1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN LỊCH sử ĐẢNG CAO cấp CHÍNH TRỊ công tác lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020 của đảng bộ huyện châu thành, đồng tháp

21 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 389 KB

Nội dung

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI với nhiệm vụ hàng đầu là đổi mới tư duy lý luận, Đại hội đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, cho nên có ý nghĩa lịch sử trọng đại và đã đánh dấu bước ngoặt trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sau 35 năm đổi mới, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Thực tiễn đổi mới cũng chứng tỏ phát triển theo mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam mà Đảng đã đề ra không chỉ có hiệu quả tích cực về kinh tế, nông nghiệp, nông thôn mà còn giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội, môi trường tốt hơn nhiều so với các nước đi theo mô hình phát triển khác. Điều đó cũng chứng tỏ sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa và gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn hợp quy luật khách quan và thực tiễn thời đại.

Trang 1

BÀI THU HOẠCH LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010-2020

CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CHÂU THÀNH, ĐỒNG THÁP

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG 2

1 Quan điểm của Đảng ta về xây dựng chủ nghĩa xã hội 2

1.1 Về đặc trưng 2

1.2 Về phương hướng 3

1.3 Các mối quan hệ lớn cần giải quyết khi thực hiện các phương hướng 4

1.4 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 4

1.5 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5

1.6 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 5

1.7 Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội 6

2 Chủ trương của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới 6

3 Kết quả lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 9

3.1 Bối cảnh thực hiện 9

3.2 Những thành tựu đã đạt được 11

3.3 Những khó khăn và hạn chế 12

3.4 Nguyên nhân của những khó khăn và hạn chế 12

3.5 Một số bài học kinh nghiệm 13

4 Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong giai đoạn 2021-2030 14

4.1 Về quan điểm chỉ đạo 14

4.2 Về mục tiêu 14

4.3 Các nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới 15

III KẾT LUẬN 17

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI vớinhiệm vụ hàng đầu là đổi mới tư duy lý luận, Đại hội đã thẳng thắn chỉ ra nhữnghạn chế, khuyết điểm trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, chonên có ý nghĩa lịch sử trọng đại và đã đánh dấu bước ngoặt trong thời kỳ quá độ đilên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Sau 35 năm đổi mới, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội vàcon đường lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta ngày càng hoàn thiện và từng bướcđược hiện thực hóa Thực tiễn đổi mới cũng chứng tỏ phát triển theo mô hình chủnghĩa xã hội Việt Nam mà Đảng đã đề ra không chỉ có hiệu quả tích cực về kinh tế,nông nghiệp, nông thôn mà còn giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội, môitrường tốt hơn nhiều so với các nước đi theo mô hình phát triển khác Điều đó cũngchứng tỏ sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa và gắn độc lập dân tộcvới chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn hợp quy luật khách quan và thực tiễnthời đại

Trong lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coitrọng xây dựng nông thôn và trên con đường lên chủ nghĩa xã hội theo xu thế pháttriển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn cònlạc hậu và đời sống nông dân còn thấp Vì vậy, công tác xây dựng nông thôn mới làmột trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay

Do đó học viên đã chọn nội dung chủ đề “Công tác lãnh đạo xây dựng

nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Đảng bộ huyện Châu Thành, Đồng Tháp” để viết Bài thu hoạch cho môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam nhằm để

làm rõ một số vấn đề thực tiễn đặt ra và đề xuất một số giải pháp về chủ trương xâydựng nông thôn mới trong thời gian tới

II NỘI DUNG

1 Quan điểm của Đảng ta về xây dựng chủ nghĩa xã hội

1.1 Về đặc trưng

Đúng như đồng chí Tổng Bí thư đã khẳng định, “Trước đây, khi còn Liên Xô

Trang 4

và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳngđịnh” Nhưng đứng trước tình hình cải tổ của Liên Xô có những biểu hiện chệchhướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta sớm nhận ra phải xây dựng một mô hình chủ nghĩa

xã hội Việt Nam

Trên cơ sở đó Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (1991) ra đời và đề ra mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam gồm 6 đặctrưng đó là (1) Do nhân dân lao động làm chủ; (2) Có một nền kinh tế phát triển caodựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủyếu; (3) Có nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; (4) Con người được giảiphóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, cócuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; (5)Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; (6) Cóquan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới

Tổng kết thực tiễn 10 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 (bổsung, phát triển) thành 8 đặc trưng đó là (1) Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh; (2) do nhân dân làm chủ; (3) có nền kinh tế phát triển cao dựa trênlực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; (4) có nền văn hóatiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; (5) con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc, có điều kiện phát triển toàn diện; (6) các dân tộc trong cộng đồng Việt Nambình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; (7) có Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sảnlãnh đạo; (8) có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới

Trang 5

Với 8 đặc trưng này, chứng tỏ chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng sẽđáp ứng mục tiêu xây dựng “Một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì conngười, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người”.

Mô hình chủ nghĩa xã hội này cũng chính là “xã hội hướng tới các giá trị tiến

bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi íchchính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếmđoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm”

Những đặc trưng đó vừa thể hiện tính phổ biến theo học thuyết Mác – Lênin

về chủ nghĩa xã hội, vừa thể hiện tính đặc thù dân tộc, có tính đến những đặc điểmcủa thời đại; có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Những đặctrưng này là những đặc trưng bản chất để nhận biết về chủ nghĩa xã hội và là nhữngnét phác thảo cơ bản vê mô hình chủ nghĩa nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội

Kết quả là thực tiễn 35 năm đổi mới ở Việt Nam đã chứng tỏ rất rõ điều này

1.2 Về phương hướng

Cương lĩnh 1991 đề ra 7 phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam,tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 thì Cương lĩnh 2011 hoàn thiện, bổsung thành 8 phương hướng đó là: (1) Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với pháttriển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; (2) phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa; (3) xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội; (4) bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn

xã hội; (5) thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và pháttriển; (6) chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; (7) xây dựng nền dân chủ xã hộichủ nghĩa thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trậnthống nhất; (8) xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Những phương hướng này vừa là kết quả tổng kết thực tiễn vừa là kết quảnghiên cứu lý luận, học hỏi kinh nghiệm quốc tế của Đảng ta

Trang 6

1.3 Các mối quan hệ lớn cần giải quyết khi thực hiện các phương hướng

Tổng kết thực tiễn đã gợi mở cho Đại hội XI của Đảng đi đến nhận thức khithực hiện 8 phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đặc biệt chú trọng nắmvững và giải quyết tốt 8 quan hệ lớn là những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình đilên chủ nghĩa xã hội từ thực tiễn Việt Nam đó là: (1) Quan hệ giữa đổi mới, ổn định

và phát triển; (2) giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; (3) giữa kinh tế thịtrường và định hướng xã hội chủ nghĩa; (4) giữa phát triển lực lượng sản xuất vàxây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; (5) giữa tăngtrưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; (6) giữaxây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; (7) giữa độc lập, tựchủ và hội nhập quốc tế; (8) giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làmchủ

Tổng kết 5 năm giải quyết các quan hệ lớn này, tại Đại hội XII, hoàn chỉnhquan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa thành quan hệ giữatuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa và bổsung quan hệ giữa Nhà nước và thị trường

Đến Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã hoàn thiện quan hệ “giữa Nhà nước

và thị trường” thành quan hệ “Nhà nước, thị trường và xã hội” Xuất phát từ thựctiễn, Đại hội XIII của Đảng bổ sung thêm quan hệ “giữa thực hành dân chủ và tăngcường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”

1.4 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Trước đổi mới, Đảng ta xác định quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là

sự quá độ “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Cương lĩnh 1991, xácđịnh: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản”

Đến Đại hội IX, Đảng ta chỉ ra cụ thể hơn: “Con đường đi lên của nước ta là

sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏqua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bảnchủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dướichế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lựclượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”

Trang 7

Tất nhiên, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa phải được nhận thức như đồng chíTổng Bí thư đã nhấn mạnh: “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ

áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, nhữngthiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ khôngphải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trongthời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu nàyphải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển”

1.5 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đưa ra quan niệm phát triểnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản vàsáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng” của Đảng

Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là pháttriển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, nâng cao đờisống của nhân dân Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lýcủa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,

vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Đây chính là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ đilên chủ nghĩa xã hội Mô hình kinh tế này “gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chínhsách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ

và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trìnhphát triển”

Chính thực tiễn phát triển mô hình kinh tế này đã đem lại những thay đổi tolớn, rất tốt đẹp cho đất nước ta trong 35 năm qua

1.6 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Tổng kết việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới,Đảng ta nhận thấy sự cần thiết phải khai thác những giá trị của nhà nước phápquyền trong lịch sử nhân loại

Tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận đã giúp Đảng ta nhận thức đúngrằng: “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước phápquyền tư sản” đó là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảođảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân

Trang 8

Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân

là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâmhại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân

Thực tiễn 35 năm đổi mới của Việt Nam đã chứng tỏ nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa là hình thức tối ưu thực hiện quyền lực của nhân dân

1.7 Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội

“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” được Đảng nêu ra lần đầu tiêntrong Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành T.Ư khóa VII (1-1993), sau đó đượckhẳng định và bổ sung thêm là “sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước vàbảo vệ Tổ quốc” trong các Văn kiện Đại hội của Đảng ta

Đây là thành tựu lớn về lý luận của Đảng, là kết quả của sự tổng kết thực tiễn

và tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũngnhư những thành tựu của tư duy nhân loại về văn hóa

Theo quan niệm của Đảng ta, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền vănhóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng,dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ ChíMinh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy nhữnggiá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thànhtựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh

vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực,lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao

Đây chính là trụ cột về tinh thần của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

2 Chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới

Mốc son khởi đầu thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước được xác định là Ðạihội VI của Ðảng (tháng 12-1986) Những bước đi đầu tiên trong cải tiến cơ chếquản lý đã cho thấy sự xuất hiện sớm hơn của tư duy mới, cách làm mới trong lĩnhvực kinh tế, nông nghiệp, trong đó có Chỉ thị 100 (tháng 10-1981) của Ban Bí thưTrung ương Ðảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, về thay đổi cách chỉ đạo,

tổ chức sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, đã đem lại niềm phấn khởi và khíthế mới ở nông thôn, giải phóng sức sản xuất cho hàng triệu nông dân

Trang 9

Trên cơ sở thắng lợi của cơ chế khoán 100 (khoán đến nhóm và người laođộng), ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới cơ chếquản lý kinh tế trong nông nghiệp, trong đó xác định rõ vai trò của kinh tế hộ, coi

hộ gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, được giaoquyền sử dụng ruộng đất

Các văn kiện Ðại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX của Ðảng và nhiều chỉ thị,nghị quyết hội nghị Trung ương trong các nhiệm kỳ đều thể hiện rõ chủ trươngchiến lược nhất quán đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, từng bước xác định

ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xâydựng nông thôn mới, tiến đến khẳng định thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đưa nông nghiệp và kinh tếnông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trong trước mắt và lâudài

Đến Ðại hội X của Ðảng đã nhấn mạnh “Hiện nay và trong nhiều năm tới,vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”;

“Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyếtđồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”

Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Hội nghị Ban Chấp hànhTrung ương lần thứ bảy (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày5/8/2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” theo đó xây dựng nền nôngnghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn,

có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc

an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của cư dân nông thôn

Do đó, xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhànước nhằm mục đích tạo sự thay đổi một cách căn bản đời sống kinh tế - xã hội khuvực nông thôn theo hướng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bướchiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệpvới phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, theo quy hoạch, xã hội nông thôn dânchủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; anninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càngđược nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 10

Với sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của cả hệ thốngchính trị và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, xây dựng nông thôn mới đãtrở thành một phong trào sôi nổi, rộng khắp trên cả nước Sau 10 năm triển khai,theo như đánh giá toàn diện thì công cuộc xây dựng nông thôn mới đã đạt đượcnhững kết quả “to lớn, toàn diện và mang tính lịch sử”.

Đến hết năm 2020, đã hoàn thành vượt 12,4% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

so với mục tiêu; đến tháng 7/2021 cả nước đã có 64,6% số xã đạt chuẩn; có 194 đơn

vị cấp huyện (chiếm 29%) thuộc 51 tỉnh, thành phố đạt chuẩn; có 12 tỉnh, thành phố

đã có 100% số xã đạt chuẩn, trong đó có 04 tỉnh đã được công nhận tỉnh hoàn thànhnhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 41,7 triệuđồng/người/năm, gấp 1,7 lần so với năm 2015 và gấp 3,25 lần so với năm 2010; tỉ lệ

hộ nghèo đa chiều khu vực nông thôn năm 2020 còn khoảng 7,1%, giảm 4,7% sovới năm 2016

Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế,bất cập như: (1) khoảng cách chênh lệch khá lớn về kết quả thực hiện giữa các địaphương, giữa các vùng, miền; (2) tư duy ngành nông nghiệp và người dân còn chútrọng tăng quy mô, sản lượng trong sản xuất mà chưa quan tâm nhiều đến nâng caochất lượng, giá trị sản phẩm; (3) một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đếntiêu chí môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn anninh trật tự xã hội nông thôn

Sắp tới chủ trương của Đảng và Nhà nước có một số điểm mới về xây dựngnông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025 với nguyên tắc như sau: “Nông thôn mới

là nền tảng, cơ cấu lại nông nghiệp là căn bản, nhân dân là chủ thể”

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, (1) ở cấp xã có ít nhất 80% số xã đạtchuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn chuẩn nông thônmới nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; (2) cấp huyệnphấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoànthành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có ít nhất 20% số huyện đạtchuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mớikiểu mẫu (3) Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấphuyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày đăng: 16/01/2022, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w