Câu 1: Nội dung Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng. Ý nghĩa phương pháp luận. Sự vận dụng của Đảng ta. Câu 2 : Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận. Sự vận dụng của Đảng ta. Câu 3: Khái quát những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật. Ý nghĩa phương pháp luận. Liên hệ thực tế đổi mới ở địa phương. Câu 4: Nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự nhận thức và vận dụng quy luật này của Đảng ta. Câu 5: Nội dung, kết cấu của hình thái kinh tế-xã hội. Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội. Sự vận dụng của Đảng ta. Câu 6: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, Ý nghĩa phương pháp luận. Sự vận dụng của Đảng ta.
Trang 1CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN Câu 1: Nội dung Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng Ý nghĩa phương pháp luận Sự vận dụng của Đảng ta.
Câu 2 : Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại Ý nghĩa phương pháp luận Sự vận dụng của Đảng ta.
Câu 3: Khái quát những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật Ý nghĩa phương pháp luận Liên hệ thực tế đổi mới ở địa phương.
Câu 4: Nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự nhận thức và vận dụng quy luật này của Đảng ta.
Câu 5: Nội dung, kết cấu của hình thái kinh tế-xã hội Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội Sự vận dụng của Đảng ta.
Câu 6: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, Ý nghĩa phương pháp luận Sự vận dụng của Đảng ta.
Trang 2TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1: Nội dung Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng Ý nghĩa phương pháp luận Sự vận dụng của Đảng ta.
+ Khái niệm: Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quiđịnh và tác động lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi sự vật hiện tượngtrong thế giới khách quan
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng
là khách quan trên cơ sở sự thống nhất vật chất của thế giới Do đó mối liên hệ ấy đều bịchi phối bởi những đặc điểm của vật chất
Mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật hiện tượng thể hiện các tính chất sau:
-Tính khách quan: sự liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là vốn có, không phụthuộc vào ý thức của con người
-Tính phổ biến: mọi sự vật hiện tượng chỉ có thể tồn tại trong các mối liên hệ.Các mối liên hệ đó có thể là liên hệ bên trong hoặc liên hệ bên ngoài sự vật hiện tượng.Mối liên hệ đó tồn tại trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy
-Tính nhân quả: sự vật này có thể là nguyên nhân và là kết quả của sự vật hiệntượng khác Không có nguyên nhân đầu tiên, cũng không có kết quả cuối cùng
-Tính đa dạng, phong phú và nhiều vẽ của các mối liên hệ thể hiện cả về hìnhthức và tính chất như: có sự liên hệ bên trong, có sự liên hệ bên ngoài; liên hệ bản chất,liên hệ không bản chất; liên hệ chung, liên hệ riêng; liên hệ tất nhiên, liên hệ ngẫunhiên Mổi sự vật hiện tượng trong cùng một lúc nămg trong nhiều mối liên hệ khácnhau
-Tính lịch sử cụ thể: vì sự vật hiện tượng luôn luôn tồn tại trong không gian vàthời gian cụ thể nên mối liên hệ giữa chúng là lịch sử cụ thể
Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, chúng ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận
là trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi chủ thể phải có quan điểm toàn diện.Quan điểm toàn diện yêu cầu trước hết là để nhận thức được bản chất sự vật hiện tượng,đòi hỏi chủ thể phải xem xét tất cả các mối liên hệ trong những điều kiện hoàn cảnh cụthể của nó Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là xem xét một cách dàn đều, mà phảinắm lấy trọng tâm, trọng điểm
Trong thực tiễn, cần phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp và phương tiện để làmbiến đổi các mối liên hệ bên trong của sự vật hiện tượng cũng như mối liên hệ giữa sựvật hiện tượng đó với các sự vật hiện tượng khác
Chông quan điểm phiến diện, cục bộ tách rời các mặt khi xem xét một vấn đề,cũng như chông chủ nghĩa chiếc trung và thuật nguỵ biện
Bên cạnh đó vì sự vật hiện tượng luôn tồn tại trong không gian và thời gian cụthể, nên để nhận thức được bản chất của chúng, phải có quan điểm lịch sử cụ thể Quan
Trang 3điểm này đòi hỏi chủ thể khi xem xét sự vật, phải tính đến điều kiện hoàn cảnh cụ thểcủa nó.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ chú ý tớimột mặt hoặc một vài mặt nào đó, một mối liên hệ nào đó của sự vật hiện tượng quanđiểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của
sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vậthay hiện tượng đó
Quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể với tư cách là nguyên tắcphương pháp luận để nhận thức sự vật còn hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trìtrệ và bệnh giáo điều
Bảo thủ trì trệ thực chất là không thấy được mối liên hệ bên trong sự vật hiệntượng cũng như giữa các sự vật hiện tượng với nhau; không thấy được mối liên hệ giữa
lý luận và thực tiễn Biểu hiện của bệnh bảo thủ trì trệ là đề cao kinh nghiệm cảm tính,coi thường lý luận tri thức khoa học, chậm đổi mới, không chú ý phát huy vai trò nhân
tố chủ quan để tác động tạo những bước nhảy vọt về chất trong các lĩnh vực khoa học
xã hội và đời sống Bảo thủ trì trệ còn biểu hiện ở tư tưởng cứng nhắc, không thấy được
sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng, và khi xem xét nhận thức sự vật khôngchú ý đến tính lịch sử cụ thể Tuyệt đối hoá một nhận thức nào đó về sự vật có đượctrong hoàn cảnh lịch sử phát triển nhất định ứng với giai đoạn phát triển nhất định của
nó và xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triểntiếp theo của nó, sẽ đưa chúng ta đến những sai lầm nghiêm trọng
Bệnh giáo điều là trạng thái sai lầm trong tư duy của chủ thể mang tính máy móc,rập khuôn, thiếu sáng tạo Thực chất bệnh giáo điều là tuyệt đối hoá tri thức lý luận, trithức khoa học và coi đó là chân lý tuyệt đối, đồng thời vận dụng nó một cách máy móc,không tính đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể Điều này cũng trái với quan điểm toàn diện vàlịch sử cụ thể của phép biện chứng duy vật
Trong quá trình xây dựng đất nước trước đổi mới, chúng ta đã nhận thức giáođiều mô hình xây dựng CNXH của Liên Xô bởi coi đó là kiểu mẫu duy nhất mà khôngtính đến điều kiện đặc thù của Việt Nam
Những căn bệnh trên thường gắn bó chặt chẽ nhau Chúng là một trong nhữngnguyên nhân đưa đất nước ta vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng trongnhững năm 80 của thế kỷ 20
Nguyên nhân của các căn bệnh trên không chỉ là do sự lạc hậu, yếu kém về tư duy
lý luận, về trình độ nhận thức; mà còn là sản phẩm của một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu,đồng thời do kéo dài cơ chế quan liêu bao cấp, không chú ý đúc kết thực tiễn làm phongphú cho lý luận, nhất là lý luận về con đường đi lên CNXH ở nước ta
Muốn ngăn ngừa, xoá bỏ các bệnh trên, phải xoá bỏ tình trạng yếu kém về tư duy
lý luận, trước hết phải nắm vững phương pháp lý luận biện chứng duy vật, và thông qua
đó không ngừng nâng cao trình độ lý luận, năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn
Trang 4Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 7, sau khi phân tích tình hình thế giới vànhững thuận lợi, khó khăn của đất nước trong điều kiện cùng với những thành tựu vàkinh nghiệm của hơn 4 năm đổi mới, Đảng ta đề ra phương châm chỉ đạo là : “Tiếp tụcđổi mới toàn diện và đồng bộ được công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đivững chắc, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mớicác lĩnh vực khác ”.
Để thực hiện mục tiêu là đưa đất nước vượt qua khó khăn thử thách, ổn định vàphát triển kinh tế xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xãhội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng của những năm 90 của thể kỷ 20thì đây là một trong những phương châm chỉ đạo có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn màĐảng ta đã đề ra thể hiện quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể
Để ổn định và phát triển đất nước trong tình hình lúc bấy giờ là đất nước ta vẫnchưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, công cuộc đổi mới còn những hạn chế, thìđổi mới toàn diện đồng bộ và triệt để nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phùhợp là có ý nghĩa to lớn
Thực tiễn cho thấy đổi mới là cuộc cách mạng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội Trên từng lĩnh vực, nội dung đổi mới cũng bao gồm nhiều mặt: từ đổimới quan niệm đến đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức, cán bộ, phong cách và lề lốilàm việc Nếu chỉ đổi mới một lĩnh vực hoặc một khâu nào đó thì công cuộc đổi mớikhông thể đạt kết quả mong muốn Điều này phù hợp với nguyên lý về mối liên hệ phổbiến của phép biện chứng duy vật, đồng thời mỗi bước đi lại phải xác định đúng khâuthen chốt để tập trung sức giải quyết, để làm cơ sở đổi mới các khâu khác và lĩnh vựckhác Điều này thể hiện quan điểm toàn diện nhưng có trọng tâm trọng điểm Trongđiều kiện đất nước ta lúc bấy giờ, Đảng ta xác định lấy đổi mới KT làm trọng tâm, đồngthời thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới các lĩnh vực khác là phù hợp với lý luận và thựctiễn Phải tập trung sức làm tốt đổi mới KT, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhândân về đời sống, việc làm, xây dựng cơ sở vật chất cho CHXN, coi đó là điều kiện quantrọng để tiến hành thuận lợi việc đổi mới trong các lĩnh vực khác Thực tiễn hơn 25 nămđổi mới ở nước ta đã chứng minh đúng đắn của những quan điểm trên của Đảng ta, thểhiện sự kết hợp chặc chẽ giữa chính sách toàn diện và chính sách có trọng điểm( còn bổsung …)
Câu 2 : Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại Ý nghĩa phương pháp luận Sự vận dụng của Đảng ta.
Ngay từ khi ra đời, ĐCSVN đã lấy CN M-L làm nền tảng tư tưởng và vận dụng
tư tưởng, lý luận đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối, cương lĩnhđúng đắn nhằm lãnh đạo đất nước tiến lên CNXH Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng12/1986) đến nay, Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện và sâusắc trên toàn đất nước, trong đó chủ trương đổi mới của Đảng được Văn kiện Đại hội IX
xác định là “Con đường CNH-HĐH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt” Chủ trương này thể hiện sự vận
dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi vềchất và ngược lại của triết học M-L (gọi tắt là quy luật lượng - chất) vào thực tiễn
Trang 5CMVN Việc tìm hiểu quy luật lượng - chất cũng giúp ta tránh được những khuynhhướng sai lầm nếu không nhận thức và áp dụng đúng quy luật này trong thực tiễn.
Quy luật lượng-chất là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nóchỉ rõ cách thức của quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thếgiới khách quan
Chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các
sự vật hiện tượng (SVHT), là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho nó là nó
và phân biệt nó với cái khác
Chất là cái khách quan, vốn có của mọi SV, HT Mỗi SV, HT có nhiều thuộc tính
mà mỗi thuộc tính lại có những đặc trưng riêng về chất Do đó, 1 SV không chỉ có 1chất mà có nhiều chất, vô vàn chất Chất là tổng hợp của những thuộc tính, khi nhữngthuộc tính cơ bản của SV thay đổi thì chất cơ bản của SV cũng thay đổi Chất của SVcòn phụ thuộc vào những yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố đó
Lượng là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu, tốc độ của sự vận động, phát triển của sự vật cũngnhư của các thuộc tính của nó
Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng Lượng có thể được xácđịnh cụ thể, chính xác bằng các công cụ đo lường Tuy nhiên, cũng có những tính quyđịnh về lượng biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát Một sự vật có nhiều chất, do
đó cũng có vô vàn sự khác nhau về lượng Sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vậtcũng chí có tính tương đối
- Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất:
Bất kỳ SV, HT nào cũng có chất và lượng Trong quá trình vận động và pháttriển, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi Sự thay đổi của lượng và của chất khôngdiễn ra độc lập đối với nhau, trái lại chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhưng khôngphải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của
sự vật Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làmthay đổi căn bản chất của sự vật đó Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa
làm thay đổi về chất của sự vật, được gọi là độ.
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó làkhoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chấtcủa sự vật Những điểm giới hạn mà tại đó có sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi chất
của sự vật được gọi là điểm nút Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới Sựthống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới Sự thay đổi
về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nháy Bước nhảy làmột phạm triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thayđổi về lượng trước đó gây ra Bước nhảy làm cho sự biến đổi của các SV, HT trong thếgiới khách quan có sự thống nhất giữa liên tục và đứt đoạn, giữa tiệm tiến và nhảy vọt.Lênin khẳng định: “tính tiệm tiến mà không có bước nhảy vọt, thì không giải thích được
Trang 6gì cả” Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng Chất mới có thểlàm thay đổi qui mô, kết cấu, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và biến đổi của SV.
Sự thay đổi về chất của SV diễn ra rất đa dạng với nhiều hình thức bước nhảykhác nhau Xét về thời gian và tính chất của sự thay đổi về chất thì buớc nhày được chiathành: bước nhảy đột biến và buớc nhảy dần dần; xét về qui mô thì có thể chia thành:bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ Khi xem xét sự thay đổi về chất trong đời sống
xã hội, người ta còn chia thành sự thay đổi cách mạng và sự thay đổi có tính chất tiếnhóa
Từ mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất, có thể khái quát nội dung cơ bảncủa qui luật như sau: bất kỳ SV, HT nào cũng đều có sự thống nhất giữa chất và lượng
Sự thay đổi dần về lượng vượt qua giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản vềchất của SV thông qua 1 bước nhảy Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổicủa lượng
Nhận thức đúng đắn mqh biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chấtchúng ta sẽ rút ra đuợc ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho hđộng nhận thức vàhoạt động thực tiễn:
- Mọi SV, HT đều là thể thống nhất hữu cơ giữa chất và lượng Do vậy để có trithức đầy đủ về SV ta phải nhận thức đuợc cả mặt lượng và mặt chất của nó
- Sự phát triển của SV, bao giờ cũng bắt đầu từ lượng đổi dẫn đến chất đổi Dovậy, để cải tạo SV phải quan tâm thích đáng đến quá trình tích lũy về lượng, đồng thờiphải chủ động tạo những đìều kiện cần thiết để quá trình chuyển hóa từ chất cũ sangchất mới được thực hiện 1 cách hoàn hảo nhất
Khi vận dụng quy luật mối quan hệ giữa chất và lượng vào thực tiễn, ta khôngđược tuyệt đối hóa mặt nào, nếu tuyệt đối hóa một trong hai mặt này thì chúng ta sẽ rơivào tư tưởng nôn nóng (tả khuynh) hoặc tư tưởng bảo thủ (hữu khuynh)
Khuynh hướng nôn nóng tả khuynh là khuynh hướng không quan tâm thực
hiện quá trình tích lũy về lượng mà chỉ chú ý thực hiện những bước nhảy vọt làm thayđổi về chất trong khi chưa có đủ điều kiện tích lũy về lượng cần thiết Những người có
tư tưởng này trong hoạt động thực tiễn thường nóng vội, chủ quan duy ý chí, họ chorằng sự phát triển chỉ gồm toàn những bước nhảy liên tục nên có thể đốt giai đoạn
Khuynh hướng bảo thủ hữu khuynh là khuynh hướng chí chú ý đến quá trình
tích lũy về lượng, không chú ý phát huy nổ lực của nhân tố chủ quan, không dám thựchiện bước nhảy vọt về chất khi đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng hoặc kéo dài sự tíchlũy, chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần về lượng
Cả hai khuynh hướng trên đều dẫn đến những sai lầm có tác hại rất lớn làm cảntrở hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật hiện tượng Trong thực tiễn Việt Nam trướcthời kỳ đổi mới, Đảng ta cũng có lúc phạm sai lầm của 2 khuynh hướng trên Văn kiệnĐại hội VI đã nêu “Do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên CNXH là mộtquá trình lịch sử tương đối dài, phải trãi qua nhiều chặng đường và do tư tưởng chỉ đạochủ quan, nóng vội muốn bỏ qua những bước đi cần thiết trên thực tế, chúng ta đẩy
Trang 7mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổimới cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời” Văn kiện còn nhận định trong công tác tổ chứcthời kỳ này “khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ Việc lựachọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo quan niệm cũ
kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang nặng tính hình thức ” Chính những sai lầmnày là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng
ở nước ta trước thời kỳ đổi mới
Từ những thất bại trong đường lối chỉ đạo trước thời kỳ đổi mới, Đảng đã cónhững tổng kết, đánh giá kịp thời về những sai lầm trên Đại hội VI của Đảng (năm1986) đánh dấu bước đột phá đầu tiên của tư duy lý luận của Đảng trong việc vận dụngnội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất trong sự nghiệp đổimới ở nước ta
Công cuộc đổi mới mà Đảng đã khởi xướng từ Đại hội VI và từ đó đến nay đangdiễn ra trên đất nước ta có ý nghĩa như là một quá trình mang tính cách mạng bởi nó tạo
ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Trong quá trình chuyểnbiến đó thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xem là nhiệm vụ trọng tâm và phấn đấuđến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp Để đạt được mục tiêu đề
ra, Đảng đã khẳng định tại VK ĐH IX “Con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt”
Phương hướng này chỉ ra rằng bên cạnh việc thực hiện những giải pháp nhằm tíchlũy dần tiềm lực về khoa học công nghệ, về kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại vàchuyển biến quy trình sản xuất từ nền sản xuất lao động thủ công sang lao động vớiphương tiện và phương pháp tiên tiến có năng suất cao theo những bước đi phù hợp vớiquy luật phát triển, chúng ta cần phải biết phát huy những lợi thế của đất nước, tạo điềukiện và phát huy tối đa nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam,chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, Khoa học và công nghệ để làm nền tảng,động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển CNH-HĐH của đất nước có những bước nhảyvọt, đột phá Nhân tố chủ quan có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo sự đột phá
về bước nhảy để rút ngắn thời gian trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đây là quanđiểm đúng đắn dựa trên cơ sở tác động của chầt đối với lượng để tạo sự đột phá trongbước nhảy Văn kiện ĐH Đảng lần VIII đã nhấn mạnh “phải lấy việc phát huy nguồnlực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” Đó là việc tăngcường phát huy dân chủ, phát huy tiềm năng cán bộ KHKT, đội ngũ cán bộ quản lýnhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước “nâng cao hàm lượng tri thứctrong các nhân tố phát triển KTXH, từng bước phát triển kinh tế tri thức”
Tuy nhiên, quá trình CNH-HĐH cũng phải được xây dựng trên những bước đituần tự trong việc xác định cơ chế kinh tế cũng như xây dựng lực lượng lao động cơbản trong hệ thống sản xuất tiên tiếncho phù hợp với điều kiện sản xuất hiện đại, cótrình độ khoa học - công nghệ, nghiệp vụ chuyên môn và tay nghề vì như bất kỳ sự thayđổi về chất nào khác, những bước nhảy trong con đường CNH-HĐH hiện nay cũng chỉ
có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng, thích hợp ở đây bất kỳ một sự nônnóng chủ quan, ảo tưởng nào đều có thể gây ra tổn thất cho cách mạng, cản trở sựnghiệp đổi mới đất nước
Trang 8Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng
và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc xem xét
và giải quyết những vấn đề do công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN hiện nay ởnước ta đặt ra
Đối với người Đảng viên, công viên chức nhà nước, việc nắm vững quy luậtlượng - chất sẽ giúp chúng ta trong hoạt động chuyên môn cũng như trong quản lý, chỉđạo : một mặt phải biết phát huy đúng mức vai trò của nhân tố chủ quan, có quyết tâm
và nghị lực cao trong việc thực hiện đột phá trong công việc khi có điều kiện chín muồi,một mặt phải biết cách phân tích, xác định đúng quy mô, nhịp điệu của các sự việc để
có những biện pháp giải quyết thích hợp, tránh rơi vào khuynh hướng nôn nóng chủquan duy ý chí hoặc bảo thủ./
Câu 3 Khái quát những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật Ý nghĩa phương pháp luận Liên hệ thực tế đổi mới ở địa phương.
Như chúng ta đã biết phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổbiến và sự phát triển.Trước hết ta đi vào tìm hiểu và phân tích từng nguyên lý để thấyđược ý nghĩa của nó đối với việc vận dụng của Đảng ta về các nguyên lý này trong thựctiễn cách mạng Việt Nam
Nguyên lý về sự phát triển có mối quan hệ biện chứng với nguyên lý về mối quan
hệ phổ biến, nhờ có mối liện hệ thì mới có vận động và phát triển Là một hình thức đặctrưng của vận động, phát triển là sự vận động có khuynh hướng và gắn liền với sự ra đờicủa cái mới
Sự phát triển của sự vật mang tính khách quan, phổ biến, đa dạng và phong phú.Mọi sự vật, hiện tượng của xem xét toàn bộ một quá trình đều vận động trải qua giaiđoạn sinh thành, phát triển và mất đi Chính sự mất đi của các SVHT này là điều kiện rađời của SVHT khác Không phải chỉ có khuynh hướng đi lên mới được coi là sự pháttriển mà nó thường được diễn ra quanh co, phức tạp qua những khâu trung gian mà cólúc bao hàm cả sự thụt lùi đi xuống tạm thời
Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới Sự vận động, biến đổi dù phức tạpbao nhiêu cuối cùng cũng tự vạch cho mình phát triển tiến lên không ngừng Sự pháttriển có nguồn gốc động lực là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong
Trang 9chính bản thân sự vật hiện tượng Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật theokhuynh hướng tiến lên của đường “xốy trịn ốc”
Với những nội dung cơ bản trên, quan điểm về sự phát triển của CNDV BC đãbác bõ những sai lầm của quan điểm siêu hình và quan điểm siêu hình và quan điểm duytâm tơn giáo về sự phát triển
Phát triển khơng phải là vận động đi tới cõi chết khơng phải là lặp lại, càng khơngthể tồn tại sự ổn định tuyệt đối của sự vật , hiện tượng
*Quan điểm phát triển:
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn địi hỏi chủ thể phải cĩ quan điểm pháttriển:
Trong nhận thức: để nhận thức bản chất của sự vật hiện tượng địi hỏi chủ thểphải xem xét nĩ trong trạng thái vận động và dự đốn được các xu hướng biến đổichuyển hĩa của chúng
Trong thực tiễn: cần thấy được tính quanh co phức tạp của quá trình phát triển,cần thấy được cái mới, cái tiến bộ và tạo điều kiện cho cái mới ra đời để nĩ chiến thắngcái cũ cái lạc hậu
Trong tư tưởng:quan điểm phát triển là cơ sở kế hoạch để giúp đỡ chúng ta cĩniềm tin vào sự thắng lợi của lý tưởng CSCN mặc dù CNXH đang lâm vào thối hĩa,giúp chúng ta vững lịng tin vào cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước mặc dù cĩ nhiềukhĩ khăn thử thách
Tuân theo những địi hỏi đĩ của quan điểm phát triển sẽ gĩp phần khắc phục bệnhbảo thủ, trì trệ trong tư duy cũng như trong hoạt động thực tiễn, gĩp phần khắc phục sựlạc hậu về lý luận
*Về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của phépbiện chứng duy vật Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tácđợng, liên hệ ràng buộc và chuyển hố lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố trong một sựvật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau trong quá trình tồn tại và pháttriển
Mọi SVHT đều tồn tại trong những mối liên hệ tác động qua lại và khơng loại trừmột lãnh vực nào Nhờ cĩ mối liên hệ mà cĩ sự vận động và do đĩ mới cĩ sự tồn tại củavật chất, hay nĩi cách khác mối liên hệ là phổ biến, là hiện thực là cái vốn cĩ của mọiSVHT, thể hiện tính khái quát, tính thống nhất của vật chất của thế giới
Các SVHT trong thế giới vật chất rất đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đadạng, phổ biến nhưng đều mang tính khái quát chứ khơng phải thần linh thượng đế hoặc
“ý niệm tuyệt đối” nào sinh ra cả, cĩ mối liên hệ giữa các hình tượng vật chất, các hìnhtượng tinh thần song những mối liên hệ tinh thần chỉ là sự phản ánh và là sản phẩm củamối liên hệ vật chất
Trang 10Trong thế giới vô cùng, vô tận này không có bất cứ một sự vật, hiện tượng nàotồn tại bên ngoài mối liên hệ với SVHT khác Các mối liên hệ đó, căn cứ vào tính chấtphạm vi trình độ có thể phân biệt thành các loại như sau: liên hệ bên trong và bên ngoài,chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian,trực tiếp và gián tiếp… Tuy nhiên, sự phân loại này là tương đối vì mối liên hệ đó chỉ là
bộ phận trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung Phép biện chứng duy vật nghiêncứu những mối liên hệ chung nhất của thế giới khách quan Còn những hình thức cụ thể,riêng biệt là đối tượng của các ngành khoa học cụ thể, thì chủ thể phải có quan điểmtoàn diện trong việc xem xét giải quyết một vấn đề trong thực tiễn
Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải nhận thức về sự vật như là một chỉnh thể của tất
cả các mặt, các thuộc tính, các mối liên hệ trong bản thân SVHT và giữa SVHT đó vớinhững SVHT khác, với môi trường xung quanh… Thực chất của quan điểm toàn diện làtrong khi chú ý xem xét tất cả các mặt của sự vật, trong tư duy phải phát hiện được,phản ánh được những mặt chủ yếu, bản chất, quan trọng nhất của sự vật
Từ việc nắm được bản chất của sựï vật chúng ta cùng nhận thức các mặt khác của
sự vật một cách sâu sắc trong chỉnh thể của tất cả các mặt
Từ quan điểm toàn diện trong sự xem xét chúng ta đi đến nguyên tắc đồng bộtrong hoạt động thực tiễn: để cải tạo một sự vật bao giờø chúng ta cũng phải áp dụngđồng bộ một hệ thống những biện pháp nhất định Tuy nhiên cũng như đã nói ở trên,đồng bộ không có nghĩa là dàn đều, bình quân mà trong từng buớc, từng giai đoạn phảinắm đúng khâu then chốt Thực hiện quan điểm toàn diện góp phần khắc phục bệnhphiến diện, một chiều chỉ thấy một mặt mà không thấy nhiều mặt hoặc có khi tuy có chú
ý đến nhiều mặt nhưng không nhìn thấy được mặt bản chất của sự vật Quan điểm toàndiện cũng góp phần khắc phục lối suy nghĩ giản đơn
Quan điểm toàn diện còn có ý nghĩa trong việc chống chủ nghĩa chiết trung màđặc trưng của nó là nhân danh quan điểm toàn diện để kết hợp một cách vô nguyên tắcnhững mặt khác nhau mà thực chất là không thể kết hợp với nhau được
*Quan điểm lịch sử – cụ thể:
Vì SVHT luôn tồn tại trong không gian và thời gian cụ thể của nó, dẫn đến
để nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng đòi hỏi chủ thể phải có quan điểmlịch sử cụ thể:
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi xem xét sự vật phải gắn với những điềukiện, những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự tồn tại của sự vật Tư duy của chúng ta chỉ
có thể chân thực khi chúng ta theo sát sự thay đổi của những hoàn cảnh lịch sử cụ thểcủa sự vật Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi vận dụng những nguyên tắc lý luận vàothực tiễn không được dừng lại ở những công thức chung, sơ đồ chung mà phải tính đếnnhững điều kiện lịch sử – cụ thể của sự vận dụng
Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn đòi hỏi chúng ta khi nhìn thấy một luận điểmnào đó, một chân lý nào đó phải gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của chân lý đó,bởi vì bất cứ chân lý nào cũng chỉ là chân lý trong những hoàn cảnh lịch sử – cụ thểnhất định của nó, trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định của nó
Trang 11Lênin “Bản chất linh hồn sống của Chủ Nghĩa Mác là phân tích cụ thể một tình hình cụthể, điều kiện cụ thể”.
Trước Đại Hội VI, Đảng ta đã mắc phải bệnh phiến diện một chiều trong xâydựng PTSX xã hội chủ nghĩa : Đảng ta chỉ tập trung xây dựng Quan hệ SX mà khôngthấy được vai trò của LLSX ( qui luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ củaLLSX), chỉ thấy có một mặt của PTSX là QHSX dẫn đến XD QHSX tiên tiến vượt xa
so với tính chất và trình độ LLSX dẫn đến tình trạng kinh tế chậm phát triển Hoặc khi
XD QHSX chúng ta chỉ chú ý đến mối quan hệ sở hữu về TLSX mà không chú ý đếnmối quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm, hoặc việc quốc hữu hoáTLSX để phát triển Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể (sở hữu nhà nước và sở hữutập thể) đưa đến sản xuất đình trệ, kinh tế không phát triển được
Để khắc phục bệnh phiến diện một chiều, chúng ta cần phải có quan điểm toàndiện khi xem xét nghiên cứu SVHT Phải kết hợp chặt chẽ giữa “ Chính sách dàn đều”
và “Chính sách có trọng điểm” (V.I Lênin) trong phát triển Kinh tế Đổi mới phải đổimới toàn diện, đồng bộ, triệt để với những buớc đi hình thức phu øhợp, lấy đổi mới kinh
tế làm trọng tâm trên cơ sở đó từng bước đổi mới hệ thống chính trị
- Bệnh giáo điều:
Bệnh giáo điều là tuyệt đối hoá lý luận đồng thời coi thường kinh nghiệm thựctiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lýchung trừu tượng, không chú ý đến những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lýluận:
Giáo điều lý luận: thuộc lòng lý luận cho rằng áp dụng vào đâu cũng được khôngxem xét điều kiện cụ thể của mình VD : Chủ trương xoá bỏ tư hữu dẫn đến việc ta tiếnhành cải tạo XHCN xoá tất cả các thành phần kinh tế chỉ còn KT quốc doanh và tập thể
Giáo điều kinh nghiệm: áp dụng nguyên si rập khuôn mô hình của nước khác, củađịa phương khác vào địa phương mình mà không sáng tạo, chọn lựa… VD: Bắt chướcrập khuôn mô hình CNXH ở Liên Xô (ở Liên Xô có bao nhiêu bộ ta cũng có bấy nhiêubộ) hoặc về CNH cũng vậy chỉ chú ý tập trung phát triển CN nặng mà không chú ý pháttriển phát triển công nghiệp nhẹ…
Để khắc phục bệnh giáo điều cần từ bỏ lối nghiên cứu một cách kinh viện, thuầntúy chỉ biết giải thích bằng kinh nghiệm, chứng minh lý luận bằng lý luận cần chống lối
tư duy bắt chước, sao chép rập khuôn, thoát ly thực tế, bất chấp những đặc điểm, truyềnthống và điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước, của dân tộc, mà cần phải tăng cườngtổng kết thực tiễn bổ sung phát triển lý luận
Trang 12Luận điểm của Đảng: Đổi mới đồng bộ, toàn diện, có nguyên tắc, có bước đi vững chắc.
* Đổi mới đồng bộ, toàn diện
Thực tiễn cho thấy đổi mới là cuộc cách mạng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội Trên từng lĩnh vực, nội dung của đổi mới cũng bao gồm nhiều mặt: từđổi mới quan niệm đến đổi mới cơ chế chính sách, tổ chức cán bộ, phong cách và lề lốilàm việc Nếu chỉ đổi mới một liõnh vực hoặc một khâu nào đó thì công cuộc đổi mớikhông thể đạt kết quả mong muốn Đồng thời trong mỗi bước đi lại phải xác định đúngkhâu then chốt để tập trung sức giải quyết ,làm cơ sở cho việc đổi mới các khâu khác,các lực lượng khác
Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chínhtrị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại Không có sựđổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác Song, Đảng ta đã đúng khi tập trungtrước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới Kinh tế, khắc phục khủnghoảng KT-XH , tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chínhtrị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt kháccủa đời sống XH Trong việc đổi mới tổ chức và cơ chế hành động của hệ thống chínhtrị, chúng ta đã đi những bước thận trọng và vững chắc, bắt đầu từ việc giải quyết nhữngvấn đề cấp bách nhất và đã chín muồi, với việc nhận thức đây là việc rất cần thiết nhưngđặc biệt phức tạp, nhạy cảm và nếu vội vã để xảy ra sai lầm sẽ phải trả giá rất đắt có khikhông cứu vãn được
Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủXHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân Bài học lớn là dân chủ nhất thiếtphải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương Khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủcủa nhân dân, đồng thời chống khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích Dứt khoátbác bỏ mọi mưu toan lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm gây rối về chính trị,chống phá chế độ hoặc can thiệp vào nội bộ nước ta Không chấp nhận chế độ đanguyên đa đảng
Tóm lại, tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vàochiều sâu với bước đi vững chắc, lấy đổi mới KT làm trọng tâm, đồng thời thúc đẩymạnh mẽ việc đổi mới các lãnh vực khác, nhất là vè dân chủ hóa XH, tổ chức vàphương thức hành động của hệ thống chính trị, các chính sách Giáo Dục, Văn Hóa, XãHội là bài học kinh nghiệm quý báu của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay đã
được Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX rút ra “Đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc lúc
này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững”.
Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X có đoạn viết: “Đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững” (Đảng
Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2006, tr.75)
Trang 13* Đổi mới có nguyên tắc :
Đổi mới nhưng phải bảo đảm định hướng XHCN Đổi mới không phải là thay đổimục tiêu XHCN mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng nhữngquan niệm đúng đắn về CNXH, những hình thức bước đi và biện pháp thích hợp Khẳngđịnh điều đó cũng chính là khẳng định CN Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luônluôn là nền tảng tư tưởng của Đảng, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp đổi mới Bởi vì mụ tiêuđộc lập dân tộc và CNXH chỉ được thực hiện trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo của CN Mac –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Đổi mới nhưng phải đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCSVN phải tăng cường vai tròlãnh đạo của Đảng, coi XD Đảng là nhiệm vụ then chốt Đảng ta phải luôn tự đổi mới
và tự chỉnh đốn củng cố và XD Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ ; tăngcường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng ; đổi mới phương thức,
lề lối làm việc, nâng cao trình độ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chínhtrị và toàn xã hội Bài học lịch sử của các nước XHCN chỉ ra là không lúc nào đượcbuông lơi hay để trượt khỏi tay ngọn cờ lãnh đạo của Đảng
Đổi mới phải gắn với Độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia trong mởrộng quan hệ quốc tế Việc mở rộng quan hệ quốc tế đối ngoại phải trên cơ sở giữ vữngđộc lập tự chủ, giữ gìn phát huy bản sắc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội
Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trườngphải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN
Đổi mới phải không ngừng thực hiện dân chủ hóa đời sống XH trên tất cả cáclãnh vực./
Câu 4: Nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự nhận thức và vận dụng quy luật này của Đảng ta.
Xã hội loài người tồn tại và phát triển theo những quy luật khách quan và 1 trongnhững quy luật đó là quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển củaLLSX Trên cơ sở nghiên cứu vận dụng quan điểm của CNMLN về quy luật này trongđịnh hướng đổi mới, đảng ta đã xác định” đầy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp, ưu tiên phát triển LLSX, đồngthời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN” Đây chính là sự vận dụng quyluật đúng đắn về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX vào sự pháttriển nền kinh tế ở nước ta
CNDVLS cho rằng phương thức SX là cách thức con người thực hiện quá trìnhsản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người, chính là sựthống nhất giữa LLSX ở một trình độ nhất định và QHSX tương ứng