3.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại CụcThuế tỉnh Bắc Ninh - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD trong giai
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––
ĐỖ THỊ HIỂN
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––
ĐỖ THỊ HIỂN
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC
THUẾ TỈNH BẮC NINHChuyên ngành: Quản lý kinh
tế Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thu
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3tại Việt Nam
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Hiển
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, cùng các thầy, cô giáo trong Trường Đại học kinh tế & QTKD đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Hoàng Thị Thu với cương vị
hướng dẫn khoa học đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, các phòng ban liên quan tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, các ban, ngành cùng với các doanh nghiệp đã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm
2015
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Hiển
Trang 5MỤC LỤC
i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 3
5 Kết cấu của luận văn 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 4
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN đối với DN NQD 4
1.1.1 Vai trò và đặc điểm của DN NQD 4
1.1.2 Một số vấn đề về thuế TNDN 9
1.1.3 Quản lý thuế TNDN đối với DN NQD 17
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý thuế TNDN đối với DN NQD 27
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD tại một số địa phương 27
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 33
2.2 Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1 Khung phân tích 33
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 34
Trang 62.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 35
2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 35
2.2.5 Phương pháp phỏng vấn sâu 36
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 36
2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế TNDN 36
2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý thuế TNDN 36
2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nợ đọng thuế TNDN của DN NQD 38
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC NINH 40
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh 40
40
3.1.2 Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực 41
3.1.3 Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội 42
3.2 Đặc điểm của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 44
3.2.1 Khái quát về Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 44
3.2.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 45
3.2.3 Đặc điểm nhân sự của văn phòng Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 49
3.2.4 Cơ chế quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 50
3.2.5 Kết quả thực hiện thu Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2012 - 2014 51
3.3.Đặc điểm hoạt động của các DN NQD tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 3.3.1 Khai quát về DN NQD tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 53
3.3.2 Đặc điểm tình hình hoạt động của DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh
59 3.4.Công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 61
3.4.1.Tình hình quản lý thuế TNDN thông qua hồ sơ khai thuế 61
3.4.2 Tình hình quản lý thuế thông qua kết quả thu thuế TNDN 68
Trang 73.4.3 Tình hình quản lý thuế thông qua sự tuân thủ của các DN NQD 70
3.4.4 Tình hình quản lý thuế TNDN thông qua nợ đọng thuế TNDN của DN NQD 73
3.5 Các nhân tố ảnh h ư ởng đến công tác quản lý thuế TNDN đối với DN
NQD tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 76
3.5.1 Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế 77
3.5.2 thốngHệ chính sách thuế, pháp luật thuế 81
3.5.3 Công tác tuyên truyền chính sách thuế 82
3.6.Đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 83
3.6.1 Kết quả đạt được 83
3.6.2 Hạn chế 84
3.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 85
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC NINH 87
4.1 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 87
4.1.1 Quan điểm 87
4.1.2 Phương hướng 88
4.1.3 Nhiệm vụ 89
4.2 Giải pháp tăng c ư ờng quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Cục
Thuế tỉnh Bắc Ninh 91
4.2.1 Tăng cường công tác quản lý người nộp thuế 91
4.2.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về thuế 94 4.2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,giáo dục và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế 98
4.2.4 Đẩy mạnh khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
Trang 8quản lý thuế 101
4.2.5 Công tác khác 102
4.3 Một số kiến nghị 104
4.3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước về chế độ chính sách 104
4.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính – Tổng Cục thuế 106
4.3.3 Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Ninh và Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 107
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 112
Trang 9DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng mẫu theo ngành nghề kinh doanh 35Bảng 3.1 Chức năng của các phòng thuộc Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 47Bảng 3.2 Cơ cấu tổ chức cán bộ văn phòng Cục thuế tỉnh Bắc Ninh năm
2012 - 2014 49Bảng 3.3 Số thu Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014 52Bảng 3.4 Số lượng Doanh nghiệp đang hoạt động giai đoạn 2012-2014 55Bảng 3.5 Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục
thuế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ Năm 2012-2014 57Bảng 3.6 Số lượng các DN NQD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo lĩnh
vực kinh doanh qua 3 năm 2012 - 2014 60Bảng 3.7 Hồ sơ khai thuế TNDN đã nộp cho cơ quan thuế giai đoạn
2012-2014 61Bảng 3.8 Kết quả thu NSNN của các DN NQD theo từng sắc thuế 69Bảng 3.9 Kết quả thu NSNN về thuế TNDN của các DN NQD theo
ngành nghề 69Bảng 3.10 Tình hình tuân thủ luật thuế TNDN của các doanh nghiệp NQD 71Bảng 3.11 Tình hình vi phạm luật thuế, nợ đọng thuế TNDN của các
doanh nghiệp NQD 74Bảng 3.12 Số thu về thuế TNDN qua các năm 2012-2014 75Bảng 3.13 Kết quả điều tra về sai sót trong kê khai, nộp thuế TNDN 77Bảng 3.14 Bảng kết quả điều tra doanh nghiệp về việc coi trọng công tác
kế toán của doanh nghiệp 78Bảng 3.15 Kết quả điều tra doanh nghiệp về hoạt động kiểm tra thuế của
cơ quan thuế tác động đến các doanh nghiệp 79Bảng 3.16 Kết quả điều tra về thực hiện chính sách thuế TNDN 81Bảng 3.17 Kết quả điều tra về dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế 82
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Bắc Ninh 41Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của ngành thuế Bắc Ninh 45Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại văn phòng Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 46
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điềutiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân Chính vì vậy mà các nhà kinh tế, các nhàquản lý luôn quan tâm nghiên cứu về chính sách thuế của quốc gia nói chung
và của từng địa phương nói riêng Trọng tâm của các nghiên cứu là: làm thếnào để chính sách thuế đạt được mục đích tạo nguồn thu vững chắc, đảm bảocân đối thu chi Ngân sách Nhà nước; đồng thời góp phần phát huy tác dụngđiều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội
Hệ thống chính sách thuế ở nước ta hiện nay gồm các sắc thuế chủyếu: Thuế Giá trị gia tăng; Thuế TNDN; Thuế Thu nhập cá nhân; Thuế Tiêuthụ đặc biệt; Thuế xuất, nhập khẩu; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Thuếnhà, đất; Thuế sử dụng đất nông nghiệp Từ năm 1990 đến nay, Nhà nước đãtừng bước thực hiện cải cách hệ thống chính sách thuế và bộ máy ngành Thuếđược tổ chức lại thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.Nhờ vậy, công tác quản lý thuế đã được đổi mới căn bản, từng bước hiện đạihóa và phát huy được vai trò tích cực trong việc thực hiện các Luật thuế mới
và tăng thu cho NSNN Trong công tác quản lý thuế thì công tác quản lý thuếTNDN đối với các doanh nghiệp NQD là khó khăn nhất, phức tạp nhất, luônđược quan tâm, chú ý nhiều nhất vì đây là khu vực có tiềm năng đóng góp sốthu lớn vào NSNN và cũng là khu vực thất thu thuế nhiều nhất
Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh mới được tái thiết lập lại từ năm 1997, đã nhanhchóng hoà cùng với cả nước tạo thế, tạo đà vững bước đi lên; xây dựng kinh
tế - xã hội của Bắc Ninh ngày càng vững mạnh Trong quá trình phát triểnkinh tế, tỉnh đã luôn quan tâm xây dựng ngành thuế lớn mạnh để đảm bảocông tác thu cho ngân sách, đáp ứng được nhiệm vụ chi tiêu ngày càng caocủa tỉnh nhà
Trang 13Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tamgiác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phíaĐông Bắc của thủ đô Hà Nội Với nhiều chủ trưởng chính sách thu hút cácnguồn lực cho đầu tư phát triển, tổ chức khai thác có hiệu quả tiềm năng thếmạnh của mình, những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra nhiều điều kiện thuậnlợi cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp NQD phát triển Nằmtrong môi trường kinh doanh thuận lợi như vậy các doanh nghiệp NQD đãnhanh chóng chuyển biến nắm bắt được những thay đổi của nền kinh tế trong
cơ chế mới Song trong những năm vừa qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau
mà việc động viên thuế vào NSNN từ các doanh nghiệp NQD còn gặp nhiềukhó khăn, gây thất thoát khá nhiều so với khả năng có thể động viên đượcnhất là nguồn thu từ thuế TNDN Thực tế đó đã đặt ra một đòi hỏi cấp thiết làphải có những nghiên cứu cơ bản từ lý luận đến thực tiễn để tìm ra nguyênnhân và đề xuất giải pháp khắc phục để hoàn thiện tăng cường quản lý thuếTNDN đối với DN NQD trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới Chính vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Tăng cường quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh"
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Thông qua nghiên cứu, phân tích làm rõ thực trạng quản lý thuế TNDNđối với doanh nghiệp NQD tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, luận văn đề xuất cácgiải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với loại hình doanh nghiệp nàytại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lýthuế TNDN đối với DN NQD tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại CụcThuế tỉnh Bắc Ninh
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDN đối với
DN NQD trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014
- Phạm vi không gian: Cục thuế và các DN NQD đang hoạt động tạitỉnh Bắc Ninh
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về quản lý thuế TNDN đốivới các doanh nghiệp NQD
Thông qua nghiên cứu làm rõ những lý luận cơ bản về công tác quản lýthuế TNDN và đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối vớidoanh nghiệp NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh (những kết quả đã đạt được,hạn chế trong công tác quản lý thuế TNDN, nhất là đối với DN NQD); đề tàicung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn để tìm ra giải pháp tăng cường công tácquản lý thuế TNDN đối với DN NQD, góp phần chống thất thu ngân sách, xâydựng môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kếtcấu thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế TNDN
đối với DN NQD
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh
nghiệp NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý thuế
TNDN đối với doanh nghiệp NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN đối với DN NQD
1.1.1 Vai trò và đặc điểm của DN NQD
1.1.1.1 Khái niệm DN NQD
Đại hội Đảng lần thứ IV đã nhận định: Trong xã hội ta còn nhiều người
có sức lao động, chưa có việc làm, chưa sử dụng hết thời gian lao động, khảnăng thu hút sức kao động của khu vực Nhà nước là có hạn trong khi nguồnvốn của Nhà nước eo hẹp thì nguồn dự trữ vốn trong nhân dân hầu như chỉ đểđưa vào tiêu dùng, cất giữ Phải có chính sách mở đường cho người lao động
tự tạo việc làm, kích thích mọi người đưa vốn vào sản xuất kinh doanh, mởrộng tái sản xuất trên quy mô toàn xã hội Xuất phát từ sự đánh giá nhữngtiềm năng tuy phân tán, nhưng rất quan trọng trong nhân dân, cả về sức laođộng, kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tạo việc làm, từ đó khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh được chính thức thừa nhận (Phan Bích Hà,2014).
Theo Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có quy định
"Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh".
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay bao gồm: Doanhnghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH (Công ty TNHH 2thành viên trở lên; Công ty TNHH 1 thành viên); Công ty cổ phần; Công tyhợp danh; Công ty liên doanh; Công ty 100% vốn nước ngoài Theo hình thức
sở hữu tài sản ở Việt Nam doanh nghiệp được chia thành 2 loại hình là:Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp NQD Số lượng doanh nghiệp tăngnhanh qua các năm, tỷ trọng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm trên 90%
Trang 165trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động Tính đến ngày 31/12/2012, theo
Trang 17số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nước có 340.441 doanh nghiệp ngoài nhànước đang hoạt động, chiếm gần 97% số lượng doanh nghiệp và tạo ra hơn60% việc làm Các doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng khẳng định vị trícủa mình, nhiều thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và
ngoài nước (Hạ Thu Thủy, 2014).
Trước đây, nền kinh tế nước ta gồm hai thành phần kinh tế là kinh tếquốc doanh và kinh tế tập thể Khi hội nhập, mở cửa nền kinh tế nước ta gồmnhiều thành phần kinh tế Trong đó theo hình thức sở hữu vốn có doanhnghiệp nhà nước và doanh nghiệp NQD
Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp NQD (cótác giả cho rằng doanh nghiệp NQD là loại hình doanh nghiệp không thuộc sởhữu Nhà nước, chủ doanh nghiệp là người quyết định mọi vấn đề liên quan tớidoanh nghiệp; cũng có tác giả cho rằng doanh nghiệp NQD là doanh nghệpkhông chịu bất cứ sự chi phối nào của Nhà nước, doanh nghệp tự chủ tronghoạt động tài chính của mình ) nhưng một trong những quan niệm về doanhnghiệp NQD được thừa nhận chung là:
Doanh nghiệp NQD là hình thức doanh nghiệp không thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ Hợp tác xã; toàn bộ vốn, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động; chủ sở hữu hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý.
Như vậy DN NQD là loại hình doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhànước, không có vốn của nhà nước và không có vốn đầu tư nước ngoài Nhànước không tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp
Các hình thức cụ thể của doanh nghiệp NQD bao gồm:
- Công ty cổ phần;
Trang 18- Quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp NQD thường nhỏ,vốn ít, sử dụng lao động ít, sử dụng công nghệ máy móc thường lạc hậu thậmchí lỗi thời.
- Các doanh nghiệp NQD có tính năng động cao; dễ thích nghi với hoàncảnh, sự thay đổi của nền kinh tế, thể hiện: ngành nghề kinh doanh rất phongphú, đa dạng như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khai thác khoáng sản, kinhdoanh thương mại, cung cấp các dịch vụ, chế tác vàng, sản xuất chế biến thức
ăn, sản xuất chế biến xi măng nhưng chủ yếu tập trung vào kinh doanhthương mại, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp Tuy nhiên đây lại là loạihình doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật không cao, thường xuyêngian lận thuế gây thất thu thuế nhất là thuế TNDN
- Tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp NQD thường gọngàng, linh hoạt, phù hợp với chức năng, hoạt động của mình
Trang 191.1.1.2 Đặc điểm của DN NQD
Kinh tế tư nhân tuy rộng lớn nhưng về cơ bản là kinh tế hộ quy mô nhỏ
và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
Trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu so với mức trung bình của thếgiới, hơn nữa tốc độ đổi mới lại quá chậm Hạn chế về năng lực cán bộ vàcông tác nghiên cứu trong doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng trong sảnxuất – kinh doanh
Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động còn hạn chế: tuy ViệtNam có lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn tương đối cao so với cácnước có cùng trình độ phát triển, nhưng chủ yếu là lao động làm việc giảnđơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề thấp, sức khỏe hạn chế, năng suất laođộng không cao
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ thấp:
- Sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: yếu tố tư bản cấu thành trongsản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao,tính độc đáo không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm nói chungthấp;
- Khả năng hạn chế về vốn, khả năng tiếp cận nguồn thông tin của các
DN NQD, sự bảo hộ của Nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước
đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các DN NQD
1.1.1.3 Vai trò của DN NQD
Hiện nay các doanh nghiệp NQD đang giữ vị trí chủ chốt trong nềnkinh tế; luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước; hàngloạt các chích sách, chế độ đưa ra nhằm tạo khuôn khổ cho các doanh nghiệpNQD phát triển điển hình là Luật doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp
2014 Vậy chúng ta thử đặt câu hỏi xem vì sao các doanh nghiệp NQD lạiđược quan tâm như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu vaitrò của các doanh nghiệp NQD đối với nền kinh tế - xã hội
Trang 209Vai trò của các doanh nghiệp NQD đối với nền kinh tế - xã hội bao gồm:
Trang 21- Tạo nguồn thu cho NSNN chủ yếu là thuế: doanh nghiệp NQD thamgia vào mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề của nền kinh tế, hàng năm các doanhnghiệp NQD đã mang lại nguồn thu đáng kể cho NSNN (năm 2010 số thuế
mà các doanh nghiệp NQD đóng góp vào NSNN là 65.785 tỷ đồng, chiếm12,5% tổng thu NSNN) Nếu như cơ chế quản lý tốt thì mức động viên từ cácdoanh nghiệp NQD sẽ ổn định và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấuthu của NSNN
- Các doanh nghiệp NQD với số lượng đông đảo lại năng động nhạybén luôn tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng GDP của quốc gia,thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn (GDP của các doanh nghiệpNQD thường chiếm khoảng 40% GDP của cả nước)
- Các doanh nghiệp NQD là các đơn vị trung gian; đại lý bán, tiêu thụhoặc tham gia sản xuất gia công một phần, một khâu, một giai đoạn trong quátrình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Quốc doanh: khi tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp Quốc Doanh luôn cần đủmọi đầu vào mà những đầu vào này chủ yếu do các doanh nghiệp NQD cungcấp hoặc làm trung gian Qua đây chúng ta lại càng thấy rõ hơn mối quan hệgắn bó khăng khít giữa các doanh nghiệp NQD và các doanh nghiệp QuốcDoanh: doanh nghiệp NQD được coi là nhân tố xúc tác quan trọng cho sựphát triển kinh tế nói chung và sự phát triển, tồn tại của các doanh nghiệpQuốc Doanh nói riêng Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện naycác doanh nghiệp NQD vàc các doanh nghiệp Quốc Doanh thực sự là đối thủcủa nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau để cùng tồn tại dẫu biết rằng giữachúng có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Các doanh nghiệp NQD còn có vai trò ổn định nền kinh tế, tạo thêmcông ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự nghiệp Côngnghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu: "dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh"
Trang 22Tóm lại: các doanh nghiệp NQD có vai trò vô cùng quan trọng trong
nền kinh tế, điều này đã trả lời cho câu hỏi vì sao Nhà nước lại ưu đãi cácdoanh nghiệp này như vậy Tuy nhiên các doanh nghiệp NQD là những doanhnghiệp nhỏ lẻ, hoạt động trên địa bàn rộng, ý thức chấp hành pháp luật rấtthấp nên việc quản lý các doanh nghiệp NQD sẽ rất khó, nếu không quản lýtốt rất dễ dẫn tới thất thu thuế
Thu nhập của một tổ chức hoặc cá nhân thường được nhận biết qua cácđặc điểm sau:
- Thu nhập luôn luôn gắn liền với một chủ thể nhất định trong nền kinh
tế, xã hội - thể hiện tính sở hữu của thu nhập
- Việc xác định thu nhập của chủ thể khác nhau trong một thời giannhất định được biểu hiện dưới hình thức giá trị - là hình thức thông qua đó cóthể biết được tổng số thu nhập từ các nguồn khác nhau của một cá nhân haymột pháp nhân
- Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu vàphân phối lại thu nhập quốc dân
Căn cứ vào tiêu thức khác nhau người ta chia ra các loại thu nhập nhằmđáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau như thu nhập công ty, thu nhập cánhân, thu nhập thường xuyên, thu nhập không thường xuyên, thu nhập từ laođộng và các thu nhập khác… Do đó thuế thu nhập cũng có nhiều loại: thuế
Trang 23TNDN, thuế thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyểnnhượng chứng khoán, Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản… Trongphạm vi của luận văn này tôi sẽ trình bày về thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định thường là một kỳ kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanhđều là đối tượng điều chỉnh của thuế TNDN Thuế TNDN chỉ điều chỉnh phầnTNCT Vì việc đánh thuế vào loại thu nhập nào, đánh thuế nặng hay nhẹ vàotừng loại thu nhập là tùy thuộc vào quan điểm của mỗi Nhà nước về điều tiếtthu nhập qua thuế thu nhập, phụ thuộc vào khả năng quản lý thuế, chi phíquản lý thuế cũng như mục tiêu của thuế thu nhập phải đạt được để góp phầnthực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từngthời kỳ nhất định
1.1.2.1.2 Đặc điểm thuế TNDN
- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu Tính chất trực thu của loại thuếnày được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịuthuế
- Thuế TNDN đánh vào TNCT của doanh nghiệp, do vậy mức độngviên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp
1.1.2.1.3 Vai trò của thuế TNDN
* Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN.
Thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơcấu thu NSNN Ở các nước phát triển, hai loại thuế chủ yếu này đã làm chothuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN (Mỹ: thuế trực thuchiếm khoảng 75%, Nhật Bản khoảng 74%)
Ở nước ta thuế TNDN là một sắc thuế chính, chiếm một tỷ trọng lớntrong tổng số thu NSNN hàng năm (tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu
Trang 2413NSNN (trừ dầu thô) năm 2011 là 30%; năm 2012 là 24,3%: năm 2013 là27,2%).
Trang 25Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh
tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ranguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN
* Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết
vĩ mô nền kinh tế.
Nhà nước ban hành một hệ thống chính sách pháp luật về thuế TNDN
áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh
tế, tạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất pháttriển Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nướcthể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phảinộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triểnmột lĩnh vực nào đó Nhà nước sử dụng thuế TNDN là một biện pháp khuyếnkhích bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nướccần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốntrong dân cư và các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắcphục khó khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằng việc sử dụng biện phápmiễn, giảm, giãn thuế TNDN theo mức độ khác nhau
* Thuế TNDN là một công cụ để Nhà nước thực hiện chính sách công
bằng xã hội.
Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảmbảo sự công bằng trong phân phối thu nhập Thuế TNDN được áp dụng chocác loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, điều này khôngnhững đảm bảo được công bằng theo chiều ngang mà còn cả công bằng theochiều dọc Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào kinh doanh bất cứhình thức nào nếu có TNCT thì phải nộp thuế TNDN Về chiều dọc, với mứcthuế suất thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao hơn thì phải nộp thuếnhiều hơn (theo số tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp
Trang 261.1.2.2 Quy định hiện hành về thuế TNDN
Hiện nay ở nước ta đang áp dụng Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12ngày 03/6/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 Các văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị định122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật thuế TNDN; Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày27/7/2012 của Bộ Tài chính; Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013của Chính Phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN; Thông tư78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghịđịnh số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản khác có liên quan
Nội dung cơ bản của Luật thuế TNDN hiện hành bao gồm:
1.1.2.2.1 Người nộp thuế TNDN
Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp)
1.1.2.2.2 Phương pháp và căn cứ tính thuế TNDN
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định: Số thuếthu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuếnhân với thuế suất
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:Thuế
Thuế suất thuế TNDNTrường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loạithuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệpđược trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá sốthuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ theo quy định của Luật Thuếthu nhập doanh nghiệp
Trang 27* Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhậpchịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ cácnăm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập
=tính thuế
Trong đó:
Thu nhậpchịu thuế
Thu nhập được
-miễn thuế
Các khoản lỗđược kếtchuyển theoquy định
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt độngsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằngdoanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phíđược trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó Doanhnghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suấtkhác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhânvới thuế suất tương ứng
Doanh thu để tính thuế TNCT là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền giacông, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội màdoanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa
Chi phí được trừ là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản chi có đủ hóa đơn,chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
Trang 28Các khoản thu nhập khác là các khoản TNCT trong kỳ phát sinh thuế
mà các khoản thu nhập này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh
có trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
+ Thu nhập được miễn thuế bao gồm 7 khoản thu nhập: thu nhập từtrồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theoLuật Hợp tác xã; Thu nhập từ việc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trực tiếpphục vụ nông nghiệp; Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ, thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời
kỳ sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ côngnghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Viêt Nam; Thu nhập từ hoạt động sản xuấtkinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là ngườikhuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quân trongnăm chiếm từ 51% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm củadoanh nghiệp; Thu nhập từ hoạt động dậy nghề dành riêng cho người dân tộcthiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng
tệ nạn xã hội; Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liêndoanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước; Khoản tài trợ nhận được để sửdụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từthiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt nam
+ Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về TNCT Doanhnghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển toàn bộ và liên tục số
lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của nhữngnăm tiếp theo Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ nămtiếp sau năm phát sinh lỗ Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phátsinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thunhập của các năm tiếp sau
* Thuế suất thuế TNDN là 25% Riêng đối với hoạt động tìm kiếm,thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm tại Việt Nam thì thuế suấtTNDN là từ 32% đến 50%
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của BộTài Chính thì từ ngày 01/1/2014 thuế suất thuế TNDN là 22% Doanh nghiệpđược thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn
vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanhthu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%
1.1.2.2.3 Nơi nộp thuế
Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính Trường hợp doanhnghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụthuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địabàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ
sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất
Việc phân bổ số thuế phải nộp quy định tại khoản này không áp dụngđối với trường hợp doanh nghiệp có các công trình, hạng mục công trình hay
cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc
1.1.2.2.4 Ưu đãi thuế TNDN
- Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN: Các ưu đãi về thuế TNDN chỉ
áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từtheo quy định và đăng ký, nộp thuế TNDN theo kê khai
- Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN:
+ Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệpnếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanhnghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đượchưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi,mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không đượchưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng
+Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không hạch toán riêngthu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thunhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thìphần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng
Trang 30(=) tổng thu nhập tính thuế (không bao gồm thu nhập khác) nhân (x) với tỷ lệphần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinhdoanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanhnghiệp trong kỳ tính thuế.
- Hình thức ưu đãi:
+ Ưu đãi về thuế suất: có 2 mức thuế ưu đãi là 10% và 20% Thời gian
áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp códoanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế
+ Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế có các mức giảm sau: Miễnthuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm liên tiếp theo; Miễn thuế
4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo; Miễn thuế 2 nămgiảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo Thời gian miễn thuế đượctính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có TNCT từ dự án đầu tư đượchưởng ưu đãi thuế Trường hợp doanh nghiệp không có TNCT trong ba nămđầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế,giảm thuế được tính từ năm thứ tư
Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế Thờiđiểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ kỳ tínhthuế đầu tiên doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các
kỳ tính thuế trước chuyển sang)
+ Các trường hợp miễn, giảm thuế khác như:
Miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người saucai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trởlên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp; Thu nhập
từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyếttật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, ngườiđang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS; Thu nhập từ
Trang 31chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…
Giảm thuế đối với: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữchiếm trên 50% tổng 150 lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thườngxuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số laođộng có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theohướng dẫn tại tiết a điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toánriêng được; Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số đượcgiảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chithêm cho lao động là người dân tộc thiểu số hướng dẫn tại tiết b điểm 2.9Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được
- Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưuđãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế
để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế
Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tracác điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp đượcmiễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điềukiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được Trường hợp doanh nghiệp khôngđảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế,giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính
về thuế theo quy định
1.1.3 Quản lý thuế TNDN đối với DN NQD
1.1.3.1 Khái niệm quản lý thuế TNDN đối với DN NQD
Quản lý thuế là việc chủ thể quản lý thuế áp dụng các quy trình quản lýthuế tác động vào chủ thể quản lý thuế nhằm đạt được kết quả mong muốnhoặc mục tiêu đặt ra
Trang 32Quy trình quản lý thuế được xây dựng dựa trên quy định của pháp luật
về thuế hiện hành và các quy định khác có liên quan trong đó nêu rõ nội dung,trình tự xử lý công việc trong từng nội dung của quản lý thuế.
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những chức năng,nhiệm vụ của cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; đó là kiểmtra, xác định tính đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuếnhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế Kiểm trathuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở của người nộp thuế
Quản lý thuế TNDN giúp cơ quan thuế kiểm soát các căn cứ tính thuế;phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, các hình thức gian lận thuếTNDN; để đánh thuế công bằng, hợp lý nghĩa vụ thuế giữa các thành phầnkinh tế, các doanh nghiệp
1.1.3.2 Mục tiêu quản lý thuế TNDN đối với DN NQD
- Quản lý thuế TNDN giúp cơ quan thuế quản lý được nguồn thu thuếnói chung, thuế TNDN nói riêng đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời vàoNSNN
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế; tạo điều kiện thuận lợi đểcác doanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ thuế
- Phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi viphạm, các hình thức gian lận thuế TNDN
- Giúp cơ quan thuế phát hiện những kẽ hở, những quy định về thuếTNDN không phù hợp thực tiễn, từ đó kiến nghị sửa đổi luật thuế TNDN, chế
độ kế toán và các quy định có liên quan
1.1.3.3 Nguyên tắc quản lý thuế TNDN đối với DN NQD
Mỗi cấp cơ quan quản lý Nhà nước có nhiệm vụ khác nhau trong quản
lý thuế Tuy nhiên, hoạt động quản lý thuế của các cơ quan Nhà nước có thẩmquyền đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định Quản lý thuếTNDN đối với DN NQD cũng không nằm ngoài những nguyên tắc này Đó làcác nguyên tắc:
Trang 33- Tuân thủ pháp luật: Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bêntrong quan hệ quản lý thuế bao gồm cả cơ quan Nhà nước và người nộp thuế.Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý;quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế đều do pháp luật quy định.
- Đảm bảo tính hiệu quả: Giống như mọi hoạt động quản lý khác, hoạtđộng quản lý thuế phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả Các hoạt động quản lýthuế được thực hiện, các phương pháp quản lý được lựa chọn phải đảm bảo sốthu vào NSNN là lớn nhất theo đúng Luật thuế Đồng thời chi phí quản lýthuế là tiết kiệm nhất
- Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế: Để đảm bảo hoạtđộng thu nộp thuế đúng pháp luật, Nhà nước nào cũng tăng cường các hoạtđộng quản lý đối với người nộp thuế Trong điều kiện quản lý thuế hiện đại sựtăng cường vai trò của Nhà nước theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiểm soátkết quả thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp với quy định của pháp luật (kiểm trasau), đồng thời tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động lựa chọn cách thứckhai thuế và nộp thuế phù hợp với hoạt động KD của mình, tôn trọng tính tựgiác của NNT Để đảm bảo nguyên tắc này cần có hệ thống các văn bản phápluật thuế đầy đủ, rõ ràng, phù hợp; có các chế tài đủ mạnh để trừng phạt cáchành vi vi phạm pháp luật thuế và có tác dụng răn đe
- Công khai, minh bạch: Là một trong những nguyên tắc quan trọng củaquản lý thuế Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quy định về quản lý thuế, baogồm pháp luật thuế và các quy trình, thủ tục thu nộp thuế phải công bố côngkhai cho NNT và tất cả những tổ chức, cá nhân có liên quan được biết.Nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các quy định về quản lý thuế rõ dàng, đơn giản,
dễ hiểu và diễn đạt sao cho chỉ có thể hiểu theo một cách nhất quán, khônghiểu theo nhiều cách khác nhau
1.1.3.4 Nội dung đánh giá hoạt động quản lý thuế TNDN DN NQD
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế TNDN
Trang 34Mục đích, ý nghĩa: Đánh giá mức độ đóng góp của ngành thuế trong
việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN về thuế TNDN, chỉ tiêu này được tính vàphân tích nguyên nhân biến động theo từng năm
Tỷ lệ tổng thu thuế TNDN do
ngànhthuế quản lý trên tổng thu NSNN =
Tổng thu thuếTNDN do ngànhthuế quản lý
x 100%Tổng thu NSNN
- Chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ nghĩa vụ khai thuế TNDN:
+ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế TNDN đã nộp(%): Là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ
hồ sơ khai thuế TNDN đã được doanh nghiệp nộp trong một năm so với tổng
số hồ sơ khai thuế TNDN phải nộp Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuânthủ Pháp luật càng tốt
Tỷ lệ hồ sơ khai thuế
TNDN đã nộp (%) =
Số hồ sơ khai thuế TNDN đã nộp Tổng số hồ sơ khai thuế TNDN phải nộp
x 100
Mục đích: Để đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuếTNDN của NNT trong năm
- Tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN đúng hạn(%): là chỉ tiêu
phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế đã nhận được trong một năm Ý nghĩa: Chỉtiêu cho thấy ý thức chấp hành của người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ khaithuế Mục đích: đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuếTNDN của NNT trong năm
Tỷ lệ DN nộp tờ khai thuế
TNDN đúng hạn (%) =
Tổng số DN nộp tờ khai thuế
TNDN đúng hạnTổng số DN đã nộp tờ khai TNDN x 100
- Tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ nộp thuế TNDN đúng hạn(%): là chỉ tiêu
số tương đối phản ánh tổng số doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn trên tổng sốdoanh nghiệp phải nộp thuế trong một năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho thấy ý thức
Trang 35chấp hành người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN.
Trang 36Tỷ lệ DN nộp thuế
TNDN đúng hạn (%) =
Tổng số DN nộp thuế TNDN
đúng hạnTổng số DN phải nộp thuế
TNDN
x 100
- Tỷ lệ doanh nghiệp chấp hành Luật thuế TNDN(%): là chỉ tiêu số
tương đối phản ánh tỷ lệ doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách thuế TNDNtrong một năm so với tổng số doanh nghiệp phải kê khai thuế Chỉ tiêu càngtiến đến 100 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt
Tổng số DN chấp hành luật
Tỷ lệ DN chấp hành
Luật thuế TNDN (%) = Tổng số DN phải kê khaithuế TNDN x 100
thuế TNDN
*Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nợ thuế TNDN
- Tỷ lệ doanh nghiệp nợ đọng thuế TNDN(%): là chỉ tiêu số tương đối
so sánh, phản ánh tỷ lệ doanh nghiệp nợ đọng thuế hàng năm với tổng sốdoanh nghiệp phải nộp thuế TNDN Chỉ tiêu càng tiến đến 0 thì tính tuân thủPháp luật càng tốt Mục đích: Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của NNT
Tỷ lệ DN nợ đọng thuế
Tổng số DN nợ đọng thuế TNDNTổng số DN phải nộp thuế TNDN x 100
- Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm Luật thuế TNDN(%): là chỉ tiêu số
tương đối so sánh, phản ánh tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm Luật thuế TNDNvới tổng số doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN Chỉ tiêu càng tiến đến 0 thìtính tuân thủ Pháp luật càng tốt Mục đích đánh giá mức độ tuân thủ phápluật thuế của NNT
Tỷ lệ DN vi phạm Luật
thuế TNDN (%) =
Tổng số DN vi phạm luật thuế TNDNTổng số DN phải nộp thuế TNDN x 100
- Tỷ lệ tiền nợ thuế TNDN so với số thực hiện thu thuế TNDN của
ngành thuế:
Trang 37Mục đích, ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế
(theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế…), ý thức tuân thủ của NNT trongviệc thực hiện nghĩa vụ thuế và việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tácquản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Tỷ lệ tiền nợ thuế TNDN với
=
số thực hiện thu của ngành thuế
Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá Tổng thu nội địa do ngành
thuế quản lý
x 100%
- Tỷ lệ tiền nợ thuế của năm trước thu được trong năm nay so với tổng
số nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước:
Mục đích, ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả công tác theo dõi, đôn đốc việc
thu các khoản nợ thuế có khả năng thu nhưng chưa thu được từ năm trước; kếtquả việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ thuế
Tỷ lệ số tiền nợ thuế từ năm
trước thu được trong năm nay =
Số tiền nợ thuế từ năm trước thu được trong năm
nay Tổng số tiền nợ thuế có khả năng thu tại thời điểm 31/12 năm trước
x 100%
1.1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế TNDN đối với DN NQD 1.1.3.5.1 Nhân tố chủ quan
+Tổ chức bộ máy quản lý thuế và năng lực công chức thuế.
Yếu tố này có vai trò quan trọng mang tính quyết định cho việc thực thichủ trương, chính sách, bảo đảm thắng lợi cho công cuộc cải cách thuế Hệthống bộ máy quản lý thuế phải được kiện toàn, củng cố để có đủ điều kiệnthực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống thuế Bộ máyquản lý thuế phải thống nhất từ trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lựccủa cả hệ thống trong quá trình triển khai hệ thống chính sách thuế mới
Công chức thuế là người thi hành pháp luật về thuế một hệ thống thuếhoạt động hiệu quả ngoài công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
Trang 38thuế, thì việc chính sách, pháp luật thuế có hiệu quả trong thực tế hay khôngphụ thuộc rất lớn vào quá trình triển khai, tổ chức thi hành pháp luật mà côngchức thuế chính là người làm việc trực tiếp với người nộp thuế Công chứcthuế có thể giải thích, tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế từ việc tìm hiểu, nghiêncứu pháp luật về thuế, đến việc chấp hành các quy định trong các văn bảnpháp luật về thuế, thực hiện đầy đủ các quy định trong quy trình quản lý thuế.Đồng thời, qua việc thi hành pháp luật về thuế, sau quá trình kiểm tra, đánhgiá, so sánh với thực tế triển khai, công chức thuế chính là người rút ra nhữngkinh nghiệm, những hạn chế trong quản lý thuế Và từ đó, góp ý, đề xuất sửađổi các quy định về pháp luật về thuế hiện hành cho phù hợp với tình hìnhthực tế.
Năng lực toàn diện của các cán bộ quản lý thuế phải được nâng cao vềquan điểm, lập trường, đạo đức, về trình độ nghiệp vụ thuế, về khả năng tổchức quản lý, thông thạo về kế toán, kiểm toán, có trình độ ngoại ngữ, biết sửdụng vi tính phù hợp với sự phát triển của ngành và đáp ứng được yêu cầuquản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụngày càng đa dạng và phức tạp
Đội ngũ cán bộ quản lý thuế tinh giản, có trình độ, có đạo đức sẽ là cơ
sở nền tảng cho quản lý thuế tốt Do vậy, xây dựng nguồn nhân lực cho tổchức bộ máy ngành thuế là một công việc rất quan trọng Xây dựng nguồnnhân lực gồm có các công việc phân tích đánh giá nhu cầu về nhân lực, tuyểndụng, bố trí nguồn nhân lực, đánh giá nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực Công tác xây dựng nguồn nhân lực lại phụthuộc rất lớn vào mô hình tổ chức bộ máy ngành thuế, cơ chế quản lý thuế,khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý Để đánh giá so sánh vềnguồn nhân lực trong ngành thuế, người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức để
so sánh như: tỷ lệ số cán bộ thuế trên tổng số dân, tỷ lệ số công dân trên 1 cán
bộ thuế, tỷ lệ giữa số lực lượng lao động trên 1 cán bộ thuế
Trang 39Việc xây dựng đội ngũ công chức thuế là một trong những chương trình quan trọng trong chiến lược nâng cao hiệu quả quản lý thuế ở mỗi quốc gia.
+ Quy trình quản lý thuế
Đây chính là cơ chế vận hành hết sức quan trọng trong quá trình tổchức quản lý, hành thu Cần thiết phải xây dựng một quy trình quản lý, thunộp thuế, quyết toán thuế chặt chẽ từ khâu quản lý đối tượng nộp thuế, lập bộthuế và thông báo thuế, tổ chức thu nộp qua hệ thống kho bạc, theo dõi chấm
bộ thuế, quyết toán và xử lý nợ đọng, xem xét miễn giảm thuế, báo cáo cungcấp thông tin trong hệ thống
Mỗi đối tượng quản lý thuế, chẳng hạn đối tượng thực hiện thu theophương pháp khấu trừ, phương pháp kê khai hay khoán thuế hoặc theo từngsắc thuế như thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, đều phải xây dựng một quytrình cụ thể, chặt chẽ, có sự độc lập của từng khâu, kiểm tra giám sát lẫn nhau
+ Công nghệ thông tin
Khối lượng công việc quản lý hành thu thuế là rất lớn, chi phí rất cao
và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu ngân sách nhà nước Phương phápcàng tiến bộ thì kết quả quản lý thu thuế càng cao Do vậy, việc ứng dụngcông nghệ tin học là một khả năng tốt nhất có tác dụng mạnh trong việc đẩymạnh cải cách thuế và phát huy những tiến bộ của ngành thuế trong công tácquản lý và hành thu thuế hiện nay
Đặc điểm của công tác quản lý thuế là phải quản lý trực tiếp đến từngđối tượng nộp thuế theo nhiều loại sắc thuế với số lượng đối tượng nộp thuếrất lớn mà theo quy định thì tất cả các chứng từ hoạt động kinh doanh, kê khainộp thuế, căn cứ tính thuế, thông báo thuế phải lưu giữ là nguyên tắc bắtbuộc Do vậy, nếu làm bằng phương pháp thủ công thì sẽ cần rất nhiều nhânlực và chi phí cao Mặt khác, sự sai sót, chậm trễ trong việc tính thuế và cungcấp thông tin để chỉ đạo hành thu sẽ có nhiều khả năng tạo ra kẽ hở để thất thuthuế, tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế Nếu ứng dụng tốt công tác tin
Trang 40học sẽ tự động hoá các khâu công việc trên và theo một quy trình chặt chẽ sẽnâng cao tính pháp lý và hiệu quả sẽ rất tốt trong công tác quản lý hành thuthuế hiện nay.
+ Công tác tuyên truyền chính sách thuế
Các chính sách chế độ, luật, pháp lệnh về thuế chỉ có thể thực thi mộtcách đầy đủ, thống nhất khi công tác phổ biến giáo dục được triển khai sâurộng trong quảng đại quần chúng Mọi tổ chức, cá nhân cần phải biết đầy đủcác quy định, những việc phải làm và mức độ sẽ bị xử lý đối với từng hành vitrốn lậu thuế, không chấp hành nghiêm việc kê khai, đăng ký thuế; vi phạm về
sử dụng hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán, dây dưa nợ đọng trốn thuế Tăngcường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế còn có ý nghĩa nâng caotính tự giác, ý thức về nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và sự kiểm tragiám sát của xã hội đối với việc thực thi các chính sách, pháp luật về thuế,đảm bảo tính công khai, công bằng xã hội
+ Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng
Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước Là công
cụ quan trọng để Nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội hay nói một cáchkhác thuế là một phạm trù kinh tế - chính trị tổng hợp, do đó thực hiện chínhsách thuế không phải là công việc đơn phương của ngành thuế Cần có sựphối hợp với các đoàn thể và cơ quan có liên quan để triển khai đồng bộ việcthi hành chính sách thuế với các chính sách khác và quản lý kinh tế - xã hộitrên địa bàn
Cần phát huy chức năng của các toà án hành chính kinh tế trong việcgiải quyết các tranh chấp giữa CQT và NNT bảo đảm tính khách quan trongviệc thực hiện đầy đủ các quy định về thuế của nhà nước
Phối hợp với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để kịp thời xác định ngườinộp thuế đăng ký thuế, ngừng hoạt động, giải thể
Phối hợp với các ngân hàng trong việc nộp thuế tạo điều kiện cho ngườinộp thuế được nộp thuế nhanh, tiện và không mất thời gian