1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

34 1,5K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 112,44 KB

Nội dung

Để thực hiện mục tiêu trên đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực Vườn Quốc Gia Cúc Phương - Nghiên cứu công tá

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

Họ tên sinh viên: Nguyễn Bích Trâm

Mã sinh viên: 11134184 Lớp: Kinh tế tài nguyên K55 Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Hoàng Việt

Hà Nội, tháng 11 năm 2016

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……….4 PHẦN NỘI DUNG……….5 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA ……… 5

Trang 2

1.1 Một số khái niệm……….5

a Khái niệm quản lý rừng……….5

b Khái niệm phát triển rừng………6

1.2 Nội dung quản lý rừng, phát triển rừng………6

a Quản lý vốn rừng và mục đích sử dụng rừng……… 6

b Quản lý chất lượng tài nguyên rừng………8

c Quản lý việc thực hiện chế độ, quy định về khai thác sử dụng liên quan đến chết lượng rừng………10

1.3 Yêu cầu của công tác quản lý rừng và phát triển rừng……….10

1.4 Chủ trương của Nhà nước về quản lý và phát triển rừng trên cả nước nói chung và các Vườn quốc gia nói riêng………11

a Trên cả nước……….11

b Các Vườn quốc gia……… 14

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG……… 18

1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương………18

1.2.Khái quát tài nguyên rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương……….23

1.3 Thực trạng quản lý tài nguyểnừng và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương……… 25

a Công tác quản lý rừng……….25

b Công tác phát triển rừng……….26

1.4 Đánh giá công tácquản lý rừngvà phát triển rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương……… 28

PHẦN 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG……… 28

1.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương……… 29

a Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý rừng……….29

b Phương hướng hoàn thiện công tác phát triển rừng………29

1.2 Khuyến nghị biện pháp hoàn thiện quản lý rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương……… 30

1.3 Khuyến nghị biện pháp phát triển rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương… 34 KẾT LUẬN

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Rừng là một dạng tài nguyên thiên nhiên có thể tự tái tạo (nay có một phần là tài nguyên nhân tạo), là đối tượng tác động để tạo ra lợi ích vật chất trực tiếp như lâm sản, lợi ích môi trường dịch vụ phục vụ con người Rừng lại là môi trường mà con người và nhiều sinh vật khác phát sinh, phát triển, song môi trường rừng còn có khả năng tương tác và cải thiện các dạng môi trường khác trong cùng không gian tồn tại như không khí, đất, nước Ngày nay, rừng đang đóng vai trò quan trọng trong môi trường sống, môi trường phát triển, có tác dụng lớn trong việc hấp thụ, lưu trữ CO2 hạn chế quá trình thay đổi khí hậu trên trái đất

Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạothành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân

Trang 4

Nhận thấy tầm quan trọng của tài nguyên rừng, em đã chọn đề tài nghiên cứu đề án là Phát triển tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương Rừng Cúc Phương là mộtvùng đất giàu tiềm năng về động vật, đa dạng sinh học và đặc biệt là thực vật Với diện tích 25.000 ha, Cúc Phương là một địa điểm lý tưởng cho sự phát triển của các loài cây lâm nghiệp

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương, mục tiêu của đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý rừng và phát triển tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương Để thực hiện mục tiêu trên đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực Vườn Quốc Gia Cúc Phương

- Nghiên cứu công tác quản lý rừng và tiềm năng phát triển rừng ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương và phát hiện những tồn tại cần giải quyết

- Đề xuất kiến nghị phương hướng hoàn thiện những vấn đề nêu trên

Phạm vi nghiên cứu : Không gian nghiên cứu của đề tài giới hạn trong lãnh thổ của

Vườn Quốc Gia Cúc Phương

Trong bài em sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó có một số phương pháp chủ yếu như sau:

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

- Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp xử lý thông tin

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA

1.1. Một số khái niệm

a. Khái niệm quản lý rừng

Khái niệm quản lý rừng bền vững được hiểu là chủ rừng hoặc người quản lý rừng tổ chức các hoạt động của một khu rừng xác định luôn thu được lợi ích về gỗ, lâm sản

và giá trị dịch vụ tối đa mà không làm thay đổi diện tích, trữ lượng và năng suất lâm sản trong đó và không làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của khu rừng

Trang 5

Tiến trình Helsinki (1995) định nghĩa như sau:” Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện, hiện nay và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, và không gây ra những tác hại đốivới các hệ sinh thái khác”

Tổ chức gỗ nhiệt đới ITTO (2004) định nghĩa là :” Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mụctiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội”

Để đạt được mức độ quản lý rừng bền vững các tổ chức quốc tế hoặc các nhóm sáng kiến (hay process) thường đề xuất các bộ tiêu chuẩn gồm 3 mặt: kinh tế, môi trường

và xã hội mỗi mặt gồm một số tiêu chí (criteria), mỗi tiêu chí có nhiều chỉ số

(indicator), rồi đến các mức độ cuối cùng là kiểm chứng (verifier)…

Ví dụ tổ chức ITTO đưa ra bộ tiêu chuẩn 7 tiêu chí, trung tâm lâm nghiệp quốc tế CIFOR- 8 tiêu chí, Tiến trình Montreal – 7 tiêu chí, tiến trình Pan-european- 6 tiêu chí v v Riêng tổ chức FSC (Forest Stewardship Council ) có bộ tiêu chuẩn khắt khe nhưng uy tín nhất trên thế giới có cấu trúc chặt chẽ nhất gồm 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí, 123 chỉ số và hàng vài ba trăm công cụ kiểm chứng

Mọi chủ rừng đều có quyền lựa chọn áp dụng một loại tiêu chuẩn để phấn đấu đạt được chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho miếng đất có rừng mà họ quản lý

b. Khái niệm phát triển rừng

Phát triển rừng là tổng thể các hoạt động của tổ chức và cá nhân tác động vào rừng nhằm phòng, chống những tác động tiêu cực đến rừng để duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác; bảo tồn đa dạng sinhhọc và giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái, đồng thời thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng để nâng cao diện tích và chất lượng rừng, tính giá trị

đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác

Trang 6

của rừng thông qua việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khi khai thác, khoanh nuôixúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo

1.2.Nội dung quản lý rừng, phát triển rừng

Nội dung quản lý và phát triển rừng gồm 3 nội dung cơ bản

a. Quản lý vốn rừng và mục đích sử dụng rừng

Vốn rừng là tổng thể quỹ rừng hiện có với quy mô diện tích các loại rừng và các yếu tốchất lượng rừng của mỗi địa phương, môi quốc gia mà chúng ta huy động để phát triển

xã hội và môi trường

Nội dung quản lý vốn rừng.

- Điều tra, khảo sát nắm vững các thông tin về vốn rừng trên địa bàn quản lý Điều tra

có thể định kì hoặc thường xuyên, còn khảo sát phức tạp hơn, có thể khảo sát trực diện hoặc gián tiếp, phát hiện nghi vấn bất thường Thông tin về vốn rừng bao gồm thông tin về số lượng chất lượng, phân bố, quy mô diện tích rừng, địa hình địa vật, điều kiện đất đai nước không khí Bên cạnh đó là thông tin về độ che phủ, trữ lượng sản phẩm chính của rừng

- Lập bản đồ vốn rừng và cơ sở dữ liệu về vốn rừng

- Định kì và đột xuất kiểm kê, kiểm tra vốn rừng

- Thường xuyên theo dõi giám sát vốn rừng: đây là công việc hàng ngày của cơ quan quản lý chức năng và là công việc quan trọng

- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ phát triển rừng về kinh tê, kỹ thuật như: Trồng

bổ xung 1 số cây bản địa cho rừng đầu nguồn; biện pháp về tổ chức cộng đồng

Nội dung quản lý mục đích sử dụng rừng.

- Phải phổ biến quy hoạch và mục đích sử dụng rừng được quy định trong Quy hoạch với tất cả các cá thể trên địa bàn ( thông tin rõ ràng, minh bạch, rộng rãi, phổ biến)

- Thống kê nắm vững thông tin về rừng theo từng mục đích sử dụng rừng: về diện tích, phân bố trữ lượng, tình trạng an ninh tài nguyên rừng

VD: Vừng quốc gia Ba Vì mục đích chính là bảo tồn, mục đích phụ là phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng Mục đích cho du lịch nghỉ dưỡng được xác định trong phạm vi nhất định, không làm ảnh hưởng đến môi trường rừng, được các cơ quan chức năng cấp phép

Trang 7

- Thường xuyên theo dõi giám sát các rừng chức năng để nắm rõ tình trạng của các loạirừng để đưa ra các biện pháp kịp thời xử lý

- Tiền hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các loại rừng theo chức năng các loại rừng.Đây là hoạt động nhắc nhở chủ thể nắm vững tình hình phát luật và thực hiện theo đúng chủ trương của nhà nước, là một nội dung quan trọng cần được thực hiện thường xuyên

- Xử lý các vi phạm trong việc sử dụng rừng theo mục đích sử dụng Đây không phải nội dung cơ bản nhưng rất cần thiết trong việc bảo vệ tài nguyên rừng

b. Quản lý chất lượng tài nguyên rừng

- Chất lượng rừng:

+ Chất lượng rừng của sinh vật hiện tượng là khái niệm phản ánh những đặc trưng củasinh vật hiện tượng, quyết định vai trò và công dụng của sinh vật đối với xã hội và tự nhiên

+ Rừng có những đặc trưng, chất lượng rừng được quyết định bởi: quy mô diện tích rừng; trữ lượng gỗ và lâm sản chính; mật độ cây rừng và độ che phủ ( rừng phải che phủ trên 60%); các yếu tố của môi trường ( đất, nước, khí hậu, ); sự phong phú của muôn thú của các quần thể sinh vật; hệ sinh thái; giá trị cảnh quan Đây là những yếu

tố quan trọng quyết định vai trò của rừng đối với xã hội và tự nhiên kinh tế, xã hội,

an ninh , quốc phòng

Từ những điều trên ta rút ra kết luận chất lượng rừng là khái niệm phản ánh 1 cách tập trung các yếu tố đặc trưng, bản chất của rừng, quyết định vai trò, công dụng của rừng đối với xã hội và tự nhiên

+ Quản lý chất lượng rừng là tổng thể các hoạt động giám sát theo dõi, bảo vệ, cải thiện và nâng cao chất lượng rừng được thực hiện bởi các cơ quan chức năng nhà nước

và sự tham gia của toàn xã hội, nhằm không ngừng bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng, phục vụ nhu cầu về mọi mặt của xã hội và nâng cao vai trò tự nhiên của rừng

- Nội dung quản lý chất lượng rừng

(1) Tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật Có tuyên truyền thì người dân và cán bộ mới hiểu và làm đúng

+ Về chính sách tuyên truyền: thể hiện trong các tài liệu chính sách của đảng ( chiến lược pháp triển nhà nước, Nghị quyết của Hội nghị trung ương Đảng) Tuyên truyền về: phương hướng, nội dung, chính sách bảo vệ phát triển rừng; các biện pháp chính

Trang 8

sách để thực hiện việc bảo vệ phát triển rừng; trách nhiệm của các chủ thể; tuyên truyền kinh nghiệm điển hình về quản lý chất lượng rừng của địa phương.

+ Về pháp luật: gồm có luật bảo vệ phát triển rừng, luật đa dạng sinh học Phải được biên tập khái quát thành nội dung cơ bản quan trọng nhất Luật được cụ thể hóa thành các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện

+ Về phương pháp tuyên truyền: do rừng phân bố rộng khắp cả nước nên gắn với rừng

là các bộ phận dân cư nhưng nhận thức về rừng của họ còn kém (coi rừng là nguồn sống) Nên cần tuyên truyền cho họ hiểu để gắn rừng với cuộc sống của họ

(2) Điều tra khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng rừng: Muốn quản lý chất lượng rừng thì phải nắm được hiện trạng cần điều tra khảo sát

(3) Xây dựng chương trình kế hoạch bảo vệ phát triển chất lượng rừng

- Quy hoạch kế hoạch có tính chất định kì tùy theo cấp Chương trình không có định kì

mà phụ thuộc vào thực tế tài chính và không có thời hạn Về cơ bản phương pháp thực hiện chương trình và quy hoạch kế hoạch là giống nhau

- Các bước xây dựng chương trình kế hoạch:

+ Nghiên cứu các căn cứ xây dựng chương trình kế hoạch Bao gồm: chiến lược phát triển kinh tế xã hội liên quan đến lâm nghiệp, căn cứ vào bối cảnh phát triển kinh tế của vùng, của đất nước, bối cảnh điều kiện dự kiến diễn ra trong kì nghiên cứu chương trình, kế hoạch; căn cứ vào nhu cầu sản phẩm rừng trong kì nghiên cứu; căn cứ vào quan điểm chính sách của đảng và nhà nước về rừng trong những năm tới; căn cứ vào mục tiêu xây dựng chương trình

+ Nghiên cứu thực trạng chất lượng rừng: dựa vào hồ sơ, cơ sở dữ liệu chất lượng rừng, tổ chức khảo sát để đánh giá thực đia

+ xác định phương hướng, nội dung của chương trình, kế hoạch, phương hướng

+các biện pháp thực hiện về kinh tế, tổ chức, kĩ thuật

+ xây trình lộ trình thực hiện các nội dung và biện pháp

(4) Theo dõi, giám sát sự biến động của chất lượng rừng : sinh vật , hiện tượng không ngừng biến đổi ( các quần thể sinh sôi nảy nở hoặc giảm đi do săn bắn) => cần theo dõigiám sát bảy chỉ tiêu quyết định chất lượng rừng

(5) Theo dõi, giám sát, đánh giá tác động của các hiện tượng liên quan đến chất lượng rừng

- Hoạt động xây dựng đường giao thông qua đường rừng núi

- Hoạt động khai thác khoáng sản : san lấp, ủi phần bên trên, chặt cây cối

- Hoạt động xây dựng các công trình thủy lợi dẫn đến san ủi, phá rừng

Trang 9

c. Quản lí việc thực hiện chế độ, quy định về khai thác sử dụng liên quan đến chất lượng rừng.

(1) Phải thực hiện quy định quản lí mục đích sử dụng rừng: sản xuất phòng hộ đặc dụng Ví dụ: rừng phòng hộ nghiêm cấm chuyển sang rừng sản xuất

(2) Quản lí việc thực hiện các quy định về bảo vệ phát triển rừng và đất rừng Các quy định của Nhà Nước rất đầy đủ, bao gồm 2 văn bản luật và các văn bản dưới luật

(3) Quản lí việc cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên rừng

- Khai thác , sử dụng phải được phép của cơ quan chức năng

- Việc cấp phép phải đúng quy trình

- Phải kịp thời thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:

+ Hết hạn thời gian cho phép khai thác, hết sản lượng quy định khai thác

+ Vi phạm đến mức phải thu hồi

+ Những trường hợp thu hồi đặc biệt : xây dựng công trình quân sự ở vùng cấp phép khai thác

(4) Quản lí việc thực hiện các quy định đối với việc khai thác, sử dụng 1 số loại lâm sản cụ thể.ví dụ như khai thác động vật hoang dã thông thường ( nhím, hươu, gà rừng, vịt trời ) được khai thác nhưng khai thác giới hạn và chỉ hộ gia đình được khai thác, sửdụng tại chỗ, không được khai thác tổ chức chuyên nghiệp và có hoạt động thương mại.Khi khai thác duy trì chỉ ở mức cân bằng, không làm suy giảm số lượng quần thể

cá thể này

=> Cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với cấp thôn bản để kiểm soát , theo dõi chặt chẽ về mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên

1.3 Yêu cầu của công tác quản lý rừng và phát triển rừng

- Nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về vai trò, giá trị tài nguyên rừng đối với đời sống xã hội và chính sách pháp luật của nhà nước về tài nguyên rừng Đây là yêu cầu cao nhất trong quản lý tài nguyên rừng ở hầu hết các quốc gia do rừng liên

Trang 10

quan tới sinh kế của người dân Ở Việt Nam thì có ½ dân liên quan đến rừng Đây là cơ

sở để người dân hiểu được chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên rừng

- Cùng với nhận thức của người dân, cơ quan chức năng nghiên cứu phổ biến, hướng dẫn người dân các phương thức kết hợp trong sinh kế sản xuất của họ, vừa đảm bảo thunhập đời sống vừa bảo vệ phát triển rừng Trên thực tế đã nghiên cứu được nhiều phương thức kết hợp nông lâm nghiệp để khai thác rừng tốt nhất, góp phần bảo vệ môi trường rừng

- Phải có hệ thống quản lý chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở 1 cách khoa học, tạo động lực trách nhiệm cao

- Kết hợp hài hòa các lợi ích trong quản lý ( kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng ) Quan trọng nhất là lợi ích của người dân, đặc biệt là người dân gắn với rừng, nhưng không làm ảnh hưởng tới rừng mà họ còn bảo vệ môi trường rừng

- Sử dụng 1 cách tổng hợp và hải hòa các công cụ quản lý, tuyên truyền giáo dục phải được coi trọng hơn Kết hợp phải phù hợp với đối tượng tình huống quản lý

1.4 Chủ trương của nhà nước về quản lý và phát triển rừng trên cả nước nói

chung và các Vườn Quốc Gia nói riêng

ha Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã chuyển đổi căn bản cơ chế rừng tập trung vào Nhànước trước đây sang cơ chế quản lý mới đa dạng về chủ rừng, đặc biệt là khẳng định chủ trương tiếp tục giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân; đã thể chế hóa quyđịnh pháp luật và triển khai trên thực tiễn việc công nhận hình thức quản lý rừng của cộng đồng dân cư Cùng với đẩy mạnh công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, hiện nay

Trang 11

ngành lâm nghiệp đang giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức bảo vệ gần 2,45 triệu hécta rừng, trong đó: rừng đặc dụng 285 nghìn hécta, rừng phòng

hộ 2 triệu hécta, rừng sản xuất 215 nghìn hécta Thực tiễn khẳng định đây là quan điểmphát triển lâm nghiệp đúng đắn trong nền kinh tế thị trường, nhờ đó huy động được cácnguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua

− Nhiều cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa ngày càng có hiệu quả

Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ bước đầu kích thích chủ rừng và người nhận khoán đầu tư bảo vệ và phát triển rừng cần tổng kết thực tiễn để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn

Việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh đã được triển khai thựchiện theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg, Nghị định số 200/2004/NĐ–CP Tuy còn những khó khăn và vướng mắc về cơ chế hoạt động, nhưng về cơ bản các lâm trường sau khi được sắp xếp lại đã được định hướng rõ nét hơn về cơ chế tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều lâm trường đã điều chỉnh giảm về quy mô diện tích (theo kiểu bao chiếm đất, sử dụng hiệu quả thấp) để dành quỹ đất lâm nghiệp giao cho các tổ chức, cá nhân khác quản lý bảo

Trang 12

chính quyền cơ sở vẫn chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến công tác này, rừng vẫn tiếp tục bị phá, bị cháy

Lực lượng kiểm lâm được đổi mới theo định hướng kiểm lâm phải bám rừng, bám dân,gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân, huy động sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng Thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định tăng cường đào tạo nghiệp vụ

và rèn luyện phẩm chất chính trị đối với lực lượng kiểm lâm Tổ chức đưa trên 4.000 công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn cấp xã để giúp chính quyền cơ sở nắm vững tình hình tài nguyên rừng và thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc Việc tuyển dụng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ hơn Đối với những cán bộ kiểm lâm có viphạm, dấu hiệu thoái hóa biến chất, kiên quyết xử lý kỷ luật, đưa ra khỏi ngành Kiểm lâm đang từng bước nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân, của chính quyền cáccấp trong cuộc đấu tranh bảo vệ rừng

Những năm qua công tác bảo vệ rừng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhậnthức về rừng được nâng cao, quan điểm đổi mới xã hội hóa về lâm nghiệp đã đượctriển khai thực hiện có hiệu quả; hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ngàycàng hoàn thiện; chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất là chính sách về đa dạng hóa cácthành phần kinh tế trong lâm nghiệp, giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng và quyềnhưởng lợi từ rừng được ban hành và bước đầu đi vào cuộc sống Nhà nước đã tăngcường đầu tư thông qua nhiều chương trình, dự án đã tác động tích cực vào bảo vệrừng Vai trò trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng của các ngành và chính quyền cáccấp được nâng cao hơn, các tổ chức xã hội đã có những nỗ lực tham gia vào công tácbảo vệ và phát triển rừng

Nhiều biện pháp cương quyết như tổ chức các đợt truy quét lâm tặc, giải tỏa các tụđiểm phá rừng trái phép, ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ngoàiquy hoạch, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng được thựchiện quyết liệt hơn Nhờ đó tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ vàphát triển rừng, tình trạng phá rừng trên quy mô lớn được kiềm chế, giảm thiệt hại sovới những năm 1990 Nhiều mô hình bảo vệ và phát triển rừng đã hình thành ở các địaphương, góp phần quan trọng vào việc khôi phục lại diện tích rừng, phát triển kinh tế

xã hội và cải thiện chất lượng môi trường ở địa phương

Trang 13

Mặc dù trong thời gian qua đã có những nỗ lực không ngừng của các ngành các cấptrong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa toàndiện, chuyển biến chưa căn bản, thiếu vững chắc Tình trạng phá rừng, khai thác, sửdụng đất lâm nghiệp trái phép vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở các địa phương cònnhiều rừng tự nhiên, khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ Nhiều băngnhóm phá rừng chuyên nghiệp, đường dây buôn bán lâm sản trái phép chưa được theodõi, phát hiện và bóc gỡ kịp thời Nhiều điểm nóng về phá rừng nghiêm trọng, kéo dàichưa được giải quyết triệt để.

b. Các Vườn Quốc Gia

Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định rừng đặc dụng bao gồm:Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồnloài – sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danhlam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học Hiện nay tổng số khurừng đặc dụng là 128, trong đó có 30 Vườn quốc gia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 12 khubảo tồn loài, 38 khu bảo vệ cảnh quan Tổng diện tích các khu rừng đặc dụng trên 2triệu ha và tổng diện tích rừng của cả nước gần 13,4 triệu ha, độ che phủ rừng toànquốc 39,5 % (tính đến 31/12/2010 theo QĐ số 1828/QĐ-BNN-TCLN, ngày11/8/2011), tỷ lệ giữa diện tích rừng đặc dụng và diện tích rừng cả nước là 15 % (tiêuchuẩn của thế giới 10 %), tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào chất lượng của rừng, sự phân

bố đều trên toàn bộ diện tích tự nhiên và tính đa dạng sinh học mới có thể duy trì bảotồn rừng

Hiện nay chúng ta đã thiết lập được hệ thống các khu rừng đặc dụng chung cho toànquốc, xây dựng các tiêu chí để thành các rừng đặc dụng (Vườn quốc gia, khu bảo tồn,

…), các khu rừng đặc dụng được thành lập trải dài trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, hầuhết các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng có các loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm đãđược bảo tồn và nằm trong rừng đặc dụng

Hệ thống quản lý các rừng đặc dụng này phụ thuộc vào từng loại rừng đặc dụng, như ởcấp Trung ương quản lý 06 Vườn quốc gia, còn lại trực thuộc tỉnh, việc xây dựng vàquản lý chúng dựa trên Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; QĐ số 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 về việc ban hành tiêu chí phân loại rừng đặc dụng; QĐ số

Trang 14

186/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 về quy chế quản lý rừng; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP,ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mớiđây là Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thốngrừng đặc dụng, đây là nghị định được xây dựng tương đối hoàn chỉnh nhất từ trước đếnnay, thể hiện sự thông suốt về tổ chức và quản lý rừng.

Hệ thống các khu rừng đặc dụng đã trở thành những nơi để nghiên cứu khoa học, thựctập, tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn những văn hóa, kiếnthực bản địa, bảo tồn đa dạng sinh học,…Tuy nhiên hệ thống tổ chức, quản lý rừng đặcdụng sau một thời gian thực hiện vẫn còn một số những bất cập sau:

Theo luật đa dạng sinh học năm 2008 thì phân cấp khu bảo tồn có 4 dạng sau: Vườnquốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh, Khu bảo vệ cảnh quan

và không có khu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học Như vậy giữa Luật bảo vệ và pháttriển rừng năm 2004 và Luật đa dạng sinh học năm 2008 có sự khác nhau về phân chia

và dùng từ, một bên sử dụng “rừng đặc dụng”, bên kia dùng “ Khu bảo tồn” Trong khitheo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì “Khu bảo tồn” nằm trong rừng đặcdụng và dưới Vườn quốc gia Do đó tạo ra sự không thống nhất về cách sử dụng, gâykhó khăn cho công tác quản lý

Trong bảng phân hạng của IUCN thì khu vực được bảo vệ chia làm 6 hạng, không cókhu vực dành cho thực nghiệm khoa học; đối chiếu với phân hạng của Việt Nam tươngđương từ I – V, không có phân hạng VI (điều hành để sử dụng hiệu quả tài nguyên môitrường), đối chiếu với các quy định về quản lý rừng đặc dụng thì không có loại rừngđặc dụng nào cho phép khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên thực tếhiện tượng này vẫn thường xuyên xảy ra, người dân vẫn khai thác và sử dụng tàinguyên thiên nhiên trong rừng đặc dụng bởi từ lâu người dân sống gắn bó với rừng, coirừng là nhà Do đó cần phải sửa đổi và bổ xung trong việc phân hạng rừng đặc dụngcho phù hợp với thực tế nhưng vẫn đảm bảo việc quản lý rừng tốt

Hệ thống quản lý các khu rừng đặc dụng chưa có một cơ chế rõ ràng và việc quản lýcũng chưa thông nhất Cả nước có 30 Vườn quốc gia thì chỉ có 06 Vườn là thuộc Bộ,còn lại trực thuộc UBND tỉnh và sở NN&PTNT tỉnh; còn 98 khu rừng đặc dụng khác

do Sở NN&PTNT và Chi cục kiểm lâm quản lý Chính sự không thống nhất này đã dẫnđến việc quản lý và bảo tồn các khu rừng đặc dụng này không hiệu quả, mỗi nơi có

Trang 15

cách làm riêng, phá vỡ kết cấu rừng chung của cả nước, ảnh hưởng đến chất lượngrừng và đa dạng sinh học.

Theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổchức và quản lý rừng đặc dụng thì Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức lậpquy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh và UBND tỉnh phê duyệt quy hoạchcác khu rừng đặc dụng đó hoặc có quyền điều chỉnh, chuyển mục đích sử dụng rừngđặc dụng đó Đứng trên quan điểm bảo tồn và phát triển: Sở Nông nghiệp & Phát triểnnông thôn sẽ lập quy hoạch cho các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh là rất khó, bởilập quy hoạch cho rừng đặc dụng cần phải có kiến thức sâu về bảo tồn, nó khác với quyhoạch sử dụng đất Việc UBND tỉnh được phê duyệt, điều chỉnh, chuyển mục đích sửdụng rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch rừng đặcdụng của cả nước bởi quan điểm bảo tồn chưa được chú trọng trong chiến lược pháttriển kinh tế của địa phương Không tạo ra hành lang đa dạng sinh học đối với nhữngvùng giáp ranh

Hiện nay quan điểm về bảo tồn còn nhiều bất cập: Bảo tồn không có nghĩa là bảo vệ vàduy trì tự nhiên của loài, quan điểm này bị bó hẹp, sớm muộn loài sẽ bị tuyệt chủng;cần phải có cái nhìn tích cực hơn: Bảo tồn bao gồm bảo vệ, sử dụng hợp lý và sử dụngbiện pháp kỹ thuật phù hợp ví dụ như Pơ mu tái sinh chỉ gặp ở nơi có độ tàn che phùhợp – có ánh sáng (cần phải xúc tiến tái sinh)

Kinh phí phục vụ cho rừng đặc dụng rất thấp, ngân sách có thể rót trực tiếp từ Trungương hoặc tỉnh nhưng kinh phí này chỉ đủ cho chi phí hoạt động bộ máy ban quản lýhoặc nếu có đầu tư chủ yếu cho xây dựng cơ bản, còn kinh phí dành cho bảo tồn rất ít

và chưa được chú ý Phần lớn các nguồn ngân sách này được cấp theo kế hoạch hàngnăm và dựa trên cân đối giữa ngân sách Trung ương và tỉnh, do đó nguồn tài chính nàykhông ổn định ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo tồn rừng đặc dụng

Một số Vườn quốc gia trực thuộc Bộ thì ngoài ngân sách Trung ương còn được tiếpcận rất dễ các nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế đầu tư; còn Vườn quốc gia, khubảo tồn thuộc tỉnh phụ thuộc lớn vào tiềm năng kinh tế của tỉnh, nguồn kinh phí đượctiếp cận từ các tổ chức quốc tế rất hạn chế, phụ thuộc vào cơ chế quản lý hành chínhcủa tỉnh Do đó trong hệ thống quản lý rừng đặc dụng bị mất cân đối, có những rừngđược đầu tư nhiều và ngược lại, ảnh hưởng không nhỏ đến đa dạng sinh học trong côngtác bảo tồn rừng Một số dự án được đầu tư từ các tổ chức quốc tế chưa thật sự có hiệu

Trang 16

quả, chưa tận dụng được các lợi thế và kinh nghiệm có được, do đó ảnh hưởng rất lớnđến các dự án quốc tế sau này.

Hầu hết các Vườn quốc gia, khu bảo tồn chưa có cán bộ được đào tạo chuyên về bảotồn mà chỉ thông qua các lớp tập huấn ít ngày, do đó kiến thức về bảo tồn còn hạn chếảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và bảo tồn rừng

Hiện nay vùng đệm của khu rừng đặc dụng thuộc quyền quản lý của chính quyền địaphương, các ban quản lý rừng đặc dụng chỉ có quyền quản lý trong phạm vi rừng quản

lý của mình, trong khi đó việc thành lập vùng đệm rừng đặc dụng là để hỗ trợ cho côngtác bảo tồn, quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng, do đó dẫn đến sự không hợp nhất về mặtquản lý và xây dựng kế hoạch phát triển cho vùng Trong quy hoạch bảo tồn và pháttriển rừng ít được địa phương quan tâm và đưa vào kế hoạch, nghị quyết phát triểnchung của địa phương Khi xây dựng phát triển rừng đặc dụng chưa gắn kết giữa pháttriển vùng lõi với vùng đệm, chưa có sự phát triển hài hòa giữa 2 vùng

Quy mô về diện tích các khu rừng đặc dụng hầu hết giới hạn trong phạm vi hành chínhcủa tỉnh, mà chưa chú trọng đến diện tích vùng sinh thái đặc trưng, diện tích vùng cócác loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm,… (nghĩa là chưa chú trọng đến việc thành lậpkhu bảo tồn liên danh giới), chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại củaloài, của hệ sinh thái Đối với Vườn quốc gia, khu bảo tồn chưa xác định được rõ khuvực cho bảo tồn và khu vực dành cho phát triển, do đó đã tạo ra sự lúng túng trongquản lý chỗ nào cũng bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực Vườn Quốc Gia Cúc Phương

Vị trí địa lý

Vườn Quốc Gia Cúc Phương nằm ở phía Tây tỉnh Ninh BÌnh, cách quốc lộ 1A 40km

và cách thủ đô Hà Nội 130km về phía Nam Vườn Quốc Gia Cúc Phương nằm ở phía tận cùng phía Đông Nam cả dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam Vườn Quốc Gia Cúc Phương có tọa độ địa lý như sau: 20°14’-20°24’ vĩ độ Bắc,

105°29’-105°44’ kinh độ Đông

Trang 17

Vườn Quốc Gia Cúc Phương nằm trong khối núi đá vôi mà ranh giới bao gồm đường ven chân núi đá vôi

- Chạy dọc theo hướng Tây Bắc Đông Nam là các xã thuộc huyện Lạc Sơn và các

xã thuộc huyện Yên Thùy của tỉnh Hòa Bình

- Phía đông Nam giáp xã Yên Quang huyện Nho Quan tỉnh Ninh BÌnh

- Phía Tây Nam giáp xã Kì Phú, huyện Nho Quan, tỉnh NInh BÌnh

- Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp các xã Thành lâm, Thành mỹ, Thành Yên thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Diện tích Vườn Quốc Gia Cúc Phương nằm trong phần đất thuộc 14 xã, trong đó có 7

xã của 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thùy, tỉnh Hòa Bình, 4 xã của huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình và 3 xã của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa

Tổng diện tích tự nhiên của Vườn Quốc Gia là 22.200 ha, trong đó:

- Huyện Lạc Sơn và Yên Thùy của tỉnh Hòa Bình là 5.850 ha

- Huyện NHo Quan tỉnh Ninh Bình là 11.300 ha

- Huyện Thạch Thành tỉnh Thanh HÓa là 5.000 ha

 Địa chất – địa hình

Khu vực Cúc Phương được hình thành bởi chuyển động tạo sơn Kimeri ( vào cuối kỷ Jura ,đầu kỷ Kreta ), trong đầu nguyên đại trung sinh kỷ Trias cách ngày nay khoảng

260 triệu năm Khu vực được tạo thành bởi các loại mẫu chất sau:

- Đá vôi sét, thuộc hệ tầng Tân Lạc tuổi Trias sớm

- Đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao tuổi Trias giữa

- Đá vôi sét, thuộc hệ tầng Nậm Thẳm tuổi Trias giữa

- Trầm tích biển thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc

- Thành tạo Humit thuộc hệ tầng Hải Hưng

Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía Đông Nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi

đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng Tây Bắc Dãy núi vôi này với ưu thế là kiểu Karst

tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm Dãy núi nàynhô lên đến độ cao 636m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng Phần dãy núi đá vôi bao quanh VQG có chiều dài khoảng 25km và rộng đến 10km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi

Ngày đăng: 02/05/2017, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w