Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thời đại mới đã mở đường cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa trong đó có Việt Nam. Chủ nghĩa đế quốc tìm mọi cách để bưng bít, xuyên tạc, bóp méo thành quả Cách mạng Tháng Mười Nga. Ngay cả trong Quốc tế Cộng sản cũng có những đánh giá chưa thống nhất về ý nghĩa của cuộc Cách mạng này. Lênin đã viết sách khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga và phê phán xu hướng tả khuynh nói trên .
Trang 1TƯ TƯỞNG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM TRONG TÁC PHẨM “ĐƯỜNG KÁCH MỆNH” VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
1 Tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong tác phẩm
Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc
1.1 Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện tác phẩm
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Thời đại mới đã mở đường cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa trong
đó có Việt Nam Chủ nghĩa đế quốc tìm mọi cách để bưng bít, xuyên tạc, bóp méo thành quả Cách mạng Tháng Mười Nga Ngay cả trong Quốc tế Cộng sản cũng có những đánh giá chưa thống nhất về ý nghĩa của cuộc Cách mạng này Lênin đã viết sách khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga và phê phán xu hướng tả khuynh nói trên
Quốc tế Cộng sản ra đời (tháng 3 năm 1919) đã làm thay đổi nhận thức trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, góp phần rất tích cực làm cho cuộc đấu tranh của công nhân quốc tế diễn ra sôi nổi; hàng loạt các đảng cộng sản ra đời ở các nước tư bản và xuất hiện xu hướng thành lập các đảng cộng sản công nhân ở các nước thuộc địa Đại hội II của Quốc tế Cộng sản – năm 1920 thông qua “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, đã góp phần không nhỏ làm cho vị trí và vai trò cách mạng ở các nước thuộc địa được khẳng định và thúc đẩy phát triển
Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 7-1920, Nguyễn Ái
Quốc được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa” của V.I Lênin Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc
đang trăn trở tìm hiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, nhận rõ lập trường của V.I.Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn với
Trang 2những lời tuyên bố suông của Quốc tế thứ hai Luận cương của V.I.Lênin đã có ảnh hưởng quyết định đến lập trường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Sau này người viết:
“luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo V.I Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”1
Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tours), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam
Qua 10 năm sống và làm việc ở nhiều nước trên thế giới, qua nhiều lục địa, đặc biệt là ở những nước tư bản phát triển, Nguyễn Ái Quốc không choáng ngợp trước sự giàu có của giai cấp tư sản mà lại nhận thấy chế độ tư bản có nhiều khuyết tật Người khẳng định dứt khoát chủ nghĩa tư bản không cứu được nước, không cứu được dân Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nhận ra chân lý thời đại: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới
khỏi ách nô lệ Người chỉ rõ: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản” 2
Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin để truyền bá vào nước ta, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị
và tổ chức cho việc thành lập chính đảng cộng sản ở Việt Nam
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 127.
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 314.
Trang 3Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) làm nhiệm
vụ đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản và trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng
sản ở Việt Nam Tại đây, Người cùng với một số nhà cách mạng lập Hội liên hiệp
các dân tộc bị áp bức Á Đông, do ông Liêu Trọng Khải (Trung Quốc) làm Hội
trưởng và Người làm bí thư
Tháng 6-1925, Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, hạt nhân
là Cộng sản đoàn, nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam có xu hướng
cộng sản chủ nghĩa, chuẩn bị thành lập Đảng, cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần
báo Thanh niên Từ năm 1925-1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại
Quảng Châu, đào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam Sau các khoá học một số được chọn đi học ở Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, một số được cử đi học Trường Quân sự Hoàng Phố, còn phần lớn trở về nước để
“truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”3
Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán
bộ tại Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
xuất bản thành sách với tên gọi là Đường Kách mệnh Tháng 4-1927, Tưởng Giới
Thạch phản bội cách mạng Trung Quốc, đàn áp đảng viên cộng sản và những người cách mạng Nguyễn Ái Quốc phải rời Quảng Châu sang Liên Xô Mùa thu năm 1928, Người về Thái Lan tiếp tục công việc chuẩn bị thành lập Đảng
Những bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc dùng trong các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào những
năm 1925-1927, được tập hợp thành quyển sách “Đường cách mệnh” đáp ứng kịp thời yêu cầu đó Tác phẩm dài 61 trang (từ trang 257 đến trang 318) được trình bày
15 chương, mỗi chương là một nội dung, một chủ đề tương đối độc lập trong một bài giảng: Tư cách người cách mệnh; Vì sao viết sách này?; Cách mệnh; Lịch sử cách mệnh Mỹ; Cách mệnh Pháp; Lịch sử cách mệnh Nga; Quốc tế; Phụ nữ quốc tế; Công
3 Trần Dân Tiên Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch Nxb Văn nghệ, Hà Nội, 1956 tr 71
Trang 4nhân quốc tế; Cộng sản thanh niên quốc tế; Quốc tế giúp đỡ; Quốc tế cứu tế đỏ; Cách
tổ chức Công hội; Tổ chức dân cày; Hợp tác xã
Tư tưởng cơ bản của tác phẩm Đường cách mệnh truyền thụ những vấn đề cốt
lõi nhất của chủ nghĩa Mác- Lênin phù hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam, trên cơ
sở đó, tuyên truyền về con đường cứu nước vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân, góp phần vào xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân, tiến tới đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi sự xâm lược, đô hộ của thực dân Pháp, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, độc lập, tự do, hạnh
phúc Từ đó Đường cách mệnh trở thành “cẩm nang” cho cán bộ, đảng viên học tập,
truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân Việt Nam
1.2 Tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong tác phẩm
Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc
Trong “Đường cách mệnh” Nguyễn Ái Quốc đã luận giải nội dung cơ bản của giai cấp, đấu tranh giai cấp, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản
Người đi thẳng vào bản chất “cách mệnh” Người nói: “Văn chương và hy vọng
sách này là chỉ trong hai chữ “Cách mệnh! Cách mệnh!!Cách mệnh!!!”
Vì theo Người hiện tại còn nhiều quan điểm nhận thức không đúng về cách mệnh: “Lý luận và lịch sử cách mệnh có nhiều sách lắm Pháp nó sợ nên nó cấm chúng ta học, cấm chúng ta xem, cho nên đồng bào ta đối với hai chữ cách mệnh còn
lờ mờ lắm” Nguyễn Ái Quốc đã lập luận chặt chẽ, luận giải một cách ngắn gọn, rõ
ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân về “cách
mệnh”:
Theo Người “Cách mệnh” là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt Nguyễn Ái Quốc cũng luận giải và chỉ ra các loại hình cách mạng, chỉ rõ nguyên
nhân của cách mạng tư sản, cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng vô sản, xét đến cùng là do áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị, mâu thuẫn giai cấp không thể
Trang 5điều hoà, đòi hỏi phải giải quyết bằng cách mạng xã hội Cách mạng không thể thực hiện bằng con đường cải lương mà chủ yếu bằng giải pháp là cách mạng bạo lực, Người cũng đã phê phán những quan điểm và nhận thức sai trái
Từ những vấn đề chung đó, Người đi sâu vào những vấn đề cấp thiết của cách mạng Việt Nam, vạch ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
Về mục tiêu của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ, chỉ có cách
mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đại đa số dân chúng Thông qua giới thiệu những cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, từ Cách mạng tư sản Mỹ (1776) đến Cách mạng tư sản Pháp (1789), từ Công xã Pari (1871) đến Cách mạng Tháng mười Nga (1917) và sau khi so sánh Cách mạng tư sản với Cách mạng vô sản, Nguyễn ái Quốc khẳng định: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức”4
Người khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”5 Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: “làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”6
Như vậy, trong tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam là phải đánh đổ đế quốc xâm lược, phong kiến phản động
để giải quyết vấn đề dân tộc, dân chủ Người đã đặt cách mạng Việt Nam vào phạm
4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2000, tr.274.
5 Hồ Chí Minh, Toàn tập,tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.280.
6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2000, tr.270.
Trang 6trù, quỹ đạo của cách mạng vô sản nghĩa là làm cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
Về lực lượng cách mạng, công nông là gốc của cách mệnh, học trò, nhà buôn,
điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông Ai mà bị áp bức càng nặng, thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người Lực lượng quần chúng đông đảo nhưng phải dựa trên nền tảng liên minh công nông, lấy công - nông làm gốc: “Công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn của cách mệnh thôi”
Bên cạnh đề cập đến vai trò của liên minh công nông trong khối đại đoàn kết dân tộc, Người còn nêu lên: Muốn đoàn kết thì phải làm gì? “Muốn phát huy được phải giáo dục, giác ngộ cho quần chúng biết được tác hại do chính sách ngu dân của bọn đế quốc phong kiến Phải giảng lý luận cách mạng, làm cho phong trào cách mạng trở nên tự giác, chứ không phải tự phát, cách mệnh phải có chiến lược, sách lược đúng” Phải tuyên truyền mở rộng tầm nhìn của quần chúng nhân dân, không chỉ tình hình trong nước mà còn ở cả phạm vi quốc tế, nhận thức rõ ai là bạn, ai là thù
Về phương pháp cách mạng, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là quan điểm cách
mạng bạo lực Người cho rằng giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại là công việc “to tát”, cho nên phải “dùng hết sức”, phải “quyết tâm thì làm chắc được”, “thà chết tự do hơn sống làm nô lệ” Trong tác phẩm, Người phê phán các trào lưu manh động, bạo động: Cách mệnh không phải là bạo động, ám sát làm liều của một cá nhân nào đó: “ám sát là làm liều và kết quả ít, và giết thằng này còn thằng khác, giết sao cho hết? Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ các giai cấp áp bức mình, chứ không phải nhờ năm ba người giết hai ba anh vua, chín mười anh quan mà được”
Trang 7Nhưng phải “biết cách làm thì mới chóng” “Cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ” Tiếp theo tư tưởng khởi nghĩa vũ trang quần chúng giành chính quyền
đề ra từ năm 1924, trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc phát triển thêm: “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không thắng nổi” “Đời này làm chưa xong, đời sau nối theo làm thì phải xong” Người chỉ ra những thiếu sót của những người đi trước như “xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức”, hoặc “làm cho dân quen tính ỷ lại mà quên tính tự cường” Tóm lại là phải có sách lược, mưu chước, kế hoạch, biết lúc nào nên làm, lúc nào chưa nên làm
Về đoàn kết quốc tế, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ “Cách mạng Việt Nam là một bộ
phận của cách mạng thế giới Ai làm cách mạng trên thế giới là đồng chí của Việt Nam” “Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa (như Đệ tam quốc tế )”7
“An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”8 Trong quan hệ giữa cách mạng nước ta với bầu bạn thế giới, Người nhấn mạnh: “Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình tự giúp lấy mình đã” Cách mạnh vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng thúc đẩy nhau trong quan hệ bình đẳng “Việt Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ”
Về đảng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: muốn đưa cách mạng đến
thắng lợi, trước hết phải có đảng cách mệnh Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy Trong đảng phải có chủ nghĩa làm cốt, ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy” Đảng thiếu chủ nghĩa như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 tr.281.
8 Hồ Chí Minh,Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2000 tr 287.
Trang 8cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”9 Sau này trong nhiều tác phẩm, Hồ Chí Minh tiếp tục đề cập nhiều vấn đề quan trọng, cốt lõi về Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng cầm quyền, mà cốt lõi là đảng phải là trí tuệ, đạo đức, quang vinh, để lãnh đạo giai cấp công nhân, dân tộc Việt Nam giữ vững độc lập dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội
Những nội dung cơ bản trong tác phẩm Đường cách mệnh là tư tưởng cốt lõi
về con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Tác phẩm ra đời lúc bấy giờ đã góp
phần to lớn vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên, vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước một cách sáng tạo, đúng
đắn, kịp thời và có hiệu quả, tạo tiền đề cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác phẩm đã chỉ rõ những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời
kỳ khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam; nâng phong trào đấu tranh cuả công nhân và phong trào yêu nước phát triển lên một trình độ mới – đấu tranh tự giác; góp phần tạo nên thắng của cách mạng Tháng Tám năm 1945 và công cuộc xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Những tư tưởng trong tác phẩm đã góp phần giáo dục, đào tạo một thế hệ cán bộ cách mạng đầu tiên của Đảng-những hạt giống đỏ đầu tiên để nhân lên một đội ngũ cán bộ Đảng, Nhà nước hùng hậu sau này
Đây là tác phẩm lý luận, trở thành “cẩm nang” không chỉ của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam xây dựng chế độ xã hội mới mà còn là lý luận chỉ đạo cả phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới
Đến nay, những nội dung lý luận trong tác phẩm Đường cách mệnh vẫn còn giữ nguyên giá trị, nhiều vấn đề lý luận được Người đề cập cách đây 80 năm vẫn có
ý nghĩa thời sự ( như vấn đề tư các người cách mạng; vấn đề xâya dựng đảng cầm quyền; lý luận cách mạng; Con đường cách mạng, lực lượng cách mạng)
Nghiên cứu tác phẩm giúp chúng ta kiên định với con đường đổi mới và quyết tâm đưa sự nghiệp đổi mới nước ta đi đến thành công
Người đã để lại một kiểu mẫu về công tác tổ chức, truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo, hiệu quả, độc đáo phù hợp với điều kiện lịch sử
9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000 tr 268.
Trang 9đương thời và cả hiện nay; gắn công tác tuyên truyền với công tác tổ chức, công tác chính sách trong đấu tranh, truyền bá lý luận hiện nay
2 Sự vận dụng tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc trong tác phẩm
“Đường cách mệnh”của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay
2.1 Thành tựu trong sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam
Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng và con đường cách mạng Việt Nam, sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đã và đang giành được những thắng lợi to lớn Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời là một trong những thắng lợi nổi bật, vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, đã làm cho chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỷ nguyên mới
mở ra, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đồng thời, góp phần quan trọng vào tiến trình cách mạng thế giới, phá vỡ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực hiện vai trò tiên phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội Cách mạng Tháng Tám kết hợp với sức mạnh của chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tạo nên hợp lực to lớn, giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (năm 1954) Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc cho cách mạng cả nước Hai mươi mốt năm kiên cường kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng mà Đảng đã vạch ra, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân ta đã giành thắng lợi oanh liệt, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thu non sông về một mối
Sau 30 năm kháng chiến thành công, đất nước bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên hòa bình, thống nhất và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Trong những năm
Trang 10đầu, đất nước ta phải đương đầu với những thách thức, khó khăn chồng chất: hậu quả nặng nề của chiến tranh chưa được khắc phục, thì lại vừa phải tiến hành cuộc chiến đấu mới để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc
tế, vừa phải chống lại sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, vừa phải tiếp tục tìm tòi, khảo nghiệm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp đặc điểm Việt Nam trong điều kiện mới Cùng với những khó khăn khách quan, còn có những khuyết điểm chủ quan trong lãnh đạo, quản lý và cơ chế, chính sách, khiến cho kinh tế - xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng
Đứng trước yêu cầu của lịch sử, nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội, khi đổi mới đã trở thành vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với dân tộc, bằng bản lĩnh chính trị đã được tôi luyện trong quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, tự phê bình và phê bình sâu sắc, nhận thức lại con đường, bước đi xây dựng chủ nghĩa xã hội, lắng nghe, tập hợp ý kiến, nguyện vọng và trí tuệ của nhân dân để hoạch định đường lối đổi mới đất nước tại Đại hội VI của Đảng (năm 1986)
Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đáp ứng đòi hỏi cấp bách của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và cục diện thế giới mới Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta đã không ngừng nỗ lực, tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá và sáng tạo Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn cả về lý luận và
thực tiễn Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng (năm 1991) và 20 năm sau, từ thực tiễn của đất nước, Đảng đã hoạch định Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) - là bước phát triển nhận
thức, lý luận quan trọng trong tiến trình đổi mới đất nước
Sau hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử