Trải qua 35 năm đổi mới, nhờ vận dụng sáng tạo, phát triển Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, sự nỗ lực phấn đấu, chung sức đồng lòng của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân và sự giúp đỡ, hợp tác của cộng đồng Quốc tế, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, Đất nước phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới, tạo ra thế và lực mới để Đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Văn kiện Ðại hội XIII của Ðảng nhận định: “lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa… Ðất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” 1 Những thành tựu trên đây tạo tiền đề quan trọng, tạo nguồn lực, động lực vật chất và tinh thần to lớn để toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới, vì độc lập dân tộc và CNXH. Những thành tựu ấy do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là Ðảng luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới. Chính vì vậy, cương lĩnh xây dựng Đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khái quát 5 bài học lớn, trong đó bài học lớn đầu tiên là “nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH ngọn cờ vinh quang mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau”.
Trang 1BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TÊN MÔN HỌC:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TÊN BÀI THU HOẠCH:
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG Bằng số Bằng chữ
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
Trang 2PHẦN I MỞ ĐẦU……… 1 PHẦN II NỘI DUNG……….…….… 2
1 Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng và dân tộc Việt Nam……… …….……… …………
……….2
2 Nội dung chủ yếu của bài học nắm vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội……… …….……… …… ……….4
3 Những nguy cơ, thách thức trong tiến trình Đảng lãnh đạo kết hợp mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay
… 9 III KẾT LUẬN ……… 14
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU Trải qua 35 năm đổi mới, nhờ vận dụng sáng tạo, phát triển Chủ nghĩa Mác –
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, sự nỗ lực phấn đấu, chung sức đồng lòng của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân và sự giúp đỡ, hợp tác của cộng đồng Quốc tế, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, Đất nước phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới, tạo ra thế và lực mới để Đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp Văn kiện Ðại hội XIII của Ðảng nhận định: “lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa… Ðất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” [1]
Những thành tựu trên đây tạo tiền đề quan trọng, tạo nguồn lực, động lực vật chất và tinh thần to lớn để toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới, vì độc lập dân tộc và CNXH
Những thành tựu ấy do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là Ðảng luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới Chính vì vậy, cương lĩnh xây dựng Đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khái quát 5 bài học lớn, trong đó bài học lớn đầu tiên là “nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH - ngọn cờ vinh quang mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau”
Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử cả về lý luận và thực tiễn của 35 năm đổi mới, đặc biệt là nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ Ðại hội XII là minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn của con đường độc lập dân tộc và CNXH của nước ta Ðồng thời đó cũng là sự bác bỏ đanh thép những quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị phủ nhận vai trò của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Ðảng, phủ nhận con đường XHCN, tách rời, đối lập độc lập dân
Trang 4tộc và CNXH, phủ nhận định hướng XHCN, phủ nhận những thành tựu mà nhân dân ta đạt được trong đổi mới Cần kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đó để bảo vệ Ðảng, Nhà nước và chế độ XHCN, bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Ðảng, bảo vệ và phát triển đường lối đổi mới, thành quả của sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN
Xuất phát từ vấn đề trên, sau khi học xong môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, thuộc chương trình cao cấp lý luận chính trị, em đã chọn nội dung: “Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa
Xã Hội trong cách mạng Việt Nam” làm bài thu hoạch hết môn học
PHẦN 2: NỘI DUNG
1 Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng và dân tộc Việt Nam
Mác, Ăng - ghen, Lênin xây dựng học thuyết về chủ nghĩa xã hội và chính các ông đã đề cao vấn đề dân tộc, ủng hộ các dân tộc bị áp bức giành độc lập dân tộc Các ông xác định bản thân giai cấp vô sản phải đại biểu cho phong trào dân tộc
và tự mình trở thành dân tộc Học thuyết về chủ nghĩa xã hội đề cao các giá trị dân tộc, phát huy các giá trị độc lập dân tộc, thực hiện bình đẳng dân tộc trong một thế giới đại đồng Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại xuất hiện một học thuyết khoa học và cách mạng, giải quyết toàn diện và triệt để các vấn đề về dân tộc, độc lập dân tộc, bình đẳng dân tộc
Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX theo lập trường phong kiến hay dân chủ tư sản, tiểu tư sản đều có mục tiêu giành độc lập cho dân tộc nhưng lại sai lầm trong xác định đường lối, con đường phát triển và phương pháp đấu tranh, qua khảo nghiệm của lịch sử đều lần lượt thất bại Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ngay khi đón gặp Chủ nghĩa Mác – Lênin đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước đúng đắn: gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Sự gặp gỡ giữa Nguyễn Ái Quốc với Chủ nghĩa Mác – Lênin là sự gặp gỡ tất yếu
Trang 5giữa chủ nghĩa yêu nước với hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của thời đại Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đường lối nhất quán mà Đảng chọn lựa từ
1930 đến nay là con đường gắn độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đây là một đường lối đúng đắn Bởi vì nó được đưa ra trên cơ sở căn cứ khoa học và thực tiễn,
đó là: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các khoa học cụ thể khác; xác định được mục tiêu chiến lược và đề ra được những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nguồn sức mạnh cho cách mạng Việt Nam Một đường lối đúng bao giờ cũng có sức mạnh, vì nó phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử Thực tiễn
và kinh nghiệm lịch sử cho thấy, sự tồn vong và phát triển của mỗi Quốc gia – Dân tộc đều gắn liền với việc giữ vững nền độc lập và chủ quyền của Quốc gia – Dân tộc ấy Sống trong độc lập, tự do là nguyện vọng thiết tha của mọi người trong cộng đồng dân tộc, giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc luôn là mối quan tâm thường trực của nhân dân Tôn trọng độc lập và chủ quyền quốc gia trở thành nguyên tắc cơ bản và điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập và duy trì quan hệ bang giao giữa các nước Vượt qua những hạn chế của lập trường phong kiến, lập trường
tư sản, chủ nghĩa xã hội đã đưa đến những nội dung mới và triệt để trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc Độc lập dân tộc phải trên cơ sở độc lập thực sự về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao; độc lập dân tộc phải bảo đảm xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và nô dịch của dân tộc này với dân tộc khác cả về kinh tế, chính trị và tinh thần; quan hệ giữa các nước dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng
có lợi, tôn trọng chủ quyền dân tộc, cùng đóng góp vào lợi ích chung của các dân tộc, vì hòa bình thế giới, vì sự tiến bộ của loài người Những giá trị đó chỉ có thể đạt được ở chủ nghĩa xã hội Chỉ với chủ nghĩa xã hội, dân tộc mới phát huy cao
độ sức mạnh của mình, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, trong xây dựng đất nước, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, củng cố vững chắc độc lập dân tộc
Trang 6Thế nên, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với trí tuệ thiên tài và những kiến thức, tình cảm mới của mình đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[2], “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức
và nhân dân lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ”[3]
Như vậy, đường lối đúng đắn là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho cách mạng thành công Do đó, trong mọi giai đoạn cách mạng đảng phải đặc biệt quan tâm đến xây dựng đường lối Đường lối đúng tạo sức mạnh, tạo niềm tin cho nhân dân, tạo
uy tín cho đảng, nhờ vậy, đảng giữ được vai trò lãnh đạo
2 Nội dung chủ yếu của bài học nắm vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Ngay tại Hội nghị thành lập Đảng vào mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt (Cương lĩnh đầu tiên của Đảng) mà tư tưởng cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[4] Cương lĩnh đã bao quát được nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc với những giá trị đích thực của độc lập dân tộc và phương hướng tiến lên của dân tộc, giải quyết được cả yêu cầu phát triển của dân tộc và của xã hội Việt Nam, đó là sự lựa chọn đúng đắn dứt khoát, sự lựa chọn của lịch sử
Đại hội II đã thông qua Báo cáo Chính trị “Bàn về cách mạng Việt Nam”
do đồng chí Trường Chinh soạn thảo đã xác định:
“Đặc điểm của cuộc cách mạng này là làm tròn nhiệm vụ dân chủ tư sản và tiến triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, không cần phải qua một cuộc nổ bùng cách mạng, một cuộc nội chiến, và thiết lập nhân dân dân chủ chuyên chính dưới hình thức cộng hào dân chủ nhân dân, chứ không thiết lập công nông chuyên chính hình thức xô viết công nông binh”[5]
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng Đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã rút ra 5
Trang 7bài học lớn, trong đó, bài học đầu tiên là bài học về đường lối: nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc
Cương lĩnh còn khẳng định: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản” Ở đây, đảng ta khẳng định là “bỏ qua chế độ tư bản” – tức là bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, của giai cấp tư sản chứ những thành tựu, những mặt tích cực của giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, ta tiếp thu có chọn lọc
Đại hội XI tiếp tục khẳng định con đường mà Đảng ta nhất quán đi theo từ khi ra đời cho đến nay: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”[6] Bài học này được rút ra trên cơ sở tổng kết những bài học lịch sử trên thế giới và Việt Nam; từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng; phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, với truyền thống của dân tộc và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin
Trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã trải qua các giai đoạn phát triển với nội dung, hình thức, bước đi phù hợp với đặc điểm mỗi thời kì lịch sử:
* Giai đoạn 30-54:
Trong giai đoạn này, đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thể hiện ở nội dung chủ yếu: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước tiên phải giành được độc lập dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc là thời kì dự bị
để tiến lên chủ nghĩa xã hội Cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy là phương hướng tiến lên nhưng lại có ảnh hưởng quyết định đến tính chất triệt để và tạo ra sức mạnh hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc Ở giai đoạn này, độc lập dân tộc là nhiệm vụ trực tiếp, chủ nghĩa xã hội là phương hướng, mục tiêu
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tạo tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa trên các mặt:
Thứ nhất, xác lập vị trí lãnh đạo của đảng
Trang 8Thứ hai, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân.
Thứ ba, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Thứ tư, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
Còn cách mạng xã hội chủ nghĩa là phương hướng nên nó chi phối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, quyết định phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội
Thứ hai, quyết định người lãnh đạo
Thứ ba, quyết định nhiệm vụ, lực lượng cách mạng dân tộc dân chủ
Thứ tư, quyết định phương pháp cách mạng dân tộc dân chủ
Giữa 2 giai đoạn này không có bức tường thành ngăn cách, kết thúc cách mạng dân tộc dân chủ là mở đầu cho cách mạng xã hội chủ nghĩa
* Giai đoạn 54-75
Sau năm 1954, tình hình thế giới và trong nước rất phức tạp Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền Cách mạng Việt Nam phải giải quyết vấn đề thống nhất tổ quốc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Lúc này, cả nước xuất hiện 3 xu hướng chính: thứ nhất, tập trung giải phóng miền Nam, tập trung lực lượng chống Mỹ; thứ hai, tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; thứ ba, tiến hành cách mạng xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, trung thành với lợi ích dân tộc, Đảng ta đã lựa chọn xu hướng thứ 3, tức là tiến hành đồng thời 2 cuộc cách mạng ở
2 miền Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước Đây là đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo Trên thế giới, chưa từng có một nhà lý luận nào nói về điều này, thực tiễn trên thế giới cũng chưa có nước nào làm
Trang 9Ở miền Bắc, chủ nghĩa xã hội không còn là định hướng mà đã trở thành hiện thực, trở thành mục tiêu trực tiếp Vì cả nước ta, Nam cũng như Bắc, đều có nhiệm vụ chống Mỹ, nên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mang đặc điểm là chủ nghĩa
xã hội thời chiến Vì thế, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng không chỉ vận dụng qui luật của bản thân chủ nghĩa xã hội mà còn cả qui luật của chiến tranh cách mạng Động lực phát triển kinh tế ở miền Bắc không chỉ là sự kết hợp các lợi ích, coi lợi ích của Tổ quốc là tối cao, mà cả lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân
“Mỗi người làm việc bằng hai” – lời kêu gọi đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lấy lòng yêu nước làm một trong những động lực thúc đẩy sản xuất và chiến đấu Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thời chiến, đảng nhất thiết phải quản lí nền kinh tế có kế hoạch với chế độ tập trung cao độ và thực hiện chính sách bao cấp ở mức độ thích hợp Qua 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã đạt được những thành tựu lớn, thực hiện đầy đủ vai trò quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976 đã đánh giá chính xác vai trò của miền Bắc xã hội chủ nghĩa: “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa”[7]
Miền Nam đã thể hiện đầy đủ nhất, xuất sắc nhất vai trò quyết định trực tiếp đánh đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, đồng thời góp phần bảo vệ miền Bắc
xã hội chủ nghĩa Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung trí tuệ chỉ đạo cách mạng miền Nam, từ xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang đến xây dựng chế độ mới ở các vùng giải phóng, đặc biệt là xây dựng cơ sở đảng vững mạnh Đảng và nhà nước đã huy động lực lượng ở miền Bắc phục vụ miền Nam, gửi vào đó hàng triệu thanh niên, hàng nghìn tấn vũ khí, đặc biệt nhiều binh đoàn chủ lực Do vậy, sức mạnh của miền Nam là sức mạnh của chế độ mới, sức mạnh tại chỗ và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Dựa vào sức mạnh của cả nước, đảng chủ trương kiềm chế và đánh thắng địch ở miền Nam, phát động nhiều cuộc tiến công chiến lược, buộc địch phải xuống thang
Trang 10Như vậy, trung thành với con đường đã chọn, độc lập tự chủ trong hoạch định đường lối, nắm vững đặc điểm tình hình nước ta, vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và những kinh nghiệm của các nước, tạo được sự đồng thuận về tư tưởng, ý chí và hành động trong toàn đảng, toàn dân để đưa cách mạng tiến lên
* Giai đoạn 1975 đến nay:
Cả nước tiến hành 2 nhiệm vụ cách mạng: xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Lý luận Mác – Lênin chỉ rõ: thời kì quá độ là một thời kì rất dài, bao gồm nhiều thời kì nhỏ Vấn đề khó khăn là phải xác định đúng và đề ra mục tiêu cho phù hợp với mỗi thời kì cách mạng Cũng như giai đoạn cách mạng trước đây, để kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cùng với việc xác định nhiệm vụ chiến lược đúng đắn, đảng phải hoạch định nhiệm vụ chiến lược lâu dài thành mục tiêu
cụ thể, thích hợp với mỗi chặng đường
Từ đại hội V nhất là từ đại hội VI trở đi, với đường lối đổi mới và mục tiêu
cụ thể được xác định đúng đắn, đảng và nhân dân ta đã giành được thắng lợi quan trọng Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khóa VII (1-1994) đánh giá thắng lợi của sự nghiệp đổi mới: thành tựu to lớn có ý nghĩa hàng đầu là đã khắc phục được một bước rất quan trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội Thành tựu quan trọng thứ hai là đã tiếp tục giữ vững và củng cố sự ổn định chính trị Thành tựu thứ ba là quan hệ đối ngoại được mở rộng Như vậy, nhiệm vụ của chặng đường đầu đã hoàn thành về căn bản
Dù còn nhiều mặt yếu kém, những thành tựu quan trọng đã đạt được cho phép ta đưa đất nước chuyển dần sang thời kì mới: “thời kì đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu kinh tế so với các nước xung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển xã hội