1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên đến chất lượng dạy và học tại trường đại học bách khoa tphcm

31 2,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 566 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Phân tích ảnh hưởng của sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên đến chất lượng dạy và họcnhằm thấy rõ tầm quan trọng của sự tương tác hiệu quả trong việc nâng cao c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA GIẢNG VIÊN

VÀ SINH VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

GVHD: TS Nguyễn Ánh Hồng

NHÓM 6: Phạm Hải Chiến (nhóm trưởng)

Lềnh Hấm SôĐoàn Công Lịnh

Lê Xuân Dũng

Ao Văn Tường

Tp Hồ Chí Minh, tháng 05, năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC HÌNH VẼ ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 1

4 Giả thuyết khoa học 1

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Khách thể và phạm vi nghiên cứu 2

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài 7

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 11

2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 11

2.2 Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 11

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14

3.1 Phân tích sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên 14

3.2 Phân tích chất lượng dạy và học 14

3.3 Phân tích tương quan 15

3.4 Đánh giá ảnh hưởng của sự tương tác đến chất lượng dạy và hoc 15

3.5 Một số vấn đề liên quan đến sự tương tác giữa giảng viên và SV hiện nay 15

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16

4.1 Kết luận 16

4.2 Kiến nghị 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

PHỤ LỤC 18

Trang 3

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 T 2

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 T 5

Trang 5

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Thực trạng mối tương tác giữa giảng viên và sinh viên hiện nay chưa được chú trọng, đặcbiệt trong phương pháp đào tạo theo cơ chế tín chỉ Bởi lẽ, khi chuyển đổi sang phương thức đàotạo theo tín chỉ, số giờ giảng dạy trên lớp của giảng viên giảm khá nhiều do vậy số giờ yêu cầusinh viên tự học tăng lên gấp đôi Nhưng thực tế cho thấy đa số sinh viên vẫn không biết cách tựhọc, vẫn còn mang nặng cách học thụ động: sinh viên không hề đặt câu hỏi, khi giảng viên đặtcâu hỏi thì rất ít sinh viên giơ tay xin phát biểu, giảng viên nói gì viết gì trên bảng thì sinh viên

cố gắng chép và chép bằng hết và cuốn vở trở thành cẩm nang duy nhất cho việc thi cử và thậmchí cho cả việc hành nghề sau này Dường như đây là căn bệnh cố hữu có nguồn gốc từ nhàtrường phổ thông và chắc chắn rằng sản phẩm của cách học thụ động này là những con người thụđộng không có khả năng nghiên cứu sáng tạo

Có thể nói ảnh hưởng của vấn đề tương tác nói trên đến chất lượng dạy và học chưa đượcquan tâm đúng mức vì hiện nay để nâng cao chất lượng dạy và học, người ta thường chú ý đếnnội dung giảng dạy, phương pháp đánh giá, năng lực sư phạm của giảng viên… mà không xétđến chất lượng của yếu tố tương tác giữa và thầy trò cũng góp phần tác động đến kết quả dạy vàhọc

2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích ảnh hưởng của sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên đến chất lượng dạy và họcnhằm thấy rõ tầm quan trọng của sự tương tác hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy vàhọc, qua đó đề xuất các kiến nghị để cải thiện tính hiệu quả trong tương tác giữa giảng viên vàsinh viên hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên (trườngĐHBK TpHCM) đến chất lượng dạy và học

4 Giả thuyết khoa học

Sự tương tác hiệu quả giữa giảng viên và sinh viên:

Giúp sinh viên hứng thú hơn trong học tập, qua đó cải thiện khả năng tiếp thu và nângcao hiệu quả học tập

Trang 6

Giúp sinh viên hiểu đúng nội dung và các vấn đề trong bài giảng, cách tiếp cận vấn đềmôn học tốt hơn

Giúp giảng viên kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong học tập và cuộc sống đang tácđộng tiêu cực đến ý thức và thái độ học tập của sinh viên Từ đó có những tư vấn,điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả học tập

Đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía (giảng viên và sinh viên)

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu gồm có:

Xây dựng các tiêu chí của sự tương tác và thang đo lường

Xây dựng các tiêu chí của chất lượng dạy và học và thang đo lường các tiêu chí.Phân tích sự tương quan giữa từng tiêu chí của sự tương tác với từng tiêu chí của chấtlượng dạy và học

Đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả của sự tương tác giữa giảng viên vàsinh viên

6 Khách thể và phạm vi nghiên cứu

6.1 Khách thể nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trên 300 khách thể bao gồm: 30 giảng viên và 270 sinh viên tại trườngĐHBK TpHCM

6.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu trên giảng viên và sinh viên hệ chính quytập trung đang công tác và học tập tại trường ĐHBK TpHCM năm 2013

Giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài:

Các tiêu chí của sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên chỉ bao gồm:

o Tương tác trực tiếp tại lớp: phát biểu ý kiến xây dựng, tổ chức bài tập nhóm,chia sẻ thông tin môn học…

o Tham gia các hoạt động ngoại khóa: hội thảo, công tác trong nghiên cứu khoahọc, liên hê thực tập tốt nghiệp, cộng tác viên trong các dự án thực tế củagiảng viên, các chương trình văn nghệ, giao lưu…

o Tương tác qua các công cụ trực tuyến: email, facebook, blog, diễn đàn trựctuyến…

o Tương tác gián tiếp: thư góp ý, phiếu nhận xét…

Các tiêu chí của chất lượng dạy và học được giới hạn ở:

Trang 7

o Sự tham gia tích cực của sinh viên trong giờ học, sự sẵn sàng học tập

o Sự hài lòng về môn học

o Sự hài lòng về giảng viên

o Kết quả học tập

o Khả năng ứng dụng môn học vào thực tiễn

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

Phương pháp xử lý thông tin thu thập

8 Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn

Đề tài nhằm đưa ra cách tiếp cận mới về sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên cũng nhưảnh hưởng của yếu tố này đến chất lượng dạy và học

Kết quả nghiên cứu của đề tài là kênh thông tin tham khảo giúp các nhà quản lý giáo dục, cànhững người quan tâm đến giáo dục trong việc hoạch định chính sách và đưa ra các biện pháp cụthể để nâng cao chất lượng dạy và học thông qua yếu tố tương tác giữa giảng viên và sinh viên

Đề tài giúp giảng viên và sinh viên nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình là nhân tốchính trong việc nâng cao hiệu quả tương tác nhằm đạt được kết quả cuối cùng là dạy và học tốthơn

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở Hà Lan, phương pháp giảng dạy dựa trên sự tương tác và lấy sinh viên làm trung tâm.

Cách dạy này tập trung vào làm việc theo nhóm, giúp cho các sinh viên dễ dàng làm quen vớicác sinh viên quốc tế khác Khi học ở Hà Lan, các bạn sinh viên sẽ được phát triển tư duy mở vàtăng cường định hướng quốc tế của mình

Một phần lớn tất cả các chương trình học được dành cho viết bài luận và làm việc theo nhóm

để rèn cho sinh viên khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể Các bạn sinh viên cũng

sẽ có cơ hội được trải nghiệm công việc thực tế thông qua thực tập sinh hoặc làm thí nghiệmtrong phòng thí nghiệm, tùy theo vào lĩnh vực học

Hà Lan được cộng đồng quốc tế ca ngợi về phương pháp giảng dạy tập trung vào việc chocác sinh viên làm việc theo nhóm, tự học và tự giác Giảng viên sẽ đóng vai trò là người hỗ trợ

và hướng dẫn trong quá trình học

Sự tương tác trong lớp được đánh giá rất cao Các bạn sinh viên được kỳ vọng sẽ suy nghĩ vềcác kiến thức mà mình được dạy rồi phát triển và trình bày ý kiến của riêng mình Các bạn được

tự do đặt câu hỏi và có thể phê bình về những gì mà giảng viên và các bạn cùng lớp nói Sử dụng

sự sáng tạo của riêng mình để áp dụng các kiến thức vừa học được

Nhật Bản là một trong những đất nước có chất lượng học tập và chất lượng giảng dạy tốt

nhất thế giới, thành tích và năng lực của sinh viên các trường khác nhau không chênh lệch nhiều,hầu hết sinh viên đều nắm rõ và làm chủ chương trình học tập Chính phủ Nhật đang định hướngphương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp nhất cho các giáo viên, giảng viên Nhật Bản đang cốgắng từng bước để tiêu chuẩn hóa trình độ giáo viên Người dân Nhật rất không thích áp dụngphương pháp giảng dạy của nước ngoài mà muốn đưa ra phương pháp của chính mình nhằm phùhợp nhất với lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, lối sống, con người Nhật Bản Điều này đã tạo ramột nền giáo dục mang đặc trưng riêng của đất nước mặt trời mọc

Carol Geary Schneider, Chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ đã nói:

"Chúng tôi kêu gọi một sự thay đổi tận gốc rễ và toàn diện trong cách thức mà các tổ chức giáodục đại học của chúng ta thực hiện các sứ mạng của mình." Thêm nữa, Andrea Leskes, Phó chủtịch Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ đã phát biểu: "Thế giới đã và đang thayđổi đầy kịch tính trên rất nhiều phương diện nhưng các trường đại học đã thất bại trong việc theokịp những thay đổi này Hầu hết các tổ chức giáo dục được thiết lập để phục vụ những sinh viên

Trang 9

ít đa dạng và có đặc quyền nhiều hơn Kết quả là, chúng ta không giáo dục một cách thành côngtất cả các sinh viên tham gia học đại học hiện nay - và những nhà lãnh đạo kinh doanh bất mãnvới những cách thức mà các trường đại học đang chuẩn bị cho thế hệ những người lao động mới.Chúng ta cần một nền giáo dục về những giá trị vĩnh hằng, và một nền giáo dục tự do và gắn bóthực tiễn là một dạng mở rộng tự chủ nhất của việc học tập cho thế giới ngày nay." Thậm chí,Judith Ramaley, nguyên Chủ tịch Đại học Vermont còn đề cập: "Chúng ta mở cửa trường đại họccho nhiều sinh viên hơn, nhưng đã không giải thích cho họ biết giáo dục đại học thực sự là gì, nó

sẽ đòi hỏi ở họ những gì, và bằng cách nào họ có thể nhận được nhiều nhất từ đó,"

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:

Trong bối cảnh của thế giới, Việt Nam không nằm ngoài xu thế phải đổi mới hệ thống giáodục đại học và cao đẳng Điều này lại càng bức bách hơn khi chúng ta đang ở một xuất phát điểmrất thấp Về cơ bản, chương trình cải cách giáo dục phác họa ra một hệ thống giáo dục đến năm

2020 sẽ phát triển lớn hơn ba đến bốn lần hiện tại, được quản lý tốt hơn, và được hội nhập tốthơn, linh hoạt hơn trong việc tạo ra cơ hội cho việc chuyển đổi khóa học, công bằng hơn, có khảnăng tự chủ tài chính, định hướng nghiên cứu nhiều hơn, tập trung nhiều hơn trong việc thươngmại hóa cơ hội nghiên cứu và học tập, tiếp cận gần hơn với những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế,

và mở rộng hơn với các cam kết quốc tế Trong công cuộc đổi mới của xã hội ngày nay vẫn chothấy được sự bất cập về sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên, chất lượng dạy và học vẫnkhông thấy được sự chuyển biến lớn Chính vì thế đã có rất nhiều vấn đề đặt ra để nghiên cứunhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện sự tương tác giữa giảng viên và sinhviên

Theo Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà

Nẵng năm 2010: “Sự tương tác bằng lời nói là sự thật cơ bản của ngôn ngữ” Có nghĩa là trong

suốt quá trình của bất kỳ trao đổi giao tiếp, với người tham gia khác nhau, họ cho rằng đó là sựtương tác với nhau trên một mạng lưới các ảnh hưởng lẫn nhau

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng những lý thuyết về tâm lý học lứa tuổi, tâm lýhọc sư phạm, những định nghĩa về xây dựng bài và những phương pháp truyền thống và hiện đạilàm cơ sở lý luận Dựa trên những nguyên lý, những lý thuyết này mà phân tích và đánh giá cácphương pháp giảng dạy

Dưới sự hướng dẫn của giảng viên và dựa trên nền tảng kiến thức của sinh viên có được, sinhviên tham gia đóng góp ý kiến của mình để xây dựng bài học cũng như làm sang tỏ những vướngmắc của bản thân trong quá trình học Từ đó giúp bài học thêm sinh động dễ hiểu và sinh viên cóthể tiếp thu bài học tốt hơn, hiểu bài và ghi nhớ bài học lâu hơn

Trang 10

Đề tài nghiên cứu: “Vai trò và trách nhiệm của giảng viên đối với việc tự học của sinh viên

trong đào tạo hệ tín chỉ” của Th.S Nguyễn Anh Tuấn phó trưởng khoa SPTN cho thấy rằng:

Trong quá trình dạy học thì sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên chính là chìa khóa mở cánhcửa thành công đối với chất lượng dạy và học

Với đề tài: “Đảm bảo chất lượng đào tạo ở khâu đánh giá kết quả học tập” của TS Trần

Long cho thấy rằng: Đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) là khâu quan trọng vì nó phản ánh

hiệu quả của quá trình dạy và học; hơn nữa nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cả quátrình đào tạo Từ góc nhìn ĐBCL đào tạo, công đoạn ĐGKQHT ở bậc đại học và sau đại họckhông giống những cách đánh giá thông thường, vì vậy cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của nó.ĐGKQHT đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc đo lường kiến thức người học cùng nhữngquy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn người ra đề, tiêu chuẩn người trực tiếp đánh giá Thực tế chothấy, ĐGKQHT ở bậc đại học không dựa trên cơ sở khoa học sẽ cho ra những kết quả sai lạc khó

có thể sửa chữa được Và nếu trường/viện nào để tình trạng này kéo dài thì chất lượng đào tạo vàdanh tiếng của cơ sở đào tạo sẽ mất hẳn lợi thế cạnh tranh

Trong giai đoạn hiện nay, để làm tốt khâu này, cần thiết xây dựng thói quen tư duy vàphương thức làm việc theo hướng động Đồng thời cũng cần thiết có kinh nghiệm để tránh những

“rắc rối” xảy ra và khi có tình huống bất thường thì có thể giải quyết nhanh, gọn

Trong đề tài: “Vài suy nghĩ làm thế nào để dạy tốt’’ của Trần Ngọc Nhuần đã làm rõ

phương pháp giảng dạy không thể tách rời mục tiêu của chương trình đào tạo Nếu giới hạn trongphạm vi xem xét vai trò vị trí của phương pháp giảng dạy trong việc nâng cao chất lượng dạy vàhọc ta thấy có mối quan hệ tương hỗ giữa mục tiêu môn học, phương pháp giảng dạy và kiểmtra, cùng tác động đến phương pháp học tập của học sinh, tất nhiên sẽ dẫn đến tác động quyếtđịnh đến thành quả học tập của sinh viên bao gồm tình cảm thái độ, kiến thức kỹ năng và phươngpháp tư duy Chúng ta cần bỏ hẳn quan điểm khi dạy thì dạy rất kỷ nhưng khi kiểm tra đánh giáthì làm qua loa đại khái hoặc chỉ hỏi những vấn đề đơn giản để cho người học dễ đạt môn học

đó Vấn đề này vô tình đã đánh mất sự tư duy và sáng tạo của người học, chưa tạo được sự hưngphấn trong việc học Các bài kiểm tra mang tính chất ôn lại những điều đã học hoặc chỉ giảiquyết những vấn đề đơn giản, do đó người học không áp dụng được kiến thức để giải quyếtnhững vấn đề thực tế, không có khả năng phân tích kỹ các tình huống có thể xảy ra Hay theoquan điểm giao hẳn cho người học tự đọc tài liệu, giáo viên chỉ đến lớp nói nội dung yêu cầu rồigiải tán cho sinh viên về tiếp tục tự học, sau đó giải đáp thắc mắc nếu có rồi theo lịch kiểm trađánh giá để cho điểm và thế là kết thúc môn học

Trang 11

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:

Một số nhà giáo dục cho rằng: “sinh viên không biết cách học là do thầy giáo không biếtcách dạy, hay dạy không đúng cách”

1.2.1 Tự học và một số biểu hiện của tự học

Tự học là quá trình bản thân người học tích cực, độc lập, tự giác chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng,

kỹ xảo, năng động tìm tòi, phân tích sách vở, tài liệu tham khảo bằng những phương pháp phùhợp trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên Như vậy, vấn đề tự học cần có sự đổi mới về bản chất,không còn là một hoạt động tự phát hay ép buộc mà phải là một hoạt động tự giác và chịu sựđiều khiển của giảng viên trong nội dung học tập

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý giáo dục, biểu hiện của ý thức tự học rất đa dạng: Mộtsinh viên có ý thức tự học tốt phải là người biết cách sắp xếp thời gian học tập: Học tập trên lớp,nghiên cứu tài liệu mọi nơi mọi lúc ngay cả trong vui chơi giải trí hoặc học qua mạng Internet.Trên lớp một người có ý thức tự học tốt chính là người tập trung nghe giảng, hăng hái phátbiểu xây dựng bài, nêu câu hỏi đối với giảng viên

Người có ý thức tự học tốt còn là người luôn tìm thấy những điều đáng học hỏi trong cuộcsống xung quanh, ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất, biến nó thành vốn sống, kỹ năng sống chobản thân

1.2.2 Những công việc cụ thể của giảng viên giúp sinh viên tự học tốt

1.2.2.1 Chuẩn bị:

Những công việc chuẩn bị của giảng viên cũng chính là định hướng cho sinh viên tự học,giúp sinh viên tìm kiếm tài liệu, theo dõi, kiểm tra kết quả kết quả tự học của sinh viên Như vậygiảng viên không những cần có kiến thức sâu rộng mà còn phải tâm huyết với nghề nghiệp vớisinh viên đồng thời cần phải chương trình hóa việc tự học của sinh viên, nghĩa là giảng viên cần

có sự chủ động thực hiện một quy trình tương tác với sinh viên như sau:

Làm đề cương môn học thật chi tiết cụ thể:

Đề cương chi tiết môn học, học phần đã có mẫu thống nhất của phòng đào tạo nên khi giảngviên xây dựng thường chỉ làm cho đúng mẫu là xong và chủ yếu bám vào giáo trình chính, việchướng dẫn sinh viên đọc nội dung gì, tìm hiểu vấn đề nào, còn sơ sài và đặc biệt việc nghiên cứutài liệu tham khảo còn bị xem nhẹ

Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài của tiết học kế tiếp:

Thực tế cho thấy rằng nhiều giảng viên sau khi hoàn thành khối lượng kiến thức của tiết họckhông đả động gì đến các nội dung sẽ học trong các tiết học sau mà chỉ coi như sinh viên đã biếttrong ĐCCT Đây thực sự là một quan điểm sai lầm bởi lẽ trong ĐCCT chỉ nêu các nội dung

Trang 12

chính cũng như một số yêu cầu mang tính chung nhất, nếu giảng viên không yêu cầu hoặc hướngdẫn cụ thể thì sinh viên có nhiều khả năng sẽ không đọc, không nghiên cứu trước Mà nếu sinhviên chịu đọc, nghiên cứu trước thì sinh viên có thể nắm được các vấn đề đơn giản, có những ýkiến thắc mắc với những vấn đề phức tạp, hiểu sâu, hiểu thấu đáo hơn nội dung kiến thức của bàihọc.

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý giáo dục thì: “Một nguyên lý quan trọng là những gìsinh viên tự làm được nên để họ tự làm, tự khám phá Vì thế người thầy cần đưa ra các vấn đề đểbuộc sinh viên phải nghiên cứu, tự khám phá, nếu không họ sẽ không bao giờ đọc tài liệu, sáchvở.” Với quan điểm này giảng viên cần giao cho sinh viên nhiều tình huống hoặc bài tập để giảiquyết:

Giảng viên phải tính toán mức độ các bài tập từ dễ đến khó để tạo hứng thú và dầndần tạo thói quen đọc tài liệu để giải bài tập hay giải quyết các tình huống

Giảng viên chú ý tăng cường những tình huống cần có sự trao đổi của nhóm bởi vìkhi học theo nhóm, người biết giảng cho người chưa biết thì sẽ giỏi hơn, người chưabiết hỏi người biết sẽ hiểu được vấn đề, điều này sẽ làm cho học tập chất lượng hơn.Chúng ta không nên sợ sinh viên làm sai vì một nguyên lý đơn giản là: người thầy cần tăngcường việc dạy sinh viên cách tự học từ những lỗi của họ hơn là dạy cho họ cách bắt chướcnhững điều chúng ta cho là đúng

Giảng viên cần đầu tư suy nghĩ thiết kế giờ dạy để tạo hứng thú cho sinh viên, buộc sinh

viên phải tích cực hoạt động cùng giảng viên trong tiết dạy học

Thực hiện mục tiêu: Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâmcủa nhà trường, giảng viên cần sử dụng tối đa sự trợ giúp của các phương tiện công nghệ thôngtin, để làm được điều này các thao tác thể hiện nội dung bài dạy cần được tính toán một cáchkhoa học và nghệ thuật, đảm bảo sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để mang lại hiệu quả cao Trênthực tế có những giảng viên trình chiếu y nguyên nội dung bài học như trong giáo trình và diễnthuyết để cho sinh viên chép để tránh tình trạng này các giảng viên có thể tham khảo một giờ lênlớp được xây dựng như sau:

Xác định thời gian, chủ đề, nội dung, yêu cầu cho giờ lên lớp lý thuyết

Cụ thể hóa phần nội dung giảng viên trình bày

Giới thiệu mục tiêu bài học và các yêu cầu cần thực hiện

Trình bày cấu trúc nội dung dạy học và logic các đơn vị kiến thức của bài giảng.Lựa chọn và chuyền tải nội dung trình bày trên lớp, nội dung cốt lõi cần trình bày.Nội dung, vấn đề để sinh viên trình bày và thảo luận trên lớp

Trang 13

Nội dung, vấn đề sinh viên cần giải quyết khi làm việc theo nhóm….

Tóm lại tất cả những công việc chuẩn bị của giảng viên đều phải hướng tới một mục đích là:yêu cầu sinh viên cũng phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo nhằm có thể tích cực đóng góp xâydựng bài và tiếp thu tốt nội dung bài học

1.2.2.2 Quá trình lên lớp

Quá trình lên lớp chính là quá trình thực hiện thiết kế mà giảng viên đã xây dựng, tuy nhiên

để phát huy tốt việc tự học của sinh viên trong giờ lên lớp giảng viên cần chú ý các vấn đề như:

Tích cực huy động kiến thức sinh viên đã có để tiếp thu cái mới: giảng viên khôngnhắc lại kiến thức cũ mà thông qua đề cương hoặc sơ đồ đã giao cho sinh viên chuẩn

bị trên cơ sở đó kiểm tra, bổ sung phần kiến thức sinh viên nắm chưa chắc hoặc nộidung cần mở rộng

Khai thác tối đa những tình huống có vấn đề để phát huy vai trò chủ động tìm hiểukhám phá kiến thức và khả năng tư duy của sinh viên

Chuẩn bị, lựa chọn các ví dụ ngoài giáo trình, các ví dụ có tính thực tiễn, sinh động.Công việc này cũng là một cách làm gương cho sinh viên về vấn đề tự học

Khai thác và áp dụng linh hoạt sơ đồ, biểu, bảng trong bài giảng: Điều này sẽ giúpsinh viên dễ hiểu, dễ nhớ, sinh viên buộc phải sử dụng ngôn ngữ của mình để biểu đạtnhờ vậy khả năng tư duy logic và diễn đạt được nâng cao

Chốt lại mạch kiến thức và các kiến thức cốt lõi

1.2.2.3 Hướng dẫn SV tự hoàn thiện bài học sau khi lên lớp:

Giảng viên cần chú trọng các nhiệm vụ cơ bản sau:

Giao các bài tập phù hợp với nội dung kiến thức theo các cấp độ tái hiện, tái tạo, vậndụng, phân tích tổng hợp… trong đó phải chú ý đến trình độ sinh viên: khá, giỏi,trung bình, yếu kém

Có những gợi ý, yêu cầu hoặc bài tập mà buộc sinh viên phải đọc lại giáo trình Việc sinh viên tự hoàn thiện bài học là rất quan trọng bởi đó chính là lúc sinh viênbiến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, biến tri thức nhân loại thành tri thức củamình

1.2.2.4 Hướng dẫn SV làm các bài tập nghiên cứu

Đây là một việc làm có thể phát huy cao nhất ý thức tự học của sinh viên, bài tập nghiên cứuthường được tiến hành trong cả quá trình học một học phần

Giảng viên lựa chọn nội dung, vấn đề chỉ rõ mục đích, yêu cầu nghiên cứu, gợi ý cáchthức thực hiện để giao cho sinh viên thực hiện

Công khai các tiêu chí đánh giá, thời hạn hoàn thành

Trang 14

Cung cấp tài liệu hoặc địa chỉ tài liệu tối thiểu cho sinh viên, hướng dẫn cách thức tìmkiếm, thu thập, xử lý thông tin.

Kiểm soát và sẵn sàng giúp đỡ sinh viên khi sinh viên gặp khó khăn hoặc sinh viênyêu cầu, đưa ra các điều chỉnh khi cần thiết

Đánh giá chính xác kết quả của sinh viên, có chính sách động viên khen thưởng đúngđắn, kịp thời

1.2.2.5 Đánh giá qua kiểm tra, thi.

Qua thực tế dạy học, không ai có thể phủ nhận vai trò của kiểm tra đánh giá trong động lựchọc tập của sinh viên Nhưng trong thực tế có những giảng viên coi nhẹ, hoặc chưa khai thácđược sức mạnh của kiểm tra đánh giá: Việc ra đề kiểm tra chưa được đầu tư nhiều công sức, đềquá dễ hoặc quá khó không có tính phân loại sinh viên, việc chấm bài, nhận xét bài làm của sinhviên chưa được quan tâm đúng mức

Đề thi phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan, cần quan tâm những giá trị cốt lõi của mônhọc, sát với năng lực thực tế của sinh viên

Trang 15

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU

3.1.1 Khách thể nghiên cứu gồm 2 đối tượng

Mẫu 1: Giảng viên đang công tác tại trường đại học bách khoa TpHCM

Mẫu 2: Sinh viên đang theo học năm cuối hệ chính quy tập trung tại trường.

Cách chọn mẫu như trên nhằm thu nhận ý kiến từ hai phía (giảng viên và sinh viên) về sựtương tác giữa 2 đối tượng khảo sát này với nhau nhằm đưa ra đánh giá khách quan về sự tươngtác cũng như ảnh hưởng của nó đến chất lượng dạy và học Mẫu khảo sát cũng chỉ tập trung vàosinh viên năm cuối vì nhóm sinh viên này đã có quá trình học tập lâu nhất tại trường nên kết quảthông tin thu nhận từ họ tin cậy hơn

3.1.2 Phương pháp và nguyên tắc chọn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và có chủ ý đến một số đặc điểm chuyênngành đào tạo như kỹ thuật hay quản lý

3.1.3 Đặc điểm cơ bản của từng loại mẫu

Đối với mẫu 1: gồm 30 giảng viên đang giảng dạy tại các khoa:

Kỹ thuật: khoa cơ khí, khoa công nghệ vật liệu, khoa điện-điện tử, khoa khoa học ứngdụng, khoa khoa học và kỹ thuật máy tính, khoa kỹ thuật địa chất và dầu khí, khoa kỹthuật giao thông, khoa kỹ thuật hóa học, khoa kỹ thuật xây dựng, khoa môi trường.Quản lý: khoa quản lý công nghiệp

Đối với mẫu 2: gồm 270 sinh viên hệ chính quy tập đang học tập theo các chuyên ngành:

Kỹ thuật: ngành cơ khí, ngành công nghệ vật liệu, ngành điện-điện tử, ngành khoahọc ứng dụng, ngành khoa học và kỹ thuật máy tính, ngành kỹ thuật địa chất và dầukhí, ngành kỹ thuật giao thông, ngành kỹ thuật hóa học, ngành kỹ thuật xây dựng,ngành môi trường

Quản lý: ngành quản lý công nghiệp

3.2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Sưu tầm và nghiên cứu tài liệu cũng như các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến

đề tài Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích và hệ thống hóa sử dụng trong đề tài và sắp xếp thànhthư mục tham khảo

Ngày đăng: 07/12/2015, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w