Nhân loại đã buớc sang thế kỷ XXI với những diễn biến quốc tế phức tạp, khó luờng. Đặc biệt từ sau sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tạm thời lâm vào thoái trào. Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong nước và quốc tế hoạt động ráo riết, ra sức xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Marx – Lenin, đưa ra thuyết “ kĩ trị”, “hội tụ”, các lý thuyết về “Sự biến mất của giai cấp công nhân”, về tương lai không cộng sản... nhằm phủ nhận, thay thế học thuyết Marx, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Thực tế đã có không ít người tỏ ra dao động, hoài nghi, thậm chí phủ nhận vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Tuy nhiên kế thừa thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và tác động của toàn cầu hóa, trước sự phát triển năng động của
Trang 1MỞ ĐẦU
Nhân loại đã buớc sang thế kỷ XXI với những diễn biến quốc tế phức tạp,khó luờng Đặc biệt từ sau sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô vàĐông Âu, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tạm thời lâm vào thoáitrào Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong nước
và quốc tế hoạt động ráo riết, ra sức xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Marx – Lenin,đưa ra thuyết “ kĩ trị”, “hội tụ”, các lý thuyết về “Sự biến mất của giai cấp côngnhân”, về tương lai không cộng sản nhằm phủ nhận, thay thế học thuyết Marx,phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân Thực tế đã có không ít người tỏ ra dao động, hoài nghi, thậm chíphủ nhận vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Tuy nhiên kế thừa thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiệnđại và tác động của toàn cầu hóa, trước sự phát triển năng động của nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với những thành tựu do công cuộcđổi mới mang lại, tuy còn những hạn chế, thách thức nhất điịnh nhưng giai cấpcông nhân Việt Nam có những biến đổi tích cực đáng kể, vẫn luôn giữ vững,phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây, phát triển đất nước
Qua các kỳ Đại hội, đặc biệt Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng tatiếp tục khẳng định cần phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, phấn đấu SỚM đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại Vì vậy, để hội nhập, phát triển nhanh mạnh trong cạnh tranh thìviệc khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam – lựclượng lãnh đạo và động lực chủ yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộithông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với việc đưa ra cácgiải pháp cơ bản nhằm góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam đápứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiện hóa, hiện đại hóa của Đảng tahiện nay
Thu hoạch tìm hiểu về giai cấp công nhân Việt Nam với sự nghiệp CNH,HĐH không phải là mới, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng vẫn cònnhiều vấn đề quan trọng đang tiếp tục được đặt ra và đòi hỏi được giải đáp Dù
Trang 2kiến thức bản thân còn nhiều hạn hẹp, chưa tiếp cận nhiều tài liệu, chưa baoquát toàn bộ vấn đề nhưng với cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cùng một số phương pháp khảo sát,nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… làm sáng tỏ vấn
đề, nhất là nhận được sự giảng dạy tận tâm của các thầy, người viết chọn vấn đề
“Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay” làm thu hoạch kết thúc chuyên đề Trong phạm vi giới hạn
của thu hoạch kết thúc môn học, thu hoạch tập trung làm sáng tỏ các vấn đềchính:
Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Đặc điểm và vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệpCNH, HĐH đất nước hiện nay
Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phát huy vai trò, sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân Việt Nam, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp CNH,HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
Trang 3I GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA NÓ
1 Khái niệm giai cấp công nhân
Khi nền sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa ra đời đã thu hút một bộphận lớn lao động trong dân cư vào làm việc Đây là lực lượng lao động hoàntoàn mới không giống nông dân, thợ thủ công, người buôn bán mà trực tiếp vậnhành máy móc cơ khí Đó là giai cấp công nhân
Ngay khi xuất hiện lực lượng lao động mới đó đã thu hút sự nghiên cứu củacác nhà khoa học, tư tưởng trong đó có Marx – Engels Nhưng khác hẳn vớinhững nhà nghiên cứu trước đó và cùng thời, Marx – Engels muốn “tìm hiểuxem giai cấp vô sản thực ra là gì và phù hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giaicấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử” 1 Các ông dùng nhiều huật ngữkhác nhau để chỉ GCCN: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựavào bán sức lao động của mình, giai cấp lao động làm thuê trong thế kỷ XIX,GCCN hiện đại… nhu nhũng cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệmGCCN - con đẻ của nền đại công nghiệp TBCN, đại biểu cho phương thức sảnxuất tiên tiến Ngoài ra, Marx – Engels còn dùng nhiều thuật ngữ có nội dunghẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành, các giai đoạn phát triểnkhác nhau của công nghiệp: công nhân nông nghiệp, công nhân công xưởng,công nhân thủ công, công nhân công trường thủ công, công nhân hiện đại…2
Cho dù dùng nhiều thuật ngữ khác nhau nhưng trong khi nghiên cứu, Marx– Engels đặc biệt chú ý phân tích hai tiêu chí, thuộc tính cơ bản để nói lên thếnào là GCCN đó là
+ Về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Marx khẳng định công
nhân là nhũng người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành các công cụ sảnxuất có tính công nghiệp Với tiêu chí này, các ông khẳng định GCCN khác hẳncác giai cấp khác” Công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giốngnhư máy móc vậy”3 Họ không ngừng được phát triển về số lượng và chất lượngcùng với sự phát triển của đại công nghiệp Và các ông đặt tất cả niềm tin khoahọc vào GCCN, bởi vì “các giai cấp khác đều suy tàn và điêu vong cùng với sự
1 Marx – Engels: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr 56.
2 TS Bùi Đình Bôn: Giai cấp công nhân Việt Nam, mấy vấn đề lý luận và thực tiến, Nxb Lao Động, Hà Nội,
1999, tr 10.
3 Marx – Engels: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.12, tr.11.
Trang 4phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản là sản phẩm của bản thânnền đại công nghiệp ấy”4.
+ Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: GCCN là những
người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản
và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư Do vậy, Marx – Engels gọi họ là giaicấp vô sản
Chính đặc trưng của GCCN trong chế độ tư bản khiến họ trở thành giai cấpđối kháng với giai cấp tư sản và sẽ là lực lượng “đào huyệt chôn CNTB” Marx– Engels chỉ rõ sau khi giành chính quyền, vị trí của họ trong quan hệ sản xuấtthay đổi Lúc đó, họ là người làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu, làm chủ khoahọc và trở thành giai cấp lãnh đạo toàn thể xã hội trong cuộc đấu tranh cải tạo
xã hội cũ xây dựng xã hội mới
Từ hai tiêu chí trên có thể coi công nhân là những người lao động trong cácngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp và địa vị kinh tế - xã hội của
họ tùy thuộc vào chế độ xã hội đương thời Còn những người làm công ănlương trong các ngành y tế, giáo dục, văn hóa, dịch vụ…Không phải là côngnhân mà là người lao động nói chung Như vậy, có thể hiểu” GCCN là một tậpđoàn xã hội ổn định, hình thành, phát triển cùng quá trình phát triển của nềncông nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất
xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến, trực tiếp hoặctham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo cácquan hệ xã hội, là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lênCNXH”, động lực chủ yếu của sự nghiệp xây dựng CNXH 5
Ngày nay, với sự phát triển của CNTB, bộ mặt của GCCN hiện đại cónhiều thay đổi khác trước về cơ cấu ngành nghề, xu hướng “trí thức hóa” côngnhân, phần đông công nhân không còn là những người vô sản trần trụi với haibàn tay trắng như trước Nhưng thực sự toàn bộ tư liệu sản xuất cơ bản nhất,quyết định nhất đối với nền sản xuất TBCN vẵn nằm trong giai cấp tư sản, vàGCCN về cơ bản vẫn không có tư liệu sản xuất, vẫn phải bán sức lao động và bị
4 Marx – Engels: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr 610.
5 Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 99.
Trang 5bóc lột giá trị thặng dư dù hình thức bóc lột tinh vi và khó thấy hơn Vì vậy,những quan điểm của Marx – Engels về hai tiêu chí cơ bản của GCCN đến nayvẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở để nghiên cứu GCCN hiện đại và làm sáng
tỏ SMLS của GCCN trong thời đại mới
2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử bao giờ cũng có mộtgiai cấp tiến bộ nhất, đứng ở vị trí trung tâm, thúc đẩy sự vận động, phát triểncủa lịch sử giai đoạn đó Từ khi cách mạng tháng Mười Nga, cuộc cách mạngXHCN đầu tiên giành thắng lợi, GCCN chính thức bước lên vũ đài lịch sử,đứng ở vị trí trung tâm của sự phát triển xã hội và với những đặc điểm riêng củamình, GCCN là giai cấp có SMLS cao cả là lật đổ chế độ TBCN, giành chínhquyền về tay GCCN và nhân dân lao động, xóa bỏ chế độ người bóc lột người,giải phóng GCCN, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại Đồng thời lãnhđạo, tổ chức và thực hiện quá trình xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN –CSCN văn minh Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lênin đã khẳng địnhrằng “thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy – đó là SMLS của giai cấp vôsản hiện đại” 6 Và “điểm chủ yếu trong học thuyết của Marx là ở chỗ nó làmsáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hộiXHCN”7
Ngoài ra trong bối cảnh quốc tế hiện nay, GCCN tiếp tục khẳng định sứmệnh lịch sử thế giới, xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sảnxuất chủ yếu, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa và quốc tế hóa nền sản xuất côngnghiệp, biến những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội về tay GCCN và nhândân lao động, mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển
Như vậy, nội dung SMLS của GCCN khác hẳn về chất so với SMLS củagiai cấp trước nó dù tiến bộ như giai cấp tư sản thì cũng chỉ thay thế chế độ bóclột này bằng chế độ bóc lột khác Còn SMLS của GCCN là có tính dân tộc đặcsắc, có tính chất quốc tế rộng rãi vì trong quá trình đấu tranh, không nhữngGCCN liên minh được với các giai cấp khác mà GCCN các quốc gia còn có sự
6 Marx – Engels: Sđd, 1994, t.20, tr 393.
7 V I Lenin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t 23, tr 1.
Trang 6liên hiệp lại được với nhau và được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhân dân lao độngtoàn thế giới Hơn nữa, ngày nay, trình độ xã hội hóa và quốc tế hóa trong côngnghiệp ngày càng cao, cùng với quá trình toàn cầu hóa, và tình hình quốc tế cónhiều biến đổi mạnh mẽ, GCCN các nước càng phải liên hệ chặc chẽ với nhauhơn Chính vì vậy, việc thực hiện SMLS của GCCN là hết sức lâu dài, khókhăn, gian khổ, đòi hỏi GCCN một mặt phải thực hiện kiên trì SMLS trong thờigian dài, mặt khác phải thường xuyên gắn bó với các dân tộc, đoàn kết dân tộc,đoàn kết quốc tế, tạo sức mạnh tổng hợp, đồng thời phải thường xuyên đấutranh chống chủ nghĩa cơ hội và các thế lực thù địch với CNXH, CNCS Đó làSMLS thế giới, phấn đấu vì lợi ích của dân tộc mình phải “tự vươn lên thànhgiai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”8, đồng thời phải vì lợi ích củatoàn thể loài người.
b Những điều kiện khách quan qui định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Điều kiện về địa vị kinh tế - xã hội
Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại côngnghiệp tư bản chủ nghĩa, nó ra đời và phát triển cùng với sự hình thành pháttriển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, được nền sản xuất công nghiệphiện đại rèn rũa tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh Đại côngnghiệp càng phát triển, tập trung làm phá sản những người sản xuất hàng hoánhỏ, bổ xung lực lượng cho giai cấp công nhân Mặt khác, đại công nghiệp pháttriển tiếp tục bổ xung lực lượng cho giai cấp công nhân, thu hút lực lượng laođộng từ nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau tạo nên tập đoàn hùng mạnh Bảnthân sự phát triển nền đại công nghiệp cũng yêu cầu cao với từng người laođộng, tập thể lao động về tác phong lao động, kỷ luật lao động…
Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhấttrong các bộ phận tiêu biểu cấu thành của lực lượng sản xuất của xã hội tư bản
Họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất với trình độ xã hội hoá ngàycàng cao Nhưng chủ nghĩa tư bản lại được xây dựng trên nền tảng của chế độchiếm hữu tư nhân về tư lệu sản xuất mà giai cấp tư sản là đại diện Bởi thế, ở
8 Marx – Engels: Sđd, 1995, t.4, tr 624.
Trang 7phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lựclượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao (mà giai cấp công nhân làđại diện) với quan hệ sản xuất có tính chất chiếm hữu tư nhân (mà giai cấp tưsản là đại diện) Đây là mâu thuẫn cơ bản vốn có và không thể khắc phục đượcnếu không xoá bỏ đợc chế độ tư bản Biểu hiện về mặt chính trị, xã hội của mâuthuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản Sự vậnđộng phát triển của những mâu thuẫn tất yếu trên dẫn đến cách mạng xã hội chủnghĩa, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.Như vậy giai cấp công nhân gắn liền với nền lao động sản xuất vật chất, đi liền
sự phát triển của công nghiệp ngày càng hiện đại kể cả khi xuất hiện nền kinh tếtri thức
Do không có tư liệu sản xuất, giai cấp công nhân phải bán sức lao độnglàm thuê, bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, bị lệ thuộc hoàn toàn vàoquá trình phân phối các kết quả lao động của chính họ Trong nền sản xuất tưbản chủ nghĩa, giai cấp công nhân bị toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột, là giai cấptrực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, không có quyền trong tổ chức, điều hànhlao động, phân phối sản phẩm lao động Do đó giai cấp công nhân không đượclàm chủ trong xã hội tư bản chủ nghĩa Họ bị bần cùng hoá so với giai cấp tưsản (bị bóc lột trong quá trình sản xuất, ngoài quá trình sản xuất và bị bóc lộttheo chiều sâu)
Giai cấp công nhân hiện nay ở các nớc tư bản có đời sống vật chất cao vẫn
bị bóc lột, bần cùng hoá theo đúng nghĩa của nó Công nhân có cổ phần, tức là
đã ra nhập vào quá trình sản xuất, điều hành sản xuất đó là công nhân tư bảnnhân dân nhưng con số này vẫn còn rất khiêm tốn Còn ở các nớc tư bản phátriển, công nhân bị bóc lột cao hơn rất nhiều, từ 200% tới 300% và sự chênhlệch giàu nghèo cũng khá cao Trong tất cả các giai cấp đang đối lập với giaicấp tư sản thì chỉ có giai cấp công nhân là thực sự cách mạng vì nó là sản phẩmcủa nền đại công nghiệp, đại diện cho lực lượng sản xuất với trình độ xã hội hoángày càng cao, và nó lao động trong nền đại công nghiệp với trình độ công nghệngày càng hiện đại và sản xuất ra tuyệt đại của cải cho xã hội
Trang 8Từ địa vị giai cấp công nhân và giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản thốngnhất với lợi ích của đông đảo nhân dân lao động đã tạo điều kiện cho giai cấpcông nhân đoàn kết với giai cấp khác, đi đầu trong công cuộc đấu tranh để thựchiện quá trình giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội Họ có khả năng đoàn kếtgiai cấp khác (tất cả giai cấp vô sản) vì giai cấp công nhân: có cùng lợi ích cơbản, thống nhất nhau do bị bóc lột giá trị thặng dư; cùng tồn tại trong một môitrường sản xuất nh nhau có tính chất công nghiệp thậm chí dịch vụ; có cùng tưbản trong nước và quốc tế bóc lột; có cùng mục tiêu, sứ mệnh lịch sử tiêu diệt
tư sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Điều kiện về những đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN
Vì GCCN là sản phẩm của nền đại công nghiệp, được tôi luyện trong nềnsản xuất đó nên họ có được những phẩm chất, đặc điểm riêng nổi trội mà khônggiai cấp nào có được:
Một là, GCCN là giai cấp tiên tiến nhất, có bản chất cách mạng triệt đểnhất “ trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ cógiai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng”9, vừa là động lực chủ yếu vừa làlực lượng lãnh đạo trong quá trình chuyển biến cách mạng từ CNTB lên CNXH.Hai là, GCCN có tinh thần quốc tế vô sản Phẩm chất này là có cơ sở và nềntảng xã hội của nó từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dân tộc mà phát triểnlên, đồng thời bắt nguồn từ bản chất quốc tế hóa ngày càng rộng lớn của nền sảnxuất công nghiệp hiện đại, tính từ triệt để cách mạng và sự thống nhất về lợi íchcủa GCCN trên toàn thế giới “giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”10
Ba là, GCCN có hệ tư tưởng độc lập, đặc biệt là Chủ nghĩa Marx – Lênin,với đội tiên phong là Đảng Cộng Sản, mang bản chất GCCN, thể hiện lợi íchGCCN, dân tộc và loài người tiến bộ
Bốn là, GCCN có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tính tiên tiến, tiên phong Từ
đó tạo cho GCCN có ý thức tổ chức kỷ luật trong các lĩnh vực khác11
9 Marx – Engels: Tuyển tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1980, t.1, tr 554.
10 Marx – Engels: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr 613.
11 PGS TS Dương Xuân Ngọc: Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 45.
Trang 9II GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
1 Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam
GCCN Việt Nam trải qua hơn hai thế kỉ trưởng thành, phát triển Thực tiễnlịch sử đã chứng minh “GCCN là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gangóc, đương đầu với bọn đế quốc thực dân… Đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đángnhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”12 GCCN Việt Nam là một bộphận của GCCN quốc tế nhưng do điều kiện lịch sử văn hóa truyền thống dân tộcqui định, GCCN Việt Nam còn có những đặc điểm riêng sau:
a Những đặc điểm riêng có tính ưu điểm
Một là, GCCN Việt Nam sinh ra và lớn lên từ một nước thuộc địa nửaphong kiến, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nhỏ bé chưa pháttriển, lại bị bóc lột nặng nề bởi ách đô hộ ngoại bang, nên dù nhỏ bé song kếthừa truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, GCCN sớm trở thành giaicấp duy nhất được lịch sử, dân tộc thừa nhận, giao phó sứ mệnh lãnh đạo cáchmạng Việt Nam Đặc biệt với những đặc điểm hết sức nổi bật của chủ nghĩa yêunước Việt Nam càng làm cho sức mạnh của GCCN được nhân lên gấp bội.Hai là, xuất hiện, ra đời muộn hơn GCCN của nhiều nước (ra đời vàonhững năm đầu thế kỉ XX gắn liền cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp),nhưng GCCN Việt Nam hình thành trước giai cấp tư sản dân tộc, trong hoàncảnh đấ nước sôi sục khí thế đấu tranh càng có tác dụng thúc giục GCCN ViệtNam đấu tranh thực hiên SMLS Cũng trong hoàn cảnh đó, GCCN Việt Namtuy chưa có kinh nghiệm tổ chức đấu tranh nhưng có điều kiện kế thừa thànhquả của GCCN các nước
Ba là, GCCN Việt Nam xuất thân chủ yếu từ nông dân, bị thực dân phongkiến bóc lột nên gắn bó mật thiết và có mối quan hệ máu thịt với người nông dân
và các tầng lớp nhân dân lao động khác Vì thế, GCCN nước ta đã đoàn kết toàndân tộc trên cơ sở khối liên minh công – nông – trí thức vững chắc, đưa cách mạngnước ta vượt muôn vàn khó khăn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
12 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t 10, tr 8 – 9.
Trang 10Bốn là, GCCN Việt Nam được sự vạch đường, chỉ lối của Nguyễn ÁiQuốc – vị lãnh tụ vĩ đại, sáng suốt của dân tộc và sớm thành lập được ĐảngCộng Sản Việt Nam Ngay từ đầu, Đảng đã biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩaMarx – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, đề ra cương lĩnh cứu nước đúngđắn của dân tộc: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH Do vậy, GCCN Việt Namluôn có và luôn phát huy tinh thần cách mạng triệt để, là lực lượng đi đầu tronggiai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong sự nghiệp đổi mới13, giữđịa vị lãnh đạo quá trình xây dựng CNXH.
Năm là, cùng với quá trình CNH, HĐH , phát triển đất nước, GCCN ViệtNam ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, có xu hướng trí thức hóangày càng mạnh mẽ
b Những đặc điểm riêng có tính hạn chế
Do những đặc điểm riêng đó và trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mởcủa hội nhập, trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, bêncạnh những ưu điểm trên, GCCN cũng bộc lộ một số yếu kém, bất cập, hạn chếviệc phát huy vai trò tiên phong của mình Đó là tính tổ chức, kỉ luật chưa cao,chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp hiện đại, tư tưởng, tâm lý, tácphong, thói quen của người sản xuất nhỏ còn khá nặng nề mà biểu hiện rõ làtính tùy tiện, sự manh mún, tản mạn, tư tưởng cục bộ, phường hội, tính giatrưởng… trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ và tay nghề củacông nhân còn thấp so với yêu cầu; Sự mất cân đối trong cơ cấu lao động kỹthuật Bên cạnh đó, lòng say mê nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động,tác phong công nghiệp của công nhân còn hạn chế Thêm vào đó là ý thức thamgia vào các tổ chức chính trị - xã hội của công nhân không cao, còn một bộphận công nhân bị thoái hóa và tha hóa về thái độ lao động, phẩm chất giai cấp
và đạo đức, lối sống Ngoài ra, trong đội ngủ công nhân cũng xuất hiện nhữnghiện của chủ nghĩa thực dụng, tâm lý coi thường kỷ cương, phép nước, bất chấpnhân phẩm đạo đức, làm đủ mọi việc miễn là có lợi cho bản thân…
13 TS Bùi Đình Bôn: Sđd, tr 24 – 25.