1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi hoạt động tại phòng tài chính – kế hoạch huyện giồng riềng

76 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 622 KB

Nội dung

Chính vì vậy, công việc của kế toán trong đơn vị HCSN là tổ chức hệthống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sửdụng quyết toán kinh phí, tình hình qu

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH

HUYỆN GIỒNG RIỀNG, KIÊN GIANG

(QUÝ II, 2015)

ĐỖ THỊ BÍCH NHƯ MSSV: 12D340301055 LỚP: ĐHKT7

Cần Thơ, 2016

Trang 2

KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH

HUYỆN GIỒNG RIỀNG, KIÊN GIANG

(QUÝ II, 2015)

Giáo viên hướng dẫn:

Ths HUỲNH TRUNG KIÊN

Sinh viên thực hiện:

ĐỖ THỊ BÍCH NHƯ MSSV: 12D340301055 LỚP: ĐHKT7

Cần Thơ, 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN



Qua thời gian học tập và nghiên cứu ở trường Đại học Tây Đô, được sựphân công của quý Thầy, Cô cùng với sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạoPhòng Tài chính – Kế hoạch đã tạo điều kiện cho em được học tập tại đây Sau

gần 3 tháng thực tập em đã hoàn thành xong khoá luận tốt nghiệp “Kế toán

nguồn kinh phí và các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài chính – Kế hoạch Huyện Giồng Riềng”.

Em xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô khoa Kế toán – Tài chính –Ngân hàng trường Đại học Tây Đô đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện giúp em cóđược môi trường học tập tốt nhất Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tạitrường, quý Thầy, Cô đã luôn hết lòng dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiếnthức cơ bản đến những kỹ năng chuyên sâu của từng môn học để em vận dụngvào trong khoá luận của mình Được sự hỗ trợ của trường mà em có điều kiệnđược tiếp xúc thực tế về công việc của mình trong tương lai sau này Đặc biệt,

em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Huỳnh Trung Kiên, người đã trựctiếp hướng dẫn em trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài này

Bên cạnh đó, em xin trực tiếp gửi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Thị Oanh –

Kế toán trưởng cùng tập thể anh chị nhân viên ở Phòng Tài chính – Kế hoạchHuyện Giồng Riềng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gianthực tập tại Cơ quan

Do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn bản thânnên không tránh khỏi những sai sót về nội dung lẫn hình thức Em rất mong nhậnđược sự góp ý chỉ bảo của quý Thầy Cô để bài luận văn hoàn thiện hơn cũng nhưphục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này

Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô, Ban lãnh đạo và cùng toàn thểanh, chị trong Cơ quan dồi dào sức khoẻ, luôn vui vẻ hạnh phúc và thành côngtrong cuộc sống

Xin chân thành cảm ơn!

Cần thơ, ngày tháng năm 2016

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Bích Như

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN



Em xin cam đoan luận văn “ Kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi

hoạt động tại Phòng Tài chính – Kế hoạch Huyện Giồng Riềng”, là quá trình

nghiên cứu thật sự của em

Những kết quả và các số liệu trong luận văn tốt nghiệp được thực hiện tạiđơn vị thực tập một cách trung thực và không sao chép bất cứ nguồn nào khác

Em xin chịu trách nhiệm trước nhà trường về khoá luận của mình

Cần thơ, ngày tháng năm 2016Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Bích Như

Trang 5

TÓM TẮT



Nghiên cứu đề tài Kế toán nguồn kinh phí hoạt động tại đơn vị từ khâu lập

dự toán cho đến khâu thực tế sử dụng, với hai phần cơ bản là Kế toán nguồn kinhphí hoạt động và Kế toán các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài chính – Kếhoạch Huyện Giồng Riềng

Sau khi trình bày các vấn đề mang tính cơ sở và lý thuyết như đặt vấn đề vàmục tiêu nghiên cứu của đề tài ở chương 1, đến chương 2 tiến hành nghiên cứukhái quát toàn bộ đơn vị, tình hình tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ củaphòng ban và bộ phận kế toán, chế độ kế toán vận dụngvà đưa ra các lý thuyếtliên quan đến vấn đề đang nghiên cứu Tiếp theo chương đi sâu tìm hiểu cácphương pháp, cách thức xác định, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh cũng nhưquy trình và nội dung các nghiệp vụ về thực trạng trong công tác kế toán đối vớinguồn kinh phí hoạt động và các khoản chi hoạt động tại Phòng Tài chính – Kếhoạch Huyện Giồng Riềng ở chương 3 Trên cơ sỡ đó đưa ra nhận xét và đồngthời đưa ra giải pháp sau quá trình phân tích, đúc kết vấn đề và đề xuất kiến nghị

để hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị

Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anhchị kế toán trong đơn vị cũng như của giáo viên hướng dẫn, tuy nhiên do trình độ

lý luận, nên bài luận văn vẫn không tránh được những thiếu sót, rất mong nhậnđược sự đóng góp của quý thầy cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn

Cần thơ, ngày tháng năm 2016Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Bích Như

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



Cần thơ, ngày tháng năm 2016

TRƯỞNG PHÒNG

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



Trang 8

Cần thơ, ngày tháng năm 2016 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký, họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 

Trang 9

Cần thơ, ngày tháng năm 2016

Hội đồng phản biện

Trang 10

MỤC LỤC



Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2

1.3.2 Phương pháp phân tích 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Nội dung nghiên cứu : 2

1.4.2 Đối tượng nghiên cứu : 2

1.4.3 Phạm vi về không gian 3

1.4.4 Phạm vi về thời gian 3

1.5 Cấu trúc của khoá luận 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp 4 2.1.2 Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN 7

2.1.3 Nguyên tắc kế toán HCSN 8

2.1.4 Kế toán nguồn kinh phí hoạt động 9

2.1.5 Kế toán các khoản chi hoạt động 14

2.1.6 Kế toán dự toán chi hoạt động 20

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH HUYỆN GIỒNG RIỀNG  22

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của phòng Tài chính Kế hoạch huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang 22

3.1.1 Sơ lược về địa bàn huyện Giồng Riềng 22

3.1.2 Sơ lược về UBND huyện Giồng Riềng 22

Trang 11

3.1.3 Sơ lược về phòng Tài chính Kế hoạch huyện Giồng Riềng 22

3.1.4 Quá trình hình thành và phát triển 23

3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị 23

3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 23

3.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận 23

3.3 Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị 24

3.4 Chính sách kế toán tại đơn vị 25

3.5 Kế toán nguồn kinh phí hoạt động tại đơn vị 27

3.5.1 Chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng 28

3.5.2 Công tác lập dự toán chi tại đơn vị 30

3.5.3 Rút dự toán và sử dụng kinh phí 31

3.5.4 Quyết toán nguồn kinh phí 35

3.6 Tình hình công tác kế toán các khoản chi hoạt động tại đơn vị 39

3.6.1 Chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng 39

3.6.2 Nội dung và quy trình chi 40

3.6.3 Phương pháp hạch toán 47

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN 56

4.1 Đánh giá công tác Kế toán Nguồn kinh phí và các khoản chi hoạt động tại phòng Tài chính Kế hoạch huyện Giồng Riềng 56

4.1.1 Ưu điểm 56

4.1.2 Nhược điểm 57

4.2 Giải pháp hoàn thiện 57

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Kiến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 3.1 Bảng tài khoản theo dõi nguồn kinh phí hoạt động 29 Bảng 3.2 Dự toán chi NSNN năm 2015 tại đơn vị 31 Bảng 3.3 Sổ Nhật ký – Sổ cái (TK 461) quý II năm 2015

Bảng 3.4 Bảng Tài khoản theo dõi chi hoạt động 40 Bảng 3.5 Danh Mục Mục Lục Ngân Sách Nhà Nước tại Đơn Vị 41 Bảng 3.6 Sổ Nhật ký – Sổ cái (TK 661) quý II năm 2015

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH



Hình 3.1: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của phòng Tài chính Kế hoạch 23 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị 24 Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái 26 Hình 3.4 Lưu đồ Luân chuyển Chứng từ Quá trình Lập và Giao Dự toán NS 30 Hình 3.5 lưu đồ luân chuyển chứng từ quá trình rút, sử dụng kinh phí 33 Hình 3.6 Lưu đồ luân chuyển chứng từ quá trình chi 46

Trang 14

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

KTX Không thường xuyên

KPCĐ Kinh phí công đoàn

Trang 15

Chính vì vậy, công việc của kế toán trong đơn vị HCSN là tổ chức hệthống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sửdụng quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sảncông, tình hình chấp nhận dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mứccủa Nhà nước ở đơn vị Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu củađơn vị cũng như chủ động trong việc chi tiêu, hàng năm kế toán HCSN trong đơn

vị phải lập dự toán cho từng khoản chi và dựa vào dự toán này NSNN cấp phátkinh phí cho đơn vị Vì vậy, trong đơn vị HCSN không thể thiếu công tác kế toánHCSN

Nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán HCSN trong đơn vị HCSN hoạtđộng dưới sự quản lý của Nhà nước và được sự đồng ý của Khoa Kế toán - Tàichính - Ngân hàng Trường Đại học Tây Đô cùng với sự giúp đỡ của phòng Tàichính Kế hoạch huyện Giồng Riềng, nên em quyết tâm học hỏi và nghiên cứu đểnâng cao hiểu biết về vị trí vai trò của công tác kế toán HCSN, em quyết định

chọn đề tài “ Kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi hoạt động tại phòng

Tài chính – Kế hoạch huyện Giồng Riềng, Kiên Giang”

Được thực tập tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Giồng Riềng, đượctiếp cận làm quen từng khâu của công tác kế toán từ: lập chứng từ kế toán, ghi sổ

kế toán, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán Đã giúp em nhận thức rõ, sâu và tính chấttổng hợp của kế toán HCSN Và có cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý Ngânsách ở một đơn vị HCSN Từ đó, đưa ra một vài nhận xét, kiến nghị về việc hạchtoán và tổ chức công tác kế toán tại đơn vị với mong muốn góp phần cao hơn nữahiệu quả công tác kế toán tại đơn vị

Trang 16

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Qua quá trình thực tập tại đơn vị và khảo sát chung về tình hình thực tếhạch toán kế toán, tìm hiểu về công tác kế toán nguồn kinh phí và các khoản chihoạt động, đồng thời phân tích đánh giá tình hình công tác kế toán nhằm đưa racác đề xuất và biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị phòng tàichính Kế hoạch huyện Giồng Riềng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu công tác kế toán nguồn kinh phí hoạt động từ khâu đầu vào và kếtoán quá trình sử dụng đến khi quyết toán được thực hiện như thế nào?

Đi sâu vào phân tích đánh giá tình hình công tác kế toán

Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế tại đơn vịphòng tài chính kế hoạch huyện Giồng Riềng

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin, số liệu tại phòng kế toán của đơn vị, căn cứ trên cácchứng từ, sổ sách, báo cáo của đơn vị

Tham khảo các thông tư, quyết định của bộ tài chính, luật kế toán, chuẩnmực kế toán, các giáo trình chuyên ngành kế toán, các nghiên cứu có liên quanđến đề tài

Tìm hiểu tình hình thực tế của đơn vị bằng cách tiến hành quan sát, thunhận ý kiến , kinh nghiệm của các nhân viên phòng kế toán

1.3.2 Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa thực trạng kế toán đơn vị với luật,chế độ, chuẩn mực kế toán và văn bản khác có liên quan

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Nội dung nghiên cứu :

Tìm hiểu “Kế toán nguồn kinh phí và các khoản chi hoạt động tại phòng Tàichính kế hoạch huyện Giồng Riềng”

1.4.2 Đối tượng nghiên cứu :

Các chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính có liên quan

Trang 17

- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 4/1/2016 đến ngày 4/4/2016

- Thời gian số liệu sử dụng: quý II năm 2015

1.5 Cấu trúc của khoá luận

Khoá luận gồm 05 chương sau:

Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Thực trạng công tác kế toán nguồn kinh phí và các khoản chihoạt động tại phòng Tài chính kế hoạch huyện Giồng Riềng

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 18

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

(Đơn vị đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC)

a) Khái niệm

Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách của Nhànước tại các đơn vị HCSN, là công cụ điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế,tài chính của các đơn vị hành chính Do đó, để quản lý và chủ động trong cáckhoản chi tiêu của mình, hàng năm các đơn vị HCSN phải lập dự toán cho cáckhoản chi tiêu này Dựa vào báo cáo dự toán, NSNN cấp kinh phí cho các đơn vị.Chính vì vậy, kế toán không chỉ quan trọng đối với bản thân đơn vị mà còn quantrọng đối với NSNN

Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp

Căn cứ vào chức năng hoạt động: bao gồm các đơn vị như sau:

- Cơ quan hành chính thuần tuý: như các các cơ quan công quyền, cơ quanquản lý kinh tế, xã hội … (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND…)

- Đơn vị sự nghiệp (Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp ytế…)

- Các tổ chức, đoàn thể xã hội (Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xãhội…)

Căn cứ vào việc phân cấp tài chính: Các đơn vị dự toán được chia làm 3

cấp:

Trang 19

- Đơn vị dự toán cấp I: Là các cơ quan chủ quản các ngành hành chính sựnghiệp thuộc Trưng ương và địa phương (Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cục, Tổng cục,

Uỷ ban nhân dân, Sở, Ban Ngành…) Đơn vị dự toán cấp 1 quan hệ trực tiếp với

cơ quan tài chính về tình hình cấp phát kinh phí

- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp I, chịu sự lãnhđạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dự toán cấp I(Kế toán cấp II)

- Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp II, chịu sự lãnhđạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dự toán cấp II.Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị cuối cùng thực hiện dự toán (Kế toán cấp II)

b) Đặc điểm

Do tính chất, đặc điểm hoạt động của các đơn vị HCSN rất đa dạng vàphức tạp, phạm vi rộng và chủ yếu chi cho hoạt động của các đơn vị này đượctrang trải thông qua nguồn kinh phí cấp phát của Nhà nước Xuất phát từ đặcđiểm nguồn kinh phí đảm bảo sự hoạt động theo chức năng của các đơn vị HCSN

và yêu cầu tăng cường quản lý kinh tế tài chính của bản thân đơn vị, cơ quan chủquản mà chế độ kế toán đơn vị HCSN có những đặc điểm riêng

- Các khoản chi tiêu cho đơn vị HCSN chủ yếu là chi cho tiêu dùng, vì vậy

kế toán phải đảm bảo chấp hành chế độ quản lý tài chính thật nghiêm ngặt Kếtoán phải căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức để thực hiện các khoản chi tiêu nóichung và chi tiền mặt nói riêng

- Thông qua công tác kế toán để kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu vàtiến hành phân tích các khoản chi sao cho đảm bảo nhiệm vụ trọng tâm của đơnvị

- Đề xuất những ý kiến, kiến nghị để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ngânsách cấp và nguồn kinh phí khác, tăng cường khai thác nguồn kinh phí khác đểđáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị

Đơn vị HCSN bao gồm các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phi sản xuất,thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý hành chính, thực hiện sự nghiệp giáo dục, y

tế, quốc phòng, thể dục thể thao… Các đơn vị này tạo ra dịch vụ công nhằm đápứng nhu cầu xã hội

Nguồn kinh phí đài thọ cho các đơn vị này thuộc NSNN cấp và từ cáckhoản thu khác do luật quy định

Đơn vị HCSN là đơn vị kế toán phải có trách nhiệm thu thập, xử lý vàcung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị mình để phục vụ cho các đối tượng

Trang 20

sử dụng theo quy định Bao gồm: Báo cáo tài chính (quý, năm), Báo cáo quyếttoán ngân sách năm, Báo cáo quyết toán tổng hợp ngân sách năm (đơn vị kế toáncấp trên)

c) Nhiệm vụ kế toán HCSN

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càngphát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động sự nghiệpngày càng phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế -

xã hội Tuy nhiên, để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thịtrường thì phải có phương hướng và giải pháp phát triển phù hợp Một trongnhững biện pháp được quan tâm đó là hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cácđơn vị

Với vai trò đó, công tác kế toán trong các đơn vị HCSN phải có kế hoạch

tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và để kiểm soát nguồn kinhphí; Tình hình sử dụng quyết toán kinh phí; Tình hình quản lý và sử dụng cácloại vật tư tài sản công; Tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện cáctiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị Đồng thời, kế toán HCSN với chứcnăng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành NSNNđược Nhà nước sử dụng như một công cụ sắc bén trong việc quản lý NSNN, gópphần đắc lực vào việc sử dụng vốn một tiết kiệm và hiệu quả cao

Để thực sự có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế tài chính, kế toántrong các đơn vị HCSN phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thu thập, phản ánh, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về tình hìnhtiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí, tình hình tài sản, nguồn hìnhthành tài sản, tình hình thu, chi hoạt động sự nghiệp, tiền quỹ, công nợ của đơnvị…

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, tìnhhình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước

- Kiểm tra việc quản lý việc sử dụng các loại vật tư, tài sản của đơn vị, kiểmtra tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, kỷ luật thanh toán công nợ…

- Ghi chép và phản ánh chính xác số vốn ngoài ngân sách do đơn vị tự thu

và được phép để lại sử dụng

- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toáncấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấpdưới

Trang 21

- Lập và nộp đúng hạn báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên

và cơ quan tài chính theo quy định

- Đồng thời cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho công tác thống kê, nghiêncứu chính sách chế độ thu, chi tài chính

d) Vai trò của kế toán HCSN trong quản lý Ngân sách

- Song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các đơn vị hành chính

sự nghiệp (HCSN) dưới sự quản lý của nhà nước cũng đã từng bước được kiệntoàn, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội Thực hiệnđược vai trò chủ đạo của mình, kinh tế nhà nước luôn cần được đổi mới, pháttriển và nâng cao hiệu quả Để làm được điều đó, trước tiên cần phải làm tốt vaitrò của từng bộ phận trong nền kinh tế nhà nước, trong đó phải kể đến các đơn vịhành chính sự nghiệp Vậy, đơn vị HCSN là gì?

- Các đơn vị HCSN chính là những đơn vị quản lý như y tế, giáo dục, vănhóa, thông tin, khoa học công nghệ, kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinh phí củanhà nước cấp hoặc từ các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí,hoạt động kinh doanh hay viện trợ không hoàn lại Do đó, để quản lý và chủđộng trong các khoản chi tiêu của mình, hàng năm các đơn vị HCSN phải lập dựtoán cho từng khoản chi tiêu này Dựa vào bản dự toán, ngân sách nhà nước(NSNN) cấp kinh phí cho các đơn vị Chính vì vậy, kế toán không chỉ quan trọngđối với bản thân đơn vị mà còn quan trọng đối với NSNN

- Trong quá trình hoạt động, các đơn vị này phải có trách nhiệm chấp hànhquy định của Luật NSNN, các tiêu chuẩn định mức, các quy định về chế độ kếtoán HCSN do Nhà nước ban hành Cụ thể là đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế

- tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ NSNN, quản lý tài sản công,nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý trong các đơn vịHCSN Vì thế, công tác kế toán trong đơn vị HCSN phải đảm bảo được tínhthống nhất giữa kế toán và yêu cầu quản lý của nhà nước và đơn vị; Đảm bảo sựthống nhất về nội dung, phương pháp của kế toán với các chế độ kế toán hiệnhành của Nhà nước; Đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của đơn vị

2.1.2 Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN

Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị HCSN là sự thiết lập mối quan hệqua lại giữa các yếu tố cấu thành bản chất của hạch toán kế toán để phát huy tối

đa vai trò của kế toán trong công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính nóiriêng Chính vì vậy, tổ chức kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào việcthu thập, xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn

Trang 22

và kịp thời, có ảnh hưởng đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thànhtốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp.

Tổ chức vận dụng theo chế độ kế toán mới: Quyết định số BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư 185/TT-BTC/2010 ngày15/11/2010 Cụ thể vận dụng theo 4 nội dung như sau: chứng từ, hệ thống tàikhoản kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính

19/2006/QĐ-Công tác kế toán trong đơn vị HCSN cần chấp hành nghiêm các quy định sau đây:

-Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.-Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Nghị định số128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước.-Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy địnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biênchế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

-Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ Tài chính về việchướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiệnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biênchế và tài chính

-Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổsung

-Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy địnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biênchế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

-Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính – Hướngdẫn sửa đổi bổ sung chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theoQuyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính

Trang 23

động hoặc phải thu hẹp quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khácvới giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sỡ khác

và phải giải thích cơ sỡ đã sử dụng để lập báo cáo tài chính

Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sảnđược tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theogiá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tàisản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụthể

Thận trọng: Phải lập các khoản dự phòng nhưng không được lập quá lớn;không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu; không đánh giáthấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; các khoản thu và chi đượcghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn

Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán đơn vị đã chọn phảiđược áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm

Trọng yếu: thông tin phải thật chính xác, không làm sai lệch báo cáo tàichính

Ngoài các nguyên tắc trên thì trong đơn vị HCSN còn có 2 nguyên tắc khác có tính đặc thù:

Kết hợp giữa nguyên tắc cơ sỡ tiền mặt và cơ sỡ dồn tích trong đó cơ sỡtiền mặt được sử dụng phổ biến

Thực hiện kế toán phải phù hợp với mục lục NSNN

2.1.4 Kế toán nguồn kinh phí hoạt động

a) Khái niệm và nội dung về nguồn kinh phí:

Nguồn kinh phí và vốn của các đơn vị HCSN là nguồn tài chính mà các đơn

vị được quyền sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyênmôn có tính chất HCSN hoặc có tính chất kinh doanh của mình Như vậy, trongcác đơn vị HCSN tất cả các loại kinh phí ngoài vốn đều được tiếp nhận theonguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp

Nguồn kinh phí và vốn của đơn vị HCSN thường gồm có:

- Nguồn vốn kinh doanh

- Chênh lệch tỷ giá

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản

- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

Trang 24

- Quỹ cơ quan

- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

- Nguồn kinh phí hoạt động

- Các khoản đóng góp hội phí, đóng góp của các hội viên, thành viên

- Thu sự nghiệp được sử dụng theo quy định và bổ sung từ kết quả củacác hoạt động có thu theo chế độ tài chính hiện hành

- Điều chuyển bổ sung từ các quỹ dự trữ tài chính nội bộ

- Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

- Vay nợ của Chính phủ

- Các khoản kết dư Ngân sách năm trước

Nguồn kinh phí hoạt động là nguồn kinh phí nhằm duy trì và đảm bảo sựhoạt động theo chức năng của các cơ quan, đơn vị HCSN:

Kinh phí hoạt động được hình thành từ:

- Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm

- Các khoản thu hội phí và các khoản đóng góp của các hội viên

- Bổ sung từ các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp và các khoản thukhác tại đơn vị theo quy định của chế độ tài chính

- Bổ sung từ chênh lệch thu>chi từ hoạt động kinh doanh

- Bổ sung từ các khoản khác theo quy định của chế độ tài chính

- Tiếp nhận các khoản viện trợ phi dự án

- Các khoản được biếu tặng tài trợ của các đơn vị, cá nhân trong và ngoàinước

Trang 25

b) Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí hoạt động:

- Kế toán phải theo dõi trên sổ chi tiết cho từng nguồn hình thành nguồnkinh phí Không được ghi tăng nguồn kinh phí trong các trường hợp sau:

+ Các khoản phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách để lại chi nhưngchưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách

+ Các khoản tiền, hàng viện trợ đã nhận nhưng chưa có chứng từ ghithu, ghi chi ngân sách

- Đơn vị không được quyết toán các khoản tiền, hàng viện trợ, các khoảnthu được để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách

- Kinh phí hoạt động phải được hoạt động đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn,định mức của Nhà nước trong phạm vi dự toán đã được duyệt

- Để theo dõi, quản lý số kinh phí hoạt động các đơn vị phải mở sổ chi tiếtnguồn kinh phí theo chương, loại, khoản, nhóm mục, mục…quy định trong mụclục NSNN

- Cuối kỳ kế toán phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụngkinh phí hoạt động với cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính theo đúng chế độquy định Số kinh phí chưa sử dụng hết được xử lý theo chế độ

- Cuối năm, nếu số kinh phí hoạt động chưa được duyệt quyết toán thì kếtoán chuyển nguồn kinh phí năm nay sang năm trước

c) Chứng từ sử dụng

- Quyết định giao dự toán

- Giấy rút dự toán ngân sách Nhà nước (Mẫu số C2-02/NS)

- Phiếu thu rút dự toán (Mẫu số C 30 – BB)

- Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số C 32-HD)

- Bảng kê chứng từ thanh toán (Mẫu số C 37 – HD)

- Chứng từ ghi thu, ghi chi liên quan…

d) Sổ sách sử dụng

- Giấy rút dự toán ngân sách Nhà nước (Mẫu số C2-02/NS)

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (Mẫu số C 32-HD)

- Bảng kê chứng từ thanh toán (Mẫu số C 37 – HD)

Trang 26

- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc (Mẫu số 02-SDKP/ĐVDT)

- Các chứng từ ghi thu, ghi chi có liên quan…

e) Tài khoản sử dụng:

- Kế toán sử dụng TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động

- Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK 008 (Dự toán chi hoạt động) để phảnánh nguồn kinh phí được cấp phát bằng dự toán

TK 461 được chi tiết thành có 3 tài khoản cấp 2 và mỗi tài khoản cấp 2 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3 như sau:

- TK 4611 – Năm trước ( thường xuyên và không thường xuyên): phản ánhnguồn kinh phí hoạt động được cấp thuộc năm trước đã sử dụng đang chờduyệt trong năm nay, trong đó:

+ TK 46111 – Nguồn kinh phí thường xuyên: phản ánh nguồn kinh phíhoạt động được ngân sách cấp bổ sung cho chi thường xuyên; phần kinh phíđược để lại đơn vị; chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụthuộc năm trước đã sử dụng đang chờ duyệt trong năm nay

+ TK 46112 – Nguồn kinh phí không thường xuyên: phản ánh nguồnkinh phí tính giảm biên chế; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất thuộc nămtrước đã sử dụng đang chờ duyệt trong năm nay

- TK 4612 - Năm nay (thường xuyên và không thường xuyên): phản ánhnguồn kinh phí năm nay bao gồm các khoản kinh phí năm trước chuyển sang, cáckhoản kinh phí nhận theo số được cấp hay đã thu năm nay

+ TK 46121 – Nguồn kinh phí thường xuyên: phản ánh nguồn kinh phíhoạt động được ngân sách cấp bổ sung cho chi thường xuyên; phần kinh phíđược để lại đơn vị; chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụthuộc năm nay

+ TK 46122 – Nguồn kinh phí không thường xuyên: phản ánh nguồnkinh phí tính giảm biên chế; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất thuộc năm nay

- TK 4613 - Năm sau (thường xuyên và không thường xuyên): phản ánhnguồn kinh phí hoạt động được ngân sách cấp bổ sung cho chi thường xuyên;phần kinh phí được để lại đơn vị được cấp trước cho năm sau

+ TK 46131 – Nguồn kinh phí thường xuyên: phản ánh nguồn kinh phíhoạt động được ngân sách cấp bổ sung cho chi thường xuyên; phần kinh phí

Trang 27

được để lại đơn vị; chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụthuộc năm sau.

+ TK 46132 – Nguồn kinh phí không thường xuyên: phản ánh nguồnkinh phí tính giảm biên chế; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất thuộc năm sau

Nguồn kinh phí thường xuyên là nguồn kinh phí được cấp thường xuyênhàng năm để duy trì chức năng nhiệm vụ của đơn vị

Nguồn kinh phí không thường xuyên do ngân sách cấp để thực hiện tínhgiảm biên chế, thực hiện nhiệm vụ đột xuất, mua sắm, sửa chữa TSCĐ

gồm nguồn kinh phí được cấp năm nay và kinh phí năm trước chưa sử dụngchuyển sang năm nay Cuối năm, số kinh phí đã sử dụng trong năm nếu quyếttoán chưa được duyệt sẽ chuyển từ năm nay sang năm trước Đối với khoản kinhphí đã nhận nhưng chưa sử dụng nếu được cơ quan tài chính cho phép thì chuyển

từ năm nay sang năm sau

toán chưa được duyệt y

phí đã sử dụng không hết được phép chuyển sang năm sau Đầu năm sau chuyểnthành năm nay

- Kết chuyển số kinh phí đã cấp trong kỳ cho các đơn vị cấp dưới;

- Kết chuyển số kinh phí hoạt động thường xuyên còn lại sang TK 421 “chênh lệch thu, chi chưa xử lý”;

- Các khoản được ghi chép làm giảm nguồn kinh phí hoạt động

Bên Có:

- Số kinh phí đã nhận của NSNN hoặc cấp trên;

- Kết chuyển số kinh phí đã nhận tạm ứng thành nguồn kinh phí hoạt động;

- Số kinh phí nhận được do bổ sung từ các khoản thu phí, lệ phí, từ cáckhoản thu sự nghiệp khác

Trang 28

Số dư bên Có:

- Nguồn kinh phí hoạt động hiện còn hoặc đã chi nhưng chưa quyết toán;

- Số kinh phí được cấp trước cho năm sau (nếu có)

f) Sơ đồ hạch toán TK 461

2.1.5 Kế toán các khoản chi hoạt động

a) Các khoản chi hoạt động:

Các khoản chi hoạt động là các khoản chi mang tính chất hoạt độngthường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi đã được duyệt như: chidùng cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn và chi quản lý bộ máy hoạt động củacác cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoànthể, lực lượng vũ trang, các hội, liên hiệp hội, tổng hội do NSNN cấp do thu phí,

Kết chuyển chi sự nghiệp ghi giảm nguồn

Kinh phí khi quyết toán được duyệt

Dự toán chi sự nghiệp,

dự án được giao

Rút dự toán chi sự nghiệp, dự án ra sử dụng

Rút dự toán chi sự nghiệp, dự án về nhập quỹ, mua vật tư, dụng cụ, TSCĐ

Thanh toán các khoản nợ phải trả hoặc để chi trực tiếp

Nhận kinh phí NSNN cấp hoặc cấp trên cấp bằng tiền

Các khoản thu sự nghiệp phát sinh

Nhận kinh phí sự nghiệp hoặc được

Bổ sung từ các nguồn khác bằng vật

tư, TSCĐ

Trang 29

lệ phí, hoặc do các nguồn tài trợ, viện trợ, thu hội phí và các nguồn khác đảmbảo.

Bao gồm: các khoản chi cho người lao động, chi quản lý hành chính, chihoạt động nghiệp vụ chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí, chi hoạt động sản xuấtcung ứng dịch vụ, chi mua sắm tài sản, chi khác…

- Chi cho người lao động: đó là các khoản chi tiền lương, tiền công, cáckhoản phụ cấp lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quyđịnh….Ngoài ra còn có các khoản chi học bổng, trợ cấp xã hội

- Chi quản lý hành chính: chi mua vật tư văn phòng, cước phí dịch vụcông cộng, thông tin liên lạc, công tác phí…

- Chi các hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí chihoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao TSCĐ)

- Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sỡ vật chất: nhà cửa,máy móc, thiết bị…

- Chi khác

b) Nguyên tắc kế toán các khoản chi:

(1) Phải mở sổ kế toán chi tiết hoạt động theo từng nguồn kinh phí,theo niên độ kế toán và theo Mục lục Ngân sách Nhà nước;

(2) Hạch toán chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất với công tác lập

dự toán và đảm bảo sự trùng khớp đúng, thống nhất giữa hạch toán tổng hợp vàhạch toán chi tiết, giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính Trong kỳnày, các đơn vị HCSN được tạm chia thu nhập tăng thêm cho công chức, viênchức và tạm trích các quỹ để sử dụng từ số tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyêntheo quy định của chế độ tài chính

(3) Hạch toán theo TK này những khoản chi thuộc kinh phí hàng nămcủa đơn vị, bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và không thường xuyênnhư chi tính giảm biên chế, chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất, chi mua sắm, chisửa chữa lớn TSCĐ…

(4) Không hạch toán vào TK này các khoản chi hoạt động sản xuất,kinh doanh, chi phí đầu tư XDCB bằng nguồn kinh phí đầu tư XDCB, các khoảnchi thuộc chương trình, đề tài, dự án, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước theogiá hoặc khung giá của Nhà nước, chi phí trả trước

(5) Đơn vị phải hạch toán theo Mục lục NSNN các khoản chi hoạtđộng phát sinh từ các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án và từ số thu phí, lệ phí

Trang 30

đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu,ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ tài chính.

(6) Đơn vị không được xét duyệt quyết toán ngân sách năm các khoảnchi hoạt động từ các khoản tiền, hàng viện trợ trừ cố phí, lệ phí đã thu phải nộpngân sách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngânsách theo quy định Các khoản chi hoạt động chưa được xét duyệt quyết toán như

đã nêu trên được phản ánh vào số dư Bên Nợ TK 661 “chi hoạt động” đơn vịchỉ được xét duyệt quyết toán các khoản chi này khi có đủ chứng từ ghi thu, ghichi ngân sách về các khoản tiền, hàng viện trợ trừ số phí, lệ phí đã thu phải nộpngân sách được để lại chi theo quy định

(7) Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ sốchi hoạt động trong năm được chuyển từ TK 6612 “Năm nay” sang TK 6611

“Năm trước” để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt Riêng đốivới số chi trước cho năm sau theo dõi ở TK 6613 “ Năm sau” sang đầu năm sauđược chuyển sang TK 6612 “Năm nay” để tiếp tục tập hợp chi hoạt động trongnăm nay

c) Chứng từ sử dụng:

- Giấy rút dự toán ngân sách (Mẫu số C2 – 02/NS)

- Bảng kê chứng từ thanh toán (Mẫu số 01)

- Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số C 27 – HD)

- Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số C 32 – HD)

- Giấy đi đường (Mẫu số C 06 – HD)

- Phiếu chi (Mẫu số C 31 – BB)

d) Sổ sách sử dụng:

- Sổ cái theo hình thức Nhật ký – Sổ cái của Bộ Tài chính, dùng để tập hợpcác khoản chi đã sử dụng cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn và bộ máy hoạtđộng của đơn vị theo nguồn kinh phí đảm bảo và theo từng loại khoản, nhóm,tiểu nhóm, mục, tiểu mục của mục lục Ngân sách Nhà nước nhằm quản lý, kiểmtra tình hình sử dụng kinh phí và cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo số chi đềnghị quyết toán

- Căn cứ ghi vào sổ là các chứng từ gốc, bảng chứng từ gốc có liên quanđến chi hoạt động

e) Tài khoản sử dụng:

Trang 31

Kế toán sử dụng TK 661 – Chi hoạt động, để phản ánh các khoản chi mangtính chất thường xuyên theo dự toán cho ngân sách đã được duyệt như: chi dùngcho công tác nghiệp vụ, chuyên môn và chi bộ máy hoạt động của các cơ quanNhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, lực lượng

vũ trang, các hội, tổng hội do ngân sách nhà nước cấp, do thu phí, lệ phí hoặc docác nguồn tài trợ, viện trợ, thu hội phí và các nguồn khác đảm bảo, nhằm duy trìcác hoạt động thường xuyên và không thường xuyên của đơn vị bằng nguồn kinhphí hoạt động

TK 661 được chi tiết thành có 3 tài khoản cấp 2 và mỗi tài khoản cấp 2 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3 như sau:

- TK 6611 - Năm trước: dùng để phản ánh các khoản chi thuộc kinh phínăm trước chưa được quyết toán

+ TK 66111 – Chi thường xuyên: dùng để phản ánh các khoản chithường xuyên bằng nguồn kinh phí thường xuyên thuộc năm trước chưa đượcquyết toán

+ TK 66112 – Chi không thường xuyên: dùng để phản ánh các khoản chikhông thường xuyên như chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất Nhà nước giao, chithực hiện giảm biên chế, chi sửa chữa, mua sắm TSCĐ… bằng nguồn kinh phíkhông thường xuyên thuộc năm trước chưa được quyết toán

- TK 6612 - Năm nay: dùng để phản ánh các khoản chi thuộc năm nay.+ TK 66121 – Chi thường xuyên: dùng để phản ánh các khoản chithường xuyên bằng nguồn kinh phí thường xuyên thuộc năm nay Cuối ngày31/12 nếu quyết toán chưa được duyệt, số chi tập hợp trên TK này sẽ được kếtchuyển sang TK 66111 – Chi thường xuyên (thuộc năm trước)

+ TK 66122 - Chi không thường xuyên: dùng để phản ánh các khoảnchi không thường xuyên bằng nguồn kinh phí không thường xuyên thuộc nămnay Cuối ngày 31/12 nếu quyết toán chưa được duyệt, số chi tập hợp trên TKnày sẽ được kết chuyển sang TK 66112 – Chi không thường xuyên (thuộc nămtrước)

- TK 6613 - Năm sau: dùng để phản ánh các khoản chi cho năm sau (khiđơn vị được cấp trước kinh phí cho năm sau)

+ TK 66131 – Chi thường xuyên: dùng để phản ánh các khoản chithường xuyên bằng nguồn kinh phí thường xuyên thuộc năm sau

+ TK 66132 – Chi không thường xuyên: dùng để phản ánh các khoản chikhông thường xuyên bằng nguồn kinh phí không thường xuyên thuộc năm sau

Trang 32

Bên Nợ

- Các khoản chi thường xuyên (công tác nghiệp vụ chuyên môn, chuyênmôn quản lý….)

- Các khoản chi không thường xuyên ( chi giảm biên chế, thực hiện nhiệm

vụ đột xuất….) phát sinh tăng tại đơn vị;

- Kết chuyển số chi năm nay thành số chi năm trước khi báo cáo quyết toánchưa được duyệt

Trang 33

Tập hợp các khoản chi hoạt động

Phần chi

Không được duyệt

Khi được duyệt

Quyết toán

31/12/N KC giá trị NL, CC-DC

Thuộc KP năm nay

VAT đầu vào không được KT

Học bổng, SH phí phải trả cho HSSV

Xử lý lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái

Tạm chia thu nhập tăng thêm cho

CC-VC, tạm trích lập quỹ về số chi

tiết kiệm

Trang 34

2.1.6 Kế toán dự toán chi hoạt động

a) Sơ lược về các tài khoản ngoại bảng:

Các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán dùng để phản ánh những tài sảnhiện có ở doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như:Tài sản thuê ngoài; Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công; Hàng hoá nhậnbảo hộ, nhận ký gửi Đồng thời, loại tài khoản này còn phản ánh một số chỉ tiêukinh tế đã được phản ánh ở các Tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán, nhưng cầntheo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý như: Nợ khó đòi đã xử lý; Ngoại tệ (chi tiếttheo nguyên tệ); Dự toán chi sự nghiệp, dự án

b) Nguyên tắc kế toán dự toán chi hoạt động

Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này được ghi chép theo phương pháp ghi “Đơn”, nghĩa là khi ghi vào một tài khoản thì không ghi quan hệ đối ứng với tài khoản khác

Trị giá tài sản, vật tư, tiền vốn ghi trong các Tài khoản này theo giá hợp đồng, hoặc giá quy định ghi trong biên bản giao nhận, hoặc giá hoá đơn hay các chứng từ khác

Tất cả các tài sản, vật tư, hàng hoá phản ánh trên các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán cũng phải được bảo quản và tiến hành kiểm kê thường kỳ như tàisản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

c) Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 008 – Dự toán chi hoạt động

TK 008 có 2 tài khoản cấp 2, trong đó TK 0082 có 2 tài khoản cấp 3:

- TK0081 – Dự toán chi thường xuyên

- TK 0082 - Dự toán chi không thường xuyên

+ TK 00821 – Dự toán chi thường xuyên

+ TK 00822 – Dự toán chi không thường xuyên

Tài khoản này dùng để phản ánh số dự toán chi sự nghiệp, dự án được cấp

có thẩm quyền giao và việc rút dự toán ra sử dụng trong kỳ của các đơn vị được ngân sách Nhà nước cấp, số dự toán còn lại cuối kỳ

Tài khoản này phải được theo dõi hạch toán chi tiết: dự toán chi sự nghiệp,

dự toán chi dự án

Trang 35

TK 008 – Dự toán chi hoạt động có kết cấu như sau:

Trang 36

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH

KẾ HOẠCH HUYỆN GIỒNG RIỀNG



3.1 Quá trình hình thành và phát triển của phòng Tài chính Kế hoạch huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

3.1.1 Sơ lược về địa bàn huyện Giồng Riềng.

Giồng Riềng là một huyện của tỉnh Kiên Giang, nằm cách Thành phố RạchGiá khoảng 32 km Huyện có 1 thị trấn Giồng Riềng và 18 xã: Thạnh Lộc, ThạnhHưng, Thạnh Hoà, Thạnh Bình, Thạnh Phước, Ngọc Thuận, Ngọc Chúc, NgọcThành, Ngọc Hoà, Hoà Lợi, Hoà Hưng, Hoà An, Hoà Thuận, Vĩnh Thạnh, VĩnhPhú, Bàn Thạch, Long Thạnh, Bàn Tân Định

Theo thống kê năm 2008 dân số huyện khoảng 219.960 dân

Cư dân huyện chủ yếu là người Kinh, Khmer chiếm 16.28%, ngoài ra còn có dântộc khác

Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp Giồng Riềng là một trong những địaphương sản xuất lúa lớn của tỉnh Kiên Giang Ngoài ra trồng hoa màu khácnhư: khoai lang, bí đỏ, dưa hấu, đặc biệt dưa trồng gần như quanh năm Trongkháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Giồng Riềng là một vùng đất ác liệt và dữdội

3.1.2 Sơ lược về UBND huyện Giồng Riềng.

Uỷ Ban Nhân Dân Thị Trấn Giồng Riềng có địa chỉ tại Khu Vực 3 + 4 Thị

Trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Kiên Giang Mã số thuế 1700306813.

Đăng ký & quản lý bởi Chi cục Thuế Huyện Giồng Riềng

Ngành nghề kinh doanh chính: Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức

chính trị - xã hội, hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp 3.1.3 Sơ lược về phòng Tài chính Kế hoạch huyện Giồng Riềng.

- Tên đơn vị: phòng Tài chính Kế hoạch huyện Giồng Riềng

- Địa chỉ: Khu Nội Ô, Thị trấn Giồng Riềng, Huyện Giồng Riềng, KiênGiang

- Mã chương: 618

- Mã số thuế: 1700306443

- Mã đơn vị quan hệ Ngân sách: 1079953

Trang 37

3.1.4 Quá trình hình thành và phát triển

Phòng Tài chính Kế hoạch được thành lập cùng với sự phát triển kinh tế

-xã hội của huyện Phòng đã trải qua nhiều giai đoạn cùng với sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước, phòng đã có nhiều thay đổi về tổ chức và tên gọi Phòngđược thành lập ban đầu bao gồm các bộ phận: Tài chính ngân sách, thuế, giá Sau

đó ngành thuế được tách riêng và phòng tiếp nhận thêm bộ phận kế hoạch từphòng kế hoạch chuyển sang, từ đó chính thức lấy tên là Phòng Tài chính Kếhoạch Hiện nay phòng phụ trách 2 mảng cơ bản:

 Bộ phận quản lý Tài chính ngân sách

 Bộ phận Kế hoạch đầu tư

3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị

3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Hình 3.1: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của phòng Tài chính Kế hoạch.

3.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận

khối phường, xã, bộ phận kế hoạch đầu tư và bộ phận ngân sách Trực tập phụtrách các công tác: cân đối thu, chi ngân sách toàn huyện, quyết toán và quản lýcấp phát vốn đầu tư XDCB, tổ chức cán bộ

phận: bộ phận thẩm định và quyết toán dự án, chương trình XDCB và bộ phận kếhoạch tổng hợp, đồng thời chịu trách nhiệm điều hành chung các công việc củaphòng khi trưởng phòng đi vắng Ngoài ra còn phụ trách các công tác: cấp giấychứng nhận ĐKKD, công tác kế hoạch, quản lý quỹ đào tạo và kinh phí nội bộcủa phòng, tổ chức bán đấu giá quyền SDĐ và tài sản tịch thu, phụ trách bộ phận

Bộ phận ngân sách toán HCSNBộ phận kế giá đất và bán đấu Bộ phận theo dõi

gia quyền SDĐ

Trang 38

kế toán HCSN và bộ phận theo dõi giá đất và bán đấu giá quyền sử dụng đất.Đồng thời phụ trách trực tiếp các công việc: tài chính đối với HCSN, công tácbồi thường giải tỏa mặt bằng, quyết toán vốn đầu tư XDCB và quản lý cấp phátbiên lai, in ấn.

sách tổng hợp của huyện và các đơn vị hỗ trợ đồng thời theo dõi tài khoản tiềngửi

 Bộ phận thẩm định và quyết toán dự án chương trình XDCB: có chứcnăng thẩm định báo cáo kinh tế, kỹ thuật XDCB và chịu trách nhiệm tổng hợpbáo cáo công tác này, thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB

cáo thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB, tham mưu ra chủ trương đầu tưXDCB, thẩm định hồ sơ đấu thầu và chỉ định thầu, đồng thời chịu trách nhiệmbáo cáo tổng hợp kết quả đấu thầu, chỉ định thầu Tổng hợp lập kế hoạch và báocáo tình hình KT – XH của thành phố, thu lệ phí thẩm định báo cáo kinh tế kỹthuật xây dựng công trình và thẩm định kết quả đấu thầu

hưởng dự toán từ ngân sách huyện, theo dõi và tổng hợp báo cáo tài chính ngânsách các đơn vị để cung cấp số liệu kết hợp kế toán ngân sách tổng hợp chungcho toàn huyện

tác đấu giá quyền SDĐ và bán tài sản tịch thu, quản lý giá trên địa bàn huyện

3.3 Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị

Kế toán

Ngân sách xã

Ngày đăng: 03/05/2017, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w