1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học thpt chuyên đề PHÂN LOẠI và PHƯƠNG PHÁP GIẢI các DẠNG bài tập QUY LUẬT DI TRUYỀN

66 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con khi biết kiểu hình của bố mẹ và đặc điểm di truyền tính trạng: - Từ kiểu hình P để suy ra kiểu gen P - Viết sơ đồ lai + Viết giao tử

Trang 1

“PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP

QUY LUẬT DI TRUYỀN”

PHẦN I – MỞ ĐẦU

Trong chương trình sinh học phổ thông, di truyền học là một phần rất quantrọng của chương trình sinh học lớp 12 Trong đó, "Các quy luật di truyền" là phầnkhông thể thiếu trong kỳ thi tuyển sinh đại học, các kì thi học sinh giỏi trong nước vàquốc tế Làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu, hiểu và vận dụng được các kiến thứccủa di truyền học một cách đơn giản nhất? Đó là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên dạymôn sinh học Đã có nhiều chuyên đề khai thác về phần cơ sở lý thuyết hay cácphương pháp giải bài tập của các quy luật di truyền Tuy nhiên, qua giảng dạy họcsinh chuyên Sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi Tôi thấy học sinh còn lúng túng khi giảibài tập di truyền, thườn gặp khó khăn trong việc phân loại và đưa ra phương phápgiải chung cho từng dạng quy luật; đặc biệt là các dạng bài tập về phép lai có sự tíchcủa các quy luật di truyền khác nhau như phân ly độc lập và liên kết gen, tương tácgen và liên kết giới tính,

Từ những cơ sở trên, tôi đã phân loại các dạng quy luật di truyền thường gặp

và đưa ra phương pháp giải chung ; đồng thời sưu tầm và đưa ra hướng dẫn giải cácdạng bài tập chọn lọc trong các đề thi đại học từ 2009 đến 2013, đề HSG quốc gia, …nhằm giúp cho học sinh chuyên Sinh học tập và nghiên cứu về phần bài tập dạng nàytốt hơn và đồng thời cũng giúp chính bản thân mình giảng dạy tốt hơn

PHẦN II – NỘI DUNG PHẦN 1 PHÂN LOẠI CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

PHẦN 2 CÁC DẠNG BÀI TẬP CỤ THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CHUNG

Trang 2

- Bố mẹ thuần chủng, tương phản à tính trạng trội là tính trạng của bố hoặc mẹ xuất hiện đồng loạt ở F 1

- Bố mẹ dị hợp tử à tính trạng trội là tính trạng chiếm tỉ lệ ¾

- Tính trạng biểu hiện ở cơ thể dị hợp là tính trạng trội.

2 Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con khi biết kiểu hình của bố mẹ và đặc điểm di truyền tính trạng:

- Từ kiểu hình P để suy ra kiểu gen P

- Viết sơ đồ lai

+ Viết giao tử của bố và mẹ

+ Tổ hợp ngẫu nhiên giao tử của bố và mẹ để được kiểu gen và kiểu hình đời con.

3 Xác định kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình bố mẹ và kết quả lai

* Cơ sở: Số tổ hợp giao tử = Số giao tử đực x Số giao tử cái Từ tỉ lệ phân li đời con suy ra số tổ hợp giao tử à Xác định được kiểu gen bố mẹ.

Ví dụ:

- Đời con đồng tính: kiểu gen của bố mẹ là AA x AA, AA x Aa, aa x aa hoặc AA x aa.

- Đời con phân tính kiểu hình theo các tỉ lệ:

+ 3 : 1 à kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa (trội hoàn toàn)

+ 2 : 1 à kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa (trong đó có hiện tượng gen gây chết ở AA) + 1 : 1 à kiểu gen bố mẹ là Aa x aa

Lưu ý: Trong trường hợp không xác định được tỉ lệ phân tính ở đời con thì, dựa vào

tỉ lệ kiểu hình lặn để xác định kiểu gen bố mẹ.

Ví dụ: Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2), đẻ lần thứ

nhất sinh ra một nghé trắng (3) và lần thứ 2 sinh được một nghé đen (4) Con nghéđen này lớn lên giao phối với một trâu đen khác sinh ra một nghé trắng Xác địnhkiểu gen của 6 con trâu trên

Hướng dẫn:

Trâu đực đen (5) giao phối với trâu cái đen (4) cho ra nghé trắng > tính trạng màulông đen trội hoàn toàn so với lông trắng

Quy ước gen A quy định lông đen, a quy định lông trắng

> Các cá thể có lông trắng (1), (3) và (6) có kiểu gen aa

Trâu đực đen (5) giao phối với trâu cái đen (4) cho ra nghé trắng > (5) và (4) đều cókiểu gen Aa

b Bài tập vận dụng

Bài 1: Khi lai thuận và nghịch 2 dòng chuột thuần chủng lông xám và lông

trắng với nhau đều được F1 toàn lông xám Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhauđược F2 có 31 con lông xám và 10 con lông trắng

a Hãy giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2

b Cho chuột F1 giao phối với chuột lông trắng thì kết quả của phép lai như thế nào?Cho biết màu lông do 1 gen quy định

Trang 3

TLKH: 3 xám : 1 trắng.

b F1: Aa (xám) x aa (trắng)

F2: 1 xám : 1 trắng

Bài 2: Ốc sên có dạng vỏ xoắn phải, có dạng vỏ xoắn trái Tính trạng này do

một lôcút gen kiểm soát: D- xoắn phải, d- xoắn trái Khi cho giao phối dạng xoắnphải (DD) với dạng xoắn trái (dd) theo 2 phép lai thuận và nghịch, kết quả của 2trường hợp: F1 thể hiện xoắn theo dạng lấy làm mẹ; đời F2 thể hiện toàn bộ xoắn phải(theo dạng trội); ở đời F3 thu được tỷ lệ phân li 3/4 xoắn phải: 1/4 xoắn trái

a Viết sơ đồ phân tích di truyền tính xoắn của vỏ ốc sên

b Giải thích sự di truyền tính trạng nói trên

Hướng dẫn:

Ta thấy ở đời F1 biểu hiện kiểu hình giống cá thể làm mẹ, đời F2 biểu hiện kiểuhình đồng tính trội, đời F3 biểu hiện kiểu hình phân li tỷ lệ 3 trội: 1 lặn Như vậy sựphân li tính trạng diễn ra chậm đi một thế hệ; hiện tượng này giải thích như sau:

Sản phẩm do gen ở trong nhân tạo ra (trước khi thụ tinh) tồn tại ở tế bào chất của tếbào trứng tác động đến sự biểu hiện kiểu hình ở đời sau Hiện tượng này gọi là"tiềnđịnh tế bào chất" hay hiệu ứng dòng mẹ (còn gọi là hiện tượng di truyền Men Đen thểhiện chậm đi 1 thế hệ)

P: ♀ trái x ♂ phải P: ♀ phải x ♂ trái

Bài 3: Ở Ðậu hà lan, tính trạng hạt vàng (A) trội hoàn toàn so với hạt xanh (a).

gen quy định tính trạng nằm trên NST thường Cho 3 cây hạt vàng tự thụ phấn trong

đó chỉ có 1 cây dị hợp Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

2/3 AA x AA Þ F1 2/3 AA hạt vàng

1/3 Aa x Aa Þ F1 1/3.(3/4 A- hạt vàng : 1/4 aa hạt xanh)

Þ F1: 11/12 hạt vàng : 1/12 hạt xanh

Bài 4: Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt vàng (A) trội hoàn toàn so với hạt xanh (a).

gen quy định tính trạng nằm trên NST thường Sức sống của giao tử mang gen A gấpđôi giao tử mang gen a; sức sống của hợp tử và của phôi (để phát triển thành cây con)kiểu gen AA = 100%, Aa = 75%, aa = 50% Bố và mẹ đều mang gen dị hợp thì tỉ lệkiểu hình của F1 (mới sinh) sẽ là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

P: Aa x Aa

Gp : 1/2A : 1/4a 1/2A : 1/4a

F1 : 1/4AA : 2/8Aa : 1/16aa

Kiểu gen sống F1: 1/4AA : 2/8.3/4 Aa: 1/16.1/2 aa

Kiểu hình đời con F1: 14/32 A- : 1/32 aa à 14 hạt vàng : 1hạt xanh

Bài 5 (ĐH 2009): Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một

gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn Tính theo lí thuyết, phép laiAaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn

ở đời con chiếm tỉ lệ

Trang 4

A 81/256 B 9/64 C 27/256 D 27/64.

Hướng dẫn:

Số cá thể mang 3 tính trạng trội là 1 tính trạng lặn sẽ là ¾ x ¾ x ¾ = 27/64

à Đáp án D

Bài 6 (ĐH 2009): Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với

alen a quy định thân thấp Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1

gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụphấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là :

Hướng dẫn:

Ở F1 có tỉ lệ kiểu hình ¾ cao : ¼ thấp là kết quả của phân li kiểu gen ¼ AA : 2/4 Aa :

¼ aa Vậy tỉ lệ các cây cao F1 tự thụ phấn để cho F2 toàn bộ cây cao chiếm ¼ có kiểugen AA à Đáp án C

Bài 7 (ĐH 2012): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so

với alen a quy định thân thấp Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thânthấp, thu được F1 Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2.Tiếp tục cho các cây F2 tự thụphấn cho được F3 Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểuhình ở F3 là:

A 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp B 3 cây thân cao: 5 cây thân thấp

C 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp D 5 cây thân cao: 3 cây thân thấp

Bài 8 (ĐH 2013): Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc quả gồm 2

alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng Cho cây(P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1 Biết rằng không phát sinh độtbiến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường Dựđoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?

A Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số câyquả đỏ và 50% số cây có cả quả đỏ và quả vàng

B Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng

C Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng

D Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng

Hướng dẫn:

Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng còn tỷ lệ 75% số quả đỏ

và 25 % quả vàng chỉ đúng nếu lấy hạt của các cây F1 đem gieo

1.2 Gen gồm 2 alen, trội hoàn toàn, nằm trên NST giới tính (quy luật di truyền liên kết giới tính)

a Phương pháp giải

Trang 5

1 Bài toán thuận: biết kiểu hình P, gen liên kết NST giới tính, xác định kết quả lai Bước 1: Từ kiểu hình P, gen liên kết với NST giới tính à xác định kiểu gen của P Bước 2: Viết sơ đồ lai, xác định kết quả

2 Bài toán nghịch: biết kiểu hình P, gen liên kết với NST giới tính, biết kết quả lai

àxác định kiểu gen của P.

Bước 1: Tìm trội lặn và quy ước gen.

Bước 2: Nhận dạng quy luật di truyền chi phối, từ lỉ lệ phân li kiểu hình àkiểu gen P Bước 3: Viết sơ đồ lai.

*Lưu ý:

- Quan sát sự khác biệt về kiểu hình giữa giới đực và giới cái hay tính trạng biểu hiện không đồng đều ở 2 giới, tính trạng lặn chủ yếu ở giới dị giao tử XY, XO Nếu

có biểu hiện cùng giới thì cách đời và thường là do gen lặn quy định

- Mẹ dị hợp tử sẽ sinh ra các con đực có tỷ lệ phân ly về kiểu hình là 1:1.

- Bố truyền nhiễm sắc thể X cho con gái và nhiễm sắc thể Y cho con trai (Quy luật di truyền chéo và di truyền thẳng).

- Một gen trên nhiễm sắc thể thường và một gen liên kết với nhiễm sắc thể X sẽ cho tỷ

lệ phân ly 3: 3: 1: 1 ở đời con.

- Gen gây chết liên kết với giới tính sẽ làm giảm số con đực sinh ra.

Ví dụ: Cho gà trống lông vằn lai với gà mái lông đen được F1 gồm 100% gàlông vằn Ngược lại khi cho gà trống lông đen lai với gà mái lông vằn, gà con F1 sinh

ra có con lông vằn, có con lông đen nhưng toàn bộ các con đen đều là gà mái Chobiết cặp tính trạng trên do 1 cặp gen quy định

a Lông vằn là trội hay lặn so với lông đen ?

b Giải thích vì sao khi thay đổi dạng bó mẹ trong hai phép lai trên lại cho kết quảkhác nhau ?

c Viết sơ đồ hai phép lai trên

Hướng dẫn:

a Cặp tính trạng này do 1 cặp gen quy định, đồng thời khi cho gà trống lông vằn laivới gà mái lông đen thì đời con F1 đồng loạt lông vằn à Lông vằn là trội so với lôngđen Quy ước: A: lông vằn, a: lông đen

b Giải thích: khi thay đổi dạng bố mẹ trong 2 phép lai trên thì cho kết quả khác nhau.Mặt khác ở phép lai 2, lông đen chỉ có ở con mái chứng tỏ cặp tính trạng này ditruyền liên kết giới tính Đồng thời tính trạng lông đen được di truyền từ bố (gàtrống) cho con gái (gà mái F1) nên gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X

(không có alen trên Y) (Nếu gen nằm trên NST Y thì di truyền thẳng nên gà mái lông

vằn phải sinh ra tất cả các gà mái con đều lông vằn)

Vì tính trạng di truyền liên kết giới tính nên khi thay đổi dạng bố mẹ trong 2phép lai trên thì cho kết quả khác nhau

Trang 6

P: XaXa XAY

Gp : Xa XA, Y

F1 : XAXa ; XaY (100% gà trống lông vằn, 100% gà mái lông đen)

b Bài tập vận dụng

Bài 1: Ở một loài động vật Cho biết NST giới tính của loài ♂(XY); ♀(XX);

Alen A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng

Khi cho 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng ♀ mắt đỏ lai với ♂ mắt trắng, F1 100% mắt đỏ.Cho các cá thể F1 giao phối với nhau, F2 thu được tỷ lệ 3mắt đỏ: 1 mắt trắng (toànđực) Cho biết tính trạng màu mắt do 1 gen quy định

Xác định sự di truyền tính trạng màu mắt Viết sơ đồ lai từ P đến F2?

Hướng dẫn:

Theo QLDT liên kết với giới tính (DT chéo) gen trên NST giới tính X, Y khôngmang alen tương ứng

Bài 2: Ở người dị tật dinh ngón tay số 2,3 do đột biến gen lặn nằm trên NST

giới tính Y quy định, X không mang alen tương ứng Bố bị mắc dị tật, còn mẹ bìnhthường Các con của họ sẽ như thế nào về dị tật này? Xác định sự di truyền của dị tậtnày?

Bài 3: Ở một loài động vật Cho biết NST giới tính của loài ♂(XY); ♀(XX);

Alen A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng Khi cho 2 cơ thể bố mẹ thuầnchủng ♂ mắt đỏ lai với ♀ mắt trắng được F1 100% mắt đỏ Cho các cá thể F1 giaophối với nhau, F2 thu được tỷ lệ 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng (toàn cái) Cho biết tính trạngmàu mắt do 1 gen quy định

Xác định sự di truyền tính trạng màu mắt Viết sơ đồ lai từ P đến F2?

Hướng dẫn:

Theo QLDT liên kết với giới tính Gen trên NST X và Y → Kết luận di truyềngiả NST (Sự di truyền do gen trên NST X và Y Gọi là sự di truyền giả NST thường

vì cả lai thuận và nghịch đều cho F1 đồng tính và F2 phân tính 3:1)

Bài 4 (ĐH 2010): Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội

hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục Gen này nằm trên đoạnkhông tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X Trong một gia đình, người bố cómắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất cómắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu Biết rằng không có độtbiến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bìnhthường Kiểu gen của hai người con trai

này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây?

A XAXaY, XaY B XaY, XAY C XAXAY, XaXaY D XAXAY, XaY

Hướng dẫn:

Theo giả thiết kiểu gen của người bố XAY, kiểu gen của người mẹ XaXa mà người mẹgiảm phân bình thường, không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST Vậy nếu:+ Bố mẹ giảm phân bình thường thì kiểu gen và kiểu hình của các con sinh ra là:

P: XAY (không mù màu) x XaXa (mù màu)

Trang 7

F1 : 1XAXa (♀ không mù màu): XaY(♂ mù màu)

+ Bố rối loạn giảm phân I, mẹ phân bào bình thường ta có:

P: XAY (không mù màu) x XaXa (mù màu)

Gp : XAY; O Xa

F1 : 1XAXaY (không mù màu): XaO (mù màu, tơcnơ)

Từ 2 trường hợp trên ta nhận thấy đứa con trai sinh ra của cặp vợ chồng có thể cókiểu gen Xa Y và XAXaY à Đáp án D

Bài 5 (ĐH 2011): Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với

alen a quy định mắt trắng Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sauđây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ :

- F1 thu được 4 tổ hợp giao tử = 2 x 2 => ruồi cái: XAXa

- F1 không có ruồi cái mắt trắng XaXa => ruồi đực P phải có kiểu gen XAY

Bài 6 (ĐH 2011): Ở gà, alen A quy định tính trạng lông vằn trội hoàn toàn so

với alen a quy định tính trạng lông nâu Cho gà mái lông vằn giao phối với gà trốnglông nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 gà lông vằn : 1 gà lông nâu.Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 gàlông vằn : 1 gà lông nâu Phép lai (P) nào sau đây phù hợp với kết quả trên ?

A Aa ´ aa B AA ´ aa C XAXa ´ XaY D XaXa ´ XAY

Hướng dẫn:

F1 và F2 đều phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1 à Đáp án D

Bài 7 (ĐH 2012): Ở gà, gen qui định màu sắc lông nằm trên vùng không tương

đồng của nhiểm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A qui định lông vằng trội hoàntoàn so với alen a qui định lông đen Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phốivới gà mái lông đen thu được F1 Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 Khi nói vềkiểu hình ở F2, theo lý thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?

A Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen

B Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông vằn

C Tất cả các gà lông đen đều là gà mái

D Gà lông vằn và gà lông đen có tỉ lệ bằng nhau

Hướng dẫn:

Ở Gà thì giới đực là XX và cái là XY

XAXA x XaY đời con lai là XAXa x XAY cho đời F2 3 lông vằn: 1 lông đen chỉ có ở gàmái à Đáp án C

Bài 8 (ĐH 2013): Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không

tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen , alen A quy định lông vằn trộihoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn Gen quy định chiều cao chân nằmtrên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so vớialen b quy định chân thấp Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phốivới gà mái lông không vằn, chân cao thuần chủng thu được F1 Cho F1 giao phối vớinhau để tạo ra F2 Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng ?

A Tất cả gà lông không vằn , chân cao đều là gà trống

B Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp

Trang 8

C Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn , chân cao

D Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao

Tính trạng trội không hoàn toàn trong các trường hợp sau:

+ Bố mẹ thuần chủng tương phản, sinh ra con có kiểu hình trung gian của bố mẹ + Bố mẹ dị hợp tử à tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1

- Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con khi biết kiểu hình của bố mẹ và đặc điểm di truyền tính trạng:

+ Từ kiểu hình P để suy ra kiểu gen P

+ Viết sơ đồ lai

- Xác định kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình bố mẹ và kết quả lai

Ví dụ: P thuần chủng: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)

Gợi ý: Di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.

Bài 2: Lai thứ dâu tây thuần chủng quả đỏ với quả trắng được F1 Cho F1 laivới nhau được F2 105 cây quả đỏ: 212 cây quả hồng: 104 cây quả trắng Biết rằngmàu sắc quả do một gen qui định và gen nằm trên NST thường

1 Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2

2 Cho cây dâu tây F2 tiếp tục lai với nhau Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F3 thuđược từ mỗi công thức lai

Gợi ý: Di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.

1.4 Gen gồm 2 alen, trội không hoàn toàn, nằm trên NST giới tính (quy luật trội không hoàn toàn + liên kết giới tính)

a Phương pháp giải

Trang 9

Dạng này thường có nhiều kiểu gen và kiểu hình vì một số gen chỉ liên kết với giới tính X không có alen trên Y nên chỉ cần 1 alen đã biểu hiện ra kiểu hình.

Ví dụ: Ở mèo, gen D quy định màu lông đen nằm trên nhiễm sắc thể X; gen

tương ứng d quy định màu lông hung D là gen trội không hoàn toàn nên mèo cái dịhợp về gen này sẽ có 3 màu trắng, đen, hung (gọi là mèo tam thể)

a Giải thích vì sao trong thực tế hiếm thấy mèo đực tam thể

b Xác định màu lông của mèo con trong trường hợp kiểu hình của bố mẹ như sau:

b Viết sơ đồ lai để xác định

b Bài tập vận dụng

Ở một loài động vật, giới tính của loài cái XY; đực XX DD - lông đen, Dd –lông đốm trắng đen, dd- lông trắng Gen quy định tính trạng màu lông nằm NST giớitính X, Y không mang alen tương ứng

1 P: cái lông đen x đực lông trắng Tìm sự phân li kiểu hình F1, F2 ?

2 P: cái lông đen x đực lông đốm trắng đen Tìm sự phân li kiểu hình F1 ?

Hướng dẫn:

1 F1: 1 đực lông đốm trắng đen: 1 cái lông trắng

F2: 1 đực lông đốm trắng đen: 1 cái lông đen : 1 đực lông trắng: 1 cái lông trắng

2 F1: 1 đực lông đen: 1 đực lông đốm trắng đen: 1 cái lông đen : 1 cái lông trắng

2 Hai hay nhiều gen quy định 1 tính trạng

2.1 Mỗi gen nằm trên 1 NST thường khác nhau (tương tác gen+ phân li độc lập)

- Phương pháp 2: Khi lai phân tích về 1 tính trạng nào đó, nếu F B phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1 hoặc biến đổi của tỉ lệ này như 1: 2: 1; 3: 1 Ta kết luận tính trạng đó phải được di truyền theo quy luật tương tác của 2 cặp gen không alen Tùy vào điều kiện cụ thể của đề, ta có thể xác định được kiểu tương tác nếu biết kiểu hình của đời trước và đời F B Nếu đề không cho đủ các kiểu hình, ta chọn tất cả các trường hợp hợp lí.

- Phương pháp 3: Khi xét sự di truyền về 1 tính trạng nào đó, nếu tính trạng phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3: 3: 1: 1 hoặc là biến đổi của tỉ lệ này như 4: 3: 1; 3: 3: 2; 6: 1:

Trang 10

1; 5: 3; 7: 1 Ta kết luận tính trạng đó phải được di truyền theo quy luật tương tác của 2 cặp gen không alen nhau.

Tùy vào tỉ lệ cụ thể ta xác định được kiểu tương tác tương ứng.

Ví dụ: Cho 1 cây hoa đỏ giao phấn với 3 cây của cùng loài đó, kết quả thu

được như sau:

- Với cây thứ nhất: đời con có 25% cây hoa trắng: 50% cây hoa vàng: 25% cây hoađỏ

- Với cây thứ hai, đời con có 56,25% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa vàng: 6,25% câyhoa trắng

- Với cây thứ ba, đời con có 50% cây hoa vàng: 37,5% cây hoa đỏ: 12,5% cây hoatrắng

Tính trạng màu hoa của loài thực vật trên di truyền theo quy luật nào? Hãy xácđịnh kiểu gen của các cây đem lai

Hướng dẫn:

- Ở cùng 1 loài, mỗi tính trạng chỉ di truyền theo quy luật xác định và không thay đổitheo từng phép lai Do vậy, cả 3 phép lai này cùng bị chi phối bởi 1 quy luật di truyềngiống nhau

- Có 3 phép lai với tỉ lệ kiểu hình khác nhau, để xác định quy luật di truyền của tínhtrạng, phải chọn phép lai có tỉ lệ kiểu hình đặc trưng nhất Ở đây, phép lai 2 có tỉ lệ 9cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng à là tỉ lệ của quy luật tương tác bổ trợ.Vậy, tính trạng màu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật tương tác bổtrợ

- Ở phép lai thứ 2 đời con có 16 kiểu tổ hợp giao tử nên bố mẹ phải dị hợp về cả 2cặp gen àkiểu gen của cặp bố mẹ ở phép lai 2 là: AaBb x AaBb

- Ở phép lai 1 có tỉ lệ 1 cây hoa trắng: 2 cây hoa vàng: 1 cây hoa đỏ gồm 4 kiểu tổhợp = 4 x 1 Vậy cây thứ nhất chỉ cho 1 loại giao tử, có kiểu gen đồng hợp về cả 2cặp gen Ở đời con có cây hoa trắng mang kiểu gen aabb nên cây thứ nhất phải cókiểu gen aabb

- Ở phép lai 3 có tỉ lệ 4 vàng: 3 đỏ: 1 trắng gồm 8 kiểu tổ hợp = 4 x 2 Vậy cây thứ 3phải có 1 cặp gen dị hợp Đời con có cây hoa trắng (aabb) nên cây thứ ba có gen abàKiểu gen của nó có thể là Aabb hoặc aaBb Trong tương tác bổ trợ loại có tỉ lệ kiểuhình 9: 7 và 9: 6: 1 thì vai trò của các gen trội A và B là ngang nhau nên cả 2 kiểugen này đều là phù hợp

+ Cặp lai thứ nhất: AaBb x aabb

+ Cặp lai thứ 2: AaBb x AaBb

+ Cặp lai thứ 3: AaBb x aaBb (hoặc AaBb x Aabb)

b Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho cá thể hoa đỏ lai với cá thể hoa trắng, F1 đồng loạt hoa trắng Cho F1

tự thụ phấn thì đời F2 có tỉ lệ: 75% hoa trắng, 18,75% hoa đỏ, 6,25% hoa vàng

a Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật nào? Xác định kiểu gen của P

b Cho cây F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình ở đời con ntn

Hướng dẫn:

a Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác át chế

Kiểu gen của P: AAbb x aaBB

b F1 lai phân tích đời con có 50% hoa trắng, 25% hoa đỏ, 25% hoa vàng

Trang 11

Bài 2: Cho cây có hoa màu vàng lai với 3 cây khác của cùng loài đó.

- Với cây thứ nhất, đời con có 25% cây cho hoa vàng : 75% cây cho hoa trắng

- Với cây thứ hai, đời con có 56,25% cây cho hoa vàng : 43,75% cây cho hoa trắng

- Với cây thứ ba, đời con có 37,5% cây cho hoa vàng : 62,5% cây cho hoa trắng

a Tính trạng màu hoa của loài thực vật trên di truyền theo quy luật nào?

b Hãy viết kiểu gen của các cặp bố mẹ đem lai

Hướng dẫn:

a Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ

b – Cặp thứ nhất: AaBb x aabb

- Cặp thứ hai: AaBb x AaBb

- Cặp thứ ba: AaBb x Aabb ( hoặc AaBb x aaBb)

Bài 3 (ĐH 2009): Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai

cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màusắc hoa theo sơ đồ :

Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố đỏ

Các alen a và b không có chức năng trên Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tốđỏ) thuần chủng thu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểuhình thu được ở F2 là

A 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng B 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng

C 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng D 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.óa

Hướng dẫn:

Để F1 có hoa đỏ, 2 cây thuần chủng P đem lai phải mang 1 trong 2 gen trội, cây F1 dịhợp về 2 cặp gen, tạo nên 4 loại giao tử, hình thành F2 16 tổ hợp, phân hóa thành 9kiểu gen tạo ra kiểu hình có tỉ lệ 9 : 7 à Đáp án B

Bài 4 (ĐH 2009): Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy

định Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng, 241hạt vàng và 80 hạt đỏ Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1, đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là

- Theo giả thiết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 về tính trạng màu sắc là 12 trắng : 3 vàng :

1 đỏ Ở đây khi không có gen át chế can thiệp thì tỉ lệ kiểu hình vàng/ đỏ = 3/1,chứng tỏ vàng trội so với đỏ

- Nếu kí hiệu vàng A thì đỏ là a là vàng, gen B là gen át chế màu sắc hạt, gen b là gencho màu sắc hạt biểu hiện Để tạo ra 16 tổ hợp gen ở F1 thì cơ thể P đem lai phải dịhợp tử về 2 cặp gen, có kiểu gen AaBb Theo giả thiết ở F1 ta có 12/16 tổ hợp có kiểuhình hạt trắng Trong đó có 2/12 tổ hợp gen đồng hợp tử có kiểu hình trắng (1/12AABB + 1/12 aaBB = 1/6) à Đáp án C

Bài 5 (ĐH 2010): Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội

hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụthuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác Khi trong

Trang 12

kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không

có màu (hoa trắng) Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên Biếtkhông có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:

A 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng

B 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng

C 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng

D 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng

Hướng dẫn:

- Theo đầu bài ta có phép lai giữa hai cây đều dị hợp về hai cặp gen là:

AaBb * AaBb tạo ra tỉ lệ kiểu hình ở F2 có số tổ hợp kiểu gen tương ứng là:

9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

- Theo quy ước gen của bài toán đưa ra ta dễ xác định được tỉ lệ kiểu hình thu được ởđời con lai là 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : [3 (aaB-) : 1aabb] = 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím :

4 cây hoa trắng à Đáp án B

Bài 6 (ĐH 2010): Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần

chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 cókiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng Chọn ngẫu nhiênhai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau Cho biết không có đột biến xảy

ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợplặn ở F3 là:

9 9 = 16

81 (2) Kết hợp kết quả (1) và (2) ta có: tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màutrắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là: 16

81 * 1

16= 1

81à đáp án là C

Bài 7 (ĐH 2010): Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần

chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa

đỏ Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P), thu được đời con

có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ Cho biết không có đột biếnxảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường Có thểkết luận màu sắc hoa của loài trên do:

A hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định

B một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn

C một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn

D hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định

Hướng dẫn:

Dựa vào giả thiết, khi lai F1 với cây hoa trắng thuần chủng P đời con cho tỉ lệ kiểuhình 3 trắng : 1 đỏ chứng tỏ có hiện tượng tương tác gen bổ sung giữa 2 gen trộikhông alen à Đáp án D

Trang 13

Bài 8 (ĐH 2011): Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau

thu được F1 toàn cây hoa đỏ Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ

và 69 cây hoa trắng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở

Bài 9 (ĐH 2011): Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại

cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r) Khi trong kiểugen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đềucho hạt không màu Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:

- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu

- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.Kiểu gen của cây (P) là :

Hướng dẫn:

- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR chỉ cho 1 loại giao tử abR mà thu được các cây lai

có 50% số cây hạt có màu nên P phải cho giao tử

AB Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr chỉ cho 1 loại giao tử aBr mà cây lai có 25% (1/4)

số cây hạt có màu vậy kiểu gen P phải cho giao tử A-R và dị hợp 2 cặp gen (1)

Tổ hợp lại => P phải cho 1/4ABR và không có giao tử AbR (2)

Từ 1 và 2 => P có KG AaBBRr à Đáp án A

Bài 10 (ĐH 2012): Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen

không alen phân li độc lập quy định Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alentrội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng,còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng Cho cây hoa hồng thuần chủng giaophối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng Biếtrằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cảcác thông tin trên?

(1) AAbb ´ AaBb (3) AAbb ´ AaBB (5) aaBb ´ AaBB

(2) aaBB ´ AaBb (4) AAbb ´ AABb (6) Aabb ´ AABb

Bài 11 (ĐH 2012): Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng

thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng Cho F1 giao phấn với nhau thuđược F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ Cho F1 giao phấn với tất

cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lýthuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ

Trang 14

Bài 12 (ĐH 2013): Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen

không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp Trongkiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm Khi trưởng thành,cây thấp nhất có chiều cao 150cm Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd AaBbDd´ chođđời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ:

Hướng dẫn:

Cây cao 170cm có 4 trong tổng số 6 alen trội alen trội=> tỷ lệ = (C4

6)/ 43 tổ hợp =15/64 àĐáp án D

Bài 13 (ĐH 2013): Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với

cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt Cho cây F1 lai với cây đồnghợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quảdẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 Cho tất

cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3 Lấy ngẫu nhiên một cây F3

đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là:

Bài 14 (QG 2010): Giả sử ở một loài động vật, khi cho hai dòng thuần chủng

lông màu trắng và lông màu vàng giao phối với nhau thu được F1 toàn con lông màutrắng Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 48 con lông màutrắng : 9 con lông màu đen : 3 con lông màu xám : 3 con lông màu nâu : 1 con lông màuvàng Hãy giải thích kết quả của phép lai này

Trang 15

3/4 A- 3/4 D- = 9 A-bbD- = 9 con lông trắng

1/4bb

1/4dd = 3 A-bbdd = 3 con lông trắng

3/4 D- = 9 aaB-D- = 9 con lông đen3/4B-

1/4dd = 3 aaB-dd = 3 con lông nâu1/4 aa 3/4 D- = 3 aabbD- = 3 con lông xám

1/4bb

1/4dd = 1 aabbdd = 1 con lông vàng

Nhận xét: Alen B quy định lông nâu, b: lông vàng; alen D: lông xám, d: lông vàng.

Các alen trội B và D tác động bổ trợ quy định lông đen; alen A át chết sự hình thànhsắc tố → màu trắng

2.2 Các gen nằm trên cùng 1 NST thường (tương tác gen + liên kết gen)

a Phương pháp giải

Đối với phép lai 1 cặp tính trạng, nếu có hiện tượng liên kết gen chứng tỏ tính trạng

đó được quy định ít nhất bởi 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng àtính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen và liên kết gen.

Ví dụ: Trong một lần nghiên cứu về hiện tượng di truyền liên kết gen trên NST

thường ở lúa đại mạch người ta nhận được ở thế hệ F1 tỷ lệ kiểu hình: 1/4 số câymầm vàng: 2/4 số cây mầm lục : 1/4 số cây mầm trắng Có thể giải thích như thếnào về mối tương quan tỉ lệ như thế khi tính đến hiện tượng liên kết?

Hướng dẫn:

- Vì có hiện tượng liên kết gen nên => tính trạng về màu sắc của mầm cây phải đượcquy định ít nhất bởi 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng Như vậy sự ditruyền màu sắc mầm cây tuân theo quy luật tương tác gen và liên kết gen Mặt khác ở

F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1: 2 : 1 với 4 kiểu tổ hợp giao tử => mỗi bên P đều cho 2loại giao tử (liên kết gen hoàn toàn)

- Quy ước gen: AB

Trang 16

P (lai thuận nghịch) ruồi cái mắt nâu giao phối với ruồi đực mắt nâu F1 thuđược toàn ruồi mắt đỏ Cho các ruồi F1giao phối với nhau, F2 thu được 51% mắt đỏ:

48 % mắt nâu: 1 % mắt trắng Giải thích kết quả của phép lai?

Đáp án:

Có sự tương tác bổ trợ giữa các gen không alen và hóa vị gen 20%

2.3 Gen trên NST thường + gen trên NST giới tính (tương tác gen + liên kết giới tính + phân li độc lập)

a Phương pháp giải

Khi xét sự di truyền 1 cặp tính trạng, nếu sự di truyền tính trạng này vừa biểu hiện tương tác của 2 cặp gen không alen, vừa biểu hiện liên kết giới tính, ta suy ra trong 2 cặp alen phải có 1 cặp trên NST thường phân li độc lập với cặp kia

Ví dụ: Cho P là một cặp ruồi giấm: ruồi mắt đỏ giao phối với ruồi mắt trắng, thu

được F1 đồng loạt ruồi mắt đỏ Tiến hành lai phân tích ruồi F1 theo 2 phép lai sau:

- Phép lai 1: ♀ F1 x ♂ mắt trắng® FB-1 có tỷ lệ 3 ruồi mắt trắng: 1 ruồi mắt đỏ (tínhtrạng mắt đỏ và mắt trắng có cả ở ruồi đực và ruồi cái)

- Phép lai 2: ♂ F1 x ♀mắt trắng ® FB-2 có tỷ lệ 1 ruồi ♀ mắt đỏ: 1 ruồi ♀ mắt trắng: 2ruồi ♂mắt trắng

a Biện luận quy luật di truyền chi phối tính trạng màu mắt Viết sơ đồ lai từ P ® F1

- Phép lai 1 cặp tính trạng và kết quả lai phân tích, lai thuận nghịch khác nhau, tínhtrạng mắt ở FB-2 biểu hiện không đều ở 2 giới®1 trong 2 cặp gen quy định tính trạngmàu mắt trên NST giới tính X, 1 cặp gen trên NST thường

Quy ước gen: A- B- : mắt đỏ; A- bb, aaB-, aabb: mắt trắng Giả sử cặp gen Atrên NST thường, cặp gen B trên NST X

- Kiểu gen của F1 cái mắt đỏ AaXBXb, đực lai phân tích mắt trắng là aaXbY Kiểu gencủa P mắt đỏ là ruồi cái AAXBXB, mắt trắng là ruồi đực aaXbY

Trang 17

+ Phép lai 2: ♂ AaXBY x ♀ aaXbXb( Học sinh tự viết SĐL)

b Nếu cho F1 x F1 không kẻ bảng xác định được F2

F1 x F1: ♀ AaXB Xb x ♂ AaXBY

G1: AXB = AXb = aXB = aXb= 1/4 ¯ AXB = AY = aXB = aY = 1/4

+ Ruồi cái đồng hợp tử mắt đỏ: AAXBXB = 1/4 x 1/4 = 1/16

+ Ruồi cái đồng hợp tử mắt trắng: aaXBXB = 1/4 x 1/4 = 1/16

b Khi thực hiện phép lai F1 x F1 đã thu được kết quả :

Hai cặp gen: 1 cặp gen trên NST thường, 1 cặp gen trên NST giới tính X

- Qui ước 2 cặp gen Aa và Bb; cặp Aa trên NST thường; cặp Bb trên NST X

Trang 18

- Tìm kiểu gen của P:

+ Phép lai thuận : ♀ trắng AAXb Xb ; ♂ nâu : aaXBY

+ Phép lai nghịch : ♀ nâu aaXB XB ; ♂ trắng : AAXBY

- SĐL: Lai thuận Pt/c: ♀trắng AAXb Xb x ♂ nâu aaXBY

- Nếu F1 x F1 ở phép lai nghịch thì F2 tỷ lệ phân ly là: 9: 4 : 3

Bài 2: Cho p thuần chủng ♀ son x ♂ nâu → F1 Cho F1 x F1 → F2 3 đỏ: 3 son:

1 nâu: 1 trắng Biện luận, xác định quy luận di truyền chi phối tính trạng này, kiểugen của P

Từ (1) và (2) tính trạng di truyền theo tương tác gen

- Pt/c ; F1 đồng tính; 1 bên F1 cho 4 loại giao tử, 1 bên cho 2 loại giao tử à Có sự ditruyền liên kết với giới tính (3)

Từ (2) và (3) Þ 1 gen nằm trên NST thường; 1 bên nằm trên NST giới tính Y khôngmang alen tương ứng

Trang 19

- Quy ước: A-B- đỏ; A-bb son; aaB- nâu; aabb trắng, cặp gen A, a nằm trên NSTthường; cặp gen B,b nằm trên NST giới tính.

- Kiểu gen Pt/c ♀ son AAX X b b x ♂ nâu aaX Y B → F1 AaX BX b x AaX Y b

Bài 3: Một ruồi đực mắt trắng được lai với ruồi cái mắt nâu Tất cả ruồi F1 có

mắt đỏ kiểu dại Cho F1 nội phối Kết quả thu được:

Mắt đỏ: 450 Mắt đỏ: 230Mắt nâu: 145 Mắt trắng: 305

Mắt nâu: 68Hãy giải thích các kết quả này

Hướng dẫn:

Có hai gen, một gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định mắt màu nâu vàmột gen lặn liên kết với giới tính quy định mắt màu trắng Bất cứ ruồi đồng hợptử/bán hợp tử về gen quy định màu trắng nào cũng sẽ cho mắt màu trắng, dù có mặtcác gen khác F1 biểu hiện kiểu dại chứng tỏ có hai gen và F2 có sự khác nhau về tỷ

lệ phân ly ở giới ♂ và giới ♀ chứng tỏ rằng ít nhất có một gen liên kết với giới tính.Một nửa số con ♂ ở F2 có mắt màu trắng, đây là tỷ lệ phân ly của một gen lặn liênkết với giới tính Chúng ta nhận được tỷ lệ phân ly 3 đỏ: 1 nâu, là tỷ lệ phân ly củamột gen trên nhiễm sắc thể thường Tỷ lệ phân ly ở ruồi ♀ F2 là 3 đỏ: 1 nâu, cho thấytất cả ruồi ♀ có ít nhất một nhiễm sắc thể X bình thường (X+)

Quy ước: X+-A- : đỏ; X+-aa : nâu; Xw : trắng Phép lai sẽ là:

X+X+aa x X+YAA

(Tất cả đỏ tựphối)

3XwYA- : trắng

1 XwYaa : trắngChúng ta nhận được một tỷ lệ phân ly biến đổi của tỷ lệ 3:3:1:1 trong số ruồi ♂

ở F2 cho thấy có một gen trên nhiễm sắc thể thường và một gen liên kết với giới tính

Số ruồi ♂ nhận được gần với tỷ lệ 4:3:1

Bài 4: Cho nòi lông đen thuần chủng giao phối với nòi lông trắng được F1 có

50% con lông xám và 50% con lông đen Cho con lông xám (F1) giao phối với con

lông trắng (P) được tỉ lệ : 3 con lông xám : 4 con lông trắng : 1 con lông đen Trong

đó lông đen toàn là đực

a Biện luận và viết sơ đồ lai cho kết quả nói trên

b Cho con mắt đen (F1) giao phối với con lông trắng (P) thì kết quả phép lai sẽ thếnào ?

Đáp án:

a P : AAXbXb x aaXBY

Trang 20

b 4 con lông trắng : 2 con lông xám : 2 con lông đen.

Bài 5: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt

đỏ Cho con cái F1 lai phân tích được ta có tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt

đỏ đều là con đực

a Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến Fa

b Khi cho các con F1 tiếp tục giao phối với nhau thì kết quả ở F2 như thế nào?

Đáp án:

a P : AAXBXB x aaXbY

b F2 : 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng

Bài 6: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt

đỏ Cho con cái F1 lai phân tích được tỷ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏđều là con đực

a Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến FB

b Khi cho các con F1 tiếp tục giao phối với nhau thì kết quả F2 như thế nào?

Đáp án:

a P: AAXBXB x aaXbY

b F2: 9 mắt đỏ: 7 mắt trắng

Bài 7: Cho cặp ruồi thuần chủng là: Cái mắt son và đực mắt nâu giao phối với

nhau được F1 Tiếp tục cho ruồi F1 giao phối với nhau được F2 có tỷ lệ 3 con mắt đỏ:

3 con mắt son: 1 con mắt nâu: 1 con mắt trắng Giải thích kết quả của phép lai?

Hướng dẫn:

Có sự tương tác bổ trợ giữa các gen không alen và liên kết với giới tính

2.4 Các gen nằm trên NST giới tính (tương tác gen + liên kết gen + liên kết giới tính)

- Các tính trạng được xác định bởi các gen liên kết luôn được di truyền cùng nhau.

- Liên kết gen hoàn toàn làm giảm số kiểu gen và kiểu hình ở đời con lai Ngược lại, trao đổi chéo giữa các gen làm táng số kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau.

- Tỷ lệ của các loại giao tử mang gen liên kết luôn bằng nhau, tỷ lệ của các giao tử mang gen trao đổi chéo cũng bằng nhau và nhỏ hơn tỷ lệ của các giao tử mang gen liên kết.

- Trong một phép lai phân tích, việc có hai lớp kiểu hình có tần số lớn bằng nhau và hai lớp kiểu hình có tần số nhỏ bằng nhau cho biết trong đó có gen liên kết không hoàn toàn.

*Với các gen liên kết không hoàn toàn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X mà không có các gen tương ứng trên Y, tần số hoán vị gen hoặc tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình được xác định như trong trường hợp có trao đổi chéo một bên.

Ví dụ: Ở một loài động vật khi cho con đực (XY) lông đỏ chân cao lai phân

tích, đời con có tỉ lệ: Ở giới đực: 100% lông đen chân cao; ở giới cái: 50% lông đỏ

Trang 21

chân cao, 50% lông đen chân cao Cho biết tính trạng chiều cao chân do một cặp genquy định và trội hoàn toàn Hãy xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng và mốiquan hệ giữa hai cặp tính trạng nói trên

Hướng dẫn:

*Bước 1: Xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng

- Ở tính trạng chiều cao chân, tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích là chân cao : chânthấp = 1 : 1 Tính trạng trội hoàn toàn nên chân cao là tính trạng trội so với chân thấp.Mặt khác ở đời con chân thấp chỉ có ở con cái và chân cao chỉ có ở con đực nên tínhtrạng liên kết với giới tính và di truyền chéo, gen nằm trên NST X

- Ở tính trạng màu sắc lông, tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích là lông đỏ : lôngđen = 1 : 3 ó lai phân tích được tỉ lệ 1 : 3 chứng tổ tính trạng di truyền theo quy luậttương tác bổ trợ Mặt khác ở đời con tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác giới cái (lông đỏchỉ có ở con cái mà không có ở con đực) ó Tính trạng màu lông liên kết giới tính và

di truyền chéo, gen nằm trên NST X

*Bước 2: Tìm quy luật di truyền chi phối mối quan hệ của 2 cặp tính trạng.

Tách tỉ lệ của 2 cặp tính trạng màu lông với chiều cao chân = (1 : 1) x (1 : 3) = 1 : 1 :

3 : 3 Trong khi đó tỉ lệ phân li của phép lai chung cho cả hai giới là 1 lông đen châncao : 3 lông đen chân thấp à Tích tỉ lệ của hai cặp tính trạng > tỉ lệ phân li của phéplai ó Hai cặp tính trạng này di truyền liên kết hoàn toàn với nhau

àKết luận: Tính trạng chiều cao chân di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, tínhtrạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ, cả 2 cặp tính trạng này đểliên kết với giới tính (gen nằm trên NST X) và liên kết với nhau

- Ở F2 con cái xuất hiện tỷ lệ kiểu hình ít Þ có hiện tượng HVG

- Kiểu hình ít ở con cái F2 là kết quả của kiểu hình có HVG Þcon cái là giới dị giao(XY)

- Vậy tần số HVG f = 4 2 0,02 2%

400x 

- Quy ước: A-B- đỏ; các kiểu còn lại là trắng; 2 cặp gen này nằm trên NST giới tính

X Y không mang alen tương ứng

- Kiểu gen F1 XA

b

a B

X x X YA Þ Kiểu gen của P A A

b

X X b x a

B

X Y

Bài 2: Cho con đực thân đen mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám

mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám mắt đỏ Cho F1 giao phối với nhau,đời F2 có 50% con cái thân xám mắt đỏ, 20% con đực thân xám mắt đỏ, 20% con đựcthân đen mắt trắng, 5% con đực thân xám mắt trắng, 5% con đực thân đen mắt đỏ.Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp ge quy định Hãy xác định quy luật di truyềnchi phối phép lai

Hướng dẫn:

Trang 22

Bước 1: Xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng:

- Tính trạng màu sắc thân do một cặp gen quy định và tỉ lệ kiểu hình về màu sắc thân

ở F2 là thân xám : thân đen = (20% + 5% +50%) : (20% + 5%) = 3 : 1 ó Thân xámtrội hoàn toàn so với thân đen Mặt khác thân đen chỉ có ở con đực của F2 mà không

có ở con cái F2 à Tính trạng màu thân di truyền liên kết giới tính và di truyền chéo,gen nằm trên NST X

- Tính trạng màu mắt do một cặp gen quy định và tỉ lệ kiểu hình về màu sắc mắt ở F2

là mắt đỏ : mắt trắng = (20% + 5% +50%) : (20% + 5%) = 3 : 1 ó Mắt đỏ trội hoàntoàn so với mắt trắng Mặt khác tất cả các con cái F2 đều có mắt đỏ, còn ở giới đực cócon đực mắt đỏ trắng à Tính trạng màu mắt liên kết giới tính và di truyền chéo, gennằm trên NST X

Bước 2: Tìm quy luật di truyền chi phối mối quan hệ của 2 cặp tính trạng

- Cả 2 cặp tính trạng này đều do gen nằm trên NST giới tính X quy định Vì vậychúng di truyền liên kết với nhau

- Tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng là (3:1) x (3:1) = 9 : 3 : 3 : 1 bé hơn tỉ lệ của phép lai

là 10 : 4 : 4 : 1 à Hai cặp tính trạng liên kết không hoàn toàn

Bài 3: P thuần chủng ruồi cái mắt trắng giao phối với ruồi đực mắt trắng F1

thu được tỷ lệ 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ Cho các ruồi F1 giao phối vớinhau F2 thu được được kết quả:

- Ruồi cái: 396 con mắt trắng: 4 con mắt đỏ

- Ruồi đực: 202 con mắt trắng: 198 con mắt đỏ

Giải thích kết quả của phép lai?

Hướng dẫn:

Có sự tương tác giữa các gen không alen, hoán vị gen 2% và liên kết với giới tính

II GEN NGOÀI NHÂN (DI TRUYỀN QUA TẾ BÀO CHẤT)

1 Phương pháp giải

Muốn biết tính trạng do gen nằm ở đâu trong tế bào quy định thì phải sử dụng phép lai thuận nghịch Nếu tỉ lệ kiểu hình của phép lai thuận khác phép lai nghịch và kiểu hình của con hoàn toàn giống mẹ thì khẳng định gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất.

*Lưu ý: trong trường hợp gen nằm trong tế bào chất, kiểu hình của con chỉ hoàn

toàn giống mẹ khi mẹ có kiểu gen thuần chủng.Ví dụ: màu lông ở 1 loài động vật do gen nằm ở ti thể quy định, trong đó A quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng Nếu trong tế bào có cả ti thể mang gen A và ti thể mang gen a thì lông của cơ thể sẽ có màu đỏ nhưng khi giảm phân sẽ tạo ra 2 loại trứng, một loại trứng chỉ có ti thể mang gen A, 1 loại mang gen a Qua thụ tinh thì trứng chỉ có ti thể mang gen a lông cơ thể sẽ có màu trắng, trứng có ti thể mang gen A lông có màu đỏ.

Trang 23

Nếu khi giảm phân, lượng giao tử chỉ mang ti thể có gen a chiểm 20% thì đời con có 20% số cá thể lông trắng.

Ví dụ: Màu sắc của hoa loa kèn do gen nằm ở trong tế bào chất quy định, trong

đó A quy định hoa vàng, a quy định hoa xanh Lấy hạt phấn của cây hoa màu vàngthụ phấn cho cây hoa màu xanh

a Tỉ lệ kiểu hình đời F1 sẽ như thế nào?

b Cho F1 tự thụ phấn, F2 sẽ có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?

c Giải thích tại sao tỉ lệ kiểu hình lại như vậy?

Hướng dẫn:

a F1 có kiểu hình 100% hoa màu xanh (theo dòng mẹ)

b F2 có kiểu hình 100% hoa màu xanh (vì cây mẹ F1 có kiểu hình hoa xanh)

c Gen nằm ở tế bào chất thì kiểu hình của con do yếu tố di truyền trong trứng (giao

tử cái) quy định vì khi thụ tinh chỉ có nhân của giao tử đực đi vào tế bào trứng nênhợp tử không nhận được tế bào chất của bố àkhông nhận được gen trong tế bào chấtcủa bố

2 Bài tập vận dụng

Bài 1 (ĐH 2012): Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch,

người ta thu được kết quả như sau:

- Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được

F1 toàn cây hoa trắng

- Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được

F1 toàn cây hoa đỏ

Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây F1ở phép lai nghịch thuđược F2 Theo lý thuyết F2, ta có

A 100% cây hoa đỏ B 100% cây hoa trắng

C 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ D 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng

Hướng dẫn:

Đây là kết quả của phép lai tính trạng do gen ngoài nhân quy định

Bài 2: Ở một loài động vật Cho biết NST giới tính của loài ♂(XY); ♀(XX);

Alen A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng

Khi cho 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng ♀ mắt đỏ lai với ♂ mắt trắng, F1 100% mắt đỏ.Cho các cá thể F1 giao phối với nhau, F2 thu được 100% mắt đỏ Cho biết tính trạngmàu mắt do 1 gen quy định Xác định sự di truyền tính trạng màu mắt Viết sơ đồ lai

từ P đến F2?

Hướng dẫn:

Theo QLDT gen ngoài nhân (DT qua TBC) vì con biểu hiện tính trạng giống mẹ

Bài 3: Ở một loài động vật Cho biết NST giới tính của loài ♂(XY); ♀(XX);

Alen A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng

Khi cho 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng ♀ mắt đỏ lai với ♂ mắt trắng, F1 100% mắt đỏ.Cho các cá thể F1 giao phối với nhau, F2 thu được 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng (đều bị bấtthụ) Cho biết tính trạng màu mắt do 1 gen quy định

Xác định sự di truyền tính trạng màu mắt Viết sơ đồ lai từ P đến F2?

Hướng dẫn:

Theo QLDT ngoài nhân (DT qua TBC) vì con lai kiểu hình mắt trắng biểu hiện kiểuhình chịu ảnh hưởng TBC nơi mà hợp tử lai phát triển

Trang 24

III TÍNH TRẠNG DO GEN VÀ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG

1 Môi trường trong cơ thể

a Phương pháp giải

Trong trường hợp tính trạng trội phụ thuộc vào giới tính thì tỉ lệ kiểu hình của

1 phép lai được tính riêng ở từng giới Tỉ lệ kiểu hình phân li chung bằng trung bình cộng tỉ lệ kiểu hình ở 2 giới.

Ví dụ: Ở cừu, gen A nằm trên NST thường quy định có sừng, gen a quy định

không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái Cholai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1 cho F1 giao phối với nhau được

F2

a Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1, F2?

b Nếu cho các cừu cái F1 giao phối với cừu đực không sừng, theo lý thuyết thì trong

số các con cừu cái được sinh ra có bao nhiêu % số con không sừng

F2: 1AA: 2Aa: 1aa

Kiểu hình F2: Ở giới đực: 75% có sừng: 25% không sừng; ở giới cái: 25% có sừng:75% không sừng

àVậy, tỉ lệ kiểu hình chung cho cả 2 giới là:

Bài 1: Ở một loài động vật Cho biết NST giới tính của loài ♂(XY); ♀(XX);

Alen A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng

Khi cho 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng ♂ mắt đỏ lai với ♀ mắt trắng, F1 50% ♂ mắt đỏ:50%♀ mắt trắng.Cho các cá thể F1 giao phối với nhau, F2 thu được tỷ lệ 1mắt đỏ: 1mắt trắng Cho biết tính trạng màu mắt do 1 gen quy định, gen nằm trên NST thường.Xác định sự di truyền tính trạng màu mắt Viết sơ đồ lai từ P đến F2?

Hướng dẫn:

Theo QLDT phân li Gen trên NST thường nhưng biểu hiện trội lặn bị ảnh hưởng củagiới tính

Bài 2 (ĐH 2009): Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định

không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái Gennày nằm trên nhiễm sắc thể thường Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừngđược F1, cho F1 giao phối với nhau được F2 Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và

F2 là

A F1 : 1 có sừng : 1 không sừng ; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng

B F1 : 1 có sừng : 1 không sừng ; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng

Trang 25

C F1 : 100% có sừng ; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng

D F1 : 100% có sừng ; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng

Hướng dẫn:

Viết sơ đồ lai sẽ tìm ra được tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 như trong đáp án A

2 Môi trường ngoài cơ thể

Kiểu gen còn chịu tác động của một số yếu tố môi trường ngoài cơ thể như:

a Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình trong nhiều trường hợp.

Ví dụ: sự biểu hiện tính trạng lông đen ở chóp mũi, tai và chân của giống thỏ Himalaya ở nhiệt độ thấp khi phát triển bộ lông.

b Dinh dưỡng

Trong một số trường hợp chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến biểu hiện kiểu hình Ví dụ sự biểu hiện mỡ vàng của thỏ do 2 yếu tố: sự hiện diện của gen đồng hợp tử lặn yy và lượng xanthophyll trong thức ăn Nếu thiếu thực vật xanh trong thức

ăn, mỡ vàng không xuất hiện.

c Ảnh hưởng của cơ thể mẹ

Sau khi trứng đã được thụ tinh, cơ thể mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển Ví dụ máu người mẹ có kiểu gen rh- (nhân tố rhesus âm), nếu đứa con thứ nhất có Rh+ sinh ra sẽ không sao, nhưng đứa con thứ hai có thể bị chết.

Ví dụ: Giống thỏ Hymalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các

đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen Tại sao các tếbào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện ra những kiểuhình khác nhau ở các bộ phận cơ thể khác nhau?

Hướng dẫn:

Các nhà khoa học cho rằng những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt

độ tế bào ở phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố melanin làm cholông đen Trong khi đó, các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn nhưng các gencủa chúng lại không được biểu hiện(không tổng hợp được sắc tố melanin) nên lông

có màu trắng

B CÁC DẠNG BÀI TẬP PHÉP LAI HAI (HAY NHIỀU) CẶP TÍNH TRẠNG

I MỘT GEN QUY ĐỊNH NHIỀU TÍNH TRẠNG (GEN ĐA HIỆU)

Là hiện tượng một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình của nhiều tínhtrạng

1 Phương pháp giải

Khi bài tập cho kết quả của các phép lai trong đó có các tính trạng luôn biểu hiện cùng 1 lúc, không có tổ hợp chéo của các tính trạng; tỷ lệ sự phân ly kiểu hình của nhóm tính trạng giống qui luật phân ly ta giải quyết theo trường hợp một gen qui định nhiều tính trạng (hoặc liên kết gen hoàn toàn khi đề bài đã cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng), nếu đề bài không xác định thì phải biện luận cả 2 trường hợp.

Ví dụ: Cho biết ở đậu Hà Lan gen A quy định hoa tím và hạt có màu nâu Gen a

quy định hoa trắng và hạt màu nhạt Cho lai 2 thứ đậu thuần chủng là hoa tím hạt nâu

và hoa trắng hạt màu nhạt với nhau được F1

Trang 26

a Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình ở F2 nhưthế nào?

b Cho F1 giao phấn với cây hoa trắng, hạt màu nhạt Xác định kết quả của phép lai

về kiểu gen và kiểu hình?

Đáp số:

a F2: 1AA : 2Aa : 1aa

3 hoa tím, hạt nâu : 1 hoa trắng, hạt màu nhạt

b Fa: 1Aa : 1aa

1 hoa tím, hạt nâu : 1 hoa trắng, hạt màu nhạt

b Một số bài tập vận dụng

Bài 1: Khi cho hai cây quả đỏ, tròn giao phấn với nhau được F1 có tỷ lệ 3 quả

đỏ, tròn : 1 quả vàng, dài Giải thích kết quả trên bằng các kiểu tác động của gen Biếtrằng trong mỗi trường hợp chỉ giải thích bằng một kiểu tác động của gen và gen nằmtrên NST thường

Hướng dẫn:

a Trường hợp 1 gen à 1 tính trạng; gen trội hoàn toàn

- F1 có tỷ lệ quả đỏ : quả vàng = 3:1, do đó đỏ là trội Qui ước A – đỏ; a –vàng P :

b Trường hợp 1 gen qui định nhiều tính trạng

- Các tính trạng quả đỏ và tròn được di truyền đồng thời với nhau ; các tính trạng quảvàng và dài cũng di truyền đồng thời với nhau

- F1 có TLKH : 3 đỏ, tròn : 1 vàng, dài à giống với sự di truyền phân ly của một cặpgen à A – qui định quả đỏ, tròn ; a – qui định quả vàng, dài

- F1 có 4 THGT à P dị hợp về một cặp gen (Aa)

- Sơ đồ lai : P Quả đỏ , tròn (Aa) x Quả đỏ , tròn (Aa)

c Nhiều gen qui định một tính trạng (tương tác giữa các gen không alen)

- Tỷ lệ 3 :1 của từng cặp tính trạng khi xét riêng rẽ có thể giải thích bằng tương táccủa các gen không alen (chỉ đề cập đên tương tác bổ trợ)

- F1 có 3 đỏ : 1 vàng, đồng thời P có kiểu hình giống nhau à P đều dị hợp tử về mộtcặp gen khác nhau Từ đó có sơ đồ lai :

P : Quả đỏ (Aabb) x quả đỏ (aaBb)

Trang 27

- F1 cũng có 3 tròn : 1 dài, đồng thời P có kiểu hình giống nhau à P đều dị hợp tử vềmột cặp gen khác nhau Từ đó có sơ đồ lai :

P : quả tròn (Ddee) x quả tròn (ddEe)

- F1 có số THGT bằng 4, chứng tỏ P cho hai loại giao tử, vậy các gen qui định màusắc và hình dạng quả liên kết với nhau tạo thành hai nhóm liên kết (mỗi nhóm liên kết

có một gen qui định màu sắc và 1 gen qui định hình dạng quả) Các gen trội có vai trònhư nhau với sự hình thành tính trạng, do đó mỗi gen qui định màu sắc liên kết vớigen D hoặc E đều được

- Từ những lập luận trên ta có sơ đồ lai

AD ad be be ad ad BE be

Bài 2: Ở ruồi giấm, khi cho lai 2 nòi thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng

tương phản màu sắc thân và chiều dài cánh: ruồi thân xám, cánh dài và ruồi thân đen,cánh ngắn thì ở F1 nhận được toàn ruồi thân xám, cánh dài Khi cho lai giữa ruồi đực

và ruồi cái F1 thì ở F2 thu được tỉ lệ phân tính: 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánhngắn

Phép lai trên có thể được giải thích như thế nào, biết rằng các gen nằm trênNST thường

Hướng dẫn:

P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính và F2

phân li theo tỉ lệ 3: 1 nghiệm đúng định luật đồng tính và phân tính của Menđen =>thân xám trội hoàn toàn so với thân đen, cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn

- Trường hợp 1: 1 gen quy định 2 tính trạng

Các tính trạng thân xám cánh dài luôn xuất hiện cùng 1 lúc, các tính trạng thânđen cánh ngắn cũng vậy, không có các tổ hợp chéo các tính trạng nên các cặp tínhtrạng này có thể chỉ do 1 cặp gen quy định

Quy ước: A: thân xám, cánh dài; a: thân đen, cánh ngắn

Sơ đồ lai: P: AA (thân xám, cánh dài) x aa (thân đen, cánh ngắn)

F1: Aa (100% thân xám, cánh dài)

F2: 1 AA: 2 Aa: 1aa (75% thân xám, cánh dài: 25% thân đen, cánh ngắn)

- Trường hợp 2: 1 gen quy định 1 tính trạng

Quy ước gen: A: thân xám, a: thân đen

Trang 28

F2: 1AB

AB: 2AB

ab : 1 ab

ab (75% thân xám, cánh dài: 25% thân đen, cánh ngắn)

Bài 3: Ở một loài động vật, A nằm trên NST thường qui định màu lông đỏ trội

hoàn toàn so với a qui định màu lông trắng Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ởgiai đoạn phôi

a Tính trạng được di truyền theo qui luật nào?

b Cho các cá thể dị hợp tử giao phối tự do với nhau, tỷ lệ kiểu hình ở đời con sẽ nhưthế nào?

Hướng dẫn:

a Gen A vừa có chức năng qui định màu lông, vừa qui định sức sống của cá thể.Chứng tỏ A là gen đa hiệu

b Sơ đồ lai: P Aa x Aa à được kết quả 2 lông đỏ : 1 lông trắng

II MỘT GEN QUY ĐỊNH 1 TÍNH TRẠNG

1 Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường

1.1 Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường khác nhau (quy luật phân li độc lập)

a Phương pháp giải

- Muốn xác định quy luật di truyền chi phối phép lai thì phải xác định quy luật di truyền của từng cặp tính trạng, sau đó mới xác định quy luật di truyền về mối quan

hệ giữa các cặp tính trạng với nhau.

- Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng thì các cặp tính trạng đó di truyền phân li độc lập.

- Các cặp alen phân li độc lập với nhau, ở đời con có:

+ Tỉ lệ kiểu gen bằng tích tỉ lệ phân li kiểu gen của các cặp tính trạng; tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng.

+ Số loại kiểu gen bằng tích số loại kiểu gen của các cặp tính trạng; số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của các cặp tính trạng.

+ Tỉ lệ của mỗi loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng có trong kiểu hình đó.

- Trong trường hợp tính trạng do 1 gen quy định, nếu ở đời con xuất hiện kiểu hình chưa có ở bố mẹ thì kiểu hình đó do gen lặn quy định, nếu kiểu hình đã có ở bố hoặc

mẹ mà không biểu hiện ở đời con thì đó là kiểu hình lặn.

*Dạng 1 Nhận biết qui luật di truyền (xét n cặp alen)

- Phương pháp 1 Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa các cá thể dị hợp n cặp gen vớinhau, mỗi gen qui định và trội hoàn toàn Nếu kết quả xuất hiện tỷ lệ kiểu hình (3:1)n,

ta kết luận n cặp tính trạng phân ly độc lập

- Phương pháp 2 Khi lai phân tích giữa các cá thể dị hợp n cặp gen, mỗi gen qui định

và trội hoàn toàn Nếu kết quả xuất hiện tỷ lệ kiểu hình (1:1)n, ta kết luận n cặp tínhtrạng phân ly độc lập

Trang 29

- Phương pháp 3 Khi xét sự di truyền của n cặp tính trạng do n cặp gen trội hoàn toànqui định Nếu tỷ lệ kiểu hình chung bằng tích các nhóm tính trạng khi xét riêng, ta kếtluận cả n cặp tính trạng phân ly độc lập

Ví dụ 1: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định Cho cây thân

cao, hoa màu đỏ giao phấn với cây thân thấp hoa màu trắng được F1 gồm 100% câythân cao, hoa màu đỏ Cho F1 tự thụ phấn đời F2 có tỉ lệ 56,25% cây thân cao, hoa đỏ:18,75% cây thân cao, hoa trắng: 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ: 6,25% cây thân thấp,hoa trắng

a Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai?

b Cho các cá thể F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình ở đời con như thế nào?

Hướng dẫn:

a Xác định quy luật di truyền

- Mỗi tính trạng do 1 gen quy định và F1 có kiểu hình thân cao, quả đỏ chứng tỏ thâncao, hoa đỏ là những tính trạng trội so với thân thấp, hoa trắng

- Quy ước gen: A: thân cao a: thân thấp

B: Hoa đỏ b: hoa trắng

- Ở F2, tỉ lệ kiểu hình là 9 thân cao, hoa đỏ: 3 thân cao, hoa trắng: 3 thân thấp, hoa đỏ:

1 thân thấp, hoa trắng Trong đó hoa đỏ : hoa trắng = 3: 1; thân cao : thân thấp = 3: 1.Tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng này là (3: 1)(3: 1) bằng tỉ lệ phân li của bài ra là 9: 3: 3:

1 Điều này chứng tỏ 2 cặp tính trạng di truyền phân li độc lập với nhau

F1 có 2 cặp gen dị hợp và phân li độc lập nên kiểu gen là AaBb

b Khi đã biết kiểu gen của bố mẹ, để xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con có 2 cách:

- Cách 1: Viết sơ đồ lai (dài dòng)

- Cách 2: Dùng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng

F1 lai phân tích: AaBb x aabb = (Aa x aa) x (Bb x bb)

Ta có: Aa x aa thì đời con có ½ thân cao: ½ thân thấp; Bb x bb thì đời con có

½ hoa đỏ: ½ hoa trắng

=>AaBb x aabb = (½ thân cao: ½ thân thấp) x (½ hoa đỏ: ½ hoa trắng) = ¼ thân caohoa đỏ: ¼ thân cao, hoa trắng: ¼ thân thấp hoa đỏ: ¼ thân thấp, hoa trắng

Ví dụ 2: Khi cho cây hoa đỏ, thân cao, mọc ở đỉnh dị hợp về 3 cặp gen (Aa,

Bb, Dd) tự thụ phấn nhận được ở F2 có 8 kiểu hình, trong đó loại kiểu hình hoa tím,thân thấp, mọc ở nách chiếm tỷ lệ 1,5625% Vị trí của 3 cặp alen qui định 3 cặp tínhtrạng trên là:

A Cả 3 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng

B 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng và liên kết gen

C 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau

D 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng và xảy ra hoán vị với tần số nhỏhơn 50%

Hướng dẫn:

Trang 30

Vì khi cho F1 dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn xuất hiện kiểu hình mang cả 3 tínhtrạng lặn chiếm tỷ lệ 1,5625% = 1/64 Vậy F1 phải cho 8 loại giao tử với tỷ lệ bằngnhau à F1 dị hợp về 3 cặp gen qui định 3 cặp tính trạng à chọn đáp án C

*Dạng 2 Biết gen trội, lặn và kiểu gen của P, xác định số kiểu gen, tỷ lệ kiểu gen,

số kiểu hình, tỷ lệ kiểu hình ở thế hệ sau:

- Tách từng tính trạng để tìm kết quả riêng

- Kết quả chung của các tính trạng sẽ là tích các tính trạng khi xét riêng

- Khi tính tỷ lệ kiểu gen, tỷ lệ kiểu hình ta sử dụng phép nhân xác suất hoặc sơ đồnhánh

Ví dụ 3 (ĐH 2012): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so

với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quyđịnh hoa trắng; các gen phân li độc lập Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thuđược F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% câythân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng Biết rằng không xảy ra độtbiến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:

A 3:3:1:1 B 1:1:1:1:1:1:1:1 C 3:1:1:1:1:1 D 2:2:1:1:1:1

Hướng dẫn:

Thân cao / thân thấp = 1 :1 là kết quả phép lai Aa x aa => tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:1Hoa đỏ/hoa trắng = 3:1 là kết quả phép lai Bb x Bb => tỉ lệ phân li kiểu gen là 1: 2: 1

=> Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là: (1:1)(1:2:1) = 2:2:1:1:1:1 => Đáp án D

*Dạng 3 Biết tỷ lệ kiểu hình chung cho các tính trạng, xác định kiểu gen của bố mẹ.

- Từ tỷ lệ chung của các tính trạng phân tích thành các nhóm tỷ lệ:

+ Trước tiên đếm số kiểu hình sau đó phân tích thành các thừa số

+ Từ tỷ lệ kiểu hình ta cộng số tổ hợp giao tử đực và cái

+ Từ số kiểu hình và số tổ hợp tương ứng của mỗi tính trạng, ta suy ra kiểu genđối với từng tính trạng

- Khi phối hợp các tính trạng ta phải tìm đầy đủ các phép lai tương đương

Ví dụ 4: Cho A – thân cao; a thân thấp; B – hoa tím, b – hoa vàng; D – quả

dài; d – quả ngắn Mỗi gen nằm trên một NST Kết quả một phép lai cho kiểu hình tỷlệ: 1:1:1:1:1:1:1:1 Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?

Hướng dẫn:

Tỷ lệ 1:1:1:1:1:1:1:1 = (1:1)(1:1)(1:1)

Xét từng tính trạng à kiểu gen của P là Aa x aa; Bb x bb; Dd x dd

Vì P có 3 cặp gen khác nhau do vậy số phép lai tương đương là 23-1 = 4 phéplai

b Bài tập vận dụng

Trang 31

Bài 1 (ĐH 2010): Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn Biết

rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra Tính theo lí thuyết, trongtổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen

và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là:

A 50% và 25% B 25% và 50% C 25% và 25% D 50% và 50%

Hướng dẫn:

Giả sử kiểu gen của cây lưỡng bội đó là AaBb khi tự thụ phấn ta có 9 kiểu gen

ở đời con có tỉ lệ: 1AABB: 2AABb: 1AAbb: 2AaBB: 4AaBb: 2 Aabb: 1aaBB:2aaBb: 1aabb Từ đó suy ra tỉ lệ % cây có kiểu gen đồng hợp về 1 cặp gen là: 50%; tỉ

lệ % có kiểu gen đồng hợp tử về 2 cặp gen là: 25%

Vậy đáp án của bài toán là A 50 % và 25 %

Bài 2 (ĐH 2011): Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội

hoàn toàn và không xảy ra đột biến Trong một phép lai, người ta thu được đời con cókiểu hình phân li theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb Phép lai nào sau đây phùhợp với kết quả trên ?

A Aabb ´ aaBb B AaBb ´ AaBb

C AaBb ´ Aabb D AaBb ´ aaBb

Hướng dẫn:

F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3: 3: 1: 1= (3: 1)(1:1) Đáp án A cho tỉ lệ kiểu hình (1:1)(1:1) và đáp án B là (3:1)(3:1) =>loại Đáp án D cho tỉ lệ kiểu hình là: (1A- : 1aa)(3B- : 1bb) = 3 A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb => Đáp án D

Bài 3 (ĐH 2012): Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội

hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn sovới alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập Cho cây thân cao, hoa đỏ (P)

tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình Cho cây P giao phấn với hai cây khácnhau:

- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau Kiểugen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

A AaBb, aaBb, AABb B AaBb, aabb, AABB.

C AaBb, aabb, AaBB D AaBb, Aabb, AABB.

Hướng dẫn:

- Nếu (P) tự thụ phấn cho 4 loại kiểu hình nên phải có kiểu gen AaBb

- Với cây thứ nhất phân li tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1 chính là kết quả phép lai phân tíchnên loại đáp án A và D

- Đáp án C khi (P) lai với cây có kiểu gen AaBB sẽ xuất hiện 2 kiểu hình là thân caohoa đỏ và thân thấp hoa đỏ -> không phù hợp với đề bài (loại) => Đáp án B

Trang 32

Bài 4 (ĐH 2013): Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác

nhau Theo lí thuyết, phép lai AaBbDD x aaBbDd thu được ở đời con có số cá thểmang kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ

- Sử dụng nguyên lí sau sẽ tính được tỉ lệ của tất cả các kiểu hình còn lại khi biết tỉ lệ của 1 kiểu hình nào đó:

% kiểu hình 2 trội - % kiểu hình 2 lặn = 50%.

% kiểu hình 1 trội, 1 lặn + % kiểu hình 2 lặn = 25%.

Từ đó xác định được tỉ lệ kiểu hình ở đời con từ kiểu hình đồng hợp lặn mà không cần viết sơ đồ lai.

Ví dụ 1: Cho cây có quả to, màu vàng giao phấn với cây có quả nhỏ, màu xanh

được F1 có 100% cây cho quả to, màu xanh Cho F1 giao phấn với nhau đời F2 thuđược 25% cây có quả to, màu vàng, 50% cây có quả to, màu xanh, 25% cây có quảnhỏ, màu xanh Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định

Hãy xác định quy luật di truyền chi phối phép lai

Hướng dẫn:

- Mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định và F1 đồng loạt quả to, màu xanh chứng tỏquả to, màu xanh là những tính trạng trội so với quả nhỏ, màu vàng

Quy ước gen: A: quả to a: quả nhỏ

B: màu xanh b: màu vàng

- Ở đời F2, tỉ lệ quả to: quả nhỏ = 3: 1; tỉ lệ quả xanh: quả vàng = 3: 1 Tích tỉ lệ của 2cặp tính trạng này là (3: 1) x (3:1) = 9: 3: 3: 1 lớn hơn tỉ lệ của phép lai là 1: 2: 1 Vậyhai cặp tính trạng này liên kết hoàn toàn với nhau

Trang 33

- F1 đồng tính nên P có kiểu gen thuần chủng, kiểu gen của P là Ab

Ab x aB

aB

Ví dụ 2: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân

thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng cho cây thân caohoa đỏ tự thụ phấn đời F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao hoa trắng chiếm tỉ lệ16% Cho biết mỗi diễn biến của quá trình giảm phân tạo hạt phấn giống với quátrình giảm phân tạo noãn

a Hãy xác định tần số hoán vị gen và kiểu gen của bố mẹ

b Cho cây thân cao hoa đỏ nói trên lai với cây Ab

aB , hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở đờicon

c Phải chọn bố mẹ có kiểu gen như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình 25% cây caohoa đỏ, 25% cây cao hoa trắng, 25% cây thấp hoa đỏ, 25% cây thấp hoa trắng

Hướng dẫn:

a Theo bài ra cây cao, hoa trắng ở ở đời con chiếm tỉ lệ 16% à cây thấp, hoa trắng

có tỉ lệ bằng 25% - 16% = 9% Mà cây thấp, hoa trắng có kiểu gen ab

abnên ở đời con

F1 có 0,09 ab

ab Mọi diễn biến của quá trình giảm phân tạo hạt phấn đều giống với quátrình tạo noãn tức là hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số như nhau à 0,09ab

ab =0,3ab x 0,3ab Giao tử ab có tỉ lệ 0,3>0,25 nên đây là giao tử liên kết Vậy, giao tửhoán vị có tỉ lệ 0,5 – 0,3 = 0,2 Vậy, tần số hoán vị là 0,2 x 2 = 0,4 = 40%

Vì giao tử ab là giao tử liên kết nên kiểu gen của P là AB

ab

b - Cách 1: Viết sơ đồ lai (dài dòng)

- Cách 2: Xác định tỉ lệ các loại kiểu hình từ kiểu hình lặn:

Ngày đăng: 29/04/2017, 19:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Huỳnh Quốc Thành. Tài liệu bồi dưỡng HSG sinh học 12. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng HSG sinh học 12
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
2. Phan Khắc Nghệ. Phương pháp giải nhanh bài tập di truyền. Nhà xuất bản GD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải nhanh bài tập di truyền
Nhà XB: Nhà xuất bản GD Việt Nam
3. Huỳnh Quốc Thành. Phương pháp giải toán tích hợp các quy luật di truyền. Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải toán tích hợp các quy luật di truyền
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội
4. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân, 2000. Cơ sở di truyền học. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở di truyền học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
5. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn, 2008. Sinh học 12, chương trình cơ bản. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 12, chương trình cơ bản
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
6. Phạm Thành Hổ, 2006. Di truyền học. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
7. Phan Cự Nhân (Chủ biên), Nguyễn Minh Công, Đặng Hữu Lanh, 2006. Di truyền học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
8. Trần Bá Hoành (Chủ biên), Phan Cự Nhân, 1998. Sinh học 12, Ban Khoa học Tự nhiên. Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 12, Ban Khoa học Tự nhiên
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
9. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền (Đồng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Đồng chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng, 2008. Sinh học 12, chương trình nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 12, chương trình nâng cao
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w