1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

câu hỏi và đáp án môn triết học duy vật biện chứng

18 812 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 214,5 KB

Nội dung

1 MƠN TRIẾT: Câu 1: N.dung cơ bản của q.luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Những sai lầm có thể mắc phải nếu vận dụng không đúng q.luật này và sự cần thiết vận dụng q.luật này trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. BÀI LÀM Đối với §ảng ta, kiên trì, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác–Lênin là vấn đề có tính ngun tắc số một. Trung thành với chủ nghĩa Mác–Lênin có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác–Lênin, vận dụng một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện nước ta, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác–Lênin một cách sáng tạo. Nghị Quyết đại hội VIII của Đảng nêu rõ “Đảng làm giàu trí tuệ của mình bằng cách khơng ngừng nâng cao trình độ lý luận, nắm vững và vận dụng sáng tạo những luận điểm cơ bản và phương pháp luận chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng HCM, đồng thời phải khơng ngừng tổng kết kinh nghiệm thực tiển sinh động, từ phong trào CM của quần chúng”. NQ ĐH IX của Đảng tiếp tục khẳng định “Lấy chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tường HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta”. NQ ĐH XI của Đảng tiếp tục khẳng định “trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tưởng HCM, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và vận dụng tư tưởng, lý luận đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối, cương lĩnh đúng đắn nhằm lãnh đạo đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986) đến nay, Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo cơng cuộc đổi mới tồn diện và sâu sắc trên tồn đất nước, trong đó chủ trương đổi mới của Đảng được Văn kiện Đại hội IX xác định là “Con đường cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt”. Chủ trương này thể hiện sự vận dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại của triết học Mác-Lênin (gọi tắt là quy luật lượng - chất) vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Việc tìm hiểu quy luật lượng - chất cũng giúp ta tránh được những khuynh hướng sai lầm nếu khơng nhận thức và áp dụng đúng quy luật này trong thực tiễn. Quy luật lượng và chất là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó chỉ rõ cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng. Chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng (SVHT), là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho nó là nó và phân biệt nó với cái khác. Chất của sự vật phụ thuộc vào những yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố đó. Mỗi sự vật hiện tượng có nhiều thuộc tính nhưng chỉ có thuộc tính cơ bản mới quy định “chất” của sự vật, vì chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi. Tuy nhiên, việc phân biệt chất và thuộc tính cũng chỉ là tương đối vì nó còn phụ thuộc vào những mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác và mỗi thuộc tính có thể coi là một chất trong một quan hệ khác. Chất biểu hiện tính tương đối ổn định của sự vật và là cái khách quan vốn có khơng tách rời sự vật. Lượng là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu, tốc độ của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính, yếu tố cấu thành nên sự vật. Lượng có thể được biểu hiện thành con số, đại lượng hoặc mức độ … cũng giống như chất, lượng là cái khách quan vốn có của sự vật. Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng là tương đối, nghĩa là có cái ở trong quan hệ này là chất nhưng trong quan hệ khác lại là lượng và ngược lại.  Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng: Trong 1 SVHT, chất và lượng thống nhất quy định lẫn với nhau: chất nào lượng ấy và lượng nào chất ấy. Chất tương đối ổn định còn lượng thường xun biến đổi. Sự biến đổi về lượng có thể làm thay đổi về chất và ngược lại, nhưng trong một giới hạn nhất định thì sự thay đổi về lượng khơng làm thay đổi căn bản chất của sự vật, phạm vi giới hạn ấy gọi là độ. Nói cách khác, khơng phải bất kỳ sự thay đổi về lượng nào cũng dẫn đền sự thay đổi về chất ngay tức khắc mà chỉ khi lượng thay đổi vượt q giới hạn của độ thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Điểm giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất gọi là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới và tạo thành độ mới. Sự thay đổi về chất qua điểm nút gọi là bước nhảy. Bước nhảy là một phạm trù triết học để chỉ ra sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Đây là bước ngoặc căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng làm thay đổi chất, là sự gián đoạn trong q trình biến đổi liên tục của các sự vật. Khơng có bước nhảy tức là khơng có sự thay đổi về chất. Khi chất mới ra đời nó sẽ quy 2 định một lượng mới phù hợp với nó để tạo sự thống nhất giữa chất và lượng ở mỗi độ nhất định và chất sẽ tác động trở lại lượng, thúc đẩy quy mô, nhịp điệu tốc độ. Sự vật tồn tại trong sự thống nhất ấy, cứ thế một quá trình tác động mới với quy mô, nhịp điệu mới lại bắt đầu. Do đó có thể nói, phát triển là sự đứt đoạn trong liên tục, thông qua hình thức những bước nhảy là trạng thái liên hợp của các điểm nút. Cách thức của sự phát triển chính là những quá trình biến đổi đó: Thế giới sự vật hiện tượng là đa dạng, phong phú cho nên các bước nhảy cũng vậy. Có bước nhảy đột biến hoặc dần dần, có bước nhảy toàn bộ hoặc cục bộ, tức là diễn ra với khoảng thời gian khác nhau, quy mô khác nhau, nhưng dù với hình thức nào mỗi bước nhảy cũng là một sự thay đổi về chất. Từ mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất, trong đó sự phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và chất khi ra đời nó sẽ quy định lại quy mô, tốc độ của lượng, chúng ta khi muốn cải tạo sự vật về chất phải quan tâm đến quá trình tích lũy về lượng. Đồng thời phải chủ động tạo những điều kiện cần thiết để quá trình chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới được thực hiện hoàn hảo Khi vận dụng quy luật mối quan hệ giữa chất và lượng vào thực tiễn, ta không được tuyệt đối hóa mặt nào, nếu tuyệt đối hóa một trong hai mặt này thì chúng ta sẽ rơi vào tư tưởng nôn nóng (tả khuynh) hoặc tư tưởng bảo thủ (hữu khuynh). Khuynh hướng nôn nóng tả khuynh là khuynh hướng không quan tâm thực hiện quá trình tích lũy về lượng mà chỉ chú ý thực hiện những bước nhảy vọt làm thay đổi về chất trong khi chưa có đủ điều kiện tích lũy về lượng cần thiết. Những người có tư tưởng này trong hoạt động thực tiễn thường nóng vội, chủ quan duy ý chí, họ cho rằng sự phát triển chỉ gồm toàn những bước nhảy liên tục nên có thể đốt giai đoạn Khuynh hướng bảo thủ hữu khuynh là khuynh hướng chí chú ý đến quá trình tích lũy về lượng, không chú ý phát huy nổ lực của nhân tố chủ quan, không dám thực hiện bước nhảy vọt về chất khi đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng hoặc kéo dài sự tích lũy, chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần về lượng. Cả hai khuynh hướng trên đều dẫn đến những sai lầm có tác hại rất lớn làm cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật hiện tượng. Trong thực tiễn Việt Nam trước thời kỳ đổi mới, Đảng ta cũng có lúc phạm sai lầm của 2 khuynh hướng trên. Văn kiện Đại hội VI đã nêu “Do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trãi qua nhiều chặng đường và do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội muốn bỏ qua những bước đi cần thiết trên thực tế, chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời”. Văn kiện còn nhận định trong công tác tổ chức thời kỳ này “khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang nặng tính hình thức ” Chính những sai lầm này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng ở nước ta trước thời kỳ đổi mới. Từ những thất bại trong đường lối chỉ đạo trước thời kỳ đổi mới, Đảng đã có những tổng kết, đánh giá kịp thời về những sai lầm trên. Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đánh dấu bước đột phá đầu tiên của tư duy lý luận của Đảng trong việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Công cuộc đổi mới mà Đảng đã khởi xướng từ Đại hội VI và từ đó đến nay đang diễn ra trên đất nước ta có ý nghĩa như là một quá trình mang tính cách mạng bởi nó tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong quá trình chuyển biến đó thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xem là nhiệm vụ trọng tâm và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu đề ra, Đảng đã khẳng định “Con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt”. Phương hướng này chỉ ra rằng bên cạnh việc thực hiện những giải pháp nhằm tích lũy dần tiềm lực về khoa học công nghệ, về kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và chuyển biến quy trình sản xuất từ nền sản xuất lao động thủ công sang lao động với phương tiện và phương pháp tiên tiến có năng suất cao theo những bước đi phù hợp với quy luật phát triển, chúng ta cần phải biết phát huy những lợi thế của đất nước, tạo điều kiện và phát huy tối đa nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, Khoa học và công nghệ để làm nền tảng, động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển CNH-HĐH của đất nước có những bước nhảy vọt, đột phá. Nhân tố chủ quan có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo sự đột phá về bước nhảy để rút ngắn thời gian trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đây là quan điểm đúng đắn dựa trên cơ sở tác động của chầt đối với lượng để tạo sự đột phá trong bước nhảy. Văn kiện ĐH Đảng lần VIII đã nhấn mạnh “phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Đó là việc tăng cường phát huy dân chủ, phát huy tiềm năng cán bộ KHKT, đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước “nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển KTXH, từng bước phát triển kinh tế tri thức” 3 Tuy nhiên, quá trình CNH-HĐH cũng phải được xây dựng trên những bước đi tuần tự trong việc xác định cơ chế kinh tế cũng như xây dựng lực lượng lao động cơ bản trong hệ thống sản xuất tiên tiếncho phù hợp với điều kiện sản xuất hiện đại, có trình độ khoa học - công nghệ, nghiệp vụ chuyên môn và tay nghề vì như bất kỳ sự thay đổi về chất nào khác, những bước nhảy trong con đường CNH-HĐH hiện nay cũng chỉ có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng, thích hợp ở đây bất kỳ một sự nôn nóng chủ quan, ảo tưởng nào đều có thể gây ra tổn thất cho cách mạng, cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước. - Sự cần thiết vận dụng quy luật này trong sự nghiệp đ.mới ở nước ta: Việc nắm vững nội dung q.luật về MQHBC giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề do công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN hiện nay ở nước ta đặt ra. Thật vậy, theo tính chất ý nghĩa và phạm vi bao quát của nó, đổi mới có ý nghĩa như là một quá trình mang tính cách mạng. Việc thực hiện thành công qua trình đổi mới trên từng lãnh vực của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất ở đó và tạo điều kiện để thực hiện thành công quá trình đổi mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm tạo ra bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội nói chung. Như bất kỳ sự thay đổi về chất nào khác, những bước nhảy trong quá trình đổi mới hiện nay cũng chỉ có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng thích hợp, ở đây bất kỳ một sự nôn nóng chủ quan, ảo tưởng nào đêu có thể gây ra tổn thất cho cách mạng, cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước. 2- ý nghĩa và phương pháp luận - Để có tri thức đầy đủ về sự vật phải nhận thức được cả mặt lượng và mặt chất của nó. - Để có tri thức đầy đủ về sự vật phải nhận thức được cả mặt lượng và mặt chất của nó. - Để cải tạo sự vật phải quan tâm tích lũy về lượng đồng thời phải chủ động tạo ra bước nhảy về chất. - Để cải tạo sự vật phải quan tâm tích lũy về lượng đồng thời phải chủ động tạo ra bước nhảy về chất. - Tránh hai khuynh hướng sai lầm : Hoặc nôn nóng tả khuynh (tuyệt đối hóa mặt chất) hoặc bảo thủ hữu - Tránh hai khuynh hướng sai lầm : Hoặc nôn nóng tả khuynh (tuyệt đối hóa mặt chất) hoặc bảo thủ hữu khuynh (tuyệt đối hóa mặt lượng). khuynh (tuyệt đối hóa mặt lượng). - Để thay đổi về chất của sự vật theo nhu cầu, có thể tác động làm thay đổi phương thức liên kết của các yếu - Để thay đổi về chất của sự vật theo nhu cầu, có thể tác động làm thay đổi phương thức liên kết của các yếu tố, bộ phận. tố, bộ phận. Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề do công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN hiện nay ở nước ta đặt ra. Đối với người Đảng viên, công viên chức nhà nước, việc nắm vững quy luật lượng - chất sẽ giúp chúng ta trong hoạt động chuyên môn cũng như trong quản lý, chỉ đạo: một mặt phải biết phát huy đúng mức vai trò của nhân tố chủ quan, có quyết tâm và nghị lực cao trong việc thực hiện đột phá trong công việc khi có điều kiện chín muồi, một mặt phải biết cách phân tích, xác định đúng quy mô, nhịp điệu của các sự việc để có những biện pháp giải quyết thích hợp, tránh rơi vào khuynh hướng nôn nóng chủ quan duy ý chí hoặc bảo thủ. Câu 2 : Phân tích quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX và vận dụng để phân tích những sai lầm khuyết điểm trong việc vận dụng quy luật này thời kỳ trước đổi mới và vận dụng để phân tích luận điểm sau đây của Đảng ta: “Nếu CNH, HĐH tạo nên LLSX cần thiết cho chế độ XH mới thì việc phát triển nền KT nhiều thành phần chính là để XD hệ thống QHSX phù hợp” (VK Đại Hội VIII trang 24). Bài làm Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nêu rõ: “Nếu CNH, HĐH tạo nên LLSX cần thiết cho chế độ XH mới thì việc phát triển KT nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống QHSX phù hợp”. Đây chính là sự vận dụng đúng đắn về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX vào sự phát triển nền KT ở nước ta. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là một trong những quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của XH loài người. Sự tác động của quy luật này cùng với các quy luật khác đã đưa XH loài người phát triển từ thấp đến cao trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. Việc nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mục tiêu, đề ra đường lối và tìm các biện pháp thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao. Như chúng ta đã biết, SX vật chất chính là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất cho đời sống XH, Sản xuất vật chất là nền tảng của toàn bộ đời sống XH, là cơ sở để hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ XH khác và cũng là cơ sở cho sự tiến bộ XH, quyết định sự vận động, sự vận động phát triển XH. PTSX thống trị trong mỗi XH như thế nào thì tính chất của chế độ XH như thế ấy, các giai cấp, kết cấu giai cấp và tính chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp cũng như các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức… tất cả đều do phương thức sản xuất quyết định. 4 Nền SX xã hội là một thể thống nhất bao gồm nhiều mặt, nhiều mối liên hệ, trong đó nổi lên hai mối quan hệ cơ bản là LLSX và QHSX. LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình SX tạo ra của cải XH. LLSX bao gồm người lao động với kỹ năng của họ và tư liệu SX, trước hết là công cụ lao động. Trong đó “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”. Do đặc trưng sinh học – XH riêng có của mình, con người ngày càng có ai trò to lớn trong nền SX XH. Đặc biệt trong điều kiện của KH công nghệ hiện nay, con người đã trở thành nguồn lực cơ bản, nguồn lực đặc biệt của SX. Cùng với con người lao động, công cụ lao động cũng là một thành tố cơ bản của LLSX. Theo Anghen, thì công cụ lao động là “khí quan của bộ óc con người”, là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá”. Bởi vậy, khi công cụ lao động đã đạt tới trình độ tin học hoá, tự động hoá… thì vai trò “khí quan vật chất” của nó trở nên vô cùng quan trọng. Ngày nay, KH đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong XH và đời sống. Chính vì vậy, KH và công nghệ hiện đại hoàn toàn có thể được coi là cái đặc trưng cho LLSX hiện đại, có vai trò rất quan trọng trong SX, làm cho LLSX của loài người đạt đến trình độ tự động hoá cao và mang tính quốc tế hoá sâu sắc. QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình SX vật chất. QHSX là một chỉnh hể thống nhất bởi ba quan hệ sau: Các quan hệ sở hữu đối với TLSX, các quan hệ trong tổ chức và quản lý SX, các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Trong hệ thống các quan hệ SX xủa mỗi nền KT-XH xác định, quan hệ sở hữu về TLSX luôn luôn có vai trò quyết định đối với tất cả các quan hệ XH khác. Quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của các quan hệ XH. Còn các quan hệ về mặt tổ chức, quản lý SX là các quan hệ quyết định một cách trực tiếp quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền SX cụ thể. Các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là nhân tố có ý nghĩa to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền KT-XH. Nó có thể thúc đẩy tốc độ, nhịp điệu của SX và cũng có thễ có khả năng kìm hãm SX, kìm hãm sự phát triển của XH. LLSX và QHSX là hai mặt của phương thức SX. Chúng quy định, chế ước, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau phát triển, trong đó LLSX luôn giữ vai trò quyết định, QHSX phải phù hợp với trình độ phát trei63n của LLSX. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX thể hiện trước hết ở vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX, LLSX là nội dung, QHSX là hình thức. Nội dung quyết định hình thức. LLSX ở trình độ nào, tính chất nào thì nó yêu cầu cao hơn hoặc thấp hơn. Trình độ của LLSX nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình, thể hiện ở chổ: trình độ của công cụ lao động, trình độ tổ chức lao động XH, trình độ ứng dụng KH vào SX, kinh nghiệm, kỷ năng lao động của con người và trình độ phân công lao động. Còn tính chất của LLSX là khi nền SX được thực hiện với những công cụ ở trình độ thủ công, LLSX chủ yếu là mang tính chất cá nhân. Còn khi SX đạt tới trình độ cơ khí hoá, LLSX đòi hỏi phải được vận động trong sự hợp tác XH rộng rãi trên cơ sở chuyên môn hoá thì tính chất tự cấp, tự túc, cô lập của nền SX nhỏ lúc đó phải được thay thế bởi tính chất xã hội hoá. Vì vậy, mọi sự hình thành và tồn tại của QHSX phải dựa vào chính cái LLSX hiện có, tính chất loại hình của QHSX như thế nào phải do chính LLSX đó quyết định chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Mác khẳng định rằng: “trong sự sản xuất XH ra đời của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu không tùy thuộc vào ý muốn của họ, đó là những QHSX, những QHSX này phù hợp với trình độ phát triển nhất định của các LLSX vật chất của họ.” LLSX là yếu tố biến đổi trước năng động hơn, nhanh hơn, liên tục, QHSX cũng biến đổi sau, chậm hơn, ổn định tương đối hơn, gián đoạn trong liên tục và do sự biến đổi trước của LLSX chứ tự nó (QHSX) không thể biến đổi trước, vượt lên trên LLSX nếu không có sự đòi hỏi của LLSX. Anghen khẳng định rằng : “Xét đến cùng thì mọi sự thay đổi từ chế độ chiếm hữu này sang chế độ chiếm hữu khác, từ chế độ XH này sang chế độ XH khác đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những LLSX mới.” Tóm lại, mỗi bước phát triển của LLSX luôn luôn đặt ra yêu cầu QHSX cũng phải biến đổi cho phù hợp, sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là một trạng thái mà trong đó QHSX là “ hình thức phát triển” tất yếu của LLSX. Nghĩa là trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành QHSX “tạo địa bàn đầy đủ” cho LLSX phát triển. Ngày nay trong điều kiện của cuộc cách mạng KH và công nghệ hiện đại, khi LLSX của loài người đã đạt đến trình độ tự động hoá và mang tính chất quốc tế hoá cao, sâu sắc thì nó càng quyết định xu hướng quốc tế hoá của QHSX, của các quan hệ KT giữa các nước, các khu vực, các tập đoàn KT lớn của thế giới cũng phải vận động, phát triển phù hợp với trình độ, tính chất mới của LLSX, hình thành một xu thế tất yếu về KT của thời đại: “Toàn cầu hoá KT”. Điều này đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng sáng tạo quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX, phải chống chủ nghĩa chủ quan trong công cuộc xây dựng và phát triển KT, phải biết điều chỉnh, đổi mới QHSX theo yêu cầu phát trei63n của LLSX. Chủ 5 nghĩa duy vật lịch sử chứng minh vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX, song cũng chỉ rõ rằng QHSX bao giờ cũng thể hiện tính độc lập tuơng đối với LLSX, quy định mục đích của sx, tác động đến khuynh hướng phát triển của công nghệ, từ đó hình thành một hệ thống những yếu ố hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát trei63n của LLSX. Sự tác động ấy diễn ra theo hai khả năng. Trường hợp phù hợp là khi QHSX hình thành và ồn tại góp phần làm cho các yếu tố của bản thân LLSX kết hợp được với nhau một cách tốt hơn dẫn tới giải phóng được sức sản xuất XH, những tiềm năng sức mạnh của tư liệu sản xuất, lòng nhiệt tình hăng say sáng tạo của người lao động khá hơn, tăng trưởng KT, đời sống người lao động được cải thiện, nảy sinh nhiều nhu cầu mới phong phú đa dạng hơn. Trường hợp không phù hợp: biểu hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất là khi QHSX đã lạc hậu rồi so với trình độ mới của LLSX lúc đó nó trở thành xiềng xích của LLSX kìm hãm sự phát triển của LLSX trên tất cả các mặt của nó (quy mô, tốc độ, nhịp độ, khối lượng của LLSX) nhưng không có nghĩa là làm cho LLSX đứng yến tại chỗ mà chỉ làm giảm khả năng phát triển của LLSX mà thôi. Thứ hai, khi QHSX vừa thiếu đồng bộ vừa có yếu tố “vượt trước” so với thực trạng của LLSX do chủ thể áp đặt một cách chủ quan. Đại hội VI ghi rõ: “kinh nghiệm thực tế chỉ rõ : LLSX bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp QHSX lạc hậu mà cả khi QHSX phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của LLSX“. Trong mỗi hình thái KT-XH sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX bao giờ cũng thông qua các quy luật KT cơ bản. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển đi lên của lịch sử XH loài người từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ TBCN và đến XH cộng sản chủ nghĩa, tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật XH, trong đó quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật cơ bản nhất. Khẳng định tầm quan trọng của quy luật để vận dụng thật tốt quy luật này vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Đảng ta đã nhận rõ những sai lầm thiếu sót trong việc nhận thức và vận dụng quy luật này thể hiện trong thời ký trước đổi mới ở quan điểm, chính sách cải tạo XH cũ, XD QHSX mới có lúc chúng ta rất nóng vội, chủ quan duy y chí bất chấp quy luật khách quan, muốn “bỏ qua giai đọan phát triển TBCN mộc cách giản đơn máy móc. Văn kiện Đại hội VI đánh giá như sau: “Trong nhận thức cũng như hành động, chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu KT nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX”. Cụ thể là chúng ta nóng vội muốn nhanh chóng xóa bỏ KT tư bản tư nhân, KT cá thể để sớm có KT XHCN chiếm ưu thế tuyệt đối là sai. Nhưng cho rằng vì LLSX của ta quá thấp nên không cần thiết phải cũng cố và phát trei63n Kt quốc doanh, không từng bước đưa người SX nhỏ vào con đường làm ăn tập thể với những hình thức đa dạng ở các trình độ mức độ khác nhau cũng không đúng. Cương lĩnh xây dựng đất nước đã nêu rõ : “Trong cách mạng XHCN Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối xác định đúng mục tiêu và phương hướng XHCN. Nhưng Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, nóng vội cải tạo XHCN, xóa bỏ ngay nền KT nhiều thành phần, có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng, duy trì quá lâu, cơ chế quản lý KT tập trung quan liêu bao cấp, có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương. Công tác tư tưởng và tổ chức các bộ phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng”. Đảng ta đã nhận thức sai lầm rằng QHSX XHCN tiên tiến sẽ mở đường tạo địa bàn rộng lớn cho LLSX lạc hậu phát triển nhanh lên hiện đại do đó trong thực tế đã đưa QHSX lên quá cao so với trình độ lạc hậu của LLSX ở nước ta làm cho LLSX không phát triển được và SX bị đình trệ. Qua những thành công cũng như sai lầm vấp vấp trong những năm qua. Đại hội VIII của Đảng đã đề ra chủ trương : “Nếu CNH, HĐH tạo nên LLSX cần thiết cho chế độ XH mới thì việc phát triển nền KT nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống QHSX phù hợp”. Đây là sự vận dụng quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX vào nước ta. Nước ta đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, “Đảng ta luôn xác định xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật của CNXH, thực hiện công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ” (Đại hội VIII). CNH, HĐH là để phát triển LLSX và đối với nước ta phát triển LLSX tất yếu phải đi vào CNH, HĐH. Điều đó có nghĩa là CNH, HĐH sẽ tạo nên LLSX cần thiết cho chế độ Xh mới. XHCN và để xây dựng hệ thống QHSX phù hợp thì cần phải phát triển nền KT nhiều thành phần. Chúng ta thấy rằng, sự tồn tại nhiều thành phần trong nền KT thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan. Bởi vì nền KT trong thời kỳ quá độ ở những nước KT kém phát triển đi lên CNXH là nền Kt có LLSX ở nhiều trình độ rất khác nhau, cả về trình độ, kỷ thuật, lẫn trình độ XH hoá của SX. Tương ứng với các trình độ phát triển ấy có các hình thức sở hữu, tổ chức SX và phân phối thích hợp để sử dụng hợp lý và có hiệu quả LLSX ấy. Ở nước ta, ngay từ Đại Hội Đảng lần thứ 6, đảng ta đã chủ trương phát triển nền KT nhiều thành phần. Chủ trương này đã khơi dậy tiềm năng SX, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy Sx phát triển. Tuy nhiên nền KT nhiều thành phần tự nó chứa đựng nhiều mâu 6 thuẫn. Có những thành phần KT vì lợi ích của mình có thể hoạt động theo hướng TBCN. Thành phần Kt nhà nước, Kt hợp tác mang tính chất XHCN nhưng chưa thích nghi với cơ chế thị trường, làm ăn kém hiệu quả nên ở đây diễn ra quá trình đấu tranh để đảm bảo định hướng rất ngay gắt. Đảng ta xác định rằng nền KT nhiều thành phần mà Đảng ta chủ trương là nền KT phát triễn theo định hướng XHCN. Chính sách phát triển nền KT nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ SX nhỏ đi lên CNXH, có tác dụng to lớn trong việc động viên nhân dân xây dựng nền KT, phát triển LLSX. Việc xây dựng QHSX phải từng bước từ thấp đến cao với sự đa dạng hoá về hình thức sỡ hữu và bước đi thích hợp làm cho QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Mỗi thành phần Kt vốn có bản chất riêng nhưng trong SX kinh doanh không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn hợp đan xen nhau vừa bổ sung cho nhau vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Tóm lại, Đảng và nhà nước ta chủ trươnmg thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền KT hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, đó chinh là nền Kt thị trường định hướng XHCN…” nhằm phát triển KT lực lượng SX phát triển KT để xây dựng cơ sở vật chất –kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống của nhân dân. Phát triển LLSX hiện đại gắn liền với xây dựng QHSX mới phù hợp cả 3 mặt sở hữu, quản lý và phân phối” (VK 9 trang 86-87) và đường lối KT của Đảng ta là: “Đẩy mạnh CNH, HĐH xây dựng nền KT độc lập tự chủ, đưa nườc ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển LLSX đồng thời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN” (VK Đại Hội 9 trang 89). Đây cũng chính là sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX trong giai đọan Cách mạng hiện nay. CÂU 3.1: Phân tích quy luật về sự phù hợp của QHSX với sự trình độ phát triển của LLSX. Phân tích sai lầm khuyết điểm trong việc vận dụng quy luật này thời kỳ trứơc đổi mới và vận dụng để phân tích luận điểm sau đây của Đảng ta: “Phù hợp với sự phát triển của LLSX , thiết lập từng bước QHSX XHCN từ thấp đến cao với dự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế quản lý thị trường có sự quản lý của Nhà nước “. (Cương lĩnh ĐH VII trang 9_10). Bài Làm Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá đô lên XHCN đã nêu rõ :”Phù hợp vói sự phát triển của LLSX , thiết lập từng buớc QHXH XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu .Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN , vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước “cương lĩnh này chính là sự vận dụng đúng đắn về sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX vào sự phát triển nền kinh tế ở nước ta . Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triểnn của LLSX là một trong những quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của XH loài người .Sự tác động của quy luật này cùng với các quy luật khác đã đưa XH loài người phát triển từ thấp đến cao trong sự phát triển của lịch sử nhân loại .Việc nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật này có ý nghĩa quan trong trong việc xác định mục tiêu , đề ra đường lối và tìm các biện pháp thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao. Như chúng ta đã biết ,SX vật chất chính là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên , cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cho đời sống xã hội, là cơ sở để hình thành nên tất cả các QHXH khác và cũng là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội Phương thức sản xuất là nhân tố quyết định tính chất kết cấu của XH, quyết định sự vận động, phát triển của XH. Phương thức SX thống trị tring mỗi XH như thế nào thì tính chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp cũng như các quan điểm về chính trị, pháp quyền , đạo đức … tất cả đều do phương thức sản xuất quyết định . Nền SX XH là một thể thống nhất bao gồm nhiều mặt, nhiều mối liên hệ, trong đó nổi lên hai mối quan hệ cơ bản là LLSX và QHSX. LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiện, nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình SX tạo ra của cải XH. LLSX bao gồm người lao động với kỉ năng lao động của họ và TLSX, trước hế là công cụ lao động. Trong đó “LLSX hàng đầu của toàn thể nhận loại là công nhân lao động “. Do đặc trưng sinh học _XH riêng có của mình con người ngày càng có vai trò to lớn trong nền SX XH. Đặc biệt trong điều kiện của KH CNghệ hiện nay, con người đã trở thành nguồn lực cơ bản , nguồn lực đặc biệt của SX. Cùng với con người lao động, công cụ lao động cũng là một thành tố cơ bản của LLSX. Theo Anghen thì công cụ lao động là : “khí quan của bộ óc con người “, là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá”. Bởi 7 vậy, khi công cụ lao động đã đạt tới trình độ được tin học hoá, được tự động hoá… thì vai trò “khí quan vật chất” của nó trở nên vô cùng quan trọng. Ngày nay, khoa học đã phát triển đấn mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và đời sống. Chính vì vậy, khoa học và công nghệ hiện đại hoàn toàn có thể coi là cái đặt trưng cho LLSX hiện đại, có vai trò quan trọng trong SX. QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình SX, bao gồm: các quan hệ sở hữu đối với TLSX, các quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Trong hệ thống các QHSX của mỗi nần KT-XH xác định, quan hệ sở hữu về TLSX luôn luôn có vai trò quyết định đối với tất cả các quan hệ XH khác, quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của các QHXH. Còn các quan hệ về mặt tổ chức, quản lý sản xuất là các quan hệ quyết định một cách trực tiếp quy mô, tốc độ hiệu quả và xu hướng của mỗi nần sản xuất cụ thể. Các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền KT-XH. Nó có thể thúc ẩy tốc độ, nhịp điệu của sản xuất và cũng có thể có khả năng kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển của XH. LLSX và QHSX là hai mặt của PTSX. Chúng quy định, chế ước, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau phát triển, trong đó LLSX luôn giữ vai trò quyết định, QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX thể hiện trước hết ở vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX. LLSX là nội dung của PTSX còn QHSX là hình thức xã hội của nó. Mỗi bước phát triển của LLSX luôn luôn đặt ra yêu cầu QHSX cũng phải biến đổi cho phù hợp. Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là một trạng thái mà trong đó QHSX là “hình thức phát triển” tất yếu của LLSX. Ngày nay trong điều kiễn của cuộc CMKH và công nghệ hiện đại, khi sự phát triển LLSX của thời đại đã mang tính quốc tế hoá rộng lớn và sâu sắc thì nó càng quyết định xu hướng quốc tế hoá của QHSX, của các quan hệ kinh tế giữa các nước. Điều này đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng sáng tạo quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX, phải chống chủ nghĩa chủ quantrong công cuộc xây dựng và phát triển KT, phải biết điều chỉnh, đổi mới QHSX thao yêu cầu phát triển của LLSX. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chứng minh vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX, song cũng chỉ rõ rằng QHSX bao giờ cũng thể hiện tính độc lập tương đối với LLSX, quy định mục đích XH của SX, tác động đến khuynh hướng phát triển của công nghệ, từ đó hình thành một hệ thống những yếu tố hoặc thúc đẩy hoặc kim hãm sự phát triển của LLSX. Trong mỗi hình thái KT-XH sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX bao giờ cũng thông qua các quy luật KT-XH khác, đặc biệt là quy luật KT cơ bản. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật phổ biến, tác động trong toàn bộ tiến trìnhlịch sử nhân loại. Sự thay the,á phát triển đi lên của lịch sử XH loài người từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ qua chế độ chiếm hữu nô lệ,chế độ Phong Kiến, chế độ TBCN và đến XH Cộng Sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển cùa LLSX là quy luật cơ bản nhất. Khẳng định tầm quan trọng của quy luật để vận dụng thật tốt quy luật nàyvào thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN, Đảng ta đã nhận rõ những sai lầm thiếu sót trong việc nhận thức và vận dụng quy luật này thể hiện trong thời kỳ trước đổi mới ở quan điểm, chính sách cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới. Có lúc chúng ta rất nóng vội chủ quan duy ý chí bất chấp quy luật khách quan, muốn bỏ qua giai đoạn TBCN một cách đơn giản, máy móc. Cụ thể là chúng tanóng vội, muốn nhanh chóng xoá bỏ kinh tế tư bản tư nhân, KT cá thể để sớm có KT XHCN chiếm ưu thế là sai. Nhưng cho rằng, vì LLSX của ta quá thấp nên không cần thiết phải củng cố và phát triển KT quốc doanh, không từng bước đưa những người sản xuất nhỏ vào con đường làm ăn tập thể với những hình thúc đa dạng ở các trình độ, mức độ khác nhau cũng không đúng. Qua những thành công cũng như những sai lầm vấp váp trong những năm qua, Đại hôi lần thứ VII của Đảng ta đã đề ra chủ trương: “ phù hợp với sự phát triển của LLSX, thiết lập từng bước QHSX XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tho định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị ttrường có sự quản lý của nhà nước”. Đây là sự vận dụng sáng tạo quy luật qhsx phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX và cũng là kết quả của việc tổng kết thực tiễn nhiều năm tiến hành công cuộc cải tạo XHCN ở nước ta. phương hướng này định hướng cho việc sử lý những vấn ề hết sức cơ bản của qhsx như : hình thức sở hữu, cơ chế quản lý, quan hệ phân phối với mức độ hìnhy thức phương pháp bước đi thích hợp. Chúng ta thấy rằng, sự tồn tại nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu trong nền KT của thời kỳ quá độ là một tất yếu KQ. Bởi vì nền KT trong thời kỳ quá độ ở những nước KT kém phát triển đi lên CNXH là nền KT có LLSX ở nhiều trình độ rất khác nhau cả về trình độ kỹ thuật, lẫn trình độ xã hội hoá sản xuất. Tương ưng với các trình độ phát triển ấy có các hình thức sở hữu, tổ chức sản xuất và phân phối thích hợp, để sử dụng hợp lý và có hiệu quả LLSX ấy. Ơû nước ta ngay từ Đại hội Đảng lần VI, Đảng ta đã chủ trương phát triển nền KT nhiều thanh phần. Chủ trương này đã khơi dây tiếm năng sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạochủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển. 8 Tuy nhiên , nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần tự nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn .Có những thành phần KT vì lợi ích của mình có thể hoạt động theo hướng TBCN . Thành phần KT Nhà nước , KT hợp tác mang tính chất XHCN nhưng chưa thích nghi với cơ chế thị trường , làm ăn kém hiệu quả , nên ở đây diễn ra quá trình thực hiện chính sách KT nhiều thành phần theo định hướng XHCN , cần có những nhận thức rất cơ bản .Đó là chính sách KT hàng hoá nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài có tính quy luật từ SX nhỏ đi lên XHCN , có tác dụng to lớn trong việc động viên ND XD KT , phát triển LLSX . Việc xây dựng QHSX phải từng bước từ thấp đến cao , với sự đa dạng hoá về hình thức sở hữu và bước đi thích hợp , làm cho QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX .Mỗi hình thức sở hữu về TLSX vốn có bản chất riêng nhưng trong SX , kinh doanh không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn hợp đan kết nhau vừa bổ sung nhau , vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Điều quan trọng nhất trong quá trình XD QHSX mới ở nước ta là xác lập cho được một quan hệ sở hữu với nhiều hình thức sở hữu khác nhau trong đó hình thức sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo như cưởng lĩnh đã xác định: nếu không đa dạng hoá về hình thức sở hữu sẽ không giải phóng được sức SX, động viên được mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển KT; nhưng nếu không xác lập được vai trò chủ đạo của sở hữu nhà nước thì không đảm bảo nền KT phát triển theo định hướng XHCN. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong đó cò hình thức sở hữu giữ vai trò chủ đạo là vấn đề có tính phổ biến của mọi chế độ XH trong lịch sử. Từ xa xưa bên cạnh chế độ công xã nguyên thủy còn có chế độ sở hữu tư nhân tuy mới manh nha. Đến sau này, trong chế độ TBCN bên cạnh chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX còn có nhiều hình thức sở hữu khác. Tuy nhiên do điều kiện phát triển của LLSX và cá điều kiện lịch sử khác, trong cơ cấu cá hình thức sở hữu ấy bao giờ cũng có một hình thức sở hữu giữ vai trò chủ đạo. Chúng ta thừa nhận tính tất yếu sự tồn tại của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ. Đại hội VIII của Đảng khẳng định : phải nắm vững định hướng XHCN trong việc xây dựng nền KT nhiều thành phần. Giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nâng cao hiệu quả KT và XH, cải thiện đời sống của nhân dân. Chủ độngđổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KT Nhà nước, KT hợp tác. KT nhà nứơc đóng vai trò chủ đạo cùng với KT hợp tác xãdần dần trở thành nền tảng. Tạo điều kiện KT và pháp lý thuận lợi để các nhà linh doanh tư nhân yên tâm đầu tư lâu dài, mỏ rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa KT nhà nứơc với các thành phần KT khác cả trong và ngoài nước. Xác lập củng cố nâng cao địa vịlàm chủ của người lao động trong nền sản xuất XH. Thực hiện nhiều hình thức phân phối theo kết quảlao động hiệu quả KT làm chủ yếu. Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước để khai thác những mặt tích cực và hạn chế những những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ KT với nước ngoài. Như vậy Đảng ta đã chỉ ra những định hướng rất rõ để thực hiện nền KT nhiều thành phần , XD QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX . Văn kiện ĐH VIII của Đảng viết : “ Đảng ta luôn luôn xác định xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH thực hiện CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ “ CNH , HĐH là để phát triển LLSX và đối với nước ta phát triển LLSX tất yếu phải đi vào CNH, HĐH. “Nếu CNH, HĐH tạo nên LLSX cần thiết cho chế độ XH mới thì việc phát triển nền KT nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống QHSX phù hợp” Và Đại Hội IX cũng ghi rõ: “đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế tự chủ, đưa nước ta trở thành một đất nước công nghiệp, ưu tiên phát triển LLSX, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN” Đây cũng chính là sự vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Câu 3.2 : Quan diểm Mác - xít về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT và vận dụng để phân tích những sai lầm khuyết điểm trong việc nhận thức và vận dụng mối quan hệ này thời kỳ trước đổi mới và dể phân tích bài học kinh nghiệm sau đây của Đảng ta:"kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị" (VK8 trang 71). Bài làm Tổng kết chặng đường đổi mới 10 năm (1986 - 1996), Đại hội VIII rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong đó có bài học: "kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị". Đây chính là sự vận dụng đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay. 9 Mỗi xã hội trong lịch sử có một kiểu những quan hệ vật chất cơ bản nhất định đó là những QHSX. Phù hợp với kiểu QHSX đó là một hệ thống những quan hệ về chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật Những quan hệ chính trị, tinh thần này được thể hiện thông qua những thiết chế xã hội tương ứng như: Nhà nước, Đảng phái, tòa án, giáo hội và các tổ chức xã hội khác Sự liên hệ và tác động lẫn nhau giữa những quan hệ kinh tế của xã hội và các quan hệ kinh tế đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử phản ánh trong các phạm trù CSHT và KTTT, trong nguyên lý về quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. CSHT là toàn bộ những QHSX của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Toàn bộ QHSX hợp thành cơ cấu Kinh tế của một xã hội nhất định bao gồm QHSX thống trị, những QHSX mầm mống, những QHSX tàn dư. Trong những QHSX đó, QHSX thống trị giữ địa vị chi phối, có vai trò chủ đạo và tác dụng quyết định với toàn bộ CSHT. CSHT của một xã hội cụ thể được đặc trưng trước hết bởi kiểu QHSX thống trị tiêu biểu cho xã hộ ấy. KTTT là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những tư tưởng xã hội: Chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo cùng với những thiết chế xã hội tương ứng với chúng như nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể xã hội được hình thành, được xây dựng trên nền tảng của một CSHT nhất định. Trong xã hội có giai cấp, KTTT bao gồm quan điểm tư tưởng và thể chế của giai cấp thôÙng trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm tổ chức của các giai cấp và tầng lớp mới ra đời.Tính chất cơ bản của KTTT trong một chế độ xã hội nhất định do tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định. Đồng thời trong xã hội này Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có quyền lực mạnh nhất tiêu biểu cho chế độ thống trị hiện đang tồn tại. Chính nhờ nhà nước đó, giai cấp thống trị gắn cho xã hội hệ tư tưởng của mình. CSHT với tư cách là cơ cấu kinh tế hiện thực của xã hội sản sinh KTTT tương ứng, quy định tính chất của KTTT. Tính chất của CSHT như thế nào thì tính chất của KTTT như thế ấy. QHSX nào giữ vị trí thống trị sẽ tạo ra KTTT tương ứng. Giai cấp nào thống trị xã hội về kinh tế cũng chiếm địa vị thống trị xã hội về chính trị. Tất cả những yếu tố của KTTT đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào CSHT, do CSHT quyết định. Nếu CSHT thay đổi thì KTTT sớm hay muộn cũng sẽ diễn ra. Sự thay đổi đó không chỉ diễn ra từ xã hội nay sang xã hội khác mang tính cách mạng, mà còn diễn ra ngay trong một xã hội, như lịch sử phát triển của xã hôi đã chứng minh. Khi CSHT cũ mất đi thì KTTT do nó sinh ra cũng mất theo. Khi CSHT mới ra đời thì KTTT mới phù hợp với nó cũng xuất hiện. Sự thay đổi của CSHT dẫn đến sự thay đổi của KTTT là quá trình diễn ra hết sức phức tạp. Có những yếu tố của KTTT cũ còn tồn tại day dẵng sau khi CSHT sinh ra nó đã bị diệt vong; có những yếu tố của KTTT cũ được giai cấp thống trị mới duy trì, kế thừa,bổ sung để xây dựng KTTT mới. Sự biến đổi đó xét đến cùng là do sự phát triển của LLSX quy định. Song sự phát triển của LLSX chỉ trực tiếp gây ra sự biến đổi của CSHT và tác động đến sự biến đổi của KTTT thông qua CSHT sinh ra nó. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chứng minh vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT song cũng chỉ rõ KTTT cũng như các yếu tố của nó có tính độc lập tương đối. Sự phụ thuộc của chúng vào CSHT thường không trực tiếp và không giản đơn. KTTT không phải là sản phẩm thụ động của CSHT mà chúng có khả năng tác động trở lại rất mạnh mẽ đối với cơ cấu kinh tế của xã hội và bản thân các yếu tố của KTTT có tác động qua lại lẫn nhau, tác động đến CSHT. Thực tế của đời sống xã hội chỉ ra rằng, không chỉ Nhà nước, pháp luật mới tác động to lớn đến CSHT mà các yếu tố khác của KTTT cũng đều có khả năng gây ra những biến động không nhỏ tới CSHT. Các yếu tố đó tác động đến CSHT bằng nhiều hình thức khác nhau, theo những cơ chế khác nhau. Tác dụng của KTTT sẽ là tích cực, thúc đẩy sự phát triển, nếu nó tác động cùng chiều với sự vận động của những quy luật kinh tế. Trái lại, nếu tác động ngược chiều với sự vận động của những quy luật kinh tế thì KTTT sẽ là trở lại gây những tác hại cho sự phát triển của sản xuất, cho sự phát triển của xã hội. Đương nhiên trong mỗi chế độ xã hội, sự vận động của các yếu tố của KTTT không phải bao giờ cũng theo cùng một xu hướng. Cũng có khi KTTT nảy sinh tình trạng không đồng bộ giữa các yếu tố, khả năng mâu thuẫn với nhau, chống đối lẫn nhau giữa chúng. Sự tác động tích cực trở lại của KTTT đối với CSHT thể hiện ở chức năng cơ bản của KTTT là xây dựng, bảo vệ và phát triển CSHT hiện tồn, chống lại những nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại sự tồn tại của chế độ kinh tế - xã hội đang tồn tại. Trong việc thực hiện chức năng xã hội đó, Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng; nó chi phối và trong nhiều trường hợp quyết định khả năng tác động của các yếu tố khác của KTTT đến toàn bộ đời sống xã hội nói chung và đến CSHT nói riêng. Trong KTTT cũng diễn ra sự biến đổi phát triển có tính độc lập tương đối. Quá trình đó diễn ra càng phù hợp với CSHT thì sự tác động của nó đối với CSHT càng có hiệu quả. Tóm lại, KTTT có nhiệm vụ duy nhất, bảo vệ và phát triển kinh tế. Tuy nhiên sự tác động của nó đến kinh tế phụ thuộc vào trình độ năng lực chủ thể và lợi ích của giai cấp cầm quyềøn, thậm chí phụ thuộc vào cả hoàn cảnh tâm lý dân tộc và cả đặc điểm mới của thời đại. Do đó KTTT có thể tác động đúng, có hiệu quả đối với kinh tế hoặc trái với tính tất yếu kinh tế và kìm hãm sự phát triển kinh tế. 10 Nhưng nếu chúng ta quá nhấn mạnh vai trò của sự tác động đó đến mức phủ định sự tác động quyết định của những quy luật kinh tế, phủ địng tính tất yếu của sự vận động xã hội thì sẽ rơi vào duy tâm chủ quan, không thấy được tiến trình khách quan của lịch sử. Đồng thời sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống xã hội là nhân tố quyết định nếu xét đến cùng đối với lịch sử trong đó có cả lĩnh vực văn hóa tinh thần nói chung. Không nên tuyệt đối hóa sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị, giữa chính trị và tinh thần trong CNXH đặc biệt là thời kỳ quá độ. Chống lại hai khuynh hướng duy ý chí và chủ nghĩa duy kinh tế tầm thường. Trong cách mạng XHCN, thời kỳ trước đổi mới, Đảng ta đã có nhiều cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa CSHT vàKTTT. Nhưng Đảng ta đã có nhiều sai lầm chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, nóng vội trong cải tạo XHCN, xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng, duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương. Mặt khác trong KTTT đã buông lõng chuyên chính vô sản, bộ máy nhà nước nặng nề, nhiều tầng, nhiều nấc, cồng kềnh kém hiệu lực, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Tóm lại, những sai lầm trên,đã làm cho CSHT XHCN ở nước ta bị biến dạng với một KTTT quan liêu, bảo thủ. Công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là nhằm xây dựng lại CSHT XHCN với một KTTT tương ứng. Tổng kết chặng đường đổi mới 10 năm (1986 - 1996). Đại hội VIII đã rút ra 06 bài học chủ yếu. Một trong những bài học chủ yếu đó là: " kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới KT làm trọng tâm đồng thời từng bứơc đổi mới chính trị”. Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại, không có sự đổi mới đó thì không có sự đổi mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới KT, khắc phục tình trạng khủng hoảng KT- XH, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội. KT và chính trị là hai mặt cốt lõi của mối quan hệ giữa CSHT và KTTT. Trong mối quan hệ giữa KT và chính trị thì KT giữ vai trò quyết định vì KT là nội dung vật chất của chính trị còn chính trị là biểu hiện tập trung của nền KT. Cơ sở KT với tính cách là kết cấu hiện thực sản sinh ra hệ thống chính trị tương ứng và quy định hệ thống đó. Nói cách khác, tính chất xã hội, giai cấp của chính trị bao giờ cũng phản ánh tính chất xã hội và giai cấp của CSHT. Từ đó dẫn đến sự biến đổi căn bản của KT, sự biến đổi căn bản của chính trị. Tuy nhiên chính trị cũng có sự tác động trở lại đối với KT. Chính trị được biểu hiện tập trung ở nhà nước có sức mạnh vật chất tương ứng. Nhà nước có tác động quyết định năng lực, hiện thư ïc hóa những tất yếu KT. Anghen nói: " bạo lực ( nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là một lực lượng KT" ( Mác - Anghen, Tuyển tập, tập 02, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1971, trang 604). Sau khi giành được chính quyền thì bất cứ giai cấp nào cũng muốn thống trị vững chắc toàn xã hội cho nên giai cấp đó phải đưa ra đường lối mở rộng, phát triển KT trên quy mô toàn xã hội để từng bước thống trị KT đối với toàn xã hội. KT vững mạnh thì Nhà nước được tăng cường, Nhà nước được tăng cường lại tạo thêm phương tiện vật chất để củng cố địa vị KT- XH của giai cấp thống trị. Trong công cuộc đổi mới xã hội hiện nay, chúng ta cần tiến hành đổi mới đồng bộ. Trước hết là đổi mới KT: đổi mới cơ cấu KT, đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới phương thức phân phối, đổi mới mục tiêu của sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật của CNXH, làm cho nền KT nước ta phát triển hòa nhập với trình độ phát triển KT của thế giới và coi đó là điều kiện, là tiền đề quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Để làm được điều đó ngay từ Đại hội lần VI, Dảng ta đã đề ra chủ trương cho phép sử dụng nhiều hình thức KT, khai thác mọi khả năng của các thành phần KT, trong đó KT quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, coi đây là một giải pháp có ý nghĩa chiến lược góp phần giải phóng mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất. Đến Đại hội VII, cương lĩnh của Đảng khẳng định: phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trên cơ sở mô hình này Đại hội lần IX đã xác định đường lối phát triển KT của đất nước ta trong thời kỳ qua độ là: Đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền KT độc lập tự chủ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp và tiếp tục thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền KT nhiều thành phần định hướng XHCN nhằm phát triển LLSX và xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN. Đổi mới KT làm cơ sở, tiền đề cho đổi mới chính trị, song muốn đổi mới KT trước tiên Đảng và Nhà nước phải đổi mới quan điểm nhận thức. Cho nên cùng với đổi mới KT phải tiến hành đổi mới chính trị. Điều đó có nghĩa là đồng thời với đổi mới KT phải từng bước đổi mới tổ chức, đổi mới bộ máy, đổi mới con người, đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng và các cơ quan nhà nước, chống tham nhũng trong các cơ quan Đảng và [...]... phát từ con người và mục đích cuối cùng của nó là soi sáng cho sự nghiệp giải phóng cho mỗi con ngừoi và cho cả loài người Các nhà triết học trước Mác coi bản chất con người từ sự sáng tạo và chi phối của thần thánh hoặc từ ý thức trừu tượng (chủ nghĩa duy tâm tôn giáo) hoặc từ giác độ sinh vật thuần túy tự nhiên không phân biệt được con người với tính tầm thường của động vật (chủ nghĩa duy tâm siêu hình)... ngừoi vẫn chưa được giải đáp một cách thực sự khoa học Không những chủ nghĩa duy tâm mà cả chủ nghĩa duy vật trực quan, siêu hình cũng không nhận thức đúng bản chất con người Đã từng có ý kiến cho rằng triết học Mác Lênin coi nhẹ vấn đề con người Ngược lại, chủ nghĩa Mác Lênin nói chung, triết học Mác Lênin nói riêng xem vấn đề con người là trung tâm của mọi khoa học xã hội và nhân văn Chủ nghĩa Mác... con người là trung tâm của mọi KHXH và nhân văn CN Mác_Lênin ra đời xuất phát từ con người và mục đích cuối cùng của nó là soi sáng cho sự nghiệp giải phóng chomỗi con người và cho cả loài người Các nhà triết học trước Mác coi bản chất con người từ sự sáng tạo và chi phối của thần thánh hoặc từ ý thức trừu tượng (chủ nghĩa duy tâm tôn giáo) hoặc từ giác ngộ sinh vật thuần tuý tự nhiên không phân biệt... nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Đó là những vật cản to lớn và thường xuyên của quá trình dân chủ hóa về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Vì vậy chống quan liêu và tham nhũng là những yêu cầu cấp bách, thường xuyên cần căn cứ vào những yêu cầu dân chủ để ra øsoát lại cơ chế và bộ máy Đảng, Nhà nước và đoàn thể để phát hiện những cơ sở của cơ chế và chính sách mà những cán bộ xấu có thể lợi... duy Mặt sinh vật và mặt xã hội của con người thống nhất với nhau trong sự vận động của bản chất con người Mặt sinh vật là tiền đề, đều kiện của mặt xã hội Thiếu mặt tự nhiên (sinh vật) thì mặt xã hội không thể tồn tại và biểu hiện ra được Song mặt tự nhiên trong con người bị biến đổi, chi phối bởi mặt xã hội nên mang tính xã hội Với quan điểm khoa học coi con người là một thực thể sinh vật, triết học Mác... công bằng và tiến bộ XH” Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của con người Trước Mác vấn đề bản chất con người vẫn chưa được giải đáp vấn đề một cách khoa học Không những chủ nghĩa duy tâm mà cả chủ nghĩa duy vật trực quan, si6eu hình cũng không nhận thức đúng bản chất con người Đã từng có những ý kiến cho rằng triết học Mác-Lênin... niệm đúng đắn hơn về CNXH và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới Và đổi mới phải được thực hiện trên cơ sở bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và những thành tựu cách mạng đã đạt được Phê phán nghiêm trị sai lầm, khuyết... động vật (chủ nghĩa duy tâm siêu hình) Ngược lại, triết học Mác coi “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoá các QHSX” và bản chất đó cũng biến đổi cùng với sự phát triển của XH Triết học Mác xem bản chất con người xuất phát từ hoạt động của con người thực tiễn Vì vậy con người là một động vật có tính XH với tất cả nội dung VH-LS của nó Vạch ra bản chất con người từ QHSX nhưng triết. .. chất con người từ QHSX nhưng triết học Mác không tuyệt đối hoá mặt XH trong con người mà cho rằng con người là thực thể thống nhất của mặt sinh vật và mặt XH Mặt sinh vật là toàn bộ các quá trình sinh vật diễn ra trong con người và cấu tạo chung của cơ thể con người Còn mặt XH là các phẩm chất XH trong hoạt động lao động, ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy Mặt sinh vật và mặt XH của con người thống nah61TBCN... nguồn gốc duy tâm XH, không thấy được tiền đề tự nhiên – mặt sinh vật của con người Quan hệ giữa cá nhân (một con người cụ thể) và XH là vấn đề có vị trí quan trọng đặc biệt trong học thuyết Mác Các tác phẩm của các nhà kinh điển Mác-Lênin đã đề cập đến vấn đề này một cách toàn diện, sâu sắc có hệ thống trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử Mối quan hệ giữa cá nhân và XH là mối quan hệ biện chứng, mang . mối quan hệ biện chứng giưã CSHT và KTTT vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay./. 12 CÂU 4: Học thuyết Mac-xít về con người và về vai trò của quần chúng ND trong lịch sử và vận dụng. Đảng phái, tòa án, giáo hội và các tổ chức xã hội khác Sự liên hệ và tác động lẫn nhau giữa những quan hệ kinh tế của xã hội và các quan hệ kinh tế đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử phản ánh trong. khơng nhận thức và áp dụng đúng quy luật này trong thực tiễn. Quy luật lượng và chất là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó chỉ rõ cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ngày đăng: 12/02/2015, 00:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w