Địa điểm và thời gian tiến hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 (Trang 40)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành: Từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014. 2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP Thái Nguyên

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường. - Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên

- Dự báo nhu cầu cây xanh của thành phố Thái Nguyên đến năm 2030 - Đề xuất các phương án quy hoạch cây xanh thành phố Thái Nguyên đến năm 2030

- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh thành phố Thái Nguyên đến năm 2030

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Thu thập số liệu về tình hình kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường của thành phố Thái Nguyên.

- Thu thập số liệu về hiện trạng cây xanh, mảng xanh của thành phố Thái Nguyên.

- Thu thập tài liệu về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên đến năm 2030.

- Thu thập, tìm hiểu các văn bản pháp luật, quy định và những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan đến công tác quy hoạch cây xanh đô thị.

2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành đi khảo sát, kiểm đếm số lượng cây xanh đô thị trên từng tuyến đường của thành phố nhằm bổ sung số liệu hoặc kiểm tra lại những số liệu mà trong quá trình tổng hợp còn thiếu hoặc chưa hợp lí.

2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu

Trên cơ sở số liệu thu thập được, cùng với các số liệu khảo sát thực tế tiến hành phân tích, tổng hợp, xử lý nguồn số liệu, sau đó chọn lọc các số liệu cần thiết để làm cơ sở dữ liệu cho đề tài.

2.4.4. Phương pháp phân tích hệ thống

Phân tích thành phần, cấu trúc của cây xanh đô thị và các yếu tố tác động đến sự phát triển và tác dụng của nó.

2.4.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia về môi trường, cây xanh đô thị, quy hoạch để đề xuất các phương án, lựa chọn phương án quy hoạch cây xanh phù hợp và đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh đô thị.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường a. Vị trí địa lý a. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 45 km về phía nam. Tọa độ địa lí 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông; thành phố Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía nam theo quốc lộ 3, là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Miền núi phía Bắc; tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế giáo dục của vùng núi phía Bắc; có tuyến đường sắt Hà Nội Thái Nguyên, đường bộ cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên, quốc lộ 3, quốc lộ 37, 1B, 279 - giao thông thuận lợi giữa Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Với vị trí địa lý nói trên đã tạo cho tỉnh Thái Nguyên có lợi thế đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu [17].

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình Thành phố Thái Nguyên khá bằng phẳng. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ) với những đồi gò thoải, bát úp xen kẽ nhau chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 425,55 m2/người, tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây, Tây Nam: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức, Lương Sơn. Phần lớn diện tích có độ dốc dưới 80, phù hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm. Theo điều tra thổ nhưỡng của sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên cơ bản có các loại đất như sau:

Diện tích đất tự nhiên 353.101 ha, chủ yếu là đất đồi núi (85,8% diện tích đất tự nhiên).

Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên; Đất tụ dốc: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% đất tự nhiên;

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24%; Đặc biệt là tỉnh có diện tích đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất lớn (136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích đất tự nhiên). Đây là diện tích đất lớn nhất, phân bố tập trung ở thành phố Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hoá. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ pH đất từ 4,5 - 5,5. Loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 - 25 độ, chất đất rất thích hợp với phát triển nông nghiệp và cũng thuận lợi cho việc đầu tư các khu công nghiệp [16].

c. Đặc điểm thời tiết và khí hậu

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng mưa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 280C và lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh, mưa ít, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ rệt ở độ cao và địa hình, địa thế nên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây là cơ sở cho tỉnh Thái Nguyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh.

Thái Nguyên có 2 con sông lớn chảy qua là Sông Cầu, Sông Công. Sông cầu có lưu vực khoảng 3.480 km2, chiều dài chảy qua Thái Nguyên khoảng 110 km, lượng nước bình quân 2,28 tỷ m3/năm; Sông Công có lưu vực 951 km2, dòng sông đã được ngăn lại thành Hồ Núi Cốc, rộng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy, tưới cho 12.000 ha lúa 2

vụ, cây màu, cây công nghiệp; cả tỉnh có 395 hồ chứa nước lớn, nhỏ phục vụ tưới tiêu và nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản [16].

d. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...

Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.

Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú [16].

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Dân số a. Dân số

Bảng 3.1. Bảng dân số và mật độ dân số năm 2013

TT Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) TỔNG SỐ 186,31 287.910 1.545 Thành thị 70,14 230.090 3.281 1 Tân Long 2,27 6.594 2.910 2 Quan Triều 2,79 7.913 2.835 3 Quang Vinh 3,14 6.521 2.079 4 Đồng Quang 1,50 11.012 7.366 5 Quang Trung 2,01 22.537 11.199 6 Phan Đình Phùng 2,70 18.963 7.016 7 Hoàng Văn Thụ 1,59 17.894 11.234 8 Trưng Vương 1,03 8.268 8.029 9 Túc Duyên 2,90 8.872 3.056 10 Gia Sàng 4,19 11.304 2.698 11 Cam Giá 8,98 10.819 1.205 12 Hương Sơn 3,96 12.315 3.113 13 Phú Xá 4,26 11.569 2.713 14 Trung Thành 3,20 13.073 4.090 15 Tân Thành 2,38 4.865 2.040 16 Tân Lập 4,39 12.020 2.736 17 Tân Thịnh 3,06 14.095 4.610 18 Thịnh Đán 6,46 15.694 2.428 24 Tích Lương 9,33 15.762 1.690 Nông thôn 116,17 57.820 498 19 Quyết Thắng 11,56 8.163 706 20 Phúc Xuân 18,36 5.015 273 21 Phúc Trìu 20,76 5.657 273 22 Tân Cương 14,74 5.326 361 23 Thịnh Đức 16,13 7.929 492 25 Lương Sơn 15,61 7.754 497 26 Phúc Hà 6,49 5.635 869 27 Đồng Bẩm 4,02 5.648 1.404 28 Cao Ngạn 8,5176 6.693 786

Năm 2013 dân số thành phố Thái Nguyên có 290.620 người trên diện tích 186,3km2 với 28 xã, phường, gồm 08 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao cùng sinh sống. Mật độ dân số thành phố tương đối cao, năm 2013 mật độ dân số trung bình là 1.545 người/km2, cao gấp 4,72 lần so với mật độ chung của tỉnh là 327 người/ km2.

Bảng 3.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và thành thị, nông thôn

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn Tổng số

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

I, Dân số (Người) 2009 277.928 136.735 141.193 199.797 78.131 2010 279.689 137.331 142.358 203.386 76.303 2011 283.333 139.118 144.215 226.080 57.253 2012 287.910 141.365 146.545 230.090 57.820 2013 290.620 142.695 147.925 232.254 58.366 II, Tốc độ tăng (%) 2010 100,63 100,44 100,83 101,80 97,66 2011 101,30 101,30 101,30 111,16 75,03 2012 101,62 101,62 101,62 101,77 100,99 2013 100,94 100,94 100,94 100,94 100,94

III, Cơ cấu (%)

2010 100 49,10 50,90 72,72 27,28

2011 100 49,10 50,90 79,79 20,21

2012 100 49,10 50,90 79,92 20,08

2013 100 49,10 50,90 79,92 20,08

b. Tình hình phát triển kinh tế

Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế của một số ngành của TP Thái Nguyên

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

Chỉ tiêu Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2012/2011 2013/2012 BQC Tổng giá trị sản xuất 25.151 100,00 28.360 100,00 35.062 100,00 112,76 123,63 118,07 Nông lâm nghiệp, thủy sản 690 2,74 754 2,66 850 2,42 109,28 112,73 110,99 Công nghiệp - xây dựng 18.205 72,38 20.405 71,95 24.929 71,10 112,08 122,17 117,02 Dịch vụ 6.256 24,87 7.201 25,39 9.283 26,48 115,11 128,91 121,81

(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố thái Nguyên)

Qua bảng 3.3 ta thấy tổng giá trị sản xuất của toàn thành phố tăng đáng kể qua 3 năm cụ thể năm 2011 là 25.151 tỷ đồng trong đó công nghiệp -xây dựng chiếm 72%, dịch vụ chiếm 25%, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 3%. Năm 2012 so với năm 2011 thì tổng giá trị sản xuất tăng 12,76% nhưng về cơ cấu có sự thay đổi ngành nông lâm nghiệp, thủy sản giảm 2,7% tăng ngành dịch vụ 25,4%. Năm 2013 so với năm 2012 tăng 24% trong đó tăng đều của 3 ngành nhưng cơ cấu ngành dịch vụ tăng chiếm 27%. Nhìn chung giai đoạn 2011-2013 tổng giá trị sản xuất bình quân tăng 18,07% trong đó ngành dịch vụ tăng gần 22%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17%, ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tăng gần 11%.

c. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Thành phố Thái Nguyên có một hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và phân bố hợp lý giữa các đường quốc lộ - tỉnh lộ - thành phố lộ và liên phường, liên xã. Toàn thành phố có 487km đường trong đó quốc lộ 30km, tỉnh lộ 15km, đường ô vuông thành phố có 42km, trên 300km đường dân sinh, đã trải nhựa và bê tông được 187km. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Cao Bằng qua trung tâm thành phố là mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn có quốc lộ 1B nối thành phố Thái Nguyên với tỉnh Lạng Sơn. Với sự kết hợp này đã tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Ngoài hệ thống đường bộ, thành phố còn có hệ thống đường sắt đi qua khá thuận lợi.

* Thuỷ lợi

Cho đến nay thành phố có hơn 500 công trình thủy lợi lớn nhỏ, ngoài nguồn nước sông Cầu cung cấp nước tưới cho các vùng phía Đông và phía Nam của thành phố còn có Sông Công cung cấp nước tưới cho các xã ở phía Bắc. Song hệ thống kênh mương nội đồng từ trước không được chú trọng, đặc biệt từ khi giao ruộng cho nông dân, chủ yếu là mương đất, khi sử dụng hệ thống tưới tiêu bơm nước thì lượng nước tiêu hao lớn, giá thành điện lại cao nên dễ xảy ra hiện tượng để ruộng trắng. Điều đó ảnh hưởng đến đời sống, năng suất, chất lượng cây trồng của nông dân.

* Điện, nước

Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm. Nguồn nước cấp cho thành phố là nước ngầm và nước hồ đáp ứng đủ nhu cầu của dân cư trong khu vực. Tại khu vực nông thôn, hai hình thức cấp nước phổ biến là cung cấp nước theo hệ tập

trung tự chảy và nguồn nước ngầm, chất lượng nước chưa đạt nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ngày đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lít/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.

d. Hệ thống giáo dục

Do thành phố Thái Nguyên đóng vai trò là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho cả vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nên Chính phủ đã có nhiều chủ trương phát triển giáo dục đào tạo. Công tác xã hội hóa giáo dục của thành phố đã được quan tâm thường xuyên bằng các hoạt động khuyến học, giáo dục ngoài trường, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở đã từng bước góp phần vào việc xây dựng một xã hội học tập. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và phổ thông ngày càng phát triển, khẳng định vai trò trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Việt Bắc, đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

* Nhận xét:

Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển theo hướng toàn diện CN-TTCN từng bước phát triển nhanh theo hướng hiện đại; nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, hiệu quả, sản xuất hàng hóa được nâng cao;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)