DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTTIẾNG VIỆT: Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BCTC Ứng dụng hỗ trợ báo cáo tài chính CCT Chi cục thuế CNTT Công nghệ thông tin CQT Cơ quan thuế CSDL Cơ sở dữ liệu DNNN D
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyen Quoc Oanh
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Vũ Xuân Quyết
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nôngthôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tìnhgiảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Quốc Oánh, thầy làngười trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thànhluận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã tạo mọi điềukiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trìnhnghiên cứu luận văn này
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những ngườithân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập,nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Vũ Xuân Quyết
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn
ii Mục lục
iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng viii Danh mục hình và sơ đồ x Trích yếu luận án xi Thesis abstract xii Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.5 Đóng góp mới của luận văn 3
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý 4
2.1.2 Thuế và quản lý thuế 8
2.1.3 Ứng dụng CNTT trong quản lý thuế 14
2.2 Cơ sở thực tiễn 20
2.2.1 Thực tiễn ứng dụng CNTT ở một số quốc gia khác trên thế giới
20 2.2.2 Thực tiễn ứng dụng CNTT ở Việt Nam 25
2.3 Bài học rút ra cho công việc tăng cường ứng dụng cntt trong quản lý thuế tại cục thuế tỉnh bắc ninh 28
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 29
Trang 53.1.1 Sơ lược về tổ chức của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 29
3.1.2 Tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh quản lý 35
3.1.3 Công tác quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 42
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin - số liệu 42
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin và số liệu 44
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu và thông tin 44
3.3 HỆ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng Ứng dụng CNTT 45
3.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về trang thiết bị CNTT 45
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về triển khai, đào tạo, hỗ trợ, nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin 45
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá về chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin 45
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 46
4.1 Thực trạng Ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại cục thuế tỉnh bắc Ninh 46
4.1.1 Thực trạng về nhân lực 46
4.1.2 Trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật 47
4.1.3 Triển khai các phần mềm ứng dụng trong quản lý thuế 51
4.1.4 Triển khai ứng dụng hệ thống thư điện tử, trang thông tin điện tử, dịch vụ điện tử phục vụ NNT 65
4.1.5 Triển khai hệ thống lưu trữ, an toàn bảo mật 67
4.2 Đánh giá tác động của việc ứng dụng CNTT đến hiệu quả công tác quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 70
4.3 Những hạn chế trong đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 74
4.4 Yếu tố Ảnh hưởng đến Ứng dụng CNTT trong QUẢN LÝ THUẾ tại cục thuế tỉnh bắc Ninh 76
4.4.1 Yếu tố chủ quan 76
4.4.2 Yếu tố khách quan 80
4.5 Giải pháp tăng cường Ứng dụng CNTT tại cục thuế tỉnh bắc Ninh 81
Trang 64.5.1 Tăng cường công tác đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ
năng khai thác, sử dụng các phần mềm quản lý thuế của cán bộ 81
4.5.2 Triển khai qui chế phối hợp kiểm tra vận hành ứng dụng CNTT 84
4.5.3 Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách thuế và hỗ trợ cho NNT 89
4.5.4 Phát triển, nâng cấp phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật CNTT 91
4.5.5 Hoàn thiện các quy trình quản lý thuế 92
4.5.6 Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kết nối mạng đồng bộ giữa các ngành 93
4.5.7 Ban hành và thực hiện tốt qui chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các ban, ngành 93
4.5.8 Hỗ trợ người nộp thuế về đăng ký và sử dụng các dịch vụ thuế điện tử 94
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 95
5.1 Kết luận 95
5.2 Kiến nghị 96
Tài liệu tham khảo 98
Phụ lục 100
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT:
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BCTC Ứng dụng hỗ trợ báo cáo tài chính
CCT Chi cục thuế
CNTT Công nghệ thông tin
CQT Cơ quan thuế
CSDL Cơ sở dữ liệu
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
ĐKT Đăng ký thuế
GTGT Giá trị gia tăng
HCQT-TV-AC Hành chính – Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ
HTKK Hỗ trợ kê khai thuế
HĐND Hội đồng nhân dân
KBNN Kho bạc nhà nước
KH-ĐT Kế hoạch và đầu tư
KK-KTT Kê khai - kế toán thuế
KTQM Khai thuế qua mạng
KT-XH Kinh tế - xã hội
MST Mã số thuế NNT
Người nộp thuế NQD
Ngoài quốc doanh NSNN
Ngân sách nhà nước NTĐT
Nộp thuế điện tử QLT
Quản lý thuế
QTT Ứng dụng phân tích tình trạng thuế
QLT-TKN Ứng dụng quản lý thuế tự khai nộp
TPR Ứng dụng phân tích rủi ro về thuế
TPH Ứng dụng hỗ trợ thông tin tổng hợp quản lý thuế TCCB Phần mềm quản lý hồ sơ tổ chức cán bộ
Trang 8Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association
of Southeast Asia Nations)GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic
Product)GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (Gross Regional
Domestic Product)
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Chức năng của các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 33
Bảng 3.2 Doanh nghiệp hoạt động trong tỉnh Bắc Ninh phân theo huyện, thị xã thành phố qua 3 năm 36
Bảng 3.3 Doanh nghiệp độc lập đang hoạt động trong tỉnh Bắc Ninh phân theo loại hình doanh nghiệp qua 3 năm 37
Bảng 3.4 Kết quả nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2015 39
Bảng 3.5 Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN từ năm 2013 – 2015 40
Bảng 3.6 Mô tả chi tiết thu thập thông tin điều tra chọn mẫu 43
Bảng 4.1 Thống kê số lượng cán bộ tin học từ 1997 - đến 2015 46
Bảng 4.2 Phân bổ thiết bị máy tính tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế giai đoạn 2013 - 2015 48
Bảng 4.3 Thống kê số lượng máy tính, máy in được trang bị tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015 49
Bảng 4.4 Thống kê số nút mạng nội bộ (LAN) 50
Bảng 4.5 Danh mục ứng dụng CNTT đã triển khai 52
Bảng 4.6 Thống kê tình hình triển khai, nâng cấp ứng dụng quản lý thuế 55
Bảng 4.7 Số liệu về sai dữ liệu thuế và tồn đọng hồ sơ khai thuế, chứng từ chưa được hạch toán 56
Bảng 4.8 Thống kê tình hình hỗ trợ, tập huấn ứng dụng CNTT năm 2015 56
Bảng 4.9 Thống kê tình hình tập huấn triển khai ứng dụng CNTT năm 2015 57
Bảng 4.10 Thống kê về tình hình sử dụng ứng dụng CNTT của cán bộ thuế 58
Bảng 4.11 So sánh mức độ tin học hóa của các ứng dụng CNTT 59
Bảng 4.12 Thống kê tình hình triển khai hệ thống KTQM năm 2015 60
Bảng 4.13 Thống kê triển khai hệ thống nộp thuế điện tử năm 2015 61
Bảng 4.14 Kết quả khảo sát NNT về khai báo thông tin liên quan đến loại thuế phải nộp trong giấy nộp tiền khi nộp thuế điện tử 62
Bảng 4.15 Kết quả khảo sát NNT về mã địa bàn, mẫu giấy nộp tiền trong nộp thuế điện tử 62
Trang 10Bảng 4.16 Thống kê tình hình thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử, phần
mềm trao đổi trực tuyến cho công việc của cán bộ thuế 65
Bảng 4.17 Thống kê về tình hình sử dụng website và dịch vụ công trực tuyến 66
Bảng 4.18 Thống kê các số liệu liên quan đến phần mềm diệt virus 69
Bảng 4.19 Thống kê về tình hình áp dụng an toàn, bảo mật trong CNTT 70
Bảng 4.20 Thống kê các ứng dụng CNTT được triển khai trong giai đoạn 2005 - 2010 72
Bảng 5.1 Kế hoạch đào tạo nâng cao kỹ năng vận hành83 các ứng dụng CNTT trong Quản lý thuế 83
Phụ lục 01 Mô tả lỗi tờ khai thuế trong cơ sở dữ liệu ứng dụng TMS 100
Trang 11DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1 So sánh mức độ truy cập website của cán bộ thuế 66
Biểu đồ 4.2 Thống kê tần suất cán bộ thuế áp dụng sao lưu dữ liệu 68
Biểu đồ 4.3 So sánh phương thức sao lưu dữ liệu ra 68
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phân công nhiệm vụ Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 35
Sơ đồ 4.1 Phối hợp thực hiện Qui trình kiểm tra, giám sát vận hành ứng dụng CNTT tại Cơ quan Thuế trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế 85
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
1 Tên tác giả: Vũ Xuân Quyết
2 Tên luận văn: “ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế tạiCục Thuế tỉnh Bắc Ninh”
3 Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10
4 Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Thực tế cho thấy ứng dụng CNTT là xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu triểnkhai Chính phủ điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tếgóp phần thúc đẩy nâng cao trình độ quản lý nhà nước Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cũngkhông phải là ngoại lệ và đang đứng trước sức ép và thách thức lớn trong việc đổi mới
để hiện đại hóa và hội nhập Trong bối cảnh đó, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản
lý thuế luôn đóng vai trò quyết định, không chỉ nhằm đáp ứng được các yêu cầu hiện tạiđặt ra mà còn phải đi trước đón đầu để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thay đổi củanghiệp vụ thuế trong tương lai Đồng thời hệ thống ứng dụng CNTT phải hỗ trợ hệthống nghiệp vụ đưa ra các định hướng, các cải tiến quy trình tác nghiệp cho phù hợpvới yêu cầu của thực tiễn Trong nghiên cứu này tôi đã hệ thống hóa về mặt lý luận vàthực tiễn những vấn đề có liên quan đến ứng dụng CNTT trong quản lý thuế; Đánh giáthực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trong giaiđoạn 2013-2015; Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng CNTT trong quản lýthuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụngCNTT trong công tác quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh;
Trong nghiên cứu này, tôi đã sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp đểđưa ra các phân tích nhận định, trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, vănbản liên quan đến công tác quản lý thuế, thực trạng ứng dụng CNTT tại các cơ quanThuế Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúccác đối tượng cán bộ công chức thuế tại Văn phòng Cục Thuế, Văn phòng các Chi cụcThuế: Thành phố Bắc Ninh, huyện Quế Võ và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh BắcNinh Tôi đã sử dụng các phương pháp phân tích như cho điểm, thống kê mô tả, thống
kê so sánh, phân tích SWOT để đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong công tácquản lý thuế của các Cơ quan Thuế tại tỉnh Bắc Ninh cũng như phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến việc tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế tại Cục Thuếtỉnh Bắc Ninh và các Chi cục Thuế trực thuộc
Qua đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnhBắc Ninh cho thấy còn tồn tại những vấn đề sau: (1) Về trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật
Trang 13chưa được Tổng cục Thuế trang bị đủ số lượng theo nhu cầu sử dụng, tốc độ đườngtruyền dữ liệu còn thấp so với thực tế (2) Về triển khai phần mềm ứng dụng phục vụcông tác quản lý thuế vẫn còn nhiều cản trở khi vẫn còn những cán bộ không biết hoặckhông muốn sử dụng, phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) còn xuất hiện nhiều lỗi,không đảm bảo tính chính xác nghĩa vụ thuế của NNT, phần mềm đối chiếu chéo hóađơn không còn tác dụng do NNT không phải gửi bảng kê hóa đơn, nhiều NNT chưahiểu và biết cách lập giấy nộp tiền điện tử dẫn đến nộp sai, nộp chậm tiền thuế (3) Vềcông tác đào tạo ứng dụng CNTT, còn rất nhiều cán bộ thuế mặc dù đã được đào tạotriển khai phần mềm ứng dụng nhưng chưa sử dụng thành thạo các chức năng để phục
vụ công tác quản lý thuế (4) Cơ quan thuế chưa có hệ thống giám sát, đánh giá chấtlượng và hiệu quả triển khai, vận hành các ứng dụng CNTT trong quản lý thuế Các yếu
tố chính ảnh hưởng đến tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục Thuếtỉnh Bắc Ninh gồm các yếu tố chủ quan như: (1) Quy trình, chính sách, (2) Trang thiết
bị kỹ thuật, (3) Trình độ cán bộ, (4) Quá trình triển khai và các yếu tố khách quan như:(1) Ảnh hưởng của tình hình KT-XH, (2) Tuổi và thói quen người sử dụng, (3) Trình độCNTT của NNT, (4) Quyết định đầu tư CNTT của ngành thuế
Thông qua nghiên cứu, tôi đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường ứng dụngCNTT trong quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, đó là: (1) Tăng cường công tácđào tạo kiến thức CNTT cho cán bộ thuế (2) Triển khai quy chế kiểm tra, giám sát,đánh giá vận hành các ứng dụng CNTT (3) Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợNNT cả về chủ trương hiện đại hóa của ngành thuế và chính sách pháp luật thuế (4)Nâng cấp kịp thời các ứng dụng CNTT và giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế của NNT.(5) Hoàn thiện các qui trình tác nghiệp trong quản lý thuế (6) Tăng cường đầu tư vàquản lý hạ tầng, trang thiết bị CNTT (7) Ban hành và thực hiện tốt quy chế phối hợpgiữa các ngành trong việc kết nối, chia sẻ thông tin quản lý thuế (8) Triển khai hỗ trợkịp thời NNT về sử dụng các dịch vụ thuế điện tử
Trang 14THESIS ABSTRACT
1 Author: Vu Xuan Quyet
2 Thesis title: “Strengthening the information technology application for taxmanagement in Bac Ninh Tax Department”
3 Major: Economic Management Code: 60 34 04 10
4 Training institution: Vietnam National University of Agriculture
Applying information technology is now a current trend in order to suit Government implementation It not only meets the requirements of economicdevelopment and international integration but also improves the State management BacNinh Tax Department is facing with pressure of renovation due to the trend ofmodernization and integration In this context, strengthening the information technologyapplication for tax management plays an important role It not only meets the currentrequirements but also meets the need for tax management in the future Besides,information technology application is required to support the transaction system and torenovate the transaction process which is suitable for reality
e-The research objectives are: (1) to synthesize the theoretical basis and practicalproblems of information technology application for tax management; (2) to evaluatethe real situation of information technology application for tax management in BacNinh Tax Department; (3) to analyze the factors affecting information technologyapplication for tax management in Bac Ninh Tax Department; and (4) to propose thesolutions to strengthen the information technology application for tax management inBac Ninh Tax Department
Both primary and secondary data were used for thesis analysis Secondary datawas gathered from statistical yearbooks of Vietnam, documents and reports of Bac NinhTax Department Primary data was collected by direct observation and interviews thestaffs of Tax Department Office, Bac Ninh Tax Department and other relevantauthorities in Bac Ninh province Descriptive statistics method, comparative analysismethod, and SWOT analysis are used to evaluate the situation of informationtechnology application for tax management in Bac Ninh Tax Department Thesemethods also are used to determine the factors affecting information technologyapplication for tax management in Bac Ninh Tax Department
The research results showed some limitations of information technologyapplication for tax management in Bac Ninh Tax Department such as: (1) lack ofequipments and technical infrastructures for transaction system as well as low speed of
Trang 15data transmission; (2) lack of accuracy of Tax Management System software; (3) lowproficiency in using TMS software of staffs; (4) lack of monitoring, quality appraisalsystem, and implementation efficiency evaluation how does the information technologyapplication for tax management operate.
There were six main factors affecting information technology application for taxmanagement in Bac Ninh Tax Department including: (1) implementation policies; (2)technical equipments; (3) staff capacity; (4) age of tax staff; (5) information technologyskill of taxpayers; (6) infrastructure investment from Tax Department
The research also proposed that to improve the efficiency of information technologyapplication for tax management in the near future, some solutions should be focused:(1) improving the capacity of tax staffs; (2) strengthening inspection and monitoring ofinformation technology application; (3) promoting the propaganda about informationtechnology application for tax management; (4) improving and monitoring the abidance
by law of tax; (5) Enhancing the process of tax management; (6) investing theequipments and technical infrastructures for tax management; (7) improving thecoordination between sectors in connecting and sharing tax management information;(8) supporting taxpayers for using e-tax services
Trang 16PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong lịch sử xã hội loài người, thuế gắn liền với sự ra đời, tồn tại vàphát triển của nhà nước Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.Thuế là một trong những công cụ quản lý kinh tế có tính hiệu quả cao của nhànước và thường được sử dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế Trong tiến trình đổimới của nền kinh tế Việt Nam, nguồn thu từ thuế (bao gồm cả phí và lệ phí) ngàycàng tăng, hình thành nên nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, tạo điềukiện tăng tích lũy cho yêu cầu phát triển của nhà nước
Ngành thuế Việt Nam hiện nay đang đứng trước sức ép và thách thức lớntrong việc đổi mới để hội nhập Trong bối cảnh đó, hệ thống ứng dụng công nghệthông tin (CNTT) không những phải đáp ứng được các yêu cầu hiện tại đặt ra màcòn phải đi trước đón đầu để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thay đổi của nghiệp
vụ trong tương lai Đồng thời hệ thống ứng dụng CNTT phải hỗ trợ hệ thốngnghiệp vụ đưa ra các định hướng, các cải tiến nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầuthực tiễn Thực tế cho thấy ứng dụng CNTT là xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêucầu triển khai Chính phủ điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao trình độ quản lý nhà nước
Ngày 10/4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số
64/2007/NĐ-CP về việc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhànước”, nội dung cơ bản của nghị định quy định các đơn vị sử dụng ngân sách nhànước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơquan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của
cơ quan và giữa các cơ quan, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức
và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minhbạch Có thể nói đây là cơ sở thuận lợi và cũng là định hướng cải cách chung màngành thuế phải tuân theo (Chính Phủ, 2007)
Báo cáo tổng hợp những nghiên cứu về môi trường kinh doanh tại nước tacho thấy trung bình mỗi doanh nghiệp phải mất trên 870 giờ/năm để giải quyếtcác vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính (Tổng cục Thuế, 2010a)
Theo yêu cầu công việc, ngành thuế hiện cần cắt giảm 30% thủ tục hànhchính về thuế và đặc biệt giảm thời gian thực hiện các thủ tục về thuế của doanhnghiệp Ngành thuế đã xác định yêu cầu hiện đại hóa quản lý thuế (QLT) của
Trang 17Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực, xây dựng ngành thuế Việt Namtiên tiến và chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch vàhiệu lực, hiệu quả; phục vụ tốt người nộp thuế (NNT) và phù hợp với chuẩn mựcquốc tế, nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế của NNT Những yêucầu này chỉ có thể thực hiện được khi ngành thuế đẩy mạnh ứng dụng CNTTtrong các hoạt động quản lý thuế Mặt khác việc cán bộ thuế cập nhật và khaithác thông tin trên các phần mềm ứng dụng CNTT vẫn còn nhiều hạn chế dotrình độ tin học chưa thành thạo, do độ tuổi hoặc vì ảnh hưởng đến quyền lợi (Tổng cục Thuế, 2010a).
Nhận thức rõ những vấn đề trên, là một công chức trong lĩnh vực côngnghệ thông tin của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường ứngdụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh” làmluận văn thạc sĩ của mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh Từ đó, đề xuất những giải pháp tăng cườngứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế đạt hiệu quả
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản
lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh và quá trình ứng dụng công nghệthông tin trong trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trong vòng 3 nămtrở lại đây (Từ năm 2013 đến năm 2015)
Trang 181.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh BắcNinh như thế nào?
- Những thuận lợi, khó khăn của ứng dụng CNTT trong quản lý thuế hiệnnay tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh là gì?
- Giải pháp nào để ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnhBắc Ninh nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế hiện đại?
1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế,ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý thuế Phân tích thực trạngcông tác ứng dụng CNTT trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh để đánhgiá những kết quả đã đạt được, hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng để tìm ra nguyênnhân từ đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng CNTTtrong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh
Luận văn cũng đã chỉ ra được những ưu, nhược điểm trong công tác quản
lý và triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý thuế và cụ thể hóa công tác ứngdụng CNTT trong quản lý thuế nhằm hạn chế sự lãng phí, kém hiệu quả trongứng dụng CNTT đồng thời góp phần thúc đẩy hiện đại hóa công tác quản lý thuế,nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức thuế trong triển khai, vậnhành hệ thống ứng dụng CNTT, tạo thuận lợi về thời gian và tiết kiệm chi phícho NNT trong việc tuân thủ pháp luật thuế
Luận văn này được dùng làm tài liệu nghiên cứu, định hướng, tăngcường ứng dụng CNTT trong quản lý thuế ở địa phương, dùng làm tài liệunghiên cứu cho các ngành, các cấp và các cơ quan Thuế ở địa phương khác
Trang 19PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyếtChính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: “Công nghệ thông tin là tập hợp cácphương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là
kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quảcác nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vựchoạt động của con người và xã hội” (Chính phủ, 1993)
Luật CNTT của Việt Nam ban hành ngày 29/06/2006 đã đưa ra khái niệm:
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công
cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổithông tin số” (Quốc hội, 2006)
CNTT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm các thành phần nhưqui trình hoạt động (nghiệp vụ), phần mềm máy tính, phần cứng máy tính, ngônngữ lập trình và các cấu trức dữ liệu Những gì liên quan đến dữ liệu, thông tinhoặc tri thức ở các định dạng, thông qua các hình thức truyền tải đa phương tiệnđều là thành phần của CNTT Hoạt động trong lĩnh vực CNTT bao gồm quản lý
dữ liệu, mạng, phần cứng máy tính, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quản lý, điềuhành hệ thống
2.1.1.2 Ứng dụng CNTT trong quản lý
Máy tính điện tử, phần cứng là một trong những thành tựu có tính đột phá
và có tác động quan trọng đến mọi mặt đời sống xã hội loài người Các phầnmềm ứng dụng được lập trình để điều khiển tự động máy móc không chỉ từngbước thay thế lao động trí óc của con người, mà còn góp phần tạo ra sự đổi mới,
Trang 20sáng tạo gấp nhiều lần đối với trí tuệ con người Trong thời gian gần đây, sự biếnđổi của nền kinh tế công nghiệp đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức; nhiềubiến động to lớn và có tác động quan trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội loàingười Nền kinh tế ngày nay đòi hỏi phải có một kết cầu hạ tầng thông tin phùhợp và đáp ứng các giai đoạn của quá trình lao động sản xuất Kết cầu hạ tầngthông tin quốc gia là hệ thống các mạng truyền thống, máy tính, các cơ sở dữliệu, các phương tiện điện tử được xây dựng và sẵn sàng cũng cấp lượng thông tinkhổng lồ thông qua các hình thức khác nhau Hệ thống đó có thể sử dụng mọi lúc,mọi nơi, tạo điều kiện hình thành những phương thức hoạt động mới cho conngười Có 4 thành phần chủ yếu, có thể gọi là 4 trụ cột cơ bản trong CNTT, cụ thểlà:
(1) Kết cấu hạ tầng CNTT gồm hệ thống mạng máy tính và viễn thông;(2) Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnhvực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằmnâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này;
(3) Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất
và cung cấp các sản phẩm CNTT, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm, nộidung thông tin số;
(4) Nguồn nhân lực CNTT
Các thành phần chủ yếu của CNTT gắn với người sử dụng, Chính phủ,doanh nghiệp và đặt trong mối liên kết giữa pháp lý, chính sách, đầu tư nghiêncứu và phát triển; thị trường hình thành đặc trưng của CNTT
Hình 2.1 Các thành phần đặc trưng của CNTT
Trang 21Vài trò của CNTT đối với phát triển xã hội loài người vô cùng quan trọng,
nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch nhanh cơcấu kinh tế theo hướng kinh tế dựa vào tri thức, phát triển bền vững, mà quantrọng hơn là thúc đẩy phát triển con người, phát triển văn hóa, phát triển xã hội.Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quantrọng để quảng bá và nhân rộng vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩyphát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực con người
CNTT đã và đang giữ vai trò to lớn, CNTT không chỉ là một ngành kinh tế
mà còn là động lực phát triển của đất nước trong nhiều lĩnh vực và là phương tiện
để có thể thực hiện đi tắt, đón đầu và nâng cao vị thế toàn cầu, tiếp cần các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng dựa trên cơ sở phát triểnCNTT và các lĩnh vực ứng dụng CNTT
CNTT là nhân tố quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.Mạng Internet làm cho thế giới ngày càng trở nên gần gũi và gắn kết với nhauhơn Tri thức và thông tin trở thành nguồn tài nguyên không biên giới, các luồnggiao lưu hàng hóa, dịch vụ thương mại, đầu tư, tài chính, công nghệ, nhân lực,….được các ứng dụng CNTT hỗ trợ gia tăng mạnh mẽ để các giao dịch đa dạng vàvượt khỏi quy mô quốc gia vươn tới quy mô quốc tế Từ các ứng dụng CNTT,các thị trường phạm vi toàn cầu và khu vực, các cơ chế điều tiết quốc tế quản lýcác hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển rấtnhanh chóng (Bộ Nội vụ, 2006)
- CNTT trong chiến lược phát triển của Việt Nam
Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ CNTT làđộng lực quan trọng của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ caokhác, CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cácnước trên thế giới, trong đó có nước ta Thực tế cho thấy CNTT đi liền với tựđộng hóa đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần thúcđẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xãhội, phong cách sống, học tập và làm việc của con người CNTT góp phần tạo ranhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiệntại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông quamột hệ thống hỗ trợ như viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đaphương tiện
Trang 22Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý nhà nước đã góp phầnthúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công tác Thông qua các giaodịch điện tử trên mạng Internet, chi phí giao dịch trong xã hội đã được tiết kiệmrất đáng kể, đặc biệt người dân có thể dễ dàng tiếp cần các dịch vụ của Nhà nướcnhư đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế ), đồng thời người dân cũng có khảnăng tham gia giám sát các hoạt động của Nhà nước Theo kế hoạch tổng thểphát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 -2010 được Thủ tướng Chính phủthông qua ngày 15/9/2005, đến năm 2010, các cơ quan Chính phủ phải đưa hếtcác dịch vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ: thuế điện tử, hải quanđiện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, thủ tục liên quan tới đầu tư và đăng
ký kinh doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên ngành, thủ tục giảiquyết tranh chấp Theo nhận định của các nhà phân tích, trong thế kỷ 21, CNTTtrở thành mũi nhọn đột phá, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất toàn thế giới.Đối với Việt Nam, ứng dụng CNTT góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóacác ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nângcao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng,tạo điều kiện để Việt Nam thực hiện đi tắt đón đầu trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa Trong những năm tới, quá trình hội nhập toàn cầu diễn ranhanh chóng và sự phát triển của cơ chế thị trường sẽ có tác động chuyển đổi nềntảng quản lý thuế của Việt Nam (The World Bank, 2008)
Ngày nay môi trường ứng dụng CNTT Việt Nam đã được xây dựng, pháttriển mở rộng hết sức nhanh chóng, qua đó các thực thể trong nền kinh tế mới cóđiều kiện triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công việc của mình
Định hướng chiến lược phát triển CNTT và truyền thống của nước ta đã dựbáo đến năm 2020, với CNTT và truyền thống là nòng cốt, Việt Nam cơ bản trởthành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa, xây dựng Việt Nam trí tuệthuộc những nước có vị thế cao trong khu vực ASEAN về CNTT và truyềnthông, hình thành xã hội thông tin (Bộ Tài chính, 2005)
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam sẽphát triển với tốc độ cao theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và chịu ảnh hưởngmạnh của sự phát triển của mạng Internet và CNTT Chính những điều đó sẽ gây
áp lực lớn đối với cả hệ thống quản lý nhà nước Để đáp ứng được nhiệm vụ quản
lý kinh tế -xã hội trong giai đoạn mới, các cơ quan quản lý nhà nước của ViệtNam
Trang 23chắc chắn phải đẩy nhanh tiến độ cải cách, hiện đại hóa và ứng dụng CNTT mức
độ cao hơn để tạo ra khả năng thích ứng tốt hơn đối với sự thay đổi, có khả năng
xử lý và phân tích khối lượng thông tin khổng lồ để điều hành, quản lý theo chứcnăng
- Phân loại ứng dụng CNTT trong quản lý
- Ứng dụng về trang thiết bị, hạ tầng mạng máy tính
- Các phần mềm hệ điều hành cài đặt trên máy chủ, máy tính cá nhân
- Các hệ thống sao lưu, bảo mật, an toàn thông tin
- Các phầnn mềm tin học ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý
- Các hệ thống ứng dụng trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước,giữa cơ quan nhà nước với tổ chức cá nhân bên ngoài
- Cổng thông tin điện tử phục vụ tuyên truyền, hỗ trợ, giao dịch điện tử
- Các giải pháp đào tạo, triển khai ứng dụng CNTT
- Ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ thuế điện tử và góp phần xây dựng
tự công cộng Để duy trì quyền lực công cộng đó, cần phải có sự đóng góp củacông dân của Nhà nước, khoản đóng góp đó gọi là thuế” K.Marx đã nghiên cứu
về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và cho rằng “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máynhà nước, là thủ đoạn giản tiện cho Kho bạc thu tiền hay tài sản của người dân đểdùng vào việc chi tiêu của nhà nước” (Các Mác- Ăng ghen, 1961) Phát triển tưtưởng kinh tế của K.Marx, V.I.Lenin (1870-1924) cho rằng Thuế là cái Nhànước thu của dân mà không bù lại
Trang 24Giáo trình Thuế có nêu: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thểnhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quyđịnh nhằm sử dụng cho mục đích công cộng” (Nguyễn Thị Liên, 2009).
Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường (1998) thì thuế là một hình thức phânphối thu nhập tài chính của Nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vàoquyền lực chính trị, tiến hành phân phối thặng dư của xã hội một cách cưỡng chếbắt buộc không hoàn lại
b) Vai trò của thuế
- Thuế là công cụ chủ yếu huy động tập trung nguồn lực cho Nhà nước(Nguyễn Thị Liên, 2009):
Thuế tạo nguồn thu cho NSNN, nhưng nguồn thu đó cần được hình thànhtrên cơ sở nền kinh tế tăng trưởng và đạt hiệu quả cao, đây chính là huy độngnhưng phải đảm bảo “nuôi nguồn thu” cho tương lai Vấn đề này luôn được cácquốc gia quan tâm đúng mức trong quá trình hoạch định chính sách và tổ chứcquản lý thu thuế
- Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế (Nguyễn Thị Liên, 2009):Nhà nước sử dụng thuế nhằm tạo lập các cân đối vĩ mô, điều tiết thịtrường, mở rộng lưu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển; đảm bảo sựthống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, của các bên hợp tác,nâng cao đời sống của người dân, theo định hướng của Nhà nước, khắc phụcnhững khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường
- Thuế góp phần điều hoà thu nhập thực hiện công bằng xã hội trong phânphối: Theo Adam Smith (1723-1790), nền kinh tế thị trường tự do không có sựđiều chỉnh, can thiệp của Nhà nước, mà được điều tiết bởi “bàn tay vô hình”, nó
tự điều chỉnh và hoạt động có hiệu quả, nhưng bên cạnh đó khuyết tật lớn nhất làvấn đề phân phối thu nhập
2.1.2.2 Quản lý thuế
a) Khái niệm về quản lý thuế
Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành Vì vậy, để tiếp cậnkhái niệm quản lý thuế, trước hết, cần tiếp cận khái niệm quản lý
Theo Từ điển tiếng Việt (2003), quản lý là “Tổ chức và điều khiển cáchoạt động theo những yêu cầu nhất định” Theo các tác giả Giáo trình Khoa họcquản lý của Học viện Chính trị Quốc gia thì “Quản lý là sự tác động có tổ chức,
Trang 25có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sửdụng có hiệu quả nhất những tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mụctiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” (Nguyễn Cảnh Hoan,2014) Theo các tác giả của Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước thì “Quản lý
là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội vàhành vi hoạt động của con người để hướng đến mục đích, đúng với ý chí và phùhợp với quy luật khách quan” (Học viện hành chính quốc gia, 2003) MaryParker Follett (1868 – 1933) cho rằng quản lý là nghệ thuật đạt được các mụctiêu của tổ chức thông qua con người Còn Hery Fayol (1841 – 1925) cho rằng,quản lý có 5 nhiệm vụ là: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểmsoát Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng cho quản lý bao gồm: Nhânlực, tài chính, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên
Nhìn chung, các khái niệm về quản lý đều thống nhất rằng, đã nói đếnquản lý là nói đến hoạt động của con người nhằm thực hiện những mục tiêu đãđịnh thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểmsoát và thúc đẩy hoạt động của những con người trong tổ chức đó
Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hànhchính Nhà nước Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính Nhànước và con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được các mục tiêu củaChính phủ Tiếp cận dưới góc độ thực thi quyền lực Nhà nước thì quản lý hànhchính là thực thi quyền hành pháp của Nhà nước Tiếp cận dưới góc độ công việc
cụ thể thì quản lý hành chính là điều chỉnh hành vi con người, hành vi xã hội và
tổ chức thi hành pháp luật đã ban hành
Quản lý thuế cũng được hiểu là một hệ thống những quá trình có quan hệchặt chẽ với nhau nhằm mục tiêu đảm bảo thu thuế đúng, đủ và công bằng trên
cơ sở quy định của pháp luật thuế, bao gồm các hoạt động thu nhận hồ sơ khaithuế, tính toán số thuế phải nộp, đôn đốc thu nộp thuế và cung cấp dịch vụ tư vấncho NNT
Từ những cách hiểu như trên về quản lý hành chính thì quản lý thuế cóthể được hiểu là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là,quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóngthuế của NNT
Hoạt động tác động nói trên của Nhà nước được hiểu dưới ba góc độ sau:(1) Là quá trình vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách,bao gồm cả chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý; (2) Là quá trình
Trang 26xây dựng tổ chức bộ máy ngành thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầuquản lý thuế; (3) Là việc vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quátrình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT phù hợp với quy luật khách quan, baogồm các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra thuế…(Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2002).
Đây chính là cách hiểu về quản lý thuế theo nghĩa rộng Theo đó, quản lýthuế bao gồm cả hoạt động xây dựng chính sách thuế, ban hành pháp luật thuế vàhoạt động tổ chức hành thu Khái niệm quản lý thuế nêu trên cho thấy quản lýthuế bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chủ thể của quản lý thuế là Nhà nước, bao gồm cơ quan lậppháp với vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quanhành pháp với tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế; hệthống các cơ quan chuyên môn giúp cho cơ quan hành pháp (cơ quan Thuế, cơquan Hải quan) thay mặt cho Nhà nước tổ chức và thực hiện thu thuế
Thứ hai, đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộpthuế vào NSNN (người nộp thuế)
Thứ ba, mục tiêu của quản lý thuế là huy động nguồn lực tài chính từ các
tổ chức và cá nhân trong xã hội cho Nhà nước thông qua việc ban hành và tổchức thi hành pháp luật thuế
Thứ tư, quản lý thuế là một hệ thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhànước với nhau và giữa xây dựng chính sách thuế với tổ chức hành thu
Thứ năm, quá trình tác động, điều hành thu thuế gắn với quá trình thựchiện các chức năng quản lý của Nhà nước và quá trình này phải tuân thủ các quyluật khách quan
Đặc điểm của quản lý thuế So với các hoạt động quản lý khác, quản lýthuế có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế Hoạtđộng quản lý của cơ quan Thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế củacác tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở được đảm bảo thực hiện bằng quyềnlực Nhà nước Việc quản lý thuế bừng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minhbạch, công khai trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước Qua đó, đảmbảo nguồn thu từ thuế vào NSNN được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứngcho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế đốivới các tổ chức, cá nhân được công bằng, bình đẳng
Trang 27- Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính Nộidung của phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức
và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan Thuế vớicác tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan Thuế các cấp với nhau và với các
cơ quan Nhà nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan Nhà nước cấp dướiphải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bịquản lý (người nộp thuế) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nướctrong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN Đồng thời, phương pháp hành chínhtrong quản lý thuế còn thuể hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình
tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhậnviệc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT Do đó, hoàn thiện pháp luật về quản lýthuế có nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quy trình quản lý thuế rõ ràng,minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản
- Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ Đặcđiểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục
vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêucầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp
Hệ thống quản lý thuế của ngành thuế có mô hình hoạt động theo chứcnăng, đó là mô hình: NNT tự kê khai thuế, cơ quan Thuế quản lý tình trạng đăng
ký, kê khai thuế, nợ thuế Đồng thời, cơ quan Thuế quản lý thông tin, phân tíchnhững thông tin về tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế để phát hiện hành vi viphạm để thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế
* Mô hình chức năng của công tác quản lý thuế
Hình 2.2 Mô hình hoạt động quản lý thu thuế hiện tại
Nguồn: Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào (2002)
Trang 28Trong quy trình hoạt động quản lý thuế ở Việt Nam theo mô hình này,NNT kê khai đăng ký thuế, nộp tờ khai thuế, hồ sơ về thuế tại bộ phận Tuyêntruyền hỗ trợ của cơ quan Thuế và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế tại Kho bạc Nhànước Tuyên truyền và hỗ trợ NNT là một chức năng quan trọng nhằm trợ giúpNNT có các thông tin, hướng dẫn cần thiết để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Cáchình thức tuyên truyền có thể thông qua phương tiện thông tin đại chúng haythực hiện các chương trình hội thảo, tập huấn, diễn đàn đối thoại…
Đối với công tác hỗ trợ thì có thể thực hiện thông qua các hình thức hỗ trợtrực tiếp tại bàn hoặc hỗ trợ thông qua các phương tiện liên lạc như điện thoại,văn bản hoặc các hình thức hỗ trợ hiện đại như email, chat, tương tác web, fax…
Chức năng xử lý thông tin là hoạt động nhập thông tin đăng ký thuế, cấp
mã số thuế; thực hiện quản lý, kiểm tra tờ khai, xác định các căn cứ tính thuế, đốichiếu tờ khai thuế, xác định số thuế phải nộp; xử lý chứng từ thu thuế, xác định
số thuế đã nộp, số thuế còn nợ
Người nộp thuế thực hiện kê khai thuế (theo mẫu) và nộp hồ sơ khai thuế(bao gồm các dạng tờ khai đặc biệt như quyết toán thuế, hồ sơ miễn giảm hoànthuế) trực tiếp đến cơ quan Thuế hoặc nộp qua điện tử để cơ quan Thuế xử lýthông tin tờ khai thuế (cập nhật số thuế phải nộp, xác định các trường hợp khôngnộp tờ khai và nợ thuế…) Đến thời hạn quy định, NNT có trách nhiệm nộp tiềnthuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại Ngân hàng nơi ủy nhiệm thu ngânsách hoặc nộp qua hệ thống nộp thuế điện tử Đối với các trường hợp miễn giảm,hoàn thuế thì NNT thực hiện theo thủ tục lập hồ sơ để chứng minh và chuyển đến
cơ quan Thuế xử lý Đối với thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng thì có hai tìnhhuống, hoặc được hoàn trước – kiểm tra sau, hoặc kiểm tra trước hoàn sau dựatrên các căn cứ thông tin về tình trạng chấp hành nghĩa vụ thuế và các phân tíchđánh giá liên quan
Chức năng truy thu và cưỡng chế thuế nhằm “truy tìm” các đối tượngkhông nộp tờ khai hoặc xác định số thuế nợ đọng để xử lý truy thu hoặc cưỡngchế (theo các bước đã được pháp luật quy định) Bộ phận chịu trách nhiệm về cácchức năng này nhận thông tin liên quan đến các đối tượng không nộp tờ khai vàchưa hoàn thành nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trên cơ sở hàng ngày Công táctheo dõi được tiến hành thông qua các hình thức gọi điện thoại, gửi thư nhắc nhở,thông báo đến cơ sở của NNT Khi NNT không thực hiện nghĩa vụ của mình saukhi đã được liên hệ dưới các hình thức trên thì các thủ tục nghiêm khắc với mức
Trang 29độ tăng dần sẽ được tiến hành để truy thu thuế Các thủ tục cưỡng chế có thể baogồm cả việc tiếp tục gửi thông báo nhắn nhở đến cơ sở của NNT; gửi thông báoyêu cầu đến các khách hàng của NNT và ngân hàng; phong tỏa tài khoản ngânhàng và tịch biên tài sản.
Thanh tra, kiểm tra thuế là một chức năng quan trọng, là một phần khôngthể thiếu của hệ thống “tự tính tự khai tự nộp thuế” Các đối tượng nộp thuế cụthể cần thanh tra được lựa chọn trên cơ sở phân tích rủi ro về tình hình kê khai,nộp thuế và các thông tin khác, các vụ việc thanh tra được tiến hành theo các thủtục đã được xây dựng
- Mối liên kết dữ liệu giữa các cơ quan Thuế trên địa bàn khác nhau chưađầy đủ, dữ liệu trao đổi giữa các cấp với nhau còn ở mức độ tổng quát, từ đó dẫnđến khó kiểm soát được tình hình kê khai, nộp thuế của các đối tượng có hoạtđộng trên địa bàn rộng
- Quy định nghiệp vụ thuế có khi chưa đủ chi tiết nên vẫn còn xảy ra tìnhtrạng xử lý khác nhau đối với cùng một vấn đề ở mỗi cán bộ, mỗi cơ quan thuếkhác nhau khác nhau
- Chưa có cơ chế kiểm soát việc tuân thủ quy trình quản lý dẫn đến tìnhtrạng trong thực tế xảy ra trường hợp cán bộ không tuân thủ quy trình mà chưa bị
xử lý, kỉ luật (chỉ phát hiện khi cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện xử lý)
- Chưa đủ điều kiện để cho phép NNT tiếp cận với hệ thống cơ sở dữ liệuthu nộp thuế do cơ quan thu Thuế quản lý để đối chiếu với hệ thống số liệu vànghĩa vụ nộp thuế do NNT thực hiện
2.1.3 Ứng dụng CNTT trong quản lý thuế
2.1.3.1 Vai trò của ứng dụng CNTT trong quản lý thuế
Theo qui định tại đề án Tin học hóa ngành Thuế giai đoạn 2011-2020(Tổng cục thuế, 2010a) Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý thuế là một nội dung quan trọng nhằm hướng tới:
- Đặt người nộp thuế ở vị trí mà cơ quan Thuế phục vụ, thay cho quanđiểm là “đối tượng quản lý” Do đó, ngành Thuế phải có các giải pháp tăngcường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT để có thể nâng cao năng lựchiểu biết về thuế và các thủ tục hành chính thuế cho họ
- Việc kê khai nộp thuế về cơ bản dựa trên việc tự giác và tự chịu tráchnhiệm chấp hành luật thuế của NNT Cơ quan Thuế các cấp đẩy mạnh cải cách
Trang 30thủ tục hành chính thuế, tổ chức bộ phận giải quyết thủ tục thuế “một cửa” đểNNT khai thuế, nộp thuế một cách nhanh chóng, thuận tiện.
- Cơ quan Thuế chuyển đổi phương thức quản lý từ việc chủ yếu dựa vàokinh nghiệm của cán bộ quản lý trực tiếp sang phương thức dựa trên các thôngtin quản lý được phân tích bằng các phần mềm ứng dụng CNTT, cơ quan Thuếphân loại NNT theo mức độ chấp hành nghĩa vụ thuế để có những chính sách đối
xử và hỗ trợ phù hợp, hoặc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nghiêm minh đốivới các trường hợp vi phạm, nợ đọng thuế lớn
- Nghiên cứu cải tiến chế độ kế toán tài khoản của từng NNT nhằm hạchtoán rõ các khoản phải nộp, đã nộp và còn nợ Để thực hiện chức năng này, cơquan Thuế trực tiếp thu sẽ phải đổi mới và hoàn thiện nghiệp vụ của bộ phân kếtoán thuế Các nghiệp vụ kế toán thuế mới, ảnh hưởng toàn bộ đến cơ chế hạchtoán thuế, số thuế mà ngành Thuế đang áp dụng hiện nay
- Kiện toàn hệ thống, bộ máy quản lý thuế; áp dụng quy trình, công nghệlàm việc hiện đại, hiệu quả cao Tổ chức bộ máy chủ yếu theo chức năng, kếthợp hài hòa theo đối tượng nộp thuế và sắc thuế, xóa bỏ chế độ cán bộ thuế
“chuyên quản”
- Đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh số lượng NNT gia tăngnhanh chóng Với số NNT có thể tăng gấp nhiều lần so với hiện tại thì cơ chếquản lý trước đây sẽ không còn phù hợp, các hoạt động quản lý thuế sẽ phải đượcứng dụng CNTT một cách tối đa Các điểm đổi mới nêu trên đặt ra những yêucầu lớn về nâng cấp hoặc xây mới hệ thống ứng dụng CNTT và khả năng có thểphải nâng cấp tổng thể ứng dụng hiện hành để đáp ứng nhu cầu kết nối, tích hợp
dữ liệu quản lý thuế mới
2.1.3.2 Mục tiêu ứng dụng CNTT trong quản lý thuế
Ứng dụng CNTT nâng cao năng lực quản lý thuế
Đối với yêu cầu thu đúng, giải pháp chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ tínhthuế và sử dụng chương trình ứng dụng CNTT là một lựa chọn hoàn toàn chínhxác Khái niệm thu đúng ở đây mới chỉ dừng lại ở góc độ mà cơ quan Thuế căn
cứ trên kê khai của NNT Qua phân tích vấn đề một cách khoa học, các chuyêngia trong lĩnh vực thuế cho rằng cần phải thực hiện việc ứng dụng CNTT để giảiquyết các vấn đề phát sinh nói trên Các phần mềm xử lý tờ khai, tính thuế với hệthống cơ sở dữ liệu được thiết kế phù hợp chạy trên các máy vi tính đơn lẻ, rồi
Trang 31đến hệ thống máy chủ nối mạng của ngành Thuế đã thực sự giải quyết được mối
lo ngại do khối lượng tính toán nhiều và sai sót có thể xảy ra khi thực hiện bằngphương pháp tính toán thủ công Đối với thế hệ máy tính hiện nay, bài toán xử lý
dữ liệu của ngành Thuế sẽ được thực hiện tốt với điều kiện ngành Thuế phảihoàn thiện các quy trình nghiệp vụ một cách rõ ràng, chính xác Khi đó, việc ứngdụng CNTT trong các hoạt động quản lý thuế sẽ đáp ứng yêu cầu công tác thu vàgóp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan Thuế, đặc biệt là không chỉtính được chính xác số thuế phát sinh, số thuế còn phải nộp mà còn tính được sốtiền phạt nộp chậm của từng NNT (Hà Đức Trí, 2002)
Đối với yêu cầu thu đủ, đây là một vấn đề khó khăn đối với ngành Thuế.Bởi lẽ, để thu đủ thì việc quản lý được tất cả các nguồn thu và từ tất cả các đốitượng phải nộp là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện Đối với yêu cầu này,CNTT đóng một vai trò quan trọng và thể hiện qua việc xây dựng hệ thống thôngtin về thuế một cách đầy đủ dưới dạng các cơ sở dữ liệu
Đối với yêu cầu chống thất thu và lạm thu, các trường hợp nợ đọng, chây
ỳ, trốn thuế gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng huy động nguồn thu cho ngânsách nhà nước, ngành Thuế cần xem xét lập kế hoạch để tối ưu hóa nguồn lựccho công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm ngăn chặn, hạn chế các hành vi gianlận về thuế, chống thất thu ngân sách Để thực hiện được yêu cầu này, ngànhThuế xem xét xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời và được ứng dụngCNTT dưới dạng kho dữ liệu tập trung, từ đó có thể cung cấp thông tin đầy đủ vềtừng NNT, đồng thời khai thác thông tin từ các Bộ, Ngành liên quan để cán bộthanh tra thuế có thể phân tích, đối chiếu thông tin nhằm phát hiện ra các trườnghợp vi phạm về thuế để xử lý kịp thời
Hệ thống thông tin thuế được ứng dụng CNTT là một yếu tố không thểthiếu trong công tác quản lý hiện đại trên cơ sở tự kê khai, tự tính thuế của NNT.Thông qua ứng dụng CNTT, máy tính sẽ thực hiện chức năng tính toán theo đúngcác quy định về tính thuế, tính nợ, tính phạt với tốc độ nhanh chóng và chính xác,loại bỏ yếu tố chủ quan của cá nhân và phát hiện nhanh chóng những trường hợpkhông tuân thủ các quy định về thuế Ứng dụng CNTT cũng là một giải phápđược lựa chọn để giúp cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời tạo điềukiện tiết kiệm nguồn nhân lực (Tổng cục Thuế, 2004b)
Trên cơ sở ứng dụng CNTT, các công việc liên kết theo mô hình chứcnăng quản lý được xác lập và có điều kiện để thực hiện, từ đó cơ cấu tổ chức
Trang 32quản lý thu thuế của ngành Thuế được xây dựng theo nguyên tắc chức năng Mỗi
bộ phận khác nhau sẽ thực hiện các chức năng khác nhau trong quy trình quản lýthu thuế, giảm thiểu mối quan hệ trực tiếp giữa cá nhân cán bộ thuế với NNT.2.1.3.3 Ứng dụng CNTT trong quản lý kê khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, hoànthuế và thanh tra, kiểm tra về thuế
Cho đến nay, việc ứng dụng CNTT tại Cục Thuế đã được thực hiện trongrất nhiều khâu trong quá trình quản lý thuế (Tổng cục Thuế, 2010a):
- Quản lý hồ sơ thuế liên quan đến NNT: Toàn bộ công văn, tài liệu liênquan đến NNT gửi đi và nhận đến cơ quan thuế đều phải được theo dõi qua chứcnăng quản lý hồ sơ đặt tại bộ phận một cửa để nhằm quản lý theo dõi toàn bộ quátrình luân chuyển, xử lý, trả kết quả, các thông báo, quyết định hành chính gửiNNT và địa chỉ lưu trữ hồ sơ theo đúng thời hạn qui định
- Kê khai thuế: ứng dụng CNTT đã đáp ứng nhu cầu xử lý kê khai thuếdưới các dạng: nhập tờ khai giấy, nhận dữ liệu từ tờ khai giấy có mã vạch haichiều, nhận dữ liệu kê khai qua mạng Internet từ NNT Có thể đánh giá mức độứng dụng CNTT ở khâu xử lý kê khai thuế hiện đã đáp ứng yêu cầu cơ bản, tuynhiên, mức độ linh hoạt khi có các chỉ tiêu kê khai còn gây ra nhiều khó khăncho Cơ quan Thuế và NNT
- Nộp thuế: ứng dụng CNTT của Cục Thuế đã kết hợp xử lý dữ liệu nộpthuế truyền thống và hiện đại Do vậy, bên cạnh việc nhập dữ liệu từ chứng từnộp thuế, Cục Thuế đã áp dụng ứng dụng nhận dữ liệu từ Kho bạc Nhà nước (nơiNNT thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước) và nhận từ hệ thống nộp thuếđiện tử
- Quyết toán, miễn giảm, phạt hoàn: chức năng xử lý quyết toán, miễngiảm, phạt hoàn đã được ứng dụng CNTT cơ bản của Cục Thuế đáp ứng Tuynhiên, nhu cầu trao đổi, cung cấp, nộp hồ sơ dưới dạng dữ liệu điện tử và hoànthuế điện tử là những yêu cầu hiện chưa được đáp ứng
- Giám sát: do Cục Thuế chưa thực sự có một hệ thống thông tin về NNTtích hợp và xử lý tập trung trong phạm vi toàn quốc nên khả năng giám sát cáchành vi, biểu hiện gian lận thuế phức tạp còn là một vấn đề đối với Cục Thuếhiện nay Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh mới chỉ ứng dụng CNTT để phát hiện cáctrường hợp sai sót dữ liệu kê khai, chậm nộp thuế hoặc nợ đọng thuế
Trang 33- Hỗ trợ người nộp thuế: chức năng hỗ trợ NNT hiện mới ở mức độ đơngiản thông qua website của Cục Thuế; hỗ trợ trực tiếp tại bộ phận một cửa với hệthống ứng dụng quản lý thuế hiện có đã được ứng dụng CNTT.
- Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Chức năng, quản lý nợ thuế và theodưỡng cưỡng chế nợ thuế được phân quyền cho bộ phận thực thi nhiệm vụ theoquy trình quản lý nợ và cướng chế nợ thuế như: chốt số nợ thuế sau kỳ hạn khóa
sổ, phân loại nợ thuế, tính tiền chậm nộp, ra thông báo nợ thuế và đôn đốc thu nợthuế, thực thi các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
- Thanh tra, kiểm tra thuế: Cục Thuế mới triển khai một vài ứng dụngnhư quản lý kết quả kiểm tra, thanh tra, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.Đây là một chức năng quan trọng cần sử dụng dữ liệu để phân tích rủi ro, quản lýtheo trường hợp, do đó rất cần các ứng dụng của CNTT với nguồn dữ liệu từtrong và ngoài ngành Thuế
2.1.3.4 Các nguyên tắc ứng dụng CNTT trong quản lý thuế
Trong công tác quản lý thuế, dựa trên các nội dung yêu cầu nghiệp vụquản lý thuế và các yêu cầu về kĩ thuật CNTT, để ứng dụng CNTT đạt hiệu quảcao, ngành Thuế cần đảm bảo theo các nguyên tắc sau đây (Tổng cục Thuế,2010a):
- Ứng dụng CNTT phải đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ, có tổ chức trướchết của toàn ngành Thuế và đặt trong tính hệ thống của bộ máy quản lý hànhchính nhà nước
- Ứng dụng CNTT phải đảm bảo tính đồng bộ do các hoạt động quản lýnhà nước về thuế có sự liên kết lẫn nhau ở các khâu, các bước thực hiện Nếu đầu
tư CNTT không đảm bảo tính đồng bộ thì công việc ở các khâu sau không sửdụng được kết quả công việc ở khâu trước, do đó tính hiệu quả đạt được khôngcao
- Ứng dụng CNTT đòi hỏi ngành Thuế phải chú trọng đầu tư các yêu cầu
kĩ thuật về tính an toàn (đối với hệ thống thiết bị, kết nối mạng, phần mềm, dữliệu), đồng thời đảm bảo thiết kế và triển khai hệ thống dự phòng các trường hợp
sự cố có thể xảy ra Đặc biệt, ngành Thuế cần nghiên cứu triển khai hệ thống dựphòng với quy mô lớn và ở địa điểm có khoảng cách xa khu vực trung tâm chính
để hạn chế các thảm họa như động đất, hỏa hoạn…
- Ứng dụng CNTT cũng cần đảm bảo khả năng mở rộng do các yêu cầucủa người sử dụng, đặc biệt là các ứng dụng được thiết kế phục vụ cho NNT có
sự gia tăng nhanh chóng và có thể gia tăng đột biến ở những thời điểm đặc biệt
Trang 34Chẳng hạn, khi nền kinh tế tăng trưởng cao hoặc số NNT thu nhập cá nhân tăng nhanh do kinh tế phát triển.
- Đầu tư CNTT của ngành Thuế phải đảm bảo tính hiệu quả và thườngđược xác định thông qua chi phí quản lý thu thuế (thông thường được các nướcxem xét chi phí quản lý, trong đó bao gồm cả đầu tư CNTT để thu được một đơn
vị tiền tệ) phải theo chiều hướng ngày càng giảm bằng hoặc thấp hơn so với cácnước trong khu vực và hướng đến mục tiêu tương tự các nước phát triển
2.1.3.5 Các điều kiện ứng dụng CNTT trong quản lý thuế
Từ những nguyên tắc nêu trên xác định các điều kiện cơ bản để ứng dụngCNTT thành công trong quản lý thuế, cụ thể như sau (Tổng cục Thuế 2010a):
- Nghiệp vụ quản lý thuế được xác định rõ ràng, đầy đủ và công khai minhbạch Ngành Thuế cần quy trình hóa các nghiệp vụ quản lý thuế Đây là một điềukiện quan trọng cần được cán bộ ngành Thuế thống nhất và thực hiện ngay từgiai đoạn tham gia định hướng, xây dựng chính sách Có thể nói đây là điều kiệntiên quyết để ứng dụng CNTT trong ngành Thuế
- Nguồn nhân lực của ngành Thuế đảm bảo cho yêu cầu xây dựng, pháttriển và quản lý, duy trì vận hành hệ thống CNTT; đồng thời cán bộ thuế phảiđược đào tạo, tập huấn các kiến thức nghiệp vụ quản lý thuế và khả năng sử dụngcác ứng dụng CNTT tương ứng với các vị trí công tác Có thể thấy đây là mộtđiều kiện cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh ứng dụng công nghệ hiện đại đòi hỏingười sử dụng phải có trình độ hiểu biết nhất định nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tưlâu dài khi ứng dụng CNTT
- Nguồn tài chính phải đảm bảo không chỉ ở giai đoạn phát triển ban đầu
mà cần tính toán và đảm bảo các giai đoạn nâng cấp, mở rộng, duy trì vận hành
và thay thế đối với hệ thống thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống và phầnmềm ứng dụng CNTT Đây là một điều kiện có tính quyết định thuộc tráchnhiệm các cấp lãnh đạo khi xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các dự án ứngdụng CNTT và quá trình vận hành, bảo trì và nâng cấp, thay thế trong thời giantiếp theo
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong quản lý thuế2.1.4.1 Nhóm yếu tố chủ quan
a) Chính sách pháp luật thuế, quy trình tác nghiệp là yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến công tác triển khai nâng cấp ứng dụng CNTT trong quản lý thuế
Trang 35b) Các hệ thống trang thiết bị, hạ tầng truyền thông, hệ thống sao lưu dữliệu và hệ thống các phần ứng dụng trong quản lý thuế.
c) Trình độ, kỹ năng của cán bộ công chức thuế trong quá trình triển khai,vận hành và khai thác, sử dụng các ứng dụng CNTT trong quản lý thuế
d) Công tác triển khai, bảo trì, nâng cấp và giám sát quá trình vận hànhứng dụng CNTT
c) Đặc điểm, ý thức, kinh tế, trình độ của cộng đồng doanh nghiệp
d) Sự phù hợp trong QĐ lựa chọn đầu tư CNTT phục vụ công tác QLT tạiViệt Nam
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Thực tiễn ứng dụng CNTT ở một số quốc gia khác trên thế giới
Dựa trên các báo cáo công tác khảo sát của các đoàn công tác và các thôngtin trình bày tại một số Hội nghị thuế quốc tế, tôi đã tổng hợp một số trường hợpđiển hình về mô hình cung cấp dịch vụ thuế điện tử ở Hàn Quốc, ứng dụngCNTT trong công tác thanh tra thuế ở Trung Quốc và mô hình xử lý dữ liệu thuếtập trung tại các trung tâm vùng của Thụy Điển
2.2.1.1 Mô hình ứng dụng CNTT hỗ trợ người nộp thuế ở Hàn Quốc
Ngành Thuế Hàn Quốc bắt đầu thực hiện ứng dụng CNTT trong công tácquản lý thuế từ năm 1966 với nhiệm vụ ban đầu là nghiên cứu ứng dụng tin học
và đào tạo tin học cho cán bộ ngành thuế Đến năm 1971, Trung tâm xử lý dữliệu quốc gia về thuế được thành lập, sau đó các hệ thống xử lý dữ liệu theo từngloại thuế được hình thành dần theo thời gian
Trước đây ngành thuế Hàn Quốc được giao nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
là thực hiện thu để đáp ứng nhu cầu về tài chính quốc gia Đến nay, khi nguồnthu cho ngân sách nhà nước đã ổn định thì yêu cầu cung cấp dịch vụ hỗ trợ NNT
có mức độ ưu tiên cao nhất trong hoạt động của ngành thuế Hàn Quốc Xuất phát
từ quan điểm đó, năm 1999, Hàn Quốc đã đổi tên cơ quan Thuế từ cơ quan Quản
Trang 36lý Thuế Quốc gia (National Tax Administration) sang tên gọi mới là cơ quanDịch vụ Thuế Quốc gia (National Tax Services) Trong điều kiện có sự phát triểnmạnh mẽ về CNTT, từ những năm đầu của thế kỉ 21, ngành thuế Hàn Quốc đãứng dụng được các thành tựu mới về công nghệ để thực hiện những thay đổi cơbản trong công tác quản lý thuế Điều này được minh chứng bởi các dịch vụ thuếđiện tử (e-Tax services) được triển khai áp dụng ở Hàn Quốc trong những nămgần đây, bao gồm kê khai thuế điện tử (e-Filing), nộp thuế điện tử (e-Payment)
và thông báo thuế điện tử (e-Notices) (Tổng cục Thuế, 2004b)
Điều quan trọng bậc nhất đối với hoạt động cung cấp dịch vụ cho NNTchính là phải nắm bắt được nhu cầu của NNT đặt ra đối với cơ quan Thuế Saukhi đã hiểu rõ các vấn đề mà NNT quan tâm, ngành Thuế sẽ điều chỉnh chínhsách, chế độ thuế và triển khai áp dụng với sự trợ giúp có hiệu quả của CNTT vàtruyền thông
Một trong những thách thức đối với hoạt động quản lý thuế là việc đápứng các nhu cầu của NNT và điều đó có ảnh hưởng đến sự tuân thủ nghĩa vụ nộpthuế của họ Để hiểu biết các thắc mắc và nhu cầu của NNT một cách tốt nhất, cơquan Dịch vụ Thuế Quốc gia Hàn Quốc đã thiết lập diễn đàn đối thoại trênwebsite của mình để tiếp nhận các gợi ý, yêu cầu liên quan đến chính sách, chế
độ trong lĩnh vực thuế
Ngày nay, việc sử dụng các dịch vụ trên mạng Internet ở Hàn Quốc giatăng rất nhanh Đối với cơ quan Dịch vụ thuế Quốc gia Hàn Quốc thì cung cấpdịch vụ thuế qua mạng Internet là một giải pháp hiệu quả để cung cấp các thôngtin về tình hình thực hiện nghĩa vụ của NNT và tiếp cận, nắm bắt kịp thời nhucầu, nguyện vọng cũng như các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực thuế củaNNT Với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT và truyền thông, Internet, cơ quan Dịch
vụ thuế Quốc gia đã thu thập được ý kiến phản ánh nhu cầu, nguyện vọng củaNNT một cách dễ dàng và hiệu quả
Hiện nay ngành Thuế Hàn Quốc đã triển khai dịch vụ thuế tại nhà (HomeTax Service – HTS) dưới dạng giao dịch điện tử qua các ứng dụng được cungcấp trên mạng Internet, có ba hình thức giao dịch cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hệ thống dịch vụ Thuế điện tử cho phép NNT đăng ký sử dụngdịch vụ, cấp chữ ký điện tử, kê khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử
Thứ hai, cung cấp hệ thống phân xử khiếu nại thuế
Thứ ba, thiết lập trung tâm tư vấn thuế qua điện thoại
Trang 37Với kết quả đạt được từ dịch vụ thuế tại nhà, ngành Thuế Hàn Quốc đã đạtđược mục tiêu quan trọng là gia tăng mức độ hài lòng và sự tin tưởng của NNTđối với các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế Điều này còn đượcxác định rõ hơn thông qua số liệu thực tế cho thấy NNT tuân thủ nghĩa vụ nộpthuế ngày càng gia tăng Ngày nay, cơ quan Thuế Hàn Quốc đã xây dựng đượchình ảnh một cơ quan có chất lượng phục vụ tốt trong đời sống xã hội Hàn Quốc(Nguyễn Minh Ngọc, 2005).
2.2.1.2 Mô hình ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra thuế ở Trung Quốc
Dự án Golden Tax (giai đoạn 2) của Tổng cục Thuế Trung Quốc bắt đầu
từ năm 1998 bao gồm 4 hệ thống ứng dụng chính, trong đó có hệ thống “System
of Computer Across-audit for VAT and Cooperative Checking System forInvoice” (tạm dịch: hệ thống kiểm toán thuế VAT qua máy tính và hệ thống kiểmtra chứng từ) Từ khi có hệ thống nói trên, khái niệm “Thanh tra máy tính” đãđược xác định trong ngành Thuế Trung Quốc Đây là một khái niệm mới baohàm hệ thống ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác thanh tra và khả năng truy cập,khai thác hệ thống dữ liệu trên máy tính của NNT để xác định số liệu thực về sổsách kế toán và các giao dịch điện tử (được gọi là chứng từ điện tử) Thực tế ứngdụng CNTT ở các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước đã tạo cơ sở đểhình thành khái niệm thanh tra máy tính (thanh tra thuế bằng máy tính) và là mộtyêu cầu thực tế khách quan mà ngành Thuế các nước cần phải thực hiện, nhất làtrong tiêu chuẩn hiện đại hóa công tác thuế (Tổng cục thuế, 2004a)
Hiện nay hoạt động thanh tra máy tính về thuế ở Trung Quốc hướng đếncác doanh nghiệp lớn và các công ty đa quốc gia vì đây là những đối tượng cókhả năng đóng góp thuế nhiều nhất và cũng chính là nhóm đối tượng có rủi rocao nhất về số thu Các nội dung của thanh tra máy tính bao gồm ứng dụng tinhọc hỗ trợ công tác thanh tra, quy trình thanh tra và yêu cầu về nhân lực cho côngtác thanh tra máy tính
Các ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác thanh tra được xây dựng theo kiếntrúc ứng dụng CNTT dạng mở, tức là hệ thống ứng dụng CNTT cung cấp hệthống cơ sở dữ liệu tích hợp dưới dạng kho dữ liệu và các ứng dụng cơ bản làmcông cụ tính toán và phân tích dữ liệu Nội dung và kết quả phân tích là tùy thuộcvào trí tuệ và quyết định của nhóm thanh tra Các ứng dụng nêu trên được xâydựng trên yêu cầu về nghiệp vụ và kĩ thuật thanh tra bao gồm 3 phần: ứng dụng
Trang 38phục vụ phân tích rủi ro, truy tìm hoặc khôi phục chứng từ điện tử và ứng dụngchuyển đổi dữ liệu đã được cập nhật Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục ThuếTrung Quốc thì việc ứng dụng CNTT trong công tác thanh tra thuế đã tiết kiệmđược 50% thời gian của một cuộc tranh tra và nâng cao chất lượng thanh tra sovới trước.
Quy trình thanh tra máy tính về thuế chỉ khác quy trình thanh tra thủ công
ở công đoạn có sự tham gia của ứng dụng CNTT (bao gồm cả thiết bị, phần mềmứng dụng và con người) Trong quy trình thanh tra máy tính, cần có sự hỗ trợ từcác chuyên gia tin học khi hệ thống cơ sở dữ liệu của NNT phức tạp vượt quákhả năng của cán bộ thanh tra thuế Quy trình thanh tra của máy tính bao gồm:
- Lựa chọn hồ sơ để thanh tra; phân tích rủi ro hồ sơ đã chọn để xác định
cụ thể các phạm vi rủi ro, dữ liệu thông tin cần kiểm tra;
- Lập kế hoạch thanh tra theo cách thức gửi yêu cầu cho NNT về việccung cấp thông tin đến hệ thống cơ sở dữ liệu để xác định có cần sự hỗ trợ củachuyên gia tin học hay không (trường hợp NNT sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệuphức tạp ngoài khả năng của thanh tra thuế thì đoàn thanh tra cần có sự hỗ trợcủa các chuyên gia tin học trong việc lên sơ đồ kết cấu tổ chức kho dữ liệu củaNNT để xác định các giao dịch dữ liệu phục vụ thanh tra thuế bằng cách chuyểnvào ứng dụng hỗ trợ thanh tra)
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, đối chiếu và thu thập chứng từ, bằngchứng (trường hợp đoàn thanh tra có nghi ngờ hoặc NNT có hành vi xóa hoặcsửa chữa dữ liệu và đoàn không có khả năng xử lý truy cập hoặc khôi phục lại dữliệu thì cần niêm phong máy tính và yêu cầu sự hỗ trợ của chuyên gia tin học)
- Lập báo cáo kết quả thanh tra
- Thông qua Hội đồng thẩm định
- Thông báo kết quả thanh tra cho NNT
Hiện nay, ở Trung Quốc, các công ty lớn đều có đội ngũ cán bộ có trình
độ chuyên môn cao và có khả năng ứng dụng CNTT ở mức độ phức tạp, do đóngành thuế cần có một số chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng CNTT (khoảng10-20 người) để có thể hỗ trợ cho thanh tra thuế khi có yêu cầu hoặc vướng mắc
về việc chiết xuất hay xử lý dữ liệu của NNT phục vụ công tác thanh tra
Do Trung Quốc là một nước rộng lớn, có sự khác biệt về phát triển giữacác khu vực phía Bắc và phía Nam, nguồn nhân lực tại trung ương lại không đủ
Trang 39để có thể xây dựng được hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ công tác thanh trathống nhất trong toàn ngành, vì vậy Tổng cục Thuế Trung Quốc đã định hướngkhuyến khích các tỉnh tự xây dựng ứng dụng riêng cho địa phương và phối hợpvới Trung ương thử nghiệm, sau đó nếu thích hợp sẽ được nhân rộng trên toànquốc Tại một số cục thuế có nhiều NNT lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, QuảngĐông, bộ phận thanh tra máy tính (bao gồm thanh tra thuế và cán bộ tin học) đãđược thành lập từ năm 1999 để xây dựng các ứng dụng hỗ trợ thanh tra.
Đối với phần mềm ứng dụng trong thanh tra thuế thường có các chức nănglựa chọn hồ sơ thanh tra theo tiêu thức định sẵn (bao gồm các lệnh như tính tỉsuất, so sánh với mức trung bình, lọc doanh thu, số thuế phải nộp, số thuế cònnợ…); ứng dụng chiết xuất dữ liệu NNT và chuyển đổi vào ứng dụng dựa trêncác công cụ phần mềm phổ dụng như Microsoft Access và Excel để phân tích,đối chiếu… Ngoài ra, Trung Quốc đang thử nghiệm chương trình “Người nộpthuế vàng” áp dụng cho các doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ hoàn thuế giá trịgia tăng trên cơ sở theo dõi và kiểm soát số liệu kê khai đầu vào, đầu ra qua việcxác định từ dữ liệu của bộ phận quản lý hóa đơn và số liệu kê khai của doanhnghiệp (bao gồm thông tin chi tiết và tổng hợp từ các tài khoản có liên quan đếnthuế giá trị gia tăng)
2.2.1.3 Mô hình ứng dụng CNTT tại Trung tâm xử lý dữ liệu thuế Thụy Điển
Trên thế giới, Thụy Điển là một nước phát triển có hệ thống thuế hoạtđộng ổn định và hiệu quả, phần lớn các công việc hàng ngày của hệ thống Thuếnước này đều sử dụng thông qua các ứng dụng CNTT
Cũng như bất kì quốc gia khác nào trên thế giới, khi nhận thức được tầmquan trọng của hệ thống Thuế, ngay từ những năm 1960, Thụy Điển đã vạch racho mình một hướng đi khi đưa ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý thuế.Những năm 1980, cùng với việc cải tổ lại hệ thống Thuế với cơ quan Trungương, lãnh đạo ngành Thuế Thụy Điển đã vạch ra kế hoạch cải cách nhằm mụctiêu tăng cường tính tuân thủ luật thuế của NNT và giảm chi phí cho việc thựchiện công tác thu thuế Kể từ đó, ngành Thuế Thụy Điển từng bước xây dựng hệthống ứng dụng CNTT để sử dụng tại 20 cơ quan Thuế trên phạm vi cả nước
Vào những năm 1990, do sự thay đổi của hệ thống chính sách thuế nên hệthống ứng dụng CNTT ở Thụy Điển phải thay đổi tới 80% hệ thống ứng dụngnhằm đáp ứng những yêu cầu gia tăng về khối lượng công việc cần quản lý vàmức độ phức tạp trong nội dung công việc Điều đó đã dẫn đến việc thiết lập mô
Trang 40hình ứng dụng CNTT tập trung tại 8 Trung tâm vùng Điều này được thực hiệncòn nhờ vào sự phát triển về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực truyền thông (tốc độđường truyền dữ liệu cao và ổn định).
Từ năm 1998 hệ thống Thuế Thụy Điển có những cải cách với mục tiêugiảm thuế thu nhập và chuyển sang thực hiện thuế giá trị gia tăng Hệ thốngứng dụng CNTT lại phải có những thay đổi cho phù hợp với thực tế Vấn đềnhập dữ liệu đã được ngành Thuế Thụy Điển giải quyết tại các Trung tâm vùngvới giải pháp sử dụng máy quét tốc độ cao để tự động nhận dạng và số hóa hồ
sơ thuế để cập nhật số liệu từ các tờ khai do NNT gửi đến qua bưu điện (Tổngcục Thuế, 1999)
2.2.2 Thực tiễn ứng dụng CNTT ở Việt Nam
Đối với ngành Thuế Việt Nam, ứng dụng CNTT nhằm đáp ứng yêu cầu
xử lý tự động các hoạt động nội bộ cơ quan Thuế, đồng thời cải tiến về chất đốivới những hoạt động cung cấp dịch vụ công về thuế qua mạng Internet Với côngnghệ khoa học – kĩ thuật hiện nay, bên cạnh việc tiếp tục cung cấp các thông tin
về chính sách chế độ, các thủ tục hướng dẫn và thông tin tham khảo về trạng tháihoạt động của NNT, ngành thuế sẽ tiến tới việc cung cấp các dịch vụ điện tử nhưtrao đổi – hỏi đáp, đăng ký thuế qua mạng, kê khai qua mạng, nộp tiền thuế quamạng
Đối với nội dung xây dựng và triển khai hệ thống dịch vụ thuế điện tử,ngành Thuế thực hiện lộ trình phát triển về dịch vụ công điện tử trong ngànhThuế, vừa mở rộng kê khai qua mạng, kê khai trực tuyến, xây dựng Cổng thôngtin điện tử, nâng cấp website để làm tốt hơn việc công khai hóa chính sách, chế
độ, thủ tục hành chính về thuế, hoàn thiện phần mềm hỗ trợ kê khai thuế cấpmiễn phí cho các doanh nghiệp và NNT, phát triển và mở rộng việc xã hội hóadịch vụ kê khai qua mạng…
Ở các tỉnh thành khác trong cả nước, tiêu biểu có thể kể đến Cục Thuế cáctỉnh, thành phố như Hà Nội, Nghệ An… là những đơn vị điểm sáng trong ứngdụng CNTT vào công tác quản lý thuế
2.2.2.1 Thực tiễn ứng dụng CNTT trong QLT tại Cục Thuế TP Hà Nội
Cục Thuế Hà Nội là cục thuế lớn trong cả nước cả về số thu ngân sách,phạm vi, quy mô và đầu mối quản lý NNT Từ ngày 1-8-2008 thực hiện Nghịquyết 15 của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, theo đó CụcThuế Hà Nội hợp nhất với Cục Thuế Hà Tây có tới 23 phòng thuộc Văn phòng