Mục đích của việc phân tích này là đánh giá tình hình thực hiện giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị, xác định nhu cầu về máy móc thiết bị trong tời gian tới và đề
Trang 1PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP THEO CÁC
CHỈ TIÊU SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ.
I. Mục đích ý nghĩa:
1.1 Mục đích:
_ Trong doanh nghiệp ngoài nhân lực, máy móc thiết bị là yếu tố quyết định đến việc doanh nghiệp có hoàn thành hay không hoàn thành chỉ tiêu giá trị sản xuất Mục đích của việc phân tích này là đánh giá tình hình thực hiện giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị, xác định nhu cầu về máy móc thiết bị trong tời gian tới và đề xuất các kiến nghị về công tác bảo quản mua sắm nâng cấp máy móc thiết bị
_ Qua phân tích để xem xét việc sử dụng các yếu tố về máy móc thiết bị ảnh hưởng tới giá trị sản xuất của doanh nghiệp như thế nào
_ Qua phân tích đánh giá tình hình biến động về số lượng máy móc thiết bị, tình hình
bố trí máy móc thiết bị, nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó có biện pháp sử dụng hợp lí các máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp
_ Qua phân tích, đánh giá tình hình quản lí, sử dụng thời gian khai thác của máy móc thiết bị, tình hình năng suất giờ của một máy móc thiết bị trong doanh nghiệp Trên
cơ sở dó các nhà quản lí sẽ có biện pháp khai thác hiệu quả, nâng cao năng suất sử dụng của máy móc thiết bị tại doanh nghiệp của mình
1.2 Ý nghĩa:
− Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi Để đạt được kết quả cao nhất thì doanh nghiệp cần phải xác định được phương hướng,mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về nguồn nhân lực, máy móc thiết bị Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm vững các nhân tố, các nguyên nhân làm ảnh hưởng tới giá trị sản xuất đó là các máy móc thiết bị, đây là một phần quan trọng trong doanh nghiệp Nó phản ánh cơ sở vật chất kĩ thuật,năng lực hiện có cũng như tiến bộ kĩ thuật đã đạt
Trang 2được, năng lực này thường xuyên có sự thay đổi nếu chỉ biết tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật mà không biết quản li, sử dụng tốt sẽ gây lãng phí rất lớn
− Vì vậy ta phải tiến hành phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị, thong qua việc phân tích thấy rõ được những ưu, nhược điểm trong việc đầu tư vốn xây dựng
cơ bản để gia tăng giá trị sản xuất
− Đồng thời việc nghiên cứu còn giúp cho người quản lí thấy rõ những lãng phí hay những tiềm năng chưa khai thác hết của máy móc, thiết bị từ đó có những biện pháp khắc phục, khai thác tốt hơn, triệt để hơn Đồng thời có cơ sở quyết định cho việc đầu tư phù hợp với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Trang 3II. Viết phương trình kinh tế:
Gọi Gsx là giá trị sản xuất (103 đồng)
− là số máy móc bình quân trong kỳ (chiếc)
− là số ngày làm việc bình quân (ngày/chiếc)
− là số giờ làm việc bình quân (giờ/ngày)
− h là năng suất giờ bình quân (103đồng/giờ)
→Phương trình kinh tế: G sx = h
III. Xác định đối tượng phân tích:
Gọi Gsx0 là giá trị sản xuất kì gốc:Gsx0= 0.0.0.h0 = 96.876.668(103đ)
Gọi Gsx1 là giá trị sản xuất kì nghiên cứu:
Gsx1= 1.1.1.h1= 81.916.938(103đ)
→Đối tượng phân tích: ∆G sx = G sx 1 - G sx 0 = -14.959.730(10 3 đ)
IV. Lập bảng phân tích:
Trang 4BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU DOANH THU THEO CHỈ TIÊU SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ
STT Chỉ tiêu hiệu Ký Đơn vị Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh (%) Chênh lệch (10 3 Đ)
Mức độ ảnh hưởng→G sx
Tuyệt đối (10 3 Đ)
Tương đối (%)
1
Số máy móc
bình quân có
trong kỳ
3 Số giờ làm việcbình quân NgàyGiờ/ 6,4 6,3 98,44 -0,1 -1.544.540 -1,59
4 Năng suất giờbình quân h 10Giờ3Đ/ 546,74 460,27 84,18 -86,47 -15.389.113 -15,89
Tổng giá trị sản xuất G sx 10 3 Đ 96.876.668 81.916.938 84,56 -14.959.730
Mã sinh viên: 57918
Lớp: KTN55-ĐH1
Trang 5V. Tiến hành phân tích:
4.1.Đánh giá chung:
Qua bảng số liệu phân tích trên, ta thấy chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp đã giảm, cụ thể: ở kỳ gốc tổng giá trị sản xuất là 96.876.668(103 Đ); đến kỳ nghiên cứu tổng giá trị sản xuất là 81.916.938(103 Đ) Như vậy, trong kỳ nghiên cứu, tổng giá trị sản xuất của công ty giảm 14.959.730 tương ứng đạt 84,56% so với kỳ gốc
Sự biến động giá trị sản xuất như trên do 4 nhân tố: số máy móc bình quân, số ngày làm việc bình quân, số giờ làm việc bình quân, năng suất giờ bình quân Trong đó: chỉ tiêu số máy móc bình quân, số giờ làm việc bình quân, năng suất giờ bình quân làm giảm giá trị sản xuất, chỉ tiêu số ngày làm việc bình quân làm tăng giá trị sản xuất
Chỉ tiêu làm giảm giá trị sản xuất nhiều nhất là năng suất giờ bình quân Do năng suất giờ bình quân kỳ nghiên cứu giảm 86,47 (103 đ/giờ) so với năng suất giờ bình quân
kỳ gốc Chỉ tiêu này làm giá trị sản xuất giảm 15.389.113 (103 đ), tương ứng giảm 15,89% so với giá trị sản xuất kì gốc
Chỉ tiêu số máy móc bình quân làm giảm giá trị sản xuất do số máy móc bình quân kì nghiên cứu giảm 2(chiếc) so với số máy móc bình quân kì gốc, làm giá trị sản xuất giảm 1.525.212 (103 đ), tương ứng giảm 1,57% so với giá trị sản xuất kì gốc
Chỉ tiêu số giờ làm việc bình quân làm giảm giá trị sản xuất do số giờ làm việc bình quân kì nghiên cứu giảm 0,1 (giờ/ngày) so với số giờ làm việc bình quân kì gốc Chỉ tiêu này làm giá trị sản xuất giảm 1.544.540 (103 đ), tương ứng giảm 1,59% so với giá trị sản xuất kì gốc
Trang 6Chỉ tiêu duy nhất làm tăng giá trị sản xuất là số ngày làm việc bình quân Do số ngày làm việc bình quân kì nghiên cứu tăng 8(ngày/chiếc) so với kì gốc, làm giá trị sản xuất tăng 3.499.540(103 đ), tương ứng tăng 3,61% so với giá trị sản xuất kì gốc
4.2.Phân tích chi tiết:
4.2.1. Chỉ tiêu số máy móc bình quân trong kì:
Biến động kinh tế:
− Số máy móc bình quân của doanh nghiệp tại kỳ gốc là 127 chiếc Sang kỳ nghiên cứu giảm còn 125 chiếc, đạt 98,43% tương ứng giảm 2 chiếc so với kỳ gốc Do vậy điều này làm giảm giá trị sản xuất của doanh nghiệp một lượng tuyệt đối là 1.525.212 (103 đ), tức là làm giảm 1,57% tổng giá trị sản xuất
Nguyên nhân:
− Sự biến động trên, có thể do những nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân 1: Do máy móc thiết bị quá cũ nát, lạc hậu, không thể vận hành
được nhưng doanh nghiệp vẫn chưa có đủ điều kiện về kinh tế để mua máy móc mới thay thế khiến cho số máy móc bình quân trong kỳ giảm
⇒Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực
+ Nguyên nhân 2: Do doanh nghiệp kí kết hợp đồng sản xuất những sản phẩm mới
đòi hỏi công nghệ hiện đại, tiên tiến nên những máy móc thiết bị lạc hậu không được sử dụng do không phù hợp nên số máy móc bình quân trong kì giảm
⇒Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực
+ Nguyên nhân 3: Do thời tiết ở kì nghiên cứu mưa nhiều dẫn đến ẩm ướt, làm cho
máy móc thiết bị nhanh bị ô xi hóa làm giảm tuổi thọ, hư hỏng nhanh hơn so với tính toán của nhà quản lí nên khi hỏng hóc không kịp sửa chữa, thay thế làm cho
số máy móc bình quân trong kì giảm
Trang 7⇒Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
+ Nguyên nhân 4: Ở kì nghiên cứu, doanh nghiệp đã kí kết hợp đồng đặt mua máy
móc thiết bị hiện đại từ nước ngoài, nhưng do công tác vận chuyển gặp rủi ro ngoài ý muốn, nên việc bàn giao máy móc thiết bị chậm hơn so với dự kiến, khiến cho số lượng máy móc bình quân trong kì giảm
⇒Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực
Kết luận:
Trong 4 nguyên nhân phân tích trên:
Nguyên nhân 1 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực
Nguyên nhân 4 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực
• Chủ doanh nghiệp nên tính toán cẩn thận mức trích khấu hao của máy móc thiết bị để sử dụng một cách hợp lý Qua đó, biết được máy móc nào đã khấu hao hết giá trị sử dụng, máy móc nào còn giá trị sử dụng để
có hướng giải quyết hợp lý
• Các nhà quản lí cần theo dõi sát sao từng loại máy móc thiết bị, ứng với tình hình kinh tế của công ty để có thể sửa chữa, thay thế kịp thời và vạch ra hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
4.2.2. Chỉ tiêu số ngày làm việc bình quân:
Biến động kinh tế:
− Số ngày làm việc bình quân tại kì gốc là 218 (ngày/chiếc) Sang kì nghiên cứu là:
226 (ngày/chiếc), tăng 8 (ngày/chiếc) tương ứng 103,67% so với kì gốc Do vậy điều này làm tăng giá trị sản xuất của doanh nghiệp lên một lượng tuyệt đối là 3.499.540 (103Đ), tức là làm tăng 3,61% tổng giá trị sản xuất
Trang 8 Nguyên nhân:
− Sự biến động tích cực trên, có thể do những nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân 1: Nhận thấy máy móc thiết bị là nguồn lực quan trọng, là nhân tố sản
xuất cốt lõi giúp cho doanh nghiệp hoàn thành được chỉ tiêu sản xuất đề ra, nên ở
kì gốc doanh nghiệp đã tập trung hơn vào việc nâng cấp, tu sửa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, làm ảnh hưởng nhiều đến số ngày làm việc của máy móc, khiến cho giá trị sản xuất bị giảm xuống đáng kể Do vậy rút kinh nghiệm kì trước, trong kì nghiên cứu doanh nghiệp vẫn quan tâm đến việc bảo hành máy móc nhưng đã cố gắng đẩy nhanh và đề ra những giải pháp tối ưu sao cho vừa đảm bảo máy móc hoạt động với tình trạng tốt nhất, vừa đảm bảo số ngày làm việc của máy móc
⇒Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
+ Nguyên nhân 2: Ở kì gốc, nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất khan
hiếm do được nhập từ nước ngoài, làm cho việc vận hành máy móc bị gián đoạn, máy móc thiết bị phải tạm ngừng hoạt động để chờ nguyên vật liệu Đến kì nghiên cứu, doanh nghiệp kí kết hợp đồng thu mua nguyên vật liệu ở trong nước, với chất lượng tương đương nên đã rút ngắn được thời gian vận chuyển, cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ cho máy móc hoạt động tốt nhất, nên số ngày làm việc bình quân tăng lên
⇒Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
+ Nguyên nhân 3: Trong kì gốc do hệ thống điện lưới còn kém, tình trạng cắt điện
luân phiên để tu bổ, nâng cấp đường điện đã khiến cho doanh nghiệp phải đóng cửa tạm ngừng sản xuấttrong một vài ngày Nhưng sang đến kì nghiên cứu, hệ thống điện lưới đã ổn định, đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho quá trình sản xuất, máy móc hoạt động không bị gián đoạn nên số ngày làm việc bình quân cũng tăng lên
⇒Đây là nguyên nhân khách quan tích cực
+ Nguyên nhân 4: Trong kì gốc rơi vào một số ngày nghỉ lễ của Nhà nước nên doanh
nghiệp cũng được nghỉ theo quy định của pháp luật Nhưng ở kì nghiên cứu số ngày
Trang 9nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần ít hơn nên số ngày làm việc bình quân cũng nhiều hơn so với
kì gốc
⇒Đây là nguyên nhân khách quan tích cực
Kết luận:
Trong 4 nguyên nhân phân tích trên:
Nguyên nhân 1 là nguyên nhân chính chủ quan tích cực
Nguyên nhân 3 là nguyên nhân chính khách quan tích cực
Máy móc thiết bị là nguồn sống của doanh nghiệp, máy móc có hoạt động tốt, có bền thì sản phẩm sản xuất ra mới hoàn hảo, đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng và nhu cầu của thị trường nên việc thường xuyên kiểm tra, tu sửa, nâng cấp là rất tốt Tuy nhiên các nhà quản lí cần tính toán thật cẩn thận, có kế hoạch, chuẩn bị kĩ càng cho công tác giám định, thẩm định chất lượng máy móc, nên tận dụng những ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần để sửa chữa, bảo hành và cố gắng đẩy nhanh hơn nữa quá trình này Có như vậy mới không làm ảnh hưởng tới số ngày làm việc của máy móc, nâng cao được chất lượng sản phẩm
4.2.3. Chỉ tiêu số giờ làm việc bình quân:
Trang 10 Biến động kinh tế:
− Số giờ làm việc bình quân tại kì gốc là 6,4(giờ/ngày) Sang kì nghiên cứu là: 6,3(giờ/ngày), giảm 0,1 (giờ/ngày) tương ứng 98,44% so với kì gốc Do vậy điều này làm giảm giá trị sản xuất của doanh nghiệp xuống một lượng tuyệt đối là 1.544.540 (103Đ), tức là làm giảm 1,59% tổng giá trị sản xuất
Nguyên nhân:
− Sự biến động trên có thể do những nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân 1: Do nguồn vốn còn hạn hẹp nên doanh nghiệp chưa lắp đặt các thiết
bị làm mát cho máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của mình mà đặc thù, tính chất riêng của máy móc rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết nhất là nhiệt độ cao Ở kì nghiên cứu, thời tiết đã chuyển sang mùa hè nóng bức mà không có thiết bị làm mát nên máy móc phải ngừng hoạt động vì quá nóng làm giảm số giờ làm việc bình quân
⇒ Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực
+ Nguyên nhân 2: Ở kì nghiên cứu, doanh nghiệp chủ động giảm số giờ làm việc của
máy móc thiết bị trong ngày xuống nhằm giảm lượng khí thải của máy móc, thiết bị gây ra làm ô nhiễm môi trường Mặc dù việc này góp phần bảo vệ môi trường, thực hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc góp phần bảo vệ môi trường song lại có những tác động ảnh hưởng không tốt đến giá trị sản xuất của doanh nghiệp
⇒ Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực
+ Nguyên nhân 3: Do đặc thù của một số loại máy móc, thiết bị của doanh nghiệp cần
phải đặt ở ngoài trời để tiện cho quá trình sản xuất một số công đoạn, nên khi thời tiết xấu như mưa, gió, bão thì không thể sử dụng được do vậy đã làm giảm thời gian vận hành của máy móc
⇒ Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực
Trang 11+ Nguyên nhân 4: Do đội ngũ nhân viên chưa lành nghề, trình độ thấp, không sử dụng
thành thạo máy móc thiết bị nên khi gặp sự cố đã tốn rất nhiều thời gian để khắc phục làm cho số giờ làm việc bình quân của máy móc giảm
⇒ Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực
Kết luận:
Trong 4 nguyên nhân phân tích trên:
Nguyên nhân 2 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực
Nguyên nhân 3 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực
Có thể nói mục đích hướng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái của doanh nghiệp là rất tốt, cần tiếp tục duy trì và phát huy ý thức đó hơn nữa Tuy nhiên doanh nghiệp nên suy xét kĩ lưỡng , lập kế hoạch dài hạn để tìm cho mình một hướng đi lâu dài, ổn định hơn Bởi không phải lúc nào nhu cầu từ thị trường, từ phía khách hàng cũng cho phép doanh nghiệp giảm số giờ làm việc chỉ để bảo vệ môi trường, như vậy vừa gây lãng phí thời gian vừa không đáp ứng nguồn cung hàng hóa Do vậy thay vì giảm số giờ làm việc, doanh nghiệp có thể đầu tư để để ngoài đáp ứng việc nâng cấp, bổ sung những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất thì cũng cần bổ sung hệ thống xử lí chất thải, khí thải trước khi đưa ra môi trường Có như vậy doanh nghiệp mới có thể vừa đảm bảo số giờ làm việc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa có thể bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp một cách lâu dài và bền vững nhất
Trang 124.2.4. Chỉ tiêu năng suất giờ bình quân:
Biến động kinh tế:
− Năng suất giờ bình quân tại kì gốc là 546,74(103 Đ /giờ) Sang kì nghiên cứu là: 460,27(103 Đ /giờ), giảm 86,47(103 Đ/giờ) so với kì gốc Điều này làm giảm giá trị sản xuất của doanh nghiệp một lượng tuyệt đối là 15.389.113 (103Đ), tức là làm giảm 15,89% tổng giá trị sản xuất Đây là nhân tố giảm nhiều nhất, do đó cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến giá trị sản xuất
Nguyên nhân:
− Sự biến động tiêu cực trên có thể do những nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân 1: Do doanh nghiệp vẫn còn sử dụng một số máy móc thiết bị lạc
hậu ở một số bộ phận trong dây chuyền sản xuất không ăn khớp với các thiết bị mới hiện đại hơn nên trong quá trình vận hành và sử dụng rất hay gặp trục trặc và lỗi kĩ thuật làm giảm năng suất giờ bình quân
⇒ Đây nguyên nhân chủ quan tiêu cực
+ Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp tuyển thêm nhân viên nhưng tay nghề vẫn còn
non nớt, chưa có kinh nghiệm nên vận hành máy móc thiết bị không đạt được hiệu quả, hơn nữa còn gây ra hỏng hóc phải kiểm tra và khắc phục nên gây ảnh hưởng không tốt tới năng suất giờ bình quân
⇒ Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực
+ Nguyên nhân 3: Do thời tiết nóng lạnh thất thường nên một số công nhân bị cảm
và ốm đột xuất làm cho các nhà quản lí không kịp bố trí người thay thế dẫn đến thiếu nhân lực vận hành máy móc làm ảnh hưởng đến năng suất giờ bình quân ⇒ Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực