Cũng trong mấy thập kỉ gần đây, tôn giáo tín ngưỡng được sự quan tâm nghiên cứu, phần lớn là về khía cạnh lý luận và các tôn giáo tín ngưỡng nói chung, còn các công trình nghiên cứu các
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VĂN PHẢI
CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TIÊU THỤ HÀNG MÃ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ HỘ GIA ĐÌNH Ở THÔN YÊN CỐC, XÃ HỒNG PHONG, HUYỆN CHƯƠNG
MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Nhân học
Hà Nội – 2016
Footer Page 1 of 126.
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VĂN PHẢI
CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TIÊU THỤ HÀNG MÃ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ HỘ GIA ĐÌNH Ở THÔN YÊN CỐC, XÃ HỒNG PHONG, HUYỆN CHƯƠNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả sử dụng trong luận văn được khai thác và thu thập từ nghiên cứu thực địa, các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn đầy đủ Nếu có gì sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2016
Học viên Nguyễn Văn Phải
Footer Page 3 of 126.
Trang 4Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Đinh Hồng Hải Thầy đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Thầy đã giúp tôi định hướng nghiên cứu, góp ý về phương pháp và lý thuyết nghiên cứu Đặc biệt, thầy đã dành nhiều thời gian trao đổi về các thuật ngữ và chỉnh sửa cấu trúc của luận văn
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến chính quyền địa phương và người dân ở hai xã Hồng Phong và Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Đặc biệt là gia đình cô Hồng, chú Hoàng, thầy Sơn ở xã Hồng Phong và thầy Khiêm, bà Ngo, bác Hiền, người dân thôn Quang Trung, xã Hữu Văn
đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tôi thực hiện điền dã tại địa bàn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người thân đã luôn động viên, ủng hộ và sát cánh bên tôi trong mọi khó khăn
Cuối cùng, dù đã cố gắng theo đuổi hướng nghiên cứu và nỗ lực thực hiện hết sức mình, song do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót cần phải khắc phục Rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của các thầy cô, anh chi, bạn bè
Xin trân trọng cảm ơn tất cả
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2016
Học viên
Nguyễn Văn Phải
Footer Page 4 of 126.
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5
6 Kết cấu của luận văn 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 7
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
1.2 Cở sở lý thuyết 10
1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 13
CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TIÊU THỤ HÀNG MÃ 19
2.1 Nhà cung ứng nguyên liệu 19
2.2 Nhà sản xuất 33
2.3 Liên kết giữa các nhà sản xuất 40
2.4 Mạng lưới phân phối và tiêu thụ 43
2.5 Nguồn thu nhập từ việc sản xuất và kinh doanh hàng mã 56
Tiểu kết chương 2 58
CHƯƠNG 3 HÀNG MÃ TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY 59
3.1 Bối cảnh tình hình tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam sau thời kì đổi mới 59
3.2 Những quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến hàng mã 62
Footer Page 5 of 126.
Trang 63.4 Hàng mã dưới góc nhìn của người trong cuộc 78
Tiểu kết chương 3 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 96
Footer Page 6 of 126.
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS Giáo sư
Km Ki lô mét
M Mét Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ
Tr Trang
TS Tiến sĩ
Footer Page 7 of 126.
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các loại nguyên liệu để tạo thành một con ngựa loại to (đại) 34
Bảng 2.2 Các loại nguyên liệu để tạo thành một con ngựa loại nhỏ (tiểu) 36
Bảng 2.3 Mạng lưới bán lẻ của gia đình cô Hồng 45
Bảng 2.4 Mạng lưới buôn bán cho và thông qua các thầy cúng, cô đồng, đệ tử của gia đình chú Hoàng 48
Bảng 2.5 Mạng lưới buôn bán cho và thông qua các thầy cúng, cô đồng, đệ tử của gia đình cô Hồng 50
Bảng 3.1 Đối tượng thờ cúng 67
Bảng 3.2 Niềm tin chung 68
Bảng 3.3 Các ngày (dịp) sử dụng hàng mã trong một năm 69
Bảng 3.4 Đối tượng hướng đến 70
Bảng 3.5 Các loại hàng mã được sử dụng 71
Bảng 3.6 Nghề nghiệp và tần suất sử dụng hàng mã 73
Bảng 3.7 Số tiền trung bình chi cho hàng mã và nghề nghiệp 73
Bảng 3.8 Nơi hóa hàng mã 75
Bảng 3.9 Lý do sử dụng hàng mã 77
Footer Page 8 of 126.
Trang 9ngày nay ở các quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong văn hoá quyển Đông Á
gồm Nhật Bản, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Đại Hàn Dân quốc, Việt Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Đại lục) và Trung Hoa Dân quốc (lãnh thổ Đài Loan) [7] và một số khu vực khác Tục này xuất phát từ quan niệm “trần sao âm vậy” nghĩa là khi chết đi thì người ta cũng cần có những thứ như trên trần gian Chính vì vậy, người sống thường sử dụng hàng mã, dưới các hình thức như cúng, đốt/ hóa, rải cho thế giới bên kia
Ở Việt Nam, tập tục này cho đến nay vẫn tồn tại trong văn hóa của người Việt cũng như nhiều tộc người thiểu số anh em đang cùng sinh sống Riêng đối với người Việt, tập tục này dường như được thực hiện và biến đổi mạnh
mẽ hơn Trong vài thập niên gần đây, nhất là sau những năm đổi mới, Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội cũng như trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng, đặc biệt là sự hồi sinh của các hình thức tín ngưỡng dân gian Trong xu thế đó, tập tục sử dụng hàng mã cũng có những thay đổi Bên cạnh những yếu tố truyền thống, tập tục này đã được khoác lên một diện mạo mới, biến tướng đi nhiều Ngày nay, người ta
sử dụng hàng mã không chỉ ở trong các nghi lễ cầu cúng tại gia đình mà còn trong các sinh hoạt tôn giáo ở đền, phủ, chùa, người người nhà nhà đều sử dụng Việc cung ứng, tiêu thụ hàng mã không chỉ ở trong nước mà đã xuất
Footer Page 9 of 126.
Trang 10đề nóng của xã hội được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý, chính sách pháp luật nhà nước, mà còn là một chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Hiện nay có hai luồng quan điểm chính về vấn đề này Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng, việc sử dụng hàng mã là lãng phí, một hủ tục cần phải loại bỏ Trong khi đó, luồng quan điểm thứ hai cho rằng, nó là một nét tín ngưỡng thể hiện những giá trị nhân văn của người đang sống đối với người đã khuất, đối với thần thánh nên hạn chế và đưa nó về bản chất ban đầu vốn có của nó, chứ không nên loại bỏ
Cũng trong mấy thập kỉ gần đây, tôn giáo tín ngưỡng được sự quan tâm nghiên cứu, phần lớn là về khía cạnh lý luận và các tôn giáo tín ngưỡng nói chung, còn các công trình nghiên cứu các hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo cụ thể vẫn còn chưa nhiều [41] Vấn đề hàng mã cũng đã có những nguyên cứu
và tiếp cận dưới một số góc độ như xem hàng mã và việc sử dụng nó như một phong tục tập quán, một nghề thủ công, một vật phẩm tôn giáo hay những tiếp cận xã hội học mang tính phê phán Thay vì những cách tiếp cận đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận chuỗi cung ứng và tiêu thụ của hàng mã, từ
đó lý giải về vai trò, nhu cầu cũng như sự tồn tại của nó trong xã hội Việt Nam từ sau đổi mới đến nay Đây là hướng tiếp cận mới được nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có nhiều nhà Nhân học văn hóa xã hội sử dụng
Để có thể có cái nhìn toàn diện về vấn đề này thì một nghiên cứu trên không gian rộng lớn, ở những thời điểm khác nhau là rất cần thiết Tuy nhiên,
Footer Page 10 of 126.
Trang 113
thiết nghĩ, một nghiên cứu trường hợp tại một địa bàn cụ thể cũng sẽ giúp chúng ta hiểu biết phần nào, trên cơ sở tiến đến nghiên cứu toàn diện để thấy được sự biến đổi trong đời sống tôn giáo hiện nay, trong đó, việc sử dụng hàng mã là một trong những chỉ báo quan trọng Xuất phát từ những vấn đề
nêu trên, tôi đã lựa chọn “CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TIÊU THỤ HÀNG MÃ
(Nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình ở thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) làm đề tài luận văn thạc sĩ
Luận văn tập trung làm rõ 2 vấn đề: (1) mô tả quy trình chuỗi cung ứng
và tiêu thụ hàng mã (2) và lý giải bối cảnh xã hội đã tác động đến quy trình chuỗi cung ứng và tiêu thụ của người làm hàng mã cũng như nhu cầu của hàng mã trong xã hội hiện nay, đặc biệt là những ẩn ý thực tiễn đằng sau hiện tượng này
3 Câu hỏi nghiên cứu
Một số câu hỏi quan trọng được luận văn đặt ra là:
1 Quy trình chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã tại thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nói riêng, một số làng quê ở đồng bằng sông Hồng nói chung hiện nay đang diễn ra như thế nào?
2 Quy trình chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã đang diễn ra trong bối cảnh nào? Từ góc độ chủ thể văn hóa, những đánh giá về vai trò, nhu cầu và thái độ đối với hàng mã trong xã hội hiện nay như thế nào?
Footer Page 11 of 126.
Trang 124
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy trình chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã ở một làng Trong đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu những đối tượng liên quan trực tiếp đến hàng mã: người sản xuất, người trung gian (người bán lẻ, người bán buôn, thầy cúng, ông/bà đồng), người tiêu dùng và chính bản thân hàng mã
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Vì đề tài nghiên cứu theo quy trình chuỗi cung ứng
và tiêu thụ nên phạm vi nghiên cứu khá rộng Trong đó, chúng tôi nghiên cứu tập trung vào 2 địa điểm
Thứ nhất là tại 2 gia đình (cô Hồng và chú Hoàng1) làm hàng mã ở thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Thông qua địa điểm này, chúng tôi tìm hiểu quy trình chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng
mã diễn ra như thế nào trên thực tế tại một vùng nông thôn hiện nay
Thứ hai là tại thôn Quang Trung, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội Thông qua địa điểm này, chúng tôi tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hàng
mã đang diễn ra ra sao trên thực tế tại một vùng nông thôn hiện nay
Lựa chọn thôn Quang Trung nói riêng, xã Hữu Văn nói chung là địa bàn nghiên cứu thứ hai vì đây là nơi tiêu thụ mạnh nhất trong mạng lưới tiêu thụ hàng mã của hộ cô Hồng Xã Hữu Văn có đời sống tôn giáo đa dạng và phong phú, trong 8 thôn (An Thuận 1, An Thuận 2, Hòa Bình, Quang Trung, Quyết Tiến, Đông Viên, Mỹ Thượng và Mỹ Hạ), có 2 thôn (Mỹ Thượng và Mỹ Hạ) theo Công giáo toàn tòng [8, tr.15] không sử dụng hàng mã, 6 thôn còn lại sử dụng hàng mã với mức độ nhiều Tuy nhiên, tôi không khảo sát tất cả 6 thôn
mà chỉ chọn thôn Quang Trung vì đây là thôn có số lượng điện thờ và thầy
1 Tên của hai gia đình nghiên cứu đã được thay đổi
Footer Page 12 of 126.
Trang 135
cúng, cô đồng nhiều nhất (5 điện thờ tư nhân, 7 thầy cúng, cô đồng), cũng là một trong những thôn có số lượng người đi buôn bán và kinh doanh nhiều nhất xã
Phạm vi thời gian: từ năm 1990 (năm ban hành Nghị quyết số
24/NQ-TW Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, một văn bản vô
cùng quan trọng đánh dấu sự đổi mới nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn
giáo của Đảng; cũng là thời điểm đánh dấu sự chuyển biến đời sống tôn giáo nước ta) đến năm 2016 (thời điểm khảo sát thực tế và hoàn thiện luận văn)
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Phương pháp phân tích các nguồn tài liệu thứ cấp: sưu tập và nghiên
cứu các tài liệu thành văn có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phương pháp điền dã dân tộc học: Tại địa bàn nghiên cứu, tác giả không
chỉ quan sát tham gia, mà còn trực tiếp cùng đối tượng nghiên cứu đi nhập nguyên liệu, cùng làm hàng mã, cùng đi đổ buôn và cùng bán hàng Thông qua đó, tôi phỏng vấn các đối tượng trong chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng
mã, từ người cung ứng nguyên liệu, người sản xuất, đối tượng trung gian (thầy cúng, cô đồng, người buôn ), đến người tiêu dùng cuối cùng Bên cạnh
đó, các tài liệu thành văn như các báo cáo tổng kết kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội tại địa bàn nghiên cứu cũng được tôi chú trọng thu thập
Phương pháp điều tra xã hội học: Tôi sử dụng một bảng hỏi thiết kế sẵn,
với 50 câu hỏi Nội dung bảng hỏi tập trung thu thập các thông tin như: niềm tin vào đối tượng thờ cúng, các loại hàng mã sử dụng, tình hình sử dụng hàng mã tại địa bàn nghiên cứu Mỗi bảng hỏi được tôi trực tiếp phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn sâu với đối tượng nghiên cứu
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Footer Page 13 of 126.
Trang 157
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hàng mã là một trong những hiện vật tôn giáo Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng chiếm số lượng rất nhiều Do đó, trong luận văn này, chúng tôi xin phép không đề cập tới những công trình nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng nói chung, mà chỉ tìm hiểu các công trình liên quan trực tiếp đến hàng mã Có thể quy nạp vào các khuynh hướng tiếp cận chính với những công trình tiêu biểu như sau:
Khuynh hướng tiếp cận dưới góc độ văn hóa
Theo khuynh hướng tiếp cận này, tiêu biểu phải nói đến các tác phẩm
như Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn (1962) được coi là một trong những
tác phẩm đề cập sớm nhất về hàng mã Theo tác giả, tục đốt mã có nguồn gốc
từ Trung Quốc Quan điểm này của Lê Quý Đôn về sau đã được nhiều nhà
nghiên cứu sử dụng Bên cạnh đó, trong các công trình Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam (quyển Hạ) của Toan Ánh (1997); Hà Nội văn hóa và phong tục của
Lý Khắc Cung (2000); Đất lề quê thói: phong tục Việt Nam của Nhất Thanh
(Vũ Văn Khiêu) (2001) không chỉ đề cập đến nguồn gốc, ý nghĩa, sự đa dạng của hàng mã, thời điểm sử dụng hàng mã mà còn đề cập đến thế giới nhân sinh quan của người Việt, sự lãng phí về tiền bạc cũng như một số câu
chuyện xung quanh việc sử dụng hàng mã
Khuynh hướng tiếp cận dưới góc độ kinh tế xã hội
Lê Hồng Lý (2008) trong cuốn Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng đã đề cập đến ý nghĩa và các quan điểm về hàng mã, cũng như
tình hình sử dụng hàng mã tại đền thờ bà chúa Kho (Bắc Ninh) và đền thờ bà chúa Xứ (An Giang) trong thời buổi kinh tế thị trường
Footer Page 15 of 126.
Trang 16tế riêng, kết hợp với những chuyến đi lễ xin lộc, vay tiền một cách tượng trưng ở đền bà chúa Kho [23, tr 26]
Sền Thị Hiền (2009) chọn đề tài Hàng mã cho những linh hồn: quá trình suy tàn của nghề làm tranh và sự hồi sinh của nghề làm hàng mã ở làng Đông
Hồ làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học Trong công trình này, tác giả tiếp
cận hàng mã như một nghề thủ công, trong đó tập trung phân tích quá trình suy tàn của nghề làm tranh và sự hồi sinh của nghề làm hàng mã trong bối cảnh tác động của nền kinh tế thị trường Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu quá trình thu mua, quá trình phân phối, quá trình sử dụng và quan niệm của người sản xuất và người tiêu dùng hàng mã
Bên cạnh những hướng tiếp cận trên, vấn đề hàng mã cũng được phản ánh trên các tạp chí, các bài báo Tạp chí Đuốc Tuệ - cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo Bắc Kỳ là một trong những tạp chí có nhiều bài viết liên quan đến hàng mã, nhất là trong giai đoạn 1934-1954 Samôn Trí Hải (1937 và
1938) có bài “Bàn về sự đốt mã”, Vũ Tự Tiệp (1938) có bài “Bàn thêm về sự đốt mã”, Phạm Văn Phụng (1938) có bài “Câu chuyện vàng mã”, Mẫn Trai (1938) có bài “Một việc cải cách lớn đã thực hành ở chi hội Phật giáo Hải Dương – Việc bỏ vàng mã ngày rầm thàng bảy”, Nhàn Vân Đình (Trần Duy Vôn) (1939) có bài “Đồ Mã”, Gần đây, trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
Footer Page 16 of 126.