1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN LỊCH sử ĐẢNG ĐẢNG LÃNH đạo CHIẾN TRANH NHÂN dân địa PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ, cứu nước (1954 1975)

40 2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 264 KB

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta đã kết thúc toàn thắng và trọn vẹn cách đây hơn 30 năm. Chiến công thắng Mỹ là thiên anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa Tổ quốc ta vào kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Để đánh thắng nước đế quốc giàu mạnh nhất trong phe đế quốc, Đảng ta đã giải quyết thành công nhiều vấn đề về đường lối, phương pháp cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh, phương châm và chủ trương chỉ đạo chiến lược của một cuộc chiến tranh nhân dân vừa mang tính chất giải phóng, vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc.

Trang 1

MÔN: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

cơ sở trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện phương thức tiến hành CTNDĐP, trên

cơ sở đó xác định ý nghĩa thiết thực của những bài học kinh nghiệm về lãnh đạo,

Trang 2

chỉ đạo CTNDĐP trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với nhiệm vụ xây dựng

nền quốc phòng toàn dân ở địa phương, công tác quốc phòng ở các bộ, ngành,

đơn vị cơ sở của Nhà nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa hiện nay

NỘI DUNG

1 Tính chất, đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

1.1 Tính chất của cuộc chiến tranh

Thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kết thúc bằngchiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, một chiến công oanh liệt làm chấn động địacầu giải phóng một nửa đất nước, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân

cũ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Nhưng sựnghiệp cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân cả nước ta chưa hoàn thành

Do tình hình so sánh lực lượng giữa ta và địch và tình hình chính trị thế giới

phức tạp lúc bấy giờ, theo tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, nước

ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước đầuđược xây dựng theo hướng xã hội chủ nghĩa Miền Nam còn bị đế quốc Mỹthống trị dưới hình thức chủ nghĩa thực dân mới

Về phía địch: âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là tiêu diệt bằng được phongtrào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, chia cắt lâudài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của

Mỹ, lập một phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông NamChâu Á Đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, tiền đồncủa hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Châu Á, hòng đẩy lùi chủ nghĩa xã

hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa Năm đời Tổng

thống Mỹ kế tiếp nhau đã theo đuổi âm mưu ấy bằng con đường chiến tranh,ngoan cố bám lấy chính sách thực dân mới và lao vào những cuộc phiêu lưuquân sự chống Việt Nam Vì vậy đất nước ta trở thành nơi thử thách sức mạnh

và uy tín của đế quốc Hoa Kỳ như chính bản thân giới cầm quyền Mỹ đã xác

Trang 3

nhận, chiến tranh xâm lược Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong chiếnlược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ Mỹ muốn chứng tỏ rằng lựclượng quân sự và kinh tế khổng lồ của họ có thể khuất phục nước ta, từ đó đèbẹp phong trào giải phóng dân tộc và chặn đứng bước tiến của chủ nghĩa xã hội

ở các khu vực trên thế giới

Về phía ta: Mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiếnlên theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no hạnhphúc và phồn vinh là nguyện vọng thiêng liêng, là sự nghiệp chính nghĩa củanhân dân ta Đó cũng là mục tiêu lâu dài của cách mạng nước ta phù hợp với quyluật phát triển của xã hội nước ta Sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, ta mới chỉgiải phóng được một nửa nước Miền Nam nước ta vẫn còn phải dưới ách thốngtrị chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ Đất nước ta còn bị chia cắt Nhất thiết chúng

ta phải đẩy mạnh cách mạng để hoàn thành cho kỳ được mục tiêu đó Toàn thểdân tộc Việt Nam trước sau như một, muốn sống trong hòa bình để xây dựng đấtnước Đế quốc Mỹ chủ trương dùng chiến tranh để đàn áp và tiêu diệt cách mạngnước ta Chúng ta không có con đường nào khác là buộc phải tiến hành cuộckháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai để giải phóng miềnNam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước, tiếp tục hoàn thành mục tiêu bất dibất dịch của cách mạng nước ta là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đấtnước, đưa cả nước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội

Trải qua gần 21 năm, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân

ta đã diễn ra trong những điều kiện cụ thể với những tính chất khác với các cuộcchiến tranh cách mạng khác trên thế giới và có những phát triển mới so với cuộckháng chiến chống thực dân Pháp trước đó CTNDĐP là một trong 2 phươngthức tiến hành chiến tranh và là một bộ phận quan trọng của cuộc kháng chiếnchống Mỹ ở miền Nam, chịu ảnh hưởng tác động chung bởi các tính chất và đặcđiểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ

Tính chất cuộc chiến tranh là chiến tranh chính nghĩa chống chiến tranh

Trang 4

xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ: nhìn chung cả quá trình lâu dài của

cuộc chiến tranh, lúc chưa có quân đội Mỹ cũng như lúc đã có quân đội Mỹ, dùcho ngụy quân, ngụy quyền có nêu chiêu bài “quốc gia dân chủ” đi nữa thìchúng vẫn là lực lượng tay sai của đế quốc Mỹ, là công cụ tiến hành chiến tranhxâm lược thực dân mới của Mỹ theo chính sách “dùng người Việt đánh ngườiViệt” Tính chất bao trùm nhất về phía địch vẫn là chiến tranh xâm lược thựcdân giấu mặt, trá hình Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược toàn diện, coitrọng cả các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tâm lý, xã hội,nhưng biện pháp chủ yếu và xuyên suốt vẫn là quân sự, dùng bạo lực để đàn ápnhân dân ta và xâm lược nước ta Nhân dân ta phải tiến hành cuộc chiến tranhcách mạng, chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện với trình độ phát triển cao,chống lại và đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược dã man tàn khốc nhất của đếquốc Mỹ trong thế kỷ này

Đặc điểm lớn nhất của cuộc chiến tranh nhân dân này là phương pháp cáchmạng và phương thức tiến hành chiến tranh của ta thống nhất là một Chúng tatấn công địch bằng cả quân sự, chính trị, ngoại giao, kết hợp tấn công quân sựvới nổi dậy của quần chúng, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, từ khởinghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, song vẫn tiếp tục kếthợp chiến tranh cách mạng với khởi nghĩa vũ trang trong quá trình chiến tranh.Kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh du kích cục bộ, đồng khởi vớiCTDK rộng khắp, kết hợp CTNDĐP và chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực,lấy CTNDĐP làm cơ sở

Tính chất nổi bật nhất của cuộc đụng đầu lịch sử này là chiến tranh chínhnghĩa chống xâm lược với nội dung đấu tranh giai cấp rất quyết liệt Về phíađịch đấy là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, kẻ bóc lột lớnnhất thế giới Về phía ta là chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược để giànhnền độc lập dân tộc Đánh thắng đế quốc Mỹ và bọn tay sai đại diện cho giai cấpphong kiến và tư sản mại bản quan liêu quân phiệt, đấy là cuộc đấu tranh “ai

Trang 5

thắng ai” giữa 2 thế lực, cách mạng và phản cách mạng, giữa một bên muốnthúc đẩy miền Nam Việt Nam tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa và một bênmuốn kìm hãm miền Nam trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản Ở miền Nam,cuộc đấu tranh giai cấp cực kỳ quyết liệt, nhân dân ta không những phải đươngđầu với quân xâm lược Mỹ hung bạo mà hàng ngày, hàng giờ phải chống lại bọn

ác ôn phản động khét tiếng với ý thức phục thù giai cấp, hận thù cách mạng,chống phá cách mạng điên cuồng, với khẩu hiệu của chúng là: “đạp lên oán thù

để thực thi dân chủ”

Cuộc chiến tranh vừa mang tính chất giải phóng dân tộc, vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc Sau kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đất nước ta tạm thời chia làm 2 miền với

2 chế độ xã hội khác nhau Miền Bắc từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội, miềnNam trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ Sau khi chiếm miền Namnăm 1954, đế quốc Mỹ lần lượt triển khai biện pháp chiến lược tố cộng, diệtcộng tiếp đó là các chiến lược chiến tranh trên bộ ở miền Nam, đồng thời từngbước leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, từ chiến lược phá hoại bí mậtđến chiến tranh phá hoại công khai chủ yếu bằng không quân, hải quân Cuộcchiến tranh phá hoại này nằm trong một chiến lược chiến tranh chung của đếquốc Mỹ đối với nước ta Chiến tranh xâm lược thực dân mới nhằm một mụctiêu bao trùm là chống phá cả 2 miền đất nước, hòng đè bẹp và tiêu diệt cáchmạng Việt Nam Do đó cuộc kháng chiến chống Mỹ là một cuộc chiến tranh cứunước của toàn thể dân tộc ta, của cả nước ta, không thể chia rời Nam - Bắc.Cùng một lúc ta phải làm 2 nhiệm vụ chiến lược nhằm mục tiêu chung là giảiphóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc để đưa cả nước tiến lêntheo con đường xã hội chủ nghĩa Có kiên quyết chiến đấu để giải phóng miềnNam mới bảo vệ được miền Bắc và có bảo vệ vững chắc được miền Bắc mới cóđiều kiện về mọi mặt để giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc

Công tác quân sự địa phương, CTNDĐP miền Bắc vừa phải độc lập và phốihợp với bộ đội chủ lực (chủ yếu là không quân, hải quân) chiến đấu bảo vệ miền

Trang 6

Bắc, vừa phải làm nhiệm vụ tổ chức động viên sức người, sức của của các địaphương, các ngành Nhà nước chi viện tiền tuyến lớn giải phóng miền Nam.CTNDĐP miền Nam vừa phải độc lập và phối hợp với bộ đội chủ lực giải phóngđịa phương mình góp phần giải phóng miền Nam, vừa góp phần bảo vệ miền Bắc.

Tính chất kế thừa và luôn luôn phát triển

Kháng chiến chống Mỹ là cuộc đấu tranh lâu dài, gay go, quyết liệt và phứctạp, để thực hiện được ý đồ chiến lược, cả địch và ta đều thực hiện tính chất kếthừa và phát triển trong quá trình chiến tranh Về phía địch, ngay từ đầu đế quốc

Mỹ đã dầy công nghiên cứu kế thừa kinh nghiệm chống CTDK của Pháp ở ViệtNam Kinh nghiệm chống du kích ở một số nước trên thế giới Chúng đặt thành-học thuyết “chống nổi dậy”, “chống du kích” với nhiều lực lượng, nhiều biệnpháp để đánh phá cách mạng Thất bại chiến lược chiến tranh này, chúng lại rútkinh nghiệm đề ra chiến lược chiến tranh khác, đánh phá ta với mức cao hơn,quyết liệt hơn, xảo quyệt hơn Về phía ta, bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ,

ta đã có kinh nghiệm truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, kinh nghiệmCách mạng tháng Tám năm 1945, kinh nghiệm kháng chiến chống thực dânPháp (1945 - 1954) Tư tưởng “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thaycường bạo”, cả nước chung sức đánh giặc từ đời xa xưa, mỗi người dân là mộtchiến sĩ, mỗi làng bản là một pháo đài, đánh địch cả bằng vũ khí thô sơ và hiệnđại, kết hợp CTDK với chiến tranh chính quy Trong kháng chiến chống Pháp

đã được vận dụng rất sáng tạo, phát triển về chất Chiến tranh nhân dân chống

Mỹ đã kế thừa kinh nghiệm cũ phát triển đến trình độ cao CTNDĐP là biểuhiện cụ thể của trình độ cao đó CTNDĐP trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

mang đầy đủ tính chất toàn dân, toàn diện, tự lực tự cường rất cao có thể nói

không có kinh nghiệm Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chốngPháp (1946 - 1954) thì cũng không có Chiến tranh nhân dân nói chung vàCTNDĐP nói riêng phát triển cao như vừa qua

1.2 Đặc điểm chủ yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ

Đặc điểm lớn nhất là đất nước ta tạm thời chia làm 2 miền, tiến hành đồng

Trang 7

thời 2 nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau, song đấy là cuộc chiến tranh của cả nước do một Đảng lãnh đạo, một dân tộc, một qụân đội tiến hành Cả

nước Việt Nam, toàn thể dân tộc Việt Nam dồn sức để đánh thắng cuộc chiếntranh xâm lược của đế quốc Mỹ, cả nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước sau khi làm Cách mạng tháng Tám thành công, kháng chiến chống Phápthắng lợi Ta có miền Bắc hoàn toàn giải phóng bước đầu được xây dựng theohướng xã hội chủ nghĩa, làm căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước Đảng

ta có kinh nghiệm lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, chiêntranh nhân dân với 2 phương thức tiến hành chiến tranh, CTNDĐP và chiến tranhchính quy, có lãnh tụ tối cao anh minh là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Nhân dân

từ Nam chí Bắc đều được rèn luyện trong khói lửa chiến tranh Sau khi đánhthắng thực dân Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt, dân tộc Việt Namcàng được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều dân tộc trên thế giới Song ta cũng gặpnhiều khó khăn mới trong việc ổn định, củng cố miền Bắc và chuyển thế đấutranh của cách mạng miền Nam Thời gian đầu, miền Bắc vừa phải khôi phụckinh tế, vừa phải tập trung giải quyết vấn đề thổ phỉ, chống cưỡng ép di cư, chống

biệt kích, chống bạo loạn và sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn

tổ chức Đồng bào và chiến sĩ miền Nam vấp nhiều trở ngại trong quá trìnhchuyển thế đấu tranh của cách mạng, trước sự đánh phá dã man tàn bạo của Mỹ -Diệm Mấy năm đầu (1954 - 1958) lực lượng cách mạng miền Nam bị tổn thấtlớn, một bộ phận quan trọng cán bộ, Đảng viên, cốt cán trung kiên, quần chúngcách mạng bị khủng bố khốc liệt, bị sát hại, tra tấn, tù đày, nhiều nơi không còn

cơ sở Lúc này, về mặt quốc tế, bên cạnh thuận lợi cơ bản là dựa được vào thếtiến công mạnh mẽ của ba trào lưu cách mạng đang cuồn cuộn dâng cao, ta tranhthủ được sự đồng tình ủng hộ ngày càng rộng lớn của nhân dân thế giới để tăngcường thế và lực của mình, nhưng sự bất đồng giữa các nước xã hội chủ nghĩacũng tạo nên những tiêu cực mà đế quốc Mỹ ra sức lợi dụng để leo thang chiếntranh và đeo đuổi ý đồ xâm lược của họ đối với đất nước ta

Ta là một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, phải đương đầu và đánh

Trang 8

thắng một nước đế quốc to, có tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh Dân số cả

nước ta chỉ bằng 1/6, giá trị tổng sản phẩm hàng năm (của miền Bắc) chỉ bằng1/1000 của nước Mỹ Đặc biệt lực lượng so sánh về quân sự giữa ta và Mỹ, nhất

là những năm đầu, còn chênh lệch lớn Ta ít hơn địch về số lượng cả quân chủlực, quân địa phương và yếu hơn địch về vật chất kỹ thuật, đặc biệt là vũ khí, khítài, phương tiện chiến tranh của Mỹ huy động vào cuộc chiến tranh nhiều hơn ta

về số lượng, hiện đại hơn ta về chất lượng Mỹ đã đưa những người được gọi làtài ba nhất nước Mỹ để điều khiển cuộc chiến tranh này, huy động hàng trămviện khoa học, hàng ngàn trung tâm nghiên cứu về chiến tranh để nghiên cứu

về âm mưu và chiến lược chống phá cách mạng, chống phá chiến tranh nhân dânnói chung và CTNDĐP nói riêng ở cả 2 miền Nam Bắc nước ta Có thể nói cùngvới việc động viên tới mức cao nhất các lực lượng vật chất, các phương tiện, vũkhí hiện đại (trừ vũ khí nguyên tử), giới cầm quyền Mỹ đã huy động và sử dụngnhững tinh túy nhất về trí tuệ, khoa học kỹ thuật vào cuộc chiến tranh này.Trong tình hình so sánh lực lượng như vậy, rõ ràng ta phải đánh lâu dài thựchiện lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượngđông, lấy yếu chống mạnh về vũ khí kỹ thuật, lấy thô sơ kết hợp với hiện đại đểđánh thắng trang bị hiện đại và siêu hiện đại của Mỹ Ta phát huy sức mạnh tổnghợp của toàn dân, của các lực lượng, nhất là sức mạnh tổng hợp tại chỗ củaCTNDĐP CTNDĐP phải kiên cường trụ bám, chiến đấu cài thế xen kẽ vớiđịch, phá thế phân vùng chia tuyến, hòng đánh nhanh, thắng nhanh của địch,buộc chúng phải đánh theo cách đánh của, ta, phải sa lầy và thất bại Đấy là thửthách lớn chưa từng có, đòi hỏi Đảng ta và toàn thể nhân dân ta phải có quyết

tâm cao, ý chí bền vững phi thường, trí thông minh sáng tạo rất lớn, khoa học

quân sự và nghệ thuật quân sự phát triển vượt bậc thì mới có thể đương đầu vàđánh thắng kẻ thù đông, mạnh, hung hãn

Cả hai bên ta và địch đều phải vừa đánh, vừa tìm hiểu đối phương: về phíađịch, đế quốc Mỹ tuy có dã tâm xâm lược nước ta, đã dốc cố gắng chiến tranh

Trang 9

rất lớn, nhưng do nhiều nguyên nhân trong và ngoài nước, chủ yếu là do lựclượng so sánh trên phạm vi toàn thế giới: lúc bấy giờ không có lợi cho Mỹ DoViệt Nam ở xa nước Mỹ hàng vạn dặm, nên trong quá trình chiến tranh xâmlược, chúng phải vừa đánh vừa thăm dò, vừa đánh vừa thí nghiệm các chiếnlược, chiến thuật chiến tranh mới, nhất là thí nghiệm các biện pháp chiến lược

“chống nổi dậy”, “chống' du kích”, “chiến tranh du kích chống du kích”, “chiếntranh giành dân”, “chiến tranh lãnh thổ”, “ chiến lược bí mật phá hoại miền Bắc”

V.V Thực hành chiến lược leo thang từng bước, khi bị thất bại buộc phải

xuống thang chiến tranh (từ sau tết Mậu Thân 1968) thì chúng lại vừa xuốngthang rút dần quân Mỹ về nước, vừa phản kích điên cuồng mở rộng chiến tranh

ra toàn cõi Đông Dương hòng cứu vãn thất bại và giành thế mạnh trong cuộcđàm phán ở Paris, mãi đến mùa xuân năm 1975 mới chịu thất bại hoàn toàn Vềphía ta, ngay từ đầu ta đã kiên định quyết tâm chiến lược đánh Mỹ và thắng Mỹ

để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất Tổ quốc Ta thấy

âm mưu xâm lược của Mỹ, nhưng chưa hiểu hết chiến lược, chiến thuật và thủđoạn của chúng, chưa đánh giá hết chỗ mạnh, chỗ yếu cụ thể của chúng trênthực tế chiến trường, chưa có kinh nghiệm đánh Mỹ, mỗi khi Mỹ - ngụy áp dụngbiện pháp chiến lược, thủ đoạn mới (trực thăng vận, thiết xa vận, ấp chiến lược,bình định ) ta thường gặp lúng túng, khó khăn, tổn thất Khi Mỹ đưa quân thamchiến, nhiều cán bộ, chiến sĩ ta băn khoăn trăn trở, ta đánh với Mỹ thế nào? Có

tiếp tục đấu tranh chính trị được nữa không? Trước những vấn đề mới đặt ra,

Đảng ta, nhất là các Đảng bộ địa phương đã lãnh đạo nhân dân, các lực lượngchính trị, lực lượng vũ trang địa phương đánh thử và đấu tranh thử với địch đểtìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm đánh bại từng biện pháp chiến lược, thủđoạn chiến thuật mới của chúng, tháo gỡ khó khăn đưa phong trào cách mạngnói chung và CTNDĐP nói riêng tiến lên Trên đây là những vấn đề lớn liênquan đến nguồn gốc, bản chất và tính chất đặc điểm của cuộc chiến tranh Đócũng là điều kiện khách quan và chủ quan, bối cảnh trong nước và quốc tế của

Trang 10

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chi phối nhiều mặt về phương châm, chủtrương chiến lược của Đảng đối với cuộc chiến tranh nhân dân nói chung và sựchỉ đạo quá trình phát triển CTNDĐP nói riêng trên cả 2 miền Nam Bắc, trongcuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2 Quá trình chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

2.1 Quá trình chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương ở miền Nam (1954-1975)

* Giai đoạn từ 1954 đến năm 1960

Đế quốc Mỹ cùng chính quyền Sài Gòn ra sức diệt Đảng, diệt cơ sở chính trị

và lực lượng vũ trang kháng chiến còn lại hòng triệt phá mầm mống chiến tranhnhân dân Chiến tranh nhân dân địa phương miền Nam hình thành và phát triểntrong phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, cùng với đấu tranh chính trị,khởi nghĩa từng phần, đồng khởi, đánh bại quốc sách “tố cộng” của địch Tronggiai đoạn này sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chiến tranh nhân dân địaphương ở miền Nam được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết như: 8-1956,

Lê Duẩn soạn thảo “Đề cương văn hóa Việt Nam”;Nghị quyết trung ương15(1/1959) trên cơ sở đó có thể khái quát những điểm nổi bật như sau:

Dự kiến khả năng có thể xảy ra ngay trước khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ

1954, Đảng ta đã có chủ trương đúng đắn, sáng tạo, giữ nguyên tại chỗ hầu nhưtoàn bộ Đảng viên, cán bộ, du kích, hội viên đoàn thể quần chúng cốt cán trungkiên ở cơ sở và bí mật chọn để lại một bộ phận lực lượng vũ trang cất giấu mộtkhối lượng vũ khí đạn dược, sẵn sàng làm nòng cốt cho phong trào đấu tranhchính trị, đấu tranh vũ trang ở địa phương, cơ sở, chủ động đối phó với khả năng

và tình huống xấu nhất

Trong quá trình lãnh đạo đấu tranh (1954 - 1958), việc chỉ đạo duy trì, củng

cố căn cứ cũ, xây dựng căn cứ mới, hành lang mới, bí mật xây dựng, phát triểnlực lượng vũ trang, cơ sở ngầm đã tạo những điều kiện rất cơ bản cho phong

Trang 11

trào đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ phát triển thành khởi nghĩa từng phần,chiến tranh nhân dân địa phương cục bộ tiến lên đồng khởi đánh bại quốc sách tốcộng của địch làm phá sản hình thức thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ Từthực tiễn nóng bỏng của cuộc đấu tranh, nhất là những lúc khó khăn, đen tối nhất,Đảng viên, cán bộ, cốt cán trung kiên của Đảng ở cơ sở, địa phương luôn đứng ở

vị trí tiền phong để lãnh đạo quần chúng đấu tranh; đã khơi dậy được lòng cămthù cao độ của nhân dân đối với lũ giặc cướp nước và bán nước vùng lên đấutranh với nhiều hình thức, phương pháp cực kỳ khôn khéo, thông minh, phongphú, sáng tạo Quần chúng đã khéo lợi dụng thế hợp pháp, kết hợp hợp pháp nửa

hợp pháp với bất hợp pháp, chính trị với vũ trang để diệt ác ôn, bảo vệ cơ sở, bảo

vệ căn cứ , biến đường lối của Đảng thành hiện thực Thực tiễn đấu tranh đó lại

trở thành những gợi ý giúp Đảng nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chủ

trương, phương pháp cách mạng.Tuy nhiên trong lúc cách mạng miền Nam đang

vô cùng khó khăn, nhiều nơi chưa biết lợi dụng thế hợp pháp để đấu tranh hạn

chế tội ác của địch, hoặc co thủ hữu khuynh, đấu tranh chưa khôn khéo, chưa biếtphân hóa địch, cô lập bọn nòng cốt và đầu sỏ ác ôn, bộc lộ lực lượng nên tổnthất lớn Khi cách mạng đã chuyển hẳn sang thế tiến công, khởi nghĩa từng phần

và chiến tranh nhân dân địa phương cục bộ lan rộng, vẫn có nơi chưa mạnh dạnphát động quần chúng đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị khiếnphong trào ở đó phát triển chậm

* Giai đoạn từ năm 1961đến năm 1965

Đế quốc Mỹ cùng chính quyền Sài Gòn thi hành chiến lược “chiến tranhđặc biệt”, ra sức càn quét gom dân lập ấp chiến lược, thực hiện các kế hoạchbình định miền Nam ta phát triển chiến tranh nhân dân địa phương lên trình độcao, kết hợp chặt chẽ lực lượng quân sự và lực lượng chính trị tại chỗ được sựphối hợp của các đòn chủ lực của quân khu, miền đã đóng vai trò có ý nghĩaquyết định trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của địch

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chiến tranh nhân dân địa phươngtrong giai đoạn thể hiện ở một số văn kiện nghị, quyết như: Nghị quyết Bộ

Trang 12

Chính trị 2/1962; tháng 11-1962 Hội nghị chiến tranh du kích Miền lần thứ nhấtphát động thi đua bắn máy bay, diệt xe cơ giới; Hội nghị trung ương 912/1963 tất cả những văn kiện này cùng với sự chỉ đạo thực tiễn của Đảng đã

nổi lên mấy điểm chính như sau:

Đảng đã đề ra chủ trương, phương châm đúng đắn sáng tạo, kịp thời giảiquyết nhận thức, tư tưởng, xác định phương hướng xây dựng, phát triển chiếntranh nhân dân địa phương Trong lúc địch hung hăng, bước đầu thực hiện thuận

lợi kế hoạch lập ấp chiến lược, Đảng đã sáng suốt chỉ rõ “ấp chiến lược lại trở

thành chỗ yếu của địch, nơi mà ta dễ đánh chúng” (NQ BCT 12-1962 và NQ 9B/

TƯ 11-1963) Với sự chỉ đạo chiến lược chính xác, Đảng xác định “phá ấp chiếnlược phá thế kìm kẹp của địch, đấy là một nhiệm vụ cấp bách đồng thời là nhiệm

vụ lâu dài” (NQ BCT 2-1962) và “chống càn và phá ấp chiến lược trở thành hìnhthức và nội dung chủ yếu của ta ở vùng rừng núi và nông thôn miền Nam (NQBCT 12-1962) Nắm vững quy luật phát triển của chiến tranh cách mạng, Đảngkhẳng định “Hiện nay phải đặt trọng tâm vào việc xây dựng chủ lực trên cơ sởphát triển mạnh du kích và bộ đội địa phương” (NQ-9B/TƯ 11-1963) Quán triệt

và vận dụng sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết và kinh nghiệm ở các hội nghị chiếntranh nhân dân địa phương, các cấp ủy Đảng, cấp chỉ huy ở chiến trường, địaphương, đã tập trung sự chỉ đạo vào chống càn quét, kết hợp “ba mũi”, “bavùng”, “ba bám”; đồng thời tích cực xây dựng lực lượng địa phương, góp phầnxây dựng bộ đội chủ lực lớn mạnh, tạo nên cao trào phá ấp chiến lược

Thiếu sót lúc đầu của nhiều địa phương là chưa thấy hết âm mưu, thủ đoạnnguy hiểm của chính sách lập ấp chiến lược; không bám trụ được địa phương;lúng túng trong chỉ đạo chống càn, phá ấp chiến lược, nhất là trước chiến thuật

“trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; có nơi xuất hiện tư tưởng hữu khuynh

né tránh, có nơi khuynh hướng thiên về dùng quân sự để phá ấp chiến lược.Tuy nhiên, sau khi giải quyết được vấn đề bám trụ và vận dụng tốt hơnphương châm “hai chân, ba vùng” thì phong trào chiến tranh nhân dân địa

Trang 13

phương nhanh chóng hồi phục và phát triển thuận lợi.

* Giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1968

Đế quốc Mỹ cùng chính quyền Sài Gòn thi hành chiến lược “chiến tranhcục bộ” ra sức “tìm diệt” và “bình định” Chiến tranh nhân dân địa phương cùngvới đấu tranh chính trị, tác chiến tập trung trực tiếp đương đầu và đánh thắngquân đội viễn chinh Mỹ tiến lên thực hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy tếtMậu Thân - xuân 1968, góp phần hết sức quan trọng đánh thắng chiến lược

“chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ

Nhân dân và các lực lượng địa phương ở miền Nam phải trực tiếp đươngđầu với quân Mỹ, quân các nước phụ thuộc Mỹ, nhưng chiến tranh nhân dân địaphương vẫn phát triển cùng với tác chiến tập trung vươn lên trình độ cao, thựchiệti xuất sắc các chủ trương chiến lược của Đảng Lực lượng vũ trang địaphương vận dụng linh hoạt 8 nguyên tắc chỉ đạo tác chiến du kích và 6 phươngthức tác chiến chiến lược tiêu hao tiêu diệt cả trên bộ, dưới nước, giữ vững thếtrận đánh địch tại chỗ; cùng bộ đội chủ lực tạo thế, tạo lực thực hiện thắng lợicuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân - xuân 1968, góp phần hết sứcquan trọng đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ, làm phá sảnchiến lược “chiến tranh cục bộ” của chúng Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đốivới chiến tranh nhân dân địa phương trong giai đoạn này nổi lên những điểmchính như sau:

Trước tình hình đối tượng tác chiến đã thay đổi, hàng chục vạn quân Mỹ ồ

ạt kéo vào miền Nam, Đảng ta vẫn bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì phương châmkết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đẩy mạnh chiến tranh nhândân địa phương trong điều kiện mới, giữ vững và phát triển thế tiến công, đánhđịch bằng “2 chân, 3 mũi” trên cả 3 vùng chiến lược, động viên sâu rộng quyếttâm và khí thế đánh Mỹ trong nhân dân và các lực lượng địa phương Đảng đã

dự kiến đúng và chủ động chuẩn bị, chỉ đạo các địa phương sẵn sàng đánh thắng

cả quân Mỹ, nếu chúng vào trực tiếp xâm lược

Trang 14

Các chiến trường và địa phương ở miền Nam đã quán triệt quyết tâm đánh

Mỹ và tư tưởng chiến lược tiến công, nỗ lực cao độ, vận dụng và thực hiện triệt đểcác chủ trương, phương châm, biện pháp tác chiến và xây dựng lực lượng, pháttriển phong trào chiến tranh nhân dân địa phương lớn mạnh vượt bậc Lực lượng

vũ trang địa phương đã đi đầu và chiến thắng oanh liệt trong trận đầu đánh Mỹ (ở

Núi Thành), cùng với lực lượng chính trị, bộ đội tập trung liên tiếp đánh bại 2 cuộcphản công chiến lược của địch; làm tốt nhiệm vụ căng kéo, buộc địch phải phântán một phần lực lượng đối phó với chiến tranh nhân dân địa phương

Trong giai đoạn này, tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực và chiến tranhnhân dân địa phương đã dựa vào nhau cùng phát triển Vai trò tiêu diệt lớn của

chủ lực có ý nghĩa quyết định nhưng chiến tranh nhân dân địa phương vẫn

hết sức quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong chống bình định, tạo thế tạo lực tạichỗ đưa chiến tranh vào bên trong thành thị, sau đó đã trụ bám đánh địch phảnkích, giữ thế cho các đợt tổng tiến công và nổi dậy tiếp theo Ngoài những

khuyết điểm do chỉ đạo chiến lược chung chi phối, nổi lên trong sự chỉ đạo của

các chiến trường và địa phương là bộc lộ lực lượng mật, nhất là ở trong thành thị

và vùng ven, khiến quần chúng mất thế đầu tranh hợp pháp, rất khó khăn chocác lực lượng địa phương trụ bám đánh địch, phản kích từ sau tết Mậu Thân.Mũi chính trị, binh vận chưa theo kịp đòn vũ trang Ba mũi giáp công tiêu diệt,bức hàng đồn bốt và lực lượng kìm kẹp của địch ở cơ sở còn ít, hiệu lực hạn chế

* Giai đoạn từ năm 1969-1973

Đế quốc Mỹ cùng chính quyền Sài Gòn thi hành chiến lược “Việt Nam hóachiến tranh”, rút dần quân Mỹ nhưng dồn sức bình định nông thôn miền Nam.chiến tranh nhân dân địa phương miền Nam kiên cường trụ bám, giữ thế, tạolực, tạo thế mới, góp phần hết sức quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc tiếncông chiến lược 1972 giành thắng lợi quyết định

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân - Xuân 1968 của ta đã làmphá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, tạo một bước ngoặt

Trang 15

quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ Nhưng do ta không kịp thời chuyểnhướng tiến công sau tết Mậu Thân, bỏ lỏng vùng nông thôn, nên địch đã tậptrung lực lượng phản công quyết liệt, chiếm lại phần lớn địa bàn đã mất, vơ vétthêm nhân, vật lực, củng cố được ngụy quân, ngụy quyền vùng giải phóng bịđánh phá rất ác liệt Cơ sở cách mạng bị tổn thất, ở nhiều vùng nông thôn đồngbằng ta bị mất dân, mất thế, phong trào chiến tranh nhân dân địa phương sa sút,

gặp vô vàn khó khăn khi bước sang giai đoạn mới chống chiến lược “Việt Nam hỏa chiến tranh” Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chiến tranh nhân dân

địa phương miền Nam trong giai đoạn này nổi lên những điểm chính như sau:

Đã tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo vào nhiệm vụ trung tâm chống bình địnhnông thôn; tiến hành các biện pháp có hiệu quả để chiến tranh nhân dân địaphương đứng vững tại chỗ, từng bước khôi phục, phát triển phong trào trong điềukiện hết sức gay go của những năm đầu của giai đoạn Đặc biệt, đã chỉ đạo kếthợp chặt chẽ chiến tranh nhân dân địa phương - đấu tranh chính trị tác chiến củacác binh đoàn chủ lực, phát huy vai trò đánh tiêu diệt lớn của các binh đoàn chủlực hỗ trợ và tạo điều kiện, thời cơ cho chiến tranh nhân dân địa phương khôiphục và phát triển phong trào Ý thức chấp hành nghiêm chỉnh, triệt để đường lốichính trị quân sự của Đảng với sự nỗ lực rất cao và sự vận dụng sáng tạo của cácchiến trường, địa phương đã tạo nên sức mạnh tổng hợp tại chỗ, kiên cường bámtrụ chiến trường đứng vững tại địa phương duy trì tiếng súng liên tục và giànhthắng lợi trong quá trình tiến công cũng như đánh trả địch phản kích tái chiếm,lấn chiếm Các địa phương đã tích cực tranh thủ thời cơ khi lực lượng lớn củađịch hành quân mở rộng chiến tranh xâm lược sang Cam-pu-chia, Lào hoặc lo đốiphó với ta ở trọng điểm chiến dịch, tiến hành các đợt hoạt động tác chiến để mởvùng mở mảng Trình độ tổ chức và chỉ huy, chỉ đạo, đợt hoạt động tác chiến,phương pháp chiến đấu và hiệu suất chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương

có bước phát triển mới, nhất là các đơn vị tinh nhuệ trong bộ đội địa phương, du

kích.

Trang 16

Khuyết, nhược điểm chủ yếu của ta là chưa thấy hết những cố gắng mới,thủ đoạn mới, tính chất tàn bạo đến tột cùng của địch trong “chiến tranh giànhdân”, “chiến tranh hủy diệt”; nắm không chắc phương châm 3 vùng, chuyểnhướng tiến công về nông thôn không kịp thời; chưa khắc phục được tình trạng

mở được mảng được vùng trong đợt nhưng khó giữ sau khi địch phản kích

* Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1975

Mỹ tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, sử dụng Ngụy quân,

Ngụy quyền tiến hành cuộc chiến tranh lấn chiếm và bình định Chiến tranh nhân dân địa phương Miền Nam góp phần hết sức quan trọng đánh bại “chiến tranh lãnh thổ” của địch; tạo lực, tạo thế, tạo thời cơ; phối hợp với các binh đoàn chủ lực thực hành tổng tiến công và nổi dậy kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Từ đầu năm 1973, theo Hiệp định Paris về Việt Nam, Mỹ phải rút hết quân

Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam vào ngày 3-1973, nhưng Mỹ vẫn âm mưu tiếp tục dùng ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn

29-làm công cụ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, biến

miền Nam thành một nước với chế độ “quốc gia” thân Mỹ, thực chất vẫn là mộtthuộc địa kiểu mới của Mỹ Mục tiêu trước mắt của Mỹ là đẩy mạnh “chiếntranh lãnh thổ” (tên gọi bao quát chương trình lấn chiếm vùng giải phóng vàbình định vùng kiểm soát) nhằm xóa thế “da báo” trên chiến trường, tiến tới xóa

bỏ thực tế hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, loại Mặt trận dântộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòamiền Nam ra khỏi đời sống chính trị ở miền Nam Để thực hiện mục tiêu này,

Mỹ tăng cường viện trợ ồ ạt tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh cho ngụy ,

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chiến tranh nhân dân địa phương tronggiai đoạn này nổi lên mấy điểm như sau:

Kịp thời phát hiện, uốn nắn nhận thức, tư tưởng lệch lạc về đường lối,phương pháp cách mạng Nghị quyết Trung ương lần thứ 21 và sự chỉ đạo sắc

Trang 17

sảo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã nhanh chóng xoay chuyển tìnhthế, giành và giữ vững quyền chủ động trên chiến trường; quyện chặt chiếntranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực; tạo thếmới, lực mới, thực hành tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi hoàn toàn,trọn vẹn Các cấp ủy Đảng, cấp chỉ huy ở chiến trường và địa phương đã quántriệt quyết tâm chiến lược, vận dụng linh hoạt phương châm, phương thức ở địaphương mình; dốc sức chuẩn bị tốt cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng phát triển vượt bậc dân quân du kích, xâydựng bộ đội địa phương thành những “đơn vị mạnh”; nhạy bén chớp thời cơ,độc lập hoặc kết hợp chặt chẽ giữa địa phương với chủ lực, tiến công với nổidậy để giải phóng địa phương, góp phần giành toàn bộ chính quyền về tay nhândân Chỉ 2 ngày đêm sau khi ngụy quyền Trung ương đầu hàng, đồng bằng sôngCửu Long đã hoàn toàn giải phóng Mấy tháng đầu sau Hiệp định Paris, trongchỉ dạo thực hiện, nhiều nơi chưa thấu suốt tinh thần chỉ đạo của Trung ương,không nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng, tư tưởng chiến lược tiến công,

đã mất cảnh giác, mơ hồ muốn xả hơi để địch lợi dụng thực hiện được kếhoạch lấn chiếm, bình định, khiến lực lượng ta có tổn thất phải đến gần cuốinăm 1973 phong trào mới được khôi phục

2.2 Quá trình chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương ở miền Bắc (1954-1975)

Đi đôi với chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, đế quốc Mỹtiến hành cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân và hải quân đốivới miền Bắc nước ta Công tác quân sự địa phương, chiến tranh nhân dân địaphương miền Bắc phát huy vai trò chiến lược trong nhiệm vụ chống chiến tranhphá hoại, tham gia xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóngmiền Nam, thống nhất Tổ quốc (1954 - 1975) Với chiến thắng Điện Biên Phủ,nhân dân ta kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp Cách mạng ViệtNam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội

Trang 18

chủ nghĩa, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc Do nền kinh tế nghèo nàn,lạc hậu, lại bị tàn phá nặng nề sau 9 năm kháng chiến, miền Bắc mới giải phóng

đã phải đương đầu với nạn đói lan tràn trên 200 xã thuộc các tỉnh đồng bằngsông Hồng, vùng trung du Bắc Bộ và Khu 4 Đồng thời, miền Bắc vừa phải đốiphó với những âm mưu, hoạt động phá hoại của địch để mau chóng ổn định tìnhhình, vừa phải tiến hành những công việc cấp bách nhằm khôi phục, phát triểnkinh tế, tổ chức cuộc sống mới, tiếp tục cuộc đấu tranh hoàn thành cách mạngdân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước Khó khăn chồng chất Dưới sự lãnhđạo tập trung thống nhất của Đảng, nhân dân ta vừa ra sức khắc phục hậu quảchiến tranh, xây dựng bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa đấu tranh đòi địchthi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ-ne-vơ, hết lòng hết sức chi viện miềnNam, tích cực giúp cách mạng Lào và cách mạng Cam-pu-chia Đó là những đặcđiểm chính chi phối trực tiếp công tác quân sự địa phương, chiến tranh nhân dânđịa phương miền Bắc khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ Sự phát triểncủa công tác quân sự địa phương, chiến tranh nhân dân địa phương trên miềnBắc có thể chia thành 2 thời kỳ:

* Giai đoạn 1954 – 1965:

Đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược bí mật phá hoại miền Bắc công tác quân

sự địa phương miền Bắc tham gia khôi phục, phát triển kinh tế, xây dựng quânđội, củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ hậu phương lớn, chi viện tiềntuyến lớn

Xuất phát từ quan điểm coi miền Bắc là nguồn gốc là đầu não lãnh đạocuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, đế quốc Mỹ luôn gắn chặt chủ trươngphá hoại miền Bắc với các chủ trương, biện pháp tiến hành chiến tranh xâmlược miền Nam, coi phá hoại miền Bắc là một bộ phận quan trọng không thểthiếu của chiến tranh xâm lược miền Nam

Từ tháng 7-1954 đến giữa năm 1960, để thực hiện ý đồ gây mất ổn địnhchính trị xã hội trong nội địa miền Bắc, đế quốc Mỹ chủ trương tiến hành các kế

Trang 19

hoạch bí mật phá hoại miền Bắc, dưới hình thức phá hoại vũ trang kết hợp vớihoạt động chống phá cách mạng của bọn phản động tại chỗ Mục tiêu phá hoạitập trung chủ yếu vào các đường giao thông, các phương tiện vận tải, kho tàng.Thủ đoạn của chúng là tung những tổ đặc vụ ra miền Bắc Sự lãnh đạo, chỉ đạocủa Đảng đối với công tác quân sự địa phương, chiến tranh nhân dân địa phươngmiền Bắc trong thời kỳ này nổi lên những điểm chính như sau:

Ưu điểm lớn nhất là đã phát huy vai trò chiến lược của lực lượng vũ trangđịa phương, công tác quân sự địa phương, chiến tranh nhân dân địa phương trongnhiệm vụ trấn áp lực lượng phản cách mạng, chống cưỡng ép di cư, diệt biệt kíchthổ phỉ làm thất bại chiến tranh phá hoại bí mật của địch hòng gây “chiến tranh

du kích” trong lòng miền Bắc Đồng thời đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo công tácchuẩn bị mọi mặt của các địa phương, bộ, ngành Nhà nước, góp phần đánh thắnghiệp đầu chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân, hải quân của đế quốc

Mỹ, ổn định tình hình, chi viện miền Nam ngày càng lớn Bước đầu đã lãnh đạo,

chỉ đạo có kết quả chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng ở địa phương và

trong các bộ, ngành Nhà nước, chuẩn bị tốt kế hoạch chuyển miền Bắc vào thời

chiến Đã thể chế hóa một bước công tác quân sự địa phương, công tác quân sự ở

các bộ, ngành Nhà nước thành cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thựchiện, cơ quan quân sự làm tham mưu”, cơ sở quan trọng cho việc hoàn chỉnh cơchế lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng địa phương sau này

Khuyết điểm chính của lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện là trong những năm từ

1954 đến 1958 không kịp thời xác định vị trí, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức công tácquân sự địa phương, lực lượng dân quân tự vệ trong tình hình mới, nảy sinh những

nhận thức, quan điểm lệch lạc trong một số Đảng viên, cán bộ chủ chốt ở địa

phương, bộ, ngành Nhà nước Khi địch bắt đầu chiến tranh phá hoại chủ yếu bằngkhông quân, hải quân, sự chỉ đạo công tác phòng tránh sơ tán của một số nơi chưakiên quyết, chưa có tổ chức chặt chẽ để gây tổn thất lẽ ra có thể hạn chế được

* Giai đoạn từ 1965 đến 1975

Trang 20

Đế quốc Mỹ công khai đẩy mạnh chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng khôngquân, hải quân đánh phá miền Bắc hòng tạo thế mạnh ép ta thương lượng theođiều kiện của Mỹ chiến tranh nhân dân địa phương, công tác quân sự địa phươngmiền Bắc tích cực chống chiến tranh phá hoại bảo vệ miền Bắc, tham gia khôiphục, phát triển kinh tế chi viện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác quân sự địa phương, chiếntranh nhân dân địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miềnBắc thời kỳ này nổi lên những điểm chính như sau:

Đảng, Nhà nước ta đã dự kiến đúng âm mưu, thủ đoạn chiến tranh pháhoại của địch, kịp thời đề ra những chủ trương, phương châm đúng đắn, sángtạo, chủ động tổ chức và chỉ đạo các địa phương, bộ, ngành, Nhà nước tiếnhành những biện pháp chuẩn bị và kịp thời chuyển sang thời chiến, tổ chứcphòng tránh, đánh địch bảo đãm giao thông có hiệu quả Điểm nổi bật là trêndưới một lòng, cả nước một ý chí, thống nhất tư tưởng và hành động, phối hợp

hiệp đồng chặt chẽ từ các ngành, các cấp ở Trung ương đến cơ sở; giải quyết tốt

mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, đoànthể cách mạng Đó là cơ sở vững chắc tạo nên sức mạnh vật chất và trí tuệ tolớn Quyết tâm vững chắc, càng ác liệt, quần chúng càng hăng hái, tin tưởng,kiên quyết chiến đấu Trong quá trình chỉ đạo, Đảng, Nhà nước rất coi trọngcông tác tổng kết, phổ biến kinh nghiệm phòng không nhân dân, động viên sứcmạnh khoa học kỹ thuật phục vụ yêu cầu đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, đãchủ trương mạnh dạn trang bị súng máy, pháo phòng không cho dân quân tự vệ,

sử dụng lực lượng vũ trang địa phương bảo vệ vùng ven biển thay chủ lực

chuyển dần vào chiến đấu ở phía Nam hầu như giao toàn bộ nhiệm vụ bảo vệ

hậu phương lớn miền Bắc cho các lực lượng địa phương khi các binh đoàn chủlực chuyển vào giải quyết miền Nam (Xuân 1975) Chủ trương quân sự hóa, vũtrang hóa toàn dân, kết hợp kinh tế với quốc phòng đã tạo điều kiện thuận lợiphát triển công tác quân sự địa phương, chiến tranh nhân dân địa phương lên

Ngày đăng: 14/05/2017, 15:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III , Nxb Sự thật, H.1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
Nhà XB: Nxb Sự thật
4. Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhà XB: Nxb Sự thật
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG, HN,2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: NXB CTQG
6. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập1, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
7. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2006, 8. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2008, 9. Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2000, tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, H. 2006,8. "Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
15. Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb Sự thật, H. 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Nhà XB: Nxb Sự thật
16. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học kinh nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học kinh nghiệm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
1. C. Mác - Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3 2. Điều Lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia 2011 Khác
10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2009, tập 5 Khác
11. Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2000, tập 8 12. Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2000, tập 12 13. Lênin, toàn tập, NXB Tiến bộ Matxcơva, 1976,t35 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w