Ở trường Đại học Bách Khoa, các bạn sinh viên năm cuối được tham dự chương trình sinh hoạt công dân cuối khóa.. Chương trình do Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Viên và Việc Làm trường Đại học Bách
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nếu dành thời gian để tìm kiếm thông tin trên mạng hay qua các sách báo với từ khóa “học tập sau đại học”, chúng ta sẽ bắt gặp được hơn 29 triệu kết quả Phần nhiều những kết quả là các bài viết, những thông tin đến giới thiệu các khóa học, các chương trình học tập tại các trường trong và ngoài nước Rất ít, thậm chí là không có thông tin, số liệu thống kê cụ thể về nhu cầu học tập cũng như các nghiên cứu có liên quan đến mong muốn của người học về các chương trình đào tạo sau đại học Hơn nữa, các thông tin giới thiệu về các chương trình sau đại học chỉ dừng ở mức độ quảng cáo, chưa thật sự giúp người đọc, người có nhu cầu học tập sau đại học thấy rằng liệu chương trình này có phù hợp với bản thân mình không cũng như chưa giúp ích cho các cơ sở đào tạo trong việc thay đổi chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu chung của các học viên
Ở trường Đại học Bách Khoa, các bạn sinh viên năm cuối được tham dự chương trình sinh hoạt công dân cuối khóa Chương trình do Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Viên và Việc Làm trường Đại học Bách Khoa tổ chức, gồm chuỗi sự kiện hướng
nghiệp cho các bạn sinh viên thông qua các hoạt động: “Phỏng vấn thử, thành công thật”, “Kỹ năng viết CV”, “Kỹ năng trả lời phỏng vấn”, tư vấn hướng nghiệp từ phía lãnh đạo các công
ty lớn ở Việt Nam hay là các hội thảo tuyển dụng được tổ chức
tại trường, “Ngày hội việc làm”, “Sàn tuyển dụng”… Qua tên
gọi các hoạt động chúng ta cũng thấy được mục đích của chúng nhằm chuẩn bị hành trang cho các bạn sinh viên trên con đường đến với các nhà tuyển dụng chứ chưa có định hướng gì thêm cho hoạt động học tập sau đại học của sinh viên
Trang 2Đối với sinh viên, hiện nay thường có các hướng lựa chọn sau khi tốt nghiệp:
- Một bộ phận sinh viên xuất sắc sẽ được mời về công tác trong khoa mà họ vừa tốt nghiệp và song song với công việc đó, các bạn sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội học tập lên học vị cao hơn;
- Một bộ phận khác sẽ không đi làm ngay và tiếp tục con đường học vấn;
- Một bộ phận khác nữa sau khi tốt nghiệp sẽ tìm kiếm nơi làm việc phù hợp, sau khi công việc ổn định, họ sẽ nghĩ đến chuyện học tập để được thăng tiến hơn nữa trong công việc
Như vậy, cho dù định hướng sau khi tốt nghiệp như thế nào thì đa số sinh viên cũng phải có một sự lựa chọn giống nhau trên bước đường tương lai sự nghiệp đó là đạt được một học vị cao hơn là kỹ sư/cử nhân
Tất cả những vấn đề trên cho thấy một khảo sát nhằm thăm
dò nhu cầu học tập sau đại học của sinh viên năm cuối ở trường Đại học Bách Khoa nhằm đánh giá mong muốn của các bạn sinh viên, từ đó xây dựng các hoạt động hỗ trợ phù hợp là điều cần thiết Ở đây, do giới hạn bởi các nguồn lực như thời gian, khả năng, kinh nghiệm, kiến thức nên nghiên cứu chỉ được thực hiện đối với nhu cầu học cao học
Nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Nhu cầu học cao học của sinh viên năm cuối – Một nghiên cứu trong sinh viên Đại học Bách Khoa”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra các yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc chọn chương trình học tập sau đại học của sinh viên năm cuối
Trang 3- Kiến nghị, góp ý một số điểm cần thiết nhằm cải thiện các chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo nói chung và tại trường Đại học Bách Khoa nói riêng để phù hợp hơn với nhu cầu của sinh viên
3 Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng nhu cầu học cao học của sinh viên năm cuối Đại học Bách khoa
- Xác định các yếu tố tác động đến việc thực hiện hành vi học cao học của sinh viên năm cuối
4 Giả thuyết khoa học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận nhằm xác định cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng nhu cầu học cao học của sinh viên năm cuối Đại học Bách khoa
- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến quyết định học cao học của sinh viên
……
6 Khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát 500 sinh viên năm cuối tại trường Đại học Bách Khóa - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh đang học tại các khoa: Cơ khí, Địa chất & Dầu khí, Điện – Điện tử, Khoa học & Kỹ thuật Máy tính, Kỹ thuật Hóa học, Quản lý công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Môi trường, Khoa học ứng dụng, Kỹ thuật giao thông và Công nghệ vật liệu
- Phạm vi nghiên cứu: Bằng cấp thạc sĩ được chia ra làm nhiều loại, tương ứng mỗi loại có một yêu cầu khác nhau đối với học viên Có một số ngành học viên có thể theo học ngay sau khi tốt nghiệp đại học, có một số ngành lại đòi hỏi một số yếu tố
Trang 4khác ngoài bằng đại học (số năm kinh nghiệm, năm công tác ở lĩnh vực liên quan, kiến thức cơ sở ngành bắt buộc…) Nhưng với phương pháp lấy mẫu của đề tài này này nhu cầu học được nghiên cứu chung đối với tất cả sinh viên năm cuối, sắp tốt nghiệp của trường Đại học Bách Khoa, không phân theo ngành
mà sinh viên dự định sẽ học cao học, nhằm giúp người đọc có được hình dung về các nhân tố chính tác động đến nhu cầu học cao học của họ Vì vậy, việc khảo sát được thực hiện đại trà trên các sinh viên K.2010 của trường Điểm này cũng chính là hạn chế của đề tài, và hướng nghiên cứu bổ sung sẽ được đề nghị ở phần sau
Về thời gian khảo sát: ………
7 Phương pháp nghiên cứu
Khi đã xác định được lý do hình thành đề tài, mục tiêu đề tài (1) thì tìm hiểu các lý thuyết liên quan và tiến tới xây dựng
mô hình nghiên cứu (2) là điều cần làm tiếp theo Các lý thuyết
về nhu cầu, học tập, học cao học cùng mô hình TPB (Icek Ajzen)
và nghiên cứu liên quan có sử dụng mô hình TPB là cơ sở cho việc xác định các yếu tố trong mô hình lý thuyết
Mô hình lý thuyết ban đầu được hình thành dựa trên lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, do đó khi áp dụng vào thực
tế sinh viên ĐHBK thì cần được kiểm định để điều chỉnh cho thích hợp với tình hình thực tế, đồng thời các biến thang đo cũng cần được xây dựng để phục vụ cho khảo sát để thu được dữ liệu
sơ cấp Lúc này, ta cần thực hiện nghiên cứu sơ bộ (3) Kết quả của bước nghiên cứu này được sử dụng để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất, thiết kế thang đo và thiết kế bảng câu hỏi (4) cho nghiên cứu định lượng
Bảng câu hỏi dùng để khảo sát phải gồm những câu hỏi mà những người thuộc tổng thể nghiên cứu hoàn toàn có thể hiểu được, thông suốt về nội dung câu hỏi do đó cần tiến hành khảo
Trang 5sát thử (5) với số mẫu thử không bé hơn 10 để thu được kết quả khách quan nhất Việc quan sát được tiến hành trong lúc đáp viên trả lời câu hỏi, đồng thời tìm cách để đáp viên chỉ ra được những chỗ khó hiểu trong bảng câu hỏi
Dựa vào những thông tin, kiến nghị trong bước khảo sát thử
để tiến hành chỉnh sửa bảng câu hỏi sao cho phù hợp với số đông nghiên cứu rồi mới tiến hành khảo sát chính thức (6) Việc khảo sát chính thức kết thúc khi số bảng câu hỏi thu về lớn hơn hoặc bằng số mẫu đề nghị Sau đó tiến hành những bước xử lý, phân tích số liệu cần thiết (7) như: làm sạch dữ liệu, kiểm định thang
đo, độ tin cậy, phân tích hồi quy…
Các kết quả từ phân tích dữ liệu cần được diễn dịch thành lời để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu ở bước đầu tiên Kèm với việc báo cáo kết quả như vậy cần có những đề xuất về biện pháp cũng như kiến nghị đi kèm (8)
7.1 Nghiên cứu sơ bộ
- Bước này sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu không cấu trúc, các câu hỏi chuẩn bị sẵn chỉ mang tính chất gợi mở nhằm khai thác vấn đề một cách triệt để Xuyên suốt buổi phỏng vấn đáp viên sẽ trình bày quan điểm dựa trên những trải nghiệm và thực tế bản thân về quyết định học cao học Các câu trả lời được ghi chép để hỗ trợ các bước nghiên cứu về sau
- Tiến hành phỏng vấn sâu đối với các cựu sinh viên ĐHBK
đã hoặc đang tham gia một khóa học cao học bất kỳ Các cựu sinh viên được chọn theo phương pháp thuận tiện
Nội dung phỏng vấn:
- Kỳ vọng về lợi ích:
o Mở mang kiến thức: Sự ảnh hưởng của mong muốn được
mở mang kiến thức đến quyết định tham gia một lớp học cao học của các đáp viên
Trang 6o Giá trị bằng cấp: Việc xác định mục tiêu là tấm bằng thạc sĩ
và những lợi ích mà tấm bằng này đem lại có thực sự đã ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào một khóa học cao học của đáp viên
o Cơ hội thăng tiến: Những mong đợi trong tương lai của đáp viên về công việc khi quyết định học cao học Cơ hội thăng tiến có phải là kết quả họ mong đợi và nó ảnh hưởng đến hành vi này của đáp viên như thế nào
o Tiếp tục học tập: Tìm hiểu về những dự định học tập sau khi kết thúc chương trình học cao học của đáp viên Ảnh hưởng của dự định này đến quyết định học cao học của họ
o Chuyển hướng nghề nghiệp: Kỳ vọng của đáp viên về nghề nghiệp khi kết thúc một khóa học cao học Sự chuyển hướng nghề nghiệp có góp phần dẫn đến hành vi học cao học của họ
o Mở rộng mối quan hệ: Mối quan hệ được mở rộng thông qua việc tham gia vào một môi trường mới, một lớp học mới Sự ảnh hưởng của việc mở rộng mối quan hệ đối với quyết định học cao học của đáp viên
- Yếu tố bên ngoài:
o Ý kiến của người thân và bạn bè: Việc tham khảo ý kiến từ người thân và bạn bè về vấn đề học cao học đã cho ra được những thông tin gì có ảnh hưởng đến việc đáp viên thực hiện hành vi này Việc có bạn bè và người thân là thạc sĩ liệu có ảnh hưởng đến quyết định học cao học của đáp viên
o Kỳ vọng của người thân và bạn bè: Động lực tinh thần xuất phát từ những kỳ vọng của người thân và bạn bè có thực sự ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến quyết định học cao học của đáp viên
Trang 7o Chất lượng khóa học: Ảnh hưởng của chất lượng khóa học tại một cơ sở đào tạo cụ thể đến quyết định học cao học của đáp viên
o Học phí: Khi quyết định tham gia một khóa học cao học tại một cơ sở cụ thể thì mức học phí có phải là điều đáp viên quan tâm? Liệu là học viên đã hài lòng với mức học phí hiện tại ở cơ sở mà mình đã, đang theo học
o Chương trình hỗ trợ học viên: Cơ sở đào tạo mà đáp viên
đã, đang theo học có thực hiện các chương trình hỗ trợ học viên? Vai trò của các chương trình này đối với quyết định theo học của học viên ở cơ sở đó
- Yếu tố bên trong:
o Điều kiện thời gian: Sự cân nhắc thời gian khi quyết định tham gia học cao học của đáp viên Ảnh hưởng của yếu tố thời gian đến nhu cầu học cao học của họ
o Khả năng tài chính: Khả năng tài chính của bản thân học viên để có thể chi trả các chi phí phát sinh trong quá trình học cao học Sự ảnh hưởng của khả năng tài chính đến quyết định học cao học của họ
o Giá trị cá nhân: Kỳ vọng của học viên về giá trị cá nhân sau khi kết thúc khóa học cao học Liệu kỳ vọng này có là tác nhân đưa đến hành vi học cao học của các học viên
o Khẳng định bản thân: Sự ảnh hưởng của việc chứng minh cho những người xung quanh thấy được rằng bản thân học viên có khả năng lĩnh hội được những kiến thức chuyên sâu, có khả năng lấy được bằng cao học
- Ngoài ra, các ý kiến bổ sung của đáp viên về các yếu tố không thuộc vào mô hình nghiên cứu đề nghị cũng là cần khai thác trong nội dung phỏng sâu
7.2 Nghiên cứu chính thức
Trang 8Tổng hợp các phần trả lời có được sau quá trình phỏng vấn sâu với đối tượng được chọn làm đáp viên là các cựu sinh viên ĐHBK đã và đang tham gia ít nhất một chương trình học cao học bất kỳ, các thông tin sau đã được rút ra nhằm chỉnh sửa mô hình lý thuyết, đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức:
8 Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn
- Nghiên cứu sẽ giúp nắm bắt những mong muốn của các bạn sinh viên đối với các chương trình học tập sau đại học, tìm hiểu mức độ tác động của các yếu tố liên quan đến quyết định học cao học của các bạn sinh viên Từ đó tạo điều kiện để các bạn có cơ hội tiếp cận các thông tin và đi đến những quyết định đúng đắn hơn
- Về phía các tổ chức đào tạo sau đại học sẽ hiểu hơn các học viên tiềm năng của mình để xây dựng các chương trình hỗ trợ, chương trình đào tạo hợp lý phù hợp với nhu cầu học viên Điều này sẽ nâng cao hơn mức độ thỏa mãn của các học viên khi chấp nhận theo học chương trình tại một tổ chức nhất định
- Đối với xã hội, nghiên cứu sẽ là tiền đề cho việc đổi mới các chương trình đào tạo sau đại học, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và sẽ cho ra đời nhiều hơn các thế hệ trí thức có học vị cao sẽ giúp cho xã hội có những tiến bộ vượt bậc hơn nữa
PHẦN CHUẨN BỊ BẢNG CÂU HỎI CỦA TỪNG CÁ NHÂN TRONG NHÓM
PHẦN I: THÔNG TIN ĐÁP VIÊN (HOÀNG THANH
THẢO)
1/ Bạn hiện đang là sinh viên khoa nào của Trường Đại học Bách Khoa:
Trang 92/ Giới tính:
3/ Bạn có dự định học cao học trong tương lai?
1. Có
2. Không (vui lòng dừng khảo sát)
4/ Bạn dự định học ngành nào?
………
5/ Bạn dự định học cao học của trường nào?
………
6/ Thời điểm học dự kiến:
1. Ngay khi tốt nghiệp
2. Khác:
7/ Mức độ cần thiết của việc học cao học đối với bạn?
( 1-5 theo mức độ tăng dần)
1
2
3
4
5
Trang 108/ Bạn dự định học cao học ở đâu?
1. TP.HCM
2. Đồng Nai
3. Khác:
9/ Bạn sẽ chọn các buổi học nào?
1. Buổi tối thứ 2, 4, 6
2. Buổi tối 3, 5, 7
3. Ban ngày thứ 7, chủ nhật
PHẦN II – NHẬN ĐỊNH QUAN ĐIỂM
Trong phần này các bạn đưa ra mức độ đồng ý của bạn đối với các phát biểu bên dưới bằng cách khoanh tròn vào một trong các con số từ 1 đến 5 tương ứng:
Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5
T
T
1 2 3 4 5 2/ PHAN NGUYÊN CHÂU
Mở mang kiến thức
1 Kỳ vọng chương trình học cao học 1 2 3 4 5
Trang 11đem lại những kiến thức mới
2 Kỳ vọng học cao học trái ngành làm
sự hiểu biết của bạn thêm phong phú
1 2 3 4 5
3 Kỳ vọng học cao học đúng ngành giúp
bạn nâng cao khả năng làm việc
1 2 3 4 5
Giá trị bằng cấp
4 Tin rằng có được tấm bằng thạc sĩ như
là có được chứng chỉ hành nghề
1 2 3 4 5
5 Tin rằng bạn sẽ gia tăng thu nhập khi
có được bằng thạc sĩ
1 2 3 4 5
6 Tấm bằng thạc sĩ khiến bạn tự tin hơn
trong khi làm việc
1 2 3 4 5
7 Bằng thạc sĩ làm tăng khả năng cạnh
tranh của bạn trên thị trường lao động
1 2 3 4 5
3/ NGUYỄN PHAN HẢI ÂU
Cơ hội thăng tiến
8 Bạn nghĩ có bằng thạc sĩ thì người
khác tin tưởng hơn vào năng lực của
bạn
1 2 3 4 5
9 Nếu có bằng thạc sĩ bạn sẽ được giao
phó những công việc quan trọng
1 2 3 4 5
10 Nếu có bằng thạc sĩ bạn sẽ được cấp
trên trọng dụng hơn
1 2 3 4 5
11 Bạn dễ dàng được đề bạt lên chức vụ
cao hơn khi có bằng thạc sĩ
1 2 3 4 5
Chuyển hướng nghề nghiệp
12 Bạn nghĩ học cao học trái ngành sẽ
giúp bạn dễ dàng chuyển hướng nghề
nghiệp
1 2 3 4 5
Trang 1213 Bạn nghĩ học cao học đúng ngành
cũng giúp bạn dễ dàng chuyển hướng
nghề nghiệp
1 2 3 4 5
14 Bạn nghĩ có bằng thạc sĩ mang lại
nhiều cơ hội việc làm hơn
1 2 3 4 5
4/ NGUYỄN THỊ THANH THUÝ
Ý kiến của người thân & bạn bè
15 Suy nghĩ của người thân ảnh hưởng
đến quyết định học cao học của SV
1 2 3 4 5
16 Người thân xem trọng việc SV học cao
học
1 2 3 4 5
17 Những thông tin bạn bè cung cấp có
ảnh hưởng đến bạn
1 2 3 4 5
18 Ý kiến của bạn bè tác động đến quyết
định học cao học của SV
1 2 3 4 5
Kỳ vọng của người thân & bạn bè
19 Người thân mong đợi ở việc học cao
học của SV
1 2 3 4 5
20 Người thân tạo điều kiện để SV tham
gia một khóa học cao học cụ thể
1 2 3 4 5
21 Bạn bè SV giúp đỡ họ trong việc học
cao học
1 2 3 4 5
22 Bạn bè SV ủng hộ họ tham vào một
khóa học cao học cụ thể
1 2 3 4 5
5/ TRẦN THỊ THANH THUỲ
Chất lượng của cơ sở đào tạo
23 Bạn xem xét chương trình đào tạo
trước khi theo học cao học
1 2 3 4 5