yêu nước

Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta, với tinh thầnyêu nước nồng nàn, bất chấp chủ trương đầu hàng của triều đình phongkiến, nhân dân cả nước đã vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược.Chúng đã vấp phải một phong trào đấu tranh vũ trang quyết liệt và kéo dài,

hễ phong trào này bị dập tắt, thì phong trào khác tiếp theo, không hềngưng nghỉ, thật đúng với lời tuyên bố đanh thép của Nguyễn Trung Trựctrước giờ xử tử: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Namđánh Tây”

Ngày 5/7/1885, phái kháng chiến còn sót lại trong triều đình Huế doTôn Thất Thuyết dẫn đầu đánh đồn Mang Cá và toà khâm sứ Trung Kỳ Bịthất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng núi Quảng Trị Ngày13-7-1885, nhà vua xuống chiếu “Cần Vương” Phong trào “Cần Vương'nhanh chóng lan ra nhiều địa phương ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Nam Kỳ.Ngày 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt Phong trào “Cần Vương” cònkéo dài cho đến khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng thất bại (1896).Trong thời gian đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống Pháp khôngngừng bùng nổ ở khắp các miền của đất nước Cuộc khởi nghĩa lớn nhấttiêu biểu cho ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường, bền bỉ của nông dânViệt Nam là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo Thựcdân Pháp đã bốn lần dùng lực lượng lớn tiến công Yên Thế, nhưng đều bịnghĩa quân đánh bại Chỉ sau khi Hoàng Hoa Thám hy sinh (10-3-1913),cuộc khởi nghĩa Yên Thế (kéo dài 30 năm từ 1883-1913) mới kết thúc

Trang 13

b) Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản

Sau khi phong trào “Cần Vương” thất bại, nhiều sĩ phu yêu nướchướng ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới

Đầu thế kỷ XX, trào lưu dân chủ tư sản qua sách báo của KhangHữu Vi, Lương Khải Siêu, gương Duy Tân của Nhật Bản, cuộc vận độnghiến pháp của Trung Quốc (1898), cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc(1911) đã lôi cuốn nhiều sĩ phu yêu nước, tiêu biểu là Phan Bội Châu vàPhan Châu Trinh

Là ngọn cờ của phong trào yêu nước chống Pháp hồi đầu thế kỷ,lúc đầu Phan Bội Châu chủ trương lập chế độ quân chủ lập hiến, năm

1904 đã lập Duy Tân hội để khôi phục độc lập dân tộc Tuy vậy, ông vẫnchưa thấy vai trò chủ lực của nông dân

Năm 1912, ông cùng một số nhà yêu nước lập ra Việt Nam Quangphục hội, từ bỏ lập trường quân chủ lập hiến, chuyển sang lập trường dânchủ tư sản với chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hoà dânquốc Việt Nam Năm 1924, ông quyết định cải tổ Việt Nam Quang phụchội thành Việt Nam Quốc dân Đảng, vạch đường lối chính trị phỏng theocương lĩnh Trung Hoa Quốc dân Đảng do Tôn Dật Tiên lãnh đạo Ôngcũng có cảm tình với nước Nga Xôviết, chủ nghĩa xã hội và có ý đặt hyvọng vào Nguyễn Ái Quốc

Hạn chế lớn của ông là chủ trương dựa vào Nhật để đuổi Pháp Saunày, trong tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủtịch, Trần Dân Tiên đã nhận xét con đường đó chẳng khác gì “đưa hổ cửatrước, rước beo cửa sau”

Con đường cứu nước của Phan Bội Châu đã không thành công.Trong bản hồi ký cuối đời ông viết: “Than ôi? Cuộc đời của tôi là một trămthất bại mà không một thành công”

Trang 14

Phan Châu Trinh là nhà yêu nước dân chủ nhiệt thành Ông kịch liệt

tố cáo bọn quan lại phong kiến sâu mọt, kết tội tên vua bù nhìn Khải Định

và tố cáo tội ác của thực dân Pháp Ông chủ trương “khai dân trí, chấndân khí, hậu dân sinh” Hạn chế lớn của Phan Châu Trinh là đường lối cảilương phản đối bạo động (“bạo động tắc tử”) và muốn dựa vào Pháp đểchống phong kiến Dù là cải lương, ông vẫn bị thực dân Pháp bắt giam,đày đi Côn Đảo Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh đã thất bại,đúng như nhận xét của Trần Dân Tiên, vì sai lầm chẳng khác gì “xin giặc

Thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tưsản đã nói lên một sự thật: con đường dân chủ tư sản cũng không cứuđược nước Ở nước thuộc địa, nửa phong bến Việt Nam, giai cấp tư sảndân tộc có vai trò nhất định trong sự nghiệp cứu nước, nhưng họ chỉ cóthể phát huy vai trò đó với sự giúp đỡ của Đảng, của giai cấp công nhân

Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), tính chất thời đại thay đổi,đòi hỏi con đường giải quyết mâu thuẫn xã hội phải thay đổi và giai cấplãnh đạo cách mạng cũng phải thay đổi

Vào những năm đầu thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng về đường lối cứunước đã diễn ra sâu sắc, trầm trọng trên đất nước ta Việc tìm lối ra chocuộc khủng hoảng là nhu cầu nóng bỏng nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ

Trang 15

II NGUYỄN ÁI QUỐC TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

1 Quá trình tìm tòi con đường cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890, quê ở làng Kim Liên, huyệnNam Đàn, tỉnh Nghệ An Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi họclấy tên là Nguyễn Tất Thành Lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, đau xóttrước cảnh lầm than của đồng bào, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánhđuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời đất nước ra tìm đường cứunước, xem các nước làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào

Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải quanhững bước ngoặt lớn

- Một là: Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời

Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan BộiChâu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng không đồng ý đi theocon đường của một người nào Trong khi nhiều người còn ngưỡng mộcách mạng tư sản, Người đã vượt qua sự hạn chế tầm nhìn của họ, đi tìmcon đường cứu nước khác

- Hai là: Tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản lànhững cuộc cách mạng không giải phóng được công nông và quần chúnglao động

Một cuộc khảo sát có một không hai ở Mỹ, Anh và Pháp đã giúpNguyễn Ái Quốc nhận ra là ở đâu cũng có hai loại người: người giàu vàngười nghèo, người áp bức và người bị áp bức Càng ngày Người cànghiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc

Trang 16

Ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đến cảng Mácxây, thấy nhiềuphụ nữ nghèo khổ, Nguyễn Tất Thành nói với người bạn “Tại sao ngườiPháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta?”.

Làm thuê trên chiếc tàu đi vòng quanh châu Phi, tận mắt trông thấynhững cảnh khổ cực, chết chóc của người da đen dưới roi vọt của bọnthực dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ: Đối với bọn thực dân, tính mạng củangười thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu

Giữa tháng 12-1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, Người dànhmột phần thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian dànhcho học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776 Khi thăm photượng Thần Tự do, Nguyễn Tất Thành không để ý đến ánh hào quangquanh đầu tượng mà xúc động trước cảnh những nô lệ da đen dưới chântượng

Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành từ Mỹ sang Anh và cuối năm

1917 trở lại Pháp

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) giết hại biết bao sinhmạng, phá hủy vô vàn của cải Qua đó, Nguyễn Ái Quốc càng hiểu thêmbản chất của chủ nghĩa tư bản

Quá trình nghiên cứu, xem xét Cách mạng tư sản Mỹ (1776) vàCách mạng tư sản Pháp (1789) đã giúp Nguyễn Ái Quốc học hỏi đượcnhiều điều Tuy vậy, Người vẫn đánh giá những cuộc cách mạng tư sản là

“những cuộc cách mạng không đến nơi”

Chiến tranh kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị hoà bình ởVéc xây (Pháp) để chia phần Thay mặt Hội những người Việt Nam yêunước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị bản yêu sách 8 điểm Trong khichờ đợi giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết, Người chỉ đề cập những yêusách “tối thiểu” và “cấp thiết” Tổng thống Mỹ Uynxơn (Wilson), tác giả

Trang 17

chương trình 14 điểm với chiêu bài dân tộc tự quyết cũng có mặt ở Hộinghị Nhưng những yêu sách dù khiêm tốn của Người không được Hộinghị đáp ứng.

Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ “chủ nghĩa Uynxơn chỉ

là một trò bịp bợm lớn ” Những lời tuyên bố tự do của nhà chính trị tưsản trong lúc chiến tranh thực ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịpcác dân tộc Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vàomình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình Đầu năm 1919, Nguyễn

Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ hồi bấy giờ Người

có dịp tiếp xúc, hoạt động với nhiều nhà chính trị nổi tiếng ở Pháp Nguyễn

Ái Quốc tìm hiểu và hoạt động trong phong trào công nhân, liên lạc vàcùng hoạt động với nhiều nhà cách mạng ở nhiều thuộc địa Pháp

- Ba là: Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đitheo Quốc tế Cộng sản

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi là sự kiện chính trịlớn nhất của thế kỷ XX, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người, thờiđại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thếgiới, thời đại thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vôsản

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đặt ra sự lựa chọn mới đốivới những người cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc cho một số ítngười hay cho đại đa số người? Độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa tư bảnhay độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội?

Khi được biết thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn

Ái Quốc ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục Lênin Người đã thamgia nhiều cuộc vận động ủng hộ nhân dân Nga bảo vệ thành quả cáchmạng Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) ra đời, có ảnh

Trang 18

hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới Năm 1920, cuộc đấu tranhgiữa hai con đường diễn ra quyết liệt trong nhiều đảng công nhân và ngaytrong Đảng Xã hội Pháp: tiếp tục theo Quốc tế thứ hai tức là tiếp tục conđường cải lương hay đi theo Quốc tế thứ ba, con đường cách mạng

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhấtnhững Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Luận cương

đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở tìmhiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóngdân tộc, nhận rõ lập trường của Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn vớinhững lời tuyên bố suông của Quốc tế thứ hai Luận cương của Lênin đã

có ảnh hưởng quyết định đến lập trường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cáchmạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành mộttrong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầutiên của Việt Nam

Qua mười năm sống và làm việc ở những nước tư bản phát triển,Nguyễn Ái Quốc không choáng ngợp trước sự giàu có của giai cấp tư sản

mà lại nhận thấy chế độ tư bản có nhiều khuyết tật Người khẳng định dứtkhoát chủ nghĩa tư bản không cứu được nước, không cứu được dân.Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã giúp Nguyễn ÁiQuốc nhanh chóng nhận ra chân lý thời đại: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủnghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và nhữngngười lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ

Khác với các nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc có mộtphương pháp nghiên cứu độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếuvới thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêuchuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới cóchọn lọc

Trang 19

Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã đượcthể hiện nổi bật trong việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin, vạch rađường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

2 Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin và chuẩn bị thành lập Đảng

a) Tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp, liên kết cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với cách mạng vô sản ở các nước đế quốc

Trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào truyền báchủ nghĩa Mác - Lênin về nước Quá trình đó cũng là quá trình Người từngbước vạch đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam

Tháng 4-1921, khi còn ở Pháp, trong bài báo Đông Dương, Ngườiphê phán sai lầm của một số đảng cộng sản ở các nước tư bản phát triển

“chưa quan tâm đến vấn đề thuộc địa” Tháng 5 năm đó cũng trong bàibáo Đông Dương, Người cho rằng “chế độ cộng sản có áp dụng được ởchâu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng” Người dự đoán “ngày màhàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ

sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hìnhthành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điềukiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡnhững người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàntoàn”

Tháng 7-1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ởnhiều nước thuộc địa Pháp lập Hội liên hiệp thuộc địa Tuyên ngôn củaHội do Người khởi thảo đã nêu bật tư tưởng tự lực tự cường: “Công cuộcgiải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thânanh em”

Hội đã ra tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) Trong truyền đơn cổđộng mọi người mua báo, Nguyễn Ái Quốc đã phát triển lời kêu gọi đoàn

Trang 20

kết quốc tế của Mác và Lênin: “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại!”.Báo Người cùng khổ đã tạo “một luồng gió mới thổi đến nhân dân cácnước bị áp bức”, “đã làm cho nước Pháp chân chính biết rõ những việcxảy ra trong các thuộc địa”, “đã thức tỉnh đồng bào chúng ta”, “khiến chođồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp, nước Pháp tự do, bình đẳng, bácái” Ngoài việc viết bài cho báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc còn viếtbài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân Người đã dự Đại hội lầnthứ nhất và thứ hai của Đảng Cộng sản Pháp Người tiếp tục chỉ ra sailầm của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa.

Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu viết tác phẩm nổi tiếngBản án chế độ thực dân Pháp nhằm vạch trần bản chất chủ nghĩa đế quốc

và kêu gọi “Dân bản xứ không cam chịu nhục được mãi, phải vùng lên”.Người nêu lên mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giảiphóng dân tộc qua hình ảnh chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi.Muốn giết con vật ấy “người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi Nếu người tachỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp

vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” Tácphẩm Bản án chế độ thực dân Pháp có giá trị lớn về mặt lý luận, thực tiễn,đồng thời có giá trị về văn học

Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc phê phán vua Khải Định khi ông tasang Pháp dự hội chợ thuộc địa Qua truyện ngắn Lời than vãn của BàTrưng Trắc, vở kịch Con rồng tre, Người lên án ông ta là “đớn hèn, bất lực

và ngu dốt”, cam tâm làm tôi tớ cho thực dân Pháp

Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Pêtơrôgrát (Liên Xô) Ở đó,Người có điều kiện học tập, nghiên cứu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác -Lênin Người phát triển thêm những quan điểm chính trị của mình đã hìnhthành ở Pháp Người tiếp tục tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Qua bàiHành hình kiểu Linsơ, Người coi tội ác đó “chiếm vị trí vinh dự trong toàn

Trang 21

bộ những tội ác của nền văn minh Mỹ” Người vạch trần”chính sách thựcdân trá hình” của đế quốc Anh muốn chiếm cả Trung Quốc, phê phán đếquốc Ý đồng lõa với đế quốc Pháp đàn áp phong trào cách mạng ở BắcPhi.

Tháng 10-1923, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tếNông dân Đại hội bầu Người vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân vàBan Chấp hành cử Người làm ủy viên Đoàn chủ tịch Năm 1924, Người

dự các Đại hội của Thanh niên, Phụ nữ quốc tế Công hội đỏ và Đại hộilần thứ V của Quốc tế Cộng sản Người tiếp tục phê bình thiếu sót củanhiều đảng cộng sản ở Tây âu về vấn đề thuộc địa và thẳng thắn nêuthiếu sót đó của cả Quốc tế Cộng sản

Người rất chú ý nghiên cứu chế độ mới ở Liên Xô Người nhận rõlúc này dù thiếu thốn, nhân dân Liên xô đã dành cho trẻ em những “cái gìtốt nhất”, nhà nước hết sức chăm lo việc giáo dục và y tế cho nhân dân.Người viết nhiều bài báo nêu cao công lao vĩ đại, đạo đức cao cả của Lênin

Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc)làm nhiệm vụ đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản và trực tiếp chuẩn bịthành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Người cùng với một số nhà cách mạng lập Hội liên hiệp các dân tộc

bị áp bức Á Đông, do ông Liêu Trọng Khải (Trung Quốc) làm Hội trưởng

và Người làm Bí thư

b) Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Tháng 6-1925, từ nhóm cách mạng đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc thànhlập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, nhằm tập hợp những thanh niênyêu nước Việt Nam có xu hướng cộng sản chủ nghĩa, chuẩn bị thành lậpĐảng Người mở những lớp huấn luyện cán bộ và ra tờ báo Thanh niên

Trang 22

Phần lớn những thanh niên đã được huấn luyện trở về nước hoạt động và

số còn lại sang Liên Xô tiếp tục học tập Hội đã truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc vào công nhân, nôngdân và các tầng lớp nhân dân

-Năm 1928, Hội đề ra chủ trương “vô sản hoá”, đưa hội viên vào cácnhà máy, hầm mỏ, đồn điền Chủ trương này có tác dụng rèn luyện nhữngngười trí thức tiểu tư sản về lập trường giai cấp công nhân và bước đầukết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong tràoyêu nước

Hội kết nạp ngày càng nhiều hội viên, năm 1928 có 300 hội viên,năm 1929 có 1.700 hội viên, nếu kể cả hội viên dự bị thì có gần 3.000người Từ năm 1926 đến năm 1929, Hội có cơ sở ở nhiều trung tâm kinh

tế chính trị trong cả nước, trở thành lực lượng chính trị yêu nước lớnmạnh nhất đất nước, hoàn thành ý định của người sáng lập hội là chuẩn bịtiền đề cho việc thành lập Đảng Cộng sản

c) Phác thảo đường lối cứu nước

Nguyễn Ái Quốc phác thảo đường lối cứu nước từ năm 1921 và thểhiện tập trung trong tập bài giảng ở lớp chính trị tại Quảng Châu, năm

1927 được in thành sách lấy tên là Đường Cách mệnh Nội dung cơ bảncủa tác phẩm như sau:

- Một là: Chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi íchcủa đại đa số dân chúng

Nguyễn Ái Quốc giới thiệu những cuộc cách mạng điển hình trên thếgiới, từ Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776 đến Cách mạng tư sản Phápnăm 1789, từ Công xã Pari năm 1871 đến Cách mạng Tháng Mười Nganăm 1917 và sau khi so sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản,Người khẳng định: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là

Trang 23

cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dânchủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộcđịa Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưucách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức”

Người khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là

đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởngcái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dốinhư đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam” Nguyễn Ái Quốcnhấn mạnh: “làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng sốnhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần,thế dân chúng mới được hạnh phúc” Đây là điểm xuất phát và là điểmkhác nhau cơ bản giữa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với cáccon đường cứu nước trước kia

- Hai là: Mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam làchủ nghĩa xã hội, muốn xoá bỏ chế độ người bóc lột người, muốn có tự

do, hạnh phúc, bình đẳng thật sự thì phải qua hai cuộc cách mạng: cáchmạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai cuộc cáchmạng này có quan hệ mật thiết với nhau

- Ba là: Về lực lượng cách mạng, công nông là gốc của cách mệnh,học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông “Ai mà bị

áp bức càng nặng, thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càngquyết” Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việccủa một hai người

- Bốn là: Về phương pháp cách mạng

Cùng với việc hoạch định đường lối cách mạng, Nguyên Ái Quốcphác thảo cả phương pháp cách mạng Người cho rằng giải phóng gôngcùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại là công việc “to tát”, cho nên phải

Trang 24

“dùng hết sức”, phải “quyết tâm làm thì chắc được” thà chết tự do hơnsống làm nô lệ” Nhưng phải “biết cách làm thì mới chóng” “Cách mệnhtrước hết phải làm cho dân giác ngộ” Tiếp theo tư tưởng khởi nghĩa vũtrang quần chúng giành chính quyền đề ra từ năm 1924, trong tác phẩmnày, Nguyễn Ái Quốc phát triển thêm: “dân khí mạnh thì quân lính nào,súng ống nào cũng không chống lại nổi” “Đời này làm chưa xong, đời saunối theo làm thì phải xong” Về phương pháp cách mạng, quan điểm củaNguyễn Ái Quốc là quan điểm cách mạng bạo lực Người chỉ ra nhữngthiếu sót của những người đi trước như “xúi dân bạo động mà không bàycách tổ chức”, hoặc “làm cho dân quen tính ỷ lại mà quên tính tự cường”.Tóm lại là phải có sách lược, mưu chước, kế hoạch, biết lúc nào nên làm,lúc nào chưa nên làm.

- Năm là: Đoàn kết quốc tế

“Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới Ailàm cách mạng trên thế giới là đồng chí của Việt Nam” “Chúng ta cáchmệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong thế giới đểchống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa (như Đệ tam quốc tế)” “An Nammuốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”

Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc nhắc lại khẩuhiệu của Quốc tế thứ ba “Vô sản giai cấp và dân tộc bị áp bức trong thếgiới liên hợp lại”

Đây là những quan điểm cơ bản về đoàn kết quốc tế mà Nguyễn ÁiQuốc đã viết trong nhiều tác phẩm và Người thực hiện ngay từ khi gianhập phong trào cộng sản quốc tế Trong quan hệ giữa cách mạng nước

ta với bầu bạn thế giới, Nguyễn Ái Quốc chú ý hai điều:

 Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã

Trang 25

 Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động giành thắng lợi, không

ỷ lại, chờ đợi thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản Đó cũng là bàihọc đoàn kết quốc tế trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cườngcủa cách mạng nước ta từ khi Đảng lãnh đạo

- Sáu là: Cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng

Ngay từ khi tìm được chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đãnắm vững quy luật, Đảng có vững cách mệnh mới thành công Muốn choĐảng vững phải làm cho trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng theo chủ nghĩa

ấy (chủ nghĩa Mác - Lênin) Đảng không có chủ nghĩa như người không cótrí khôn

Sáu điểm trên đây là tư tưởng cốt lõi trong con đường cứu nướccủa Nguyễn Ái Quốc

Không những Nguyễn Ái Quốc nắm vững thực chất chủ nghĩa Mác Lênin, mà ngay từ đầu đã biết vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cáchsáng tạo, phù hợp với đặc điểm cách mạng nước mình

-Từ năm 1925 đến năm 1927, đồng thời với phong trào yêu nướctheo lập trường vô sản, xuất hiện phong trào yêu nước theo quan điểmdân chủ tư sản:

- Phong trào đấu tranh sôi sục trong cả nước vào cuối năm 1925,đòi trả lại tự do cho Phan Bội Châu

- Phong trào yêu nước tổ chức đám tang Phan Châu Trinh, tháng 1926

3 Năm 1925 thành lập Việt Nam Nghĩa đoàn, năm 1927 đổi tênthành Đảng Tân Việt

- Đảng Thanh niên thành lập tháng 3-1926

- Đảng An Nam độc lập do lưu học sinh Việt Nam ở Pháp tổ chức

Trang 26

- Việt Nam quốc dân Đảng thành lập năm 1927.

Cùng với các tổ chức chính trị nói trên, nhiều tờ báo tiến bộ ra đời:Báo La cloche félée (Tiếng chuông rè) từ số 53 (29-3-1926) đến số 60 (26-4-1926) lần lượt công bố toàn văn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản củaMác và Ăngghen, Tờ L’ Annam bác bỏ thuyết “Pháp Việt đề huề”, đăngnhiều bài của báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp, TờJeune Annam (xứ An Nam trẻ) đăng một số bài của Nguyễn Ái Quốc Các

tổ chức và những tờ báo trên đã có ảnh hưởng tới thanh niên, học sinh vàmột số người thuộc tầng lớp trên

Thời gian này, ở nước ta đã nổ ra cuộc đấu tranh giữa hai đường lốicứu nước và kết cục đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã thắngđường lối cứu nước theo quan điểm tư sản

Tính khoa học và cách mạng triệt để của đường lối cứu nước doNguyễn Ái Quốc đề xướng có sức cuốn hút mạnh mẽ nhiều thanh niênyêu nước Trong hai năm 1929 - 1930, phần lớn đảng viên Đảng Tân Việt

và một số đảng viên tiên tiến của Việt Nam quốc dân Đảng đã chuyểnsang lập trường của những người cộng sản Lập trường cách mạng giảiphóng dân tộc của công nhân đã thắng lập trường giải phóng của tư sản.Thực tiễn lịch sử chứng minh, con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

đã mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ởnước ta, dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản vào nửa cuối năm 1929

và Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930

III ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

1 Ba tổ chức cộng sản

Đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trước tiên đã thúc đẩyphong trào công nhân và phong trào nông dân lên cao

Trang 27

Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, đội ngũ công nhân Việt Nam cókhoảng mười vạn người Các cuộc đấu tranh chống bọn chủ của côngnhân Việt Nam được diễn ra dưới nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ phágiao kèo, bỏ việc đến bãi công Họ biết liên kết công nhân nhiều xí nghiệpcùng đấu tranh và liên hệ với công nhân Pháp và công nhân Trung Quốc

Tháng 8-1925, cuộc bãi công tiêu biểu của hơn 1.000 công nhânbinh xưởng Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo đã giành thắnglợi lớn Ông đã tổ chức Công hội ở Sài Gòn và gây cơ sở ở nhiều xínghiệp

Trong hai năm 1926 - 1927, có 17 cuộc đấu tranh của công nhântrong cả nước Tiêu biểu là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợiNam Định (7- 1926), đồn điền Cam Tiên (12-1926), đồn điền Phú Riềng(tháng 8, 9-1927)

Năm 1928, bãi công đã nổ ra tại mỏ than Mạo khê, nhà máy nước

đá Laruy (Larue) ở Sài Gòn (19- 2), các nhà máy xay Chợ Lớn (23-2), sởdầu Hải Phòng (13-3), đồn điền cao su Lộc Ninh (8-4), nhà máy cưa BếnThủy (11-4), nhà máy tơ Nam Định (23-11) Trong năm 1929, bãi công củacông nhân nhà máy chai Hải Phòng (23-4), nhà máy xe lửa Tràng Thi ởVinh (16-5), nhà máy sửa chữa ô tô Aviat ở Hà Nội (28-5), sở dầu HảiPhòng (23-9), nhà máy xi măng Hải Phòng (22-10)

Các cuộc đấu tranh đã thể hiện rõ rệt tinh thần đoàn kết giai cấp, ýthức tổ chức của công nhân Báo chí của thực dân Pháp phải thừa nhận:

“Từ đây, hành động tập thể của những người lao động đã thay thế chonhững vụ âm mưu của các hội kín”

Phong trào nông dân phát triển khá mạnh ở nhiều vùng trong cảnước Năm 1927, nông dân làng Ninh Thanh Lợi (Rạch Giá) đấu tranhchống bọn thực dân và địa chủ chiếm đất quyết liệt đến đổ máu Nông dân

Trang 28

tại nhiều làng thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,Nghệ An, Hà Tĩnh cũng nổi lên đấu tranh chống bọn địa chủ cướp đất, bãi

sa bồi, đòi chia ruộng công, chống nhũng lạm của bọn cường hào

Phong trào công nhân và phong trào nông dân đã có tác dụng hỗ trợlẫn nhau Nông dân đã quyên tiền ủng hộ công nhân hoặc che chở đùmbọc công nhân khi phải về thôn quê tạm lánh địch khủng bố

“Điều đặc biệt và quan trọng nhất trong phong trào cách mạng ởĐông Dương là sự tranh đấu của quần chúng công nông có tánh chất độclập rất rõ rệt, chớ không phải là chịu ảnh hưởng quốc gia chủ nghĩa nhưlúc trước nữa”

Phong trào cách mạng dâng cao đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của độitiên phong cách mạng có đủ bản lĩnh để lãnh đạo cuộc cách mạng củatoàn dân tộc Đó là Đảng Cộng sản Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộngsản ở nước ta Trong lúc nhiều người yêu nước khác chưa nhận thứcđược đòi hỏi bức xúc đó, thì những người tiên tiến trong Hội Việt Namcách mạng thanh niên đã sớm nắm bắt được nhu cầu lịch sử này của giaicấp công nhân và của dân tộc

Sau khi yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản bị bác bỏ trong Đại hộiThanh niên ở Hương Cảng (5-1929), ngày 17-6-1929 Đông Dương Cộngsản Đảng thành lập ở Hà Nội và công bố Chính cương, Tuyên ngôn.Tuyên ngôn Đông Dương Cộng sản Đảng nêu rõ: Thời kỳ đầu tiên củacách mạng ở Đông Dương là tư sản dân chủ cách mạng, giai cấp vô sản

“thực hành công nông liên hiệp” để đánh đuổi đế quốc tháp và lật đổphong kiến địa chủ “thực hành thổ địa cách mệnh”

Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng là sự kiện đột phá chínhthức kết thúc vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, có ảnh

Trang 29

hưởng đến sự ra đời của hai tổ chức cộng sản khác Mùa thu năm 1929,

An Nam Cộng sản Đảng thành lập Ngày 1-1-1930, Đông Dương Cộngsản Liên đoàn ra đời từ trong phái “tả” của Đảng Tân Việt Trong vòng 6tháng, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời chứng tỏ những điều kiện thànhlập Đảng Cộng sản ở nước ta đã chín muồi

Những người cộng sản của ba tổ chức này đã đánh giá nhau khôngđúng và chưa nhận thức được hiện tượng phân tán và chia rẽ về tổ chứccủa phong trào cộng sản sẽ dẫn đến những nguy cơ gì Vì vậy, khắc phục

sự phân tán và chia rẽ về tổ chức đó là nhiệm vụ cấp bách trước mắt củatất cả những người cộng sản, cũng là đòi hỏi khẩn thiết của cách mạngnước ta lúc bấy giờ

Trong tài liệu gửi những người cộng sản Đông Dương ngày

27-10-1929 quốc tế cộng sản nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp báchnhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảngcách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một ĐảngCộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương Đảng đó phải chỉ cómột và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”

2 Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Đáp ứng đòi hỏi của phong trào cách mạng trong nước, Nguyễn ÁiQuốc chủ động triệu tập các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và

An Nam Cộng sản Đảng bàn việc hợp nhất

Mùa xuân năm 1930, từ ngày 6-1 đến ngày 7-2 Hội nghị hợp nhấtcác tổ chức cộng sản họp ở bán đảo Cửu Long (Hương Cảng) dưới sựchủ trì của Nguyễn Ái Quốc, với sự tham gia của hai đại biểu Đông DươngCộng sản Đảng, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và hai đại biểungoài nước Hội nghị đã nhất trí thành lập một Đảng lấy tên là Đảng Cộng

Trang 30

sản Việt Nam (ngày 3-2-1930)* Tổng số đảng viên của Đảng cho tới hộinghị hợp nhất là 565 đồng chí với 40 chi bộ.

Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệvắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo Đó là Cương lĩnh và Điều lệ đầu tiêncủa Đảng Nội dung chủ yếu của các văn kiện trên là:

- Cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mạng” và “thổđịa cách mạng” để đi tới xã hội cộng sản

- Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm chonước Nam được hoàn toàn độc lập

- Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải ngân hàng )của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nôngbinh

- Quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địachủ phản cách mạng Việt Nam chia cho nông dân nghèo

- Tổ chức quân đội công nông

- “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông,Thanh Niên, Tân Việt, v.v để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp Còn đốivới bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặtphản c.m thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập Bộ phậnnào đã ra mặt phản c.m (Đảng Lập hiến v.v.) thì phải đánh đổ Trong khiliên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chútlợi ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp, trong khi tuyên truyềncái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hànhliên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sảngiai cấp Pháp”

Trang 31

- Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho đượcđại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dânchúng”.

Văn kiện Hội nghị thành lập Đảng đã phát triển thêm một số luậnđiểm quan trọng của tác phẩm Đường Cách mệnh

Sau Hội nghị hợp nhất, ngày 24-2-1930 Đông Dương Cộng sản Liênđoàn cũng hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam

3 Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm

a) Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị hợp nhất

Đã quy tụ ba tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất

ở Việt Nam theo một đường lối chính trị đúng đắn, dẫn đến sự thống nhất

về tư tưởng và hành động của phong trào cách mạng cả nước, tạo nêntruyền thống đoàn kết của Đảng và dân tộc từ đó về sau

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sửcách mạng nước ta, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước,

là cơ sở dẫn đến những thắng lợi oanh liệt và những bước nhảy vọt lớntrong lịch sử dân tộc trong những năm sau

Đánh giá về sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sau này Chủtịch Hồ Chí Minh viết:

“Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng tronglịch sử cách mạng Việt Nam ta Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đãtrưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”

b) Quá trình vận động thành lập Đảng cho Đảng ta một số kinh nghiệm

- Độc lập tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường, tổng kết thực tiễn, kếthợp tinh hoa của nhân loại với tinh hoa của dân tộc là những yếu tố giúp

Trang 32

Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước đúng đắn, đặt tiền lệ chotruyền thống độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng về sau.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủnghĩa Mác - Lênin không chỉ với phong trào công nhân mà với cả toàn bộphong trào yêu nước, là sản phẩm của sự thống nhất lợi ích giai cấp vớilợi ích dân tộc, phù hợp với đặc điểm xã hội thuộc địa, nửa phong kiếnViệt Nam

- Sự đoàn kết thống nhất của đội tiên phong cách mạng tức ĐảngCộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định sự đoàn kết thống nhất phongtrào cách mạng cả nước Sự thống nhất cao ở Hội nghị 3-2 là do uy tín vànăng lực tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, dựa trên cơ sở các tổ chứccộng sản đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hợp nhất đặt lợi íchchung của cách mạng và của đất nước lên trên hết

CHƯƠNG II: LÃNH ĐẠO GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 -

1945)

I ĐẢNG LÃNH ĐẠO CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931

1 Cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 nổ ra trong hệ thốngcác nước tư bản chủ nghĩa, tàn phá nền kinh tế ở các nước này, đẩy lùisản xuất về mức cuối thế kỷ XIX Giai cấp tư sản ở các nước đế quốc trútgánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân trong nước và nhân dân cácnước thuộc địa, nửa thuộc địa Mâu thuẫn giữa công nhân với tư bản,giữa nông dân với địa chủ, giữa các nước thuộc địa, nửa thuộc địa với cácnước đế quốc, giữa các nước đế quốc với nhau trở nên gay gắt

Trang 33

Liên Xô - nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên trái đất phát triểnnhanh chóng về kinh tế, xã hội, văn hoá và quốc phòng Tính ưu việt củachế độ xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức, nhân dân laođộng các nước tư bản vùng lên đấu tranh.

Ở Đông Dương, thực dân Pháp chống đỡ những tai hoạ của cuộckhủng hoảng bằng cách tăng cường bóc lột nhân dân Công nhân và nôngdân là những nạn nhân trực tiếp và chịu nhiều tai hoạ nhất Công nhânthất nghiệp ngày càng đông Nông dân càng bị bần cùng Nạn đói diễn ratrầm trọng Hàng vạn người phải rời bỏ làng xã Thợ thủ công phá sản.Nhà buôn nhỏ đóng cửa Viên chức bị sa thải hàng loạt Nhiều nhà tư sảndân tộc và địa chủ nhỏ cũng không tránh khỏi sa sút và phá sản Mâuthuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai rất sâu sắc

Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời lãnh trách nhiệm thúc đẩyphong trào quần chúng phát triển thành cao trào cả nước

Nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn ÁiQuốc đã ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, họcsinh và toàn thể đồng bào bị áp bức, bóc lột đứng lên đi theo Đảng làmcách mạng chống đế quốc và tay sai, giành lấy quyền sống Lời kêu gọikhẳng định: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làmcho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thìchết”

Phong trào cách mạng mở đầu bằng những cuộc bãi công của5.000 công nhân đồn điền Phú Riềng (3-2-1930), của 4.000 công nhânnhà máy sợi Nam Định (25-3-1930) và của 400 công nhân nhà máy diêmBến Thủy - Vinh (19-4-1930) Kết hợp với các cuộc bãi công, Đảng phátđộng đấu tranh chống thực dân Pháp khủng bố sau cuộc khởi nghĩa YênBái (2-1930) của Việt Nam quốc dân Đảng Từ tháng 2 đến tháng 4-1930,

có 1.236 cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân ở khắp ba miền,

Trang 34

đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào đấu tranh cách mạng của côngnhân, nông dân và quần chúng lao động trong cả nước.

Từ cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930, bãi công của công nhân kết hợpvới biểu tình của nông dân và nhân dân lao động nổ ra ở cả ba miềnTrung, Nam, Bắc, từ các nhà máy ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, HồngGai, Vinh, Sài Gòn, Chợ Lớn đến các vùng nông thôn Gia Định, VĩnhLong, Bến Tre, Long Xuyên, Cần Thơ, Trà Vinh, Mỹ Tho, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Ngãi, Thái Bình, Hà Nam Bãi công của công nhân và biểutình của nông dân có sự phối hợp với bãi khoá của học sinh và bãi thị củanhững người buôn bán nhỏ

Hầu hết các cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi buộc đế quốcPháp và tay sai phải thả một số người bị bắt, cải thiện một số điều kiệnlàm việc cho công nhân, hoãn thuế cho nông dân

Ngày 1-8-1930, Đảng mở cuộc vận động kỷ niệm ngày “Quốc tế đỏ”đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô

Tháng 9-1930, từ những cuộc đấu tranh ban đầu đòi quyền lợi dânsinh, dân chủ, quần chúng tiến lên đấu tranh chính trị, nhiều cuộc biểu tình

có lực lượng tự vệ vũ trang bảo vệ Một số cuộc biểu tình đã diễn ra để kỷniệm Cách mạng Tháng Mười và Công xã Quảng Châu Các đảng viêncộng sản đi đầu trong đấu tranh Đến tháng 3-1931, Đảng đã có 2.100đảng viên, phần lớn xuất thân từ công nhân, nông dân nghèo Cao tràocách mạng công nông đã lôi cuốn nhiều trí thức tham gia Công hội, Nônghội, Đoàn thanh niên cộng sản, Hội phụ nữ giải phóng phát triển

Cao trào cách mạng công nông nổ ra sôi nổi và quyết liệt nhất ởNghệ An và Hà Tĩnh Trong khi đối đầu với những cuộc khủng bố đẫmmáu nhất của thực dân Pháp, quần chúng cách mạng đã giành quyền làmchủ ở một số nơi, sau đó gọi là Xô viết Nghệ Tĩnh

Trang 35

Xô viết Nghệ Tĩnh ra đời ở một vùng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi:

có truyền thống cách mạng kiên cường; nhân dân sống trong điều kiệnthiên nhiên khắc nghiệt, lại bị áp bức bóc lột nặng nề; có một đảng bộvững mạnh, các đoàn thể cách mạng phát triển rộng khắp; khu côngnghiệp Bến Thủy - Vinh là nơi tập trung công nhân có liên hệ tự nhiên chặtchẽ với nông dân trong vùng tạo điều kiện cho Nghệ Tĩnh sớm xây dựngđược khối liên minh công nông vững chắc Cuộc đấu tranh của công nhân

đã phân hoá các tầng lớp trên Tầng lớp trí thức và một số phú nông, tiểuđịa chủ có cảm tình với cách mạng, ủng hộ hoặc tham gia đấu tranh Xứ

ủy Trung Kỳ cùng với Đảng bộ Nghệ Tĩnh đã trực tiếp chỉ đạo.cuộc đấutranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ kết hợp với đấu tranh chống khủng

bố trắng, nhất là sau các cuộc biểu tình ngày 1-5-1930 và ngày 12-9-1930

Cuối tháng 8, đầu tháng 9-1930, nhất là sau vụ máy bay Pháp némbom cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), hàngvạn nông dân nhiều huyện tổ chức các cuộc biểu tình đến các huyện lỵ,đốt sổ sách, phá nhà lao Chính quyền thực dân tay sai nhiều nơi bị tê liệt

ở cấp huyện và tan rã ở cấp xã Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạoNông hội và quần chúng lập ra chính quyền cách mạng của công nhân,nông dân và quần chúng lao động sau này gọi là chính quyền Xô viết Từtháng 9-1930 đến đầu năm 1931, chính quyền Xô viết đã thực hiện quyềnlàm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội

- Về chính trị: Ban bố quyền tự do dân chủ của nhân dân, tổ chứccho quần chúng tham gia các đoàn thể cách mạng, tự do bàn bạc, góp ýkiến giải quyết các vấn đề xã hội; phổ biến sách báo cách mạng; trừng trịbọn phản cách mạng, quản chế bọn hào lý, giữ gìn trật tự trị an

- Về kinh tế: Chia lại công điền, công thổ cho cả nam và nữ, thựchiện giảm tô, xoá nợ, thủ tiêu các thứ thuế vô lý như thuế thân, thuế muối,

Trang 36

lấy thóc của địa chủ để cứu đói; tổ chức đào mương, chống hạn, đắp đậpcủng cố đê điều, giúp nhau trong sản xuất

- Về văn hoá xã hội: Mở trường cho trẻ em, mở các lớp dạy chữquốc ngữ cho người lớn, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan; thực hiện nếpsống lành mạnh trong cưới xin, ma chay; tổ chức cứu tế người nghèo;phát triển thơ ca, cổ vũ tinh thần yêu nước và cách mạng

Dưới chính quyền Xô viết, làng xóm lúc nào cũng như ngày hội.Cuốn Nhật ký chìm tàu do Nguyễn Ái Quốc biên soạn, được phổ biến sâurộng trong nhân dân Hình ảnh của Liên Xô do nhân dân lao động làm chủđem lại niềm tin sâu sắc cho quần chúng Đông đảo quần chúng hiểu rõchỉ có đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và tay sai, giành quyềnlàm chủ mới có thể giải quyết tận gốc những yêu cầu cơ bản về cuộc sốngcủa mình

Hoảng sợ trước sức mạnh của “Nghệ Tĩnh đỏ”, thực dân Pháp điêncuồng khủng bố Chúng đưa đến Nghệ Tĩnh lực lượng khá lớn sĩ quan vàlính Pháp để đàn áp nhân dân, gây tội ác tầy trời, đồng thời lừa bịp xảoquyệt, mở chiến dịch chiêu hàng, phát “thẻ quy thuận” nhằm đánh vào tâm

lý mệt mỏi của một bộ phận quần chúng, cô lập đảng viên cộng sản.Phong trào cách mạng chịu những tổn thất về nhiều mặt

Tháng 9-1930, Trung ương Đảng đã thông tri cho Xứ ủy Trung kỳ:bạo động lập Xô viết là chưa đúng với hoàn cảnh cho phép, nhưng cầnphải chống khủng bố, chuyển hướng hoạt động và chuyển hướng tổ chức,giữ vững lực lượng và ảnh hưởng của Đảng Đối với toàn Đảng, Trungương chỉ thị tránh bạo động riêng lẻ ở một vài địa phương, phải hết sứcbênh vực “Nghệ Tĩnh đỏ”

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi ấy đang hoạt động ở nước ngoài, đã

ca ngợi cuộc đấu tranh của quần chúng Nghệ Tĩnh và góp ý với Trung

Trang 37

ương Đảng về mục tiêu đấu tranh trước mắt là giành quyền lợi hàng ngày,chứ không phải là tiến hành khởi nghĩa Ngày 29-9-1930, Người gửi thưcho Quốc tế Cộng sản đề nghị kêu gọi các Đảng Cộng sản và công nhântrên thế giới lên án đế quốc Pháp khủng bố trắng ở Đông Dương.

Hưởng ứng chủ trương của Đảng, nhiều địa phương trong cả nướcsôi nổi đấu tranh bằng nhiều hình thức, phối hợp với phong trào côngnông Nghệ Tĩnh và ủng hộ Xôviết Nghệ Tĩnh Chỉ trong tháng 9 và tháng10-1930, cả nước đã có 362 cuộc đấu tranh (29 cuộc ở miền Bắc, 316cuộc ở miền Trung, 17 cuộc ở miền Nam) Tuy nhiên, phong trào đấutranh hưởng ứng “Nghệ Tĩnh đỏ” chưa đủ mạnh, chưa đều khắp Đế quốcPháp và tay sai vẫn tập trung được lực lượng khủng bố phong trào côngnhân Vinh, đánh phá các làng đỏ vào cuối năm 1930, đầu năm 1931

Ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị vềviệc thành lập Hội phản đế đồng minh

Trong cao trào cách mạng 1930-1931, Đảng đã giành được thắnglợi to lớn nhưng một số nơi đã phạm những lệch lạc hữu khuynh, “tả”khuynh Thông cáo ngày 3-1-1981 phê phán xu hướng hữu khuynh “củng

cố đã rồi mới đấu tranh”, nhấn mạnh một quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức

và đấu tranh và việc dựa vào quần chúng lập các đội tự vệ công nôngchống khủng bố Thông cáo ngày 25-1-1931 nhắc nhở đảng viên giữ vữnglòng tin, đấu tranh chống âm mưu của thực dân Pháp lừa bịp và buộcnông dân ra đầu thú Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương cuốitháng 3-1931 ở Sài Gòn phê phán các sai lầm hữu khuynh và “tả” khuynh,nhấn mạnh bản chất giai cấp công nhân của Đảng và tầm quan trọng củacông tác thanh niên Chỉ thị ngày 20-5-1931 của Trung ương Đảng nghiêmkhắc phê phán chủ trương của Xứ ủy Trung kỳ đưa những đảng viên xuấtthân từ trí thức, phú nông, địa chủ, kỳ hào ra khỏi những chức vụ quantrọng (“trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”)

Trang 38

2 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất 1930) và Luận cương chính trị của Đảng

(10-Tháng 4-1930, sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phúđược Quốc tế Cộng sản cử về nước, bổ sung vào Ban Chấp hành Trungương Đồng chí được phân công cùng Ban Thường vụ Trung ương dựthảo Luận cương chính trị của Đảng Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươnglần thứ nhất họp từ ngày 14 đến ngày 30-10-1930 tại Hương Cảng dođồng chí Trần Phú chủ trì đã thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm

vụ cẩn kíp của Đảng Dự thảo Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệĐảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng Thực hiện chỉ thị của Quốc tếCộng sản, Hội nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộngsản Đông Dương Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức

và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư

Luận cương chính trị năm 1930 nêu lên những vấn đề cơ bản củacách mạng dân tộc dân chủ (lúc ấy gọi là cách mạng tư sản dân quyền) ởĐông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo Luận cương phân tích: tínhchất xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, thực dân Phápkết hợp hai lối bóc lột tư bản chủ nghĩa và bóc lột phong kiến để thu đượclợi nhuận lớn nhất

Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dâncày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đếquốc

Tính chất cách mạng Đông Dương: Lúc đầu là cách mạng tư sảndân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chuyển sang giai đoạn cáchmạng xã hội chủ nghĩa

Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: Là đánh đổ phong kiến,thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ chủ nghĩa đế quốc

Trang 39

Pháp Hai mặt đó có quan hệ mật thiết, trong đó vấn đề ruộng đất là cáicốt của cách mạng tư sản dân quyền.

- Về sắp xếp lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản vừa là động lựcchính vừa là giai cấp lãnh đạo dân cày và quần chúng lao khổ Dân cày làđộng lực mạnh Tư bản thương mại đứng một phe với chủ nghĩa đế quốc

và địa chủ chống lại cách mạng Tư bản công nghệ khi phong trào quầnchúng nổi lên thì sẽ theo đế quốc Thương gia không tán thành cáchmạng Trí thức tiểu tư sản, học sinh trong thời kỳ chống đế quốc hăng háitham gia, nhưng chỉ lúc đầu Các phần tử lao khổ ở thành phố như ngườibán rao, thủ công nghiệp nhỏ do đời sống cực khổ cho nên đều tham giacách mạng

- Về phương pháp cách mạng: Lúc thường thì phải tuỳ theo tìnhhình mà đặt khẩu hiệu “phần ít” (tối thiểu) để bênh vực quyền lợi cho quầnchúng Đến lúc sức lực cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã rungđộng, giai cấp đứng giữa muốn ngả về phía cách mạng thì Đảng phải lãnhđạo quần chúng để giành chính quyền

- Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương và cách mạng thếgiới có liên hệ chặt chẽ với nhau, giai cấp vô sản Đông Dương phải cóquan hệ mật thiết với giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sảnPháp

- Về Đảng: Điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng ở ĐôngDương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường lối chính trị đúng,

có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng và trải qua tranh đấu

mà trưởng thành Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủnghĩa Mác - Lênin làm nền tảng

Qua nội dung cơ bản nêu trên, có thể thấy Luận cương chính trịkhẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà

Trang 40

Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã nêu: Vai trò lãnh đạo củaĐảng Cộng sản; hai giai đoạn cách mạng từ cách mạng tư sản dân quyềnchống đế quốc và phong kiến nhằm thực hiện độc lập dân tộc và ruộng đấtcho nông dân sau đó chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa; hai nhiệm

vụ chống đế quốc và chống phong kiến quan hệ mật thiết với nhau: lựclượng chính của cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dântrong đó giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo; phương pháp cáchmạng khi chưa có và khi có tình thế cách mạng: cách mạng Việt Nam liên

hệ mật thiết với giai cấp vô sản các nước và các dân tộc thuộc địa

Bên cạnh mặt thống nhất cơ bản đó, giữa Luận cương chính trị vớiChánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt có mặt khác nhau Luận cươngchính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộcViệt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lênhàng đầu; Luận cương đánh giá không đúng vai trò cách mạng của giaicấp tiểu tư sản và mặt yêu nước của tư sản dân tộc, một bộ phận địa chủnhỏ

Nguyên nhân của mặt khác nhau là ở chỗ: Luận cương chính trịchưa tìm ra và nắm vững đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiếnViệt Nam Lại do hạn chế về nhận thức ấu trĩ, tả khuynh, giáo điều, Hộinghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10-1930 đã không chấp nhậnnhững quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của đồng chí Nguyễn ÁiQuốc nêu trong Đường Cách mệnh, Chánh cương vắn tắt và Sách lượcvắn tắt

3 Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm

Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, cao trào cách mạng 1930 - 1931

đã tạo lập được khối liên minh công nông, lực lượng đông đảo nhất củadân tộc, đạo quân chủ lực quyết định thắng lợi của cách mạng sau này.Cao trào cách mạng 1930 - 1931 khẳng định đường lối cách mạng do

Ngày đăng: 21/04/2017, 21:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w