1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO PISA LÍ LUẬN VÀ PP DẠY HỌC MÔN TOÁN DẠY HỌC THEO THUYẾT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI

49 684 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 871 KB

Nội dung

PISA The Programme for International Student Assessment: Chương trình đánh giá học sinh quốc tế.OECD Organization for Economic Cooperation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. PISA do OECD khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông

Trang 1

NỘI DUNG BÁO CÁO

I TỔNG QUAN VỀ PISA

II GIỚI THIỆU VỀ PISA VIÊÊT NAM

III CẤU TRÚC BỘ ĐỀ THI PISA

IV MỘT SỐ BÀI TOÁN PISA TRONG LĨNH

VỰC TOÁN HỌC

Trang 2

I TỔNG QUAN VỀ PISA

PISA - The Programme for International Student Assessment: Chương trình đánh giá học sinh quốc tế.

OECD - Organization for Economic Co-operation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

PISA do OECD khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của

hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông

1 PISA là gì ?

Trang 3

• PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần Đối tượng đánh giá là học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia

• Cuộc điều tra đầu tiên được tiến hành vào năm 2000, và kể từ đó đến nay đã có 6 cuộc điều tra, lần cuối vào năm 2015

1 PISA là gì ?

Trang 4

2 Mục đích của chương trình PISA.

* Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của PISA nhằm kiểm tra khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống ở mức độ nào

Trang 5

2 Mục đích của chương trình PISA.

* Mục tiêu cụ thể

– Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được

ở các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm Toán, Khoa học và Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lứa tuổi 15

– Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh

– Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh

Trang 6

3 Đặc điểm của chương trình PISA

• Năm 2000 có 43 nước tham gia

• Năm 2003 có 41 nước tham gia

• Năm 2006 có 57 nước tham gia

• Năm 2009 có 62 nước tham gia

• Năm 2012 có 70 nước tham gia

- Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu

- PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm một lần) tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản

Trang 7

• Chính sách công (public policy)

• Hiểu biết phổ thông (literacy)

• Học tập suốt đời (lifelong learning)

- PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:

3 Đặc điểm của chương trình PISA

Trang 8

4 Những năng lực được đánh giá trong chương trình PISA

 Là những kiến thức, kỹ năng thiết yếu chuẩn bị

cho cuộc sống ở một xã hội hiện đại

 Các lĩnh vực năng lực phổ thông được sử dụng

trong PISA bao gồm:

• Năng lực toán học (mathematic literacy)

• Năng lực đọc hiểu (reading literacy)

• Năng lực khoa học (science literacy)

• Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving)

Trang 9

Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2009 Năm 2012 Năm 2015

Đọc hiểu Toán học

Khoa học

Đọc hiểu

Toán học Khoa học

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Đọc hiểu Toán học

Trang 10

 Năng lực toán học là năng lực nhận biết ý nghĩa, vai

trò của kiến thức toán học trong cuộc sống; là khả năng lập luận và giải toán; khả năng học và vận dụng kiến thức toán nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống hiện tại và tương lai một cách linh hoạt

 Năng lực toán học được thể hiện ở 3 nhóm (cấp độ)

• Nhóm 1: Tái hiện (lặp lại).

• Nhóm 2: Kết nối và tích hợp.

• Nhóm 3: Tư duy toán học; khái quát hóa và

nắm được những tri thức toán học ẩn dấu bên trong các tình huống và các sự kiện.

a Năng lực toán học (mathematic literacy)

Trang 11

b Năng lực đọc hiểu (reading literacy)

 Năng lực đọc hiểu là hiểu, sử dụng, phản ánh và

liên kết vào các văn bản viết, nhằm đạt được các mục tiêu cá nhân, phát triển kiến thức và tiềm năng cá nhân, và tham gia vào xã hội

 Năng lực đọc hiểu được xác định trên ba phương

diện:

• Thu thập thông tin.

• Phân tích, lí giải văn bản.

• Phản hồi và đánh giá.

Trang 12

c Năng lực khoa học (science literacy)

 Nhận biết các vấn đề khoa học

 Giải thích hiện tượng một cách khoa học

 Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các

chứng cứ để rút ra kết luận

Trang 13

d Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving)

 Là khả năng sử dụng kiến thức của một cá

nhân trong quá trình nhận thức giải quyết các vấn đề thực tế Thông qua những tình huống rèn luyện trí óc, yêu cầu học sinh biết vận dụng, phối hợp các năng lực đọc hiểu, làm toán và khoa học để đưa ra các giải pháp thực hiện

 Hiện mới thực hiện 1 lần duy nhất vào năm

2003

Trang 14

5 Hình thức đề và các dạng câu hỏi

 Số lượng các câu hỏi của một kì đánh giá của

PISA tương đương với tổng thời lượng làm bài trong khoảng 07 giờ

 Các câu hỏi này được tổ hợp thành các đề thi khác

nhau Thời gian làm của mỗi đề là 2 giờ

 Mỗi đề thi của PISA được cấu thành từ các bài tập

 Cấu trúc mỗi bài bao gồm hai phần:

• Phần một: nêu nội dung tình huống (có thể

trình bày dưới dạng văn bản, biểu đồ, …)

• Phần hai: các câu hỏi.

Trang 15

 Trong mỗi chu kỳ đánh giá, mỗi quốc gia có

khoảng từ 4.500 đến 50.000 học sinh được chọn

để tham gia đánh giá theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên

 Kích cỡ mẫu đánh giá: khoảng 5.250 học sinh

150 trường, mỗi trường lấy 35 học sinh (mẫu PISA cho phép từ 20 đến 40 HS/trường)

 Hình thức thi viết, thời lượng 2 tiếng

6 Khảo sát của PISA

Trang 16

 Việc lấy mẫu được tiến hành theo phương pháp

phân tầng 2 cấp (chọn trường ở cấp quốc gia và chọn học sinh ở cấp trường) dựa trên các bằng chứng chính xác về tuổi và nơi đang học

 Điều này đòi hỏi các quốc gia tham gia PISA phải

có một hệ thống dữ liệu chính xác và đầy đủ về học sinh và nhà trường của mình

6 Khảo sát của PISA

Trang 17

Hiện nay, mỗi kỳ PISA được tiến hành theo 2 đợt:

thành viên OECD

 Đợt 2 (thông thường sau 1 năm): PISA bổ

sung (PISA Plus hay PISA+) dành cho các nước không phải là thành viên OECD.

6 Khảo sát của PISA

Trang 18

7 Các bộ công cụ đánh giá của PISA

Các quyển đề thi (Bắt buộc cho các nước)

Phiếu hỏi học sinh (Bắt buộc cho các nước)

Phiếu hỏi Nhà trường (Hiệu trưởng trả lời;

Bắt buộc cho các nước)

Phiếu hỏi phụ huynh (tự chọn)

(VN không đăng ký tham gia)

Kỳ 2012 Không có phiếu hỏi giáo viên

Kỳ 2015 có phiếu hỏi giáo viên (tự chọn)

(VN không đăng ký tham gia)

Trang 19

8 Các giai đoạn hoạt động chính của chương trình PISA

 Xây dựng đề thi

 Kế hoạch biên dịch các tài liệu

 Tuyển cán bộ coi thi

 Tuyển cán bộ giám sát chất lượng

 An toàn cho đề thi

 Tập huấn chấm thi

 Nhập dữ liệu

 Làm sạch dữ liệu

 Các buổi thi dự phòng

 Dịch các bộ công cụ khảo sát PISA

 Tuyển đội ngũ biên dịch

Trang 20

9 Cơ cấu tổ chức của PISA

Giám đốc

Dự án quốc gia (NPM)

Giám đốc Hoạt động Giám đốc Dữ liệu

Cán bộ tổ chức thi Phiên dịch viên

Cán bộ liên lạc với các trường Giám sátCán bộ

chất lượng

Chuyên gia các môn học

Trung tâm quốc tế

Điều phối viên của các Trường

Các nhóm

chuyên gia

Ban điều hành PISA của OECD

Trang 21

Hội đồng quản trị PISA là một tổ chức cộng

đồng OECD gồm các đại sứ và giám sát do chính phủ chỉ định đến từ các thành viên.

Ban thư kí OECD chịu trách nhiệm chung về

hoạt động của PISA

Mỗi nước thành viên đều phải cử một Giám đốc

quốc gia PISA (National Project Manager, gọi tắt là NPM) Các NPM phối hợp các hoạt động ở cấp quốc gia theo hướng dẫn của thành viên PGB

Nhà thầu quốc tế được lựa chọn trước mỗi kì

PISA thông qua đấu thầu cạnh tranh công khai

9 Cơ cấu tổ chức của PISA

Trang 22

Ở kỳ PISA 2015, một nhóm các nhà thầu quốc tế

sẽ phụ trách tổ chức các mảng công việc khác nhau để triển khai PISA Công việc được chia ra

7 lĩnh vực chính cho 7 nhà thầu:

• Core 1: Phát triển khung đánh giá nhận thức - Pearson

• Core 2: Phát triển các bộ đề thi trên giấy và trên máy tính - Educational Testing Service (ETS) với sự hỗ trợ của CRP Henri-Tudor

• Core 3: Phát triển các công cụ, Đo lường và Phân tích - ETS với sự hỗ trợ của cApStAn

9 Cơ cấu tổ chức của PISA

Trang 23

• Core 4: Tổ chức tiến hành và các quy trình khảo sát - Westat;

• Core 5: Chọn mẫu - Westat với sự hỗ trợ của Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục ÚC (ACER);

• Core 6: Phát triển bộ phiếu hỏi và khung chương trình –DIPF

• Core 7: Tầm nhìn và quản lí - ETS

Trang 24

II PISA VIỆT NAM

dục quốc tế.

chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục cho các quốc gia.

đào tạo: học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánh giá.

1 Mục đích Việt Nam tham gia PISA

Trang 25

II PISA VIỆT NAM

VN xếp thứ 69/70 về GDP bình quân đầu người

VN xếp thứ 70/70 về chỉ số HDI ( chỉ số so

sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới)

Trang 26

II PISA VIỆT NAM

Thiếu kinh nghiệm tổ chức và lực lượng chuyên

gia chuyên nghiệp vẫn còn mỏng.

Các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít.

Chưa xây dựng được dữ liệu đầy đủ về các

trường có học sinh ở độ tuổi 15.

Công tác dịch thuật theo yêu cầu của PISA là

một vấn đề thách thức đối với đội ngũ dịch thuật của Việt Nam

b Khó khăn thách thức khi tổ chức PISA lần

đầu tiên chu kỳ 2012 tại Việt Nam

Trang 27

Giáo viên và học sinh chưa từng được làm

quen với các dạng đề thi của PISA.

Kết quả mỗi đợt đánh giá của PISA sẽ được

công khai trên thế giới nên mang tính nhạy cảm

* Theo Tiến sĩ Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc văn phòng PISA

Việt Nam: Chi phí tham gia PISA 2012, Việt Nam phải đóng là 160.000 euro cho mỗi chu kỳ tham gia để chi trả cho toàn bộ kĩ thuật mà OECD cung cấp Còn lại các chi phí khác Việt Nam tự lo

b Khó khăn thách thức khi tổ chức PISA lần

đầu tiên chu kỳ 2012 tại Việt Nam

Trang 28

Năm 2011: Khảo sát thử nghiệm trên mẫu 40 trường thuộc 9 tỉnh x 35 HS/trường.

Năm 2012: Khảo sát chính thức trên mẫu là

5670 học sinh của 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố 4 tỉnh không tham gia khảo sát PISA 2012: Điện Biên, Lai Châu, Bắc Cạn, Cần Thơ.

3 Các hoạt động chính của PISA 2012:

Trang 29

 Ở Việt Nam năm 2012 có 13 bộ đề thi, mỗi

lớp thi chỉ lặp lại 2 em có đề thi giống nhau Các em ngồi vị trí thi mà OECD quy định để đảm bảo khách quan nhất và học sinh không thể trao đổi bài với nhau vì đề thi của mỗi học sinh đều khác nhau.

 Số lượng bài thi và câu hỏi toán học: 56 bài

thi, 110 câu hỏi thi; khoa học: 18 bài thi, 53 câu hỏi; đọc hiểu: 13 bài thi, 43 câu hỏi Sau khi hoàn thành bài text, học sinh được yêu cầu trả lời một bảng hỏi điều tra.

5 Quy trình chấm PISA tại Việt Nam

Trang 30

Giáo viên Việt Nam trải qua kỳ chấm nghiêm ngặt

PISA quy định về chấm bội và chấm đơn, như vậy mỗi 1 bài thi có 5 người chấm

Nhập phiếu chấm song song vào phần mềm của

OECD Khi giáo viên nhập phần mềm đó thì máy chủ của OECD họ đã nắm được bộ dữ liệu và

nghiệm thu

5 Quy trình chấm PISA tại Việt Nam

Trang 31

Lĩnh vực

Điểm trung bình của OECD

Điểm trung bình của

Toán 494 511 17 Đọc hiểu 496 508 19 Khoa học 501 528 8

6 Kết quả PISA 2012 của Việt Nam

 Kết quả thi của Việt Nam khá cao so với các nước tham gia kỳ thi PISA 2012

Trang 32

III CẤU TRÚC BỘ ĐỀ THI PISA

Quyển đề thi (Booklet): Mỗi học sinh làm 1 mã đề thi,

đề thi khoảng 50-60 câu hỏi, đóng thành quyển gồm nhiều bài thi cả 3 lĩnh vực Toán, Khoa học, Đọc hiểu.

Cụm bài thi (Cluster): Mỗi quyển đề thi gồm 4 cụm bài thi về Toán, Khoa học, Đọc hiểu

Bài thi (Unit): Mỗi bài thi thường đưa ra các tình huống thực tiễn, sau đó là các câu hỏi Có từ 3 đến 5 câu hỏi.

1 Các khái niệm liên quan đến bộ đề thi PISA:

Trang 33

III CẤU TRÚC BỘ ĐỀ THI PISA

 Giải trí, truyền thông

2 Các tình huống, ngữ cảnh trong đề thi PISA

Trang 34

III CẤU TRÚC BỘ ĐỀ THI PISA

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kiểu đơn giản

Câu hỏi Đúng/Sai (Có/Không) phức hợp

Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn

Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài

3 Các dạng câu hỏi

Trang 35

III CẤU TRÚC BỘ ĐỀ THI PISA

4 Ví dụ

Sơ đồ trên thể hiện việc xử lí nước cung cấp cho các gia đình trong thành phố

để có thể uống được

Trang 36

Câu hỏi 1 Việc làm sạch nước thường phải qua một

số bước, bao gồm các kĩ thuật khác nhau Quá trình làm sạch như ở sơ đồ trên bao gồm 4 bước Trong bước 2, nước được chứa ở bể lắng Bước này đã góp phần làm nước sạch như thế nào ?

A Vi khuẩn trong nước bị chết.

B Oxy được bổ sung vào nước

Sỏi và cát chìm xuống đáy.

D Các chất độc bị phá hủy.C

 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kiểu đơn giản

Trang 37

Câu hỏi 2 Uống nước bị ô nhiễm có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe nào sau đây? Hãy khoanh C (có) hoặc K (không) vào mỗi trường hợp.

Uống nước bị ô nhiễm có thể gây ra

Câu hỏi Đúng/Sai (Có/Không) phức hợp

Trang 38

Câu hỏi 3 Giả thiết rằng các nhà khoa học tham

gia vào việc đánh giá chất lượng nước phát hiện ra sau cả quá trình làm sạch vẫn có một số

vi khuẩn nguy hiểm trong nước Những người

sử dụng ở các gia đình cần làm gì đối với nước này trước khi uống ?

………

* Câu trả lời đạt các yêu cầu sau:

- Có đề cập tới đun sôi nước

- Câu trả lời đề cập tới các phương pháp khả thi khác mà có thể thực hiện an toàn ở nhà

 Câu hỏi mở

Trang 39

Các dạng câu hỏi KHÔNG phải mã hóa

Câu hỏi nhiều lựa chọn đơn giản hoặc phức hợp Phương án trả lời của học sinh được nhập trực

tiếp vào phần mềm Keyquest

5 Quy tắc mã hóa/ Hướng dẫn chấm PISA

 Các dạng câu hỏi mở PHẢI mã hóa

• Các câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn

• Các câu hỏi yêu cầu trả lời dài

Trang 40

Hệ thống Mã trong mã hóa Toán, Khoa học, Đọc hiểu

Mã một chữ số: 0, 1, 2, 9

Mã hai chữ số: 00, 01… 21, 22 …

– Chữ số đầu tiên cho biết mức độ trả lời

– Chữ số thứ hai được sử dụng để mã hóa đặc tính hay xu hướng của câu trả lời

Sau đó các Mã sẽ được chuyển sang điểm (Score)

theo hệ thống và thang đánh giá của OECD

5 Quy tắc mã hóa/ Hướng dẫn chấm PISA

Trang 41

Các mức trả lời trong Mã hóa

Trang 42

Các mức trả lời trong Mã hóa

Sử dụng các mức này thay cho khái niệm “Đúng”

hay “không đúng” Một số câu hỏi không có câu trả lời “đúng” Hay nói đúng hơn, các câu trả lời được đánh giá dựa vào mức độ học sinh hiểu văn bản hoặc chủ đề trong câu hỏi

“Mức tối đa” không nhất thiết chỉ là những câu

trả lời hoàn hảo hoặc đúng hoàn toàn Nhìn chung, việc phân định các mức sẽ chia câu trả lời của học sinh ra thành ba nhóm dựa vào năng lực của học sinh khi trả lời câu hỏi “Không đạt” không có nghĩa là hoàn toàn không đúng

5 Quy tắc mã hóa/ Hướng dẫn chấm PISA

Trang 43

Các mã đặc biệt – Mã 0 (00)

Mã 0 (hoặc các mã bắt đầu với chữ 0 trong

trường hợp mã hai chữ số được áp dụng) được

sử dụng trong trường hợp học sinh đưa ra các câu trả lời nhưng không đủ thuyết phục hoặc không chấp nhận được

5 Quy tắc mã hóa/ Hướng dẫn chấm PISA

Trang 44

Các mã đặc biệt – Mã 0 (00)

với mã hóa hai chữ số) sẽ bao gồm các các câu trả lời sau:

• Một câu trả lời chẳng hạn “Em không biết”, “hết thời gian”, một dấu hỏi chấm hoặc dấu gạch ngang (—);

• Một câu trả lời được viết ra nhưng sau đó bị tẩy xóa hoặc gạch chéo, dù cho dễ đọc hay không

• Một câu trả lời không thể hiện sự nỗ lực hoặc nghiêm túc khi làm bài Ví dụ học sinh có thể viết vào một câu đùa cợt, tên của thần tượng âm nhạc hoặc những nhận xét tiêu cực về bài kiểm tra này

5 Quy tắc mã hóa/ Hướng dẫn chấm PISA

Ngày đăng: 03/05/2017, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w