1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng quản lý tài chính công

177 398 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công Bài giảng quản lý tài chính công

Trang 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TCC

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.1.1 Khái niệm tài chính công

Sự cần thiết khách quan của tài chính công

Trong điều kiện có giai cấp và đấu tranh giai cấp, Nhà nước là cần thiết

và mọi quốc gia đều có Nhà nước Nhà nước sẽ cung cấp những thứ mà ngườidân mong muốn như: Quốc phòng, an ninh, đối ngoại, các dịch vụ công cộngkhác Nhưng người dân chỉ có thể có được những thứ đó khi họ phải trả giá.Nhà nước không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, Nhà nước phải dùng quyền lực(trước tiên là quyền lực chính trị) để thâu tóm một phần của cải của xã hội, đểduy trì sự tồn tại và vận hành của bộ máy Nhà nước, thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của mình đối với xã hội Trong điều kiện kinh tê hàng hoá - tiền tệ,Nhà nước thâu tóm một phần của cải đó dưới các hình thức như thuế, công tráibằng tiền, Từ đó xuất hiện khái niệm tài chính công (StateFinance)

Cùng với sự phát triển các chức năng của Nhà nước, tài chính công ngàycàng trở nên cần thiết và quan trọng

Trong điều kiện kinh tế thị trường, chỉ có Nhà nước, còn các chủ thể kháckhông có khả năng, và không được phép sản xuất, cung cấp hàng hoá công cộngthuần tuý (quốc phòng, an ninh, dịch vụ hành chính ) Trách nhiệm sản xuất,cung cấp những hàng hoá công cộng đó thuộc về Nhà nước Khi Nhà nước trựctiếp sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng thuần tuý và không thuầntuý sẽ phát sinh chi phí và cần phải thu hồi chi phí Thuế, phí, lệ phí là nhữngcông cụ để Nhà nước thu hồi các chi phí đó

Bên cạnh những thành tựu to lớn của mình, kinh tế thị trường còn cónhững khuyết tật, đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước Tài chính công làmột trong những công cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng cho việc can thiệpnày (đánh thuế người có thu nhập cao, chi tiêu tạo thêm cồng ăn việc làm chongười nghèo, bảo vệ mồi trường, sinh thái )

Ở nước ta, trong mấy chục năm nền kinh tế vận hành theo cơ chế kếhoạch hoá tập trung mang tính chất chỉ huy người ta chỉ thấy nói đến tài nhànước, mà không thấy nói đến tài chính công (Public Finance) Ở các nước cónền kinh tế thị trường phát triển, người ta thường dùng thuật ngữ "tài chính

Trang 2

công" mà ít dùng thuật ngữ "tài chính nhà nước" Về phương diện lý luận cũngnhư thực tiễn, tài chính công là một bộ phận của tài chính nhà nước.

Khái niệm tài chính công

Như trên đã đề cập, Nhà nước phải dựa vào quyền lực chính trị để chiếmhữu và chi phối một phần của cải xã hội một cách cưỡng bức, nhằm duy trì sựhoạt động của bộ máy Nhà nước và phát triển xã hội Tuy khách thể của phânphối là toàn bộ của cải xã hội, nhưng phần của Nhà nước thâu tóm chủ yếu nằmtrong sản phẩm mới được tạo ra của xã hội Bởi vì để cho xã hội tồn tại và pháttriển, Nhà nước cần phải giải quyết mối quan hệ phân phối này sao cho vừa đảmbảo lợi ích của cộng đồng (đại diện là Nhà nước), vừa đảm bảo lợi ích củadoanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện được không chỉ tái sản xuất giảnđơn, mà cả tái sản xuất mở rộng Cùng với sự phát triển từ kinh tế tự nhiên sangkinh tế hàng hoá, Nhà nước dùng quyền lực chính trị để phân phối một phần củacải xã hội về tay mình trải qua các hình thức lao dịch, hiện vật, tiền tệ

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của sản xuất và lưu thông hàng hoá,thuế bằng tiền, công trái bằng tiền dần dần trở thành các hình thức thu chủ yếu,tạo lập quỹ tiền tệ để chi tiêu thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhànước Ngày nay, Nhà nước vẫn còn thực hiện phân phối của cải xã hội về taymình dưới hình thức ngày công lao động và hiện vật, nhưng không phải là phổbiến nữa Chúng đều đuợc quy ra tiền và hạch toán vào quỹ bằng tiền của Nhànước

Tính chất và hình thức của quan hệ phân phối được quyết định bởi mộtphương thức sản xuất nhất định Sự khác nhau về phương thức sản xuất quyếtđịnh các kiểu Nhà nước khác nhau Việc chiếm hữu một phần của cải sản xuấtcủa Nhà nước để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của mình đã trải qua các thời

kỳ nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Việc tạo lập và sửdụng các quỹ tiền tệ đó của các Nhà nước cổ xưa phản ánh quan hệ bóc lột siêukinh tế của giai cấp bóc lột đối với nhân dân lao động Ngày nay, trong điềukiện kinh tế thị trường, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nướckhông chỉ mang tính giai cấp mà còn mang tính xã hội (tức là còn vì lợi íchcộng đồng)

Việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ thông qua quyền lực của Nhà nước (thuthuế, chi duy trì hoạt động quản lý Nhà nước, xây dựng các công trình côngcộng ) đụng chạm sâu sắc đến lợi ích kinh tế - xã hội giữa Nhà nước (đại diện

Trang 3

cho cộng đồng) và các chủ thể khác Nhà nước thu chi đúng sẽ khuyến khíchkinh tế phát triển, làm cho các vùng các địa phương và các thành viên đều đượchưởng lợi giảm bớt phân hoá giàu nghèo, nhân dân ủng hộ Ngược lại Nhà nướcthu, chi không đúng có thể sẽ kìm hãm sản xuất tăng phân hoá giàu nghèo giữacác vùng, các tầng lớp nhân dân và khi đó sẽ khoét sâu mâu thuẫn xã hội.

Đến đây có thể đưa ra khái niệm tài chính công như sau:

Tài chính công là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực hợp pháp của Nhà nước trước tiên là quyền lực chính trị) phân phối và phân phối lại của cải xã hội (chủ yếu là sản phẩm mới được tạo ra),

để thực hiện các chức năng kinh tế và xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận của Nhà nước.

Tài chính các doanh nghiệp nhà nước không nằm trong khái niệm tài chínhcông

Mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác nói đến

ở trên chỉ giới hạn trong phạm vi Nhà nước dùng quyền lực tạo lập và sử dụngcác quỹ tiền tệ Các quan hệ về lợi ích kinh tế khác không được đưa vào kháiniệm tài chính công Ví dụ: Nhà nước giao đất, giao rừng cho nông dân hay Nhànước thu hồi đất từ người sử dụng không thuộc về nội dung của khái niệm tàichính công

Nhà nước dùng quyền lực chính trị hợp pháp của mình để phân phối củacải xã hội có thể thông qua việc xây dựng các văn bản pháp luật về thuế, về chitiêu và tổ chức thi hành những văn bản pháp luật đó Thuế là nguồn thu chủ yếucủa tài chính công và là khoản thu mang tính chất bắt buộc theo luật định Ngoàiquyền lực chính trị, Nhà nước còn có những quyền lực khác như quyền kinh tế(sở hữu tài sản), uy tín với nhân dân và bạn bè quốc tế Dựa vào những quyềnnày, Nhà nước có các khoản thu như: thu từ bán, cho thuê tài sản Nhà nước;đóng góp tự nguyện của dân; viện trợ, vay nợ Việc chi tiêu của tài chính côngbao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và những khoản chi khác Cơcấu chi tiêu của tài chính công tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của Nhà nước và khảnăng của nền kinh tế trong từng thời kỳ

Chức năng kinh tế và xã hội của Nhà nước phát triển đến đâu thì thu, chicủa Nhà nước cũng sẽ phải thay đổi cho phù hợp đến đó Trước đây, hầu nhưNhà nước không tham gia vào hoạt động kinh tế, chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ trật

tự, an ninh, bảo vệ và mở mang lãnh thổ Khi đó, tài chính công là công cụ để

Trang 4

phân phối của cải xã hội, tạo lập các quĩ tiền tệ nhằm duy trì sự hoạt động bìnhthường của bộ máy Nhà nước, thực hiện chức năng cai trị, tiến hành chiến tranh.Ngày nay, ngoài vai trò đó, tài chính công còn là công cụ quan trọng để điểu tiết

vĩ mô nền kinh tế Nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân; vì vậy, hoạt độngcủa tài chính công phải vì mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ và vãn minh

Qua những điều phân tích ở trên, chúng ta cũng rút ra rằng vấn đề cơ bản

mà tài chính công phải giải quyết là tìm kiếm các nguồn thu bằng tiền cho Nhànước (trong đó thuế chiếm tỷ trọng chủ yếu) và chi tiêu sao cho phù hợp vớimục tiêu phát triển kinh tê - xã hội ở từng giai đoạn cụ thể của đất nước

1.1.2 Đặc điểm của tài chính công

1.1.2.1 Đặc điêm vê tính chủ thể của tài chính công

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền địnhđoạt tài sản Còn tính chủ thể ở đây muốn nói đến ai là người quyết định việctạo lập và sử dụng các quĩ tiền tệ của Nhà nước

Các khoản thu mang tính chất không bồi hoàn ( thuế GTGT, thuế thu nhậpdoanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ) sau khi được tập trung vàotrong tay Nhà nước sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước

Các khoản vay nợ tuy không thuộc sở hữu Nhà nước nhưng trong thời giancòn trong tay Nhà nước việc sử dụng chúng hoàn toàn do Nhà nước quyết định.Các khoản vay (gốc, lãi) đến hạn trả, Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn trảđầy đủ, kịp thời

Các quĩ tài chính công ngoài ngân sách có thể được hình thành nên mộtphần từ ngân sách Nhà nước, một phần vốn góp của các tổ chức kinh tế-xã hội,

cá nhân, hộ gia đình, nhưng quyền quyết định thành lập và sử dụng vẫn là Nhànước

Để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của mình, Nhà nước có thểthực hiện chi tiêu tài chính công bằng phương pháp cấp phát (không có bổihoàn) hoặc bằng phương pháp cho vay (có ưu đãi)

Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước – Quốc hội – quyết định nhữngchính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng

an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộmáy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân Do đó, Quốc hội

Trang 5

cũng là cơ quan cao nhất của Nhà nước quyết định chính sách tiền tệ quốc gia,quyết định dự toán ngân sách Nhà nước với tổng số và cơ cấu thu chi, mức bộichi và các nguồn bù đắp, giám sát việc thực hiện ngân sách Nhà nước, chínhsách tài chính, tiền tệ quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước Nhưvậy, hoạt động thu, chi của tài chính công là do Nhà nước quyết định, dựa trênquyền lực hợp pháp của Nhà nước.

Nhận thức đầy đủ đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công có ý nghĩaquan trọng trong việc đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của Nhànước trong việc tạo lập và sử dụng các quĩ tài chính công, đặc biệt là ngân sáchNhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của Nhà nước

1.1.2.2 Đặc điểm về tính công cộng của tài chính công

Mục đích của tài chính công là để phục vụ cho việc thực hiện các chứcnăng kinh tế, xã hội của Nhà nước (cung cấp các hàng hoá công cộng cho cộngđồng) Trong nền kinh tê hiện đại, Nhà nước phải đảm bảo tính hiệu quả, điểuchỉnh sự phân phối thu nhập cho công bằng, khuyến khích phát triển và ổn địnhkinh tế - xã hội Vì vậy, phạm vi hoạt động của tài chính công rất rộng, nó gắnliền với hiệu quả hoạt động kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô

Thu của tài chính công có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, từ mọilĩnh vực hoạt động, từ mọi chủ thể kinh tế xã hội, ở trong nước và cả nướcngoài Nhưng kết quả hoạt động kinh tế trong nước vẫn là nhân tố quyết địnhmức động viên của tài chính công Vì vậy phải coi nguồn thu trong nước là chủyếu, đặc biệt là nguồn của cải mới được sáng tạo ra trong các ngành của nềnkinh tế quốc dân

Chi tiêu của tài chính công là để cung cấp cho xã hội những hàng hoácông cộng như: Các công trình thuộc hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển giáodục, y tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại Chi tiêu đúng đắn, tài Nhànước có thể tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế

xã hội nói chung và từng lĩnh vực nói riêng

Chi tiêu công phản ánh những lựa chọn chính sách của Chính Phủ Mỗichính phủ quyết định cung cấp những loại hàng hóa và dịch vụ nào với khốilượng và chất lượng ra sao thì chi tiêu công cộng đều phản ánh chi phí để thựchiện các quyết định đó Tuy nhiên, cũng nảy sinh hai cách hiểu khác nhau vềchi tiêu công cộng theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng

Có những khoản chi trực tiếp từ NSNN để cung cấp hàng hóa và dịch vụ

Trang 6

cho xã hội Chẳng hạn, việc chính phủ dùng NSNN để chi cho giáo dục, quốcphòng…thuộc loại chi tiêu này Cách hiểu này có thể gọi là chi tiêu công cộngtheo nghĩa hẹp hay còn gọi là chi tiêu của Chính Phủ.

Nhận thức đầy đủ đặc điểm nói trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trongviệc sử dụng công cụ tài Nhà nước để giải quyết các vần đề hiệu quả, côngbằng, ổn định trong quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội Khiphân tích tác động của tài chính công (thuế, chi tiêu công cộng ) không chỉxem xét ở tầm vi mô mà phải chủ yếu dựa trên góc độ lợi ích chung của xã hội,tức là xem xét ở tầm vĩ mô

1.1.2.3 Đặc điểm vê sự kết hợp giữa tính không bồi hoàn và bồi hoàn, kết hợp giữa tính bắt buộc và tính tự nguyện, phù hợp với các quan hệ thị trường

Các khoản thu của tài chính công chủ yếu mang tính chất không bồi hoàn

và bắt buộc; các khoản chi chủ yếu mang tính chất cấp phát không hoàn lại Tuynhiên, trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, để sử dụngtiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực tài chính công cần phải kết hợp hài hoàgiữa các khoản thu có tính không bồi hoàn và các khoản thu có tính bồi hoàn;giữa cấp phát không hoàn lại và các khoản cho vay; giữa các khoản thu bắt buộctheo luật định và các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân, các khoản việntrợ của các cá nhân, tổ chức và Chính phủ nưóc ngoài, vận dụng hợp lý nguyêntắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế,văn hoá, thể thao

Thuế, khoản thu mang tính chất bắt buộc không bồi hoàn trực tiếp, chính làphương pháp thu hồi chi phí của các dịch vụ công cộng thuần tuý do Nhà nướccung cấp

Phí - khoản thu mang tính chất bắt buộc và bồi hoàn trực tiếp - chính làphương pháp Nhà nước thu hồi một phần (hoặc toàn bộ) chi phí của hàng hoádịch vụ công cộng không thuần tuý do Nhà nước cung cấp, mà cá nhân công dân

Trang 7

1.1.3 Chức năng của tài chính công

Tài chính của bất kỳ chủ thể nào cũng có chức năng phân phối và chứcnàng điều chỉnh và kiểm soát Tài chính công cũng có các chức năng đó Tuyvậy, do tài chính công xuất hiện, tồn tại và phát triển luôn gắn với Nhà nước,nên nội dung các chức năng của nó cũng có tính đặc thù

1.1.3.1 Chức năng phân phối

Chức năng phân phối của tài chính công là khả năng khách quan mà nhờvào đó Nhà nước có thể chiếm hữu và chi phối một phần của cải xã hội (trướchết là sản phẩm mới được tạo ra) để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằmthực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội do Nhà nước đảm nhiệm

Đối tượng phân phối của tài chính công là của cải xã hội, trong đó chủ yếu

là sản phẩm mới được tạo ra

Nhà nước là chủ thể phân phối của tài chính công

Kết quả trực tiếp của việc vận dụng chức năng phân phối của tài chínhcông là các quỹ tiền tệ của Nhà nước được hình thành và sử dụng

Việc tạo lập và sử dụng đúng đắn các quỹ tiền tệ của Nhà nước và của cácchủ thể khác sẽ làm cho các nguồn lực trong xã hội được bố trí, sắp xếp theomột cơ cấu hợp lý nhằm đạt tới các mục tiêu hiệu quả, ổn định và phát triển.Cũng chính việc tạo lập và sử dụng đúng đắn các quỹ tiền tệ của Nhà nước

sẽ dẫn đến việc phân phối lại các nguồn tài chính thuộc sở hữu cá nhân một cáchhợp lý, thu hẹp được khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, nhằm đạttới mục tiêu công bằng xã hội

Vấn đề đặt ra ở đây là phải nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa mục tiêucông bằng và mục tiêu hiệu quả kinh tế vĩ mô Các mục tiêu này có quan hệ chặtchẽ với nhau Chúng có tính động, tính xung khắc, tính hài hoà và tính bổ sunglẫn nhau Một chính sách phân phối đúng đắn, phát huy được cao nhất tính hàihoà và tính bổ sung lẫn nhau, hạn chế tính xung khắc giữa mục tiêu công bằng

và hiệu quả là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc sử dụng tài chínhcông làm công cụ thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô

1.1.3.2 Chức năng điều chỉnh và kiêm soát

Chức năng điều chỉnh và kiểm soát của tài chính công là khả năng kháchquan mà nhờ vào đó Nhà nước có thể điều chỉnh lại và xem xét lại tính đúngđắn, hợp lý của quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội để tạo lập

Trang 8

và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Đối tượng điều chỉnh và kiểm soát của tài chính công là quá trình phânphối giá trị của cải xã hội (trong đó chủ yếu là giá trị sản phẩm mới được tạo ra)

để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm

vụ của Nhà nước

Cơ sở khách quan quyết định sự tồn tại và phát triển chức năng điều chỉnh

và kiểm soát của tài chính công bắt nguồn từ hiện tượng mất cân đối trong quátrình hoạt động kinh tế - tài chính mang tính khách quan và phổ biến; Nhà nước

có vai trò can thiệp vào quá trình kinh tế - xã hội với một giới hạn hợp lý

Điều chỉnh và kiểm soát tài chính công có cùng đối tượng tác động, nhưnggiữa chúng vẫn có sự khác nhau về nội dung Nội dung kiểm soát: Kiểm tra tínhcân đối, hợp lý, tính tiết kiệm và hiệu quả trong việc phân phối của cải xã hộithông qua tài chính công Còn nội dung của điều chỉnh là thay đổi tổng lượng,

cơ cấu huy động và sử dụng các nguồn tài chính thông qua tài chính công.Giữa kiểm soát và điều chỉnh có quan hệ mật thiết với nhau Kết quả củakiểm soát là cơ sở của điều chỉnh; ngược lại, điều chỉnh đúng đắn sẽ tạo điềukiện phát huy hiệu quả của tài chính công và kiểm soát sẽ được thực hiện ở mộttrình độ mới

Kết quả điều chỉnh và kiểm soát của tài chính công có thể xem xét trêncác mặt sau: Đảm bảo cho quá trình phân phối của cải xã hội để tạo lập các quỹtiền tệ của Nhà nước được đúng đắn, hợp lý; góp phần điều chỉnh hoạt động tàichính của các chủ thể kinh tế-xã hội theo định hướng của Nhà nước

1.1.4 Các bộ phận cấu thành của tài chính công

Đại diện cho chủ thể các quan hệ tài chính công là các cấp chính quyềnNhà nước, các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước Các cơ quannày trong thời đại ngày nay có một đặc điểm quan trọng là đều gắn liền trựctiếp hoặc gián tiếp với bầu cử Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp Ví dụ:Nhân dân bầu ra Quốc hội; Quốc hội bầu ra Thủ tướng; Thủ tướng có thể quyếtđịnh thành lập và bổ nhiệm Thủ trưởng một cơ quan A nào đó; Thủ trưởng cơquan A có thể quyết định và bổ nhiệm Thủ trưởng cơ quan B nào đó thấp hơn Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định thành lập và bổ nhiệm (hoặc thuê) Tổnggiám đốc Tổng Công ty Nhà nước

Các chức năng của Nhà nước được thực hiên thông qua các bộ phận cấuthành của bộ máy Nhà nước Do đó, tài chính công cũng cần phải được chia

Trang 9

thành các bộ phận phù hợp để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng đó.

1.1.4.1 Theo sự phân cấp phù hợp với tổ chức hệ thống chính quyền thì tài chính công bao gồm:

-Tài chính công cấp Trung ương

-Tài chính công cấp địa phương

Trung ương hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của Quốc hội, đảm nhiệmcông tác quốc phòng, công tác ngoại giao và quản lý kinh tế - xã hội ở tầm vĩ

mô Trung ương nắm các nguồn lực cơ bản của tài chính công để thực hiệnnhững nhiệm vụ quan trọng này

Tài chính công cấp địa phương nắm giữ một giới hạn nhất định các nguồnlực đảm bảo cho các cấp chính quyền địa phương có tiền để chi tiêu, thực hiệnnhững nhiệm vụ do Hiến pháp quy định trên địa bàn địa phương mình

Ở nước ta hiện nay, TCC cấp địa phương lại có thể được chia ra:

1.1.4.2 Phân loại tài chính công theo mục đích tổ chức quỹ

+ Các quỹ tài chính công trong Ngân sách Nhà nước

+ Các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước

Thông thường, người ta hiểu Ngân sách Nhà nước chỉ gồm một quỹ là quỹNgân sách Nhà nước Nhưng, ở nước ta cần hiểu Ngân sách Nhà nước bao gồmquỹ Ngân sách Nhà nước và một số quỹ khác nữa Các quỹ này đều có thu, chinằm trong dự toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiệntrong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.Các quỹ trong NSNN là nội dung vật chất của NSNN, bao gồm các nguồn lựctài chính chủ yếu của Nhà nước

Quỹ Ngân sách Nhà nước là một bộ phận các khoản tiền của Nhà nước, kể

cả tiền vay, có trên tài khoản của Ngân sách Nhà nước các cấp Quỹ Ngân sách

Trang 10

Nhà nước được quản lý tại kho bạc Nhà nước.

Bên cạnh quỹ Ngân sách Nhà nước, có thể kể ra một số quỹ khác trongNgân sách Nhà nước như: Các khoản thu để lại cho đơn vị chi quản lý qua Ngânsách Nhà nước; các quỹ mang tính trung gian trong quá trình thực hiện cấp phátthanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước

1.1.5 Vai trò của tài chính công

Vai trò của tài chính công có thể được xem xét dưới hai góc độ:

- Công cụ truyền thống từ xưa đến nay: tập trung nguồn lực đê đảm bảo

sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước

- Công cụ của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội

1.1.5.1 Vai trò của tài chính công trong việc đảm bảo duy trì sự tồn tại

và hoạt động của bộ máy Nhà nước

Nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước được tài chính công đảm bảo

Nhà nước dùng quyền lực của mình (trước hết là quyền lực chính trị, saunữa là quyền lực kinh tế, uy tín, đối ngoại ) để phân phối một phần của cải xãhội về tay mình nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộmáy Nhà nước Các nguồn lực tài chính động viên vào tay Nhà nước cả ở trongnước và từ nước ngoài nhưng chủ yếu là ở trong nước; từ mọi lĩnh vực hoạtđộng, mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể kinh tế - xã hội dưới nhiều hình thứckhác nhau, trong đó thuế là hình thức phổ biến, nguồn thu chủ yếu

Các nguồn lực trong tay Nhà nước được sử dụng để trả lương cho bộ máycông chức, công an, quân đội; quản lý hành chính Nhà nước; xây dựng trụ sở,mua sắm trang thiết bị cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước; đồng thời đảmbảo thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước

Quá trình động viên các nguồn lực vào tay Nhà nước và sử dụng chúng cầnphải được kiểm soát và điều chỉnh, nhằm động viên một cách hợp lý các nguồnlực của xã hội và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cho việc duy trì hoạt động của

bộ máy Nhà nước cũng như thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước

1.1.5.2 Vai trò của tài chính công trong hệ thống tài chính của nền kinh

tê quốc dân

Tính công cộng của tài chính công là một đặc điểm đặc thù Các nguồn thucủa nó được lấy từ mọi lĩnh vực hoạt động, từ mọi chủ thể kinh tế - xã hội, việc

sử dụng chúng là để phục vụ cho các nhu cầu chung, mang tính chất xã hội rộng

Trang 11

lớn mà Nhà nước phải đảm bảo.

Vai trò của tài chính công trong hệ thống tài chính quốc dân là do việcphát huy các chức năng của nó cùng với vai trò lãnh đạo của Nhà nước và vaitrò của kinh tế Nhà nước quyết định Cụ thể, tài chính công có vai trò chi phối,vai trò hướng dẫn, vai trò điều chỉnh đối với hoạt động tài chính của các chủ thểkinh tế - xã hội khác

Thông qua việc thực hiện các khoản thu chi, Nhà nước có thể khuyếnkhích, trợ giúp để các thành phần kinh tế phát triển một cách có hiệu quả, hướngdẫn hoạt động kinh tế tài chính khu vực tư nhân; nhờ kiểm tra của tài chínhcông, có thể phát hiện ra những bất hợp lý trong phân phối các nguồn tài chínhgiữa Nhà nước và các chủ thể khác, từ đó có biện pháp điều chỉnh hoạt độngkinh tế tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân

1.1.5.3 Vai trò của tài chính công trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước

Trong kinh tế thị trường, Nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo tính hiệu quả,khuyến khích công bằng, tăng cường và ổn định kinh tế vĩ mô Tài chính công làmột trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để đảm bảo được nhữngnhiệm vụ đó Có thể nêu cụ thể hơn vai trò đó của tài chính công như dưới đây:

Thứ nhất, tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế sản xuất có hiệu quả.

Nền kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả, tức là các nguồn lực của nềnkinh tế được sử dụng một cách hữu hiệu nhất để thoả mãn nhu cầu của mọingười Tuy vậy, nền kinh tế thị trường có những khuyết tật của nó, làm giảmhiệu quả sản xuất và tiêu dùng, Nhà nước cần can thiệp để khắc phục những

Thông qua công cụ thuế, tài chính công có thể góp phần định hướng đầu

tư, hạn chê độc quyền, hạn chế các ảnh hưởng ngoại sinh tiêu cực Ví dụ, đốivới những vùng tiềm năng còn chưa được khai thác, có thể áp dụng ưu đãi vềthuế đối với đầu tư, dùng thuế điều tiết bớt lợi nhuận của các hãng độc quyền,đánh thuế ô nhiễm môi trường

Nhà nước chi tiêu tài chính để cung cấp các hàng hoá công cộng (kết cấu

hạ tầng, thông tin ), đầu tư vào các ngành then chốt, các công trình mũi nhọn,thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệpcần nâng đỡ

Trang 12

Như vậy, việc sử dụng đúng đắn tài chính công sẽ tác động tích cực đếnviệc phân bổ và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính của xãhội, góp phần hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế - xã hội,đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.

Thứ hai, tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội.

Thị trường không có chức năng tạo ra sự phân phối thu nhập công bằng.Nguyên nhân là ở mức thu nhập phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, bao gồm sự nỗlực, trình độ giáo dục, thừa kế, giá cả các yếu tố và cả sự may mắn nữa Thịtrường chỉ làm công việc của nó là trao hàng hoá cho ai có tiền mua chúng Một

hệ thống thị trường có hiệu quả nhất cũng có thể gây ra sự bất công lớn trongphân phối thu nhập

Về mặt chính trị và đạo đức, bất bình đẳng trong thu nhập là không thểchấp nhận được, Nhà nước cần can thiệp để giải quyết tình trạng này

Về mặt tài chính, Nhà nước có thể sử dụng công cụ thuế và công cụ chitiêu để lấy bớt thu nhập của những người có thu nhập cao, nâng đỡ người có thunhập thấp, nhằm giảm bớt sự bất công trong phân phối thu nhập

Công cụ thuế thường được sử dụng theo hướng: Đánh thuế luỹ tiến vào thunhập cao, đánh thuế tiêu thụ đặc biết với thuế suất cao vào những hàng hoá màngười có thu nhập cao mới có thể mua và tiêu dùng phần lớn; giảm thuế chonhững hàng hoá thiết yếu, thường do người mua có thu nhập thấp mua và sửdụng phần lớn

Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, vai trò của tài chính công thườngđược thể hiện qua các hoạt động chi tiêu Ví dụ, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựngmới các công trình thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội ở những vùng còn khókhăn; tài trợ cho việc thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ tài chínhcho giải quyết việc làm

Thứ ba, tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhà nước sử dụng tiềm lực về tài khoá (thu thuế và chi tiêu Ngân sách)

và tiền tệ (tác động tới tín dụng và lãi suất) để khuyến khích tăng trưởng kinh tếdài hạn và nâng cao năng suất; chế ngự những hậu quả cực đoan về lạm phát vàthất nghiệp quá cao của chu kỳ kinh doanh Trong thời kỳ đầu của cuộc cáchmạng do KEYNES khởi xướng, chính sách tài khoá được coi là giải pháp mạnh

Trang 13

nhất và cân đối nhất trong quản lý cầu Nhưng rồi dần dần những nhược điểmcủa chính sách tài khoá bắt đầu lộ rõ Chúng bắt nguồn từ khía cạnh thời gian(từ khi có cú sốc theo chu kỳ đến khi Quốc hội bàn bạc thông qua giải pháp quálâu); chính trị (cắt giảm thuế dễ, tăng thuế khó, tăng chi dễ, cắt chi khó); nhữngthay đổi tạm thời trong thuế có ảnh hưởng ít đến thu nhập cả đời hay thu nhậpthường xuyên của người tiêu dùng; thâm hụt ngân sách đã lớn làm cho các Nhàchính sách rất do dự khi tăng chi, giảm thuế.

Hiện nay, ở Mỹ, chính sách tài khoá không còn là một công cụ chủ yếucủa chính sách ổn định hoá nữa Trong tương lai, ở nước này, chính sách ổnđịnh hoá sẽ do chính sách tiền tệ của Ngân hàng dự trữ Liên bang thực hiện.Những vai trò tích cực nói trên của tài chính công chỉ có thể có được khi

sử dụng đúng đắn các chức năng của nó trong thực tiễn Trong trường hợpngược lại, nếu sử dụng công cụ tài chính công không đúng, nó có thể gây ra trởngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng khuyết tật của kinh tế thịtrường Vì vậy, mỗi Nhà nước, khi thực hiện chính sách tài chính công (cốt lõi

là chính sách ngân sách) phải tôn trọng các quy luật và yêu cầu mang tính chấtkhách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội

1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính công

Quản lý tài chính công là quá trình Nhà nước hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ; sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp, tác động đến các hoạt động của tài chính công, làm cho chúng vận động phù hợp với yêu cầu kliách quan của nền kinh tế - xã hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng do Nhà nước đảm nhận.

Đối tượng tác động của quản lý tài chính công là các hoạt động thu, chicủa các quỹ tài chính công Trong đó ngân sách Nhà nước là quỹ lớn nhất, baogồm toàn bộ các khoản thuế của Nhà nước; vay nợ của Chính phủ; các khoảnkhác Ngân sách Nhà nước được sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện nhữngnhiệm vụ tập trung, mang tính chất chiến lược, tầm quốc gia của Nhà nước

Hệ thống quản lý tài chính công là sự liên kết hữu cơ giữa chủ thể quản lý

là Nhà nước với đối tượng tác động của quản lý tài chính công

Tác động quản lý tài chính công mang tính chất tổng hợp, hệ thống gồmnhiều biện pháp khác nhau, được biểu hiện dưới dạng cơ chế quản lý tài chínhcông

Trang 14

Quản lý tài chính công phải trên cơ sở nhận thức, vận dụng các quy luậtkinh tế - tài chính, phù hợp với thực tiễn khách quan, nhằm thực hiện tốt nhấtcác chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

1.2.2 Đặc điểm của quản lý tài chính công

Tác động quản lý phải thông qua các công cụ, các biện pháp phù hợp vớiđặc điểm và quy luật vận động của đối tượng quản lý Chúng ta có thể nêu ramột số đặc điểm của quản lý tài chính công như dưới đây:

1.2.2.1 Đặc điểm về mục tiêu quản lý

Mục tiêu của quản lý tài chính công hay mục tiêu của quản lý tài chính tưnhân đều nhằm thu được lợi ích cao nhất nhưng với chi phí thấp nhất Tuynhiên, mục tiêu của quản lý tài chính công cần hướng tới lại khác về cơ bản sovới mục tiêu của quản lý tài chính tư nhân Lợi ích được tư nhân quan tâm chủyếu là lợi ích kinh tế của riêng mình Trái lại, lợi ích mà Nhà nước quan tâmphải là lợi ích tổng thể kinh tế-xã hội của cả quốc gia Dù việc đánh thuế cóphân biệt giữa các loại sản phẩm, hay chi tiêu có ưu tiên cho vùng này hay vùngkhác, cho ngành này hay ngành khác nhưng lợi ích mà Nhà nước quan tâmtrước hết phải là lợi ích chung: ổn định, công bằng và hiệu quả của toàn bộ nềnkinh tế-xã hội Tuy vậy, Nhà nước cũng phải quan tâm thoả đáng đến lợi ích bộphận, lợi ích cá nhân trong mối quan hệ hài hoà với lợi ích của toàn xã hội vàphục tùng lợi ích của toàn xã hội

Tư nhân quan tâm chủ yếu đến chi phí trực tiếp do mình bỏ ra, và ít quantâm đến chi phí của xã hội, như chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường, chi phíxoá đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự Trái lại, Nhà nước chủ yếu phảiquan tâm đến chi phí chung của toàn xã hội

Tóm lại, trong khi mục đích của quản tài chính tư nhân là nhằm đạt tới lợiích kinh tế cục bộ (lợi nhuận), thì mục đích của quản lý tài chính công là nhằmđạt tới lợi ích tổng thể, cả về kinh tế, cả về xã hội ớ tầm vĩ mô

1.2.2.2 Đặc điểm về phạm vi quản lý

Mỗi chủ thể trong xã hội đều có tài chính riêng của mình Các doanhnghiệp được coi là những tế bào có khả năng tái tạo và sản sinh mới ra cácnguồn tài chính Các hộ gia đình và tổ chức xã hội cũng là những tụ điểm vốnquan trọng Tài chính công có quan hệ với tài chính của tất cả các chủ thể trong

xã hội thông qua các chính sách thuế, vay nợ; chi tiêu cho tiêu dùng thườngxuyên và chi đầu tư phát triển Tài chính của mỗi chủ thể trong số các chủ thể

Trang 15

không phải là Nhà nước, dù có quan hệ rộng rãi, cũng không thể có quan hệ vớitài chính của tất cả các chủ thể trong xã hội.

Như vậy, phạm vi của quản lý tài chính công là rất rộng Quản lý tàichính công phải kiểm soát được toàn bộ các nguồn lực tài chính có trong xã hội,thu thuế một cách hợp lý và chi tiêu sao cho có hiệu quả để phục vụ lợi ích củatoàn xã hội Trong khi đó, phạm vi quản lý tài chính của các chủ thể khác lạihẹp hơn nhiều Nó chỉ giới hạn trong phạm vi nguồn thu nhập sở hữu của chủthể và một số quan hệ tài chính với một số chủ thể khác

1.2.2.3 Đặc điểm vê sử dụng các công cụ quản lý

Quản lý tài chính công và quản lý tài chính tư nhân đều phải dựa vào phápluật, kế hoạch, hạch toán v.v Nhưng việc sử dụng các công cụ này trong quản

lý tài chính công và quản lý tài chính tư nhân là rất khác nhau

Quản lý tài chính công phải tuân thủ pháp luật cả dưới góc độ quản lý Nhànước, cả dưới góc độ quản lý nghiệp vụ cụ thể Nhưng quản lý tài chính tư nhânchỉ phải tuân thủ pháp luật dưới góc độ quản lý Nhà nước, còn quản lý cácnghiệp vụ cụ thể lại theo quy định của người chủ

Sử dụng công cụ kế hoạch để quản lý tài chính công thể hiện rõ nhất là ởviệc lập và chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm Tất cả các ngành,các cấp, các đơn vị và cá nhân ở những mức độ khác nhau đều tham gia lập vàchấp hành ngân sách Nhà nước (vì thu, chi ngân sách Nhà nước có quan hệ vớitài chính của mọi chủ thể trong xã hội) Cơ quan lập pháp (Quốc hội) thẩm tra

dự toán và quyết toán Ngân sách Nhà nước; cơ quan hành pháp (Chính phủ) tổchức thực hiện dự toán Ngân sách Nhà nước Số liệu Ngân sách Nhà nước phảiđược công bố công khai cho nhân dân biết Nhưng kế hoạch tài chính của tưnhân chỉ là kế hoạch nội bộ một đơn vị Nó được dùng để phục vụ cho côngcuộc kinh doanh của người chủ, nên có nhiều chỉ tiêu được giữ bí mật

Công cụ hạch toán được sử dụng trong quản lý tài chính công là nhằmgiúp nhân dân giám sát việc thu, chi của Chính phủ có đáp ứng tốt lợi ích củanhân dân hay không; còn hạch toán của tư nhân chủ yếu là để phục vụ cho kinhdoanh của người chủ, giúp người chủ chiến thắng trong cạnh tranh và thu đượclợi nhuận cao

1.2.3 Nội dung cơ bản của quản lý tài chính công

Hoạt động tài chính công là hoạt động thu, chi của các quỹ tài chính công

Vì vậy, nội dung cơ bản của quản lý tài chính công là quản lý quá trình thu, chi

Trang 16

của Nhà nước.

1.2.3.1 Quản lý quá trình thu

Thu tài chính công được thực hiện dưới nhiều hình thức Đối với Ngânsách Nhà nước, thuế là nguồn thu chủ yếu, mang tính chất bắt buộc, sau nữa làcác khoản thu khác như phí, lệ phí, bán tài sản Nhà nước, vay nợ trong và nướcngoài Đối với các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách, các khoản thu có thểmột phần lấy từ Ngân sách Nhà nước, một phần do các tổ chức và nhân dânđóng góp

Yêu cầu cơ bản quản lý quá trình thu tài chính công có thể kể ra:

Một là, đảm bảo tập trung đầy đủ, kịp thời một bộ phần nguồn lực tài chính

Quốc gia vào tay Nhà nước để phục vụ cho việc chi tiêu của Nhà nước trongtừng thời kỳ

Việc động viên đầy đủ, kịp thời một bộ phận nguồn lực tài chính Quốc giavào tay Nhà nước là một yêu cầu cơ bản tuy vậy mức độ tập trung nguồn lực tàichính vào tay Nhà nước lệ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, cáchthức chi tiêu của Nhà nước, tiềm lực kinh tế Quốc gia trong từng thời kỳ cụ thể.Quản lý quá trình thu tài chính công phải đảm bảo xác định đúng đắn đốitượng nộp, đối tượng tính khoản thu nộp, mức thu, nghĩa vụ và trách nhiệmngười nộp, thủ tục nộp, thanh tra, quyết toán các khoản thu nộp

Toàn bộ các khoản thu Ngân sách Nhà nước phải nộp vào kho bạc Nhànước dưới hình thức tiền mặt, ngân phiếu thanh toán hoặc chuyển khoản Cáckhoản thu của các quỹ tài chính công ngoài ngân sách, tuỳ từng loại quỹ, có thểgửi vào kho bạc Nhà nước hay các ngân hàng Thương mại Quốc doanh

Hai là, đảm bảo cho nền kinh tế sản xuất có hiệu quả.

Thực hiện yêu cầu này, kết hợp với yêu cầu thứ nhất chính là cách giảiquyết tốt nhất mối quan hệ về mặt lợi ích trong phân phối giữa Nhà nước và cácchủ thể kinh tế - xã hội khác Thực hiện tốt các yêu cầu đó, sẽ đảm bảo chonguồn thu của tài chính công ổn định và phát triển

Ba là, Đảm bảo yêu cầu công bằng xã hội.

Về mặt chính trị và đạo đức xã hội, sự bất công là không thể chấp nhậnđược Hơn nữa, sự bất công tích luỹ đến một giới hạn nhất định sẽ bùng nổnhững cuộc đấu tranh xã hội, làm phương hại đến sự ổn định và phát triển kinh

tế - xã hội

Trang 17

Suy cho cùng, thu tài chính công chính là sự phân phối lại thu nhập củanhân dân thông qua bộ máy Nhà nước Việc đóng góp của nhân dân cần phảicông bằng, phù hợp với khả năng đóng góp của người dân Người nào thu nhậpcao hơn phải nộp thuế nhiều hơn Những người có thu nhập như nhau thì nộpthuế như nhau.

Để thực hiện tốt các yêu cầu kể trên, cần phải sử dụng các công cụ và biệnpháp phù hợp

Các công cụ để quản lý thu tài chính công phải kể đến trước tiên là phápluật (các luật thuế, các văn bản pháp luật khác về thu NSNN ); sau nữa là kếhoạch (kế hoạch thu NSNN của cả nước, địa phương, ); kế toán; mục lụcNSNN

Các biện pháp quản lý thu tài chính công có thể kể ra như:

- Xây dựng hệ thống chính sách thu hợp lý, phù hợp với thực trạng nềnkinh tế - xã hội

- Xây dựng kế hoạch thu sát đúng phù hợp diễn biến kinh tế hàng năm,hàng quý, tháng

- Phân cấp quản lý thu một cách hợp lý giữa Trung ương - địa phương

- Lựa chọn quy trình thu khoa học

- Thanh tra, kiểm tra quá trình thu đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời

- Tổ chức bộ máy thu hợp lý, gọn nhẹ mà hiệu quả

1.2.3.2 Quản lý quá trình chi

Chi tài chính công là quá trình Nhà nước sử dụng nguồn tài chính đã tậptrung được vào ngân sách Nhà nước và các quỹ tài chính công khác để thực hiệncác chức năng, nhiệm vụ của mình

Chi tài chính công có quy mô và mức độ lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực,

ở tất cả các địa phương và cơ quan Nhà nước; vừa mang tính chất không hoàntrả trực tiếp, vừa mang tính chất hoàn trả trực tiếp

Xét trên phương diện quỹ, việc quản lý tài chính công sẽ bao gồm: quản lýchi ngân sách Nhà nước và quản lý chi tiêu của các quỹ tài chính công khác.Phù hợp với cách phân loại chi ngân sách Nhà nước của Luật ngân sáchNhà nước, quản lý chi ngân sách Nhà nước của ta bao gồm:

-Quản lý các khoản chi thường xuyên

Trang 18

-Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển.

-Quản lý các khoản chi trả nợ gốc do Nhà nước vay

-Quản lý chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

Đối với các quỹ tài chính công khác, các khoản chi có thể mang tính chấtđầu tư hoặc tính chất tiêu dùng, hoặc cả hai tính chất đó, tuỳ theo từng loại quỹ.Quản lý việc chi tiêu của những quỹ này là nhằm thực hiện tốt những mặt cụthể, nhất định của nhiệm vụ Nhà nước

Các yêu cầu cơ bản đối với quản lý chi tiêu tài chính công:

-Đảm bảo cung cấp các nguồn tài chính cần thiết kịp thời để thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

-Quản lý các khoản chi phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả

-Gắn liền việc quản lý các khoản chi của Nhà nước với việc thực hiện cácmục tiêu kinh tế vĩ mô

Để thực hiện tốt các yêu cầu kể trên cần phải sử dụng các công cụ phù hợp(đã được nêu ở mục quản lý thu) và biện pháp phù hợp

Các biện pháp quản lý chi của Nhà nước có thể kể ra như sau:

-Xây dựng một chính sách chi tiêu hợp lý (chi thường xuyên, chi đầu tưphát triển, chi trả nợ )

-Xây dựng kế hoạch chi sát với thực tiễn hàng năm, quý, tháng

-Phân cấp quản lý chi hợp lý giữa TW - địa phương

-Xác lập hệ thống định mức chi khoa học và phù hợp thực tiễn

-Xác lập thứ tự ưu tiên của các khoản chi trong từng hoàn cảnh cụ thể củanền kinh tế - xã hội

-Xây dựng quy trình cấp phát, kiểm soát, thanh toán các khoản chi mộtcách chặt chẽ, hợp lý

-Thực hiện kiểm tra, kiểm toán đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả

1.2.3.3 Quản lý và thực hiện các biện pháp cân đối thu chi tài chính công

Thu là tiền đề và giới hạn của chi Thu chi tài chính công có thực sự cânđối được hay không, cần được xét trong quan hệ tài chính và kinh tế, giữa khảnăng cung cấp nguồn lực tài chính của nền kinh tế cho Nhà nước và nhu cầu chi

Trang 19

tiêu thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước.

Hoạt động thu chi tài chính công gắn liền với các khâu của tái sản xuất xãhội Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng trưởng cao và bền vững, tỷ lệ lạmphát vừa phải thì khả năng cân đối thu chi tài chính công thuận lợi Ngược lại,sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, suy thoái thì khó đảm bảo cân đối thu chi tàichính công

Hệ thống chính sách kinh tế - xã hội cũng có tác động đến cân đối thu chitài chính công Các chính sách đúng đắn có tác động tích cực đến kinh tế - xãhội và tài chính quốc gia thì thực hiện cân đối thu chi tài chính công thuận lợi.Ngược lại, hệ thống chính sách không phù hợp thực tế khách quan có thể gây rakhó khăn cho nền kinh tế và thực hiện cân đối tài chính công

Để thực hiện cân đối thu chi tài chính công, cơ bản vẫn là phải đảm bảophát triển kinh tế Riêng về mặt tài chính, cần có biện pháp tích cực ngay từkhâu lập kế hoạch cho đến thực hiện kế hoạch thu, chi Cần thực hiện thu nộpđầy đủ, kịp thời các khoản thu của Nhà nước; kiểm soát chặt chẽ các khoản chi,đảm bảo vừa tiết kiệm vừa hiệu quả, chi phải trên cơ sở thu, thâm hụt kế hoạchthu thì phải giảm chi tương ứng; xây dựng kế hoạch chi có khoản dự phòng,hình thành quỹ dự trữ tài chính công

Sau khi sử dụng tất cả các biện pháp về kinh tế, tài chính, nếu thu vẫnkhông đủ chi thì biện pháp thích hợp nhất là vay nợ trong nước, sau nữa là vay

nợ nước ngoài

1.2.4 Các công cụ quản lý tài chính công

Để quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, Nhà nước phải sử dụng cáccông cụ quản lý của mình với tư cách là môi trường, là vật truyền dẫn các tácđộng quản lý của chủ thể quản lý (Nhà nước) lên các đối tượng quản lý

Các công cụ quản lý tài chính công có thể kể ra như: Pháp luật, kế hoạch,hạch toán, mục lục ngân sách Nhà nước

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung doNhà nước ban hành, nhằm thực hiện và bảo vệ mục tiêu tồn tại và phát triển xãhội theo chế độ đã định, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xãhội Pháp luật là một trong những công cụ quan trọng nhất của Nhà nước đểquản lý xã hội Trong lĩnh vực tài chính, Nhà nước sử dụng pháp luật (đặc biệtphải kể đến Luật ngân sách Nhà nước) để quản lý thống nhất nền tài chính Quốcgia, xây dựng Ngân sách Nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử

Trang 20

dụng tiết kiệm có hiệu quả tiền của của Nhà nước, tăng tích luỹ để thực hiệncông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN, đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân đảm bảo quốcphòng, an ninh, đối ngoại.

Kế hoạch là tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn lực phải có để thựchiện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong một thời gian nhất định, với cách thức,trình tự, thời hạn hoàn thành cụ thể Kế hoạch tốt là một công cụ đắc lực giúpNhà nước cân nhắc và đánh giá các khả năng hiện có và cố gắng tối đa đạt đượcnhững mục tiêu quan trọng, kịp thời hành động trước khi chúng trở thành cấpbách Trong lĩnh vực quản lý ngân sách Nhà nước, việc sử dụng kế hoạch làmcông cụ quản lý được thể hiện ở tất cả các khâu lập, chấp hành, quyết toán,kiểm tra ngân sách

Hạch toán là một hệ thống điều tra, quan sát, tính toán, đo lường và ghichép các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các quá trình đó theo những mục tiêunhất định Hạch toán (trước hết là kế toán) được coi là tai mắt của quản lý Nhờ

kế toán, có thể nhận biết và kiểm tra một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác tìnhhình và kết quả cần thiết cho quá trình lập, chấp hành cũng như quyết toán ngânsách Nhà nước Do đó, hạch toán nói chung, kế toán nói riêng là công cụ sắcbén để quản lý tài chính công

Mục lục ngân sách Nhà nước là bảng phân loại nội dung thu, chi của ngânsách Nhà nước theo những tiêu thức và phương pháp nhất định nhằm phục vụcho việc quản lý điều hành, cũng như kiểm tra và phân tích các hoạt động ngânsách Nhà nước một cách thuận lợi và thống nhất Mục lục ngân sách Nhà nước

là một công cụ hết sức quan trọng trong quản lý ngân sách Nhà nước Nhờ mụclục ngân sách Nhà nước mà cơ cấu thu chi ngân sách Nhà nước được bố trí phùhợp với yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế- xã hội của Nhà nước Dựa vàomục lục ngân sách Nhà nước các Nhà quản lý có thể hướng dẫn, kiểm tra cácđơn vị thực hiện thu, chi ngân sách Nhà nước theo chế độ của Nhà nước

1.2.5 Nhiệm vụ và bộ máy quản lý tài chính công

Có thể nói tất cả các cơ quan Nhà nước đều có nhiệm vụ quản lý tài chínhcông ở những mức độ khác nhau, từ Quốc hội, Chính phủ đến Hội đồng nhândân, Uỷ ban nhân dân các cấp , từ cơ quan tài chính chuyên môn của Nhà nướcđến các đơn vị sử dụng kinh phí của Nhà nước, Vì vậy, khi nói đến bộ máyquản lý tài chính công cần phải hiểu theo hai góc độ:

Trang 21

Thứ nhất, theo nghĩa rộng, bộ máy quản lý tài chính công gồm các cơ

quan chuyên môn của Nhà nước và tất cả các cơ quan khác của Nhà nước có liênquan đến quản lý tài chính công

Thứ hai, theo nghĩa hẹp, bộ máy quản lý tài chính công chỉ gồm các cơ

quan tài chính chuyên môn của Nhà nước Ví dụ, Bộ Tài chính với các đơn vịtrực thuộc như Tổng cục thuế, kho bạc Nhà nước, các Vụ chức năng Trên địabàn tỉnh có Sở Tài chính, Cục thuế Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh

Khi xác lập tổ chức bộ máy quản lý tài chính công cần dựa trên các căn cứ:

- Sự hình thành hệ thống các cấp chính quyền và sự phân cấp quản lý kinh

tế - xã hội cho các cấp chính quyển, các cơ quan quản lý Nhà nước

- Đặc điểm, nội dung hoạt động của các quỹ tài chính công

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công phải dựa trên các nguyên tắc:

-Tập trung, dân chủ

- Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ

-Tiết kiệm và hiệu quả

1.2.5.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước về tài chính công

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lựcNhà nước cao nhất của nước ta, làm luật trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước;quyết định chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia; quyết định dự toán ngân sáchNhà nước; quyết định phân bổ ngân sách Nhà nước Trung ương; giám sát việcthực hiện ngân sách Nhà nước, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện chính sách tàichính, tiền tệ quốc gia; quản lý và đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sởhữu toàn dân; thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhànước

Bộ tài chính là cơ quan của Chính phủ, có chức năng thống nhất quản lýNhà nước về lĩnh cực tài chính, kế toán, ngân sách Nhà nước trong phạm vi cảnước

Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan của chính phủ, thực hiện việc lập vàtrình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và cáccân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ,

Trang 22

vốn đầu tư xây dựng cơ bản, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính Ngân sách; phối hợp với Bộ tài chính và các bộ, ngành hữu quan kiểm tra, đánhgiá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.

-Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng Trung ương, nhưng cũng là cơ quan củachính phủ, phối hợp với bộ Tài chính trong việc lập dự toán Ngân sách Nhànước; tạm ứng cho ngân sách Nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ Ngânsách Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trongquá trình quản lý ngân sách Nhà nước và các quỹ tài chính công khác thuộcngành, lĩnh vực phụ trách

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, quyếtđịnh dự toán, phân bổ, giám sát việc thực hiện, phê chuẩn quyết toán ngân sáchđịa phương Riêng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh còn có quyền quyết định thuphí ,lệ phí, phụ thu và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của phápluật: quyết định phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội của địa phương do uỷ ban nhân dân cùng cấp trình

Uỷ ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hộiđồng nhân dân, lập dự toán và phương án phân bổ, lập quyết toán ngân sách địaphương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hànhchính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp, tổ chức thực hiện ngânsách Nhà nước theo lĩnh vực trên địa bàn; kiểm tra Nghị quyết của Hội đồngnhân dân cấp dưới về dự toán Ngân sách và quyết toán ngân sách

Các đơn vị dự toán Ngân, sách Nhà nước tổ chức lập dự toán thu chi ngânsách thuộc phạm vi được giao; thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao,hướng dẫn, kiểm tra thực hiện thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc,quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại đơn vị đúng mục đích, tiết kiệm và hiệuquả, chấp hành đúng chế độ kế toán, thống kê, báo cáo tình hình thực hiện ngânsách và báo cáo quyết toán ngân sách theo chế độ

Trang 23

- Vụ Tài chính an ninh - Quốc phòng.

- Vụ Tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính

- Ban Quản lý và tiếp nhận viện trợ quốc tế

- Ban Quản lý ứng dụng tin học

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

- Thanh tra tài chính

Các đơn vị khác trực thuộc: Học viện Tài chính, trường Cao đẳng Tàichính Kế toán,

1.2.5.3 Tổ chức bộ máy quản lý Tài chính công chuyên ngành trực thuộc Bộ Tài chính

Trong mục này chỉ xét đến hệ thống thuế Nhà nước và Kho bạc Nhà nước

Hệ thống thu thuế Nhà nước.

Hệ thống thu thuế Nhà nước được thành lập trực thuộc Bộ Tài chính đểquản lý thống nhất trong cả nước công tác thu thuế và các khoản thu khác của

Trang 24

Ngân sách Nhà nước.

Hệ thống thu thuế Nhà nước được tổ chức như sau:

-Ở Trung ương có Tổng cục thuế trực thuộc Bộ tài chính Bộ máy giúpviệc cơ quan Tổng cục gồm một số phòng chức năng và phòng nghiệp vụ

-Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các Cục thuế trực thuộcTổng cục thuế , đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của UBND cùng cấp

-Ở các quận, huyện có Chi cục thuế thuộc Cục thuế, đồng thời chịu sự chỉđạo song trùng của UBND cùng cấp

Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp

Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ Ngânsách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính công, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ, huyđộng vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển

Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất như sa u:

- Ở Trung ương có Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính Bộ máykho bạc Nhà nước ở Trung ương gồm một số Vụ chức năng và nghiệp vụ (kể cảvăn phòng kho bạc Nhà nước, Trung tâm thông tin - tin học)

- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Kho bạc Nhà nước trực thuộcKho bạc Nhà nước ở Trung ương

- Ở quận, huyện, thị xã có Kho bạc Nhà nước trực thuộc Kho bạc Nhànước ở tỉnh, thành phố

- Bộ máy quản lý tài chính công đang được đổi mới cho phù hợp với côngcuộc cải cách nền hành chính Quốc gia

Trang 26

CHƯƠNG 2 QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.1 QUẢN LÝ THU THUẾ

2.1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế

2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế

Sự ra đời của thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại

và phát triển của Nhà nước Mỗi Nhà nước ở mỗi giai đoạn lịch sử có bản chất,chức năng và nhiệm vụ cụ thể không giống nhau, nhưng đều phải bảo đảm quốcphòng - an ninh, môi trường pháp luật, tu sửa đê điều, phòng chống dịch bệch

Vì vậy, Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mình, trước hết là quyền lực chínhtrị, để quy định các khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước đối với các thể nhân

và pháp nhân trong xã hội nhằm bảo đảm điều kiện vật chất duy trì sự tồn tại vàthực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Một trong những khoản đónggóp bắt buộc đó được gọi là thuế

Thuế có thể thu bằng tiền, bằng hiện vật hoặc bằng ngày công lao động.Với sự mở rộng không ngừng chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và sự pháttriển mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá - tiền tệ; hệ thống thuế của các quốc gia đãkhông ngừng phát triển và thuế thu bằng tiền trở thành hình thức thu phổ biến.Như vậy có thể khẳng định Nhà nước và thuế khoá là hai phạm trù gắn bóhữu cơ với nhau Nhà nước tồn tại tất yếu phải có thuế để đảm bảo điều kiện vậtchất cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước Đồng thời, sự phát triển hệthống thuế của các quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ

Xét về nội dung vật chất, thuế nhà nước là một bộ phận của cải xã hộiđược tập trung vào quỹ NSNN, mà thực chất là một bộ phận của cải từ khu vực

tư được chuyển vào khu vực công nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn tại,hoạt động của bộ máy nhà nước và các chi phí công cộng đem lại lợi ích chungcho cộng đồng

Về bản chất kinh tế xã hội, thuế nhà nước thuộc phạm trù phân phối củacải xã hội chứa đựng các quan hệ kinh tế xã hội giữa Nhà nước và các chủ thểtrong xã hội Các quan hệ kinh tế này nảy sinh một cách khách quan và có ýnghĩa xã hội đặc biệt là các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc mộtphần của cải của mình cho Nhà nước theo đúng quy định do chính Nhà nước

Trang 27

ban hành mà không gắn với bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả số thuế đãnộp theo luật định hoặc cung cấp trực tiếp hàng hoá và dịch vụ cho người nộpthuế từ phía Nhà nước.

Như vậy, có thể hiểu thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phục vụ cho lợi ích công cộng.

Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của

nó Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối và được thể hiện ra là cácđặc điểm của thuế Nghiên cứu các đặc điểm của thuế cho phép chúng ta hiểu rõhơn bản chất của thuế và phân biệt thuế với các khoản thu khác của NSNN

Đặc điểm của thuế

- Thuế là một khoản thu của NSNN mang tính bắt buộc.

Tính bắt buộc của thuế là tất yếu khách quan xuất phát từ đặc tính củahàng hoá công cộng Với đặc tính của hàng hoá công cộng là có thể sử dụngchung và khó có thể loại trừ, Nhà nước luôn là chủ thể cung cấp đại bộ phậnhàng hoá công cộng cho xã hội nhằm đảm bảo độ thoả dụng tối đa của xã hội.Song không ai tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởng hàng hoá công cộng doNhà nước đầu tư cung cấp như quốc phòng, môi trường pháp luật, phòng dịchbệnh, tu sửa đê điều Vì vậy, để bảo đảm nhu cầu chi tiêu công cộng, tất yếuNhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để bắt buộc các thể nhân và phápnhân phải nộp thuế cho Nhà nước

Tính bắt buộc của thuế thể hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp của mọithể nhân và pháp nhân đối với lợi ích công cộng của toàn xã hội và được thể chếhoá trong hiến pháp của mọi quốc gia Nhà nước ấn định, ban hành các luật thuế

và tổ chức bộ máy quản lý thu thuế; các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ thựchiện theo đúng luật định Thể chế hoá thu nộp thuế bằng các văn bản pháp luậtmột mặt thể hiện tính pháp lý cao của thuế, mặt khác nhằm tránh tuỳ tiện trongviệc thu thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

- Thuế là khoản thu của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp.

Thuế không gắn trực tiếp với lợi ích cụ thể mà người nộp thuế được hưởng

từ hàng hoá công cộng do Nhà nước cung cấp Các thể nhân, pháp nhân thựchiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo luật định không có quyền đòi hỏi Nhànước phải cung cấp trực tiếp cho họ một lượng hàng hoá dịch vụ nào đó hoặc

Trang 28

hoàn trả số thuế họ đã nộp đúng theo luật định Mức độ chuyển giao thu nhậpcủa các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước thông qua thuế được xác định dựatrên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển đất nước và nhu cầu tàichính chung của Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.

Đặc điểm này giúp ta phân biệt thuế với các khoản thu phí, lệ phí củaNSNN Phí và lệ phí cũng là các khoản thu mang tính bất buộc của NSNN,nhưng tính bắt buộc của phí và lệ phí gắn trực tiếp với việc khai thác và hưởngthụ lợi ích từ những dịch vụ công cộng nhất định do Nhà nước cung cấp

Tuy vậy, thuế là một khoản động viên của Nhà nước mang tính chất hoàntrả gián tiếp Sự hoàn trả này được thể hiện thông qua việc khai thác hưởng thụlợi ích từ hàng hoá công cộng do Nhà nước đầu tư cung cấp của các thể nhân vàpháp nhân trong xã hội

-Thuế là một hình thức phân phối của cải xã hội chứa đựng các yếu tố chính trị - kinh tế- xã hội.

Nhà nước đánh thuế thực chất là Nhà nước tham gia vào phân phối thunhập của các thể nhân, pháp nhân nhằm tập trung một bộ phận tổng sản phẩmquốc dân vào trong tay Nhà nước và điều tiết thu nhập giữa các thể nhân, phápnhân

Nhà nước và thuế khoá là hai phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau, chínhsách thuế của một quốc gia luôn gắn liền với bản chất chính trị của Nhà nước vàlợi ích của nọi thể nhân, pháp nhân; vì vậy, chính sách thuế luôn chứa đựng yếu

tố chính trị - kinh tế - xã hội rộng lớn

Nguồn thu của thuế là kết quả của các hoạt động kinh ê - xã hội và thuế

có tác động đến lợi ích của mọi chủ thể rong xã hội, tác động đến mọi hoạtđộng kinh tế - xã hội ìhư tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, xuất nhập khẩu, giá cả,thị rường, việc làm, thất nghiệp, công bằng xã hội

2.1.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

Với những đặc điểm vốn có như đã phân tích ở trên, thuế có vai trò làcông cụ chủ yếu trong việc tập trung nguồn lực vào NSNN đáp ứng các nhu cầuchi tiêu của Nhà nước và thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế

Nhà nước có thể thực hiện phát hành tiền, vay trong nước hoặc vay ngoài nước,bán tài sản quốc gia và đánh thuế để huy động nguồn lực nhằm duy trì sự tồntại của bộ máy và trang trải các chi phí thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

Trang 29

mình Phát hành tiền để chi tiêu là biện pháp đơn giản nhất, song việc pháthành tiền thiếu cơ sở vật chất đảm bảo sẽ gây hậu quả tiêu cực đối với các quátrình kinh tế xã hội Vay nợ trong nước hay ngoài nước, suy cho cùng thì cũngphải tìm nguồn để trả nợ, không chỉ nợ gốc mà cả tiền lãi và nếu vay ngoàinước còn bị lệ thuộc vào bên ngoài về chính trị - kinh tế ở mức độ nhất định.Tài sản quốc gia cũng chỉ có giới hạn nhất định, nên việc bán tài sản quốc giakhông thể coi là biện pháp chủ yếu để huy động nguồn lực cho Nhà nước Dovậy, ở hầu hết các quốc gia, thuế là công cụ giữ vai trò chủ yếu trong việc huyđộng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với việc mở rộng chức năng của Nhànước, thuế đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điềuchỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân Tuỳ thuộc vào thực trạng kinh tế - xã hộitrong từng thời kỳ, Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh chính sách thuế nhằmthực hiện mục tiêu điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân như điều chỉnh chu kỳkinh tế, cơ cấu kinh tế theo ngành và theo vùng lãnh thổ, giá cả, tiết kiệm, đầu

tư, việc làm, xuất nhập khẩu, phân phối lại thu nhập, tổng cung, tổng cầu

Sự phát triển của một nền kinh tế luôn mang tính chu kỳ Giai đoạn suythoái kinh tế, Nhà nước có thể giảm thuế để tăng cầu, khuyến khích đầu tư mởrộng sản xuất kinh doanh nhằm khôi phục sự tăng trưởng của nền kinh tế Ngượclại, giai đoạn nền kinh tế phát triển quá nóng có nguy cơ dẫn đến mất cân đối vàmất ổn định; Nhà nước có thể tăng thuế để thu hẹp đầu tư nhằm đảm bảo cácquan hệ cân đối và giữ vững nhịp độ tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Bằng việc ban hành các sắc thuế cụ thể với những quy định về đối tượng,phạm vi điều chỉnh, thuế suất, các trường hợp ưu đãi và miễn giảm thuế; Nhànước có thể thực hiện được mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo ngành vàvùng lãnh thổ, điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hoặctiết kiệm, điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư giảm sự bất bình đẳng vềthu nhập trong xã hội

Tuy vậy, thuế có tác động thuận nghịch đồng thời đến các mục tiêu kinh tế

- xã hội vĩ mô, nên khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế,Nhà nước cần phải xem xét thận trọng tác động tổng hợp của việc điều chỉnhchính sách thuế đến các mục tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô

2.1.3 Hệ thông thuế và các tiêu thức thiết lập một hệ thống thuế

Quá trình tái sản xuất đã tạo ra sự vận động không ngừng của dòng luân

Trang 30

chuyển thu nhập trong nền kinh tế thị trường Chính dòng luân chuyển thu nhậptrong nền kinh tế đòi hỏi phải thiết lập các sắc thuế khác nhau với đối tượng nộpthuế và cơ sở đánh thuế khác nhau, nhằm bao quát đầy đủ mọi nguồn thu và có

sự điều tiết phù hợp với từng nguồn thu phát sinh và vận động trong nền kinh tế

Vì vậy, ở các quốc gia đều có nhiều sắc thuế khác nhau, chúng có quan hệ mậtthiết với nhau và hợp thành một hệ thống thuế

Tuỳ theo bản chất chính trị của Nhà nước và trình độ phát triển kinh tế

-xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn, mà mỗi quốc gia đều có nhữngcăn cứ thiết lập một hệ thống thuế riêng nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thểcủa mình

Trong tác phẩm “Nghiên cứu về bản chát và nguyên nhân giầu có củanhân loại”, Adam Smith (1723 - 1790), nhà kinh tế học người Anh đã đưa racác nguyên tắc cơ bản để xây dựng một hệ thống thuế tối ưu là đánh thuế phảiphù hợp với khả năng và sức lực của dân cư, mức thuế và thời hạn thanh toánthuế phải được xác định một cách hợp lý, các chi phí thu nộp thuế phải thấpnhất Kế thừa, bổ sung và phát triển các nguyên tắc cơ bản xây dựng một hệthống thuế tối ưu của Adam Smith, các nhà kinh tế học hiện đại đã đưa ra cácchuẩn mực có ý nghĩa là kim chỉ nam cho các quốc gia trong việc thiết lập hệthống thuế gắn với yêu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại và đòi hỏi củamột xã hội dân chủ Sau đây là các tiêu thức chủ yếu thiết lập và đánh giá một

hộ thống thuế

-Tính hiệu quả

Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường đã khẳng định sự cần thiếtphải kết hợp giữa “Bàn tay vô hình” và sự can thiệp của Nhà nước đối với nềnkinh tế nhằm điều chỉnh và định hướng cho sự vận động của các nguồn lực củatoàn xã hội để bảo đảm sự phát triển bền vững, hiệu quả và công bằng

Hệ thống thuế đảm bảo được tính hiệu quả đối với nền kinh tế khi giảmthiểu được những tác động tiêu cực của thuế trong phân bổ nguồn lực vốn đã đạtđược ,hiệu quả dưới tác động của cơ chê thị trường; đồng thời, phát huy đượctác động tích cực trong điều chỉnh lại những phân bổ nguồn lực chưa đạt hiệuquả nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô của nền kinh tế quốc dân.Cũng như mọi hoạt động kinh tế - xã hội, tổ chức quản lý thu thuế tất yếuphải phát sinh chi phí Vì vậy, tính hiệu quả của hệ thống thuế còn được đánhgiá đối với cả công tác quản lý thu thuế Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế

Trang 31

được xem xét trong mối quan hệ giừa mức chi phí tổ chức quản lý thu thuế và sốthuế được tập trung vào NSNN Chi phí tổ chức quản lý thu thuế càng thấp và sốthuế tập trung vào NSNN càng lớn thì tính hiệu quả của hệ thống thuế càng cao.Chí phí tổ chức quản lý thu thuế là các chi phí hành chính phát sinh trong quátrình tổ chức quản lý thu thuế Nó bao gồm các chi phí trực tiếp của các cơ quanquản lý thu thuế và chi phí từ phía người nộp thuế Mức độ phát sinh các chi phíhành chính thuế phụ thuộc vào tính đơn giản hay phức tạp của hệ thống thuế vàtừng sắc thuế, quy trình tổ chức quản lý thu nộp thuế có hợp lý hay không?

- Tính công bằng

Công bằng là một yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển của xãhội Thuế có tác động đến lợi ích của mọi chủ thể trong xã hội Vì vậy, để đảmbảo tính khả thi của hệ thống thuế và ổn định chính trị - kinh tế - xã hội, tínhcông bằng của hệ thống được đặt ra là tất yếu

Các nhà kinh tế cho rằng tính công bằng của hệ thống thuế được xem xéttrên hai giác độ là công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc.Công bằng theo chiều ngang là sự đối xử về thuế như nhau đối với các thể nhân,pháp nhân có tình trạng và khả năng nộp thuế giống nhau Công bằng theo chiềudọc là sự đối xử về thuế khác nhau đối với các thể nhân, pháp nhân có tìnhtrạng và khả năng nộp thuế khác nhau; thể nhân, pháp nhân nào có khả năngnộp thuế cao thì phải nộp thuế cho Nhà nước nhiều hơn

Trong thực tiễn khó có thể tìm ra những thước đo hay chuẩn mực chuẩnxác để đánh giá tình trạng và khả năng nộp thuế của các thể nhân và pháp nhân

Vì vậy, việc đánh giá một hộ thống thuế được gọi là công bằng không phải làmột công việc dễ dàng Công bằng trong thuế khoá tuỳ thuộc vào nhận thức vàquan điểm của mỗi Chính phủ Thước đo đánh giá tình trạng và khả năng nộpthuế của các thể nhân và pháp nhân thường được các quốc gia sử dụng là thunhập, mức tiêu dùng và tài sản

- Tính ổn định

Tính ổn định hệ thống thuế được hiểu là hệ thống thuế và từng sắc thuếđược ban hành và thực thi trong thực tiễn trong một khoảng thời gian thích hợp,hạn chê việc sửa đổi bô sung từng săc thuê một cách thường xuyên, ban hànhsắc thuê mới phải thông báo trước và có thời gian chuẩn bị thực thi thích hợp.Tính ổn định của hệ thống thuế là một đòi hỏi chính đáng từ phía ngườithực hiện nghĩa vụ nộp thuê và yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô Sự ổn định của hệ

Trang 32

thống thuế là điều kiện quan trọng để ổn định môi trường đầu tư kinh doanh,đảm bảo điều kiện để các thể nhân và pháp nhân lựa chọn kinh doanh và quyếtđịnh đầu tư

Chính sách thuế luôn được đòi hỏi phải phù hợp với thực trạng kinh tế - xãhội Thực trạng kinh tế - xã hội là bất định Vì vậy, tính ổn định của thuế đòihỏi việc xây dựng và cải cách hệ thống thuế phải có cách nhìn toàn diện và dàihạn để đón trước được xu hướng vận động của nền kinh tế quốc dân

-Tính thuận tiện

Tính thuận tiện của hệ thống thuế được hiểu là hệ thống thuế và từng sắcthuế phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực thi, dễ quản lý và có khả năng tựđiều chỉnh nhất định

Hộ thống thuế phải đảm bảo tính thuận tiện là một đòi hỏi khách quannhằm đảm bảo tính khả thi của hệ thống thuế trong thực tiễn, động viên nguồnlực tài chính vào NSNN ở mức cao nhất với chi phí hành thu thấp nhất, hạn chếcác trường hợp tiêu cực có thể xảy ra, phù hợp với trình độ của người nộp thuế

và cán bộ quản lý thu thuế

2.1.4 Các yếu tô cấu thành của một sắc thuế và phân loại thuế

Vai trò to lớn của thuế chỉ được phát huy khi từng sắc thuế và cả hệ thốngthuế được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội Mộtsắc thuế chỉ đảm bảo tính thực thi khi nội dung của nó bao hàm đầy đủ các yếu

tố cấu thành cần thiết Nội dung của một sắc thuế nói chung bao gồm các yếu tốcấú thành cơ bản là tên gọi, đối tượng nộp thuế, cơ sở đánh thuế, thuế suất, quytrình khai báo và nộp thuế

Tên gọi của một sắc thuế thường gắn với đối tượng tính thuế hoặc nộidung chủ yếu của sắc thuế

Một sắc thuế quy định thể nhân, pháp nhân nào có nghĩa vụ thực hiện khaibáo và nộp thuế cho Nhà nước thì thể nhân, pháp nhân đó là đối tượng nộp thuếcủa sắc thuế đó

Cơ sở đánh thuê của một sắc thuế cho biết sắc thuế đó được tính trên cái

gì Thuế suất là mức thuế được ấn định trên một đơn vị đối tượng tính thuê ápdụng cho đối tượng nộp thuế cụ thể

Quy trình khai báo và thu nộp thuê xác định về nghĩa vụ, trách nhiệm kêkhai và cách thức, thời hạn thu nộp thuế vào NSNN của đối tượng nộp thuê và

Trang 33

các cơ quan hữu quan.

Ngoài các yếu tố cấu thành cơ bản nói trên, tuỳ theo từng sắc thuế cụ thể

mà các sắc thuế còn có thể có những yêu tố cấu thành cần thiết khác như giátính thuế, chế độ ưu đãi và miễn giảm thuế

Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu xây dựng hệthống thuế trong từng giai đoạn cụ thể mà số lượng các sắc thuế trong hệ thốngthuế của các quốc gia là không giống nhau Tuy vậy, để phân tích tác động củathuế tới các quá trình kinh tê - xã hội nhằm xây dựng, điều chỉnh hệ thống thuêmột cách phù họp và phục vụ cho công tác quản lý thuế, người ta có thể lựachọn nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại các sắc thuế

- Phân loại thuế theo khả năng chuyển giao gánh nặng thuế

Khả năng chuyển giao gánh nặng thuế là khả năng người nộp thuế theoluật định có thể chuyển giao số thuế họ phải nộp theo luật định cho người khácchịu hay không Một sắc thuế, mà người nộp thuế theo luật định không có khảnăng chuyển giao sô' thuế họ phải nộp theo luật định cho người khác chịu thìđược gọi là thuế trực thu Ngược lại, một sắc thuế, mà người nộp thuế theo luậtđịnh có khả năng chuyển giao số thuế họ phải nộp theo luật định cho ngườikhác chịu thì được gọi là thuế gián thu Tuy nhiên việc phân định thuế trực thu

và thuế gián thu cũng chỉ mang tính chất tương đối

Thuộc loại thuế trực thu trong hệ thống thuế hiện hành ở nước ta bao gồmcác sắc thuế: thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế TNDN, các sắcthuế đánh vào tài sản sở hữu của các thể nhân và pháp nhân Thuộc loại thuếgián thu trong hệ thống thuế hiện hành ở nước ta bao gồm các sắc thuế: thuếGTGT, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu

- Phân loại thuế theo cơ sở đánh thuế

Cơ sở đánh thuế của một sắc thuế chỉ rõ sắc thuế đó đánh trên cái gì Căn

cứ vào cơ sở đánh thuế, hộ thống thuế của các quốc gia thường bao gồm: thuếthu nhập, thuế tiêu dùng và thuế tài sản

Thuộc loại thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có cơ sở đánh thuế là thunhập Thu nhập của các thể nhân, pháp nhân có thể là thu nhập từ tiền lương,tiền công; thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợitức và các thu nhập khác Thu nhập là cơ sở đánh thuế có thể là của cá nhânhoặc của một doanh nghiệp, công ty Vì vậy, thuế thu nhập cũng bao gồm nhiềusắc thuế như thuế lương, thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN

Trang 34

Thuộc loại thuế tiêu dùng bao gồm các sắc thuế có cơ sở đánh thuế làphần thu nhập được đem ra tiêu dùng của các thể nhân, pháp nhân Thu nhậpcủa các thể nhân, pháp nhân có thể được đem ra tiêu dùng phục vụ cho đời sốnghoặc phục vụ cho sản xuất kinh doanh Thuế tiêu dùng bao gồm nhiều sắc thuếkhác nhau như thuế doanh thu, thuế GTGT, thuế TTĐB

Thuế tài sản là loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản của các thểnhân, pháp nhân Tuy nhiên, không phải mọi tài sản của các thể nhân và phápnhân đều bị đánh thuế tài sản, mà tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội trongtừng thời kỳ mà mỗi quốc gia có sự lựa chọn đánh thuế tài sản đối với những tàisản nhất định Tài sản của các thể nhân, pháp nhân có thể biểu hiện dưới dạng làchứng khoán, thương phiếu, nhà cửa, đất đai, máy móc, xe cộ, thiết bị kỹ thuật,nhãn hiệu Thuộc loại thuế tài sản bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau như thuếnhà, thuế đất và các sắc thuế đánh vào các tài sản khác

2.1.5 Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam

Trước năm 1990, ở Việt Nam thu NSNN chủ yếu từ kinh tế quốc doanh vàđược thực hiện dưới hình thức thu quốc doanh và trích nộp lợi nhuận Thuế chỉ

áp dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh với một số sắc thuế như thuế nôngnghiệp, thuế công thương nghiệp, thuế môn bài Thời kỳ này, vai trò của thuếrất hạn chế trên cả phương diện huy động nguồn lực cho NSNN và phương diệnđiều tiết vĩ mô nền kinh tế

Trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, cải cách thuế được bắt đầu thực hiện

từ năm 1990 với quan điểm và mục tiêu là đảm bảo sự bình đẳng giữa các thànhphần kinh tế, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong điều kiện mở cửa và hộinhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới Việt nam đã hoànthành cải cách thuế bước một (1990 - 1995) cải cách thuế bước 2 (1996 - 2001)

và đang thực hiện cải cách thuế bước 3 bắt đầu từ năm 2002

Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam bao gồm:

-Luật Thuế Giá trị gia tăng

-Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt

-Luật Thuế Xuất khẩu, nhập khẩủ

-Luật Thuê Thu nhập doanh nghiệp

- Pháp lệnh Thuế Thu nhập đối với người có thu nhậpcao

-Luật Thuê Sử đụng đất nông nghiệp

Trang 35

-Pháp lệnh Thuế Tài nguyên

-Pháp lệnh Thuế Nhà đất

-Các sắc thuê khác như thuế môn bài

Cùng với quá trình sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các sắc thuế,

từ năm 1990, Việt Nam còn có nhiều thỏa thuận và cam kết quốc tế về thuế,chẳng hạn như hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, cam kết cắt giảm thuế nhậpkhẩu theo hiệp định CEPT

Sau đây là một số nội dung cơ bản của những sắc thuế quan trọng

2.1.5.1 Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụphát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinhdoanh và tiêu dùng ở Việt Nam; trừ những hàng hoá, dịch vụ thuộc diện khôngchịu thuế GTGT Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT là cáchàng hoá và dịch vụ thuộc các ngành nghề đang còn khó khăn cần khuyến khíchphát triển, các hàng hoá và dịch vụ thuộc các hoạt động không mang tính chấtkinh doanh vì lợi nhuận hoặc thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xãhội và nhân đạo, một số hàng hoá và dịch vụ thiết yếu không đặt vấn đề điều tiếttiêu dùng

Đối tượng nộp thuế GTGT là các cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu.Các cơ sở kinh doanh là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanhhàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề,hình thức, tổ chức kinh doanh Người nhập khẩu là tổ chức, cá nhân có nhậpkhẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất

Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT là giá chưa

có thuế GTGT; nhưng bao gồm cả thuế TTĐB, thuế nhập khẩu và cả khoản phụthu hoặc phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh đượchưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN

Gía chưa có thuế = Giá thanh toán

Trang 36

GTGT 1+ Thuế suất GTGT

Thuế suất thuê GTGT gồm 3 mức:

-Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoàihoặc vào các khu chế xuất và các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quyđịnh của Chính phủ

- Mức thuế suất 5% áp đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu nhưphân bón, quặng đê sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thíchtăng trưởng vật nuôi, cây trồng; thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho

y tế

- Mức thuế suất 10% là mức thuế suất phổ biến và áp dụng đối với các loạihàng hóa, dịch vụ còn lại như điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất, kinhdoanh điện bán ra; sản phẩm điện tử; sản phẩm cơ khí tiêu dùng; đồ điện tiêudùng; sản phẩm bằng da, giả da; xây dựng, lắp đặt

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

- Phương pháp khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế GTGT thực chất là trừ đi thuế GTGT đầu vào mà cơ sở kinhdoanh đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ bán rakhi tính số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải nộp cho hàng hoá, dịch vụ bánra

Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thànhlập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác đã thực hiện đầy đủ các điều kiện

về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấutrừ

Thời điểm tính thuế GTGT đầu ra phát sinh là thời điểm cơ sở kinh doanh

đã chuyển giao quyền sở hữu (quyền sử dụng đối với trường hợp bán theo hìnhthức trả góp) hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người mua, không phân biệt người

Trang 37

mua đã trả hay chưa trả tiền.

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừthuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ ghi rõgiá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán.Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuếGTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra tính trên giá thanh toán ghitrên hoá đơn, chứng từ

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụdùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT

-Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT

Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT là cá nhân sảnxuất, kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanhtại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.

Số thuế GTGT phải

GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế X Thuế suất

- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ và theo công thức sau:

GTGT của hàng

Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra -

Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra

- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch

vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT được xác định theo công thức sau:

GTGT của hàng

hóa, dịch vụ =

Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ X

Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu

- Đối với cá nhân, hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy

đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hìnhkinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; GTGT được xác địnhtheo công thức:

Trang 38

GTGT của hàng

hóa, dịch vụ =

Doanh thu cơ quan quản lý thuế ấn định

X Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu

Đăng ký, khai và nộp thuế giá trị gia tăng

Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu phải đăng ký nộp, khai và nộp tờkhai, nộp thuê GTGT vào NSNN đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định củapháp luật

Hoàn thuế giá trị gia táng

Hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh số tiền thuếGTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưađược khấu trừ trong kỳ tính thuế; tức là trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh có

số thuế GTGT được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch

vụ bán ra

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừthuế trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết thìđược xét hoàn thuế

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuê theo phương pháp khấu trừthuế trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có sô thuế GTGT đầu vàocủa hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệuđồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng

Cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuếtheo phương pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạtđộng, chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lênđược xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm Số thuế GTGT đầu vào của tài sảnđầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoànthuế từng quý

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừthuế có dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vàohoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, có số thuế GTGT củahàng hóa, dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên được xéthoàn thuế theo quý Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêngcho dự án đầu tư

Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải

Trang 39

thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp nhànước có thuế GTGT nộp thừa, số thuế GTGT đầu vào chưa đuợc khấu trừ hếtđược xét hoàn thuế.

Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩmquyền theo quy định của pháp luật

2.1.5.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế TTĐB là loại thuế tiêu dùng đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ đặcbiệt nằm trong danh mục do Nhà nước quy định

Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB bao gồm thuốc lá điếu, xì gà;rượu; bia; ô tô dưới 24 chỗ ngôi; xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phâm táihợp (reíomiade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng; điều hòanhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; bài lá; vàng mã, hàng mã

Dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB bao gồm dịch vụ kinh doanh vũtrường, massage, karaoke; kinh doanh casinô, trò chơi bằng máy jackpot; kinhdoanh giải trí có đặt cược; kinh doanh gôn (bán thẻ hội viên, vé chơi gôn);kinh doanh xổ số

Hàng hoá quy định trên không phải chịu thuế TTĐB trong trường hợphàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài baogồm cả hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất; hàng hóa do cơ sởsản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theohợp đồng kinh tế; hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm;hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợkhông hoàn lại

Đối tượng nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hànghóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuếTTĐB và thuế suất thuế TTĐB

Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB X Thuế suất

Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa sản xuất trong nước, dịch vụ chịuthuế TTĐB là giá bán hàng hoá, dịch vụ chưa có thuế TTĐB và chưa có thuếGTGT, bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ

Trang 40

sở được hưởng.

Giá bán chưa có thuế GTGT Giá tính thuế TTĐB =

1 + Thuê suất thuê TTĐB

Hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB bao gồm giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu.

Thuế suất thuế TTĐB được quy định áp dụng cho từng hàng hoá dịch vụtuỳ theo tính chất kinh tế xã hội của từng hàng hoá, dịch vụ và không phân biệthàng hóa nhập khẩu hay hàng hóa sản xuất trong nước

Biểu thuế TTĐB theo quy định của Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày04/12/2003 của Chính phủ quy định như sau: Mức thuế suất TTĐB áp dụng đốivới ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống là 80%; thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủyếu bằng nguyên liệu nhập khẩu, xì gà là 65%; thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuấtchủ yếu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước là 45%; thuốc lá điếu không đầulọc là 25%; rượu từ 40 độ trờ lên là 75%; bia chai, bia hộp, bia tươi là 75%;kinh doanh gôn; bán thẻ hội viên, vé chơi gôn là 10%

Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế TTĐB phải nộp đối với đối tượng nộpthuế trong trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thựchiện không đúng chế độ hóa đơn chứng từ; không kê khai hoặc quá thời gianquy định gửi tờ khai, đã được thông báo nhắc nhở nhưng vẫn không thực hiệnđúng, đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ xác định sốthuế TTĐB; từ chối xuất trình sổ kế toán, hóa đơn chứng từ và các tài liệu cầnthiết liên quan tới việc tính thuế TTĐB; kinh doanh nhưng không có đăng kýkinh doanh, không đăng ký kê khai nộp thuế mà bị kiểm tra, phát hiện; kê khaigiá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB không đúng giá thực tế Cơquan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ

sở hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng ngànhnghề, có quy mô kinh doanh tương ứng để ấn định số thuế phải nộp đối với từng

cơ sở trong các trường hợp nêu trên

-Miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt

Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB

Ngày đăng: 03/05/2017, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w