1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Kế toán và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh cà mau

115 746 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 588,32 KB

Nội dung

Để tạo dựng cho mình một năng lực cạnh tranh đủ mạnh và bền vững, việcquản trị chiến lược Ngân hàng cũng như chiến lược huy động tiền gửi dân cưđược đặt ra và các Ngân hàng cần phải đưa

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàngtrường Đại Học Tây Đô, được sự giúp đỡ quý báu, tận tình của các thầy, cô cùngvới Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau, em

đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với quý thầy, cô đã luôn hếtlòng dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản đến kỹ năng chuyên môncủa từng môn học trong suốt quá trình học tập tại trường, để em vận dụng vàotrong bài báo cáo thực tập của mình, được tiếp xúc thực tế công việc của mìnhtrong tương lai Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Thái Thị BíchTrân, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bàibáo cáo này

Qua thời gian thực tập, em đã có được một thời gian thực tập quý báu, đượctiếp xúc với một môi trường làm việc năng động Em xin chân thành cảm ơn các

cô, chú, anh, chị trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh CàMau đã giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá trình em thực tập tại quý Ngân hàng.Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện bài báo cáo này, song với nhậnthức, khả năng, kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót nhấtđịnh về nội dung lẫn hình thức Kính mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ýkiến của quý thầy cô để em có thể bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụtốt hơn cho công tác thực tế sau này

Em xin kính chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo cùng toàn thể quý anh chịtrong Ngân hàng dồi dào sức khoẻ và thành công trong cuộc sống

Xin chân thành cám ơn!

Cần Thơ, ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thảo My

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan:

1 Nội dung của bài báo cáo thực tập: “Kế toán và phân tích nghiệp vụ huyđộng tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh CàMau” là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô Thái Thị Bích Trân

2 Mọi tham khảo trong bài báo cáo đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,thời gian, địa điểm công bố

3 Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài báo cáo thực tập của mình

Cần Thơ, ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thảo My

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài thực hiện kế toán và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tạiNgân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau Thôngqua thực hiện công tác kế toán và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cưtại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau, từ

đó đưa ra những nhận xét và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kếtoán và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Đề tài gồm

có 5 chương:

Chương 1: Mở đầu

Đặt vấn đề nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu của đề tài, phương pháp, phạm vinghiên cứu và bố cục đề tài nghiên cứu kế toán và phân tích nghiệp vụ huy độngtiền gửi dân cư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chinhánh Cà Mau

Chương 2: Cơ sở lý luận

Nêu khái quát cơ sở lý luận về kế toán và phân tích nghiệp vụ huy động tiềngửi dân cư bao gồm khái niệm về vốn và tầm quan trọng của huy động vốn, nộidung cơ bản của kế toán huy động vốn, phân tích hiệu quả huy động tiền gửi dân

cư, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi dân cư

Chương 3: Thực trạng kế toán và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân

cư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau.Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn ThươngTín Chi nhánh Cà Mau: quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ

cơ bản và định hướng, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, tổ chức công tác kế toán;thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển; thực trạng, đánh giá hiệu quảhuy động tiền gửi dân cư

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán và hiệu quả huy động tiềngửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau

Đánh giá thực trạng kế toán tiền gửi dân cư, trong đó nêu những kết quả đạtđược, vấn đề tồn tại, nguyên nhân chủ yếu, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả huy động tiền gửi dân cư và hoàn thiện công tác kế toán

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 4

Rút ra kết luận và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện và khắc phụccông tác kế toán và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàngthương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau.

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cà Mau, ngày tháng năm

GIÁM ĐỐC

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày tháng năm

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Ký, họ tên)

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP v

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN vi

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG xii

DANH MỤC SƠ ĐỒ xiii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xv

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2

1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu của khoá luận 4

1.4.1 Giới hạn về nội dung 4

1.4.2 Giới hạn về đối tượng 4

1.4.3 Giới hạn về không gian 4

1.4.4 Giới hạn về thời gian 4

1.5 Cấu trúc của khoá luận 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

2.1 Vốn và tầm quan trọng của huy động vốn 5

2.1.1 Vốn của NHTM 5

Trang 8

2.1.2 Vai trò của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 6

2.2 Nội dung cơ bản của kế toán huy động vốn 6

2.2.1 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán huy động vốn 6

2.2.2 Các hình thức huy động vốn 7

2.2.2.1 Phân loại căn cứ theo thời gian 7

2.2.2.2 Phân loại theo đối tượng huy động 8

2.2.2.3 Phân loại theo nghiệp vụ huy động 9

2.2.3 Kế toán tiền gửi dân cư 13

2.2.3.1 Kế toán tiền gửi thanh toán 14

2.2.3.2 Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 17

2.2.3.3 Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 18

2.3 Phân tích hiệu quả huy động tiền gửi dân cư 20

2.3.1 Nội dung và ý nghĩa phân tích 20

2.3.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi dân cư 21

2.3.2.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư 21

2.3.2.2 Phân tích nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư 21

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi dân cư 23

2.4.1 Các nhân tố khách quan 23

2.4.1.1 Yếu tố pháp lý 23

2.4.1.2 Yếu tố kinh tế 24

2.4.1.3 Yếu tố chính trị 24

2.4.1.4 Yếu tố văn hoá, xã hội, dân cư 24

2.4.1.5 Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng 25

2.4.2 Các nhân tố chủ quan 25

2.4.2.1 Các sản phẩm và mạng lưới 25

2.4.2.2 Lãi suất và các dịch vụ gia tăng 26

2.4.2.3 Chất lượng phục vụ, dịch vụ 26

2.4.2.4 Cơ sở vật chất và công nghệ hạ tầng 26

Trang 9

2.4.2.5 Đội ngũ nhân sự 27

2.4.2.6 Danh tiếng và uy tín của Ngân hàng 27

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CÀ MAU 28

3.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau .28 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 28

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản và định hướng phát triển 30

3.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ cơ bản 30

3.1.2.2 Định hướng phát triển 31

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 31

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 31

3.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 32

3.1.4 Tổ chức công tác kế toán 42

3.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 42

3.1.4.2 Hình thức kế toán 46

3.1.4.3 Chính sách, chế độ kế toán, chuẩn mực 46

3.1.4.4 Tổ chức kiểm tra kế toán 47

3.1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 51

3.1.5.1 Thuận lợi 51

3.1.5.2 Khó khăn 52

3.1.5.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh 52

3.1.16 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây 53

3.1.6.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau giai đoạn năm 2013 – 2015 53

3.1.6.2 Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau năm 2013-2015 58

Trang 10

3.1.7 Giới thiệu các sản phẩm tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Chi

nhánh Cà Mau 59

3.2 Thực trạng công tác kế toán huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 66

3.2.1 Văn bản, hồ sơ thực hiện 66

3.2.2 Nguyên tắc kế toán 67

3.2.3 Kế toán giai đoạn cuối ngày giao dịch: 67

3.2.4 Quy trình thủ tục 68

3.2.5 Một số nghiệp vụ phát sinh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 73

3.2.5.1 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 73

3.2.5.2 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 75

3.2.5.3 Tiền gửi thanh toán 77

3.3 Đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 81

3.3.1 Thực trạng huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 81

3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tình hình huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 85

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CÀ MAU 87

4.1 Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 87

4.1.1 Những kết quả đạt được 87

4.1.2 Những vấn đề tồn tại 87

4.1.3 Nguyên nhân chủ yếu 87

4.1.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 89

4.1.4.1 Chính sách Marketing 89

Trang 11

4.1.4.2 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tiền gửi dân cư 89

4.1.4.3 Thực hiện điều chỉnh lãi suất linh hoạt 90

4.1.4.4 Đào tạo trình độ nghiệp vụ nâng cao kỹ năng cho cán bộ, nhân viên .90

4.1.4.5 Công nghệ thông tin Ngân hàng 91

4.2 Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 91

4.2.1 Những kết quả đạt được 91

4.2.2 Những vấn đề tồn tại 92

4.2.3 Nguyên nhân chủ yếu 93

4.2.4 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 93

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

5.1 Kết luận 94

5.2 Kiến nghị 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO xvi

PHỤ LỤC xvii

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau giai đoạn năm 2013 – 2015 53Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau năm 2013-2015 58Bảng 3.3: Bảng huy động tiền gửi dân cư của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ThươngTín Chi nhánh Cà Mau năm 2013 - 2015 81Bảng 3.4: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình vốn huy động tiền gửi dân cư tai Ngân hàng Sacombank Cà Mau năm 2013 - 2015 85

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tiền gửi thanh toán 17

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 18

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 20

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau 32

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán & Ngân quỹ tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cà Mau 43

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ quy trình mô hình giao dịch một cửa 45

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ sổ sách kế toán tại Ngân hàng Sacombank Cà Mau 46

Sơ đồ 3.5 :Sơ đồ quy trình kế toán gửi tiền (mở tài khoản) dân cư 68

Sơ đồ 3.6: Sơ đồ quy trình trả lãi kế toán tiền gửi dân cư 71

Sơ đồ 3.7: Sơ đồ quy trình rút tiền, tất tài khoản kế toán tiền gửi dân cư 72

Trang 14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank Cà Mau

từ năm 2013 - 2015 54 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ huy động tiền gửi dân cư của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau năm 2013 – 2015 82 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau năm 2013 - 2015 83 Biểu đồ 3.4: Biểu đồ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư tại Ngân hàng Sacombank Cà Mau năm 2013 - 2015 84

Trang 15

7 NHTM: Ngân hàng thương mại

8 TGTK: Tiền gửi tiết kiệm

Trang 16

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Huy động vốn, một trong những hoạt động trọng tâm được các Ngân hàngquan tâm hàng đầu trong những năm gần đây vì nền kinh tế có những biến độnglàm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và trạng thái khan hiếm vốn của cácNgân hàng Với hoạt động tài chính “đi vay để cho vay” Ngân hàng như mộttrung gian liên kết các hoạt động kinh tế với nhau và góp phần không nhỏ cho sựphát triển của nền kinh tế nước ta thông qua việc cung cấp tín dụng và các dịch

vụ Ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết về nguồn vốn

Việc thiết lập vốn là mấu chốt của mọi hoạt động kinh doanh và là nguồnsống cấp thiết cho mọi doanh nghiệp tồn tại và hoạt động Xã hội ngày càng pháttriển, nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư được cho là khá lớn đang là điềukiện cho các Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, vấn đề đặt ra

là làm thế nào để khai thác một cách có hiệu quả các nguồn vốn tiềm năng đó đểtạo cơ hội kiếm lời cho cả ba đối tượng: người đi vay, người cho vay và ngườiđầu tư nguồn vốn vay đang là một câu hỏi khó

Qua thực tế cho thấy, việc tăng huy động tiền gửi dân cư đang khiến sức épcạnh tranh của thị trường tài chính trở nên căng thẳng khi mà các Ngân hàng đuanhau cắt giảm lãi suất huy động, thậm chí giảm xuống thấp hơn mức lãi suất huyđộng chưa kể sức ép với các thị trường khác như đầu tư chứng khoán Việc tạo rachiến lược phù hợp tạo lòng tin cho khách hàng luôn là vấn đề thách thức cho cácNgân hàng

Việc cung cấp số liệu thực tế phản ánh tình hình hoạt động của nghiệp vụhuy động tiền gửi dân cư còn là cơ sở giúp nhà quản trị kiểm soát tình hìnhchung một cách hiệu quả và đề ra chiến lược phù hợp, chính xác tạo lòng tin chonhà đầu tư và khách hàng

Để tạo dựng cho mình một năng lực cạnh tranh đủ mạnh và bền vững, việcquản trị chiến lược Ngân hàng cũng như chiến lược huy động tiền gửi dân cưđược đặt ra và các Ngân hàng cần phải đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tốt hơnnhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở công nghệ hiện đại.Xuất phát từ tầm quan trọng trên, em chọn đề tài “Kế toán và phân tíchnghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương TínChi nhánh Cà Mau” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của em

Trang 17

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng kế toán và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân

cư Trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và côngtác kế toán tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu các phương pháp hạch toán nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cưphát sinh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau năm2015

Phân tích, đánh giá thực trạng huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau giai đoạn năm 2013 - 2015 đểthấy được tiềm năng và xu hướng hoạt động của Ngân hàng trong công tác huyđộng tiền gửi dân cư

Đánh giá ưu điểm và tồn tại của công tác kế toán và hiệu quả huy động tiềngửi dân cư tại Ngân hàng Đề xuất một số giải pháp để mở rộng, nâng cao hiệuquả công tác huy động tiền gửi dân cư và hoàn thiện công tác kế toán huy độngtiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp thông qua hồ sơ của phòng kế toán bao gồm chứng

từ, sổ sách,…liên quan đến kế toán và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân

cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau Đồng thờitham khảo các ý kiến của các cô chú, anh chị trong các phòng ban tại Ngân hàng

1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

 Phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối:

– So sánh bằng số tuyệt đối:

– So sánh bằng số tương đối:

+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ:

Mức biến động của lãi suất = Lãi suất kỳ phân tích – Lãi suất kỳ gốc

¿ Lãisuất kỳ phân tích

Lãi suất kỳ kế hoạch x 100 %

Số tương đối hoàn thành

kế hoạch theo tỷ lệ %

Trang 18

So sánh số tương đối hoàn thành kế hoạch là so sánh kết quả vừa tính đượcvới 100%.

+ Số tương đối có điều chỉnh theo hướng quy mô chung:

+ Số tương đối kết cấu:

So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộphận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.+ Số tương đối động thái:

Kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn

 Phương pháp sử dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn:

– Dư nợ/vốn huy động

– Vốn huy động/tổng nguồn vốn

– Tiền gửi dân cư/vốn huy động

 Phản ánh lại thực trạng kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tạiNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau

 Đối chiếu thực trạng kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư vớinhững chuẩn mực, văn bản hiện thời Từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằmnâng cao hiệu quả công tác kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại Ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau

Mức biến động =

tương đối

Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc điều chỉnhx Hệ số

Số tương đối kết cấu

¿Trị số củakỳ phântích Trị số củakỳ gốc

Số tương đối động thái

Trang 19

1.4 Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

1.4.1 Giới hạn về nội dung

Kế toán và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau

1.4.2 Giới hạn về đối tượng

Kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín Chi nhánh Cà Mau

Tình hình huy động tiền gửi dân cư của Ngân hàng giai đoạn năm 2013 đếnnăm 2015

Loại tiền: Việt Nam Đồng

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi dân cư, và hoàn thiện côngtác kế toán huy động tiền gửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương TínChi nhánh Cà Mau

1.4.3 Giới hạn về không gian

Địa bàn nghiên cứu của đề tài là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương TínChi nhánh Cà Mau, địa chỉ: Số 164A, Nguyễn Tất Thành, Phường 8, TP.Cà Mau,

Cà Mau

1.4.4 Giới hạn về thời gian

Thời gian thực hiện nghiên cứu:

- Kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư năm 2015

- Phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư giai đoạn năm 2013 –

2015

Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 10/01/2015 đến ngày 10/04/2015

1.5 Cấu trúc của khoá luận

Khóa luận gồm 5 chương:

Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Thực trạng kế toán và phân tích nghiệp vụ huy động tiền gửi dân

cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán và hiệu quả huy động tiềngửi dân cư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cà Mau

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

(Chế độ Kế toán theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân

Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức cá nhân mà Ngân hàngđang tạm thời quản lý và sử dụng, nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủkhi khách hàng yêu cầu

Vốn huy động tồn tại dưới nhiều hình thức, được Ngân hàng huy động dướinhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là các nguồn sau đây:

- Tiền gửi không kỳ hạn

- Tiền gửi có kỳ hạn

- Tiền gửi tiết kiệm

 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

- Vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, tráiphiếu

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn củaNgân hàng, nó còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ được phản ánh trên bảng cânđối kế toán Hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng mang lại nguồnvốn để Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cungcấp các hoạt động khác cho khách hàng Tuy nhiên, đây là nguồn vốn không ổnđịnh vì nó phụ thuộc vào việc rút tiền của khách hàng Do đó Ngân hàng cần phải

có một khoản dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản và đáp ứng kịp thời khi kháchhàng có nhu cầu rút tiền nhằm đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của Ngânhàng cũng như tránh sự sụt giảm đột ngột về nguồn vốn của Ngân hàng

Trang 21

Là nguồn vốn có tính cạnh tranh mạnh, để thu hút khách hàng các Ngânhàng không ngừng đưa ra các khung lãi suất thật hấp dẫn, điều này tạo nên mộtkhoản chi phí khá cao.

Để đảm bảo một khoảng cách an toàn cho hoạt động của Ngân hàng, trongmối tương quan giữa vốn tự có và vốn huy động, điều 23 pháp lệnh 38/LCT –HĐNN quy định: Tổ chức tín dụng không được huy động quá 20 lần tổng vốn tự

có và quỹ dự trữ Vì nếu chênh lệch này càng lớn thì hệ số an toàn của Ngânhàng càng thấp

Vì những lý do trên các NHTM không được sử dụng nguồn vốn này để đầu

tư mà chỉ dùng riêng cho các hoạt động tín dụng và bảo lãnh

2.1.2 Vai trò của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của Ngân hàng Đây

là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệt Ngân hàng vớicác loại hình doanh nghiệp khác Năng lực của đội ngũ nhân viên cũng như củacác nhà quản lý Ngân hàng trong việc thu hút tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiếtkiệm từ doanh nghiệp và cá nhân là một thước đo quan trọng về sự chấp nhậncủa công chúng đối với Ngân hàng Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản vay và

do đó nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong Ngân hàng.Khi huy động tiền gửi, Ngân hàng phải duy trì dự trữ bắt buộc và sau khi trừ đicác khoản dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, Ngân hàng có thể cho vayphần tiền gửi còn lại Khả năng huy động vốn với mức lãi suất hợp lý cũng nhưkhả năng đáp ứng các yêu cầu xin vay là những chỉ số đánh giá tính hiệu quảtrong quản lý Ngân hàng

Việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng không những đem lại cho Ngânhàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà còn giúp cho Ngân hàng

có thể nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổchức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tạo điều kiện choNgân hàng có căn cứ để quy định mức vốn để đầu tư cho vay vốn đối với nhữngkhách hàng đó Vốn tiền mà Ngân hàng huy động được trên các khoản tiền gửicủa khách hàng còn là cơ sở cho các tổ chức thanh tra, kiểm toán thực hiện đượcnhiệm vụ nhanh chóng, chính xác phát hiện kịp thời tham ô, trốn thuế, lừa đảocủa những doanh nghiệp làm ăn không chính đáng, ngăn chặn những vụ tiêu cực,

xử lý kịp thời những kẻ vi phạm pháp luật

Trang 22

2.2 Nội dung cơ bản của kế toán huy động vốn

2.2.1 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán huy động vốn

Ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ kế toán Ngân hàng nói chung, kếtoán huy động vốn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Kế toán huy động vốn phải thực hiện việc ghi chép phản ánh đầy đủ kịpthời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình huy động vốn (nhận tiềngửi, phát hành giấy tờ có giá,…), tính và trã lãi cho khoản vốn huy động

Tính và trả lãi cho khách hàng phải đúng nguyên tắc, chính xác để đảm bảothu nhập cho Ngân hàng

Kế toán huy động vốn phải có trách nhiệm quản lý toàn bộ hồ sơ huy độngvốn của khách hàng

Kế toán huy động vốn cần phải phối hợp với các nhân viên tín dụng quản lýnguồn vốn huy động đem lại hiệu quả cao cho nguồn vốn huy động, cụ thể: Kếtoán huy động vốn cung cấp thông tin chính xác, kịp thời số liệu về những nguồnvốn huy động ngắn, trung và dài hạn để cán bộ tín dụng có kế hoạch cho vay hợp

lý, đồng thời cung cấp cho Ban Giám đốc quản lý điều hành có hiệu quả

Như vậy kế toán huy động vốn cùng với các nghiệp vụ kế toán Ngân hàngkhác thông qua các hoạt động của mình giúp cho Ngân hàng vừa thực hiện đượcchức năng kinh doanh, vừa phát triển nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế Vớivai trò đó, hệ thống kế toán Ngân hàng nói chung và kế toán huy động vốn nóiriêng cần phải được hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao củakinh doanh Ngân hàng và sự phát triển nền kinh tế

2.2.2 Các hình thức huy động vốn

2.2.2.1 Phân loại căn cứ theo thời gian

Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng vì nó liênquan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy độngcũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng Theo thời gian hình thức huy độngchia thành:

 Huy động ngắn hạn: Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các

NHTM thông qua việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ

và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán… Phần lớn số nàyđược dùng để cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để

Trang 23

cho vay trung hạn Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thườngthấp, tính ổn định kém.

 Huy động trung hạn: Đây là nguồn huy động vốn Ngân hàng qua phát

hành các công cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn(1 năm đến 5 năm) Vốn huy động này Ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài

và thuận tiện Tuy nhiên lãi suất huy động nguồn này thường cao hơn nguồnngắn hạn Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để Ngân hàngthực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi công nghệ và cho vay trung hạn, dài hạnvới lãi suất cao

 Huy động dài hạn: Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của Ngân

hàng trên thị trường vốn Với nguồn huy động này Ngân hàng có thể sử dụng dễdàng, có tính ổn định cao (từ 5 năm trở lên) Do vậy lãi suất của Ngân hàng phảitrả cũng rất cao

2.2.2.2 Phân loại theo đối tượng huy động

 Huy động vốn từ dân cư: Đây là khu vực huy động đầy tiềm năng cho

các Ngân hàng Ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng vàsau đó chuyển đến cho những người cần vốn để mở rộng đầu tư và kinh doanh.Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định

 Huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế: Đây là nguồn

huy động được đánh giá rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn Để tiếtkiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầuhết đều có tài khoản trong Ngân hàng Các doanh nghiệp khi bán được hàng hoáđều gửi tiền vào Ngân hàng và rút ra khi cần Chu kỳ rút tiền của doanh nghiệp

và các tổ chức trong xã hội không giống nhau Vì vậy, Ngân hàng luôn có trongtay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi.Tuy nhiên, độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiệních mà Ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ Điều này khiếncho việc huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế gắn liền với việc

mở rộng, cải tiến các dịch vụ Ngân hàng

 Huy động vốn từ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Trong quá

trình hoạt động, các Ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuậntiện trong giao dịch, thanh toán… Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa các Ngân hàngcũng làm tăng nguồn vốn huy động Điều này tuy không thường xuyên song làcần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM Khi xuất hiện việc thiếuhụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe doạ…các NHTM có thể vay lẫn nhau.Quá trình vay là một thoả thuận tín dụng giữa hai bên Quá trình tăng vốn huy

Trang 24

động này có thể được thực hiện trên thị trường nội tệ hay thị trường ngoại tệ.Trong số những người cho Ngân hàng vay có một người đặc biệt đó là Ngânhàng Trung ương Ngân hàng Trung ương đóng vai trò là người cho vay cuốicùng để cứu các NHTM thoát khỏi các trục trặc xảy ra Huy động vốn từ cácNgân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy cũng khá dễ dàng nhưng số lượngthường không nhiều và chi phí huy động thường cao hơn Do vậy, hình thức huyđộng này các Ngân hàng sử dụng không nhiều.

2.2.2.3 Phân loại theo nghiệp vụ huy động

Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các NHTM sử dụng hiệnnay Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ ràng tạo sự thuận tiện cho Ngânhàng khi tiến hành huy động, bao gồm:

 Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi:

Huy động tiền gửi không kỳ hạn:

Đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng ở những nước phát triển có

tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao Mục đích của các khoản tiền gửi nàykhông phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán Khách hàng gửi tiềnphần lớn là những tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buônbán phải thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ liên tục Người gửi tiền có thể rút tiền

ra bất cứ lúc nào hoặc để trả cho người thứ ba Hình thức rút tiền có thể là tiềnmặt hay lấy qua hình thức thanh toán bằng Séc Đặc biệt người gửi tiền có thểkhông cần trực tiếp đến Ngân hàng lấy mà có thể rút qua các máy rút tiền tự động(máy ATM) Ngân hàng thường bảo quản loại tiền gửi này trên hai tài khoản: Tàikhoản thanh toán và tài khoản vãng lai

Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có toànquyền sử dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi.Loại tài khoản này luôn luôn có số dư

Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sửdụng cho các tổ chức kinh tế Số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng, còn số

dư nợ thể hiện khoản tín dụng Ngân hàng cấp cho khách hàng vay

Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ Ngân hàng nênmức lãi suất mà Ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí khôngphải trả lãi Tuy nhiên ở nhiều nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp(trong đó có Việt Nam) và để tăng cường mức động viên tiền gửi, Ngân hàng vẫntrả lãi cho tiền gửi này (có những thời điểm được trả ngang bằng với lãi suất tiềngửi không kỳ hạn) Tỷ lệ huy động nguồn này sẽ là khá cao nếu ngân hàng có các

Trang 25

dịch vụ đa dạng, sản phẩm ngân hàng chất lượng cao, hệ thống mạng lưới rộngrãi đáp ứng tốt các nhu cầu gửi tiền.

Huy động tiền gửi có kỳ hạn:

Là các tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào Ngân hàng và rút rasau một thời hạn nhất định Khoản này thường gắn với các tổ chức kinh tế có chu

kỳ kinh doanh gần như xác định, thời gian thanh toán tiền ổn định, ít có sự biếnđộng Phần tiền gửi này Ngân hàng sử dụng dễ dàng nên mức lãi suất mà Ngânhàng phải trả cũng cao hơn Người gửi tiền ngoài sử dụng các dịch vụ Ngân hàngcòn có mục đích kiếm lời Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và

rõ nét đối với nguồn vốn huy động của ngân hàng

Ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi màchúng ta vẫn gọi là kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích với các thời hạn 3 tháng, 6tháng, 12 tháng, 24 tháng… ngày càng phổ biến, đã và đang phát huy vai trò hayviệc tạo vốn cho các Ngân hàng

Huy động tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất

của các NHTM Bao gồm các loại sau:

 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là một loại sản phẩm mà Ngân hàngcung ứng để giúp khách hàng tích luỹ dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng mộtkhoản chi tiêu nào đó trong tương lai mà vẫn được hưởng lãi Khi mở tài khoảnnày khách hàng có thể tuỳ ý gửi tiền hoặc rút tiền Do các giao dịch này khôngthường xuyên, chủ yếu là giao dịch gửi tiền và rút tiền trực tiếp nên chi phí Ngânhàng thấp Hình thức này gần giống như tiền gửi không kỳ hạn Tuy nhiên so vớitiền gửi không kỳ hạn thì số dư của phần này ổn định hơn, ít biến động hơn nênNgân hàng phải trả lãi suất cao hơn

Khi khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng sẽ đượcNgân hàng cấp một sổ tiền gửi Sổ tiền gửi này sẽ phản ánh tất cả các giao dịchgửi tiền, rút tiền, số dư hiện có, tiền lãi được hưởng hoặc khách hàng được cungcấp một báo cáo tài khoản sau mỗi lần giao dịch thay cho số tiền gửi

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại hình tiết kiệm phổ biến nhất,quen thuộc nhất ở nước ta Người gửi tiền gửi vào Ngân hàng và rút ra sau nhữngthời hạn xác định: 3 tháng, 6 tháng… Người gửi không được rút trước, nếu rúttrước hạn sẽ bị phạt Đây là khoản tiền có tính ổn định rất cao nên Ngân hàng

Trang 26

phải trả khách hàng với lãi suất gần như là cao nhất Tuy nhiên, ở nước ta hiệnnay, để tăng sức cạnh tranh, thu hút được vốn các Ngân hàng đã rất linh hoạttrong việc khách hàng rút ra trước thời hạn Có Ngân hàng thì tính lãi cho kháchhàng với lãi suất không kỳ hạn, có Ngân hàng vẫn tính với lãi suất đó với số ngàygửi thực tế…

 Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài:

Loại hình này khá phổ biến ở những nước phát triển nhưng ở nước ta cònkhá mới mẻ Người gửi có thể gửi tiền vào bất cứ lúc nào và chỉ được rút ra khiđến hạn (thời hạn tương đối dài) Loại hình này giúp cho Ngân hàng có nguồnvốn ổn định để có thể đầu tư trung và dài hạn

 Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay: Hình thức này ngày càng chiếm

vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay CácNHTM có thể vay từ nhiều nguồn:

Vay từ các tổ chức tín dụng: Đó là các khoản vay thông thường mà các

Ngân hàng vay lẫn nhau trên thị trường liên Ngân hàng hay thị trường tiền tệ.Các Ngân hàng thường xây dựng các mối quan hệ tốt để khi thiếu hụt vốn có thểvay lẫn nhau chứ không vay Ngân hàng Trung ương

Vay từ Ngân hàng Trung ương: Khi NHTM xảy ra tình hình thiếu hụt dự

trữ bắt buộc hay mất khả năng thanh toán thì người cuối cùng mà các Ngân hàng

có thể cầu cứu là các Ngân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương cho vaydưới hình thức tái chiết khấu thương phiếu Các NHTM có thể mang các thươngphiếu lên Ngân hàng Trung ương để vay Tuy nhiên việc vay này cũng có một sốkhó khăn do Ngân hàng Trung ương chỉ cho NHTM một hạn mức tái chiết khấu

và việc cho vay này lại nằm trong định hướng của chính sách quốc gia Dẫu saođây cũng là một hình thức bổ sung vốn cho NHTM cực kỳ quan trọng trongnhững thời điểm nhất định

 Huy động vốn qua phát hành các công cụ nợ: Ngân hàng được phát

hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (Điều

46 – Luật các tổ chức tín dụng).

Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của NHTM Trong quátrình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, Ngân hàng thấy cần phải huy độngthêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn Ngân hàng huy động vốn

ở thế chủ động, có nghĩa là có đầu ra mới tính đầu vào Ngân hàng xác định rõquy mô huy động vốn, loại tiền huy động và đưa ra mức hợp lý làm cho việc tạovốn của Ngân hàng thành công nhanh chóng

Trang 27

Giấy tờ có giá là chứng nhận của Ngân hàng phát hành để huy động vốntrong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định,điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa Ngân hàng và người mua.

Phân loại giấy tờ có giá:

* Căn cứ vào thời gian, giấy tờ có giá bao gồm:

- Giấy tờ có giá ngắn hạn: là GTCG có thời hạn dưới 12 tháng như

kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các GTCG ngắn hạn khác

- Kỳ phiếu Ngân hàng: là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do Ngânhàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụnhững kế hoạch kinh doanh xác định của Ngân hàng như một dự án, mộtchương trình kinh tế

- Giấy tờ có giá dài hạn: là GTCG có thời hạn từ 12 tháng trở lên,bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các GTCG dài hạn khác

- Trái phiếu của Ngân hàng: là một loại GTCG, xác nhận khoản nợcủa Ngân hàng đối với người chủ của Ngân hàng với những cam kết thanhtoán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong tương lai với thờihạn xác định cho trước Trái phiếu được phát hành trong toàn bộ hệ thốngNgân hàng, chủ yếu là huy động vốn trung và dài hạn

* Căn cứ vào phương thức trả lãi, giấy tờ có giá bao gồm:

- Giấy tờ có giá tính lãi trước: là các GTCG Ngân hàng tính lãi ngaykhi phát hành, khi đáo hạn khách hàng nhận tiền bằng mệnh giá

- Giấy tờ có giá trả lãi một lần khi đến hạn thanh toán: là các GTCGNgân hàng phát hành chỉ thanh toán lãi khi đáo hạn cùng mệnh giá

- Giấy tờ có giá trả lãi theo định kỳ: là các GTCG Ngân hàng pháthành căn cứ vào phiếu trả lãi theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm đối với cácGTCG dài hạn

Các trường hợp phát hành giấy tờ có giá:

- Phát hành GTCG ngang giá (phát hành bằng mệnh giá): là pháthành GTCG đúng bằng mệnh giá

- Phát hành GTCG có chiết khấu (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá):

là phát hành GTCG với giá nhỏ hơn mệnh giá Phần chênh lệch giữa giáphát hành nhỏ hơn mệnh giá gọi là chiết khấu GTCG

Trang 28

- Phát hành GTCG có phụ trội (giá phát hành lớn hơn mệnh giá): làphát hành GTCG với giá lớn hơn mệnh giá Phần chênh lệch giữa giá pháthành lớn hơn mệnh giá gọi là phụ trội GTCG.

 Huy động vốn qua các hình thức khác: Để tăng cường huy động vốn

nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các NHTM còn sửdụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội: làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý pháthành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối trong hợp đồng tài trợ… Nềnkinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên còn mang lại cho Ngân hàng nhữngnguồn huy động lớn giúp cho Ngân hàng có thể kinh doanh một cách an toàn vàhiệu quả

2.2.3 Kế toán tiền gửi dân cư

Tài khoản sử dụng

Các tài khoản dùng trong kế toán huy động vốn tiền gửi dân cư được bố trí

ở loại 4 của hệ thống tài khoản các tổ chức tín dụng theo quyết định số435/1998/QĐ – NHNN ngày 25/12/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.Các tài khoản huy động tiền gửi dân cư phản ánh tình hình huy động vốn tiền gửidân cư dưới các hình thức khác nhau theo quyết định của luật các tổ chức tíndụng bao gồm các tài khoản 40 đến tài khoản 47

 Tài khoản 421: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt

Nam.

Nội dung: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam

của khách hàng trong nước gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng

Kết cấu:

Bên Nợ: Phản ánh số tiền khách hàng rút ra

Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng gửi vào

Số dư Có: Phản ánh số tiền của khách hàng trong nước đang gửi tại Ngân

hàng Gồm tài khoản: 4211,4212, 4214

 Tài khoản 423: Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt nam.

Nội dung: Tài khoản dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của khách

hàng gửi vào theo thể thức tiết kiệm

Kết cấu:

Bên Nợ: Phản ánh số tiền khách hàng rút ra

Trang 29

Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng gửi vào.

Số dư Có: Phản ánh số tiền tiết kiệm khách hàng đang gửi tại Ngân hàng.

Gồm tài khoản: 4231, 4232

 Tài khoản 491: Lãi phải trả cho tiền gửi.

Nội dung: Tài khoản dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích trên số tiền

gửi của khách hàng đang gửi tại Ngân hàng

Kết cấu:

Bên Nợ: Số tiền lãi đã trả cho khách hàng

Bên Có: Số tiền lãi phải trả dồn tích

Số dư Có: Số tiền lãi phải trả dồn tích chưa thanh toán.

 Tài khoản 801: Trả lãi tiền gửi.

Nội dung: Dùng để phản ánh các khoản trả lãi tiền gửi bằng đồng Việt

Nam, ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác ởtrong và ngoài nước

Kết cấu:

Bên Nợ: Phản ánh các khoản chi về trả lãi tiền gửi

Bên Có: Phản ánh các khoản thu giảm chi, các khoản kết chuyển chi phí

Tài khoản không có số dư.

 Tài khoản 1011: Tiền mặt tại đơn vị.

Nội dung: Tài khoản dùng hạch toán số tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng Kết cấu:

Bên Nợ: Phản ánh số tiền mặt ghi vào quỹ

Bên Có: Phản ánh số tiền chi ra từ quỹ

Số dư Nợ: Phản ánh số tiền mặt hiện có tại Ngân hàng.

2.2.3.1 Kế toán tiền gửi thanh toán

 Hồ sơ chứng từ

Nhóm chứng từ sử dụng cho hoạt động huy động vốn tiền gửi dân cư kháphong phú, bên cạnh những chứng từ giấy còn sử dụng những chứng từ điện tử

Trang 30

Để ghi chép nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi dân cư vào sổ kế toán Ngânhàng sử dụng các loại chứng từ chủ yếu sau:

Chứng từ khách hàng nộp:

- Giấy nộp tiền

- Uỷ nhiệm chi

- Uỷ nhiệm thu

Nợ TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn

Khách hàng nộp Uỷ nhiệm chi chuyển tiền đi:

- Khách hàng trích tài khoản tiền gửi thanh toán để chuyển tiền đi:

Nợ TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn

Có TK 5111 (Chuyển tiền đi năm nay) , 5211 (Liên hàng đi năm nay)

Có TK 711: Thu từ dịch vụ thanh toán

Có TK 4531: Thuế giá trị gia tăng phải nộp

- Khách hàng nộp tiền mặt để chuyển tiền đi:

Nợ TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 5111 (Chuyển tiền đi năm nay) , 5211 (Liên hàng đi năm nay)

Có TK 711: Thu từ dịch vụ thanh toán

Có TK 4531: Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Khách hàng nhận tiền từ Ngân hàng khác chuyển đến:

Nợ TK 5112 (Chuyển tiền đến năm nay), 5212 (Liên hàng đến năm nay)

Có TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn

Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản: Kế toán căn cứ vào chứng từ

(giấy nộp tiền) hạch toán:

Trang 31

Nợ TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị.

Có TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn

Khách hàng rút tiền mặt:

Nợ TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn

Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4211 (Tiền gửi không kỳ hạn), 1011 (Tiền mặt tại đơn vị)

Định kỳ phân bổ lãi vào chi phí:

Nợ TK 801: Trả lãi tiền gửi

Có TK 388: Chi phí chờ phân bổ

- Khi khách hàng rút lãi bằng tiền mặt:

Nợ TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn

Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

- Khi khách hàng đề nghị lãi nhập vốn:

Nợ TK 801: Chi phí trả lãi tiền gửi

Có TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn

Lãi = Số tiền gửi x Số ngàythực tế tínhlãi360 x lãi suất

Trang 32

Sơ đồ hạch

toán:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tiền

hạn

 Hồ sơ chứng từ:

- Giấy lĩnh tiền.

- Giấy gửi tiền.

- Phiếu thu, phiếu chi.

- Séc.

- Uỷ nhiệm thu (lệnh thu), uỷ nhiệm chi (lệnh chi).

- Phiếu chuyển khoản, lệnh thanh toán, thẻ thanh toán.

- Sổ tiết kiệm, bảng kê tính lãi.

 Phương pháp hạch toán:

Khách hàng gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn: Kế toán phải hướng dẫn

cho khách hàng ghi phiếu tiền gửi tiết kiệm Số tài khoản và phiếu lưu phải đảmbảo các yếu tố cần thiết Sau khi thu tiền đầy đủ phải ký chứng nhận Sổ tiếtkiệm, phiếu lưu giấy gửi tiền sẽ được chuyển cho kiểm soát để kiểm soát lại cácyếu tố trên chứng từ, sau đó trao lại cho kế toán Kế toán trao sổ tiết kiệm chokhách hàng và lưu lại phiếu lưu để theo dõi cập nhật đối chiếu mỗi khi kháchhàng đến giao dịch Sau đó tiến hành hạch toán:

Nợ TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4231: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Khách hàng rút tiết kiệm bằng tiền mặt:

Nợ TK 4231: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

Khách hàng rút bằng tiền mặt

Lãi được nhập vốn vào cuối tháng

Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng Khách hàng chuyển khoản thanh toán

TK 801

TK 1011

TK 4211

TK 4211, 5111…

Trang 33

Khách hàng yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền: Cho khách hàng rút

tiền, sau đó hạch toán làm lại kỳ hạn mới:

Nợ TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4231: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

 Phương pháp tính lãi:

Phương pháp tính lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giống như phươngpháp tính lãi tiền gửi thanh toán, nhưng lãi được hạch toán và nhập gốc đúng vàongày khách hàng gửi tiền của tháng sau đó

 Sơ đồ hạch toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ

hạch toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

2.2.3.3 Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

 Hồ sơ chứng từ: Hồ sơ chứng từ tương tự như tiền gửi tiết kiệm không

kỳ hạn

 Phương pháp hạch toán:

Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi:

Nợ TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4232: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Khách hàng yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền: Cho khách hàng rút

tiền, sau đó hạch toán làm lại kỳ hạn mới:

Nợ TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4232: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Khách hàng rút tiết kiệm bằng tiền mặt:

Khách hàng rút bằng tiền mặt

Lãi được nhập vốn vào cuối tháng

Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng Khách hàng chuyển khoản thanh toán

TK 801

TK 1011

TK 4231

TK 4211, 5111…

Trang 34

Nợ TK 4232: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

 Phương pháp tính lãi:

Phương pháp tính lãi của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được tính theophương pháp số dư, công thức cụ thể là:

Lãi = Số dư tiền gửi xkỳ hạn gửitiền x lãi suất12

Phương pháp hạch toán lãi:

- Phương pháp thực chi (trả lãi hàng tháng):

Nợ TK 801: Trả lãi tiền gửi

Có TK 1011 (Tiền mặt tại đơn vị), 4211 (Tiền gửi không

kỳ hạn)

- Phương pháp dự chi:

Khi tính trả lãi cho khách hàng (theo nhóm ngày gửi):

Nợ TK 801: Trả lãi tiền gửi

Có TK 491: Lãi phải trả cho tiền gửi

Đến hạn thanh toán, khách hàng nhận lãi hoặc đề nghị lãi nhập vốn:

Nợ TK 491: Lãi phải trả cho tiền gửi

Có TK 1011 (Tiền mặt tại đơn vị), 4212 (Tiền gửi có kỳhạn), 4232 (Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn)…

Khách hàng rút trước hạn:

 Điều chỉnh lãi đã hạch toán:

Nợ TK 491: Lãi phải trả cho tiền gửi

Có TK 801: Trả lãi tiền gửi

 Tính lãi tiền gửi (theo lãi suất không kỳ hạn):

Nợ TK 801: Trả lãi tiền gửi

Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

 Trả gốc:

Trang 35

Nợ TK 4212: Tiền gửi có kỳ hạn.

Có TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị

- Phương pháp phân bổ (trường hợp trả lãi trước):

Ngân hàng trả lãi:

Nợ TK 388: Chi phí chờ phân bổ

Có TK 4211 (Tiền gửi không kỳ hạn), 1011 (Tiền mặt tại đơn vị bằngVND)

Định kỳ phân bổ lãi vào chi phí:

Nợ TK 801: Trả lãi tiền gửi

Có TK 388: Chi phí chờ phân bổ

Lưu ý:

- Nếu đến kỳ hạn mà khách hàng không đến lĩnh lãi thì kế toán tự độngnhập lãi vào gốc và coi như khách hàng gửi một kỳ hạn mới và hạch toán:

Nợ 1011: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4232: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Sơ đồ hạch toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

2.3: Sơ đồ hạch toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

2.3 Phân tích hiệu quả huy động tiền gửi dân cư

2.3.1 Nội dung và ý nghĩa phân tích

Vốn huy động tiền gửi dân cư là nguồn vốn quan trọng, mang tính chấtquyết định trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Huy động vốn này ngoàitác dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thu hút tối đa các khoản tiền nhàn rỗitrong dân cư nhằm phát triển kinh tế cũng như đối với chính sách ổn định tiền tệcủa đất nước Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các Ngân hàng đều

Khách hàng lãnh lãi hàng tháng đúng hạn Khách hàng rút vốn khi đáo hạn

Dự chi lãi Trả lãi đã dự chi

Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng

TK 801

TK 491

TK 1011

TK 4232

Trang 36

khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách

mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suấtcạnh tranh hấp dẫn Để làm được điều đó Ngân hàng phải biết rõ cũng như phântích, nắm được hiệu quả, cách thức của huy động tiền gửi dân cư Việc cung cấp

số liệu thực tế phản ánh tình hình hoạt động của nghiệp vụ huy động tiền gửi dân

cư còn là cơ sở giúp nhà quản trị kiểm soát tình hình chung một cách hiệu quả và

đề ra chiến lược phù hợp, chính xác tạo lòng tin cho nhà đầu tư và khách hàng

2.3.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi dân cư

2.3.2.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư

Vốn huy động/Tổng nguồn vốn:

=Tổng vốnhuy động Tổng nguồnvốn x 100%

Vốn huy động tiền gửi dân cư/Vốn huy động:

= Tổng vốnhuy động tiền gửidân cư Tổng vốnhuy động x 100 %

Hai tỷ số này cho biết mức độ tham gia của vốn huy động tiền gửi dân cưtrong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Hai tỷ số này càng cao thì vốnhuy động tiền gửi dân cư càng ổn định và sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng trongviệc cho vay Ngược lại, hai tỷ số này càng thấp thì vốn huy động tiền gửi dân cưcàng hạn hẹp và sẽ gây bất lợi trong việc cho vay

2.3.2.2 Phân tích nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư

Chỉ số 1: Dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần):

= Tổng vốnhuy động Tổng dư nợ x 100 %

Chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốnhuy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, thểhiện Ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huyđộng hay chưa

Trang 37

Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu nàylớn hơn 1 thì Ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy độngtham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của Ngân hàng chưa tốt, nếu chỉtiêu này nhỏ hơn 1 thì Ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huyđộng, gây lãng phí Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng.Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt.

Chỉ số 2: Vốn huy động trên doanh số cho vay (%)

= Tổng doanhsố chovay Tổng vốnhuyđộng x 100%

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay của vốn huy động.Chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng huy động vốn được bao nhiêu so với nhu cầucho vay, nó còn nói lên hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng, thể hiện Ngânhàng đã chủ động trong việc tích cực huy động vốn hay chưa

Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng huy động vốn huy của Ngân hàng tốt,nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì Ngân hàng chưa thực hiện tốt việc cho vay, vốnhuy động tham gia vào cho vay ít, Ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộnguồn vốn, gây lãng phí vốn huy động Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì Ngânhàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay

ít, chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay Chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy độngvốn của Ngân hàng Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt

Chỉ số 3: Tỷ trọng % từng loại tiền gửi:

 Tỷ số huy động vốn tiền gửi thanh toán của dân cư trên tổng nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư:

Trang 38

Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn tiền gửi dân cư sẽ có bao nhiêu đồng vốntiền gửi thanh toán của dân cư huy động được từ bên ngoài Chỉ số này cho biếtvốn huy động tiền gửi thanh toán của dân cư sẽ chiếm bao nhiêu % vốn huy độngtiền gửi dân cư Nếu tỷ số này càng cao thì lợi nhuận Ngân hàng sẽ cao do chênhlệch khá cao giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi Tuy nhiên, nếu tỷ số nàyquá cao sẽ làm cho Ngân hàng không thể chủ động được nguồn vốn huy động đểcho vay vì tiền gửi thanh toán của dân cư là tiền gửi không ổn định, nếu cho vay

sẽ có nhiều rủi ro hơn

 Tỷ số huy động vốn tiền gửi dân cư có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư:

= Tổng vốnhuy động tiền gửidân cư có kỳhạn Tổng nguồn vốntiềngửi dân cư x 100%

Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn huy động tiền gửi dân cư sẽ có bao nhiêuđồng vốn huy động tiền gửi dân cư có kỳ hạn huy động được từ bên ngoài Chỉtiêu này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn huy động của Ngân hàng, nếu tỷ lệnày lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng nhưng nếu tỷ số này quá nhỏ thìNgân hàng không thể chủ động trong việc cấp tín dụng

 Tỷ số huy động tiền gửi dân cư không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư:

= Tổng vốnhuy động tiền gửidân cư khôngkỳ hạn Tổng nguồn vốntiền gửi dân cư x 100%

Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn huy động tiền gửi dân cư sẽ có bao nhiêuđồng vốn huy động tiền gửi dân cư không kỳ hạn huy động được từ bên ngoài.Tương tự, chỉ số này cho biết vốn huy động tiền gửi dân cư không kỳ hạn sẽchiếm bao nhiêu % vốn huy động tiền gửi dân cư Nếu tỷ số này càng cao thì lợinhuận Ngân hàng sẽ cao do chênh lệch khá cao giữa lãi suất cho vay và lãi suấttiền gửi Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao sẽ làm cho Ngân hàng không thể chủđộng được nguồn vốn huy động để cho vay vì tiền gửi dân cư không kỳ hạn làtiền gửi không ổn định, nếu cho vay sẽ có nhiều rủi ro hơn

= Tổng vốnhuy động tiền gửithanhtoán củadân cư Tổng nguồn vốnhuyđộng tiền gửidâncư x 100%

Trang 39

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi dân cư

2.4.1 Các nhân tố khách quan

Đây là các yếu tố mà khi tác động đến Ngân hàng sẽ không thể chống, đó làcác rủi ro không thể tránh Ngân hàng chỉ có thể nhận thức, dự báo và tìm cáchgiảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra

2.4.1.1 Yếu tố pháp lý

Kinh doanh Ngân hàng là một trong những ngành chịu giám sát chặt chẽcủa pháp luật và các cơ quan chức năng của Chính phủ Hoạt động Ngân hàngđược điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật Môi trường pháp lýđem lại cho Ngân hàng hàng loạt các thách thức Ngoài ra, Ngân hàng còn chịu

sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật: luật dân sự, luật Ngân hàng Trung ương, cácquy định của Chính phủ… Do đó huy động vốn tiền gửi dân cư của Ngân hàngcũng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của Nhà nước, chính sách của Ngânhàng Trung ương như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng… Sự thayđổi của những chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn và chấtlượng nguồn vốn của NHTM

2.4.1.2 Yếu tố kinh tế

Nền kinh tế của người dân chủ yếu là kinh tế ngư nông nghiệp phụ thuộcphần lớn vào thiên nhiên, thêm vào đó là công nghệ sản xuất còn lạc hậu, trình độngười dân còn thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cho nên sản xuất cònbấp bênh

Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhờ sự chỉ đạo của Đảng và Nhànước, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cảithiện Các doanh nghiệp, công ty liên tục hình thành tạo được công ăn việc làmcho hàng ngàn lao động Điều này góp phần tích cực trong công tác huy độngvốn tiền gửi dân cư tại địa bàn

2.4.1.3 Yếu tố chính trị

Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm chongười dân làm ăn, sinh sống, do đó không phải tích luỹ dự trữ tiền nhiều chonhững trường hợp đăc biệt Nhờ vậy, NHTM có khả năng huy động được nhiềuvốn hơn Trái lại, một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn sẽ gây tâm lý hoangmang, lo sợ cho người dân, do vậy họ sẽ tích trữ nhiều của cải, tiền bạc bênngười đề phòng trường hợp bất trắc nên sẽ hạn chế tiền gửi vào Ngân hàng, từ đókhả năng huy động vốn tiền gửi dân cư của Ngân hàng giảm

Trang 40

2.4.1.4 Yếu tố văn hoá, xã hội, dân cư

Mỗi quốc gia có nền văn hoá riêng, văn hoá chính trị là yếu tố tạo nên bảnsắc của các dân tộc như: Tập quán, thói quen, tâm lý… Đối với Ngân hàng, hoạtđộng huy động vốn tiền gửi dân cư là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môitrường văn hoá Cụ thể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vàoNgân hàng để hưởng những tiện ích thanh toán, hưởng lãi, trong tiềm thức họ,Ngân hàng là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của nền kinh

tế Do vậy, Ngân hàng không gặp mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhànrỗi trong dân cư Ngược lại, ở những nước đang phát triển như Việt Nam, huyđộng vốn tiền gửi dân cư của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dânViệt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ Ngân hàng

Quy mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân không chỉ là yếu tố ảnhhưởng đến số lượng kết cấu các sản phẩm dịch vụ của NHTM mà còn là yếu tốrất quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn tiền gửi dân cưcủa Ngân hàng

2.4.1.5 Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng

 Yếu tố tâm lý

Với những nền kinh tế chịu tình trạng Dollar hoá cao như Việt Nam thì việchuy động vốn tiền gửi dân cư gặp rất nhiều khó khăn Người dân lo sợ sự mất giácủa nội tệ, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ nên các NHTM sẽ gặp khó khăn khi huyđộng vốn tiền gửi dân cư bằng nội tệ

Khi mức thu nhập người dân tăng lên, họ cũng có tâm lý tăng tích luỹ, dovậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM trong việc huy động thêm nguồn vốnnhàn rỗi từ trong dân cư

 Thói quen tiêu dùng

Ở các nước phát triển thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán chỉ chiểmkhoảng 2% đến 3% thói quen tiêu dùng và thanh toán của họ chủ yếu qua Ngânhàng Hầu hết khoản tiền của họ đều được Ngân hàng quản lý thông qua tàikhoản cá nhân, do đó NHTM có thể tăng khả năng huy động vốn tiền gửi dân cư

để đầu tư, sử dụng…

Nhưng với những nước đang phát triển như Việt Nam vẫn còn thói quen sửdụng tiền mặt trong thanh toán (chiếm tới 14% trong tổng phương tiện thanhtoán) thì sẽ hạn chế khả năng huy động vốn từ người dân hơn

Ngày đăng: 03/05/2017, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w