Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm Pluteaceae tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm Pluteaceae tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm Pluteaceae tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm Pluteaceae tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm Pluteaceae tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm Pluteaceae tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm Pluteaceae tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm Pluteaceae tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA HỌ
NẤM PLUTEACEAE TẠI VƯỜN QUỐC GIA
CÚC PHƯƠNG, NINH BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
CHU THỊ NGỌC
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA HỌ
NẤM PLUTEACEAE TẠI VƯỜN QUỐC GIA
CÚC PHƯƠNG, NINH BÌNH
CHU THỊ NGỌC
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS LÊ THANH HUYỀN
HÀ NỘI, NĂM 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và thực hiện trên cơ sở nghiên cứu
lý thuyết khảo sát tình hình thực tiễn tại Vườn quốc gia Cúc Phương và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Thanh Huyền Nội dung luận văn có sử dụng các tài liệu tham khảo được liệt kê rõ ràng và đầy đủ theo danh mục tài liệu tham khảo Tôi xin cam đoan các kết quả này chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Chu Thị Ngọc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy, cô giáo trong khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền đạt và giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập và rèn luyện, cũng như đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện thí nghiệm trên phòng thí nghiệm của Khoa
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo TS Lê Thanh Huyền đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành nghiên cứu này
Đồng thời, tôi xin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình
đã tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực địa tại vườn Cảm ơn hai bạn Đoàn Thị Như Quỳnh và Nguyễn Hải Yến đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian dài làm nghiên cứu
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành nghiên cứu này
Trong thời gian khuôn khổ của một luận văn, chắc chắn sẽ không thể bao quát trọn vẹn được hết các vấn đề xoay quanh nội dung cần nghiên cứu của luận văn Vì vậy, tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được nhiều ý kiến từ các thầy, cô giáo góp ý bổ sung cho luận văn này Qua các ý kiến đóng góp, giúp tôi có thể hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình trong ứng dụng các vấn đề nghiên cứu vào cuộc sống
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Chu Thị Ngọc
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
Tóm tắt luận văn vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 4
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NẤM PLUTEACEAE 4
1.1.1 Tình hình nghiên cứu nấm Pluteaceae trên thế giới 4
1.1.2 Tình hình nghiên cứu họ nấm Pluteaceae ở Việt Nam 5
1.2.1 Khái quát chung họ nấm Pluteaceae 6
1.2.2 Đặc điểm chi tiết của họ nấm Pluteaceae 8
1.2.3 Giá trị, ý nghĩa, vai trò của họ nấm Pluteaceae 11
1.3 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA VQG CÚC PHƯƠNG 14
1.3.1 Vị trí địa lý 14
1.3.2 Địa hình 15
1.3.3 Địa chất, thổ nhưỡng 15
1.3.4 Khí hậu, thủy văn 16
1.3.5 Tài nguyên thực vật 16
1.3.6 Tài nguyên động vật 16
1.3.7 Đặc điểm kinh tế xã hội 17
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
Trang 62.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 18
2.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 18
2.2.1 Địa điểm thu mẫu 18
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 18
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.3.1 Phương pháp thu mẫu và bảo quản 18
2.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu 20
2.3.3 Phương pháp phân tích và định danh loài 21
2.3.4 Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học 23
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1 THÀNH PHẦN NHÓM LOÀI VÀ ĐỘ ĐA DẠNG CỦA CÁC LOÀI THUỘC HỌ NẤM PLUTEACEAE TẠI VQG CÚC PHƯƠNG, NINH BÌNH 25
3.1.1 Nhận xét chung về đặc điểm các chi nấm thuộc họ nấm Pluteaceae tại VQG Cúc Phương 25
3.1.2 Độ đa dạng của các loài nấm tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình 27
3.1.3 Danh mục các loài nấm đã ghi nhận 28
3.2 THÀNH PHẦN LOÀI CỦA CÁC CHI THUỘC HỌ NẤM PLUTEACEAE TẠI VQG CÚC PHƯƠNG 30
3.3 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA HỌ NẤM PLUTEACEAE TẠI VQG CÚC PHƯƠNG, NINH BÌNH 75
3.3.1 Xây dựng lược đồ phân bố của họ nấm Pluteaceae tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình 75
3.3.2 Giá trị và ý nghĩa thực tiễn của các loài nấm họ Pluteaceae tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình 82
3.4 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VÀ KHAI THÁC CÁC LOÀI NẤM HỌ PLUTEACEAE TẠI VQG CÚC PHƯƠNG, NINH BÌNH 84
3.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học của nấm lớn 84
Trang 73.4.2 Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển và khai thác các loài nấm họ
Pluteaceae tại vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 97
Trang 8Thông tin luận văn
Họ và tên học viên : Chu Thị Ngọc
Cán bộ hướng dẫn : TS Lê Thanh Huyền
Pluteaceae tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình
Tóm tắt: Bài luận văn trình bày kết quả thu mẫu, xác định thành phần loài, đặc
điểm phân bố và độ phong phú của họ nấm Pluteaceae tại Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình Tổng cộng thu thập được 32 mẫu thuộc họ nấm Pluteaceae Các kết quả nghiên cứu bao gồm: Định danh được 15 loài, trong đó gồm 10 loài
thuộc chi Pluteus và 5 loài thuộc chi Volvariella, đồng thời ghi nhận mới 14 loài
nấm họ Pluteaceae tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương; Tính toán độ phong phú và tần suất của các chi nấm thuộc họ nấm Pluteaceae; Xây dựng được lược đồ về sự phân
bố của họ nấm Pluteaceae và đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển và khai thác các loài nấm họ Pluteaceae tại vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình
Từ khóa: Đa dạng sinh học, nấm lớn, Pluteus, Volvariella, Pluteaceae, VQG
Cúc Phương
Summary: The study showed results of specimens collected, identified species,
distribution characteristics and abundance of species belonging to the family Pluteaceae in Cuc Phuong National Park, Ninh Binh A total of 32 specimens were collected in Cuc Phuong National Park, 15 species have been identified, in which 10
species belonging to the genus Pluteus and 5 species belonging the genus
Volvariella, and this study gave 14 new records of species in the family Pluteaceae
in Cuc Phuong National Park; Calculating the abundance and frequency of species; Building a map of the distribution of Pluteaceae and proposing measures to conserve, develop and exploit the species of Pluteaceae in Cuc Phuong National Park, Ninh Binh
Key words: Biodiversity, genus, Pluteus, Volvariella, Pluteaceae, Cuc Phuong National Park
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Các đợt thu mẫu tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình 25
Bảng 3.2 Phân loại các loài của họ nấm Pluteaceae tại VQG Cúc Phương 26
Bảng 3.3 Danh mục liệt kê các loài họ Pluteaceae tại VQG Cúc Phương 29
Bảng 3.4 Đánh giá tỷ lệ đa dạng quả thể của các loài thuộc họ nấm Pluteaceae 30
Bảng 3.5 Thành phần các loài nấm thuộc họ Pluteaceae phân bố theo sinh cảnh khu vực nghiên cứu 77
Bảng 3.6 Giá trị thực tiễn của các loài thuộc họ nấm Pluteaceae ở VQG 83
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Chi nấm Pluteus …. 8
Hình 1.2 Phiến nấm chi Pluteus 8
Hình 1.3 Chi nấm Volvariella . 8
Hình 1.4 Chi nấm Amanita 8
Hình 1.5 Các dạng mũ nấm thuộc họ nấm Pluteaceae 9
Hình 1.6 Dạng thịt nấm ở mũ và cuống của họ nấm Pluteaceae 9
Hình 1.7 Phiến nấm và vị trí đính của cuống họ Pluteaceae 10
Hình 1.8 Bụi bào tử của họ nấm Pluteaceae 10
Hình 1.9 Bào tử họ nấm Pluteaceae dưới kính hiển vi 11
Hình 1.10 Dạng mấu kẹp liên kết của hệ sơi pileipellis của họ nấm Pluteaceae 11
Hình 1.11 Vị trí địa lý của VQG Cúc Phương, Ninh Bình 14
Hình 2.1 Tuyến điều tra khảo sát thực địa tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình 19
Hình 2.2 Phiếu điều tra và mô tả nấm ngoài thực địa 20
Hình 3.1 Biểu đồ tỉ lệ % số mẫu nấm giữa họ nấm Pluteaceae với các họ nấm lớn khác tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình 27
Hình 3.2 Quả thể của loài Pluteus plautus 33
Hình 3.3 Đặc điểm hiển vi của loài Pluteus plautus 34
Hình 3.4 Quả thể của loài Pluteus niveus 36
Hình 3.5 Đặc điểm hiển vi của loài Pluteus niveus 37
Hình 3.6 Quả thể loài Pluteus nanus 38
Hình 3.7 Đặc điểm hiển vi của loài Pluteus nanus 39
Hình 3.8 Quả thể loài Pluteus longistriatus 41
Hình 3.9 Đặc điểm hiển vi của loài Pluteus longistriatus 42
Hình 3.10 Quả thể của loài Pluteus podospileus 43
Hình 3.11 Đặc điểm hiển vi của loài Pluteus podospilleus 45
Hình 3.12 Quả thể của loài Pluteus salicinus 46
Hình 3.13 Đặc điểm hiển vi của loài Pluteus salicinus 48
Hình 3.14 Quả thể của loài Pluteus cervinus 49
Trang 12Hình 3.15 Đặc điểm hiển vi của loài Pluteus cervinus 50
Hình 3.16 Quả thể của loài Pluteus romellii 52
Hình 3.17 Đặc điểm hiển vi của loài Pluteus romellii 53
Hình 3.18 Quả thể của loài Pluteus semibulbosus 54
Hình 3.19 Đặc điểm hiển vi của loài Pluteus semibulbosus 56
Hình 3.20 Quả thể của loài Pluteus hispidulus 57
Hình 3.21 Đặc điểm hiển vi của loài Pluteus hispidulus 58
Hình 3.22 Quả thể của loài Volvariella murinella 60
Hình 3.23 Đặc điểm hiển vi của loài Volvariella murinella 61
Hình 3.24 Quả thể của loài Volvariella volvacea 63
Hình 3.25 Đặc điểm hiển vi của loài Volvariella volvaacea 64
Hình 3.26 Quả thể của loài Volvariella gloiocephala 66
Hình 3.27 Đặc điểm hiển vi của loài Volvariella gloiocephala 68
Hình 3.28 Quả thể của loài Volvariella taylorii 69
Hình 3.29 Đặc điểm hiển vi của loài Volvariella taylorii 71
Hình 3.30 Quả thể của loài Volvariella pusilla 72
Hình 3.31 Đặc điểm hiển vi của loài Volvariella pusilla 74
Hình 3.32 Lược đồ phân bố của họ nấm Pluteaceae tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình 81
Trang 13MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Pluteaceae là một trong những họ nấm lớn trong giới nấm, sống hoang dại trên các thân cây gỗ sống, cây gỗ mục, trên thảm mục hay trên đất, chúng mọc đơn lẻ
hoặc thành từng cụm Họ nấm Pluteaecae gồm 4 chi là Pluteus, Volvariella,
Volvapluteus và Chamaeota [7] Trong đó, chi Pluteus và Volvariella là hai chi lớn
và phổ biến hơn hai chi còn lại Họ nấm này có tương đối nhiều loài có thể ăn được
và có giá trị dinh dưỡng cao, điển hình nhất là loài Volvariella volvacea – nấm rơm Loài Volvariella volvacea có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa tới 30% protein (đặc
biệt đạm chứa hàm lượng cao mang đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không
tự tổng hợp được, những giá trị dinh dưỡng này còn cao hơn ở thịt bò và đậu tương), chất béo chiếm khoảng 3 %, 30% carbohydrate, 338 Kcal/100g trọng lượng khô và 206,27 mg vitamin C/g trọng lượng khô, 4% chất xơ, các yếu tố vi lượng là Ca, Fe, P
và các vitamin A, B1, B2, C, D, PP, [37] Loài Volvariella volvacea hiện đang
được nuôi trồng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới, nó có thể làm món ăn hỗ trợ nhiều chứng bệnh như: Rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch, thiếu máu, … và đặc biệt nó có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, ức chế miễn dịch và điều hòa miễn
dịch [24, 37, 30] Nhìn chung, loài Volvariella volvacea và các loài khác thuộc họ
nấm Pluteaceae đều đáng được quan tâm và nghiên cứu thông qua những giá trị và ý nghĩa thực tế của chúng mang lại cho đời sống và sức khỏe con người
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang rất quan tâm đến bảo tồn đa dạng sinh học của nấm, trong đó có Việt Nam Nhiều loài nấm tại các vườn quốc gia ở Việt Nam đang ngày một mất đi tính đa dạng của nó và vẫn chưa có các biện pháp và kế hoạch bảo tồn các loài nấm quý hiếm, bởi chưa có sự nhận thức đúng đắn cho ứng dụng trong công nghệ sinh học và công nghệ di truyền Với hiện trạng như vậy, các loài nấm lớn nói chung và các loài nấm họ Pluteaceae nói riêng vẫn chưa có sự quan tâm cần thiết và xác đáng Đặc biệt, tại Vườn quốc gia Cúc Phương, một khu hệ sinh thái lớn và nổi tiếng ở Việt Nam chưa có những biện pháp bảo tồn cũng như những nghiên cứu nào về họ nấm Pluteaceae Vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này
Trang 14nhằm cung cấp thêm những thông tin và số liệu hữu ích về tính đa dạng sinh học của
họ nấm Pluteaceae trong khu hệ nấm lớn tại Vườn quốc gia Cúc Phương để từ đó có những biện pháp bảo tồn, duy trì và phát triển tính đa dạng của các loài họ Pluteaceae
Chính vì vây, việc nghiên cứu đầy đủ hơn về họ nấm Pluteaceae có ý nghĩa rõ rệt trọng lĩnh vực khoa học và thực tiễn Từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm Pluteaceae tại
Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phương, Ninh Bình;
nấm Pluteaceae tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Khảo sát họ nấm Pluteaceae tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Nội dung 2: Nghiên cứu các loài thuộc họ nấm Pluteaceae tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Ninh Bình
Trang 15Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp tối ưu, nhằm quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học của họ nấm Pluteaceae tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Trang 16CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NẤM PLUTEACEAE
1.1.1 Tình hình nghiên cứu nấm Pluteaceae trên thế giới
Từ xa xưa, nấm có giá trị to lớn trong đời sống của con người, nó mang đến nhiều giá trị trong nhiều lĩnh vực như: Thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp, Nấm được xem là sinh vật có kích thước hệ sợi lớn nhất trên hành tinh chúng ta (ở Armillaria bulbosa hệ sợi lan rộng tới 15 ha, trọng lượng ước tính 10 tấn, thời gian tới 1.500 tuổi [55]
Đầu thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về Nấm được ra đời ở nhiều quốc gia và các khu vực trên khắp thế giới và đây cũng là giai đoạn được ghi nhận nấm học là một ngành khoa học thực sự bởi sự nghiên cứu được phát triển mạnh mẽ và chuyên sâu hơn Nhiều chi nấm mới đã được xác định và mô tả dựa trên các đặc điểm
hiển vi Năm 1918, C H Kauffman công bố công trình “Họ nấm Agaricaceae ở tiểu
bang Michigan – Mỹ” [33], đưa ra khóa định loại về các loài thuộc họ Rhodosporeae,
trong đó có 21 loài thuộc 3 chi nay được xếp vào họ nấm Pluteaceae, gồm 12 loài
thuộc chi Pluteus, 7 loài thuộc chi Volvariella và 2 loài thuộc chi Chamaeota Năm
1958, Singer R công bố tác phẩm “Đóng góp thêm một chuyên khảo về chi nấm
Pluteus, đặc biệt ở những nơi dốc phía Đông Andes và Brazil” [44], đã mô tả và đưa
ra khóa định loại của 17 loài thuộc chi Pluteus tại Nam Mỹ Tiếp tục đến năm 1978, Singer R với tác phẩm “Khóa định loại loài của bộ Agaricales” [46] Và đến năm
1986, Singer R công bố tiếp công trình “Các Agaricales trong hệ thống định loại
hiện đại” [45]
Đến thế kỷ XXI, hàng loạt các công trình nghiên cứu về bộ nấm Agaricales và đặc biệt về họ nấm Pluteaceae được công bố, đánh dấu nhiều bước tiến mới trong
ngành nấm học Vào năm 2002, “Nghiên cứu mô tả về các loài mới thuộc chi Pluteus
ở Seiya Ito và Sanshi Imai – Nhật Bản" [35] được công bố bởi Kobayashi T và công
trình của một nhóm các chuyên gia nấm học của Viện Khoa học và Công nghệ nông
nghiệp quốc gia Hàn Quốc công bố “Nghiên cứu định loại chi Volvariella ở Hàn
Quốc” [42], trong đó đã đưa ra khóa định loại của 10 loài thuộc chi Volvariella Tiếp
Trang 17tục vào năm 2006, Minnis A M và cộng sự công bố tác phẩm “Ghi nhận loài thuộc
chi Pluteus, một nghiên cứu về chi Chamaeota ở Hoa Kỳ” [38], đã ghi nhận 2 loài Chamaeota sphaerospora và Chamaeota mammillata thuộc chi Chamaeota là
synonym và được gộp thành 1 loài chung là Pluteus mammillatus Đến năm 2007, Justo A và Castro M L công bố danh mục gồm 33 taxa thuộc chi Pluteus tại công trình “Danh mục các loài thuộc chi nấm Pluteus ở bán đảo Iberian và đảo Balearic”
[28] Vào năm 2010, Ahlawat O.P và cộng sự với công trình được công bố ở Ấn Độ
“Sự biến đổi trong các chủng và sự phân lập đơn lẻ của loài Volvariella volvacea
dựa trên hoạt động của enzyme, ITS và RAPD” [16], đã nghiên cứu sự di truyền của
các dòng đơn bào của loài nấm rơm Volvariella volvacea dựa trên hoạt tính của
enzyme Tiếp đó, Justo A công bố hàng loạt các công trình và đây cũng là năm nhiều
khởi sắc trong bước tiến nghiên cứu của ông “Danh mục các loài thuộc chi nấm
Volvariella ở bán đảo Iberian và đảo Balearic” [29] và“Danh mục các loài thuộc chi nấm Pluteus ở bán đảo Iberian và đảo Balearic” [28] và “Sự phát sinh của họ nấm Pluteaceae (Agaricales, Basidiomyceta): phân loại và đặc điểm sinh trưởng”
[31]
Năm 2011, Justo A và Minnis A M cùng các cộng sự tiếp tục công bố công
trình “Nhận định loài trong chi nấm Pluteus và Volvopluteus (Pluteaceae,
Agaricales): hình thái học, địa lý và sự sinh trưởng” [30] Cũng vào năm 2011, công
trình “Chi nấm Volvariella ở phía Tây Bengal, Ấn Độ” [25] được công bố bởi Dutta
A K cùng các cộng sự của ông
Như vậy, trong vòng khoảng 50 năm, họ nấm Pluteaceae đã có thêm chi và nhiều loài được ghi nhận, được mô tả dựa trên đặc điểm hình thái và hiển vi Bên cạnh đó, cũng có nhiều chi, loài nấm cũ được xem xét và ghi nhận lại thông qua các tiêu chuẩn phân loại hiện đại
1.1.2 Tình hình nghiên cứu họ nấm Pluteaceae ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nhắc tới nấm lớn không thể không nhắc tới Trịnh Tam Kiệt Ông
là một trong những người đầu tiên đi đầu về ngành nấm học ở Việt Nam Ngay từ đầu thập niên 70, Trịnh Tam Kiệt đã ghi dấu một loạt các công trình nghiên cứu về
Trang 18khu hệ nấm lớn, tiêu biểu như: “Những dẫn liệu về khu hệ nấm lớn vùng Đông Bắc
Tam Đảo” [10], tại công trình này ông đã công bố 348 loài thuộc khu hệ nấm lớn vào
năm 1970 Đến năm 1977, ông tiếp tục công bố tác phẩm “Những yếu tố hình thành
khu hệ nấm lớn ở miền Bắc Việt Nam và các nhóm sinh thái của chúng” [12] Tiếp
tục một năm sau, Trinh Tam Kiệt với công trình “Đặc điểm khu hệ nấm lớn sống trên
gỗ và tre của Việt Nam” [11] Tính đến thời điểm năm 1978, Trịnh Tam Kiệt đã ghi
nhận 150 chi gồm 618 loài nấm lớn ở miền Bắc Việt Nam
Đặc biệt, năm 2001, Trinh Tam Kiệt và một số các tác giả khác đã công bố
“Danh lục các loài thực vật Việt Nam (phần Nấm)” [14], trong đó các tác giả đã đưa
ra danh lục về họ nấm Pluteaceae gồm 15 loài thuộc chi Pluteus và 7 loài thuộc chi
Volvariella Đến năm 2015, Trần Đông Anh và Trịnh Tam Kiệt công bố công trình
“Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc họ nấm Pluteaceae ở một số vùng sinh thái của Việt Nam” [7], nghiên cứu này đã ghi nhận
23 loài thuộc họ nấm Pluteaceae, trong đó có 15 loài thuộc chi Pluteus và 8 loài thuộc chi Volvariella
Bên cạnh đó, vào năm 2003, Lê Bá Dũng công bố tác phẩm “Nấm lớn Tây
Nguyên” [3] đã đưa ra khóa định loại một số loài thuộc chi Volvariella và chi Pluteus Năm 2013, Lê Xuân Thám và cộng sự đã ghi nhận 6 loài thuộc chi Pluteus
và 5 loài thuộc chi Volvariella cho khu hệ nấm VQG Cát Tiên tại công trình “Phát
triển sản xuất nấm trên cơ sở điều tra xây dựng Bảo tàng nấm ở Vườn quốc gia Cát Tiên” [5]
Như vậy, nghiên cứu về khu hệ nấm lớn cũng như họ nấm Pluteaceae ở Việt Nam
đã có những đóng góp không nhỏ trong hệ thống định loại loài và những ghi nhận mới
về thành phần loài ở các khu hệ nấm lớn của các khu vực cũng như ở Việt Nam
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌ NẤM PLUTEACEAE
1.2.1 Khái quát chung họ nấm Pluteaceae
Họ nấm Pluteaceae nằm trong Bộ nấm tán Agaricales Underw (1899) [7], hai
taxon lớn này có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau và đã được thừa nhận rộng rãi Đây là một trong những họ nấm có rất nhiều loài nấm có giá trị thực phẩm tương đối
Trang 19cao như nấm rơm, nấm mỡ, … Hiện nay, các loài nấm này đang được nuôi trồng rộng rãi và mang lại giá trị kinh tế rất cao cả trong nước và quốc tế
a) Phân loại khoa học của họ nấm Pluteaceae:
Phân loại khoa học
Giới nấm (Kingdom) Nấm (Fungi)
Ngành (Phylum) Basidiomycota R.T Moore (1980)
Lớp phụ Agaricomycetidae Agaricomycetidae Parmasto (1986)
Họ (Family) Pluteaceae Kotl.& Pouzar (1972)
b) Nhận biết những đặc điểm của họ nấm Pluteaceae
Họ nấm tán Pluteaceae có phân bố tương đối rộng rãi, là một họ nấm có kích thước đa dạng từ nhỏ đến trung bình và đặc điểm tiêu biểu là có phiến đính tự do, màu trắng hoặc màu hồng và bào tử màu hồng cam Dưới ống kính hiển vi, bào tử của họ nấm Pluteaceae có dạng hình trứng hoặc hình elip mở rộng, bề mặt nhẵn hoặc
gồ ghề Bào tử có thể dễ bị nhầm với bào tử của họ nấm Entolomataceae, tuy nhiên, bào tử của họ nấm này góc cạnh hơn so với họ Pluteaceae Họ nấm Pluteaceae bao
gồm 4 chi: Pluteus, Volvariella, Volvapluteus và Chamaeota Trong đó, chi
Vollvariella và chi Pluteus phân bố rộng rãi hơn chi Chamaeota và chi Volvapluteus,
đây cũng là 2 chi mới được ghi nhận vào năm 2011 [7]
Trong đó, chi Pluteus là một chi lớn với hơn 300 loài Đặc điểm của loài chi này
là chủ yếu sống trên gỗ mục, có bụi bào tử màu hồng và các phiến đính tự do, chúng không có bao gốc hay vòng nhẫn ở cuống nấm
Trang 20
Hình 1.1 Chi nấm Pluteus Hình 1.2 Phiến nấm chi Pluteus
Chi nấm Volvariella cũng là một chi lớn trong họ Pluteaceae Chi nấm này rất dễ nhầm với chi Amanita có bao gốc ở cuống Tuy nhiên, chi Volvariella không có vòng nhẫn đính ở cuống, có phiến và bụi bào tử màu hồng khác với chi Amanita có bụi bào
tử màu trắng Đặc biệt, nấm thuộc chi Volvariella khi còn non có phiến lá màu trắng
và đây cũng là một trong những đặc điểm dễ nhầm lẫn với chi Amanita Các loài thuộc chi Volvariella có giá trị không nhỏ trong lĩnh vực thực phẩm, bởi nó là một
trong những loài nấm ăn được thúc đẩy nuôi trồng trên thế giới
Hình 1.3 Chi nấm Volvariella Hình 1.4 Chi nấm Amanita
1.2.2 Đặc điểm chi tiết của họ nấm Pluteaceae [7],[28], [29], [35], [42]
a) Mũ nấm
Quả thể của nấm có hình dạng tương đối đa dạng, nhưng nó chỉ thuộc trong các dạng hình nón hay dạng ô điển hình (Hình 1.5) Bề mặt mũ phủ lớp lông mịn, mượt, nhẵn, bóng hoặc dạng phủ sợi thô, có vảy hoặc không, ướt hoặc khô Màu sắc quả thể
Trang 21cũng khá phong phú, màu trắng, vàng, màu nâu nhạt đến nâu đậm, màu xám nhạt đến sẫm Rìa mũ nấm có loài chia thùy rãnh nhỏ, rất dễ tách ra Khi còn non kích thước
mũ khoảng 1,5 – 3cm, khi trưởng thành 3 – 15cm
Hình 1.5 Các dạng mũ nấm thuộc họ nấm Pluteaceae
b) Thịt nấm
Thịt nấm thường hơi dạng xenluloze, hơi xốp, đồng đều, đặc, mềm và màu trắng hoặc hơi hồng Độ dày của thịt nấm tùy thuộc vào loài, khi còn non khoảng 0,1 – 0,3cm, khi trưởng thành 0,3 – 0,7cm Mùi vị thịt nấm hầu hết có mùi vị dịu, hơi ngọt hoặc vị chua nhẹ
Hình 1.6 Dạng thịt nấm ở mũ và cuống của họ nấm Pluteaceae
Trang 22c) Cuống nấm
Cuống được đính ở trung tâm của mũ nấm Thường có dạng hình trụ hoặc hình trụ hơi loe rộng ở đáy cuống Chất cuống hơi dạng xenluloze, xốp, đặc, đồng đều, màu trắng, hơi hồng hoặc nâu Bề mặt cuống thường trải lông mượt, mịn, nhẵn hay lông vảy hơi thô ở phần cuối cuống hoặc kiểu dạng cuống sợi cenlluloze Màu sắc cuống màu trắng, màu hơi vàng hoặc màu nâu nhạt Kích thước của cuống thay đổi khá nhiều từ non đến trưởng thành, thường khoảng 1-15cm chiều dài và 0,2 – 0,9cm chiều rộng
d) Phiến nấm
Phiến lá được đính tự do, khi còn non có màu trắng và khi trưởng thành chuyển sang màu hồng, xếp sát nhau khoảng cách khoảng 1mm Độ dày của lá nấm mỏng, độ dày khoảng 0,5 – 1mm Số seri của phiến nấm khá đa dạng, có loài có 1 seri hoặc có loài có 2 – 3 seri Bụi bào tử của họ nấm Pluteaceae có màu rất đặc trưng, màu hồng hoặc màu hồng cam
Hình 1.7 Phiến nấm và vị trí đính của cuống họ Pluteaceae
Hình 1.8 Bụi bào tử của họ nấm Pluteaceae
Trang 23Hình 1.10 Dạng mấu kẹp liên kết của hệ sơi pileipellis của họ nấm Pluteaceae
1.2.3 Giá trị, ý nghĩa, vai trò của họ nấm Pluteaceae
a) Giá trị dinh dưỡng [24], [37], [39]
Khoảng hơn 15 năm trở lại đây, từ những giá trị dinh dưỡng của những loài nấm lớn có khả năng ăn được, nghề trồng nấm ăn cũng từ đó đã tồn tại và tới ngày nay
A
B
Trang 24được thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ Nấm ăn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã phát triển từ rất lâu Các loài nấm được nuôi trồng phổ biến gồm: Nấm bào ngư, nấm mỡ, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm hương và các loài nấm này khi nuôi trồng đạt năng suất rất cao Hầu hết, các loài nấm ăn đều
có giá trị dinh dưỡng rất cao Hàm lượng protein của nấm ăn chỉ xếp sau thịt, cá Nấm chứa nhiều axit amin tự do, có khoảng 17 – 19 loại, trong đó có đủ 9 loại axit amin không thay thế Ngoài ra, còn có Lipit, Axit nucleic, Gluxit và Xenluloze, Vitamin (B1, B2, B3, B5, B6, C, PP, axit folic B12, …), chất khoáng (hầu hết các loài nấm mọc trên rơm rạ thường chứa ít chất khoáng hơn so với loài nấm mọc trên gỗ) (P, Na, K)
Nấm rơm Volvariella thuộc họ nấm Pluteaceae được xếp hạng trong những danh
mục nấm ăn chứa giá trị dinh dưỡng cao Theo nghiên cứu, trong 100g nấm rơm khô
có 21% Protein, 1.2mg vitamin B, 20.1mg vitamin C, 17.2mg Sắt (Fe), 677mg Phốt
pho (P), 71mg Canxi (Ca) cao hơn cả trứng Ngoài ra, nấm rơm Volvariella cũng
chứa rất nhiều loại Vitamin như: Vitamin A, D, E và có tới 7 loại axit amin thiết yếu
mà cơ thể người không tự tổng hợp được
Như vậy, với những giá trị dinh dưỡng dồi dào, nấm rơm Volvariella thuộc họ nấm
Pluteaceae cũng như các loài nấm ăn có thể thay thế được “thịt sạch” và “rau sạch”
Có thể nói, nấm ăn là nguồn thực phẩm sạch và dinh dưỡng nhất cho thế kỷ XXI
b) Giá trị dược liệu
Volvariella volvacea cũng được biết đến với mùi thơm và kết cấu độc đáo của nó
và phát triển tốt trong khoảng 28 đến 35 ° C [21], phát triển rộng rãi ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng ôn đới của cả bán cầu phía đông và phía tây Đặc biệt,
Volvariella volvacea có giá trị dược liệu đáng kể trong việc hỗ trợ một só các chứng
bệnh như: Chống u bướu, ức chế miễn dịch và điều hòa miễn dịch [49]
Volvariella volvacea chứa 90% nước, lượng protein cao, chất xơ (chitin),
vitamin (lượng vitamin C lớn và tất cả các vitamin tan trong nước như riboflavin,
biotin và thiamine), chất béo (5.7%), carbohydrate (56.8%), các amino axit thiết yếu như alanine, arginine, glycine, serine ), các axit béo chưa no, khoáng chất cần thiết
Trang 25(kali, natri và phốt pho) và có giá trị nhiệt độ thấp [19, 40] Axit cacbonat Octavalent và các hợp chất carbonyl cũng có trong nấm này, nó là hoạt chất tạo nên hương thơm Tuy nhiên, hoạt chất này không quyết định giá trị dinh dưỡng nhưng nó có khả năng kích thích sự thèm ăn và tạo nên một hương vị đặc trưng của nấm [19, 40]
Volvariella volvacea chứa polypeptide, terpenes, steroid [43] và các hợp
chất phenolic như flavonoid, axit phenolic và tannin góp phần tăng khả năng chống
oxy hoá Trong Volvariella volvacea có chứa phenolic tự do là những chất đóng góp
chính cho khả năng chống oxy hoá Theo Ames và các cộng sự (1993) [18] khả năng chống oxy hoá giúp chống lại các nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến mạch vành mãn tính như bệnh tim mạch, viêm khớp, viêm mãn tính và ung thư Ram kumar và các cộng sự (2012) nghiên cứu khả năng chống oxy hóa cao nhất thông qua các hoạt chất như catalase, superoxide dismutase, glutathione peroxidase,
peroxidase, glutathione-S- transferase và glutathione reductase có trong Volvariella
volvacea khô [41] Ngoài ra, theo Kalaiselvan (2007) cho rằng, khả năng chống oxy
hóa cao nhất của Volvariella volvacea chủ yếu do chứa hoạt chất canxi cacbonat [32] Theo Corchran (1978), chiết xuất protein của Volvariella volvacea chứa các
protein độc hại cardio gọi là volvatoxin và volvatoxin, những chất này gây ức chế một số tế bào khối u [23] Bên cạnh đó, các protein có chứa glycan và
polysaccharides trong Volvariella volvacea có đặc tính chống khối u [53] Ngoài ra, Methanol và chất chiết xuất từ Volvariella volvacea có tác dụng chống oxy hoá
mạnh giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư [22] và các bệnh liên quan tới thần kinh [27]
Trang 261.3 MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA VQG CÚC PHƯƠNG
1.3.1 Vị trí địa lý
(Nguồn trên web toidi.net)
Hình 1.11 Vị trí địa lý của VQG Cúc Phương, Ninh Bình a) Vị trí địa lý: VQG Cúc Phương thuộc khu vực phía Tây tỉnh Ninh Bình, cách quốc
lộ 1A 40 km và cách Thủ đô Hà Nội 130 km về phía Nam VQG Cúc Phương nằm ở tận cùng phía Đông Nam của dãy núi đá vôi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam
b) Tọa độ: Từ 20o14’ tới 20o24’ vĩ Bắc, 105o29’ tới 105o44’ kinh Đông Tổng diện tích tự nhiên: 22.200 ha
VQG Cúc Phương nằm ở phía Đông Nam của dãy núi đá vôi Tam Điệp Dải núi
đá vôi này với ưu thế là kiểu Karst tự nhiên, được hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm, nhô cao 636m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa vùng đồng bằng VQG Cúc Phương được bao quanh bởi dãy núi đá vôi này với tổng chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km
c) Ranh giới: VQG Cúc Phương bao gồm đường ven chân núi đá vôi
Trang 27- Chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là các xã thuộc huyện Lạc Sơn và các xã thuộc huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Diện tích của VQG Cúc Phương nằm trong phần đất thuộc 14 xã, trong đó có 7
xã của 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình; 4 xã của huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình và 3 xã của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Tổng diện tích tự nhiên của VQG là 22.200 ha, trong đó VQG Cúc Phương, Ninh Bình có diện tích là 11.300
ha
1.3.2 Địa hình
Địa hình VQG Cúc Phương chủ yếu là đá vôi có độ chênh cao trung bình so với mặt nước biển là 400 – 500m, nằm ở phía Tây Bắc Có 3 dạng địa hình chính nổi bật chủ yếu ở VQG Cúc Phương, các dạng địa hình này liên quan đến hai loại sản phẩm cấu tạo đất chủ yếu với các loại đá mẹ khác nhau
1.3.3 Địa chất, thổ nhưỡng
VQG Cúc Phương có nền địa chất được tạo thành từ đầu nguyên đại trung sinh
kỷ Triat trung, bậc Ca-do-ni tầng Đồng Giao, gồm 2 nhóm đất với 7 loại chính:
đá vôi
đá Đá mẹ có cấu tạo khối phiến đá dày đến đá mẹ có khối phiến đá mỏng, từ đá mẹ thô đến đá mẹ mịn hơn, từ đá mẹ không hay ít biến chất đến đá mẹ biến chất
Trang 281.3.4 Khí hậu, thủy văn
Theo số liệu quan trắc của VQG Cúc Phương của trạm khí tượng thủy văn xã Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình nhìn chung như sau:
Lượng mưa:
- Tầng cao nhất tới 50 – 60m;
Theo số liệu điều tra gần đây, VQG Cúc Phương có 2.234 loài thực vật bậc cao
và rêu Trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được và nhiều loài được ghi trong sách đỏ Đặc biệt có cây chò ngàn năm, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1.000 năm tuổi, cao từ 50-70m Ngoài ra, khu hệ thực vật ở Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật bao gồm Trung Quốc - Himalaya, Ấn Độ - Miến Điện và Malaysia [6]
1.3.6 Tài nguyên động vật
Theo số liệu điều tra mới nhất Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim cư trú,
110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, và gần 2000 dạng côn trùng Trong đó, có
Trang 29nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm, như báo gấm, báo lửa, gấu ngựa và có nhiều loài đặc hữu như sóc bụng đỏ
1.3.7 Đặc điểm kinh tế xã hội
VQG Cúc Phương được thiên nhiên ưu ái với tài nguyên động – thực vật vô cùng phong phú và đa dạng Chính vì vậy, Cúc Phương từ lâu đã trở thành địa điểm lý tưởng thu hút rất đông các nhà nghiên cứu, khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu Mỗi năm, VQG Cúc Phương thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử
Trang 30CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.2.1 Địa điểm thu mẫu
theo tuyến đường chính và tuyến phụ bắt đầu từ cổng rừng đến hồ Hòa Mạc, tiếp đến động Người Xưa và đến khu trung tâm VQG Cúc Phương
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
VQG Cúc Phương, Ninh Bình Sau đó, xử lý và phân tích mẫu vật tại Phòng thí nghiệm thuộc Khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
để phân tích thành phần, định loại, đặc điểm phân bố của họ nấm Pluteaceae
Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa:
chép;
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu mẫu và bảo quản
a) Xây dựng các tuyến điều tra khảo sát thực địa
Xây dựng và tiến hành khảo sát thực địa chủ yếu ở các tuyến đường chính chạy dọc từ cửa VQG Cúc Phương đến khu trung tâm VQG và các tuyến nhánh nhỏ dọc 2
Trang 31bên tuyến đường chính Trên trục tuyến đường chính được chia làm 3 tuyến nhỏ, cụ thể như sau: tuyến từ cửa rừng đến hồ Hòa Mạc, tuyến từ hồ Hòa Mạc đến động Người Xưa và tuyến từ động Người Xưa đến khu trung tâm VQG Cúc Phương Các tuyến thu mẫu phụ không được vạch tuyến rõ bởi hầu hết các tuyến này thuộc các đoạn đường ngắn dưới 20m lại đổ ra tuyến chính Mỗi tuyến thu mẫu chính đều được khảo sát từ 2 đến 3 đợt khảo sát thực địa
Hình 2.1 Tuyến điều tra khảo sát thực địa tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Trang 32b) Khảo sát đa dạng sinh học nấm
Theo Lê Thanh Huyền (2014) [4], các quy trình cơ bản tiến hành điều tra nấm ngoài thực địa theo một số đặc điểm chính được nêu ra theo mẫu sau:
Hình 2.2 Phiếu điều tra và mô tả nấm ngoài thực địa
c) Xử lý mẫu
Các mẫu nấm mới thu thập chưa kịp phân tích mẫu, cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, trong tủ lạnh không quá một ngày hay phơi khô Sau khi mẫu được phân
được chuyển sang bảo quản lâu dài trong túi bóng dán kín miệng túi cùng gói hút ẩm
và dán nhãn đầy đủ phía ngoài túi bảo quản mẫu (ghi rõ tên khoa học, người thu mẫu,
vị trí, mọc gần hay trên những cây thực vật gì, ngày thu mẫu và ký hiệu số mẫu)
2.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu
Các tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu được thu thập và kế thừa bao gồm:
Trang 33- Bản đồ vị trí địa lý VQG Cúc Phương;
Việt Nam và các nghiên cứu trên thế giới;
2.3.3 Phương pháp phân tích và định danh loài
a) Phân tích hình thái bên ngoài
Mô tả hình thái bên ngoài của loài nấm lớn khi còn tươi dựa trên: Hình thái quả thể mũ nấm, màu sắc của mũ, lá và cuống nấm, kích thước (chiều cao của nấm, chiều rộng mũ nấm), đặc điểm chi tiết của thân, mũ và phiến, số seri của phiến nấm, mùi vị
và nhựa (nếu có) Đặc điểm của quả thể khi còn non, trưởng thành và già (nếu có) Nhựa nấm chảy ra từ quả thể (nếu có), lấy giấy trắng hoặc khăn giấy trắng để ghi lại màu sắc của nhựa và ghi chép lại chính xác
Màu sắc: là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc định loại loài, vì
vậy việc ghi lại nhanh màu sắc của nấm khi vẫn ở trên giá thể là việc hết sức cần thiết, nấm rất nhanh đổi màu sau khi thu và bảo quản trong hộp Bên cạnh đó, quá trình thay đổi của mũ nấm có màu sắc của vòng đồng tâm và các đặc điểm trong điều kiện rừng khô thì có thể một số quả thể có mũ nấm màu nhạt hơn và thay đổi màu sắc Một số loài, có sự thay đổi màu khi cắt quả thể làm đôi và đặc điểm này cũng cần được ghi chú lại Tất cả màu sắc từ mũ (pileus), phiến nấm (lamella), cuống (stipe) đều được ghi lại từ quả thể non đến quả thể già và đến khi quả thể khô lại [4]
Ghi chú: Màu sắc của nấm phải được mô tả dưới điều kiện ánh sáng ban ngày và
theo sách hướng dẫn sắc độ màu của Kornerup và Wanscher (1978) [54]
Đặc điểm bề mặt: Mũ và cuống thường có các đặc điểm như: lông tơ, xù xì,
nhẵn bóng, nhăn, có rãnh hay khía, nhớt, khô, dày hoặc mỏng, vòng đồng tâm (zone), Tất cả những đặc điểm trên đều phải được ghi lại rõ ràng và cụ thể [4]
Trang 34 Phiến nấm đính và cấu trúc: Phiến nấm ngắn hay dài tới cuống nấm hay gọi là
phiến nấm đính tự do hay cố định Đây cũng là một trong những yếu tố giúp phân loại loài Ngoài ra, phiến nấm có nhánh (số seri >1) hay không có nhánh (số seri = 1) được tìm thấy ở rất nhiều loài khác nhau [4]
Nếm và ngửi: Mỗi một loài nấm có mùi vị đặc trưng riêng, có nhiều loài có mùi
mạnh, thường có vị cay, hay vị dịu, đắng, chát hoặc chỉ hơi cay cay Vị cay thường
có ở những loài nấm có nhựa Đặc biệt, một số loài nấm có vị nhựa cay chỉ khi nấm còn tươi hoặc có vị cay cả khi nấm già Ở nhiều loài nấm dưới chi có mùi tanh, và một số loài có mùi vị dịu hoặc thơm [4]
b) Phân tích các dẫn liệu hiển vi
Dung cụ soi kính hiển vi:
Kỹ thuật soi kính hiển vi:
cuống nấm cấy lần lượt lên mỗi giọt nước, lấy dao lam dầm nát mẫu nấm, tiếp tuc lấy lamen kính đậy lên, ấn nhẹ để làm nát mẫu lần nữa
(Immersion oil) lên tiêu bản để soi mẫu ở vật kính x100
Trang 35Ghi chú: Khi soi kính với dầu ở vật kính x100, chỉ được phép quay lại quan sát ở vật
kính (x4) và (x100)
Những dẫn liệu hiển vi cần xác định:
- Bào tử (tại phiến nấm): Kích thước, hình dạng, màu sắc, cấu trúc (thành dày hay
mỏng, có giọt nội chất hay không, nội chất có màu hay không màu, giữa hai lớp có tầng cột chống hay không);
- Cuống sinh bào tử - Basidia (tại phiến nấm): Kích thước, hình dạng, có bao
nhiêu sừng, màu sắc, cấu trúc (thành dày hay mỏng, nội chất bắt màu hay không bắt màu);
- Cystidia (tại phiến nấm): Kích thước, hình dạng, xuất hiện nhiều hay ít, màu sắc,
cấu trúc (thành dày hay mỏng, nội chất bắt màu hay không bắt màu);
- Cấu trúc hệ sợi Pellis (Pileipellis (tại mũ nấm); Stipitipellis (tại thân nấm)):
Kích thước, hình dạng, phân nhánh hay không phân nhánh, không có vách ngăn hay
có vách ngăn, cấu trúc sợi (thành dày hay mỏng, nội chất bắt màu hay không), kiểu mấu kẹp liên kết (Clamp connection)
Định danh nấm lớn:
Căn cứ trên những đặc điểm hình thái bên ngoài và cấu trúc hiển vi của mỗi mẫu để phân loại đến loài Luận văn được dựa trên những phương pháp định loại theo khóa phân loại của một số tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước [7], [28], [29], [35], [42]
để định danh loài nấm Pluteaceae
2.3.4 Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học
Khả năng phân bố của loài được căn cứ vào mức độ phong phú của loài và độ lặp lại của mẫu tại khu vực nghiên cứu Kết quả phân tích được xử lý bằng Excel thông qua những giá trị dưới đây và sử dụng sơ đồ, bản đồ, biểu đồ, để mô phỏng sự phân
bố của họ nấm Pluteaceae, tại VQG Cúc Phương
a) Độ phong phú của loài (Theo công thức của Kreds – 1989) [36]
n% = ∑ nni x 100
Trang 36Trong đó:
n: là tổng số mẫu thu được tại khu vực nghiên cứu;
n%: là độ phong phú của loài
b) Độ lặp lại của mẫu: Có bao nhiêu mẫu trong cùng một loài bị lặp lại, mức độ lặp
lại, từ đó đánh giá tính đa dạng, phong phú của mẫu đó
`
Trang 37CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 THÀNH PHẦN NHÓM LOÀI VÀ ĐỘ ĐA DẠNG CỦA CÁC LOÀI THUỘC HỌ NẤM PLUTEACEAE TẠI VQG CÚC PHƯƠNG, NINH BÌNH 3.1.1 Nhận xét chung về đặc điểm các chi nấm thuộc họ nấm Pluteaceae tại VQG Cúc Phương
Quá trình thu thập mẫu nấm chủ yếu vào khoảng thời gian nấm phát triển nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 8 và sau mưa khoảng 2 hoặc 3 ngày, đây là thời điểm thích hợp nhất để thu mẫu Vị trí thu mẫu nấm chủ yếu ở các khu vực ẩm ướt, trên các cây
gỗ cứng, gỗ mục và trên mặt đất Thời gian thu mẫu kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, gồm 10 đợt thu mẫu theo bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1 Các đợt thu mẫu tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Đợt Thời gian
Tuyến nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu
Tổng
số mẫu thu được
Số mẫu nghiên cứu
Trang 38Bảng 3.2 Phân loại các loài của họ nấm Pluteaceae tại VQG Cúc Phương
mẫu
Độ phong phú (%)
1
Pluteus
Fr., 1840
cervinus (Schaeff.) P Kumm (1871) 2 6,25
2 plautus (Weinm.) Gillet (1876) 3 9,38
3 niveus Murril (1917) 1 3,13
4 nanus (Pers) P Kum (1871) 2 6,25
5 longistriatus (Peck) Peck (1878) 1 3,13
6 podospileus Sacc & Cub (1887) 1 3,13
7 salicinus (Pers.) P Kumm (1871) 2 6,25
8 romellii (Britzelm.) Sacc (1895) 1 3,13
murinella (Quél.) M M Moser (1953) 2 6,25
12 volvacea (Bull.) Sing (1951) 2 6,25
13 gloiocephala (DC.) Boekhout &
Từ bảng tổng hợp phân loại các loài nấm của họ nấm Pluteaceae cho thấy, chi
nấm Pluteus có số loài chiếm ưu thế hơn cả với 10 loài còn chi Volvariella chỉ với 5 loài, trong đó loài nấm Pluteus semibulbosus (Lasch) và Volvariella pusilla (Pers.)
Singer có số mẫu bằng nhau và số lần lặp mẫu nhiều nhất trong các loài
Trong quá trình thu thập mẫu tại VQG Cúc Phương, ngoài thu được các mẫu thuộc
họ nấm Pluteaceae còn thu được các họ nấm khác như: Coprinaceae, Pleuroteaceae, Aminaceae, Polyporaceae, Marasmiaceae, Agaricaceae,
Trang 39Hình 3.1 Biểu đồ tỉ lệ % số mẫu nấm giữa họ nấm Pluteaceae với các họ nấm lớn
khác tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Trong quá trình khảo sát và thu thập mẫu còn nhiều hạn chế về cả không gian và thời gian, tuy nhiên, với kết quả thống kê được tỉ lệ % các mẫu thuộc họ nấm Pluteaceae chiếm 1/10 tổng số mẫu nấm thu được Như vậy, với tỉ lệ 10% số mẫu họ Pluteaceae là một con số tỉ lệ tương đối cao so với rất nhiều họ nấm lớn khác tại
VQG Cúc Phương, Ninh Bình
3.1.2 Độ đa dạng của các loài nấm tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Nấm ở VQG Cúc Phương có sự phong phú về thành phần loài Điều này được thể hiện ở một số tiêu chí trong quá trình thu thập mẫu như sau:
phong phú
Cúc Phương là một môi trường lý tưởng và tương đối thuận lợi để tạo điều kiện sinh sản và phát triển mạnh của loài nấm lớn và đặc biệt là loài nấm thuộc họ nấm Pluteaceae
nhiên Nam Lĩnh, Quảng Đông – Trung Quốc và của một số khu vực trong nước như: VQG Tam Đảo, VQG Ba Vì, VQG Cát Tiên hay Thừa Thiên Huế thì nấm Pluteaceae tại VQG Cúc Phương khá đa dạng và phong phú về cả số lượng và thành phần loài
90%
10%
Họ nấm khác
Họ nấm Pluteaceaea
Trang 40Áp dụng công thức tính toán độ đa dạng của loài (n%) của Kreds – 1989: (n%) =
phú như trên bảng 3.1
Từ bảng 3.2 cho thấy, loài Pluteus semibulbosus (Lasch) và Volvariella pusilla
(Pers.) Singer là 2 loài có độ đa dạng cao nhất trong số 13 loài còn lại với giá trị bằng nhau và bằng 15,63% Có duy nhất một loài có độ phong phú đứng thứ 2 chiếm
9,38% là Pluteus plautus (Weinm.) Gillet Ngoài ra, 5 loài thuộc chi Pluteus có giá trị bằng nhau và có độ phong phú thấp nhất với 3,13%, gồm các loài: Pluteus
semibulbosus (Lasch), Pluteus romellii (Britzelm.) Sacc., Pluteus podospileus Sacc
& Cub., Pluteus longistriatus (Peck) Peck và Pluteus niveus Murril
Xét về độ lặp lại của mẫu, loài có độ đa dạng cao nhất cũng là loài có độ lặp mẫu
nhiều nhất ở 3 đợt thu mẫu đó là loài Pluteus semibulbosus (Lasch) với KHM
N05.17, N06.17, N07.17, M29.17 và M259.17 Loài này được tìm thấy qua những đợt khảo sát cách xa nhau, loài phân bố chủ yếu tại những khu vực có có độ ẩm cao,
mát mẻ, độ che phủ rừng nhiều và trên các thân cây gỗ cứng, gỗ mục
3.1.3 Danh mục các loài nấm đã ghi nhận
a) Danh mục các loài nấm thuộc họ nấm Pluteaceae được ghi nhận mới tại VQG Cúc Phương, Ninh Bình
Qua nghiên cứu các tài liệu của các nhà nghiên cứu đã ghi nhận các loài nấm lớn
tại VQG Cúc Phương tiểu biểu nhất là các tác phẩm: “Danh lục nấm lớn ở Việt Nam” của Trịnh Tam Kiệt (2014) và của Trần Đông Anh (2015) trong tác phẩm “Nghiên
cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc họ nấm tán Pluteaceae ở một số vùng sinh thái chính của Việt Nam” và tiêu biểu nhất là tác
phẩm “Nấm lớn Cúc Phương” của tác giả Trần Văn Mão (2005) Trong đó, tác giả Trần Văn Mão đã ghi nhận 4 loài thuộc chi Pluteus của họ nấm mỡ cuống nhẵn - Pluteaceae cho khu hệ nấm lớn tại VQG Cúc Phương gồm: Pluteus cervinus (Schaff
ex Fr.) Quél; Pluteus leoninus (Schaff.) Kummer; Pluteus petasatus (Fr.) Gill.;
Pluteus umbrosus (Pers.) Kummer Như vậy, từ những kết quả mẫu nấm Pluteaceae