1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, giảng viên, nhân viên trường cao đẳng y tế hà tĩnh giai đoạn 2017 đến 2020

42 256 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 91,07 KB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các thầygiáo, cô giáo của Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị Quốcgia Hồ Chí Minh, Ban Quản lý đào tạo, giáo viên chủ nhiệm lớp Cao cấp lýluận Chính trị tỉnh Hà Tĩnh khóa 2015 - 2017 đã tạo điều kiện thuận lợi đểtôi hoàn thành tốt chương trình học tập Đặc biệt, tôi xin chân thành cảmơn Cô giáo đã tận tình tư vấn, hướng dẫn giúp tôi hoàn thành Đề án tốtnghiệp này.

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Trường Caođẳng Y tế Hà Tĩnh, các đồng chí đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất đểtôi hoàn thành khóa học Xin cảm ơn gia đình đã chia sẻ, động viên tôi trong quátrình học tập cũng như hoàn thành đề án

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đề án không tránh khỏi những thiếusót Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý tận tình của các thầy, cô giáo để đềán được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 4 năm 2017

Tác giả đề án

Lê Nữ Vân Thắ

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CB, GV, NV :KT-XH :ĐTBD :UBND :

Cán bộ, giảng viên, nhân viênKinh tế - xã hội

Đào tạo bồi dưỡngỦy ban nhân dân

Trang 4

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn Đề án

Trong xu thế hội nhập, phát triển và toàn cầu hóa hiện nay, nguồn nhân lực làmột nhân tố đóng vai trò quyết định đến sự phát triển KT – XH của mỗi quốc gia nóichung và của mỗi cơ quan, đơn vị nói riêng Muốn tồn tại và phát triển nhanh, mạnh,cần có nguồn lực tương xứng trên tất cả các mặt, trong đó nhân tố con người đóngvai trò tiên quyết Đặc biệt ,đối với các cơ sở GD&ĐT, đội ngũ CB, GV, NV luôn có

vị trí quan trọng, có tính quyết định Chất lượng đội ngũ CB, GV, NV của mỗi đơnvị phụ thuộc nhiều vào công tác ĐTBD đội ngũ của đơn vị đó.

Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh được thành lập vào tháng 9 năm 2006,trên cơ sở nâng cấp từ Trường Trung cấp Y tế Hà Tĩnh Với thời gian hơn 10năm phát triển, nhà trường đã thu được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả cáclĩnh vực Vì vậy, năm 2013, Trường được UBND Tỉnh Hà Tĩnh ra quyết địnhphê duyệt “Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn2020-2025” với mục tiêu xây dựng Nhà trường phát triển nhanh và bền vững,tiến tới nâng cấp lên Trường Đại học Điều dưỡng và Kỹ thuật y tế.

Để chiến lược của Trường sớm trở thành hiện thực, Nhà trường đã vàđang chuẩn bị các điều kiện cần thiết, đặc biệt là việc xây dựng đội ngũ CB,GV, NV Bên cạnh bổ sung đội ngũ thông qua tuyển dụng, thu hút thì công tácĐTBD đội ngũ CB, GV, NV của Nhà trường đã được Đảng ủy, Lãnh đạo nhà

trường rất quan tâm Tỷ lệ đội ngũ CB, GV, NV được đào tạo nâng cao trình độ

hàng năm tăng lên Năng lực công tác nói chung được nâng lên rõ rệt Tuynhiên, so với định hướng phát triển của Nhà trường, những kết quả tuyển dụng,thu hút, ĐTBD vẫn chưa được như mong muốn Mục tiêu chuẩn bị đội ngũ CB,

GV, NV đáp ứng yêu cầu nâng cấp Trường lên Trường Đại học Điều dưỡng và

Kỹ thuật y tế rất khó hoàn thành.

Để đội ngũ của Trường trong giai đoạn 2017-2020 và muộn nhất là đến

Trang 5

giai đoạn 2020-2025, đáp ứng yêu cầu mở các mã ngành đang có nhu cầu đàotạo ở tỉnh và khu vực, đồng thời nâng cấp lên Trường Đại học, Nhà trường cần

có chiến lược rõ ràng trong công tác phát triển đội ngũ Thực hiện Nghị định số

108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về việc tinh giảnđội ngũ trong biên chế, việc tuyển dụng bổ sung nhân lực gặp nhiều khó khăn.Do vậy, Nhà trường cần tăng cường công tác ĐTBD đội ngũ hiện tại để đáp ứngvới yêu cầu đặt ra Là một cán bộ tham mưu về công tác Tổ chức - Cán bộ củaTrường, tôi mong muốn làm tốt nhiệm vụ tham mưu này Từ những lý do trên,

tôi chọn vấn đề “Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, giảng viên, nhân viênTrường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh giai đoạn 2017 đến 2020” làm Đề án tốt

nghiệp lớp Cao cấp lý luận của mình, trên cơ sở đó giúp tôi nghiên cứu, phântích, giải quyết các vấn đề liên quan nhằm đạt được hiệu quả đặt ra.

2 Mục tiêu của Đề án

2.1 Mục tiêu chung

Đề án được triển khai thực hiện nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, giảngviên, nhân viên của Trường đảm bảo về số lượng, cơ cấu hợp lý, nâng cao chấtlượng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học,ngoại ngữ; tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ củaTrường trong gia đoạn phấn đấu từ trường Cao đẳng lên Đại học, góp phần đàotạo nguồn nhân lực cán bộ Y tế cho Tỉnh, khu vực Bắc miền trung và các tỉnhthuộc nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ CB, GV, NV của Trường Cao đẳng Y tế

đạt một số mục tiêu cơ bản sau:

* Đối với công tác đào tạo đội ngũ :

- Có đội ngũ giảng viên đáp ứng điều kiện mở 2 mã ngành Đại học làĐiều dưỡng và Nữ hộ sinh; từ đó, nâng cấp Trường lên Trường Đại học Điềudưỡng và Kỹ thuật Y tế và đảm bảo số lượng giảng viên, mở thêm hai mã ngànhCao đẳng Chẩn đoán hình ảnh và Xét nghiệm

Trang 6

- Phổ cập trình độ thạc sĩ đối với giảng viên đã về trường sau 5 năm.

* Đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

- 70% đội ngũ cán bộ quản lí được trang bị kiến thức lí luận chính trịtương ứng với vị trí lãnh đạo, quản lí.

- 100% đội ngũ cán bộ quản lí được bồi dưỡng kiến thức quản lí khoaphòng, quản lí nhà nước

- 100% đội ngũ nhân viên được đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàngnăm đúng quy định

- 100% Cán bộ giảng viên có kỹ năng tin học và ngoại ngữ đáp ứng yêucầu vị trí việc làm đang đảm nhận.

3 Giới hạn của đề án

3.1 Đối tượng của Đề án

Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường Caođẳng Y tế

1.1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1.1 Đào tạo bồi dưỡng

Đào tạo được xem như một quá trình cung cấp và tạo dựng khả năng làmviệc cho người học và bố trí đưa họ vào các chương trình, khoa học, môn họcmột cách có hệ thống.

Trang 7

Đào tạo được hiểu là công việc trang bị những phẩm chất, kiến thức, kỹnăng cơ bản cho người học, để sau một khoá học (dài hạn hoặc ngắn hạn),người học đạt được trình độ một cấp học cao hơn, giúp họ hoàn thành nhiệm vụvà các mục tiêu công tác.

Khái niệm Đào tạo, theo điểm 1, điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CPngày 5/3/2010 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng công chức: “Đào tạo là quátrình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy địnhcủa từng cấp học, bậc học”

Công tác đào tạo CB, GV, NV là việc tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên, nhân

viên học tập nâng cao trình độ của mình trong chuyên môn đang được đảm nhận

Bồi dưỡng là quá trình làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất Bồi

dưỡng được dùng với nghĩa là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kỹ năngcần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêmnhững kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng

Khái niệm Bồi dưỡng theo điều 2, điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CPngày 5/3/2010 của Chính Phủ về đào tạo bồi dưỡng công chức: “Bồi dưỡng làhoạt động trang bị, cập nhập, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc” Như vậy,Bồi dưỡng là học tập để nâng cao kỹ năng và năng lực liên quan đến công vụ,nhiệm vụ đang làm trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó,nhằm gia tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và cá nhân

ĐTBD là việc tổ chức ra những cơ hội cho con người học tập, đạt đượcmuc tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tăng giá trị củanguồn lực cơ bản, quan trọng nhất là con người, tác động đến con người trongtổ chức làm cho họ có thể làm việc tốt hơn cho phép họ sử dụng các khả năng,tiềm năng vốn có phát huy hết năng lực làm việc.

Tóm lại, ĐTBD là một khâu của công tác cán bộ, là một trong những hoạtđộng thường xuyên nhằm đảm bảo cho đội ngũ CB, GV, NV đáp ứng đượcnhững điều kiện luôn thay đổi trong môi trường thực thi công vụ và sự pháttriển của kinh tế xã hội.

Trang 8

1.1.1.2 Công tác ĐTBD

Công tác ĐTBD là các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho CB, GV, NV cócơ hội củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng,chuyên môn nghề nghiệp có sẵn để lao động nghề nghiệp có hiệu quả hơn, nângcao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức con người theo tiêu chuẩn từngngạch bậc, chức vụ.

Các hoạt động đào tạo thường được tiến hành tại các trường học, cáctrung tâm đào tạo, bồi dưỡng và được xác nhận bằng văn bằng, chứng chỉ.

Đối với cơ quan quản lí nhân sự, công tác ĐTBD bao gồm các hoạt độngxây dựng chủ trương, chính sách, sắp xếp kế hoạch cho nhân lực của đơn vịtham gia các khóa ĐTBD Hướng dẫn và hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ cần thiếtgiúp họ hoàn thiện quá trình ĐTBD của mình Đồng thời, theo dõi, quản lí,giám sát quá trình hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của mỗi cá nhâncũng như thực hiện các chế độ chính sách và yêu cầu về nghĩa vụ của ngườitham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng và thực hiện.

1.1.1.3 Cán bộ, giảng viên, nhân viêna) Cán bộ

Theo Luật cán bộ, công chức “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầucử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quancủa Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trungương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ởhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện),trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” Đối với Trường học Cánbộ được hiểu là các viên chức quản lí được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo,quản lí theo nhiệm kì.

Theo Luật viên chức “Viên chức quản lí là người được bổ nhiệm giữ chức

vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặcmột số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là côngchức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý”.

Trang 9

b) Giảng viên

Giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đàotạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại họchoặc cao đẳng

Theo Luật Giáo dục và Luật giáo dục đại học “Giảng viên trong cơ sởgiáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; cósức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn có bằng tốtnghiệp đại học trở lên, có nghiệp vụ là chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạmđối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhàgiáo giảng dạy chuyên đề, giảng dạy trình độ đại học (Trường hợp đặc biệt ởmột số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quyđịnh), hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạychuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ”

c) Nhân viên

Nhân viên được hiểu theo nghĩa rộng là toàn thể những người làm việctrong một cơ quan tổ chức và được phân biệt với thủ trưởng cơ quan, tổ chứcđó

Trong đề án này, Nhân viên được hiểu theo nghĩa hẹp là các viên chứckhông tham gia giảng dạy và hợp đồng lao động trong Trường.

Như vậy, đội ngũ CB,GV, NV trong trường bao gồm các viên chức quảnlí, viên chức không giữ vai trò quản lí và hợp đồng lao động Trong đề án nàyphân thành nhóm theo CB,GV, NV để định hướng và thực hiện công tác ĐTBDđược thuận lợi hơn.

1.1.2 Nội dung công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên,nhân viên Trường Cao đẳng Y tế

Căn cứ vào Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 Phê

duyệt đề án ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 và yêu

cầu phát triển của Nhà trường, công tác ĐTBD đội ngũ CB, GV, NV của

Trang 10

Trường Cao đẳng Y tế Hà tĩnh trong giai đoạn 2017-2020 sẽ chú trọng các nộidung sau:

- Tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ CB,

GV, NV, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển củaTrường trong giai đoạn tới Công tác đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu là đội ngũgiảng viên chuyên ngành Điều dưỡng, Sản phụ khoa, Dược, Chẩn đoán hìnhảnh, xét nghiệm Đối với các giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng, Sản phụkhoa cần đào tạo đủ số lượng tối thiểu 01 tiến sĩ và 03 thạc sỹ cho mỗi ngành đểmở mã ngành Đại học tiến tới nâng cấp trường lên Đại học Đối với các chuyênngành Dược, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm đào tạo tối thiểu mỗi chuyênngành có 04 thạc sỹ để mở mã ngành cao đẳng Ngoài ra, tiếp tục đào tạo bổsung đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học ở các chuyên môn khác

- Trang bị kiến thức lí luận chính trị, quản lí khoa phòng, quản lí nhànước cho đội ngũ cán bộ của trường

Về lí luận chính trị: Đối với Trường Cao đẳng Y số lượng cán bộ quản líđược học các lớp trung cấp và cao cấp lí luận chính trị chưa nhiều, do vậy rấtcần phải tăng cường cử cán bộ đi học tập, phấn đấu ít 70 % cán bộ quản lí đượcđi học tập, bồi dưỡng

Về kiến thức về quản lí khoa, phòng, quản lí nhà nước:

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việctrang bị kiến thức về quản lí cho đội ngũ cán bộ quản lí là điều cần thiết Đây lànội dung quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang phấn đấu hoàn thành.Giai đoạn 2017-2020, Nhà trường phấn đấu ít nhất 70 % cán bộ quản lí đượctham gia các lớp bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyênngành hàng năm và bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Nhàtrường sẽ tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đạt các tiêu chuẩn, phấn đấuít nhất 60% viên chức được tham gia bồi dưỡng.

Trang 11

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũcán bộ, giảng viên, nhân viên Trường Cao đẳng Y tế

Một là: Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng ủy cấp trên đối với công

tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của CB, GV, NV.

Hai là: Chính sách hỗ trợ, động viên cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ

chất lượng cao

Ba là: Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác ĐTBD CB, GV, NV.Tư là: Kinh phí đầu tư cho công tác ĐTBD của CB, GV, NV

Năm là: Bản thân đội ngũ CB, GV, NV có ý thức trách nhiệm trong học

tập, tự phấn đấu vươn lên.

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý

1.2.1 Cơ sở chính trị

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định:Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quảnlý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhànước Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức năng, tiêu chuẩn.Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thếnhững cán bộ, công chức yếu kém, thoái hóa

Hội nghị Trung ương chín (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện.Chiến lược cán bộ đến năm 2020 đã xác định: “Mục tiêu cần đạt được là xâydựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt,có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổquốc…” Để đạt được mục tiêu đề ra, Hội nghị yêu cầu: “Nghiên cứu xây dựngChương trình quốc gia về ĐTBD cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàndiện công cuộc đổi mới, CNH, HĐH và chủ động hội nhập quốc tế” với nhiệmvụ “Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác ĐTBD cán bộ theo quy hoạch, tiêuchuẩn chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cánbộ lãnh đạo quản lý, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiệnChiến lược cán bộ trong giai đoạn mới”.

Trang 12

Đến Đại hội XI của Đảng, Đảng ta vẫn tiếp tục xác định: “phát triển, nângcao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là mộttrong những yếu tố quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”.Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cũng đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộgiai đoạn 2011 - 2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cóphẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệpcao, tận tụy phục vụ nhân dân”.

Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra là cần “Tập trung xây dựng độingũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất,ngang tầm nhiệm vụ Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhântài” và “khuyến khích cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đứccông vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chấtđạo đức, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để làm cơ sở đánh giá, đề bạt, bổnhiệm cán bộ”.

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20 tháng 12 năm 2011 của BCH Đảngbộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm2015 và những năm tiếp theo.

1.2.2 Cơ sở pháp lý

- Luật Cán bộ, công chức 2008.- Luật Viên chức 2010.

- Nghị định số 29/2012/NĐ- CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 về tuyểndụng, sử sụng và quản lí viên chức

- Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2014 của Bộtrưởng Bộ Nội vụ về quy định hướng dẫn công tác ĐTBD viên chức

- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 Phê duyệt đề

án ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025.

Trang 13

-Thông tư số 28/ 2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2015về việc Hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đốivới viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục Đại học công lập

- Thông tư số 36/ 2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014về việc Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảngdạy trong các cơ sở giáo dục Đại học công lập.

- Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 12 năm 2011 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định, điều kiện, hố sơ, quy trình mởngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độđại học, trình độ cao đẳng.

- Quyết định số 64/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 ban hành điều

kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo,đình chỉ hoạt động đào tạo, sát nhập chia tách giải thể trường Đại học, Học viện.

- Thông tư số 19/2014/TT-BNV TTg ngày 14 tháng 12 năm 2014 về Quy

định, hướng dẫn công tác ĐTBD cán bộ, viên chức.

- Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Chủtịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quy định tạm thời về chính sách khuyếnkhích đào tạo bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Quyết định số 2740/QĐ - UBND ngày 19 tháng 4 năm 2015 về việc phêduyệt “Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đến năm 2015,định hướng đến năm 2020”.

1.3 Cơ sở thực tiễn

Đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hộinhập quốc tế, từ bối cảnh trong nước và thế giới, phát triển nguồn nhân lực đangđứng trước những yêu cầu thách thức Việt Nam phải có đủ nhân lực để có khảnăng tham gia vào quá trình vận hành của các chuỗi giá trị toàn cầu.

Nguồn lực của nước ta đang trong giai đoạn dân số vàng nhưng lại thiếuviệc làm, trong khi nhiều quốc gia lại thiếu người lao động Do vậy, để pháthuy lợi thế của thời kỳ này và giải quyết nhu cầu việc làm cũng như tham gia

Trang 14

với cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực.Muốn vậy, nguồn nhân lực của nước ta phải được đào tạo để đủ năng lực và cókhả năng để tham gia lao động ở nước ngoài và xu thế hội nhập Đồng thời, do yêucầu của hội nhập quốc tế, đòi hỏi Việt Nam phải tương đồng với ASEAN vềnguồn nhân lực.

Trong tình hình đó, nhân lực Ngành Y tế cũng cần được nâng cao trình độđể tương ứng với trình độ nhân lực Y tế của khu vực và thế giới Ở các nước,trình độ bác sĩ, nha sĩ và điều dưỡng phải đồng nhất đào tạo từ 3 năm trở lên.Xu hướng cần phải chuẩn hóa đội ngũ tương đương với trình độ nhân viên Y tếcủa khu vực và thế giới là điều cần thiết

Hơn nữa, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khoẻnhân dân đòi hỏi ngày càng cao hơn, nên trình độ đào tạo cũng phải liên tụcnâng cao Trình độ thấp nhất phải từ cao đẳng trở lên, mới đáp ứng được nhucầu phát triển của y tế Điều này đã được Bộ Y tế quyết tâm thực hiện, thôngqua việc ban hành các thông tư quy định mã chức danh nghề nghiệp của cácngành Y dược; vì vậy, nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ Ytế càng được chú trọng và cần phải đáp ứng sớm

Mặt khác, hàng năm nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cán bộ Y tế của Tỉnh,của các tỉnh lân cận và các tỉnh thuộc nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào cũngtương đối lớn Nhu cầu đào tạo nhân lực Y tế để đi xuất khẩu lao động đúngchuyên môn sang các nước Nhật, Đài Loan, Đức ngày càng cao Do vậy, việc pháttriển đội ngũ để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo là cần thiết

Với các bối cảnh trên các cơ sở đào tạo cán bộ y tế cũng phải phát triểnngang tầm với yêu cầu chung của ngành Y tế đã đặt ra Việc mở thêm các mãngành ở trình độ cao hơn và nâng cấp trường lên Trường Đại học là yêu cầu tấtyếu đối với Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.

Muốn vậy, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường cần phải được tăngcường công tác ĐTBD Nhà trường cần phải xác định rõ để bắt nhịp tốt xu thếthời đại, cần xem nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất để phát

Trang 15

triển Đây chính những động lực thúc đẩy Trường cần đẩy nhanh quá trìnhĐTBD cán bộ, giảng viên để đón đầu giải quyết các bất cập hiện tại.

2 Nội dung thực hiện Đề án

2.1 Bối cảnh thực hiện Đề án

Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, có diện tích 6.055,6 km² nằmtrong vùng Bắc Trung Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An; phía Nam giáp tỉnh QuảngBình; phía Tây giáp hai tỉnh Borikhannxay và Khammuane của Lào;  phía Đônggiáp biển Đông với bờ biển dài 137km Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồinúi, trung du, đồng bằng và biển Hà Tĩnh là tỉnh có giao thông đường bộ,đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi với quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Namchạy xuyên qua tỉnh, có đường biên giới và cửa khẩu thuận tiện cho việc giaolưu với các nước Lào, Thái Lan, có 137 km bờ biển có nhiều cửa sông và cảngbiển lớn (đặc biệt là cảng Sơn Dương -Vũng Áng), rất thuận lợi cho giao lưuvăn hoá, phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn củakhí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam với đặc trưng khí hậu nhiệt đớiđiển hình của miền Nam và mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khíhậu thường nóng, ẩm, mưa nhiều và rất khắc nghiệt Hàng năm, Hà Tĩnh có haimùa rõ rệt và thường có sự thay đổi bất thường của thời tiết với tần suất ngàycàng dày hơn, cường độ mạnh hơn, di chuyển phức tạp hơn, tạo nên hiện tượngáp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, Chính yếutố thời tiết bất lợi đó, tạo nên mô hình bệnh tật trên địa bàn tỉnh rất phức tạp,luôn cần có đội ngũ cán bộ Y tế đủ lớn và đủ mạnh để bảo vệ sức khỏe cho nhândân.

Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 01 thành phố, 02thị xã và 10 huyện với dân số khoảng 1,3 triệu người, nhu cầu khám chữa bệnhtương đối lớn Đời sống nhân dân ngày yêu cầu cao, đòi hỏi chất lượng khámchữa bệnh, tinh thần phục vụ, phát triển chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao chất

Trang 16

lượng dịch vụ khám bệnh, triển khai nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao trongkhám và điều trị bệnh, do vậy phát triển nhân lực Y tế là điều cần thiết.

Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực diễn biếnphức tạp, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh tế- xã hội củaTỉnh cũng gặp không ít khó khăn, thách thức Năm 2016,sự cố môi trường biểndo công ty Formosa gây nên và các đợt lũ lụt diện rộng ảnh hưởng nặng nề đếnphát triển kinh tế của tỉnh, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của ngườidân Tăng trưởng kinh tế của tỉnh giảm mạnh so với vài năm trước Cũng chínhtừ ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, tạo cơ hội cho những kẻ phá hóa lợidụng gây nhiều bất ổn cho tình hình xã hội của Tỉnh trong thời gian qua

Với những ảnh hưởng đó, phần nào hạn chế tiến độ thực hiện nhiệm vụchính trị của năm và giai đoạn, trong đó có tác động không nhỏ đến sự đầu tưphát triển nguồn lực vào ngành Y tế nói chung và Trường Cao đẳng Y tế HàTĩnh nói riêng.

2.2 Thực trạng công tác ĐTBD đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viênTrường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh

2.2.1 Khái quát về Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh

Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh là đơn vị trực thuộc của UBND tỉnh HàTĩnh Trường là đơn vị đào tạo cán bộ Y tế của tỉnh, các tỉnh lân cận và các tỉnhcủa nước Lào Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở nângcấp từ Trường Trung cấp Y tế Hà Tĩnh theo Quyết định số 5195/QĐ-BGDĐTngày 19/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiện nay, Trường có 02 cơ sở Cơ sở I nằm trên đường Lê Hồng Phong,phường Thạch Linh, Thành phố Hà Tĩnh, với diện tích 70.000 m2, có 27 phònghọc lý thuyết, 21 phòng thực hành thí nghiệm, phòng máy tính, phòng học ngoạingữ chuyên dụng, phòng đọc và kho sách với khoảng 8.000 đầu sách, 01 nhàluyện tập TDTT với diện tích 350 m2, có đủ mô hình thiết bị phục vụ dạy học ,01 Nhà làm việc Hành chính 6 tầng, dành cho công tác sinh hoạt của các phòngban, khoa, bộ môn Cơ sở II, nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, phường Bắc

Trang 17

Hà, Thành phố Hà Tĩnh, có diện tích 6.340 m2 với 13 phòng học lí thuyết, 10phòng thực hành, thí nghiệm, 01 vườn thực tập về cây thuốc, 01 Hiệu thuốcthực hành, 01 nhà TDTT với diện tích 350 m2 là khuôn viên chủ yếu để học lýthuyết và thực hành thực tập của Bộ môn Dược - Y học cổ truyền Trường cókhu ký túc xá sinh viên, với hơn 1.000 chỗ, giúp học sinh, sinh viên có chỗ ở antoàn, đảm bảo an ninh trật tự để yên tâm học tập.

Ngoài ra, Trường còn có mối quan hệ mật thiết với các cơ sở thực hànhvề y dược của Tỉnh và các huyện trong tỉnh với hệ thống 05 bệnh viện của tuyếnTỉnh, 01 công ty Dược, 13 bệnh viện Huyện, Thị, Thành phố và nhiều Nhàthuốc lớn trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV thực tập chuyên môntrong quá trình học tập Với cơ sở vật chất hiện có, Trường có đủ nguồn lực cơsở vật chất phát triển lên một Trường Đại học trong thời gian tới.

2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trường hiện tại gồm

* Lãnh đạo trường: Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng: * Phòng, ban chức năng gồm;

- Phòng Quản lí đào tạo – Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế- Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục

- Phòng Hành chính – Tổ chức- Phòng Tài chính - Kế toán

- Phòng Công tác Học sinh sinh viên

- Ban quản lí khu nội trú Học sinh sinh viên- Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ

* Khoa, bộ môn gồm;

Khoa Lí luận chính trị Khoa học cơ bản (bao gồm Bộ môn Chính trị GDTCQP, Bộ môn Khoa học cơ bản)

Trang 18

Khoa Lâm sàng (bao gồm Bộ môn Nội CK hệ nội, Bộ môn Ngoại CKhệ ngoại, Bộ môn Sản, Bộ môn Nhi, Bộ môn Truyền nhiễm)

- Bộ môn Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Bộ môn Dược-Y học cổ truyền

- Bộ môn Y tế Cộng đồng- Bộ môn Y học cơ sở

+ Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị đã được quy định rõ trong Quyết định số140/QĐ-CĐYT ngày 20/5/2016 về “Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn vàsự phối hợp công tác giữa các đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng Y tế HàTĩnh”

2.2.2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực

Đến tháng 12 năm 2016, tổng số CB, GV, NV của Trường là: 94 người.- Trình độ chuyên môn phân bố:

Trang 19

- Trình độ ngoại ngữ, tin học: Hiện tại các CB, GV, NV có chứng chỉ

ngoại ngữ (A,B,C hoặc trung cấp, tiền trung cấp) theo Quyết định số TCBT ngày 30/01/1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trìnhtiếng Anh thực hành A, B, C và chứng chỉ tin học A,B, C theo Quyết định số21/2000/QĐ-BGDĐT ngày 03/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc ban hành Chương trình Tin học ứng dụng A, B, C

177/QĐ-Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, trình độ tiếng Anh tương ứng các chứngchỉ này không còn phù hợp với tiến trình phát triển của xu thế xã hội và nhu cầugiao tiếp Để đáp ứng nhu cầu học tập cũng như chuẩn hóa trình độ Tiếng Anhtheo xu thế mới, Bộ giáo dục đã ban hành Chương trình đào tạo Tiếng Anh theokhung năng lực 6 bậc (A1, A2, B1, B2, C1, C2) dành cho Việt Nam theo Quyếtđịnh 66/2008/QĐ-BGDĐ về việc quy định chương trình giáo dục thường xuyênTiếng Anh thực hành và Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm2014 Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Đây là cáckhung trình độ được quy định theo khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ châu Âu.Việc chuyển ngạch giảng viên cũng được căn cứ vào các chuẩn mới này.

Về trình độ tin học, yêu cầu về chuẩn tin học phải theo Thông tư số03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quyđịnh Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

Trang 20

Với đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện tại có 67 người đã được bổ nhiệmchức danh nghề nghiệp, tuy nhiên chỉ có 1 số ít có chứng chỉ đạt yêu cầu vềtrình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định của Thông tư số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 về việc Quy định mã số và tiêu chuẩnchức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại họccông lập, cụ thể:

Tỷ lệ%

Có chứng chỉđạt chuẩn

Tin học

Tỷ lệ%

Đối với đội ngũ giảng viên: Tổng số giảng viên cơ hữu có 67 người (06giảng viên chính, 61 giảng viên) phân bố trình độ giảng viên, giáo viên: Tiến sĩ: 02người; Thạc sĩ, BSCK cấp I : 31 người (Trong đó có 03 đang học NCS); Trình độđại học: 34 người (07 người đang học thạc sĩ); được phân bố tại các khoa, bộ mônnhư sau:

Thạcsĩ, CKI

Tổngcộng

Trang 21

1 Khoa Lí luận chính trị - KHCB

2 Khoa Lâm sàng

2.2.2 Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viênTrường Cao đẳng Y tế Hà tĩnh thời gian qua

Công tác ĐTBD đội ngũ CB, GV, NV của Trường cao đẳng Y tế trong nhữngnăm qua đã đạt được những kết quả nhất định, tổng hợp kết quả ĐTBD trong 04năm từ 2013-2016 thể hiện qua các qua bảng:

Ngày đăng: 13/05/2017, 12:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2011), Nghị quyết “Về phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo”, số 05-NQ/TU ngày 20/12/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo”
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2011
2. Bộ Chính trị (2014), “Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý”, số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2014
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “Thông tư Ban hành Điều lệ Trường Cao đẳng”, số 01/2015/TT-BGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư Ban hành Điều lệ Trường Cao đẳng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2015
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư “Về quy định, điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng”, số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 12 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về quy định, điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ (2015),Thông tư liên tịch “Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập”, số 36/ 2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ
Năm: 2015
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch “Hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục Đại học công lập”,số 28/ 2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 06/ 11/ 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ
Năm: 2015
7. Bộ Nội vụ, (2014), Thông tư “Quy định, hướng dẫn công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức” số 19/2014/TT-BNV ngày 14 / 12/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy định, hướng dẫn công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức”
Tác giả: Bộ Nội vụ
Năm: 2014
8. Bộ Tài chính, (2010), “Thông tư Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”, số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2010
9. Chính phủ (2012), Nghị định “Về tuyển dụng, sử sụng và quản lí viên chức” số 29/2012/NĐ- CP ngày 12/ 04/ 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về tuyển dụng, sử sụng và quản lí viên chức”
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
10. Chính phủ (2016), Quyết định “Phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025”, số 163/QĐ-TTg ngày 25/ 01/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025”
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2016
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2014), Quyết định “Quy định tạm thời về chính sách khuyến khích đào tạo bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao”, số 15/2014/QĐ-UBND ngày 25/ 3/ 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy định tạm thời về chính sách khuyến khích đào tạo bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao”
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2014
17. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2014), Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, số 2740/QĐ - UBND ngày 19/4/ 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w