Giải pháp khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 (Trang 74)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.5.2. Giải pháp khoa học kỹ thuật

a. Đối với cây xanh đường phố

Cây xanh đường phố ngoài tác dụng cải thiện khí hậu, làm hành lang thông gió nó còn có tác dụng tạo cảnh quan, nâng cao giá trị thẩm mỹ của một đô thị. Chính vì vậy ngoài việc lựa chọn cây trồng phù hợp, các giải pháp kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, quản lý cây trồng cũng rất cần thiết. Các giải pháp khoa học kỹ thuật đề nghị:

* Khi thiết kế cây đường phố tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể sau:

- Đơn giản: Trên một đoạn đường nên trồng thuần một loại cây. Điều này tạo nên nét đặc trưng để khi nhắc đến một con đường người ta nghĩ ngay

đến một loài cây đặc trưng. Việc trồng thuần một loại cây còn tạo nên nét tao nhã, tránh sự hỗn tạp của việc trồng nhiều loại cây khác nhau trên cùng một tuyến đường nó tạo ra cảnh quan không đồng nhất.

- Thay đổi: Trên các tuyến đường khác nhau có thể trồng các loại cây khác nhau nhằm tạo ra nét riêng biệt cho từng tuyến đường. Việc trồng các loại cây khác nhau trên các tuyến đường khác nhau cũng làm tăng đa dạng sinh vật trong hệ thống cây xanh đô thị. Tuy nhiên sự thay đổi cũng cần phải được xem xét một cách thận trọng. Sự thay đổi cần phải hài hòa với cảnh quan chung, tránh sự thay đổi đột ngột, không hài hòa.

- Nhấn mạnh: Trên các tuyến đường việc phát triển hệ thống cây xanh 2 bên vỉa hè cũng như ở giữa dải phân cách là việc làm cần thiết nhằm tạo nền, làm yếu tố hỗ trợ cho cây xanh của đường phố. Còn yếu tố tạo nên nét đặc trưng cho cây xanh đô thị, làm điểm nhấn, tạo sự chú ý của cây xanh đường phố lại là cây xanh tại các giao lộ và tại các công trình kiến trúc nằm dọc 2 bên đường phố hoặc tại đầu mỗi tuyến đường.

Việc dùng cây xanh để tạo hình, tạo biểu tượng trên các tuyến đường đó cũng là một cách tạo điểm nhấn, tạo ấn tượng đối với người nhìn.

- Cân bằng: Yếu tố này được sử dụng khi muốn thể hiện cảnh quan cho một công trình kiến trúc đặc biệt. Như các tuyến đường trong các tuyến đường trong các khu đô thị mới. Để nhấn mạnh sự đồng bộ về kiến trúc cũng như cảnh quan. Cây trồng trên tuyến đường này được trồng đối xứng nhau sao cho hành dạng của một phía tạo ra hình ảnh soi gương phía đối diện.

- Liên tục: Cảnh quan của thành phố cần phải được liên tục, gắn kết với nhau. Yếu tố gắn kết các tuyến phố, các khu vực với nhau chính là dải cây xanh trên các tuyến đường. Chính vì vậy cây xanh đường phố cần được trồng liên tục và đều nhau.

- Cân đối hài hòa: Khi lựa chọn cây trồng cho một tuyến đường chúng ta cần chú ý đến hình dạng của các công trình kiến trúc 2 bên tuyến phố để lựa chọn loại cây trồng phù hợp. Nếu 2 bên tuyến phố là các công trình cao tầng thì cần lựa chọn các cây thân gỗ cao, to, có tán lá rộng. Còn đối với các tuyến phố có các công trình kiến trúc 2 bên là các dãy nhà ở thấp tầng thì chúng ta nên chọn các loại cây thân gỗ nhỏ nhằm tạo sự hài hòa, cân đối.

Khi bố trí cây xanh đường phố cần chú ý đến: độ rộng, hẹp của lề đường; có dải phân cách hay không và nếu có thì có bao nhiêu dải phân cách; dải cây xanh 2 bên đường có phải là dải cây xanh cách ly với khu dân cư hay không nhằm mục đích bố trí cây trồng cho phù hợp.

* Quản lý cây xanh đường phố

- Dựa trên thông tư của bộ xây dựng số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị để quản lý cây xanh đô thị. Ngoài ra, chúng ta cũng cần áp dụng một số giải pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý cây xanh đô thị. Cụ thể:

- Mỗi cây xanh thân gỗ trồng trong đô thị cần phải được kiểm kê, đánh số thứ tự và có hồ sơ lưu với các biện pháp kỹ thuật đi kèm, trong đó ghi rõ ngày trồng, vị trí, chủng loại, các biện pháp chăm sóc cho từng thời kỳ như tỉa cành, tạo tán, dự kiến phân kỳ khai thác phù hợp với dặc điểm sinh học của từng loại cây. Trong thời gian tới cần áp dụng GIS vào trong công tác quản lý cây xanh đô thị.

b. Cây xanh công viên

- Chọn trồng các loại cây cho bóng mát.

- Chú trọng khía cạnh thẩm mỹ và bố cục cảnh quan trong việc xây dựng các công trình kiến trúc ở các công viên. Tạo các tiểu cảnh và phối kết các loại cây trồng sao cho phù hợp. Khi phối kết cần chú ý:

- Cây độc lập phải cách xa cây khác tối thiểu 3 lần chiều cao. - Tuổi thọ của cây trong nhóm phải phù hợp nhau.

- Cây có hoa được bố trí tỷ lệ phù hợp với các yếu tố xung quanh.

- Thận trọng, đảm bảo sự hài hòa của tổng thể. Chú ý đến cấu tạo bên ngoài và màu sắc, cách sắp xếp.

c. Các thành phần cây xanh khác

- Tuyên truyền, phổ biến các biện pháp khoa học kỹ thuật ứng dụng trong trồng, bảo vệ và chăm sóc cây xanh. Giới thiệu những mô hình điển hình phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh tế xã hội của tỉnh.

- Đầu tư xây dựng các vườn ươm cây xanh nhằm nghiên cứu, cung cấp cây xanh phục vụ nhu cầu phát triển cây xanh của thành phố.

- Mở rộng diện tích vườn ươm hiện có, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cũng như nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của vườn ươm trong việc nghiên cứu, chọn lọc, gieo trồng các loại cây phục vụ cho nhiệm vụ phát triển cây xanh.

d. Các bước triển khai thực hiện

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, lợi ích trách nhiệm về công tác trồng và bảo vê cây xanh.

- Tăng cường vai trò cộng đồng, doanh nghiệp và tư nhân trong hoạt động trồng và bảo vê cây xanh.

- Tăng cường đa dạng hoá đầu tư cho trồng và bảo vệ cây xanh. - Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về cây xanh đô thị. - Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút sự đầu tư của nước ngoài.

- Gắn kết chương trình bảo vê môi trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với các chương trình trọng điểm của tỉnh.

- Lựa chọn hành động ưu tiên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên là một việc làm cần thiết có ý nghĩa thiết thực về mặt cảnh quan. Quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên góp phần định hướng cho việc phát triển cây xanh đô thị cho thành phố trong tương lai, sắp xếp bố trí cây xanh trong thành phố một cách hợp lý khoa học, tạo cảnh quan… nhằm đảm bảo cho thành phố phát triển bền vững.

Hiện nay tỉ lệ che phủ cây xanh ở thành phố Thái Nguyên tuy không thấp nhưng cây xanh trong thành phố phân bố không đồng đều. Cây xanh tập trung chủ yếu ở vùng sinh thái rừng và sinh thái nông nghiệp còn ở vùng nội thành tỉ lệ che phủ cây xanh còn rất thấp chưa đáp ứng nhu cầu sinh thái đô thị và phân bố không đồng đều, không hợp lý. Để tăng độ che phủ của thành phố cần dựa vào tiềm năng qũy đất của thành phố, dành để trồng cây và xây dựng, bổ sung để có một hệ thống các giải pháp đồng bộ về quy hoạch khoa học kỹ thuật, cơ chế quản lý và chính sách.

Tại thành phố Thái Nguyên công tác quy hoạch phát triển cây xanh chưa được quan tâm đúng mức tuy tiềm năng quỹ đất dành để phát triển cây xanh còn rất lớn. Các công sở mới xây, những tuyến đường mới mở… vẫn thiếu bóng cây xanh. Việc phát triển cây xanh thành phố còn thiếu quy hoạch, chính vì vậy còn thiếu đồng bộ, thiếu khoa học nên chưa đáp ứng được nhu cầu của cư dân sống trong thành phố cũng như chưa phát huy hết những lợi ích mà cây xanh thành phố mang lại.

* Những tồn tại chính trong công tác lập quy hoạch cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên

2. Quy hoạch cây xanh chưa thành một chủ trương bắt buộc gắn với các quy hoạch phát triển.

3. Chưa có cơ chế về tài chính để thực thi các quy hoạch cây xanh. 4. Thiếu cơ quan và đội ngũ chuyên gia để thực thi Quy hoạch cây xanh.

2. Kiến nghị

Cần tiến hành lập quy hoạch cây xanh đô thị cho từng phường/xã trong thành phố. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch cây xanh đô thị cho toàn thành phố Thái Nguyên. Sau đó tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực thi quy hoạch. Trong quá trình thực hiện quy hoạch cây xanh đô thị cần có sự giám sát của các cơ quan chuyên trách và các sở ban ngành liên quan. Cũng như lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, và sau một khoảng thời gian nhất định cần xem xét lại quy hoạch và thay đổi quy hoạch nếu cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống cây xanh đô thị phù hợp nhất cho cảnh quan, môi trường khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội của thành phố.

Trước hết, cần nhanh chóng phổ biến và đưa thông tư của bộ xây dựng số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị vào thực tiễn.

Để các nội dung nghiên cứu của các quy hoạch sớm đi vào thức tiễn, cần xác định, triển khai các nội dung quy hoạch đến từng phường/xã, đến các ban ngành. Đồng thời, phải ban hành các quy định có tính chất pháp lý để thực hiện, đẩy mạnh việc bố trí lại dân cư giữa các vùng đô thị và ưu tiên dùng đất cho quy hoạch xây dựng và phát triển cây xanh, có nghĩa là cần có sự đồng bộ, phối hợp gắn kết quy hoạch phát triển cây xanh với quy hoạch phát triển tổng mặt bằng đô thị thành phố của các ngành liên quan như Sở xây dựng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng quản lý đô thị.…

Bên cạnh đó, hệ thống các chính sách về vốn, tín dụng, thuế, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, quy định % đất (bắt buộc) để trồng cây, phát triển hệ thống cây xanh ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư, công sở, trường

học, bệnh viện … cần được nghiên cứu và ban hành sớm, nhằm khuyến khích mọi người, mọi đơn vị tham gia trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

Ngoài ra còn đẩy mạnh hơn nữa việc lập các dự án xây dựng các công trình cây xanh như : Vườn ươm thực vật, Xây dựng mới các công viên,… để hình thành hệ thống rừng, cây xanh đô thị hoàn chỉnh.

Cụ thể:

- Cần tạo ra cơ chế bắt buộc thực hiện song song quy hoạch cây xanh đô thị với các quy hoạch phát triển.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn để đảm đương xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị.

- Tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất phục vụ cho quy hoạch cây xanh đô thị như: xây dựng vườn ươm thực vật, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cây xanh đô thị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

- Tạo cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc thực thi quy hoạch cây xanh đô thị. - Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về quy hoạch cây xanh đô thị.

Ngoài ra cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết các vấn đề:

- Quản lý: ứng dụng công nghệ GIS vào công tác điều tra, xử lý số liệu, vẽ bản đồ, quản lý hệ thống cây xanh công cộng.

- Cây trồng: thay thế những giống cây trồng không phù hợp với điều kiện của đô thị, nghiên cứu tìm ra những giống mới thích nghi với điều kiện của đô thị, chăm sóc bảo vệ cây trồng, quản lý cây xanh tránh sự phá hoại của người dân.

- Vườn ươm: cần ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong công tác lai, tạo giống. Khuyến khích đầu tư nghiên cứu các giống mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Xây dựng (2005), Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 về việc Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.

2. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/06/2009 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.

3. Bộ Xây dựng (2005), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.

4. Bộ Xây dựng – Ban tổ chức (2002), Thông tư liên tịch số 02/2002/

TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08 tháng 03 năm 2002 về Hướng dẫn về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

5. Bộ Xây dựng (2006), Quyết định số 01/2006QĐ-BXD ngày 05 tháng 01 năm 2006 về việc Ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị tiêu chuẩn thiết kế.

6. Nguyễn Huy Côn (2004), Kiến trúc và môi sinh. NXB xây dựng, Hà Nội. 7. Chính phủ (2010), Nghị định về quản lý cây xanh đô thị ngày ngày 11 tháng 6 năm 2010.

8. Nguyễn Trọng Đài (2004), Giáo trình Các bài tập GIS ứng dụng. Trường Đại học KHTN – ĐHQG Hà Nội.

9. Phạm Thu Hà, Ngô Văn Tú (2006), Cơ sở và ứng dụng HTTTĐL trong quản lý tài nguyên và môi trường nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội.

10. Lưu Đức Hải (2000), Quản lý Môi trường cho sự phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,Hà Nội.

11. Chế Đình Lý (1997), Cây xanh - phát triển và quản lý trong môi trường đô thị. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

12. Trần Viết Mỹ (2001), Nghiên cứu cơ sở quy hoạch cây xanh và chọn loài cây trồng phù hợp phục vụ quá trình đô thị hóa TP. HCM. Luận án tiến sĩ, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

13. Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), Giáo trình Tổ chức hệ thống thông tin địa lý – GIS, NXB Xây dựng, Hà Nội.

14. Nguyễn Thế Thôn (2004), Quy hoạch môi trường và phát triển bền vững. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

15. Vũ Quyết Thắng (2005), Quy hoạch môi trường. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2030, Thái Nguyên.

17. Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2010), Đề án đề nghị công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên,

Thái Nguyên.

18. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 27/04/2009 về việc ban hành Quy định trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

19. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2013 về việc ban hành Quy định áp dụng một số tiêu chuẩn quy hoạch giao thông, đất cây xanh, đất công cộng tối thiểu trong công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

20. Ủy ban nhân dân tinhr Thái Nguyên (2013), Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2013 về việc “Thông qua đề án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)