Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 (Trang 73)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.5.1.Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách

Hiện nay việc quản lý cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên do: Công ty CP môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên: quản lý cây xanh công viên, các vườn hoa nhỏ, đảo tròn, các vườn hoa, dải phân cách đường phố, hành lang giao thông chủ yếu ở các phường nội thành.

Phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên: quản lý Nhà nước về rừng đặc dụng, cây trồng phân tán, cây xanh trong các trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, kênh mương thủy lợi và rừng sản xuất ở ngoại thành.

Một số hệ thống cây xanh còn do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở VHTT và du lịch, Sở thể dục thể thao… quản lý.

Qua đó chúng ta thấy rằng việc quản lý Nhà nước về rừng và cây xanh còn do nhiều đơn vị, tổ chức cá nhân khác nhau quản lý. Chính vì vậy khó có thể tạo ra sự thống nhất trong việc phát triển và quản lý cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên. Chưa có một văn bản pháp lý cụ thể nào phân công rỏ ràng quyền hạn và trách nhiệm cũng như yêu cầu phối hợp trong việc quản lý cây xanh đô thị.

Vấn đề này cần sớm được khắc phục. Cần phải giao cho một cơ quan chuyên trách đảm nhận trọng trách công tác quản lý và phát triển cây xanh cho thành phố trong những năm tới.

a. Về cơ chế quản lý

- Cần nhanh chóng phổ biến và đưa thông tư của bộ xây dựng số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị vào thực tiễn.

- Công bố quy hoạch cây xanh đô thị. Triển khai thực hiện theo quy hoạch, thường xuyên giám sát, theo dõi và có sự điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới.

- Song song với việc tuyên truyền bảo vệ rừng, cây xanh đô thị, thành phố cần quy định mức phạt nghiêm khắc đối với những hành vi chặt phá, hủy hoại, săn bắn hoặc gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của hệ động, thực vật. Người vi phạm hoặc (chủ của con vật vi phạm) sẽ bị phạt hành chính và nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật.

b. Về chính sách

- Vốn và tín dụng: Trích ngân sách của thành phố cho việc trồng xây dựng các vườn thực vật, trồng cây phân tán trên các tuyến đường và những nơi công cộng. Ngân sách được chi ra dưới dạng cho vay không lãi và đề ra chỉ tiêu trồng cây xanh. Nếu sau một thời gian nhất định nghiệm thu đạt chỉ tiêu thì xóa nợ đối với đơn vị thực hiện. Đối với công tác trồng rừng thì tận dụng nguồn vốn từ các dự án của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hoặc ngân hàng cho vay dài hạn hoặc trung hạn với lãi suất ưu đãi. Trợ giá hoặc hỗ trợ cung cấp giống và phân bón.

- Thuế: đối với các doanh nghiệp dành đất để phát triển cây xanh thì miễn thuế 100% đối với diện tích đất đó. Khi người dân chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng cây nông nghiệp ngắn ngày không mang lại hiệu quả kinh tế sang trồng rừng phòng hộ thì miễn thuế cho phần đất này.

- Dành đất để phát triển cây xanh: Yêu cầu các đơn vị khi xây dựng mới phải tuân theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng, dành % diện tích đất để phát triển cây xanh. Khi xây dựng mới các tuyến đường giao thông nhất thiết phải quan tâm đến phần đất dành cho phát triển cây xanh.

- Hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật liên quan đến việc nghiên cứu, dẫn nhập giống cây trồng, hoa cảnh từ rừng trong và ngoài tỉnh nhằm đa dạng hóa các chủng loài cây trồng, đa dạng sinh học. Ưu tiên nghiên cứu chọn lọc các giống cây có sẵn tại địa phương có sẵn lợi thế thích nghi cao với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của thành phố.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 (Trang 73)