Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ứng dụng những thành tựu của kinh tế tri thức, phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÕ THÀNH TRUNG
TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS VŨ DUY LINH
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trinh nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu , kết luâṇ đươc đưa ra trong luâṇ văn là trung thưc, có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận văn
Võ Thành Trung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Duy Linh đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
Mặc dù đã rất nỗ lực và cố gắng, nhưng luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự thông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn
Một lần nữa xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn chân thành nhất!
Tác giả luận văn
Võ Thành Trung
Trang 5MỤC LỤC
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC CÁC BẢNG 3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 4
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 2 3 4 5 6 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 6
Mục tiêu nghiên cứu 6 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7 Phương pháp nghiên cứu 7 Kết quả của đề tài 8 Kết cấu của đề tài 8
CHƯƠNG 1 10
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG Y TẾ 10
1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin trong y tế 10
1.2 Thực trạng hệ thống thông tin bệnh viện tại một số bệnh viện lớn 11
1.2.1 Bệnh viện Hữu Nghị 12
1.2.2 Bệnh viện Nhi Trung ương 13
1.2.3 Bệnh viện Việt Đức 13
1.2.4 Bệnh viện Bạch Mai 13
1.3 Kết luận 18
CHƯƠNG 2 19
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG 19
2.1 Thực trạng hạ tầng 19
2.1.1 Quy mô Bệnh viện 19
2.1.2 Kết nối mạng nội bộ 19
2.1.3 Kết nối Internet 20
2.1.4 Thiết bị 20
2.2 Hiện trạng các ứng dụng nghiệp vụ 22
2.2.1 2.2.1.1 2.2.1.2 2.2.1.3 2.2.1.4 Phần mềm hệ thống 22
Phần mềm ứng dụng nghiệp vụ 22 Phần mềm Tổ chức cán bộ 22 Phần mềm MediSoft 2003 23 Phần mềm Thanh toán bảo hiểm cho bệnh nhân ngoại trú 24 Phần mềm
Trang 62.2.2 Hiện trạng nhân lực CNTT 27
2.2.2.1 Phòng CNTT 27
2.2.2.2 Bác sĩ, y tá 27 2.2.2.3 Tổ chức nghiệp vụ 27
2.3 Đánh giá hiện trạng 28
2.3.1 2.3.2 2.3.2.1 2.3.2.2 2.3.2.3 2.3.2.4 Ưu điểm 28
Hạn chế 29
Mạng vật lý 29 An toàn, an ninh mạng 30 Các dịch vụ mạng cơ bản 30 Đánh giá hiện trạng các ứng dụng nghiệp vụ 32
2.4 Kết luận 34
CHƯƠNG 3 35
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁM BỆNH 35
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG 35
3.1 Yêu cầu chung 35
3.2 Yêu cầu cụ thể 36 3.3 Công nghệ, tính năng của phần mềm 38
3.3.1 Công nghệ 38
3.3.2 Tính năng phần mềm 40
3.4 Các mô hình đề xuất 42
3.4.1 3.4.2 3.4.3 3.4.4 3.4.5 Tiếp đón bệnh nhân 42
Quản lý bệnh nhân khám bệnh 48 Quản lý hàng đợi bệnh nhân 54 Giải pháp an toàn, bảo mật 56 Giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu 57
3.5 Phân tích hiệu quả phần mềm quản lý khám bệnh đề xuất 58
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 7Bệnh viện Cận lâm sang Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Hệ điều hành Quản lý bệnh viện Tài chính Kế toán Trung ương Mạng LAN ảo (Virtual Local Area Network)
Hệ thống thông tin Maximum Experience Markup Language Rich Internet Application
Virtual Machine Object Oriented Programming Model - View - Controller
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Hạ tầng mạng Bệnh viện Mắt 19
Hình 2.2 Sơ đồ luồng thông tin tại Bệnh viện Mắt . 21 Hình 2.3 Tổ chức nghiệp vụ tại Bệnh viện Mắt. 27
Hình 3.1 Qui trình khám bệnh tại Bệnh viện Mắt. 34 Hình 3.2 Kiến trúc tổng quát theo từng phân hệ 40
Hình 3.3 Kiến trúc lớp ứng dụng 41
Hình 3.4 Mô hình tiếp đón bệnh nhân 42
Hình 3.5 Hình 3.6 Hình 3.7 Hình 3.8 Hình 3.9 Đặc tả thông tin quản lý hành chính bệnh nhân 43
Đặc tả thông tin quản lý đối tượng bệnh nhân 44
Đặc tả thông tin chuyên môn 44
Chức năng quản lý tiếp đón 46
Chức năng báo cáo thống kê 47
Hình 3.10 Mô hình chức năng quản lý khám bệnh 48
Hình 3.11 Chức năng chẩn đoán bệnh 49
Hình 3.12 Chức năng toa thuốc 50
Hình 3.13 Chức năng thanh toán viện phí 50
Hình 3.14 Chức năng danh sách khám 51
Trang 10Hình 3.15 Chức năng khám cận lâm
sàng 52
Hình 3.16 Chức năng hướng xử trí 52
Hình 3.17 Mô hình quản lý hàng đợi bệnh nhân 53
Hình 3.18 Cơ chế vận hành backup dữ liệu 56
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ứng dụng
những thành tựu của kinh tế tri thức, phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước, chỉ đạo các hoạt động kinh tế vĩ mô, cũng như vi mô đòi hỏi các cấp quản lý phải có một hệ thống đảm bảo thông tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, kịp thời để có những quyết định thích hợp nhằm đạt được mục tiêu, hiệu quả trong quản lý Nhà nước và các hoạt động kinh tế, dịch vụ Một trong những trọng tâm của công cuộc cải cách hệ thống quản lý nhà nước đó là cải cách hệ thống quản lý hành chính
Để thực hiện được các mục tiên trên, việc đưa CNTT vào hệ thống quản
lý Bệnh viện Mắt trung ương là một trong những biện pháp tích cực và là điều kiệntiên quyết để giải quyết, khắc phục những bức xúc về nhu cầu đảm bảo thông tin, quản lý điều hành, đôn đốc kiểm tra các hoạt động của chuyên ngành Mắt Trong đó việc đầu tư, xây dựng phần mềm quản lý khám bệnh là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đề ra để cụ thể hóa mục tiêu này
2 Mục tiêu nghiên cứu
a Mục tiêu chung:
- Xây dựng phần mềm quản lý khám bệnh hiện đại thống nhất chung toàn
bệnh viện
b Mục tiêu cụ thể:
- Đầu tư, xây dựng phần mềm quản lý khám bệnh sử dụng nền tảng nguồn
mở, cụ thể là Framework AppFuse và ngôn ngữ lập trình Java giúp thực hiện việc module hóa các chức năng dễ dàng hơn
- Hệ thống cần được thiết kế sao cho khả năng truy vấn, quản lý dữ liệu bệnh nhân có hiệu quả Thực tế là ở Việt Nam, các bệnh viện lớn thường bị quá tải
do trong một ngày có quá nhiều bệnh nhân đến thực hiện các
Trang 12dịch vụ khám, chữa bệnh Như vậy, trong một ngày, lượng dữ liệu phát
sinh trong cơ sở dữ liệu là rất lớn
- Một vấn đề cần lưu tâm đó là đối tượng sử dụng hệ thống là khá đa dạng, bao gồm nhiều loại đối tượng với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau Ngoài ra,việc tồn tại những đối tượng khác nhau, và cách thức quản lý khác nhau, dẫn đến cần phải có một thiết kế hệ thống có tính linh hoạt cao, đáp ứng được các yêu cầu từ thực tế thực hiện
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp quy liên quan đến việc xây
dựng và phát triển Hệ thống thông tin y tế do Bộ Y tế quy định; các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước Các quy định, quy trình khám, chữa bệnh, các luồng nghiệp vụ do Bệnh viện Mắt Trung ương ban hành
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu để áp dụng cho xây dựng
và phát triển mô hình Hệ thống thông tin bệnh viện hoàn chỉnh được áp dụng cho Bệnh viện Mắt Trung ương
4 Phương pháp nghiên cứu
Để có thể phân tích khách quan và khoa học, đưa ra được những quy trình hợp lý và đúng đắn, các phương pháp được sử dụng:
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến các quy định
về việc phát triển Hệ thống thông tin bệnh viện của Bộ Y tế, Bệnh viện Mắt Trung ương; Có thể thấy rằng, nghiên cứu tài liệu thể hiện được đầy đủ và cho một cái nhìn chính xác nhất về hiện trạng Hệ thống thông tin bệnh viện tại một
số cơ sở khám chữa bệnh tuyến Trung ương của ngành y tế và đề xuất mô hìnhtriển khai cho Bệnh viện Mắt Trung ương
- So sánh, rút kinh nghiệm từ các mô hình hệ thống thông tin bệnh viện
đã triển khai tại một số cơ sở khám chữa bệnh tuyến Trung ương (hạng 1 và đặc biệt) để có bài học đúng đắn trong triển khai mô hình Hệ thống
Trang 13thông tin bệnh viện tại Bệnh viện Mắt Trung ương: để học hỏi kinh
nghiệm và rút ra bài học
Phân tích và tổng hợp: từ những tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích
và tổng hợp các nguồn thông tin đó để đánh giá hiệu quả và đưa ra được mô hình hệ thống thông tin bệnh viện phù hợp để đề xuất áp dụng cho bệnh viện Mắt Trung ương
5 Kết quả của đề tài
- Kết quả của đề tài "Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản
lý Bệnh viện Mắt Trung ương" là việc đề xuất một mô hình phần mềm
quản lý phòng khám điện tử hiện đại có thể áp dụng chung cho toàn bệnh viện, đồng thời có tính mở và tính module hóa cao cho phép bệnh viện chủ động nâng cấp, bổ sung, tùy biến ứng dụng
- Với mô hình hệ thống được đề xuất, khi triển khai thành công sẽ giúp Ban Giám đốc điều hành, quản lý bệnh viện một cách sâu sát và hiệu quả nhất mọi hoạt động khám bệnh của bệnh viện, giúp các bác sỹ trong công tác lâm sàng - trợ giúp chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như trong nghiên cứu khoa học, giúp bệnh nhân thuận tiện trong việc sử dụng các dịch vụ mà bệnh viện cung cấp - giảm thiểu các thủ tục hành chính, công khai hoá mọi chi phí khám chữa bệnh, nhận được các tư vấn cần thiết một cách tự động ngay trên hệ thống thông tin., đem lại một phong cách làm việc mới và hiện đại cho Bệnh viện, nâng cao năng lực và uy tín của Bệnh viện Mắt Trung ương Qua đó thể hiệnrõ vai trò đầu ngành trong toàn quốc của Bệnh viện Mắt Trung ương
6 Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 6 phần (chương) chính trong đó:
- Phần mở đầu: Giới thiệu cơ sở thực tiễn nghiên cứu và xây dựng đề tài
- Chương I: Tổng quan về hệ thống thông tin trong y tế
- Chương II: Phân tích hiện trạng Bệnh viện Mắt Trung ương
Trang 14- Chương III Đề xuất mô hình phần
mềm khám bệnh tại Bệnh viện Mắt
TƯ
- Phần kết luận: Kết luận tổng thể về đề tài
Trang 15CHƯƠNG
1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG Y TẾ
1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin trong y tế
Hệ thống thông tin y tế là một bộ phận của hệ thống thông tin Quốc gia và
là một trong 6 trụ cột của ngành y tế với chức năng chính là thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích, phiên giải, chuyển tải và phổ biến thông tin Hệ thống thông tin Y tế không chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động của lĩnh vực y tế mà còn cung cấp các thông tin liên quan đến sức khỏe của con người Chính vì vậy sản phẩm của
Hệ thống đóng một vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành, xây dựng kế hoạch và hoạch định chính sách của ngành[4]
Hình 1.1 Hệ thống thông tin bệnh viện
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành, Hệ thống thông tin y tế đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích đáng kể Thông tin từ hệ
Trang 16đánh giá, xây dựng kế hoạch và hoạch định chính sách chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân Nội dung hệ thống chỉ tiêu, phương pháp thu thập và xử lý đang từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn Quốc tế
Tuy nhiên, trước nhu cầu thông tin y tế phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trong tình hình mới và hội nhập với các nước trong khu vực và Thế giới, hệ thống thông tin Y tế còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế và bất cập Quá trình đổi mới công tác thông tin y tế còn chậm, chưa tương xứng với đổi mới và phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước và cũng như của Ngành Hoạt động của hệ thống và các tiểu
hệ thống còn mạnh mún, thiếu đồng bộ và thống nhất Việc ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại trong các khâu từ thu thập, lưu trữ, xử lý, tổng hợp, phân tíchđến việc phổ biến, lưu trữ thông tin chưa được đẩy mạnh Sự phối hợp và chia sẻthông tin giữa Hệ thống thông tin Y tế tổng hợp với các tiểu hệ thống và giữa hệ thống thông tin Y tế với hệ thống thông tin của các Bộ/Ngành chưa thực sự chặt chẽ Mạng lưới Y tế tư nhân đang phát triển khá nhanh, song việc thu thập thông tin về hoạt động của cơ sở này vẫn chưa được thực hiện nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng số liệu [8] Những hạn chế bất cập trên không thể giải quyết trong thời hạn ngắn mà đòi hỏi phải có lộ trình phát triển Hệ thống thông thông tin y tế Chính
vì vậy, việc phát triển Hệ thống thông tin y tế Việt Nam hết sức cần thiết nhằm xây dựng hệ thống thống tin y tế Việt Nam đồng bộ, thống nhất theo hướng tin học hóa, đáp ứng được nhu cầu thông tin của quốc gia và quốc tế Góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội; Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm
2030
1.2 Thực trạng hệ thống thông tin bệnh viện tại một số bệnh viện lớn
Bộ Y tế đang trong hoàn cảnh khó khăn để thúc đẩy hệ thống thông tin y
tế kể từ khi Bộ Y tế chú trọng vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở y tế và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên y tế Vì vậy, dịch vụ của hệ thống thông tin y tế đang ở cấp độ rất thấp và hầu hết các bệnh viện đa khoa lớn không đủ khả năng cung cấp các dịch vụ thông tin y tế tương xứng với tầm quy mô của bệnh viện
Trang 171 2.1 Bệnh viện Hữu Nghị
Bệnh viện Hữu nghị được thành lập năm 1958, tiền thân là bệnh viện Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô Bệnh viện Hữu Nghị là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế và được giao nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước, phục vụ chăm sóc sức khỏe cho các đại biểu về dự họp qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, họp Quốc hội, Đại hội các tổ chức đoàn thể quầnchúng, phục vụ bảo vệ sức khỏe cho các đoàn khách cấp cao nước ngoài sang thăm và các hội nghị quốc tế lớn diễn ra tại Việt Nam
Hàng năm, bệnh viện có khoảng 10.000 - 13.000 lượt cán bộ vào nằm
viện và 200.000 lượt cán bộ tới khám chữa bệnh ngoại trú; Số xét nghiệm sinh hóa 650.000 xét nghiệm; Số xét nghiệm huyết học 62.500 xét nghiệm Công suất sử dụng giường bệnh hàng năm đạt 87,8% Hiện nay, bệnh viện có 550 giường bệnh, chỉ tiêu
là 410 giường [1]
Để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế giao cho, bệnh viện phấn đấu xây dựng bệnh viện đa khoa hiện đại hoàn chỉnh với quy mô 600giường bệnh, có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngang tầm với các nước trong khu vực để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho cán bộtrung cao cấp của Đảng, Nhà nước
Việc ứng dụng CNTT ở bệnh viện đã được quan tâm và triển khai từ năm
2003 và có một số thành tựu như có hệ thống mạng LAN, thuê đường truyền Internet, thử nghiệm mô-đun tiếp đón bệnh nhân, nâng cao nhận thức và trình độ của cán bộ, viên chức trong một số kỹ năng tin học, Tuy nhiên, việc ứng dụng còn chưađồng bộ, chưa thực sự tạo ra được một hệ thống thông tin bệnh viện thống nhất
và tích hợp, chưa đảm bảo được các vấn đề liên quan tới an ninh và bảo mật mạng,chưa hướng tới được trong việc tạo dựng cơ sở dữ liệu cần thiết cho bệnh viện và có thể kết nối được trong vùng và với ngành y tế,
Trang 181.2.2 Bệnh viện Nhi Trung ƣơng
Là bệnh viện chuyên khoa được thành lập vào năm 1969, phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe dành riêng cho trẻ em và trẻ sơ sinh Bệnh viện thực hiện khoảng 12,000 ca phẫu thuật hàng năm [1]
Bệnh viện đang sử dụng phần mềm MEDISOFT được xây dựng và phát triển bởi sự hợp tác của công ty trong nước và nước ngoài và có được sự kết nối giữa phòng xét nghiệm và X-quang Hệ thống PACS chỉ có những chức năng cơ bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu Hệ thống thông tin bệnh viện cần cải thiện độ bảo mật và an toàn Trong trường hợp cần chỉnh sửa phần mềm, các nhân viên IT trong bệnh viện vẫn cần sự trợ giúp của các nhà cung cấp phần mềm Hiện tại đốivới Hệ thống thông tin của bệnh viện hoạt động chưa hiệu quả và chưa đáp ứng với quy mô bệnh viện
Hiện tại, dự án y tế từ xa (telemedicine) đang được triển khai ở bệnh viện dựa trên hệ thống EMR
1.2.3 Bệnh viện Việt Đức
Là bệnh viện tuyến TW, có khoảng 28 các phòng khoa cho cấp cứu và bệnh nhân nội trú [1] Hệ thống thông tin thực sự rất cần thiết cho mỗi bộ phận trong bệnh viện Hệ thống thông tin hiện tại chỉ được sử dụng cho việc thu thập chiphí khám chữa bệnh và chưa có hệ thống thông tin cho việc quản lý nguồn nhân lực
và mua sắm trong bệnh viện.Mong chờ hệ thống thông tin như EMR và hệ thống thông tin cấp cứu Hệ thống thông tin đang từng bước được hoàn thiện và bước đầu tiên là phải hoàn thiện hệ thống tài chính trước, bước tiếp theo là xây dựng EMR Hiện tại hệ thống thông tin bệnh viện không thể trao đổi chia sẻ thông tin giữa các bệnh viện
1.2.4 Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối cùng của Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế có 1,900 giường Bệnh viện có 23 khu vực điều trị, với 2,700 ~
Trang 192,900 bệnh nhân nội trú và khoảng 2,800 ~3,000 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày
[1]
Tổ chức và nguồn nhân lực CNTT: Ban ứng dụng CNTT đã được thành lập nhằm quản lý việc ứng dụng CNTT trong bệnh viện Phòng Nghiên cứu khoahọc và CNTT cũng được thành lập vào tháng 1 năm 2010 theo Quyết định số
894/QĐ-BM của Bệnh viện Bạch Mai Chức năng chính của phòng là phát triển vàđẩy mạnh ứng dụng ICT cho toàn bệnh viện Phòng có 6 kỹ sư và cử nhân về IT Tất cả mọi nhân viên đều có kinh nghiệm trong việc phát triển và triển khai hệ thống Nhiệm vụ của các nhân viên là quản lý hệ thống mạng hiện tại và triển khai các phần mềm quản lý bệnh viện Chức năng của phòng là quản lý phát triển khoa học, công nghệ và ứng dụng ICT trong bệnh viện Ở Bệnh viện Bạch Mai, 100%nhân viên đều sử dụng ICT thành thạo nhằm đáp ứng công việc hàng ngày Đầu tư: Hàng năm, bệnh viện Bạch Mai tiêu tốn 500 triệu - 1 tỷ VNĐ [3] cho hạ tầng
cơ sở và phần mềm ứng dụng Nguồn kinh phí trên được trích ra một phần cho các hoạt động bảo trì và bảo dưỡng
Hệ thông tin bệnh viện:
Khoảng 10 năm trở lại gần đây hệ thống IT được ứng dụng mạnh mẽ vào trong bệnh viện Cho đến gần đây hệ thống IT đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong bệnh viện Mạng máy tính của bệnh viện hiện nay đã được xây dựng bằng cáp quang cho mạng LAN với tốc độ lên đến 1.0 Gbps Bệnh viện hiệnnay đang sử dụng 17 phần mềm khác nhau với 800 PCs nhưng chúng chưa được kết nối và chia sẻ thông tin
Kết quả xét nghiệm được chia sẻ rất tốt với các khoa và phòng ban khác,
nhưng kết quả xét nghiệm này cũng vẫn chưa tích hợp được với toa thuốc vì thếnó cũng không tận dụng được tối đa
Hệ thống mini PACs sẽ được đưa vào sử dụng, nhưng bệnh viện vẫn chưa có một kế hoạch cụ thể nào
Trang 20 Máy chủ: 30 servers - Những máy chủnày có cấu hình và các đặc tính kỹ
thuật nhằm ứng dụng các phần mềm khác nhau Tuy nhiên, bệnh viện vẫn chưa có máy chủ trung tâm
Bệnh viện có khoảng 800 máy trạm Máy in khoảng 445 cái Mạng LAN
được thiết lập ở các phòng, khoa khác nhau: phòng kế hoạch, nhà thuốc, phòng kiểm tra và xét nghiệm, phòng cấp cứu, phòng vi sinh, phòng kế toán và tài chính Mạng Internet đã được kết nối với tòa nhà P và Văn phòng của các lãnh đạo bệnh viện Hệ thống E-medicine (y tế điện tử - Video Conference) để trao đổi thông tin lâm sàng với trung tâm y tế nội địa và nước ngoài tại phòng Kế hoạch, tầng
2, tòa nhà P Mạng Intranet có backbone (với 5600m cáp kết nối các tòa nhà trong bệnh viện) [3]
Cơ sở dữ liệu và phần mềm
Bệnh viện sử dụng cơ sở dữ liệu: ORACLE và SQL Hiện tại, bệnh viện đang sử dụng 17 phần mềm khác nhau, các phần mềm này được cung cấp từ 7 nhà cung cấp khác nhau Một số phần mềm nhỏ trong những phần mềm trên được sử dụng trong các đơn vị khác nhau phục vụ nghiên cứu và quản lý dữ liệu đặc biệt chẳng hạn như thông tin dược (thuốc), Những phần mềm phục vụ
cho công tác quản lý trong bệnh viện được liệt kê trong bảng sau:
Các phần mềm được sử dụng trong bệnh viện [2]
Cục khám chữa bệnh - Bộ Y tế
Công ty đầu tư và ứng dụng công nghệ AIT
Trang 21Phần mềm Quản lý Khoa ORACLE
3 Khám bệnh (giai đoan 2002-
Trang 22Phần mềm Ghép nối máy Huyết học Labconn
Công ty phát triển điện toán y khoa Hoàng Trung
Công ty TNHH Phần mềm Lập &
Bảo
Công ty TNHH Phần mềm Lập &
cung cấp một phần mềm hoàn chỉnh cho việc quản lý bệnh viện, vì thế:
Tất cả các phần mềm hiện tại có trong bệnh viện không thể kết nối và chia sẻ thông tin cho nhau Thêm vào đó, bệnh viện cũng chưa có quy trình quản lý mã cho toàn bệnh viện Bệnh viện cũng chưa có hệ thống EMR cho nên thông tin bệnh nhân cũng chưa được quản lý
Bệnh viện vẫn chưa có trung tâm tích hợp dữ liệu cho toàn bệnh viện:
Trang 23 Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra trong cácđơn vị, các khoa khác nhau,
việc khôi phục lại dữ liệu sẽ gặp nhiều khó khăn, và vấn đề an toàn dữ liệu cũng chưa được quan tâm đúng mức Chuẩn y tế vẫn chưa được ứng dụng trong các phần mềm khác nhau Bệnh viện cũng vẫn chưa có một kế
hoạch hay hướng dẫn cụ thể nào cho việc phát triển hệ thống tương lai
Bệnh viện hiện cũng vẫn chưa có phần mềm quản lý thông tin bệnh nhân trong hầu hết các phòng ban cho bệnh nhân nội trú
1.3 Kết luận
Theo số liệu đã được trình bày ở bảng trên, hầu hết các bệnh viện đa khoa lớn (hạng 1 và đặc biệt) chỉ có được hệ thống thông tin y tế cơ bản như đăng ký bệnh nhân, thu thập dữ liệu, Ngay cả ở Bệnh viện Nhi Trung ương, Bạch Mai, hệ thống thông tin y tế cũng chưa được hoàn chỉnh, nhìn chung đã có được hạ tầng hệthống thông tin bệnh viện (HIS) nhưng HIS vẫn chưa tích hợp được hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ của bệnh viện
Thực trạng chung hiện nay là sự phát triển và ứng dụng tin học trong các bệnh viện của nước ta vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung trên thế giới và trongkhu vực [9] Việc ứng dụng tin học tại các đơn vị, cơ sở trong ngành y tế nói chung vẫn mang tính tự phát, manh mún, chưa có tính hệ thống, tính đồng bộ, đặc biệt là trongkhối đơn vị bệnh viện Số lượng các đơn vị bệnh viện ứng dụng tin học thành công trong công tác quản lý và khám chữa bệnh là rất ít, thường chỉ tập trung ở một số bệnh viện lớn hoặc bệnh viện tư nhân Bên cạnh đó, do sự phát triển thiếu đồng bộ
và thiếu sự quan tâm đến các tiêu chuẩn, nên hệ thống phần mềm của các bệnh viện vẫn chưa thể kết nối và chia sẻ dữ liệu/thông tin được với nhau Do đó, rất cần thiết xây dựng và định hướng vấn đề chuẩn hóa thông tin dữ liệu và qui trình đồng
bộ trong các loại bệnh án và công tác quản lý và khám chữa bệnh
Trang 24CHƯƠNG
2
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG
2.1 Thực trạng hạ tầng
2.1.1 Quy mô Bệnh viện
Bệnh viện Mắt hiện có 6 toà nhà với 300 giường bệnh
- Nhà A - 3 tầng, gồm các phòng hành chính
- Nhà B - 5 tầng, gồm các phòng khám và phòng điều trị nội trú
- Nhà C1 - 7 tầng, gồm các phòng chuyên môn
- Nhà C2 - 7 tầng, gồm các phòng chuyên môn
- Nhà E - 2 tầng
- Khoa G tại 27 Bùi Thị Xuân (27BTX)
Các máy chủ hiện đang đặt tại phòng CNTT, tầng 4 nhà C1 phòng C406
Thời gian tới Bệnh viện Mắt TƯ sẽ xây dựng thêm 1 tòa nhà 12 tầng tại 85 Bà Triệu thay cho khu nhà E hiện tại
Trong tương lai, Bệnh viện Mắt sẽ xây dựng thêm cơ sở 2
Trang 26- 1 máy PC làm backup, Windows 2003 server: tự động sao lưu dữ liệu phần mềm Medisoft và QLBV
• Các máy trạm làm việc
Toàn bộ Bệnh viện Mắt có khoảng 111 máy trạm cài HĐH Windows XP chưa có bản quyền:
- Đa số là máy Pentium IV, 256MB RAM
- Một số ít (khoảng 5%) là máy Pentium III, 128MB RAM
Các máy trạm được đặt tên theo qui luật thống nhất như sau:
Bảng 2.1: Quy luật đặt tên các máy trạm
• Máy in
Tổng cộng có khoảng 30 máy in
• Bộ lưu điện (UPS)
Hiện đã trang bị 3 UPS trong trung tâm mạng
- Dùng cho server: 1x UPS 3KVA và 1x UPS 1,5KVA
- Dùng cho quản trị mạng: 1x UPS 1,5KVA
• Các thiết bị khác
- Đã có hệ thống điện ưu tiên cho các thiết bị mạng (nối vào 2 máy nổ tự động chạy khi mất điện)
Trang 27- Chưa có hệ thống chống sét hoàn thiện, hiện chỉ có hệ thống chống sét cho phòng máy chủ và Switch Layer 3
- Có phòng riêng và rack để bắt các thiết bị mạng
Trang 28H iện trạng
- Chạy trên Oracle 7
- Cài trên 3 máy desktop (không nối ra mạng toàn bệnh viện ), trong đó có 1 máy cài database, 1 máy cài ứng dụng và 1 máy trạm khai thác
- Lưu thông tin cá nhân của bệnh nhân và thông tin bệnh án
- Phòng kế hoạch tổng hợp sử dụng để báo cáo thống kê gửi Bộ Y tế
- Trong phạm vi bệnh viện khai thác thông tin bệnh án
- Có các loại báo cáo: tháng, quý, 6 tháng, 1 năm
Hiện trạng
- Bệnh viện sử dụng phần mềm để quản lý bệnh nhân khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú, bệnh nhân khoa Bán Công, bệnh nhân điều trị ngoại trú tại các khoa lâm sàng
- Cài trên 1 server (đã có server backup)
- Viết bằng C#, dùng CSDL Oracle
- Truy cập được trên mạng toàn bệnh viện
- Chỉ dùng được chức năng cấp phát mã bệnh nhân, lưu các thông tin hành chính (thông tin cá nhân của bệnh nhân, bệnh mắc phải và thông tin về phẫu thuật)
Trang 29- Chưa có chức năng: quản lý phòng khám, quản lý dược, cận lâm sàng, viện phí, quản lý phòng mổ, vật tư tiêu hao
- Báo cáo được kết xuất dưới 2 dạng:
o Dạng điện tử: Tự động kết xuất, mã hóa (chỉ bộ Y tế mới đọc được)
và gửi bộ Y tế qua email
o Dạng giấy (hardcopy): Để lấy xác nhận của ban giám đốc và gửi tới
Bộ Y tế sau
- Cho phép export dữ liệu dưới dạng file excel
- Có khả năng tự động phát hiện bệnh nhân đến khám lại (dựa trên so sánh
trùng lặp thông tin cá nhân )
- Các thông tin bệnh nhân và bệnh án có thể được nhập vào hệ thống nhiều ngày sau quá trình khám mà không nhất thiết phải cập nhật thông tin ngay tại thời điểm bệnh nhân nhập viện
- Phần mềm cho phép quản lý account nhưng hiện đang dùng chung 1 account cho toàn viện
- Phần mềm đóng, các chức năng bị hạn chế, không cho phép tùy biến theo nhu cầu của Bệnh viện Mắt
- Quản lý dữ liệu để cung cấp cho bảo hiểm
- Phòng thanh toán viện phí sử dụng
Trang 30- BHYT tự thu thập dữ liệu
- Quản lý bệnh nhân nội trú:
o cấp mã (có thể nhập tay mã từ MediSoft nếu bệnh nhân chuyển từ điều trị ngoại trú sang điều trị nội trú) o
quản lý cấp phát thuốc cho bệnh nhân
o quản lý kết quả sinh hóa, xét nghiệm (nhập tay kết quả sinh hóa, xét nghiệm vào hệ thống)
o quản lý duyệt mổ
o quản lý phòng mổ (thuốc, vật tư, thiết bị)
o thanh toán viện phí
- Được sử dụng bởi các khoa lâm sàng và các phòng ban sau
o 5 khoa lâm sàng
o phòng mổ
o phòng tài chính kế toán
o phòng kế hoạch tổng hợp
Trang 31H iện trạng
- Ứng dụng 2 lớp, viết bằng FoxPro9 for Win
- Cài trên 1 server (chung với MediSoft), backup manual (copy file dữ liệu)
- Có kết nối mạng LAN toàn Bệnh viện Mắt
- Dữ liệu được lưu liên tục, mà không được cắt bớt theo từng năm để giảm kích thước, tăng tốc độ truy xuất
- Các chức năng, dự trù thuốc và cấp phát thuốc không được làm tự động trên hệ thống mà phải qua giấy tờ
- Khi bệnh nhân đông, khai thác dữ liệu bị chậm hoặc treo
- Server mới bị lỗi, đã chuyển sang server khác (do một số dịch vụ của Windows 2003 không hoạt động)
Mức độ sử dụng
- Bệnh nhân nội trú: Nhập viện khoảng 80 người/ ngày
- Số máy truy cập: khoảng 20 máy hoạt động, cập nhật dữ liệu liên tục tại các khoa lâm sàng, phòng mổ, tài chính kế toán, kế hoạch tổng hợp
Trang 32H iện trạng
- Cài trên 6 máy tính và sử dụng độc lập, không kết nối vào mạng LAN của bệnh viện
- Do ứng dụng không kết nối vào mạng toàn Bệnh viện, Ban Giám đốc không có khả năng kiểm soát tình hình tài chính và truy cập trực tuyến các báo cáo kế toán liên quan
Nguồn gốc
- Phần mềm quản lý tài sản cố định do Bộ Y tế cho miễn phí
- Phần mềm tính toán tổng hợp mua của Bộ Tài chính (đã sử dụng 10 năm)
2.2.2.Hiện trạng nhân lực CNTT
2.2.2.1 Phòng CNTT
Các cán bộ ban CNTT hầu hết đều đã được đào tạo về CNTT Trong đó, đào tạo chuyên sâu về CNTT hiện tại có 07 người (01 người trình độ thạc sĩ, 05 người trình độ đại học, 01 người trình độ cao đẳng)
2.2.2.2 Bác sĩ, y tá
Toàn bộ đội ngũ bác sĩ, y tá viện Mắt đã được đào tạo tin học văn phòng cơ bản
(khoá đào tạo khoảng 2 tuần) Tuy nhiên, chỉ có một bộ phận các cán bộ là có thói quen làm việc với máy tính
2.2.2.3 Tổ chức nghiệp vụ
Trang 33Hình 2.3 - Tổ chức nghiệp vụ tại Bệnh viện Mắt
2.3 Đánh giá hiện trạng
2.3.1.Ƣu điểm
Bệnh viện Mắt đã được trang bị toàn bộ hạ tầng mạng và một phần các ứng dụng nghiệp vụ làm tiền đề để nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin của bệnh viện trong giai đoạn tiếp sau
Điểm thành công nhất là đã trang bị tương đối hoàn thiện hạ tầng mạng vật lý kết nối toàn bộ Bệnh
Bệnh viện cũng đã triển khai thành công phần mềm quản lý bệnh viện (QLBV) quản lý, cấp mã, cấp phát thuốc, duyệt mổ và thanh toán viện phí cho bệnh nhân nội trú Phần mềm QLBV hỗ trợ hoạt động của toàn bệnh viện, hiện đang được sử dụng ở tất cả 5 khoa lâm sàng, phòng mổ, phòng tài chính kế toán và phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện
Trên cở sở các ưu điểm đã có, trong tương lai Bệnh viện cần hoàn thiện, nâng
cao hiệu năng hạ tầng mạng vật lý; triển khai đồng bộ, toàn diện ứng dụng phần
Trang 34mềm phục vụ quản lý tất cả các lĩnh vực chuyên môn, các phòng chức năng của
- Thiết kế mạng trục (backbone) hiện tại theo mô hình hình sao: mỗi switch layer 2 kết nối tới switch layer 3 trung tâm qua một tuyến cáp duy nhất nên
độ tin cậy và sẵn sàng cao là hạn chế Trong trường hợp một tuyến cáp bị đứt sẽ gây gián đoạn kết nối mạng của toàn bộ khu vực mạng sử dụng tuyến cáp đó Do vậy, cần bổ sung kết nối dự phòng hoặc xem xét mô hình ring (kết nối vòng) để tăng độ tin cậy và sẵn sàng cao
- Mạng không dây (wireless) tạo thuận tiện cho người sử dụng được tăng tính cơ động hơn trong quá trình khai thác mạng và các ứng dụng Hiện tại, mạng Bệnh viện Mắt chưa trang bị hệ thống wireless để phục vụ kết nối diđộng
Kiến trúc mạng Bệnh viện Mắt là một mạng đồng cấp, toàn bộ mạng được cấu hình trên cùng một mạng vật lý chung không phân chia VLAN hay subnet (mạng con) Tuy có một switch layer 3 trung tâm nhưng hiện tại, chỉ sử dụng các tính năng layer 2 thông thường Thiết kế mạng đồng cấp như vậy có các hạn chế
sau:
- Về hiệu năng - giảm hiệu năng hoạt động của mạng do có quá nhiều máy
cùng kết nối một mạng vật lý, dễ làm lan truyền các lỗi mạng (lỗi vật lý,
virus ) ra toàn mạng
- Về vận hành - khó khăn trong vận hành và khắc phục lỗi do không giới hạn
được phạm vi và không định vị được lỗi