Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 (Trang 62)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.5. Khu công nghiệp

Dải cây xanh cách ly khu công nghiệp với khu dân cư hiện nay cơ bản đã đảm bảo. Tuy nhiên, trong tương lai khi phát triển mở rộng khu công nghiệp cần chú trọng đến việc dành diện tích cây xanh xung quanh khu công nghiệp có tác dụng cách ly khu công nghiệp với khu dân cư, giảm các tác động tiêu cực từ khu công nghiệp đến khu dân cư.

Trong khuôn viên các khu công nghiệp, yếu tố cây xanh hầu như không được ban quản lý các khu công nghiệp quan tâm chú ý đến. Ngoài các dải cây xanh sẵn có còn sót lại thì cây xanh trồng mới hầu như không có. Dọc các tuyến giao thông vẫn vắng bóng cây xanh. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần chú trọng phát triển hệ thống cây xanh dọc theo các tuyến đường trong các khu công nghiệp. Trong mỗi xí nghiệp cần quy định cụ thể diện tích đất khoảng 20% diện tích đất dành cho cây xanh, mặt nước. Xung quanh các xí nghiệp sản xuất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường như thải ra nhiều bụi, khói, ồn nên bắt buộc trồng các dải cây xanh cách ly. Dải cây xanh cách ly có thể phối kết hợp nhiều loại cây như cây thân gỗ có tán, cây bụi, bồn hoa, thảm cỏ, trong đó cây thân gỗ có tán lá rậm là chủ đạo.

Bảng 3.8. Đề nghị một số loại cây xanh được bố trí tại các khu chức năng

STT Công trình Khu chức năng Bố trí cây xanh

1 Công viên Khu văn hóa Cau, bách tán, các loại hoa lâu năm như: phượng, muồng, hoa anh đào, vàng anh, liễu rủ; các loại cây cắt xén như: trúc đào, tai tượng, đinh lăng, huyết dụ, tường vi, ngâu, dứa cảnh … ngoài ra còn có các loại dây leo như tigôn, hoa giấy …Kèm theo các những cây to khỏe, cao thẳng, thân nhỏ và màu sắc đẹp và cũng có thể bố trí một số loại cây ăn trái.

2 Vườn hoa Nên trồng nhiều loại cây khác nhau đảm bảo bốn mùa đều có hoa; khu tạo bóng mát bố trí các loại cây: cau bụi, cau tượng, dứa thẳng, cô tòng, tai tượng, đinh lăng viền trắng, móng bò hoa trắng, trúc đào hoa vàng, hoa đào, tử vi tàu …

3 Vườn dạo Bố trí cây xanh giống vườn

hoa nhưng chủ yếu là thảm cỏ. 4 Đường phố và

quảng trường

Đường phố

Quảng trường

Sấu, cau bụi, hoa sữa, bằng lăng, phượng vàng, me, … Tùng, bách, vạn tuế, cau cảnh, bông giấy, thảm cỏ …

5 Khu công nghiệp Đài loan, tương tư, dẻ, phi lao, đào lá to, sấu, vải, muồng đen, xà cừ….

Cơ sở khoa học để bố trí loại cây xanh tại các khu chức năng: Căn cứ theo TCXDVN 363:2005 – “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế được Bộ xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 01/QĐ-BXD ngày 05/01/2006.

3.4.6. Quy hoạch cây xanh trên một số tuyến đường chính ở thành phố Thái Nguyên.

Căn cứ vào nguyên tắc trồng cây ở đường phố, một số tiêu chuẩn trồng cây vỉa hè, căn cứ vào điều kiện thời tiết, khí hậu tại thành phố Thái Nguyên, hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố, một số tuyến đường chính được quy hoạch lại như sau:

1. Đường Hoàng Văn Thụ.

Đối với đường Hoàng Văn Thụ, là tuyến đường trung tâm thành phố với chiều dài là 1.738m có dải phân cách ở giữa, cần tạo điểm nhấn tại khu vực trung tâm nơi có đài phun nước và đài tưởng niệm bên cạnh.

Hiện nay trên tuyến đường này đã được thiết kế mang tính đối xứng hai bên do vậy quy hoạch lại không nên làm phá vỡ quy hoạch cũ. Tuy nhiên theo thông tư số 20/2005 của Bộ Xây dựng quy định: “Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km. Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường”, do đó phương án là phải thay thế các một số loại cây trồng cho phù hợp:

- Thay thế các loại cây như sữa, keo, đinh trống, lộc vừng, trứng cá, sưa, muồng, dâu da, xoài, sấu bằng 2 loại cây phượng và bằng lăng.

- Thay thế 01 cây phượng bị sâu, sinh trưởng kém có nguy cơ gãy đổ bằng 01 cây phượng mới có cùng độ tuổi tránh gây mất cân xứng.

- Thay thế 05 cây bằng lăng bị gãy cành nhiều và sâu bằng 05 cây bằng lăng mới có cùng độ tuổi.

Hình 3.2. Đường Hoàng Văn Thụ

2. Đường Nguyễn Du, Nha Trang, Hùng Vương.

Trên tuyến đường Nguyễn Du, Nha Trang, Hùng Vương là nơi tập trung của rất nhiều các cơ quan ban ngành của tỉnh và thành phố Thái Nguyên, cần thiết phải đưa tính thẩm mỹ lên trên hết để kết hợp với cảnh quan tại khu vực. Phương án quy hoạch là:

- Đường Nguyễn Du: Thay thế các loại cây bao gồm lộc vừng, dâu da, bàng, xoài, sấu, đinh trống, trứng cá bằng 2 loại cây là cây phượng đỏ và phượng vàng; Thay thế 04 cây phượng vàng bị sâu và nhiều cành gãy bằng 04 cây phượng vàng mới.

Hình 3.3. Đường Nguyễn Du

- Đường Nha Trang: Thay thế các loại cây gồm muồng, lộc vừng, xà cừ, trứng cá, bàng, nhội, sấu bằng 02 loại cây là phượng đỏ và bằng lăng.

- Đường Hùng Vương: Do cây ở tuyến đường này đa số là cây sữa, các loại cây khác chiếm tỷ lệ nhỏ nên phương án tối ưu nhất là thay thế toàn bộ các loại cây như lộc vừng, dâu da, ngọc lan, bàng, xoài…bằng cây sữa.

Hình 3.5. Đường Hùng Vương.

3. Lương Ngọc Quyến.

Với chiều dài 3.004m, đây là tuyến đường có bến xe khách thành phố, chợ, các bệnh viện, các trường đại học và tập trung các siêu thị lớn do đó là khu vực có nhiều người, phương tiện tham gia giao thông, tiếng ồn và khói bụi luôn luôn là những nhân tố có tác động xấu nhiều nhất tới người dân sống gần tuyến đường này. Phương án quy hoạch là:

- Thay thế một số loại cây như sữa, trứng cá, xoài, lộc vừng, vú sữa, dâu da bằng 03 loại cây là đinh trống, bằng lăng và sấu.

- Thay thế 09 cây đinh trống có đường kính >50cm có nhiều cành cây gãy và bị sâu bằng cây đinh trống mới có đường kính không quá 50cm.

Hình 3.5. Đường Lương Ngọc Quyến

4. Phan Đình Phùng.

Với chiều dài là 2.715m, ta có thể bố trí 1-3 loại cây theo từng cung đường hoặc đoạn đường đúng quy định tại thông tư 20/2005 của Bộ xây dựng. Phương án quy hoạch là:

- Thay thế các loại cây mít, xoài, trứng cá, ngọc lan, lộc vừng, sữa…bằng 03 loại cây là bằng lăng, đinh trống và sấu. Các cây mới phải có độ tuổi và chiều cao tương đương các cây cùng chủng loại đã trồng trước đó. Tại đoạn đường (giao đường Phùng Chí Kiên – giao đường Bến Tượng) có thể trồng thay thế các loại cây bằng cây sấu để tạo điểm nhấn riêng.

- Thay thế 11 cây bằng lăng sinh trưởng kém hoặc bị sâu có nguy cơ gãy đổ bằng các cây mới có cùng độ tuổi.

Hình 3.6. Đường Phan Đình Phùng

5. Đường Bắc Kạn và Dương Tự Minh.

Hiện nay trên tuyến đường này có đến gần 20 loại cây xanh đô thị được trồng, rất đa dạng và phong phú, chiếm đa số là cây sao đen với 489 cây, cây sấu là 84 cây, cây trứng cá là 44 cây.

- Thay thế các loại cây như trứng cá, sưa, xoài, lộc vừng, me, muồng, ngọc lan…bằng 03 loại cây là Sao đen, sấu, và bàng.

- Thay thế 02 cây sấu có bị sâu có nguy cơ gãy đổ bằng cây sấu mới có độ tuổi tương đương.

Hình 3.7. Đường Bắc Kạn

6. Đường Bến Tượng.

Thay thế các loại cây như phượng, ban, hoàng yến, sữa, sấu, xà cừ, lộc vừng….bằng 02 loại cây là bằng lăng và bàng. Các cây thay mới phải có độ tuổi và chiều cao tương đương với các cây đã trồng trước đó để đồng bộ hóa trên cả tuyến đường.

7. Đường Bắc Nam.

Đây là tuyến đường có mật độ cây xanh ít nhất, cả tuyến đường dài 1.051m nhưng chỉ có 24 cây xanh đô thị được trồng, cần bổ sung khá nhiều cây. Thay thế các loại cây: mít, sữa, trứng cá bằng 02 loại cây là sấu và bàng. Do cây sấu chiếm đá số trên tuyến đường này nên tận dụng và chỉ cần trồng bổ sung thêm số lượng cây mới.

3.4.7 Bản vẽ quy hoạch cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên đến năm 2030.

3.5. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh thành phố Thái Nguyên đến năm 2030. thành phố Thái Nguyên đến năm 2030.

3.5.1. Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách

Hiện nay việc quản lý cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên do: Công ty CP môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên: quản lý cây xanh công viên, các vườn hoa nhỏ, đảo tròn, các vườn hoa, dải phân cách đường phố, hành lang giao thông chủ yếu ở các phường nội thành.

Phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên: quản lý Nhà nước về rừng đặc dụng, cây trồng phân tán, cây xanh trong các trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, kênh mương thủy lợi và rừng sản xuất ở ngoại thành.

Một số hệ thống cây xanh còn do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở VHTT và du lịch, Sở thể dục thể thao… quản lý.

Qua đó chúng ta thấy rằng việc quản lý Nhà nước về rừng và cây xanh còn do nhiều đơn vị, tổ chức cá nhân khác nhau quản lý. Chính vì vậy khó có thể tạo ra sự thống nhất trong việc phát triển và quản lý cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên. Chưa có một văn bản pháp lý cụ thể nào phân công rỏ ràng quyền hạn và trách nhiệm cũng như yêu cầu phối hợp trong việc quản lý cây xanh đô thị.

Vấn đề này cần sớm được khắc phục. Cần phải giao cho một cơ quan chuyên trách đảm nhận trọng trách công tác quản lý và phát triển cây xanh cho thành phố trong những năm tới.

a. Về cơ chế quản lý

- Cần nhanh chóng phổ biến và đưa thông tư của bộ xây dựng số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị vào thực tiễn.

- Công bố quy hoạch cây xanh đô thị. Triển khai thực hiện theo quy hoạch, thường xuyên giám sát, theo dõi và có sự điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới.

- Song song với việc tuyên truyền bảo vệ rừng, cây xanh đô thị, thành phố cần quy định mức phạt nghiêm khắc đối với những hành vi chặt phá, hủy hoại, săn bắn hoặc gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của hệ động, thực vật. Người vi phạm hoặc (chủ của con vật vi phạm) sẽ bị phạt hành chính và nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật.

b. Về chính sách

- Vốn và tín dụng: Trích ngân sách của thành phố cho việc trồng xây dựng các vườn thực vật, trồng cây phân tán trên các tuyến đường và những nơi công cộng. Ngân sách được chi ra dưới dạng cho vay không lãi và đề ra chỉ tiêu trồng cây xanh. Nếu sau một thời gian nhất định nghiệm thu đạt chỉ tiêu thì xóa nợ đối với đơn vị thực hiện. Đối với công tác trồng rừng thì tận dụng nguồn vốn từ các dự án của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hoặc ngân hàng cho vay dài hạn hoặc trung hạn với lãi suất ưu đãi. Trợ giá hoặc hỗ trợ cung cấp giống và phân bón.

- Thuế: đối với các doanh nghiệp dành đất để phát triển cây xanh thì miễn thuế 100% đối với diện tích đất đó. Khi người dân chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng cây nông nghiệp ngắn ngày không mang lại hiệu quả kinh tế sang trồng rừng phòng hộ thì miễn thuế cho phần đất này.

- Dành đất để phát triển cây xanh: Yêu cầu các đơn vị khi xây dựng mới phải tuân theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng, dành % diện tích đất để phát triển cây xanh. Khi xây dựng mới các tuyến đường giao thông nhất thiết phải quan tâm đến phần đất dành cho phát triển cây xanh.

- Hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật liên quan đến việc nghiên cứu, dẫn nhập giống cây trồng, hoa cảnh từ rừng trong và ngoài tỉnh nhằm đa dạng hóa các chủng loài cây trồng, đa dạng sinh học. Ưu tiên nghiên cứu chọn lọc các giống cây có sẵn tại địa phương có sẵn lợi thế thích nghi cao với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của thành phố.

3.5.2. Giải pháp khoa học kỹ thuật a. Đối với cây xanh đường phố a. Đối với cây xanh đường phố

Cây xanh đường phố ngoài tác dụng cải thiện khí hậu, làm hành lang thông gió nó còn có tác dụng tạo cảnh quan, nâng cao giá trị thẩm mỹ của một đô thị. Chính vì vậy ngoài việc lựa chọn cây trồng phù hợp, các giải pháp kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, quản lý cây trồng cũng rất cần thiết. Các giải pháp khoa học kỹ thuật đề nghị:

* Khi thiết kế cây đường phố tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể sau:

- Đơn giản: Trên một đoạn đường nên trồng thuần một loại cây. Điều này tạo nên nét đặc trưng để khi nhắc đến một con đường người ta nghĩ ngay

đến một loài cây đặc trưng. Việc trồng thuần một loại cây còn tạo nên nét tao nhã, tránh sự hỗn tạp của việc trồng nhiều loại cây khác nhau trên cùng một tuyến đường nó tạo ra cảnh quan không đồng nhất.

- Thay đổi: Trên các tuyến đường khác nhau có thể trồng các loại cây khác nhau nhằm tạo ra nét riêng biệt cho từng tuyến đường. Việc trồng các loại cây khác nhau trên các tuyến đường khác nhau cũng làm tăng đa dạng sinh vật trong hệ thống cây xanh đô thị. Tuy nhiên sự thay đổi cũng cần phải được xem xét một cách thận trọng. Sự thay đổi cần phải hài hòa với cảnh quan chung, tránh sự thay đổi đột ngột, không hài hòa.

- Nhấn mạnh: Trên các tuyến đường việc phát triển hệ thống cây xanh 2 bên vỉa hè cũng như ở giữa dải phân cách là việc làm cần thiết nhằm tạo nền, làm yếu tố hỗ trợ cho cây xanh của đường phố. Còn yếu tố tạo nên nét đặc trưng cho cây xanh đô thị, làm điểm nhấn, tạo sự chú ý của cây xanh đường phố lại là cây xanh tại các giao lộ và tại các công trình kiến trúc nằm dọc 2 bên đường phố hoặc tại đầu mỗi tuyến đường.

Việc dùng cây xanh để tạo hình, tạo biểu tượng trên các tuyến đường đó cũng là một cách tạo điểm nhấn, tạo ấn tượng đối với người nhìn.

- Cân bằng: Yếu tố này được sử dụng khi muốn thể hiện cảnh quan cho một công trình kiến trúc đặc biệt. Như các tuyến đường trong các tuyến đường trong các khu đô thị mới. Để nhấn mạnh sự đồng bộ về kiến trúc cũng như cảnh quan. Cây trồng trên tuyến đường này được trồng đối xứng nhau sao cho hành dạng của một phía tạo ra hình ảnh soi gương phía đối diện.

- Liên tục: Cảnh quan của thành phố cần phải được liên tục, gắn kết với nhau. Yếu tố gắn kết các tuyến phố, các khu vực với nhau chính là dải cây xanh trên các tuyến đường. Chính vì vậy cây xanh đường phố cần được trồng liên tục và đều nhau.

- Cân đối hài hòa: Khi lựa chọn cây trồng cho một tuyến đường chúng ta cần chú ý đến hình dạng của các công trình kiến trúc 2 bên tuyến phố để lựa chọn loại cây trồng phù hợp. Nếu 2 bên tuyến phố là các công trình cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)