Đại đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý báu và là bài học lịch sử vô giá của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Đối diện thường xuyên với thiên tai, địch họa, các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau đã hình thành tinh thần cố kết cộng đồng, cùng chung lưng, đấu cật xây dựng, bảo vệ non sông gấm vóc và tạo nên biết bao kỳ tích. Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mông Nguyên, người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã chỉ ra nguyên nhân thành công, cũng là đúc kết chân lý tạo sức mạnh của quốc gia phong kiến Việt Nam: “Vua tôi đồng lòng Anh em hòa thuận Cả nước dốc sức”. Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và thống trị, biến nước ta thành thuộc địa. Đối đầu với họa xâm lăng, với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các thế hệ người Việt Nam đã liên tục nổi dậy đấu tranh chống xâm lược nhưng đều không giành được thắng lợi. Một trong những nguyên nhân thất bại là do chưa xây dựng và huy động được khối đại đoàn kết toàn dân tộc phù hợp với đặc điểm dân tộc và tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam, chưa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới.
Trang 1BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TÊN MÔN HỌC:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TÊN BÀI THU HOẠCH:
ĐẢNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG (NGÀNH/ĐƠN VỊ) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số Bằng chữ
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
Trang 2II PHẦN NỘI DUNG 3
1 Một số vấn đề lý luận và nội dung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc 3
1.1 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò sức mạnh của quần chúng dân dân 3
1.2 Cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
3
1.3 Cơ sở lý luận chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc 5
2 Quá trình thực hiện chiến lƯợc đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng mặt trận của đảng 6
2.1 Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền trước 1975 6 2.2 Thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay 8
3 Một số giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh hiện nay 10
4 Một số kết quả hoạt động trong phong trào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đơn vị Nông trƯờng cao su Long Tân, Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng trú đóng trên địa bàn xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình DƯơng 12
III PHẦN KẾT LUẬN 17
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU
Đại đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý báu và là bài học lịch sử vô giá của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước Đối diện thường xuyên với thiên tai, địch họa, các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau đã hình thành tinh thần cố kết cộng đồng, cùng chung lưng, đấu cật xây dựng, bảo vệ non sông gấm vóc và tạo nên biết bao kỳ tích
Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mông Nguyên, người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã chỉ ra nguyên nhân thành công, cũng là đúc kết chân lý tạo sức mạnh của quốc gia phong kiến Việt Nam: “Vua tôi đồng lòng - Anh em hòa thuận - Cả nước dốc sức”
Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và thống trị, biến nước ta thành thuộc địa Đối đầu với họa xâm lăng, với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các thế hệ người Việt Nam đã liên tục nổi dậy đấu tranh chống xâm lược nhưng đều không giành được thắng lợi Một trong những nguyên nhân thất bại là do chưa xây dựng và huy động được khối đại đoàn kết toàn dân tộc phù hợp với đặc điểm dân tộc và tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam, chưa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới
Truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc đứng trước yêu cầu phải bổ sung những nhân tố mới, mà điều cốt yếu là phải đặt dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản
Đại hội đại đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam
Trang 4Xuất phát từ thực tế trên, chủ đề “Đảng bộ địa phương (Ngành/đơn vị) lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện nhiệm vụ chính trị giai đoạn hiện nay” được tôi chọn làm bài thu hoạch
Trong khuôn khổ viết bài thu hoạch đặt ra không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý từ quý thầy cô để hoàn thiện hơn
Trân trọng cảm ơn!
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG
1 Một số vấn đề lý luận và nội dung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
1.1 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò sức mạnh của quần chúng dân dân
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó, giai cấp vô sản không thể đơn độc trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình mà cần phải liên minh được với các giai cấp khác mới có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, cải biến xã hội Những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: “những người cộng sản ở mọi nơi đều phấn đấu cho sự đoàn kết và sự liên hợp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước”
V.I.Lênin cho rằng: Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, từ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân: Chỉ những ai tắm mình trong nguồn nước tươi mát của nhân dân thì mới chiến thắng và giữ được chính quyền “Quần chúng lao động ủng hộ chúng ta Sức mạnh của chúng ta là ở đó Nguồn gốc khiến cho chủ nghĩa cộng sản thế giới trở thành
vô địch cũng là ở đó”
1.2 Cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam Ngay từ năm
1927, trong tác phẩm Đường cách mệnh Người viết: “cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”, muốn cách mạng thành công thì phải “đồng tâm hiệp lực mà làm” Trong khối hiệp lực đồng tâm đó thì công nông là gốc của cách mạng, học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ
là bầu bạn cách mạng của công nông
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh
Trang 6vô địch, là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam Người khẳng định:
“Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”; “Nhờ đại đoàn kết mà trong bao nhiêu thế kỷ, nhân dân Việt Nam đã bảo vệ được độc lập tự do của mình Nhờ đại đoàn kết mà nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chủ nghĩa thực dân, làm Cách mạng Tháng Tám thành công và đã kháng chiến đến thắng lợi”
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, phải được tạo dựng, bao gồm lực lượng của toàn dân tộc, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, nam
nữ, giàu, nghèo trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là đảng cộng sản Người chỉ rõ: “Vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân”
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất quán tư tưởng: đại đoàn kết toàn dân mang tính chiến lược cơ bản, lâu dài của cách mạng, không phải là nhất thời Người viết: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài , không phải là một thủ đoạn chính trị Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Để tập hợp lực lượng cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì vấn đề rất cơ bản là phải xây dựng
và củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất, thu hút rộng rãi mọi lực lượng, mọi giai cấp, mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam yêu nước Mặt trận đó muốn có sức mạnh, thực sự là cơ sở chính trị của cách mạng thì phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Người chỉ rõ: “Chính sách Mặt trận là chính sách rất quan trọng Công tác Mặt trận là công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách rnạng”, “Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Dân tộc thống nhất vẫn là một trong những
Trang 7lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam.
1.3 Cơ sở lý luận chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1-2011) tiếp tục nhấn mạnh: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đại hội chỉ rõ, trong thời kỳ hiện nay, đại đoàn kết toàn dân tộc: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội” Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011), đã bổ sung đặc trưng về tính dân tộc so với Cương lĩnh 1991 khi khẳng định: Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam đoàn kết tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016), một lần nữa Đảng khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát
Trang 8huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam”
Đại hội nhấn mạnh: Phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh Phát triển đội ngũ doanh nhân về số lượng và chất lượng, có tinh thần dân tộc, có văn hóa, đạo đức, trình độ quản trị, kinh doanh Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên cho thế hệ trẻ Xây dựng, phát triển toàn diện phụ nữ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc sống “tốt đời đẹp đạo” Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hội nhập xã hội nước sở tại Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” Đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sắt, dân thụ hưởng”
2 Quá trình thực hiện chiến lƯợc đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng mặt trận của đảng
2.1 Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền trước 1975
Thành lập Hội Phản đế đồng mình, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (1930)
Ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định thành lập Hội Phản đế đồng mình Hội Phản đế đồng minh đã tập hợp đông đảo
Trang 9quần chúng, trước hết là công nông, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cao trào cách mạng 1930-1931 Hội Phản để đồng minh ra đời đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng trong quá trình xây dựng và
tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng chủ trương xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam dưới hai hình thức Việt Minh, Liên Việt để đoàn kết toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Củng cố và mở rộng Mặt trận Việt Minh (1945)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh được củng cố và mở rộng thành phần, bao gồm mọi tầng lớp nhân dân, những thành phần yêu nước trong xã hội, phát huy vai trò nòng cốt trong tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân Thành phần tham gia Mặt trận Việt Minh cơ bản là công nhân và nông dân chiếm đại đa số trong nhân dân
Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam ra đời góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân (1946)
Tháng 5-1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Hội Liên Việt ra đời Hội Liên Việt dần được xây dựng ở các cấp từ Trung ương đến cơ
sở và ngày càng nêu cao vai trò trong việc vận động nhân dân đoàn kết kháng chiến, nhất là trong việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân phá tan
âm mưu thâm độc của thực dân Pháp thi hành chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, lập mặt trận phản dân tộc, phản kháng chiến, dựng nên những cái gọi là “xứ Nùng tự trị”, “xứ Thái tự trị”, “xứ Mường tự trị”
Nhận xét về việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất trong cách mạng dân tộc dân chủ:
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất là một yêu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam Chiến
Trang 10lược đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận
Dân tộc thống nhất Việt Nam của Đảng dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn khách quan
Từ thực tế đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành hệ thống quan điểm, chủ trương và mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam Mặt trận không chỉ tập hợp các tầng lớp cơ bản, mà còn tập hợp cả các tầng lớp khác có tinh thần dân tộc
và yêu nước tiến bộ, kết hợp hài hòa mối quan hệ dân tộc và giai cấp Mặt trận Dân tộc thống nhất không ngừng mở rộng và phát triển với nhiều hình thức Mặt trận, mang các tên gọi khác nhau phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể
Trong quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất, Đảng luôn bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; Đảng vừa là thành viên, vừa là lãnh đạo Mặt trận Đảng thực hiện sự lãnh đạo Mặt trận bằng cách phát huy vai trò thành viên tích cực, hòa mình vào mọi hoạt động của Mặt trận
Liên minh công - nông - trí thức là nền tảng để xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất, đồng thời mở rộng liên minh với các giai tầng xã hội khác tạo nên khối đoàn kết rộng rãi và vững chắc của Mặt trận
Mặt trận Dân tộc thống nhất là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong vận động, đoàn kết toàn dân tộc, tạo cơ sở để đoàn kết quốc tế, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng Lào, Campuchia, cách mạng thế giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam
2.2 Thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay
Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tăng cường động viên, tập hợp các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các tầng lớp nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý
Trang 11xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, góp phần tích cực vào thực hiện có hiệu quả công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các đoàn thể đã thực sự giữ vai trò trung tâm trong việc thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài Phát huy sức mạnh của cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng
tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai Khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức
Quán triệt sâu sắc phượng châm “đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đã căn cứ vào điều lệ, chức năng, nhiệm vụ chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan tâm đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Thực tế cho thấy, các phong trào, các cuộc vận động lớn do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể phát động, tổ chức thực hiện ngày càng phong phú, hợp “ý Đảng, lòng dân”,