1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẢNG bộ QUẬN hà ĐÔNG, THÀNH PHỐ hà nội LÃNH đạo xây DỰNG đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp PHƯỜNG từ năm 2008 đến năm 2013

98 378 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 834 KB

Nội dung

Kế thừa, phát triển tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề cán bộ: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” 77, tr.473. Như vậy, theo V.I.Lênin, mỗi giai cấp muốn giành được quyền thống trị thì trong hàng ngũ của mình phải có những nhà lãnh đạo có khả năng dẫn dắt phong trào và khi đã có đường lối đúng thì cán bộ là khâu quyết định để biến đường lối đó thành hiện thực cách mạng.

Trang 1

“Đảng bộ quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng cán bộchủ chốt cấp phường từ năm 2008 đến năm 2015”

1.Lý do chọn đề tài

Kế thừa, phát triển tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề cán bộ: “Tronglịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nókhông đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị,những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”[77, tr.473] Như vậy, theo V.I.Lênin, mỗi giai cấp muốn giành được quyềnthống trị thì trong hàng ngũ của mình phải có những nhà lãnh đạo có khảnăng dẫn dắt phong trào và khi đã có đường lối đúng thì cán bộ là khâu quyếtđịnh để biến đường lối đó thành hiện thực cách mạng

Xuất phát từ tư tưởng đó và nhận thức rõ được tầm quan trọng củacông tác cán bộ cho nên khi còn sống Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thườngxuyên quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ Suốt cuộc đời Người khôngngừng chăm lo bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ cho Đảng đủ đức và tàiđể phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.Việc xây dựng đội ngũ cán bộ là một nội dung lớn trong tư tưởng của Bácnhất là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Theo Người: “Cán bộ là cái gốccủa công việc’’ [79, tr.269] do đó Người yêu cầu “Phải biết rõ cán bộ” và“Hiểu biết cán bộ’’ để có kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện, sử dụng phù hợp.Đánh giá đúng cán bộ tức là xác định chính xác ai tốt ai xấu, ai mạnh chỗnào, yếu chỗ nào, khả năng hoàn thành công việc đến đâu, quan hệ với quầnchúng ra sao để từ đó “Tìm thấy những nhân tài mới” [81, tr.229-306]

Do đó, trong mọi thời kỳ, cán bộ cơ sở đều giữ vị trí quan trọng, là

cầu nối hiệu lực nhất giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân

Từ vai trò và tầm quan trọng to lớn đó mà trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ tổ quốc hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, đảng bộ cáccấp nói riêng luôn chăm lo xây dựng và đặt nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cánbộ, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở lên hàng đầu

Trang 2

Riêng Đảng bộ quận Hà Đông đã vận dụng quan điểm của Đảng về xâydựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, đề ra chủ trương và chỉ đạo kịp thờixây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường trên địa bàn Quận Trongnhững năm từ 2008 đến năm 2015 Đảng bộ quận đã lãnh đạo xây dựng độingũ cán bộ chủ chốt cấp phường đạt được những thành công có ý nghĩa, gópphần xây dựng quận Hà Đông trở thành đô thị phát triển mạnh, toàn diện vàbền vững Xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thểvững mạnh Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu quảhoạt động của hệ thống chính trị từ quận tới cơ sở Tuy nhiên, công tác lãnhđạo xây dựng đội ngũ CBCC cấp phường còn không ít bất cập về phẩm chất,năng lực trước yêu cầu mới của nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhậptrên địa bàn Quận, cơ cấu độ tuổi trong đội ngũ cán bộ, v.v

Trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của phường trongQuận, yêu cầu cải cách nền hành chính, đổi mới hệ thống chính trị, phát huydân chủ XHCN ở cơ sở, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh,cần thiết nghiên cứu, tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ quận Hà Đông, Thànhphố Hà Nội về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường từnăm 2008 đến năm 2015, đưa ra nhận xét, đúc kết những kinh nghiệm, gópphần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở Quận Hà Đông trongthời gian tới là việc làm cần thiết

Với vị thế trọng yếu của quận Hà Đông, có hệ thống giao thông lan tỏa đếncác vùng, chính vì vậy địa bàn quận Hà Đông cũng như là thị xã trước đây luôngiữ vị trí cầu nối với các vùng, cửa ngõ phía Tây Nam đi vào các quận trung tâmcủa Hà Nội Là một quận mới ở ven nội thành, địa bàn giáp ranh nhiều với cácđịa bàn huyết mạch, quá trình đô thị hóa diễn ra tốc độ nhanh với nhiều dự án,công trình trọng điểm, khu đô thị mới, đặt ra rất nhiều nhiệm vụ nặng nề, phứctạp về xây dựng và quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đất đai, giải phóngmặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, văn

Trang 3

hóa - xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, quản lý dân cư, đảm bảo an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận.

Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được từ những năm trướcđây Kể từ khi thành lập quận Hà Đông đến nay, quận đã xây dựng được độingũ cán bộ chủ chốt nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường nói riêngvững mạnh, có phẩm chất đạo đức, năng lực, phương pháp, phong cách côngtác tốt, nhạy bén, năng động, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổimới toàn diện đất nước, thực hiện đồng bộ cải cách hành chính nhà nước, xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân

Nhìn chung, trong những năm qua, CBCC cấp phường trên địa bànquận đã có những bước phát triển về chất lượng mặc dù phải đối mặt vớitác động của cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp phườngvẫn bộc lộ những hạn chế về kiến thức, năng lực công tác cũng như vềphẩm chất đạo đức Những điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tíncủa Đảng, làm mất lòng tin của Nhân dân

2.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của công tác xây dựng đội ngũcán bộ, trong đó có công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đãđược nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu ở những góc độ và phạm vikhác nhau Có thể chia thành các nhóm công trình:

* Những công trình nghiên cứu về lý luận xây dựng đội ngũ cánbộ, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trên phạm vi cả nước

Trần Xuân Sầm (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnhđạo chủ chốt trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội; Bùi Tiến Quý (2000), Một số vấn đề về tổ chức và hoạt độngcủa chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứkhoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công

Trang 4

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2001), Cơ sở lý luận thực tiễn xâydựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; NguyễnPhú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên) (2003), Luận cứ khoa học choviệc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hà Đăng (2003), “Vấn đề quyhoạch cán bộ”, Tạp chí Cộng sản, số 6; Nguyễn Hồng Phương (2004), “Quan

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dụng đội

ngữ cán bộ cơ sở trong giai đoạn mới”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 16; TrầnThị Hương (2004), “Đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Xây dựngĐảng, số 9; Ngô Ngọc Thắng (2004), “Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trịcho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở trong thời kỳ mới”, Tạp chí giáo dục lý luận, số8; Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Thị Thúy (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Mình vềcông tác cán bộ và một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chíNhà nước và pháp luật, số 12; Trần Hữu Thành (2005), “Tư tưởng Hồ ChíMinh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5; Trần HậuThành (2004), Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của đội ngữ cánbộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay (qua khảo sát ở 1 số tỉnh, thành phốphía Bắc nước ta), Đề tài khoa học cấp bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;Bùi Đình Phong (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ,Nxb Lao động, Hà Nội; Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị cơ sở nôngthôn nước ta hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội; Nguyễn Chí Mỳ(2005), “Giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên thực trạng và giải pháp”,Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, lý luận, số 12; Nguyễn Đức Hà (2009),“Để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở vững mạnh”, Tạp chí Cộng sản,

số 30; Nguyễn Lan Phương (2010), “Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ công chức cấp xã hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 42

Đây là các công trình, đề tài nghiên cứu quan điểm, chủ trương củaĐảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung,

Trang 5

cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng Đồng thời, nghiên cứu yêu cầu và nộidung, phương pháp, cách thức xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

* Những công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ chủchốt ở các vùng miền, địa phương

Hồ Bá Thâm (1994), Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộlãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay , Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội;Phạm Công Khâm (1998), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùngđồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng vàchính quyền Nhà nước, Hà Nội; Nguyễn Thái Sơn (2002), Xây dựng độingũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩLịch sử, Hà Nội; Trần Duy Hưng (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủchốt của hệ thống chính trị cấp huyện ở thành phố Hà Nội trong giaiđoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội; Lê Thị Như Hoa(2010), Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dườngcán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm2009, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Hà Nội; Phạm Nhất Linh (2009), Côngtác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã của Đảng bộ tỉnh Cà Mautừ 1997- 2007, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội.

Trên đây là những công trình, đề tài nghiên cứu về quá trình lãnhđạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ các địaphương Các công trình đã nêu được những thành tựu, hạn chế, đồng thờirút ra những kinh nghiệm có giá trị trong công tác lãnh đạo xây dựng độingũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tại các địa phương, đơn vị đó trong một giaiđoạn lịch sử nhất định

* Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng đội ngũ cánbộ, cán bộ chủ chốt ở quận Hà Đông

Trang 6

Hoàng Hà (2013), “Quận ủy Hà Đông thực hiện Đề án trẻ hóa đội ngũ cánbộ lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9; Quận ủy Hà Đông (2014),

Lịch sử Đảng bộ quận Hà Đông (1926 - 2010), Nxb Hà Nội; Nguyễn Duyên

(2015), “Quận Hà Đông thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ”, Báo infonet - BộThông tin và truyền thông, ngày 13/8/2015; Tiểu Phương (2015), “Trẻ hóa cán bộlãnh đạo, quản lý ở quận Hà Đông”, Báo Nhân dân điện tử, ngày 18/6/2015

Các công trình khoa học trên đây đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đềlý luận và thực tiễn về vấn đề Đảng bộ quận Hà Đông lãnh đạo xây dựng độingũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt nói riêng trong những năm gần đây Trêncơ sở khảo sát thực tiễn, đánh giá những thành tựu, hạn chế; các công trình khoahọc trên đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng độingũ cán bộ của Quận trong thời gian tới Mục đích, nhiêm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ quận HàĐông (Thành phố Hà Nội) đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủchốt cấp phường từ năm 2008 đến năm 2015, từ đó đưa ra được nhận xétkhách quan và đúc rút những kinh nghiệm góp phần cung cấp cơ sở khoahọc phục vụ công tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp phường trong quận HàĐông, thành phố Hà Nội thời gian tới

*Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những nhân tố tác động xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp phường ở quận Hà Đông

- Hệ thống hóa, luận giải làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộquận Hà Đông về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường (2008 - 2015)

- Đánh giá kết quả lãnh đạo, đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ quậnHà Đông lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường (2008 - 2015)

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Trang 7

Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ quận Hà Đông về xâydựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịchsử và phương pháp luận sử học mácxít

* Phương pháp nghiên cứu

trên phương pháp chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp haiphương pháp đó, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,thống kê, phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

- Góp phần khái quát và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chủ trươnglãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Quận Hà Đông về xây dựng đội ngũ cán bộchủ chốt cấp phường, giai đoạn 2008 - 2015

- đóng góp những nhận định đánh giá khách quan và cung cấp một sốkinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Quận Hà Đông lãnh đạo xây dựng đội ngũCBCC cấp phường những năm (2008 - 2015) góp phần cung cấp luận cứphục vụ công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác xây dựng đội ngũCBCC trong những năm tới

- Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các Đảngbộ quận, huyện và các xã, phường ở thành phố Hà Nội

Trang 8

Chương 1CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ QUẬN HÀ ĐÔNGVỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP PHƯỜNG (2008 - 2015)

1.1 Những nhân tố tác động đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộchủ chốt cấp phường ở quận Hà Đông (2008 - 2015)

1.1.1.Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường

Trước hết thống nhất nhận thức một số khái niệm cơ bản về cán bộ,cán bộ chủ chốt cấp phường, trong đó có sự phân tích để đi đến nhận thứckhoa học hơn, hệ thống hơn về đề tài luận văn Đây là cơ sở đầu tiên giúpcho việc tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ, đồng thời thuận tiện choviệc xem xét luận giải các văn bản ban hành về công tác cán bộ chủ chốtcấp phường

Cán bộ là một danh xưng đầy niềm tự hào và vinh dự trong nhân dânta Nó xuất hiện trong đời sống xã hội nước ta khoảng mấy chục năm gần đây,để chỉ một lớp người là những chiến sĩ cách mạng, lớp người mới, sẵn sàngchịu đựng gian khổ, hy sinh, gắn bó với nhân dân, phục vụ cho sự nghiệp caocả giành độc lập, tự do cho dân tộc Tên gọi cán bộ đã từng để lại dấu ấn đẹptrong lịch sử cách mạng nước ta từ khi có Đảng lãnh đạo

* Một số khái niệm

Khái niệm về cán bộ

Ở Việt Nam hiện nay, cán bộ là một khái niệm chỉ những người cóchức vụ và vai trò quan trọng trong một tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp đếnmọi hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy quản lý,điều hành góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức đó Theo Từ điểnTiếng Việt ( Viện ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2006) cán bộ được định nghĩa là:Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước, Đảng vàđoàn thể có chức vụ

Theo cách định nghĩa như trên, có thể hiểu khái niệm về cán bộ:

Thứ nhất, cán bộ bao gồm những người trong biên chế nhà nước,

làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội,

Trang 9

các doanh nghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trungương đến địa phương và cơ sở.

Thứ hai, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay

một tổ chức để phân biệt với người không có chức vụ

Cán bộ lãnh đạo, quan niệm về cán bộ lãnh đạo được hiểu gồm hai

thành phần:

Thành phần thứ nhất, là những ai giữ chức vụ và trách nhiệm caotrong một tổ chức, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức, của bộmáy, có vai trò tham gia định hướng, điều khiển hoạt động của cả bộ máy,ví dụ: các ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, trưởng, phó các đoànthể…Trong bộ phận cán bộ lãnh đạo có một nhóm được gọi là cán bộ lãnhđạo chủ chốt Đó là người đứng đầu quan trọng nhất, có chức vụ cao nhấttrong một tập thể, có quyền ra những quyết định về chủ trương, có tráchnhiệm và quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức để thựchiện những nhiệm vụ của tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chiphối, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định

Thành phần thứ hai, là những người đứng đầu những tổ chức quốcgia Họ là nhóm lãnh đạo ở tầm vĩ mô Thế giới hiện đại gọi đây lànhóm lãnh đạo ở tầm vĩ mô, làm nhóm lãnh đạo chính trị quốc gia Ởnước ta, nhóm lãnh đạo chính trị ở tầm quốc gia này được gọi là cán bộlãnh đạo cao cấp, chủ chốt

Quan niệm về cán bộ của Đảng nói chung: cán bộ cách mạng chính

là cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân Cán bộ là những người đem chínhsách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủhiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng

Khái niệm “chủ chốt”: Theo Từ điển tiếng Việt - 2000 của Nhà

xuất bản Đà Nẵng, từ “chủ chốt” là “quan trọng nhất, có tác dụng làmnòng cốt Cán bộ chủ chốt của phong trào”

Trang 10

Khái niệm “cán bộ chủ chốt” cấp phường Từ những nội dung trình bày nêu trên, có thể hiểu “cán bộ chủ

chốt” là người có chức vụ, nắm giữ các vị trí quan trọng, có tác dụnglàm nòng cốt trong các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của một cấpnhất định; người được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng đểlãnh đạo, quản lý, điều hành bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụđược giao; chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp mình về lĩnh vựccông tác được giao

Dựa trên quan điểm trên và đặc biệt thực hiện Nghị quyết của Trungương về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,phường, thị trấn; Nghị định của Chính phủ về cán bộ công chức xã, phường,thị trấn; một số quyết định của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ chủchốt, xã phường bao gồm các chức danh: Bí thư, phó bí thư Đảng ủy xã,phường; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, phường; Chủ tịch, PhóChủ tịch Hội đồng Nhân dân xã, phường; Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Chủtịch Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụnữ; Bí thư Đoàn Thanh niên

* Vị trí, vai trò của đội ngũ CBCC cấp phường ở quận Hà Đông

Cán bộ là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định đến sựthành công của cách mạng, đưa Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chínhsách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống hiệu quả CBCC cấp phườngở quận Hà Đông có những vai trò như sau:

Một là, đội ngũ CBCC cấp phường là người trực tiếp tuyên truyền, phổ

biến và triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến nhân dân; làm cho các tầng lớpnhân dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ và thực hiện tốt các chủ trương, chính sáchđó Đội ngũ CBCC cấp phường còn giữ vai trò là trụ cột, chi phối hoạt độngtại cơ sở, CBCC cấp phường không chỉ là người nắm vững đường lối, chính

Trang 11

sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp trên để tuyên truyền, phổbiến, dẫn dắt, tổ chức cho quần chúng thực hiện mà còn phải am hiểu sâu sắcđặc điểm, tình hình của phường để kịp thời đưa ra những phương án đề xuấtnhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách đó cho phùhợp với thực tiễn tại địa phương.

Hai là, đội ngũ CBCC cấp phường quận Hà Đông là người lãnh

đạo, quản lý mọi hoạt động, đảm bảo cho bộ máy chính quyền cấp phườnglàm việc đúng chức năng, nhiệm vụ đảm bảo mọi nghị quyết, chủ trương,chính sách của Thành phố, Quận được thực hiện một cách cụ thể, thôngsuốt và có hiệu quả Là chủ thể thực thi pháp luật để quản lý mọi mặt củađời sống xã hội nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước đềra; giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa, xửlý các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của tầng lớp nhân dân laođộng; điều hành các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong quátrình hoạt động của bộ máy nhà nước

Ba là, CBCC cấp phường quận Hà Đông là người nắm bắt kịp thời,

phản ánh thực tế tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để Đảng và Nhà nướccó cơ sở thực tiễn điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chủtrương, chính sách có tính khả thi, phù hợp với giai đoạn phát triển củađất nước Luôn lắng nghe, tiếp thu và đáp ứng nguyện vọng của Nhândân Trong quá trình triển khai và tổ chức vận động, hướng dẫn nhân dânthực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, đội ngũ CBCC là những người làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nướcvới nhân dân, củng cố niềm tin, sự tín nhiệm của nhân dân với chế độ, tạothành khối thống nhất, có quan hệ khăng khít hơn

Bốn là, CBCC cấp phường quận Hà Đông có vai trò quyết định

trong việc xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trịphường, phường vững mạnh và phát động lãnh đạo, phát triển phong trào

Trang 12

cách mạng của quần chúng ở cơ sở Đội ngũ CBCC cấp phường quận HàĐông là trụ cột, tổ chức, sắp xếp, tập hợp lực lượng, là linh hồn của các tổchức chính trị phường, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi tiềm năng,nguồn lực ở địa phương, động viên mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đuahoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị cơ sở Có vai trò quan trọngđối với năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền cấpphường và mọi hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quầnchúng phường CBCC cấp phường cũng là tấm gương để những người cấpdưới quyền, tập thể cơ quan, đơn vị và nhân dân ghi nhận.

Năm là, đội ngũ CBCC cấp phường còn là nguồn nhân lực quan

trọng cung cấp cán bộ cho các quận, huyện, thành phố Thông qua hoạtđộng tại phường, cán bộ tích lũy và có kinh nghiệm thực tiễn tại cơ sở địaphương để lãnh đạo, quản lý, tích lũy kiến thức, phương pháp, tác phongtrong quá trình công tác cũng như tích lũy đủ những yếu tố để quy hoạchcấp cao hơn Chính vì vậy mà tất cả những CBCC cấp phường trên quậnHà Đông đều được đứng ở các vị trí, vai trò khác nhau tại cơ sở để nắmbắt thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm nên khi đứng ở vị trí CBCC luôn thíchứng rất nhanh với nhiệm vụ mới, nắm bắt tốt tình hình ở phường, chỉ đạo,hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả công việc cao vàhoàn thành nhiệm vụ được giao tốt hơn

Nhận thấy vai trò và vị trí của việc xây dựng đội ngũ CBCC cấpphường trên phạm vi cả nước nói chung và quận Hà Đông nói riêng là mộtnhiệm vụ trọng tâm, là khâu mấu chốt, là mắt xích quan trọng trong hệthống chính trị, đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nướctrên con đường CNH, HĐH Do vậy, xây dựng đội ngũ CBCC cấp phườngtrên quận Hà Đông hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng về nhiều mặt,góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của phường và đónggóp vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm

Trang 13

bảo an ninh quốc phòng, môi trường xây dựng Đảng bộ của Quận HàĐông, thành phố Hà Nội trong sạch, vững mạnh và văn minh.

1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông

* Đặc điểm hành chính của quận Hà Đông

Sau khi hoàn chỉnh các thủ tục trình Thành ủy Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ raNghị quyết số 19/NQ-CP về việc thành lập quận Hà Đông và các phườngtrực thuộc Ngày 29-5-2009, Ban Thường vụ Quận ủy ra Chỉ thị số16-CT/QU về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19/CP của Chính phủthành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc Nghị quyết số 19 củaChính phủ chỉ rõ 2 nội dung:

-Một là, thành lập quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở toàn

bộ 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 198.678 nhân khẩu của thành phố HàĐông, bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường: HàCầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phúc La, Quang Trung, VạnPhúc, Văn Quán, Yết Kiêu và các xã: Biên Giang, Dương Nội, Đồng Mai,Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa

Hai là, Đặc điểm thành lập các phường thuộc quận Hà Đông trên cơ sở

diện tích và dân số của một số các xã nông thôn lên phường: Biên Giang,Dương Nội, Đồng Mai, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa Do đócó những khó khăn riêng, xáo trộn nhiều so với xã nông thôn, như tổ chức bộmáy và quản lý hành chính, cơ sở hà tầng từ nông thôn sang phường,…nhất lànhững đòi hỏi mới về năng lực, trình độ cán bộ chủ chốt phải ngang với đòihỏi mới của cán bộ chủ chốt cấp phường

Quận Hà Đông sau khi thành lập gồm 17 đơn vị hành chính là cácphường: Nguyễn Trãi, Quang Trang, Yết Kiêu, Hà Cầu, Văn Quán, Mộ Lao,Vạn Phúc, Phúc La, Kiến Hưng, Phú La, La Khê, Dương Nội, Yên Nghĩa,Biên Giang, Đồng Mai, Phú Lãm, Phú Lương

Trang 14

Quận Hà Đông ra đời là một trong 10 quận nội thành và nằm về phíaTây Nam Hà Nội, liền kề với các huyện ngoại thành như: Thanh Oai, ChươngMỹ, Hoài Đức, Thanh Trì Quận ra đời trong tình hình Đảng bộ và nhân dânđang tiến vào những tháng năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộlần thứ XVIII Do vậy, ngay sau khi công bố thành lập quận và 7 phườngmới, Quận ủy và Ủy ban nhân dân quận Hà Đông lãnh đạo nhân dân đoàn kếtphấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị do Đảng bộ quận đề ra,đồng thời tập trung cao độ cho nhiệm vụ củng cố ổn định bộ máy công tác tổchức cán bộ, nhất là ở Đồng Mai, Biên Giang, Yên Nghĩa, Duơng Nội, PhúLãm, Phú Lương từ xã chuyển sang thành lập phường.

* Đặc điểm kinh tế của quận Hà Đông

Điểm nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội của quận Hà Đông là đẩynhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với tỷ trọng vềcông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ gắn với du lịch ngày càngtăng Kinh tế trên địa bàn quận tăng trưởng mạnh, các thành phần kinh tếđược khuyến khích phát triển, cơ chế quản lý có tiến bộ Doanh nghiệp nhànước được đổi mới, sắp xếp lại Khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triểnmạnh cả về số lượng và quy mô Kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xãtiếp tục được củng cố

* Đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt quận Hà Đông

Đối với công tác tổ chức cán bộ, sau khi thành lập quận, Quận ủy căncứ vào kết luận Hội nghị Trung ương 9 (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thựchiện chiến lược cán bộ từ nay đến 2010; Chương trình số 02-CTr/TU củaThành ủy Hà Nội về tạo bước chuyển biến mạnh mẽ xây dựng, chỉnh đốnĐảng giai đoạn 2006 - 2010 để kiện toàn đội ngũ cấp ủy, cán bộ của quận, cácđảng bộ phường Ban Thường vụ Quận ủy gồm 15 ủy viên, do đồng chí LêHồng Thăng làm Bí thư; Đồng chí Nguyễn Hữu Thưởng là Phó Bí thưThường trực - Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận; Đồng chí Nguyễn Thị Liênlà Phó Bí thư - phụ trách công tác xây dựng Đảng; Đồng chí Phạm Khắc Tuấnlà Phó Bí thư - Chủ tịch ủy ban nhân dân quận

Trang 15

Quận ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân quận tập trung chỉđạo ổn định tổ chức của 7 xã chuyển thành phường, kiện toàn các tổ dânphố mới, kiện toàn, bổ sung cấp ủy cơ cấu trưởng công an ở 6/7 phườngthành lập; bổ sung 20 đồng chí cấp ủy viên cơ sở; bổ nhiệm và bổ nhiệm lại16 đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sởcủa quận Nhìn chung trong năm 2009, quận đã điều động, luân chuyển, bổnhiệm 35 cán bộ, trong đó từ phường chuyển về quận có 11 đồng chí, từquận về phường 7 đồng chí, lãnh đạo các phòng ban của Quận ủy 17 đồngchí Quận ủy cũng bàn giao 9 tổ chức cơ sở Đảng, đồng thời tiếp nhận 28 tổchức cơ sở Đảng từ Đảng ủy Dân chính Đảng thành phố Hà Nội; thành lậpchi bộ Hội Chống hàng giả trực thuộc Quận ủy và Đảng bộ Trung tâmKhuyến nông Hà Nội Đến cuối năm 2009, Quận ủy Hà Đông có 121 tổchức cơ sở Đảng, trong đó có 44 đảng bộ và 77 chi bộ trực thuộc, với10.200 đảng viên.

Việc kịp thời củng cố, ổn định bộ máy công tác tổ chức cán bộ đã giúpcho Quận ủy - ủy ban nhân dân quận thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ do Đảngbộ - chính quyền quận đề ra

* Đặc điểm văn hóa quận Hà Đông

Văn hóa - xã hội được coi trọng, các hoạt động văn hóa, thể thao đượctổ chức đúng với nhiệm vụ chính trị, thực hiện có hiệu quả công tác xã hộihóa, vừa góp phần nâng cao chất lượng hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhândân, tăng cường mối quan hệ cộng đồng, xã hội, vừa góp phần giảm nhanhcác tệ nạn xã hội, các hủ tục, thủ tục lạc hậu Nhiều địa bàn xây dựng đượccác tổ dân phố văn hóa, văn minh, thanh lịch; thực hiện nếp sống mới trongsinh hoạt gia đình và cộng đồng dân cư

Công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xây dựngđời sống văn hóa cũng được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm xâydựng, quy mô và chất lượng giáo dục luôn được giữ vững và phát triển Tất cả

Trang 16

các phường đều có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, toàn quậncó 10 trường phổ thông trung học (bao gồm cả trường công lập và dân lập),nhiều trường đạt chuẩn quốc gia Tất cả 17/17 phường của quận Hà Đông đềucó trạm y tế, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tácphòng chống dịch bệnh ngay từ ban đầu.

Công tác an ninh, trật tự, quốc phòng luôn được củng cố tăng cường,triến khai đồng bộ, có hiệu quả Vai trò của cơ quan tư pháp có nhiều chuyểnbiến Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, cải cáchhành chính được tập trung tháo gỡ khi có vướng mắc

Hệ thống chính trị của quận được xây dựng, đổi mới, tạo nền tảngchính trị vững chắc để lãnh đạo, quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộicủa quận theo hướng đổi mới và hội nhập

Trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, ngay sau khithành lập quận, Quận ủy và ủy ban nhân dân quận tập trung cao độ lãnh đạocác nhiệm vụ, mục tiêu do quận đề ra trên các lĩnh vực, trong đó nổi bật làtriển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/QU của Ban Chấp hành Đảng bộra ngày 12-1-2009 về việc tiếp tục thực hiện việc cưới, việc tang theo nếpsống văn hóa và công tác xây dựng Đảng tiến tới đại hội Đảng các cấp

1.1.3 Thực trạng đội ngũ CBCC cấp phường quận Hà Đông trướcnăm 2008

*Ưu điểm

Về phẩm chất chính trị

Đội ngũ CBCC cấp phường, quận Hà Đông phần lớn đã công tác ởnhững lĩnh vực chuyên môn nên có nhiều kinh nghiệm và đã được rèn luyện,thử thách trong quá trình đấu tranh cách mạng, trong xây dựng và bảo vệ Tổquốc Do đó các đồng chí có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành vớimục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tin

Trang 17

tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước và con đường đilên chủ nghĩa xã hội Gương mẫu, đi đầu trong thực hiện đường lối chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Về đạo đức lối sống

Các đồng chí đều có ý thức kỷ luật tốt, nhiệt tình, trách nhiệm Có lốisống lành mạnh, giản dị, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, có tác phonglàm việc gần dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, tôn trọng quyền làm chủcủa nhân dân, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm

Về hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao

Các đồng chí có trình độ kiến thức, năng lực quản lý lãnh đạo đáp ứngđược với yêu cầu công việc trong giai đoạn quận mới thành lập Hầu hết đềucó trách nhiệm cao trong công việc Nhiều đồng chí trưởng thành từ thực tiễnvà phong trào quần chúng ở địa phương nên am hiểu thực tiễn và tâm huyếttrong sự nghiệp xây dựng địa phương

Một số cán bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc có lúc, cóthời điểm còn bị động, sự năng động, sáng tạo chưa cao, thiếu tính chủ động

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn từ Quận tới các phường cótuổi bình quân khá cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ chiếm tỷ lệ thấp (số cán bộ trẻchỉ xấp xỉ 8,6%) Một số đồng chí trải qua thời kỳ chiến tranh, mặc dù có nhiệt tìnhtrách nhiệm song chưa được đào tạo bài bản, chính quy, kiến thức về tin học, ngoạingữ còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ Một số cơ quan, đơn vị, cấpủy các cấp vẫn chưa thực sự quan tâm đến công tác trẻ hoá cán bộ, nhận thức khôngđúng về công tác cán bộ trẻ Nhiều nơi chưa mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ, còn biểu

Trang 18

hiện thiếu tin tưởng; hoặc có quy hoạch nhưng bố trí sử dụng vào các chức danhlãnh đạo, quản lý chưa nhiều Tư tưởng tuần tự hoặc “sống lâu lên lão làng” chưađược khắc phục Thậm chí một số nơi cán bộ lớn tuổi coi thường cán bộ trẻ, khiếnkhông ít cán bộ trẻ có trình độ, năng lực bị giảm sút động cơ phấn đấu.

Những hạn chế trên đòi hỏi quận Hà Đông cần phải quan tâm hơn nữađến công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ CBCC cấp cơ sở, làm tốt côngtác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ CBCC cấp cơ sở và đề ranhững giải pháp thiết thực để đội ngũ này có thể làm tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêucầu ngày càng cao của công cuộc CNH, HĐH và đổi mới toàn diện đất nước

1.1.4 Quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ thành phốHà Nội về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường (2001 - 2015)

* Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ

Trong suốt 85 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản ViệtNam luôn chú trọng và đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầmvới đòi hỏi của từng thời kỳ cách mạng, đó chính là nhân tố quyết định mọithắng lợi của cách mạng Việt Nam Đảng xác định phải “Có một đội ngũ cánbộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổchức thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinhmệnh của Đảng cầm quyền” [1, tr.27] Trong công cuộc đổi mới đất nước,thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH, Đảng nhấn mạnh vai trò của cán bộ trongchiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH: “Cán bộ là nhân tố quyếtđịnh sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đấtnước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [1, tr.66] Theo quan điểm của Đảng, trong khi phải xây dựng đội ngũ cán bộ một cáchđồng bộ, đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, cần đặc biệt chútrọng xây dựng đội ngũ CBCC các cấp, nhất là cấp chiến lược và cấp cơ sở

Xuất phát từ “chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước” theo Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, ban hành Nghị quyết số 03ngày 18 tháng 06 năm 1997 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về

Trang 19

“Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thịtrấn ” và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị lần thứ 6 BCH Trungương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/2/2008 về “Nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chấtlượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” Nghị quyết đánh giá, chỉ rõ cả mặt mạnh,

mặt yếu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân yếu kém; từ đó đề ra mục tiêu, nhiệmvụ, giải pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên.Trong đó có giải pháp về trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và từng bướcnhất thể hóa các chức danh cán bộ Tạo sự chuyển biến có tính đột phá về xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở bằng một hệ thống chính sách phù hợpvà đồng bộ Đồng thời phải đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đào tạo, bồidưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức cơ sở xã, phường, thị trấn theo chứcdanh cán bộ, chú ý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệmgiải quyết những tình huống cụ thể ở cơ sở

Về nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, Trung ương Đảngkhẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt,nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng” [28, tr.136], BCH Trung ương

đã ban hành Quyết định số 58-QĐ/TW ngày 07/5/2007 về “Ban hành quy chế vềchế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ” nhằm đánh giá công tác cán bộ, kịp

thời nêu gương cán bộ và tổ chức đảng làm tốt, giúp đỡ cán bộ và tổ chức đảnggây khó khăn, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, thiếu sót, khuyết điểm của cánbộ và công tác cán bộ, phát hiện những kinh nghiệm tốt, uốn nắn những sơ hở,thiếu sót trong công tác cán bộ, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm của cánbộ và tổ chức đảng Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của BCH Trung

ương về “Ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử” chính

là cẩm nang cho các cấp ủy đảng thực hiện trong công tác cán bộ

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương

khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”,

Trang 20

Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thảo luận Báocáo tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH,

HĐH đất nước và ra Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 về việc “Tiếptục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020” Điều này

lại một lần nữa khẳng định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cáchmạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Việc thực hiện chiếnlược cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng,phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược kinh tế - xã hộivà bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thếhệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới Đảng cũng khẳng địnhcần phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cánbộ, đổi mới tư duy, cách làm trong công tác đánh giá cán bộ, xây dựng mớitiêu chuẩn chức danh cán bộ, nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ, bảo đảmsự chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài

Về luân chuyển cán bộ, Kết luận số 37 cũng chỉ rõ: “Tiếp tục thực hiệnchủ trương luân chuyển cán bộ, đưa công tác này trở thành nề nếp thườngxuyên trong công tác cán bộ”

Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Trung ương Đảng nêu rõ: Tạo chuyểnbiến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theotiêu chuẩn chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mớicho cán bộ lãnh đạo, quản lý, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trongthực hiện Chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới Củng cố, nâng cao chấtlượng về mọi mặt của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Huyđộng mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho việc đàotạo, bồi dưỡng cán bộ cả trong và ngoài nước, trong và ngoài Đảng, trong vàngoài khu vực nhà nước Xây dựng chương trình quốc gia về đào tạo, bồidưỡng cán bộ, chiến lược quốc gia về nhân tài đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩymạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước và chủ động hội

Trang 21

nhập quốc tế Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, Ban Bí thư đã ban hành Quyết định 184-QĐ/TW

về “Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương” và Quyết định 185-QĐ/TW về “Chức năng,nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồidưỡng chính trị huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh ” đã tạo điều kiện thuận

lợi cho hoạt động của các đơn vị làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.Theo quy định được nêu trong Quyết định thì nhiệm vụ đào tạo chủ yếu củatrường chính trị là chương trình trung cấp lý luận chính trị, trung cấp hànhchính, bồi dưỡng theo chức danh, bồi dưỡng cập nhật kiến thức

Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) một lần nữa khẳng định: “Tiếp tục đổimới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ” Đại hội chủ trương thực hiện tốtChiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mớitư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cánbộ Chủ trương xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách pháthiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức,có tài Đại hội nhấn mạnh phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ; khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp Đại hội yêu cầu làmtốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộcthiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiếnlược Đại hội chỉ rõ công tác dánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sởnhững tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu quả côngtác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu Không bổnhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa Thực hiện nghiêm quychế thôi chức, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý Kịp thờithay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ,uy tín giảm sút Có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạyquyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương Thực

Trang 22

hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo qui hoạch ở các ngành, cáccấp; khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín Đại hội yêu cầu tăng cường côngtác giáo dục, quản lý cán bộ Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo vàquản lý các cấp, đội ngũ chuyên gia đầu ngành Đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cánbộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa vàphát triển [72, tr.261-262] Đại hội đề ra chỉ tiêu phải xây dựng đội ngũ cánbộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mớithông qua việc: Rà soát, bổ sung, hoàn thiện qui chế quản lý cán bộ, côngchức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗicán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm củahoạt động công vụ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bảnlĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, quảnlý nhà nước Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, côngchức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khônghoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân Tổng kết việcthực hiện “nhất thể hóa” một số chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước để có chủtrương phù hợp Thực hiện bầu cử, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo theo hướng cấptrưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định [72, tr.252].

Những quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và CBCC cấp cơ sở nói riêng đãthể hiện rõ sự nhận thức sâu sắc yêu cầu ngày càng cao là phải có đội ngũ cánbộ vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức lối sống lành mạnh, có trìnhđộ kiến thức cao, có năng lực quản lý điều hành giỏi để đáp ứng được nhữngtình huống, yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Để đápứng được yêu cầu đặt ra, trước hết, phải bắt đầu từ việc chăm lo, đào tạo, bồidưỡng, giáo dục và rèn luyện cán bộ Đây là chìa khóa của việc xây dựng độingũ cán bộ nói chung và đội ngũ CBCC ở cấp cơ sở nói riêng, đáp ứng với sựphát triển của đất nước trong thời kỳ mới

Trang 23

* Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng đội ngũ cánbộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn

Xác định rõ vai trò của của đội ngũ CBCC ở xã, phường, thị trấn trongsự phát triển chung của thành phố, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn quan tâmđến công tác xây dựng đội ngũ này vững mạnh

Với vị thế là Thủ đô - trái tim của cả nước - Hà Nội có vị trí, vai trò vàtầm quan trọng đặc biệt về nhiều mặt Để Hà Nội phát triển thực sự xứng tầmvới vị thế, vai trò là Thủ đô của cả nước, Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị

quyết số 15-NQ/QH ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII về “Điều chỉnh,mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội ” trên cơ sở hợp nhất toàn bộ

diện tích tự nhiên, dân số của Thủ đô Hà Nội (cũ) với tỉnh Hà Tây, huyện MêLinh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) Việcđiều chỉnh địa giới hành chính đã tạo ra thế và lực mới, mở ra triển vọng choThủ đô Hà Nội phát triển toàn diện, bền vững và thực hiện được mục tiêuchiến lược: “Tiếp tục phát triển kinh tế- xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh;xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; mở rộng họp tác đối ngoại, tăngcường hội nhập khu vực và quốc tế, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, vănminh, hiện đại Đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu và trách nhiệm ngàycàng cao đối với công tác lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ” [98, tr.8-9]

Với mục tiêu đó, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, KhóaXIV, nhiệm kỳ 2005 - 2010 và Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội,Khóa XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh nhiệm vụ xâydựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường công tác củng cố, kiện toàn hệ thống tổchức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.Thành ủy Hà Nội đã xây dựng và triển khai nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện

trong toàn thành phố như Chương trình số 02-CTr/TU về “Tạo bước chuyểnbiến mạnh mẽ về xây dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn 2006- 2010”; Kế hoạchsố 17-KH/TƯ ngày 22/4/2009 về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán

Trang 24

bộ từ nay đến 2020”; Quyết định số 283-QĐ/TƯ ngày 30/10/2008 về “Quyđịnh về phân cấp quản lý cán bộ”; Hướng dẫn số 04-HD/BTCTU ngày16/9/2006 về “Xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2006 - 2010”; Nghịquyết số 20-NQ/TƯ ngày 28/5/2005 về “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệuquả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2005- 2010”

đã thực sự thể hiện sự quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcnói chung và đội ngũ CBCC các cấp của Thủ đô Hà Nội

Chỉ thị số 13-CT/TƯ ngày 09/6/2009 của Thành ủy Hà Nội về việc

“Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin” và Chương trình số CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy về “Đẩy mạnh cải cách hành chính,nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức,viên chức giai đoạn 2011- 2015” nhằm xây dựng cơ quan hành chính các cấp

08-thực sự trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức có đủ phẩm chất năng lực, trình độ, có ý thức, tráchnhiệm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự nghiệp xây dựng, phát triểnThủ đô trong thời kỳ mới là những định hướng cần thiết để Quận Hà Đôngxây dựng các đề án đào tạo công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ côngchức, viên chức trong toàn quận, đầu tư cơ sở vật chất, xây mới trụ sở làmviệc khang trang, hiện đại cho các phường, đáp ứng với yêu cầu ngày càngphát triển của Thủ đô và đất nước

Chương trình số 01-CTr/TU ngày 18/8/2011 về “Nâng cao năng lựclãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên;năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động củaMTTQ, các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 2011 - 2015” của Đảng bộ

thành phố Hà Nội khóa XV đã đề ra mục tiêu cụ thể Đó là “Xây dựng đảng bộ,chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp trong sạch, vững mạnh,thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, xây dựng và phát triển Thủđô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Đổi mới công tác lãnh đạo của các

Trang 25

cấp ủy đảng; nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy chính quyền,trọng tâm là chính quyền cấp xã, phường, thị trấn và các sở ngành thành phố;nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân đáp ứngnhiệm vụ CNH, HĐH Thủ đô Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp cóphẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, có đủ trình độ chuyên mônnghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụđược giao” Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, Đảng bộ thành phố Hà Nội cũngđề ra một số chỉ tiêu phấn đấu, trong đó có chỉ tiêu “100% cán bộ chủ chốt cấpxã, phường, thị trấn có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% cánbộ chủ chốt cấp phường, thị trấn và trên 80% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độđại học Thành phố đào tạo 1.000 cán bộ nguồn cho thành phố và cơ sở”.

Cũng trong Chương trình số 01 của Thành ủy, Đảng bộ thành phố HàNội cũng chỉ đạo quyết liệt việc đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ thông qua các nội dung:

Xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác cán bộ nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là xây dựng và thực hiện một sốqui chế, quy định đặc thù của thành phố để tổ chức thực hiện đồng bộ, thốngnhất trong toàn Đảng bộ như: Quy định chế độ trách nhiệm của tập thể và cánhân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; Quy chế tuyển chọn cán bộtài năng; Quy chế lấy ý kiến quần chúng về đánh giá cán b ộ , h o à n thiện cácquy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ trong từng loại hình cơ quan, tổchức, đơn vị Thực hiện việc bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn,đúng người, đúng việc và đúng qui trình Thực hiện chủ trương trẻ hóa vàtừng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ, quan tâm đến cán bộ nữ, tạo bướcchuyển biến có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tiếp tụcphân cấp, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm một số khâu trong côngtác quản lý cán bộ cho cơ sở; Các cấp ủy, chính quyền nghiên cứu, xây dựngchiến lược cán bộ theo tinh thần Kết luận Hội nghị Trung ương 9 khóa X,

Trang 26

khắc phục một bước tình trạng hụt hẫng, chắp vá khi có nhu cầu sử dụng cánbộ; Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp đồng thời chú trọngđến công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng có hiệu quả độingũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là cán bộ, chuyên viên công tác tạicác sở, ngành thành phố và cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn.

Đổi mới, tạo bước đột phá trong công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụngđội ngũ cán bộ Trong công tác đánh giá cán bộ thì đổi mơi phương phápđánh giá cán bộ, nhất là đối với cấp ủy viên và cán bộ lãnh đạo chủ chốt cáccấp; thực hiện đánh giá cán bộ phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ,công khai, khách quan, toàn diện, lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệmvụ làm thước đo chính Trong công tác qui hoạch cán bộ cần chỉ đạo thựchiện đồng bộ công tác qui hoạch cán bộ đầu nhiệm kỳ, hàng năm tiến hành ràsoát, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luânchuyển, bố trí cán bộ được qui hoạch Gắn qui hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lývới qui hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ Quan tâm qui hoạch cán bộ trẻ,cán bộ nữ, qui hoạch nguồn cán bộ chủ chốt

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần xây dựng, triển khaiĐề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống chính trị củathành phố đảm bảo hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình Phốihợp với các trường Đại học, Học viện trên địa bàn tổ chức các lóp đàotạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài; các lớp cán bộ nguồn làmcông tác tổ chức, kiểm tra, tuyên giáo của Đảng và cán bộ chủ chốt cấpxã, phường, thị trấn

Trong công tác điều động, luân chuyển cán bộ thì cần phải dựa vàokết quả đánh giá, qui hoạch, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; gắnluân chuyển với điều động, bố trí đội ngũ cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụcông tác Chú trọng luân chuyển cán bộ từ thành phố về cơ sở và ngược lại.Gắn luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý với sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ

Trang 27

chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, nhất là ở những vị trí công tác dễ phát sinhtiêu cực, cán bộ làm việc một vị trí lâu năm, trì trệ, kém phát triển Trongcông tác tuyển chọn, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ thì thực hiện tuyểndụng cán bộ, công chức thông qua thi tuyển hoặc bằng cơ chế, tiêu chí tuyểndụng người tài Mở rộng dân chủ, khách quan, khoa học trong công tác bổnhiệm cán bộ; thực hiện qui trình giới thiệu nguồn nhân sự rộng rãi, khôngkhép kín, có số dư Kiên quyết miễn nhiệm, thay thế kịp thời những cán bộkhông hoàn thành nhiệm vụ, năng lực yếu, chuyên quyền, độc đoán, bảo thủ,trì trệ, né tránh trách nhiệm, để đơn vị xảy ra tiêu cực.

Trong thực hiện chính sách cán bộ thì cần tiếp tục rà soát, bổ sung vàhoàn thiện các chính sách đối với cán bộ đảm bảo đồng bộ, công bằng,khách quan Xây dựng một số chế độ, chính sách đãi ngộ mang tính đặc thùnhằm thu hút, sử dụng người tài, chuyên gia giỏi, cán bộ trẻ xuất sắc, cán bộnữ và cán bộ cơ sở

Như vậy, có thể nói xây dựng đội ngũ CBCC trong hệ thống chính trịở xã, phường, thị trấn ở thành phố Hà Nội là một mắt xích quan trọng thúcđẩy quá trình phát triển, củng cố hệ thống chính trị và kinh tế - xã hội củacơ sở nói riêng và của toàn thành phố nói chung Việc củng cố kiện toànđội ngũ này cần được quan tâm thì mới có thể tăng cường khả năng lãnhđạo và quản lý của đảng bộ và chính quyền cơ sở, phát huy được vai tròcủa các đoàn thể quần chúng nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hộicủa thành phố phát triển

1.2 Chủ trương của Đảng bộ quận Hà Đông về xây dựng đội ngũcán bộ chủ chốt cấp phường (2008 - 2015)

Trên cơ sở quán triệt chủ trương của Đảng và Đảng bộ thành phố Hà Nộivề xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới Từ năm 2008 đến năm 2015,Đảng bộ quận Hà Đông đã tập trung lãnh đạo lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộnói chung và đội ngũ CBCC cấp phường nói riêng Nội dung chủ trương được

Trang 28

thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX Đảng bộ quận Hà Đông(2010), các văn bản của Ban Chấp hành Đảng bộ Quận, Ban Thường vụ Quậnủy Khái quát chủ trương của Đảng bộ quận Hà Đông về xây dựng đội ngũCBCC cấp phường (2008 - 2015) trên những nội dung chính sau đây:

* Mục tiêu, phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấpphường

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ CBCC từQuận đến cấp phường được đào tạo cơ bản, có trình độ năng lực, có bản lĩnhchính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, có phẩm chấtđạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tụcvà vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, năng động sáng tạo, xử lý công việcnhanh, đúng quy định của Đảng, Nhà nước, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệmvụ CNH, HĐH, xây dựng, quản lý đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. [5]

Trên cơ sở mục tổng tiêu quát, Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ XIX và Đềán 03-ĐA/QU ngày 28-12-2010 của Quận ủy xác định một số mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng đội ngũ CBCC cấp phường có bản lĩnh chính trị vững vàng,kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; có đạo đức, phẩm chất cách mạng,lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân; nhất trí, tin tưởng, quyết tâmthực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng, có đóng góp lớn cho sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chủ động vượt lên trên những khó khăn khách quanvà chủ quan để hoàn thành nhiệm vụ; kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực trongxã hội, trong cơ quan, địa phương, đơn vị, nhất là hiện tượng tham nhũng, quanliêu và những tác động tiêu cực khác từ mặt trái của kinh tế thị trường

- Xây dựng đội ngũ CBCC cấp phường, đặc biệt là đội ngũ cán bộ hànhchính, quản lý trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới.Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng và Nhà nước về công táccán bộ Không ngừng đổi mới đồng bộ công tác cán bộ, thực hiện tốt chiến lượccán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới tư duy, cách

Trang 29

làm Khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ; tăngcường công tác quản lý cán bộ Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chínhsách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo các chức danh.

- Thực hiện có hiệu quả chính sách tiến cử, thu hút, ưu đãi và trọng

dụng những người có đức, có tài Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn

cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở tiêuchuẩn, quy trình đã được hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tínnhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu Không bổ nhiệm cán bộ không

đủ đức, đủ tài, cơ hội Thực hiện nghiêm quy chế thôi chức, miễn nhiệm,

từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém vềphẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút Xửlý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy tội

- Thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo quy hoạch ởcác cấp, nhất là luân chuyển cán bộ giữa cấp quận về cơ sơ và ngược lại, khắcphục tư tưởng cục bộ, khép kín Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý từQuận đến cơ sở có cơ cấu, đồng bộ, đủ tiêu chuẩn Đối mới, trẻ hoá đội ngũ cánbộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kể thừa vàphát triển Thực hiện nhất thể hoá một số chức danh lãnh đạo cấp cơ sở Mởrộng và tiếp tục thực hiện một số chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải ngườiđịa phương Quan tâm khuyên khích, động viên đội ngũ cán bộ cơ sở [ 5]

- Từng bước trẻ hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý Phấn đấu đến 2015 có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ có trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hìnhmới Năm 2012 tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ cấp phường (dưới 30 tuổi),cấp quận (dưới 35 tuổi) đạt ít nhất 14%; năm 2013 đạt ít nhất 16%; năm 2014đạt ít nhất 18%; năm 2015 đạt ít nhất 20% [92]

* Nhiệm vụ, giải pháp

Để đạt được mục tiêu trên Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ quận Hà Đông

Trang 30

đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ CBCC cấp phường:

Một là, chú trọng tăng cường công tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất,

đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp Cùng với yêu cầuđẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyêntruyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhànước, cần coi trọng đúng mức bồi đắp lòng yêu nước XHCN, yêu nhân dân,lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, ý thức thực hành dân chủ rộng rãi, tinhthần tự phê bình và phê bình thẳng thắn, trung thực cho đội ngũ cán bộ; đấutranh kiên quyết với những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc, khắc phụcnhững biểu hiện phai nhạt lý tưởng, cơ hội chủ nghĩa Tiếp tục giáo dục, rènluyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; đề cao tấm gương sáng vềphẩm chất, đạo đức, lối sống hết lòng vì nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng;thường xuyên học tập, quán triệt, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách HồChí Minh Để thực hiện điều đó, cần chú trọng đổi mới nội dung, hình thứcsinh hoạt của tổ chức Đảng các cấp, thường xuyên lấy ý kiến nhận xét của nhândân về tư cách, đạo đức của CBCC; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, thihành kỷ luật của Đảng một cách nghiêm minh đối với những cán bộ, đảng viênvi phạm các quy định về trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức, lối sống

Hai là, sớm có biện pháp kiện toàn hệ thống các cơ quan làm công tác

tổ chức, cán bộ đủ năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Cần có cáccơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tổchức, công tác xây dựng Đảng tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng củaĐảng; trung thực, liêm chính, công tâm, khách quan; có năng lực nhận xét, đánhgiá cán bộ và phát hiện hiền tài Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các quy chế,quy định nhằm mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạchtrong công tác cán bộ Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các quy chế, quy địnhvề công tác cán bộ, làm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, thực sự có tính khoahọc, bảo đảm hoạt động thống nhất theo nguyên tắc, chuẩn mực chung, khắc

Trang 31

phục tình trạng tùy tiện, áp đặt chủ quan, “duy tình” trong công tác cán bộ.

Ba là, cùng với yêu cầu kiện toàn đội ngũ cán bộ bảo đảm tính kế thừa

và phát triển cân đối, vững chắc cả về độ tuổi, cơ cấu đội ngũ, sự đồng đều giữacác phường Quận phải cụ thể hoá tiêu chuẩn các chức danh cán bộ lãnh đạo,quản lý, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Căn cứ vào tiêuchuẩn chung để xây dựng, cụ thể hoá các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cáccấp làm cơ sở cho công tác phát hiện, tuyển chọn, quy hoạch đào tạo và bố trí, sửdụng cán bộ Cụ thể hoá tiêu chuẩn các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặcbiệt là quy định rõ chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trực tiếp trong từngngành, từng lĩnh vực, khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí,

Bốn là, đổi mới quan điểm, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ;

coi đánh giá cán bộ là khâu quan trọng hàng đầu trong công tác cán bộ Đánhgiá cán bội đã bảo đảm công khai, minh bạch, trung thực, khách quan, toàndiện, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giácán bộ; phải phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơquan có thẩm quyền và người đứng đầu tổ chức trong xem xét, quyết định đềbạt, bổ nhiệm cán bộ và chịu trách nhiệm về quyết định đó Đánh giá CBCCcấp phường phải căn cứ vào năng lực quy tụ, đoàn kết, phát huy sức mạnh tậpthể, thể hiện ở hiệu quả công tác, sự tiến bộ và kết quả cụ thể ở nơi cán bộ cấpphường được giao; bản thân không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiênquyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí

Năm là, công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý phải

được rà soát lại quy hoạch, căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh đã xây dựng màđánh giá lại thực chất của đội ngũ và từng người, qua đó đưa ra khỏi diện quyhoạch những cán bộ không đủ tiêu chuẩn Đồng thời đánh giá, lựa chọn bổsung cán bộ ngoài diện quy hoạch đủ tiêu chuẩn, có triển vọng đưa vào diệnquy hoạch Đối với cán bộ thuộc diện quy hoạch đào tạo lâu dài phải đượcxem xét, lựa chọn nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch lâu dài là những người ưu

Trang 32

tú của các phường, là những sinh viên xuất sắc đã tốt nghiệp loại xuất sắc,trong lực lượng vũ trang có triển vọng để trước mắt đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ cấp cơ sở, trên cơ sở đó tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý Ưutiên con em gia đình có công và những cán bộ có đức, có tài bằng các cơ chếtiến cử, thi tuyển thật sự công khai, dân chủ, minh bạch, khách quan.

Sáu là, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về LLCT theo

hướng đổi mới, cập nhật kiến thức trong giảng dạy; đổi mới cách dạy, cáchhọc, phát huy tính tích cực của học viên, vận dụng kiến thức vào giải quyếtnhững vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn Thực hiện đào tạo, bồi dưỡngcán bộ theo các tiêu chuẩn chức danh, lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xâydựng chương trình đào tạo với nội dung thiết thực, phù hợp Xây dựng vàtriển khai kế hoạch cử cán bộ đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệmtiên tiến ở các địa phương khác

Xây dựng cơ chế thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trẻcó trình độ cao Đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ; thực hiện chính sáchcán bộ; kiên quyết miễn nhiệm những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ,đùn đẩy, né tránh trách nhiệm để đơn vị trì trệ, yếu kém hoặc xẩy ra sai phạm.Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ CBCC.Thực hiện từng bước trẻ hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức lãnh đạo, quản lý; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hànhchính nhà nước dự nguồn cho cấp ủy và các chức danh chủ chốt của UBND,trưởng các phòng, ban, bộ phận chuyên môn để đảm bảo có số dư, chú trọnghơn công tác tạo nguồn kế cận thường xuyên và lâu dài

Tăng cường hình thức kiểm tra, giám sát, nhắc nhở áp dụng các hìnhthức kỷ luật đối với các biểu hiện cục bộ, trù dập, cố tình gây khó khăn trongcông việc đối với cán bộ, công chức hành chính nhà nước, đặc biệt là nhữngcán bộ mới, cán bộ trẻ, cán bộ nữ Đồng thời, hàng năm rà soát cán bộ, côngchức hành chính đến tuổi hoặc sắp đến tuổi nghỉ hưu Tăng cường công tác

Trang 33

giáo dục chính trị, tư tưởng, phổ biến, quán triệt sâu rộng về chủ trương,chính sách của Quận ủy, UBND Quận về công tác trẻ hóa cán bộ đến đội ngũcán bộ, công chức hành chính nhà nước, từ đó có cơ sở và căn cứ để giớithiệu

cho đảng bộ và chính quyền quận Hà Đông những nhân tố ưu tú, tiêu biểu đểđưa vào nguồn quy hoạch, đào tạo và bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý

1.3 Đảng bộ quận Hà Đông chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũcán bộ chủ chốt cấp phường (2008 - 2015)

1.3.1 Chỉ đạo quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường

Xác định tiêu chuẩn cán bộ là khâu đầu tiên để tiến hành xây dựng độingũ cán bộ Vì có tiêu chuẩn cán bộ mới có căn cứ để đánh giá, tuyển chọn,xây dựng quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sửdụng và luân chuyển cán bộ

Ban thường vụ Quận ủy Hà Đông đã có Quyết định số 179 QĐ/QUngày 9 tháng 9 năm 2009 quy định những tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnhđạo, quản lý thuộc diện Ban thường vụ Quận ủy quản lý trên các mặt về phẩmchất chính trị, đạo đức cách mạng, kiến thức, năng lực trình độ, phong cáchlãnh đạo, sức khỏe, tuổi đời và lịch sử chính trị Cụ thể, đối với đội ngủ cánbộ nói chung và CBCC cấp phường nói riêng cần có phẩm chất chính trị vữngvàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành vớichủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên quyết đấu tranh bảo vệquan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước; cóđạo đức cách mạng trong sáng, kỷ luật cao, cần kiệm liêm chính, chí công vôtư Có kiến thức toàn diện, chuyên sâu; năng lực công tác tốt CBCC cấpphường có trình độ chuyên môn từ trung cấp, cao đẳng trở lên; có trình độ lýluận chính trị trung cấp trở lên

Trên cơ sở chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về trẻ hóa độingũ cán bộ trong hệ thống chính trị, ngày 28/12/2010, Quận ủy Hà Đông đã

Trang 34

ban hành Đề án số 03-ĐA/QU về “Trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýtrong hệ thống chính trị Quận Hà Đông, giai đoạn 2010 - 2015” [92] Với

mục tiêu là từng bước trẻ hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý, công tác quy hoạch cán bộ quản lý các phường thuộc Quận được đảmbảo đúng mục đích, yêu cầu Cán bộ ở trong nguồn quy hoạch phải là cán bộtrẻ, có năng lực trình độ; Về độ tuổi, đối với nam, quy hoạch lần đầu tuổikhông quá 35, đối với nữ, tuổi quy hoạch lần đầu không quá 30 tuổi

Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án 03, công tác cán bộ ở Hà Đông có nhiềuchuyển biến rõ nét cả về số lượng và chất lượng Cán bộ nữ là ủy viên BCHĐảng bộ các phường chiếm tỷ lệ 22,98% Nhờ chủ động làm tốt công tác xâydựng và bổ sung quy hoạch, nhiệm kỳ 2010-2015, số cán bộ nữ, cán bộ trẻđược quy hoạch vào các chức danh cấp phường tăng

Đối với công tác đánh giá, lựa chọn, quy hoạch CBCC cấp phường

Đánh giá cán bộ là một mắt xích quan trọng kết nối các khâu của côngtác cán bộ Căn cứ vào tiêu chuẩn và hiệu quả hoạt động thực tiễn của cán bộđể đánh giá cán bộ Căn cứ vào Quyết định số 50-QĐ/TW, ngày 03/5/1999

của Bộ Chính trị về việc “Ban hành quy chế đánh giá cán bộ” và các văn bản

hướng dẫn của Thành ủy, Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Thường vụ quận ủy HàĐông đã xây dựng và triển khai nhiều văn bản về đánh giá cán bộ

Quận ủy Hà Đông đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch cán bộ,coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện đồng bộ các chủtrương, giải pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ CBCC, nhất là ngườiđứng đầu các tổ chức của HTCT cấp phường

Công tác quy hoạch cán bộ được quan tâm thực hiện đồng bộ từQuận đến cơ sở, công tác bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm,giới thiệu cán bộ ứng cử được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, đảm bảochặt chẽ, công khai, dân chủ, sát với tình hình thực tiễn và khả năng, năng lựccủa cán bộ, gắn với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng

Trang 35

Hàng năm Quận ủy chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, nhậnxét cán bộ trước khi quy hoạch, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm, luân chuyển.Đổi mới cách lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá, nhận xét cán bộ theo hướngmở rộng đối tượng tham gia.

Hàng năm thực hiện thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch phải đảmbảo đủ tỷ lệ cán bộ công chức hành chính trẻ ở tất cả các chức danh Việcquy hoạch phải đảm bảo đủ số dư: số cán bộ, công chức trẻ được đưa vào quyhoạch luôn phải lớn hơn ít nhất 2 lần số chức danh dự kiến trẻ hóa Khi quyhoạch cán bộ, công chức trẻ phải quy hoạch theo hướng “động” và “mở” Cụthể: một người có thể quy hoạch vào nhiều chức danh và một chức danh cóthể quy hoạch nhiều người, không quy hoạch khép kín trong đơn vị của mìnhmà phải quy hoạch cả người ngoài đơn vị, tránh tư tưởng cục bộ, khép kín.Mỗi chức danh phải quy hoạch từ 02 người trở lên, trong đó có ít nhất 01 cánbộ, công chức trẻ (luôn đảm bảo tỷ lệ nữ)

Tiến hành triển khai rà soát bổ sung quy hoạch kịp thời, đưa ra khỏiquy hoạch những cán bộ, công chức hành chính nhà nước không đảm bảocác tiêu chuẩn chức danh (về trình độ, năng lực chuyên môn; đạo đức lốisống, đảm bảo độ tuổi theo quy định tại Chỉ thị số 37 của Bộ Chính trị).Cán bộ, công chức trẻ được bổ sung vào quy hoạch phải đáp ứng được yêucầu, tiểu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, phẩm chấtchính trị, đạo đức lối sống

Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật phù hợp để đội ngũ CBCC phấnđấu chủ động trong công việc Mạnh dạn giao việc cho cán bộ, công chức trẻthể hiện năng lực, khuyến khích việc đề xuất các ý tưởng áp dụng các sángkiến kinh nghiệm, những phương pháp làm việc mới, có hiệu quả Coi trọngđánh giá khách quan, công bằng hiệu quả thực hiện công việc của cán bộ Cókế hoạch cử cán bộ, công chức trẻ, CBCC ở các phường có trình độchuyên môn, có triển vọng phát triển đi đào tạo bồi dưỡng về công tác đảng,

Trang 36

quản lý nhà nước, có chính sách hỗ trợ, đào tạo Khi đào tạo xong, nếu có đủđiều kiện sẽ được giao nhiệm vụ, đánh giá hiệu quả công việc, giới thiệu thamgia ứng cử, bầu cử vào các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp phường

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ quận Hà Đông, UBND Quận thườngxuyên chăm lo công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cánbộ Từ năm 2008 đến năm 2013, UBND Quận đã mở 6 lớp tin học văn phòngcho 300 học viên là cán bộ 17 phường; 18 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lýNhà nước cho cán bộ cấp phường với 1.320 lượt học viên, chủ yếu là CBCCcấp phường [phụ lục 3]

Ngày 01/02/2012, Quận ủy Hà Đông đã ban hành Kế hoạch số 39-KH/QU về thực hiện Chương trình 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy HàNội về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phụcvụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011 - 2015” Trọng tâmcủa kế hoạch là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực trình độ, tâmhuyết, tận tụy phục vụ cho sự nghiệp của Quận

Nhiệm kỳ 2010 - 2015 công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng bộquận Hà Đông được chú trọng chủ yếu đào tạo CBCC cấp phường, đã mởtổng số 469 lớp với 26 loại chương trình cho 55.092 học viên, tăng 57,9% sovới nhiệm kỳ 2005 – 2010 [phụ lục 3] Quan tâm, tạo điều kiện và cử cán bộđi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ đại học, thạc sỹ,tiến sỹ và bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộlãnh đạo quản lý và dự nguồn Quận, phường đảm bảo đạt chuẩn theo tiêu chícủa từng chức danh cán bộ, công chức

Chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hànhchính của UBND Quận thời gian qua luôn được sự chỉ đạo kịp thời và hiệuquả của Quận ủy, Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội Ngoài việc đề ranhững mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ cụ thể cho hoạt động đào tạo, bồi

Trang 37

dưỡng CBCC theo từng giai đoạn, quận ủy, UBND quận cũng xây dựngchương trình, kế hoạch cụ thể như: Chương trình số 01-CTr/QU, ngày14/10/2010 của Quận ủy Hà Đông về việc “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủchốt” Nhận thức tầm quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức hành chính nhà nước trong thời kỳ mới, Quận ủy Hà Đông chútrọng, quan tâm nhiều hơn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hànhchính nhà nước, từ đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trịđến bồi dưỡng nghiệp vụ ngành, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, nhấtlà thu hút, đào tạo lực lượng cán bộ trẻ.

Cán bộ, công chức cấp phường chủ động tích cực phấn đấu, học tậpvề chuyên môn, ý thức trong việc học tập, nâng cao trình độ cho bản thânnhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao Các chính sách hỗ trợ của quậnđối với cán bộ, công chức hành chính được chọn, cử tham gia các lớp đàotạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước không ngừng được nghiên cứu vàhoàn thiện hơn, giúp giảm bớt được một phần khó khăn về chi phí cho cánbộ, công chức trong quá trình học tập

Quận ủy Hà Đông rất coi trọng chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng, bảođảm tính đồng bộ, toàn diện về mục tiêu, chương trình, phương pháp, phươngthức đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật Bám sát yêu cầu hoạt động thực tiễncông vụ, ngày 10/11/2012, Quận ủy Hà Đông ban hành Kế hoạch số 89-KH/QU về “Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ” với nội dung,chương trình có sự đổi mới theo hướng cập nhật thông tin mới, kiến thức mới;gắn đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với đào tạo, bồi dưỡng kỹ năngmềm về xử lý tình huống quản lý nhà nước trong thực thi công vụ, kỹ nănggiao tiếp công sở, làm việc theo nhóm, giao tiếp với công dân theo hướng đàotạo công chức chuyên nghiệp

Công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡngquản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, công tác cải cách hành chính

Trang 38

thường xuyên được quan tâm Quận ủy Hà Đông lần lượt ban hành các vănbản như: Công văn số 05-CV/Th.U ngày 18/02/2008 về việc “mở lớp đàotạo, bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị năm 2008”; Thông báo số 09-TB/BTC, ngày 18/9/2008 của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Đông về việc“Chiêu sinh lớp trung cấp lỷ luận chính trị và bồi dưỡng quản lỷ nhànước Công văn số 102-CV/Th.U, ngày 13/01/2009 về việc “tổ chức họctập chương trình bồi dưỡng về quản lỷ nhà nước Công văn 50-CV/BTC,ngày 06/06/2010 của Ban Tổ chức Quận ủy Hà Đông về việc “chọn cử cánbộ dự tuyển đào tạo cao học năm 2010”; Công văn số 1590/UBND-NV,ngày 29/09/2011 của UBND quận Hà Đông về việc “cử cán bộ, công chức,nhân viên hợp đồng đi học lớp bồi dưỡng kiến thức cải cách hành chínhtheo cơ chế một cửa Thông báo số 442/TB-UBND, ngày 11/05/2012 củaUBND quận Hà Đông về “mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cải cách hànhchính theo cơ chế một cửa”; Báo cáo số 369/BC-UBND, ngày 28 tháng 12 năm2015 của UBND quận Hà Đông về việc “ Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiệnQuyết định số 1374/QĐ-TTg” đã là cơ sở, điều kiện nhằm nâng cao kỹ năng,nghiệp vụ và giúp chuẩn hóa đội ngũ CBCC cấp phường trên địa bàn Quận.

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận Hà Đông xây dựng và chuẩn hóađội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị hỗ trợ côngtác giảng dạy; phối hợp với các trường đào tạo, bồi dưỡng chính trị - hànhchính của thành phố, Trung ương tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu; nângcao quy mô và chất lượng cán bộ, công chức hành chính nhà nước tại quận.Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp giáo dục lý luận vớithực tiễn, hướng mạnh vào phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước trên thựctế Duy trì chặt chẽ kỷ luật trường lớp, bảo đảm quy chế, thời gian, quy trìnhbồi dưỡng, tổ chức lớp học hợp lý, đúng qui định Công tác đào tạo, bồidưỡng góp phần chuẩn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của độingũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước ở các phường trong thời kỳ mới

Trang 39

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính nhà nước từng bước nângcao trình độ, chất lượng, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cánbộ, công chức của các phường trong quận Hà Đông

1.3.2 Chỉ đạo sử dụng cán bộ chủ chốt cấp phường

Đảng bộ quận Hà Đông đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo trong sử dụngcán bộ chủ chốt thông qua các hoạt động luân chuyển CBCC, bố trí sử dụng,đề bạt và quản lý CBCC cấp phường Công tác tổ chức sử dụng CBCC cấpphường được thực hiện tích cực, góp phần xây dựng nguồn cán bộ của Quậnbảo đảm tính liên tục, chủ động có chất lượng, tăng cường nhân tố mới; quađó phát hiện, thay thế những cán bộ, công chức không đủ phẩm chất, năng lựcthực thi công vụ, đồng thời tăng cường cho các cơ quan, đơn vị những cán bộ,công chức có phẩm chất, năng lực để xây dựng và nâng cao hiệu lực quản lýnhà nước của bộ máy hành chính của UBND phường

Luân chuyển CBCC cấp phường

Với đặc thù là một Quận mới thành lập, công tác luân chuyển cán bộđược Quận ủy và Đảng ủy các phường quan tâm thực hiện

Quy hoạch, luân chuyển cán bộ, công chức hành chính nhà nước ởUBND các phường trong Quận, trước tiên là đối với cán bộ lãnh đạo, quản

nội dung quan trọng trong công tác cán bộ của lãnh đạo, quản lý Quận ủylần lượt ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện như: Kế hoạch số 09-KH/Th.U ngày 04/03/2009 của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Đông về việc “ràsoát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2005 - 2010, xây dựng quy hoạchcán bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015” Kế hoạch số 10-KH/Th.U ngày 31/3/2009của Thành ủy Hà Đông về việc “thực hiện công tác luân chuyển, điều độngcán bộ lãnh đạo, quản lý” Kế hoạch số 56-KH/QU, ngày 28/4/2012 củaQuận ủy Hà Đông về việc “rà soát quy hoạch, cán bộ nhiệm kỳ 2010 -2015” Đặc biệt Quận đã thực hiện Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày 05

Trang 40

tháng 11 năm 2012 của Ban Tổ chức Trung ương “về công tác quy hoạchcán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị (Khóa IX) và Chỉ thị số 07-CT/TU,ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thành ủy “về việc tăng cường sự lãnh đạocủa các cấp ủy Đảng bộ thành phố Hà Nội”, Hướng dẫn số 05-HD/TU, ngày05 tháng 01 năm 2013 của Ban Thường vụ Thành ủy “về công tác quy hoạchcán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các nhiệm kỳ tiếptheo”[97,tr.1] Trên cơ sớ đó Ban Thường vụ Quận ủy đã xây dựng kế hoạchsố 98-KH/QU, ngày 14/1/2013 của Quận ủy Hà Đông về việc “triển khaicông tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và cácnhiệm kỳ tiếp theo”[97,tr.1-2] Đây là những văn bản đột phá trong công tácquy hoạch, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức hành chính nhà nước ởUBND quận Hà Đông theo quan điểm của Đảng, Nhà nước như chế độ bổnhiệm cán bộ, công chức có thời hạn, thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ,công chức, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức sâu sát thực tế, gần dân,phục vụ nhân dân; học tập công tác nâng cao trình độ, kinh nghiệm từ cơ sở,thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn.

Công tác quản lý quy hoạch, luân chuyển được thực hiện tích cực,góp phần xây dựng nguồn cán bộ, công chức hành chính nhà nước củaquận bảo đảm tính liên tục, chủ động, có chất lượng, tăng cường nhân tốmới; qua đó phát hiện, thay thế những cán bộ, công chức không đủ phẩmchất, năng lực thực thi công vụ, đồng thời tăng cường cho các cơ quan, đơnvị những cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực để xây dựng và nângcao hiệu lực quản lý nhà nước của bộ máy hành chính của UBND Quận.Trong những năm 2008 - 2013, đã điều động được 43 cán bộ, công chứchành chính ở các phường trong Quận

Quận ủy đã xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức vào các chức danhlãnh đạo, quản lý các phòng, ban, bộ phận chuyên môn Quy hoạch cán bộ

Ngày đăng: 30/04/2017, 15:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2013), Kết luận số 57-KL/TW ngày 08/3 /2013, Về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận số 57-KL/TW ngày 08/3 /2013,Về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị chocán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2013
2. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông (2009), Chương trình số 06-CTr/QU ngày 12/01/2009, Về việc tiếp tục thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hóa và công tác xây dựng Đảng tiến tới đại hội Đảng các cấp, Văn phòng Đảng ủy quận Hà Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình số 06-CTr/QUngày 12/01/2009, Về việc tiếp tục thực hiện việc cưới, việc tang theonếp sống văn hóa và công tác xây dựng Đảng tiến tới đại hội Đảngcác cấ
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông
Năm: 2009
3. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông (2005), Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ quận Hà Đông nhiệm kỳ 2005 - 2010, Văn phòng Đảng ủy quận Hà Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội lần thứXVIII Đảng bộ quận Hà Đông nhiệm kỳ 2005 - 2010
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông
Năm: 2005
4. Ban chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông (2010), Báo cáo trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Hà Đông lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Văn phòng Đảng ủy Hà Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo trình Đại hội đạibiểu Đảng bộ quận Hà Đông lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông
Năm: 2010
5. Ban chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ quận Hà Đông nhiệm kỳ 2010 - 2015, Văn phòng Đảng ủy quận Hà Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội lần thứXIX Đảng bộ quận Hà Đông nhiệm kỳ 2010 - 2015
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông
Năm: 2010
6. Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Đông (2012), Kế hoạch số 39-KH/QU ngày 02/1/2012, Về việc đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015, Văn phòng Đảng ủy quận Hà Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 39-KH/QU ngày02/1/2012, Về việc đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao tráchnhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn2011 - 2015
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Đông
Năm: 2012
7. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông (2014), Lịch sử Đảng bộ quận Hà Đông giai đoạn 1926 đến 2010, Nxb Hà Nội, Văn phòng Đảng ủy quận Hà Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ quận HàĐông giai đoạn 1926 đến 2010
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2014
8. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2001), Quy định 634- QĐ/TU ngày 05/11/2001, Quy định về phân công, phần cấp quản lý cán bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định 634- QĐ/TU ngày05/11/2001, Quy định về phân công, phần cấp quản lý cán bộ
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2001
9. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2001), Quy chế ngày 05/01/2001, Quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm; điều động, luân chuyển và nghỉ hưu đối với cán bộ, ban hành kèm theo Quyết định số 635-QĐ/TƯ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quy chế ngày05/01/2001, Quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm; điềuđộng, luân chuyển và nghỉ hưu đối với cán bộ, ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 635-QĐ/TƯ
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2001
10. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII nhiệm kỳ 2000 - 2005, Lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hộiđại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII nhiệm kỳ 2000 - 2005
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2001
11. Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2002), Kế hoạch số 17- KH/TU ngày 19/4/2002, Kế hoạch về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 19/4/2002, Kế hoạch về luân chuyển cán bộ lãnh đạo,quản lý
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2002
12. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2002), Đề án số 16-ĐA/TƯ ngày 26/7/2002, Về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2002), "Đề án số 16-ĐA/TƯngày 26/7/2002, Về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Banchấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chấtlượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2002
13. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2004), Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội (1930 - 2000), Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộthành phố Hà Nội (1930 - 2000)
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2004
14. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2005), Nghị quyết số 20- NQ/TU ngày 28/5/2005, Về đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2005 - 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghị quyết số 20- NQ/TUngày 28/5/2005, Về đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quảcông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2005 - 2010
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2005
15. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005 - 2010, Lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Văn kiện Đại hội đạibiểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005 - 2010
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2005
16. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 283-QĐ/TƯ ngày 30/10/2008, Về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quyết định số 283-QĐ/TƯngày 30/10/2008, Về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2008
17. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2009), Chỉ thị số 13- CT/TU ngày 09/6/2009, Về tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 13- CT/TU ngày09/6/2009, Về tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2009
18. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2009), Kế hoạch số 17-KH/TƯ ngày 22/4/2009, Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Kế hoạch số 17-KH/TƯngày 22/4/2009, Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từnay đến 2020
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2009
19. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015, Lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đạibiểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2010
21. Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2011), Chương trình số 08- CTr/TU ngày 18/10/2011, Về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011- 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18/10/2011, Về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng caotrách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức giai đoạn 2011- 2015
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w