Đề tài thu thập số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 - 2014, sử dụng các phương pháp phâ
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ISO 9001:2008
NGUYỄN THÚY AN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HẬU GIANG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN NGỌC MINH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào khác./
Trà Vinh, ngày 19 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thúy An
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Trà Vinh đã cung cấp những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập
Quý Thầy, cô Trường cao đẳng cộng đồng Hậu Giang đã hỗ trợ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, sắp xếp thời gian để tác giả hoàn thành khóa học
Quý Anh Chị, các Bác, các Chú lãnh đạo của đơn vị nơi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như động viên về tinh thần để tác giả yên tâm học tập và nghiên cứu
Qúy Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và đồng ý cho bản thân tác giả hoàn thành khóa học
Các Anh, chị lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị
xã và thành phố trong tỉnh đã nhận xét, góp ý chân thành để tác giả hoàn thiện luận văn
Xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Ngọc Minh đã cung cấp nhiều kiến thức, tài liệu quý báu, dành nhiều thời gian để góp ý, sửa bài và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cám ơn Hội đồng chấm luận văn gồm 05 thành viên đã chân tình góp ý để tác giả hoàn chỉnh luận văn
Sau cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã quan tâm, động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang” được thực hiện từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015 Đề tài thu thập
số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 - 2014, sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của nguồn nhân lực, kết hợp phỏng vấn ý kiến của 23 lãnh đạo, quản
lý của ngành trên địa bàn tỉnh để đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp
Kết quả phân tích, đánh giá, ý kiến các nhà lãnh đạo, quản lý để thấy rõ cơ cấu nguồn nhân lực, về giới tính, trình độ chuyên môn, những yếu tố tác động đến
sự phát triển nguồn nhân lực của ngành, xác định những nguyên nhân, hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực
Dựa trên kết quả phân tích nêu trên, tác giả đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, với cơ cấu nguồn nhân lực sắp xếp theo hướng khoa học và phù hợp Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở lý luận giúp lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và lãnh đạo địa phương tham khảo
ra quyết định về phát triển nguồn nhân lực của ngành trong những năm kế tiếp Ngoài ra, các Sở ngành có thể vận dụng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, định hướng phát triển, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 5ABSTRACT
Theme “Development of human resources for the Natural Resources and Environment in Hau Giang Province” was conducted from March to September
2015 This study was collected with the secondary data through the assessed report the situation of human resources of the Natural Resources and Environment in Hau Giang province in 2010 - 2014 The method used in the topic include: methods of analysis, synthesis, SWOT matrix to analyze strengths, weaknesses, opportunities and threats of human resources, interviewed on 23 leaderships and managements of the sector in the province to assess the situation of human resources, as the basis for making solutions
The results of analysis, evaluation, opinion of the leaders and manager to clear the structure of human resources, gender, qualifications, factors affecting the development of human resources in the sector, determine the causes and limits of the development of human resources
Based on the above analysis results, the author suggest the solutions to develop the human resources in sufficient quantity, reliable quality, the human resource structure arranged in science and consistent direction The result of the research will make a theoretical basis to help leaders of Natural Resources and Environment and local leaders refer a decision on development of human resources
in the sector in the next year In addition, the departments can apply to assess the quality of human resources, orientation, meet the requirements of the industrialization and modernization
Trang 6MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ix
DANH SÁCH BẢNG x
DANH SÁCH CÁC HÌNH xi
PHẦN MỞ ĐẦU - 1 -
1 Lý do chọn đề tài - 1 -
2 Mục tiêu nghiên cứu - 3 -
2.1 Mục tiêu chung: - 3 -
2.2 Mục tiêu cụ thể: - 3 -
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 3 -
3.1 Đối tượng nghiên cứu: - 3 -
3.2 Phạm vi nghiên cứu: - 3 -
PHẦN NỘI DUNG - 4 -
CHƯƠNG 1 - 4 -
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 4 -
1.1.Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài: - 4 -
1.2 Tổng quan về nguồn nhân lực - 7 -
1.2.1 Nguồn nhân lực - 7 -
1.2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực: - 7 -
Trang 71.2.1.2 Vai trò và ý nghĩa nguồn nhân lực - 7 -
1.2.2 Quản trị nguồn nhân lực - 8 -
1.2.2.1 Khái niệm - 8 -
1.2.2.2 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực - 8 -
1.2.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - 10 -
1.2.3.1 Khái niệm - 10 -
1.2.3.2 Các tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: - 11 -
1.3 Phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức - 11 -
1.3.1 Đặc điểm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức:- 11 - 1.3.2 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức - 12 -
1.3.2.1 Đảm bảo NNL đủ về số lượng và cơ cấu phù hợp: - 12 -
1.3.2.2 Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ: - 13 -
1.3.2.3 Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm: - 13 -
1.3.2.4 Phát triển thể lực người lao động: - 13 -
1.3.2.5 Phát triển văn hóa người lao động: - 13 -
1.4 Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội - 14 -
1.4.1 Chính sách đào tạo - 14 -
1.4.1.1 Tỉnh Lai Châu: - 14 -
1.4.1.2 Tỉnh Tiền Giang: - 14 -
1.4.1.3 Tỉnh An Giang: - 19 -
1.4.2 Chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài - 20 -
1.4.2.1 Tỉnh Lai Châu: - 20 -
1.4.2.2 Tỉnh Tiền Giang: - 21 -
1.4.2.3 Tỉnh An Giang: - 22 -
1.4.2.4 Tỉnh Sóc Trăng: - 22 -
1.4.3 Chính sách bổ nhiệm - 23 -
1.4.3.1 Tỉnh Bắc Giang: - 23 -
1.4.3.2 Tỉnh Phú Yên: - 26 -
Trang 81.5.Phương pháp nghiên cứu - 29 -
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: - 29 -
1.5.2 Phương pháp phân tích số liệu: - 30 -
1.6.Khung nghiên cứu - 30 -
CHƯƠNG 2 - 32 -
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HẬU GIANG - 32 -
2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu: - 32 -
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang - 34 -
2.2.1 Chức năng: - 34 -
2.2.2 Nhiệm vụ - 34 -
2.2.2.1 Sở Tài nguyên và Môi trường: - 34 -
2.2.2.2 Đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: - 39 -
2.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy - 42 -
2.2.3.1 Sở Tài nguyên và Môi trường: - 42 -
2.2.3.2 Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: - 44 -
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang - 44 -
2.3.1 Nhân tố bên ngoài: - 44 -
2.3.2 Nhân tố bên trong: - 46 -
2.4 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang - 48 -
2.4.1 Thực trạng nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang - 48 -
2.4.1.1.Cấp tỉnh: - 48 -
2.4.1.2.Cấp huyện: - 50 -
2.4.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang - 53 -
2.4.2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực: - 53 -
Trang 92.4.2.2 Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: - 56 -
2.4.2.3 Nâng cao nhận thức của người lao động: - 57 -
2.4.2.4 Tạo động lực thúc đẩy người lao động: - 58 -
2.5 Nguyên nhân hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang - 59 -
2.5.1 Nhận thức về phát triển nguồn nhân lực: - 59 -
2.5.2 Công tác quy hoạch cán bộ: - 61 -
2.5.3 Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động: - 63 -
CHƯƠNG 3 - 69 -
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 - 69 -
3.1 Các căn cứ xác định giải pháp - 69 -
3.1.1 Định hướng phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường: - 69 -
3.1.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường:- 71 - 3.2 Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang giai đoạn năm 2015 - 2020 - 72 -
3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực: - 72 -
3.2.2 Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người lao động: - 76 -
3.2.3 Nâng cao nhận thức người lao động: - 78 -
3.2.4 Tạo động lực thúc đẩy người lao động: - 78 -
3.3 Kiến nghị - 80 -
PHẦN KẾT LUẬN - 82 - TÀI LIỆU THAM KHẢO I PHỤ LỤC IV
Trang 10DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CB, CC, VC : Cán bộ, công chức, viên chức
TN & MT : Tài nguyên và Môi trường
Trang 11DANH SÁCH BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 2.1 Thống kê trình độ của lãnh đạo Sở và lãnh đạo cấp phòng của
Sở Tài nguyên và Môi trường
50
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan tài nguyên và Môi trường cấp
Hình 2.3 Biểu đồ số lượng cán bộ công chức, viên chức và người lao
Hình 2.4 Biểu đồ số lượng cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài
Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện trình độ nguồn nhân lực Sở TN&MT, năm
Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành đào tạo của cán bộ, công chức,
Hình 2.7 Biểu đồ cơ cấu độ tuổi lao động tại Sở Tài nguyên và Môi
Hình 2.8 Biểu đồ so sánh tỷ lệ trình độ chuyên môn năm 2010 và 2014 56
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài nguyên và Môi trường theo
Hình 3.2
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa Văn phòng Đăng ký đất đai
và Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường với cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện
71
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với đổi mới kinh tế, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng trên nhiều lĩnh vực Để thực hiện tốt quá trình đó, yếu tố con người hay nói cách khác là nguồn nhân lực có vai trò quan trọng nhất Nguồn nhân lực là điểm cốt yếu của nội lực, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển mọi mặt của đất nước
Thời đại khoa học và công nghệ hiện nay, các lợi thế về số lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên đã dần được thay đổi bởi trình độ khoa học, trình độ người lao động, khả năng tổ chức quản lý nguồn lao động hợp lý Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta luôn xem con người là yếu tố đặc biệt quan trọng và đã có nhiều chính sách đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ Cụ thể là Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng đã khẳng định: “Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững …”
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ về việc chia tách tỉnh Cần Thơ thành hai đơn vị hành chính (Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang), ngày 02 tháng 01 năm 2004 tỉnh Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động Khi mới chia tách và bắt tay vào công việc, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh còn thiếu, chủ yếu là lực lượng cán bộ nòng cốt từ tỉnh Cần Thơ được điều động về tỉnh công tác; tỉnh từng bước bổ sung cán bộ từ nguồn của các đơn vị huyện, thị xã và thành phố Tuy có nhiều cố gắng nhưng lực lượng cán bộ vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của một tỉnh mới Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; lý luận chính trị; kinh nghiệm thực tế; khả năng điều hành, quản lý… vẫn còn hụt hẫng so với yêu cầu chung
Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh mới thành lập, Hậu Giang đã quan tâm và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nghị quyết Đại
Trang 14phương hướng, mục tiêu cho 5 năm 2005 - 2010 là: “…Tập trung nâng cao dân trí,
đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đi đôi với nâng cao năng lực ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống …”; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực sau đại học trong và ngoài nước cho tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo Đặc biệt, năm 2006 được tỉnh chọn là năm “tập trung cho giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Tiếp đó, Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XII nhiệm kỳ 2010 - 2015
đã xác định “phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; ngày
13 tháng 06 năm 2011, UBND tỉnh ban hành Chương trình số 07/CTr-UBND Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 - 2015
Từ những quyết tâm bứt phá, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đã
có nhiều thay đổi quan trọng, theo hướng tích cực Quy mô và chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được tăng cường đầu tư và chú trọng
Giải quyết vấn đề nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội bao gồm nhiều nhiệm vụ, trong đó có phát triển nguồn nhân lực Nhiệm vụ này vừa là nhiệm
vụ chung của cả nước, vừa là nhiệm vụ của mỗi ngành Cũng như các ngành khác trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thời gian qua, ngành Tài nguyên và Môi trường đã và đang có những cố gắng trong việc phát triển nguồn nhân lực và đã thu được những kết quả nhất định Song cho đến nay, về cơ cấu, trình độ, kỹ năng nguồn nhân lực của ngành vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Để góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và tìm giải pháp cho việc phát triển nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang” để thực hiện luận văn thạc sĩ