1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG sản CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG của GIAI cấp vô sản TOÀN THẾ GIỚI

11 382 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 52 KB

Nội dung

Những ngày cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1847, tại Luân Đôn đã diễn ra Đại hội II của Liên đoàn những người cộng sản. Đại hội thảo luận các nguyên lý nền tảng và phương hướng hoạt động thực tiễn của phong trào vô sản quốc tế. C.Mác với tư cách là đại biểu của đoàn Bruyxen và Ph.Ăngghen đại biểu của công xã Pari đã được đại hội giao nhiệm vụ soạn thảo một cương lĩnh hành động của Liên đoàn dưới hình thức một bản Tuyên ngôn để công bố. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 2 năm 1848.

Trang 1

"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"- cương lĩnh hành động của

giai cấp vô sản toàn thế giới

Những ngày cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1847, tại Luân Đôn

đã diễn ra Đại hội II của Liên đoàn những người cộng sản Đại hội thảo luận các nguyên lý nền tảng và phương hướng hoạt động thực tiễn của phong trào vô sản quốc tế C.Mác với tư cách là đại biểu của đoàn Bruyxen và Ph.Ăngghen đại biểu của công xã Pari đã được đại hội giao nhiệm vụ soạn thảo một cương lĩnh hành động của Liên đoàn dưới hình thức một bản Tuyên ngôn để công bố Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 2 năm 1848

Ngay sau khi được công bố, "Tuyên ngôn" đã lập tức trở thành "tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính chất quốc tế hơn cả trong tất cả các văn phẩm xã hội chủ nghĩa, đó là cương lĩnh được thừa nhận bởi hàng triệu công nhân từ Xibia đến Caliphoócnia" "Cuốn sách nhỏ ấy, V.I.Lênin viết, - có giá trị bằng hàng bộ sách: tinh thần của nó, đến bây giờ, vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp

vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh"

"Tuyên ngôn" đã luận chứng một cách khoa học cho tính tất yếu và khả năng lật đổ bằng một cuộc cách mạng đối với chế độ tư bản chủ nghĩa, đã chỉ ra triển vọng xây dựng thành công một xã

Trang 2

hội mới, "một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người

là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người"

Trong "Tuyên ngôn", lần đầu tiên C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày dưới dạng hệ thống cơ sở của một thế giới quan mới: Chủ nghĩa duy vật triệt để, bao hàm cả lĩnh vực quan hệ xã hội, phép biện chứng với tư cách là học thuyết sâu sắc và toàn diện nhất về

sự phát triển, học thuyết đấu tranh giai cấp và vai trò lịch sử toàn cầu của giai cấp vô sản với tư cách là người lật đổ chế độ cũ và xây dựng chế độ xã hội mới cộng sản chủ nghĩa

Nhiều biến cố lịch sử đã diễn ra kể từ khi các nguyên lý đó

đã được tuyên bố Công xã Pari - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trong lịch sử thế giới đã nổ ra và nhà nước đầu tiên của giai cấp vô sản đã được thiết lập Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại thắng lợi

đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại Phong trào xã hội chủ nghĩa đã lan rộng trên quy mô toàn thế giới Và giờ đây, sau hơn 70 năm tồn tại, chủ nghĩa xã hội đã không còn tồn tại với

tư cách một hệ thống thế giới sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu Cũng từ đó, phong trào cách mạng vô sản thế giới đang lâm vào giai đoạn thoái trào Nhưng các luận điểm cơ bản của học thuyết Mác về cách mạng vô sản, kinh nghiệm và thực tiễn đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn còn sống mãi

Trang 3

Học thuyết Mác vẫn tiếp tục phát triển trong những điều kiện mới, vẫn là nền tảng, là cơ sở tư tưởng của cuộc đấu tranh vì dân chủ, hoà bình và chủ nghĩa xã hội của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới Nó không chỉ là cơ sở tư tưởng cho phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế, mà còn cho cuộc đấu tranh của mọi dân tộc bị áp bức vì độc lập dân tộc và giải phóng xã hội

Sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác, trước hết là ở chỗ, sự xuất hiện của nó được thiết định bởi toàn bộ tiến trình phát triển của xã hội loài người Trên bình diện lý luận- tư tưởng, chủ nghĩa Mác được hình thành bởi sự phát triển của tư tưởng khoa học xã hội và các phát minh vĩ đại trong lĩnh vực khoa học tự nhiên V.I.Lênin nhấn mạnh rằng chủ nghĩa Mác xuất hiện không phải ở bên ngoài con đường phát triển chủ đạo của nền văn minh thế giới,

mà là "sự kế thừa thẳng và trực tiếp học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội" Rằng chủ nghĩa Mác là "người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp"

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các học thuyết chính trị - xã hội và triết học tiên tiến thời bấy giờ, ở một chừng mực nào đó, đã phản ánh những mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:

sự tăng triển với tốc độ nhanh của sản xuất và sự bần cùng hoá của

Trang 4

giai cấp vô sản, khủng hoảng sản xuất thừa, sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, Các học thuyết đó ít nhiều đã hàm chứa những phỏng đoán thiên tài về một số đặc trưng của xã hội tương lai Song, quan điểm của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã không trở thành và không thể trở thành ngọn cờ của giai cấp vô sản đang đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp và sáng tạo xã hội mới Bởi lẽ, chủ nghĩa xã hội không tưởng, thậm chí thông qua các đại biểu lớn nhất của nó,

đã không khám phá ra được các quy luật khách quan trong tiến trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, không tìm thấy được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo ra xã hội mới Chính thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản đã đặt ra

sự cần thiết phải xây dựng một lý luận triệt để, đích thực khoa học, trong đó triết học, kinh tế chính trị học và học thuyết về chủ nghĩa

xã hội cần phải được hợp thành một chỉnh thể thống nhất Nhiệm

vụ cấp bách trong việc xây dựng một thế giới quan mới, thế giới quan cách mạng của giai cấp vô sản đã được C.Mác và Ph.Ăngghen giải quyết bằng cách tiếp thu và cải biến một cách có phê phán mọi thành tựu quý báu của tư tưởng khoa học trước đó

Sự ra đời của "Tuyên ngôn" đã kết thúc quá trình hình thành của chủ nghĩa Mác Đến thời điểm đó, chủ nghĩa Mác đã hình thành với tư cách là một thế giới quan triệt để, hoàn chỉnh, một quan điểm mới, có tính nguyên tắc về sự nhận thức và cải tạo thế

Trang 5

giới và thể hiện ra với tư cách là cương lĩnh của một Đảng chính trị

- Liên đoàn những người cộng sản - Đảng của giai cấp vô sản cách mạng

Trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng phương thức sản xuất và cơ cấu xã hội tất yếu được sinh ra từ đó của bất kỳ một thời đại lịch sử nào cũng tạo thành cơ sở cho lịch sử chính trị của nó, bởi toàn bộ lịch sử của nhân loại từ khi xuất hiện chế độ tư hữu là lịch sử đấu tranh giai cấp mà rốt cuộc, đều dẫn tới

sự cải tạo bằng cách mạng các quan hệ xã hội Rằng đấu tranh giai cấp ở thời đại tư bản chủ nghĩa đã đạt tới mức độ mà giai cấp bị bóc lột - giai cấp vô sản- đã không thể giải phóng khỏi giai cấp bóc lột và thống trị - giai cấp tư sản - nếu không đồng thời giải phóng toàn bộ xã hội khỏi sự bóc lột và áp bức

Trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiến hành một sự phân tích sâu sắc về xã hội tư bản chủ nghĩa Từ sự phân tích đó, các ông đã chỉ ra rằng sau hơn 100 năm thống trị của mình, giai cấp tư sản đã tạo ra một lực lượng sản xuất lớn hơn rất nhiều

so với tất cả các thế hệ trước đó cộng lại Nhưng chính sự phát triển to lớn, chưa từng thấy đó của lực lượng sản xuất lại ẩn chứa nguyên nhân dẫn tới sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản Chính sự phát triển của chúng đã đưa tới chỗ làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã biến thành sự kìm hãm đối với sự phát triển tiếp theo của sản xuất Giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp kìm hãm sự

Trang 6

tiến bộ của xã hội Phương tiện mà giai cấp tư sản dùng để lật đổ chế độ phong kiến tàn bạo, thì bây giờ lại hướng tới chỗ chống lại chính bản thân nó Giai cấp tư sản đã sản sinh ra những người sử dụng phương tiện đó, để chống lại chính nó - giai cấp vô sản công nghiệp, giai cấp có sứ mệnh lịch sử toàn cầu là thủ tiêu ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản và sáng lập ra xã hội mới không có áp bức bóc lột, tự do và bình đẳng cho mọi người lao động

Trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra những khác biệt cơ bản giữa đảng cộng sản và các đảng công nhân khác, xác định rõ vai trò của đảng cộng sản trong phong trào vô sản, vạch ra mối quan hệ bản chất giữa đảng và giai cấp công nhân Các ông khẳng định đảng là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân mà nếu thiếu nó thì giai cấp vô sản không thể tiến hành thành công sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại cần lao, giành lấy chính quyền và cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủ nghĩa

Các tác giả của "Tuyên ngôn" đã đưa ra một kết luận mang tính nguyên tắc rằng xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể ra đời thông qua cách mạng Cuộc cách mạng này xoá bỏ triệt để mọi quan hệ sở hữu tư sản Bước đi đầu tiên của nó là biến giai cấp vô sản thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ Dựa vào sự thống trị chính trị của mình, giai cấp vô sản từng bước giành lấy toàn bộ tư bản từ tay giai cấp tư sản, tập trung mọi tư liệu sản xuất

Trang 7

vào tay Nhà nước, tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị Bằng một cuộc cách mạng như vậy, sự thủ tiêu chế

độ tư bản chủ nghĩa, sự xoá bỏ chế độ người bóc lột người sẽ đưa tới chỗ cải tạo một cách căn bản các quan hệ xã hội Các ông viết:

"Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất

ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt các giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp"

Các luận điểm cơ bản về sách lược của đảng cộng sản cũng

đã được C.Mác và Ph Ăngghen khảo cứu trong "Tuyên ngôn" trên tinh thần của thế giới quan duy vật biện chứng Xuất phát từ luận điểm mang tính nền tảng rằng, "Những người cộng sản chiến đấu cho những mục đích và những lợi ích trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào", C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: Khi ủng hộ mọi cuộc đấu tranh cách mạng chống lại chế độ xã hội và thể chế chính trị hiện tồn, những người cộng sản cần đặt lên hàng đầu vấn đề thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và coi đó là vấn đề cơ bản của phong trào Điều đó nhất thiết

Trang 8

đòi hỏi phải tạo ra ở những người công nhân một ý thức hết sức rõ ràng về sự đối lập mang tính thù địch giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Những người cộng sản công khai tuyên bố rằng, mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng con đường lật đổ chế độ xã hội hiện tồn nhờ bạo lực Các ông viết: "Những người cộng sản coi

là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành"

Sự ra đời của "Tuyên ngôn" đã thông báo cho toàn thế giới biết sự xuất hiện của một học thuyết khác về chất so với mọi lý luận xã hội và triết học trước đó, báo trước một cuộc cách mạng trong tư tưởng xã hội Với "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen

đã tạo ra một văn kiện được coi là vũ khí tư tưởng trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động vì sự nghiệp giải phóng xã hội của mình Qua đó, các ông đã đưa ra một

sự luận chứng khoa học về con đường và phương pháp kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân

Khoa học, đối với C.Mác và Ph.Ăngghen, là một động lực cách mạng có nhiệm vụ trở thành công cụ cho giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản Bởi thế, các ông luôn đối chiếu mỗi bước tiến trong lĩnh vực khoa học với những

Trang 9

đòi hỏi bức thiết trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân

C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã bỏ nhiều công sức để hướng những hoạt động mang tính đặc thù của những người cộng sản ở các nước khác nhau vào dòng thác đấu tranh chung của giai cấp vô sản toàn thế giới để củng cố và phát triển sự thống nhất và tình đoàn kết quốc tế vô sản

"Tuyên ngôn" là sự tuyên bố các nguyên lý của chủ nghĩa quốc tế vô sản Với "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra tính chất phổ biến của các quy luật phát triển xã hội mà các ông đã khám phá ra, tính có hiệu lực của các quy luật đó ở mọi nước và đã luận chứng cho kết luận về số phận lịch sử chung của những người lao động trên toàn thế giới, cho các quy luật chung về điều kiện tồn tại, đấu tranh và giải phóng của họ Các ông đã chỉ ra rằng cuộc đấu tranh giai cấp trong chủ nghĩa tư bản đã vượt ra khỏi khuôn khổ dân tộc, nó mang tính quốc tế Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là các ông coi nhẹ các nhiệm vụ có tính dân tộc của giai cấp vô sản ở mỗi nước và các hình thức dân tộc trong việc

họ tổ chức đấu tranh chống lại giai cấp tư sản Mọi sự đối lập giữa các nhiệm vụ dân tộc và quốc tế của giai cấp vô sản đều mâu thuẫn với tư tưởng của chủ nghĩa quốc tế vô sản và một cách khách quan,

sự đối lập đó chỉ góp phần phổ biến tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong phong trào vô sản Vì lẽ đó, các ông luôn kêu gọi các nhà

Trang 10

cách mạng phải kết hợp các nhiệm vụ đặc thù của phong trào vô sản ở mỗi nước với các nhiệm vụ chung của phong trào công nhân quốc tế, phải tiến hành đấu tranh không những vì các mục đích trước mắt của một đội ngũ dân tộc trong giai cấp vô sản quốc tế,

mà còn vì các mục đích cuối cùng của toàn bộ phong trào

Với "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã tuyên bố truyền thống chống chiến tranh của giai cấp vô sản Các ông đã chỉ ra một cách xác đáng rằng, việc lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, việc thủ tiêu sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc sẽ đưa tới chỗ loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội loài người

Là những người triệt để chống chiến tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định rằng chiến tranh chỉ đem lại những hậu quả nặng nề cho mọi dân tộc và nó hoàn toàn không thúc đẩy sự tiến bộ xã hội Các ông coi cuộc đấu tranh gìn giữ hoà bình là một bộ phận cấu thành của phong trào giải phóng của giai cấp công nhân

Với "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen còn tuyên bố một nhiệm vụ mà các ông coi là quan trọng của những người cộng sản -nhiệm vụ đấu tranh vì sự thống nhất của giai cấp công nhân Các ông kêu gọi những người cộng sản phải ủng hộ mọi phong trào cách mạng chống lại chế độ áp bức bóc lột, "phấn đấu cho sự đoàn kết và sự liên hợp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước", mọi tổ chức của người lao động Cơ sở của sự thống nhất đó, theo các ông, là cuộc đấu tranh nhằm đạt tới các mục đích trước mắt của

Trang 11

giai cấp công nhân và các liên minh của nó, là bảo vệ lợi ích của

họ Và, cuối cùng, với "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đòi hỏi những người cộng sản trên toàn thế giới trong phong trào đấu tranh cách mạng hoàn toàn không được phép lãng quên mục đích cuối cùng của mình là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản

Gần 160 năm đã qua, giờ đây, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản vẫn mãi là cương lĩnh hành động của những người vô sản trên toàn thế giới, hay như V.I Lênin khẳng định, tinh thần bất diệt của tác phẩm vĩ đại này hiện đang cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp

vô sản có tổ chức và đang đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại đi đến mục tiêu cuối cùng của nó là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới Đối với chúng ta, trong bối cảnh hiện thời, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản với tư cách là đỉnh cao lý luận trong sự nghiệp sáng tạo của C.Mác

và Ph Ăngghen nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, cùng

tư tưởng Hồ Chí Minh đang là cơ sở lý luận, là nền tảng tư tưởng của chúng ta trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đem lại cho chúng ta niềm tin vững chắc, có cơ sở khoa học vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đó Và với tư cách ấy, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản vẫn là cương lĩnh hành động của chúng ta trong thời đại ngày nay

Ngày đăng: 10/05/2017, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w