1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Báo cáo và vận dụng Mô đun THPT 4

7 393 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

2: Tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật thu thập thông tin về môi trường giáo dục a.Các phương pháp và kĩ thuật thu thập thông tin về môi trường giáo dục a.1.Phương pháp quan sát thực t

Trang 1

Mô đun THPT 4 Phương pháp và kỹ thuật xử lý thông tin về môi trường giáo dục THPT:

I Phần tiếp thu kiến thức của mô đun THPT 4.

1.Tìm hiểu về môi trường giáo dục:

a.Các thành tố của môi trường giáo dục:

- Hệ thống các giá trị của giáo dục và hoạt động giáo duc

-Hệ thống các chuẩn mực hoạt động giáo dục

+ Giữa hệ thống giá trị và hệ thống chuẩn mực của môi trường văn hóa giáo dục có mối quan hệ mật thiết

+ Giữa hệ thống giá trị và hệ thống chuẩn mực được phản ánh trong các yếu tố vật thể và phi vật thể của môi trường văn hóa giáo dục Nói cách khác, tất

cả các yếu tố của môi trường văn hóa giáo dục đều thể hiện giá trị và chuẩn mực của môi trường đó

+ Giữa hệ thống giá trị và hệ thống chuẩn mực của môi trường văn hóa giáo dục chi phối tất cả các hoạt động của giáo dục nhưng tập trung nhất là hoạt động dạy học

+ Môi trường của hệ thống học và dạy khác nhau ở chổ: môi trường của hệ thống học có người dạy và các yếu tố xoay quanh phương pháp học, các yếu tố bên trong là của người học

+ Có thể kể đến các môi trường học tập như: Giờ lên lớp, môi trường vui chơi, trò chơi, môi trường thực tiển , các thiết bị và phương tiện phục vụ quá trình dạy học

+ Khối thông tin về môi trường vật chất

+ Khối thông tin về các hoạt động chính yếu của nhà trường

b Môi trường dạy học trong xã hội hiện đại:

Một trong những mục tiêu quan trọng của dạy học là nhằm phát triển yếu tố nội sinh của con người, định hướng sáng tạo và tạo ra các điều kiện cho chủ thể hoạt động Với ý nghĩa đó, yếu tố trông tin trong dạy học hiện nay trở thành điều kiện để chủ thể ( hs) nhận thức, lựa chọn, tiếp nhận, chuyển hóa Sự phát triển của công nghệ trong thời đại hiện nay đã tác động mạnh mẽ đến phương pháp dạy học, làm xuất hiện một môi trườn mới trong dạy học, đó là môi trường học tập E-learning

Môi trường học tập mới này sẽ tạo ra phong cách văn hóa mới trong xã hội hiện với yêu cầu rất khoa học, thực tiển và hiệu quả Sức mạnh của E-learning là rất lớn, có tác dụng nâng cao hiệu suất và chất lượng giáo dục, và đồng thời làm thay đổi căn bản cách quản lí giáo dục ở cấp vĩ mô và vi mô Môi trường dạy hộc điện tử là môi trường mới, trong đó thông tin phải qua khâu xử lí sư phạm- chyển hóa thông tin qua lí luận dạy hoc thì mới trở thành tri thức dạy học, nguồi học phải tham gia vào quấ trình xử lí thông tin Tuy nhiên, thông tin cần có sự xác định về chất và lượng, tránh tình trạng quá tải, nhiễu và để làm được điều đó cần có định hướng của thông tin người dạy

Trang 2

2: Tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật thu thập thông tin về môi trường giáo dục

a.Các phương pháp và kĩ thuật thu thập thông tin về môi trường giáo dục a.1.Phương pháp quan sát thực tế về môi trường giáo dục

- Khái niệm về quan sát sư phạm: Là phương pháp khoa học, một hoạt động có

mục đích, có kế hoạch và được tiến hành có hệ thống

+ Là một trong những hình thức chủ yếu của nhận thức kinh nghiệm

+ Là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu khao học giáo dục, là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục dựa trên cơ sở tri giác trực tiếp của hoạt động sư phạm

+ Quan sát sư phạm sẽ cho ta những tư liệu sống động về môi trường giáo dục để từ đó khái quát hóa, rút ra những kết luận, nhận xét bản chất nhằm chỉ đạo,

tổ chức môi trường giáo dục có chất lượng và hiệu quả hơn

- Chức năng của quan sát sư phạ:

+ Thu thập thông tin từ thực tiễn

+ So sánh các kết quả trong nghiên cứu và thực nghiệm, đối chiếu lí thuyết với thực tế

+ Kiểm chứng các lí thuyết, giả thuyết đã có

- Đặc điểm của quan sát sư phạm:

+ Có chủ thể sử dụng phương pháp để nhận thức một đối tượng nào đó + Có đối tượng cụ thể

+ Do chủ thể quan sát là con người nên kết quả quan sát thường mang tính chủ quan

- Kĩ thuật tiến hành phương pháp:

+ Xác định đối tượng quan sát, mục đích nhiệm vụ cụ thể phải đạt được + Lựa chọn cách thức quan sát

+ Chuẩn bị tốt các tài liệu và thiết bị kĩ thuật để quan sát

+ Tiến hành quan sát và thu thập tài liệu về môi trường

+ Ghi chép kết quả quan sát theo cách khác nhau

+ Kiểm tra kết quả quan sát

* Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát

- Ưu điểm:

+ Cung cấp thông tin chi tiết

+ Ghi chép thu thập thông tin về yếu tố không được đề cập trong bộ câu hỏi

+ Cho phép kiểm định tính thực tế của các thông tin thu thập bằng bộ câu hỏi

- Nhược điểm:

+ Có thể xuất hiện những sai số

+ Sự có mặt cảu người quan sát có thể ảnh hưởng đến tình huống được quan sát

+ Không được quan sát quá khứ

Trang 3

=> Phương pháp quan sát đối tượng giúp ta có được những thông tin thực tiễn có giá trị, cần được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi xử lý khách quan những dữ liệu do quan sát mang lại

a.2.Phương pháp điều tra

- Khái niệm: Điều tra là phương pháp thu thập thông tin trên một số lượng lớn đối

tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực và một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập rộng rãi các số liệu, hiện tượng, để từ đó phát hiện các vấn đề cần giải quyết

- Có 2 loại điều tra trong thu thập thông tin:

+ Điều tra cơ bản: Điều tra những vấn đề có tâm độ và quy mô lớn của môi trường giáo dục

+ Trừng cầu ý kiến: Là phương pháp thu thập thông tin về thái độ Tâm trạng, nhu cầu, nguyện vọng của thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng của xã hội khác

-Căn cứ vào hình thức tổ chức trừng cầu ý kiến, người ta chia thành các cặp trừng cầu ý kiến sau:

- Kĩ thuật thiết kế bảng câu hỏi:

+ Các yêu cầu cân nhắc khi thiết kế một bảng câu hỏi:

+ Kết cấu bảng câu hỏi:

a.3.Phương pháp thu thập thông tin bằng phỏng vấn:

- Khái niệm phỏng vấn: Là phương pháp mà người điều tra đưa ra những câu hỏi

trực tiếp để người được hỏi Là các nhân hoặc cá nhân trả lời

- Mức độ phỏng vấn: Mức độ cao; Mức độ thấp.

- Phỏng vấn để thu thập thông tin mang tính sâu sắc: Tại sao? Như thế nào? Quan điểm?

- Linh hoạt về thời gian, trình tự câu hỏi và nội dung

- Câu phỏng thường là câu hỏi và nội dung

- Đòi hỏi người phỏng vấn am hiểu nội dung về vấn đề cần phỏng vấn và có kỹ năng

- Thường bắt đầu với những người cung cấp thông tin chính

- Thường áp dụng trong các điều tra hoặc nghiên cứu điển hình

* Phỏng vấn cá nhân:

-Đối tượng là những người am hiểu sâu về lĩnh vực đó hoặc những người có liên quan trực tiếp

- Mục đích thu nhận thông tin mang tính các nhân

- Chọn mẫu thường theo tiêu chí

- Có thể phỏng vấn nhiều đối tượng cùng một chủ đề có được thông tin sâu sắc, tiêu biểu

- Ưu và nhược điểm của phỏng vấn cá nhân

*Ưu điểm: Thông tin có tính riêng tư và cởi mở hơn; Có thể sử dụng cho người nghiên cứu các chủ đề mang tính tế nhị; Cho phép làm rõ các câu hỏi; Khai thác

được nhiều thông tin và phát hiện thông tin mới; Tỉ lệ đáp ứng cao hơn bộ câu hỏi

tự điền

Trang 4

*Nhược điểm: Có tính đại diện thấp; Sự có mặt của người phỏng vấn có khả năng

ảnh hưởng tới người trả lời; Khó xử lý thông tin; Khó xác định mức độ tin cậy của câu trả lời

* Phỏng vấn nhóm:

- Mục đích: Để nhận thông tin ở cấp cộng đồng

- Ứng dụng: Thu khối lượng thông tin lớn hơn, kiểm tra chéo tại chỗ, cho phép phát hiện mong muốn của cộng đồng

- Hạn chế: Không phù hợp với các vấn đề tế nhị, áp lực nhóm -> một số người thay đổi ý kiến

* Phỏng vấn ở mức độ thấp:

- Các câu hỏi được in sẵn theo một cấu trúc nhất định

- Có hiệu quả khi người nghiên cứu tương đối hiểu biết về vấn đề cần nghiên cứu

- Hữu ích khi phân tích thống kê được số liệu đáp ứng yêu cầu

- Ưu và nhược điểm của phỏng vấn nhóm:

* Ưu điểm: Phù hợp với thu thập thông tin định lượng, tính đại diện cao; Không phải đến hiện trường; Thích hợp với các đối tượng không biết chữ; Cho phép làm

rõ các câu hỏi; Tỉ lệ đáp ứng cao hơn; Dễ xử lý số liệu.

*Nhược điểm: Ít thấy được thông tin vì sao? Như thế nao?; Thông tin hạn chế trong phạm vi câu trả lời; Sự có mặt của người phỏng vấn có thể ảnh hưởng tới

người trả lời

* Đặc điểm của một cuộc phỏng vấn tốt:

- Trước khi phỏng vấn, điều tra, cần xác định chủ đề phỏng vấn

- Hoàn chỉnh câu hỏi bán định hướng, chọn đối tượng, địa điểm phù hợp

- Trong phỏng vấn tạo không khí thân mật, cởi mở, tạo ra sự vui vẻ thích thú, cố gắng kiềm chế thái độ

- Sử dụng các câu hỏi mở, tránh câu hỏi đóng

- Kết hợp quan sát trong quá trình phỏng vấn

- Phân công người ghi chép ghi những gì nghe, thấy, không theo chủ quan)

- Mọi người cùng làm việc trong không khí tin tưởng, tham gia chia sẻ kinh

nghiệm (Không hoài nghi, khuyên bảo, giảng giải)

- Đặt câu hỏi: Không phán xử câu trả lời đúng – sai (gạn hỏi, không bỏ sót)

- Thăm dò câu trả lời: “ Sẽ ra sao nếu như…” “ Còn gì khác nữa…”

- Những người tham gia có thể học hỏi lẫn nhau

- Cần chú ý thời gian ( từ 60 – 120 phút ) Đảm bảo không lạc đề

- Cuối buổi cần có kết luận/ tóm tắt những điều đã trao đổi

3 Tìm hiểu cách xử lý các số liệu thông tin thứ cấp:

a.Quy trình xử lý thông tin định lượng

a.1 Khía niệm về xử lý số liệu

- Xử lý số liệu là quá trình chuyển dạng thông tin thu thập được được sang dạng thích hợp cho bảo quản và phân tích số liệu

- Cần có kế hoạch chặt chẽ và quá trình xử lý cần được thực hiện trước, trong và sau khi thu thập số liệu

a.2.Quy trình xử lý số liệu định lượng

Trang 5

- Hoàn chỉnh số liệu: Kiểm tra bổ sung -> hoàn chỉnh thông tin thu thập được; Kiểm tra tính hợp lý, logic; Kiểm tra tính rõ ràng

- Các cấp điều tra số liệu: Điều tra viên; Người hoàn thiện số liệu; Xác định xem mỗi bộ câu hỏi ; Quyết định hủy bỏ hay thu thập lại

- Một số lưu ý khi xử lý số liệu:

+ Nắm rõ những hướng dẫn về thu thập và mã hóa số liệu

+ Những ghi chú của người hoàn thiện

+ Những thay đổi trả lời ghi trên phiếu (nếu không xác minh)

+ Người hoàn chỉnh số liệu phải có thông báo (liên quan đến câu hỏi)

b.Phân tích số liệu với các biến định tính

- Đặc điểm phân tích số liệu định tính:

+ Thu thập luôn đi liền với phân tích số liệu

+ Phân tích ngay sau khi thu thập

+ Phân tích là chia nhỏ, xếp loại theo thứ tự, cấu trúc mới, đưa ra kết luận, trả lời câu hỏi nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu

+ Phân tích một cách có hệ thống và sáng tạo, nhưng không có quyền bóp méo hay bịa đặc số liệu

+ Người phân tích tốt nhất là người thu thập số liệu

+ Phụ thuộc nhiều cảm giác chủ quan của người nghiên cứu

- Bước xử lý và phân tích số liệu định tính:

+ Đọc kỹ số liệu

+ Mô tả mẫu nghiên cứu

+ Xử lý số liệu

+ Phân tích và rút ra các phát hiện

+ Trình bày số liệu trong các bảng số liệu

+ Đưa ra kết luận và kiểm định kết quả để chúng minh tính giá trị cảu số liệu

+ Viết báo cáo

- Xử lý số liệu định tính:

+ Tóm tắt nội dung phỏng vấn, thảo luận nhóm theo chủ đề à giảm bớt số liệu, giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu

+ Ghi các vấn đề nổi bật, phát hiện những điểm tốt/không tốt trong bảng hướng dẫn phỏng vấnà phát huy, bổ sung số lượng khác trong quá trình thu thập

số liệu

+ Sắp xếp các vấn đề theo mã hóa bằng các ký hiệu tóm tắt dễ nhớ

4 Xử lý và phân tích số liệu định tính:

a.So sánh thu thập và xử lý số liệu trong nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính

a.1.Thu thập số liệu trong nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính

Định lượng:

- Phỏng vấn bán cấu trúc/mở

Trang 6

- Câu hỏi được phát triển, sửa cho phù hợp và thích ứng khi thu thập số liệu.

- Thời gian thực địa dài: tạo mối quan hệ thân mật, hạn chế sai số ngữ cảnh hoặc sai số ngữ cảnh được phân tích kỹ trong báo cáo nghiên cứu

- Kết quả phân tích số liệu: từ ngữ trích dẫn, sơ đồ, ma trận

Định tính:

- Phỏng vấn bán cấu trúc/đóng

- Câu hỏi chuẩn bị sẵn trước khi thu thập số liệu, cố định, có phương án trả lời, dấn đến có thể sai số ngữ cảnh: người trả lời hiểu sai câu hỏi/không trả lời vấn đề

tế nhị/không nhớ, trả lời cho qua chuyện

- Thời gian thực địa ngắn

- Kết quả phân tích số liệu: con số, bảng biểu

*Khi thu thập số liệu định tính:

- Mô tả, ghi lại bối cảnh và tình trạng phỏng vấn, mối liên quan của người phỏng vấn với người xung quanh, cách họ trả lời

- Cần kết hợp/so sánh điều mọi người nói và điều họ nghĩ và làm

- Bắt đầu có nhận xét/phát hiện/kết luận của người nghiên cứu

a.2.Sơ đồ thu thập và phân tích số liệu trong hai loại thiết kế nghiên cứu.

- Các bước trong thu thập và phân tích số liệu định lượng hoàn toàn độc lập rời nhau, còn định tính là một quá trình diễn ra đồng thời, đang xen lẫn nhau

a.3.Đặc điểm phân tích số liệu định tính

*Các bước xử lý và phân tích số liệu định tính.

- Chuẩn bị số liệu

- Mô tả mẫu nghiên cứu

- Xử lý số liệu

- Phân tích và rút ra các phát hiện

- Tóm tắt số liệu trong các bảng tổng hợp

+ Là bước khái quát số liệu, từ đó cho phép các nhà nghiên cứu dễ dàng đưa ra các kết luận tổng hợp cho một vấn đề nghiên cứu

+ Ma trận: Là một loại bảng chứa các từ hay câu, thay cho các con số Là cách hay dùng nhất trong phân tích số liệu định tính

II.Rút kinh nghiệm:

-Mỗi học sinh có tính cách khác nhau, vì vậy mỗi giáo viên phải có phương pháp giáo dục cụ thể

Ví dụ: + Học sinh ngoan bỏ tiết, trốn tiết phụ đạo, GV cần phải nghiêm khắc,

có hình phạt, viết kiểm điểm, thông báo cho phụ huynh về tình hình học tập của học sinh.Định hướng cho học sinh theo cái chuẩn, cái đúng

+ Đối với học sinh cá biệt thì GV nên dùng pp mềm dẽo, tế nhị, tâ lí hướng hộc sinh vào cái đúng

-Đối với GVCN, trong lớp cần cài đặt “đội sao mật” Nhiệm vụ của “đội sao mật” này là theo sát các hoạt động học tập cũng như tinh hình nề nếp của lớp học, báo cáo tình hình của lớp kịp thời nhanh chóng đến GVCN.GVCN thu thập thồng tin nhanh, chính xát nhằm có pp xử lí nhanh, đúng đắn, hiệu quả nhất

Trang 7

- Với sự phát triển của CNTT, cá nhân tôi cũng như các GV khác phải đầu tư kiến thức tin học cho riêng mình nhằm ứng dụng trong quá trình giảng dạy, hình thành

pp giảng dạy mới, hiệu quả hơn, kích thích tinh thần học tập sáng tạo của các em

- Trong tiết dạy GV phải tạo không khí học tập thân thiện đến học sinh, công tư phân minh.Mối quan hệ thầy - trò, trò – trò, trò – thầy tích cực hơn, mang lại hiệu quả học tập cao

Ngày đăng: 10/05/2017, 21:22

w