PHẦN I: MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài.“Ai lên Minh Hóa Quê mình,Chè xanh mật ngọt thắm tình quê hương.”Nói đến Minh Hoá là người ta nghĩ ngay đến một vùng đất còn lưu giữ nhiều loại hình văn hoá đặc sắc, là quê hương của chè xanh mật ngọt với hội Rằm tháng ba nổi tiếng cùng những câu dân ca mộc mạc mà đằm thắm. Từ trong đời sống sinh hoạt và phong tục tập quán của người dân nơi đây đã tạo nên những nét văn hoá mang đậm dấu ấn của làng quê miền sơn cước. Ai đã từng đến Minh Hóa, dẫu chỉ một lần thôi cũng sẽ không bao giờ quên được những ấn tượng đặc biệt của nó. Đó là vẻ huyền ảo của ánh trăng rằm miền sơn cước quyện trong tiếng hát đúm, sắc bùa và làn điệu hò Thuốc ( hôi lên), những làn điệu bày tỏ tình yêu đôi lứa... Và điều đáng mừng là trải qua thời gian, nhiều địa phương trên địa bàn huyện vẫn gìn giữ và truyền tụng nhiều thể loại dân ca như hát đúm, ví, hát nhà trò, hát ru, hò thuốc…Dân ca Nguồn ở Minh Hóa được người dân lựa chọn và sử dụng tùy thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của đời sống sinh hoạt. Mỗi làn điệu luôn gắn liền với nét riêng từ lối sống, cách nghĩ của con người nơi đây. Hát sắc bùa thường được tổ chức vào dịp Tết, thường hát đi đến từng nhà để hát chúc sang năm mới, gia đình gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt; Hát ru ngoài sự kết hợp lời ca gần gũi với trẻ nhỏ, những bài đồng dao để dỗ dành cho trẻ ngủ, còn là sự giãi bày tâm tư tình cảm của người phụ nữ xưa. Hát nhà trò thường được diễn xướng trong những dịp lễ hội... Độc đáo nhất vẫn là điệu hò thuốc cá (tức hò thuốc) cất lên mỗi dịp hội rằm tháng ba. Đây được xem là làn điệu dân ca đặc trưng của người Nguồn và có sức hấp dẫn kì lạ đối với du khách, tựa hồ như Minh Hóa đang mở lòng mến khách để rồi níu lấy niềm thương nỗi nhớ của bè bạn muôn phương. Hò thuốc cá ra đời bắt nguồn từ lao động thuốc cá tập thể bằng rễ cây tèng, phản ánh một hoạt động khá phổ biến tuy hết sức nặng nhọc nhưng cũng vô cùng thú vị để có được cái ăn của người Nguồn xa xưa. Với lý do đó tôi đã chon đề tài này “ Điệu hò thuốc cá làn điệu dân ca đặc sắc của người Nguồn Minh Hóa”. Mong rằng qua việc tìm tòi, tìm kiếm và bằng hiểu biết của mình tôi sẽ hiểu hơn về mảnh đất, con người nơi đây, tự hào về quê hương hướng về cội nguồn và mong muốn được “khoe khoang” nét văn hóa đặc sắc của địa phương đến với mọi người. Đồng thời khẳng định tầm quan trọng của văn hóa nói chung và của nền văn hóa bản xứa, góp phần gìn giữ , kế thừa và phát huy hơn nữa truyền thống của dân tộc.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.a, Nội dung nghiên cứu. Tìm hiểu khái quát đặc điểm tự nhiên – xã hội của người Nguồn Đi sâu vào nghiên cứu điệu hò Thuốc cá, và các nét văn hóa đặc sắc của loại hình nghệ thuật này.Như vậy nhiệm vụ đặt ra trong đề tài này là em muốn đi sâu, tìm hiểu thật kỹ về điệu hò Thuốc cá để có thể hiểu rõ hơn về những làn điệu dân ca của chính quê hương mình sinh ra và lớn lên, đồng thời khám phá những bí ẩn, những điều kì thú mà em chưa biết thông qua sách báo, tài liệu trên sách vở, trên internet. Và một điều không thể thiếu trong việc hoàn thành bài tiểu luận là việc nghiên cứu tài liệu kết hợp với việc tìm hiểu thực tế để qua đó có được tầm nhìn bao quát hơn rõ ràng hơn giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về điệu hò Thuốc cá, cũng như lịch sử văn hóa của người dân Minh Hóa. b, Phương pháp nghiên cứu.Để thực hiện tiểu luận này, em đã tìm hiểu, điều tra thực tế, tiếp xúc lấy thông tin từ những người lớn tuổi. Đặc biệt chúng tôi được tham khảo các tài liệu nghiên cứu của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đinh Thanh Dự, tác giả Dương Bích Hà, diễn đàn minhhoa.quangbinh.gov.vn. Sau đó dùng phương pháp thống kê, phân tích tài liệu, so sánh đối chiếu giữa tài liệu và thực tế hiện nay…3. Đóng góp mới của quá trình nghiên cứu.Đây là Tiểu luận nghiên cứu về điệu hò Thuốc cá của người Nguồn ở Minh Hóa. Đi sâu tìm hiểu kỹ về làn điệu dân ca đặc sắc của người Nguồn. Hy vọng đó sẽ là tư liệu tham khảo cho mọi người tìm hiểu, nghiên cứu, là món ăn tinh thần cho những ai đam mê văn hóa địa phương và là tư liệu cần thiết cho quá trình giảng dạy văn hóa – lịch sử địa phương.
Trang 1ấn của làng quê miền sơn cước Ai đã từng đến Minh Hóa, dẫu chỉ một lần thôi cũng sẽkhông bao giờ quên được những ấn tượng đặc biệt của nó Đó là vẻ huyền ảo của ánhtrăng rằm miền sơn cước quyện trong tiếng hát đúm, sắc bùa và làn điệu hò Thuốc ( hôilên), những làn điệu bày tỏ tình yêu đôi lứa Và điều đáng mừng là trải qua thời gian,nhiều địa phương trên địa bàn huyện vẫn gìn giữ và truyền tụng nhiều thể loại dân ca nhưhát đúm, ví, hát nhà trò, hát ru, hò thuốc…Dân ca Nguồn ở Minh Hóa được người dânlựa chọn và sử dụng tùy thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của đời sốngsinh hoạt Mỗi làn điệu luôn gắn liền với nét riêng từ lối sống, cách nghĩ của con ngườinơi đây Hát sắc bùa thường được tổ chức vào dịp Tết, thường hát đi đến từng nhà để hátchúc sang năm mới, gia đình gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt; Hát ru ngoài sự kếthợp lời ca gần gũi với trẻ nhỏ, những bài đồng dao để dỗ dành cho trẻ ngủ, còn là sự giãibày tâm tư tình cảm của người phụ nữ xưa Hát nhà trò thường được diễn xướng trongnhững dịp lễ hội Độc đáo nhất vẫn là điệu hò thuốc cá (tức hò thuốc) cất lên mỗi dịphội rằm tháng ba Đây được xem là làn điệu dân ca đặc trưng của người Nguồn và có sứchấp dẫn kì lạ đối với du khách, tựa hồ như Minh Hóa đang mở lòng mến khách để rồi níulấy niềm thương nỗi nhớ của bè bạn muôn phương Hò thuốc cá ra đời bắt nguồn từ laođộng thuốc cá tập thể bằng rễ cây tèng, phản ánh một hoạt động khá phổ biến tuy hết sứcnặng nhọc nhưng cũng vô cùng thú vị để có được cái ăn của người Nguồn xa xưa Với lý
Trang 2do đó tôi đã chon đề tài này “ Điệu hò thuốc cá - làn điệu dân ca đặc sắc của ngườiNguồn Minh Hóa” Mong rằng qua việc tìm tòi, tìm kiếm và bằng hiểu biết của mình tôi
sẽ hiểu hơn về mảnh đất, con người nơi đây, tự hào về quê hương hướng về cội nguồn vàmong muốn được “khoe khoang” nét văn hóa đặc sắc của địa phương đến với mọi người.Đồng thời khẳng định tầm quan trọng của văn hóa nói chung và của nền văn hóa bản xứa,góp phần gìn giữ , kế thừa và phát huy hơn nữa truyền thống của dân tộc
2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
a, Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu khái quát đặc điểm tự nhiên – xã hội của người Nguồn
- Đi sâu vào nghiên cứu điệu hò Thuốc cá, và các nét văn hóa đặc sắc của loại hìnhnghệ thuật này
Như vậy nhiệm vụ đặt ra trong đề tài này là em muốn đi sâu, tìm hiểu thật kỹ về điệu
hò Thuốc cá để có thể hiểu rõ hơn về những làn điệu dân ca của chính quê hương mìnhsinh ra và lớn lên, đồng thời khám phá những bí ẩn, những điều kì thú mà em chưa biếtthông qua sách báo, tài liệu trên sách vở, trên internet Và một điều không thể thiếu trongviệc hoàn thành bài tiểu luận là việc nghiên cứu tài liệu kết hợp với việc tìm hiểu thực tế
để qua đó có được tầm nhìn bao quát hơn rõ ràng hơn giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn
về điệu hò Thuốc cá, cũng như lịch sử văn hóa của người dân Minh Hóa
b, Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện tiểu luận này, em đã tìm hiểu, điều tra thực tế, tiếp xúc lấy thông tin từnhững người lớn tuổi Đặc biệt chúng tôi được tham khảo các tài liệu nghiên cứu của nhànghiên cứu văn hóa dân gian Đinh Thanh Dự, tác giả Dương Bích Hà, diễn đànminhhoa.quangbinh.gov.vn Sau đó dùng phương pháp thống kê, phân tích tài liệu, sosánh đối chiếu giữa tài liệu và thực tế hiện nay…
3 Đóng góp mới của quá trình nghiên cứu.
Trang 3Đây là Tiểu luận nghiên cứu về điệu hò Thuốc cá của người Nguồn ở Minh Hóa Đisâu tìm hiểu kỹ về làn điệu dân ca đặc sắc của người Nguồn Hy vọng đó sẽ là tư liệutham khảo cho mọi người tìm hiểu, nghiên cứu, là món ăn tinh thần cho những ai đam mêvăn hóa địa phương và là tư liệu cần thiết cho quá trình giảng dạy văn hóa – lịch sử địaphương.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu về đặc điểm vị trí địa lý, nguồn gốc dân cư Minh Hóa
1.1, Vị trí địa lý huyện Minh Hóa.
Minh Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình Bắc vàĐông giáp huyện Tuyên Hoá Nam giáp huyện Bố Trạch Tây giáp Lào Đây là một dảiđất eo hẹp của Quảng Bình kéo dài từ đèo Chà nòi của huyện Bố Trạch đến Thanh Lạngcủa huyện Tuyên Hóa Vùng đất này nổi tiếng với chè xanh mật ngọt thắm đượm tình quênhư trong lời ca Khúc "Đường lên Quy Đạt" của nhạc sĩ Trần Hoàn
Với diện tích: 1.412,71km2 có tất cả 16 xã và thị trấn với dân số trên 49 ngìn người.Trong đó người Nguồn chiếm đa số, số còn lại có khoảng 3.000 người Kinh, 1.000 ngườiKhùa, Mày, Rục, Sách Mật độ: khoảng 29 người/km2
Trang 4Một góc huyện Minh Hóa
Huyện có đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á, quốc lộ 12A chạy qua Từ thành phốĐồng Hới bạn có thể đến huyện Minh Hóa bằng hai con đường: Con đường thứ nhất từĐồng Hới chạy theo quốc lộ 1A về thị trấn Ba Đồn huyện Quảng Trạch, sau đó chạy theoquốc lộ 12A lên Minh Hóa Con đường thứ hai chạy theo đường Hồ Chí Minh, xuất phát
từ Cộn chạy hướng Bắc khoảng 120 km là tới nơi, với con đường này sẽ thật hấp dẫn chonhững ai đi du lịch Dọc theo đường xuyên Á, bạn sẽ lên cửa khẩu Cha Lo nơi có chợbiên giới giao thương với nước bạn Lào
Trang 5Bản đồ vị trí địa lý minh hóa
Vì đây là vùng có nhiều song núi, núi non hiểm trở mà tạo cho Minh Hóa có nhiều di chỉ thuộc thời đá cổ như hang cây Quýt ở Kim Bảng, lèn Một với truyền thuyết “ông Đùng, thàng Sắc”, động Tú Làn ở Tân Hóa, và đặc biệt có Thác Bụt một địa điểm tâm linh của người dân Minh Hóa Điều kiện tự nhiên ở đây rất tốt, khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ sản sinh cho Minh Hóa nhiều sản vật quý hiếm với nhiều loại gỗ quý: Trầm hương, lim, mun… với nhiều loại thú rừng phong phú và nhiêu loại cá đặc sản như cá chình, cá mát…
Động Tú Làn xã Tân Hóa
1.2, Mốc thời gian hình thành huyện Minh Hóa.
Vùng đất huyện Minh Hóa thời cổ có lẽ thuộc châu Quy Hợp phủ Lâm An xứ Nghệ
An từ thời nhà Hậu Lê, (phủ Lâm An trước năm 1448 niên hiệu Thái Hòa thứ 5 đờivua Lê Nhân Tông là đất của vương quốc Bồn Man, sau đó thuộc nhà Lê, nằm ở tận cùng
Trang 6phía Tây xứ Nghệ, đến năm Minh Mạng thứ 9 (1828) nhà Nguyễn đổi tên thành phủ TrấnTĩnh).
Năm 1826, Minh Mạng thứ 7, nhà Nguyễn cho lấy 3 dũng là: dũng Lan, dũng Đỏ vàdũng Châu của mán Lèo thuộc châu Quy Hợp phủ Lâm An trấn Nghệ An, do ở giáp ranhvới phía Tây Quảng B́nh (khi đó gọi là dinh Quảng Bình), chuyển sang thuộc vào dinhQuảng Bình (năm 1828 dinh Quảng Bình đổi thành trấn Quảng Bình) Phần đất này ngàynay thuộc huyện Minh Hóa và phía tây huyện Tuyên Hóa Quảng Bình Minh Hóa là
"kinh đô" kháng chiến của phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi lãnh đạo chống thựcdân Pháp (từ tháng 10-1885 đến tháng 11-1888)
Sau năm 1975, huyện Minh Hóa có 14 xã: Dân Hóa, Hóa Hợp, Hóa Phúc, Hóa Sơn, HóaThanh, Hóa Tiến, Hồng Hóa, Minh Hóa, Quy Hóa, Tân Hóa, Thượng Hóa, Trung Hóa,Xuân Hóa, Yên Hóa
Ngày 11-8-2000, thành lập thị trấn Quy Đạt - thị trấn huyện lỵ huyện Minh Hóa - trên cơ
sở 722 ha diện tích tự nhiên và 4.763 nhân khẩu của xã Quy Hóa, 15,8 ha diện tích tựnhiên và 137 nhân khẩu của xã Yên Hóa; 20,15 ha diện tích tự nhiên và 226 nhân khẩucủa xã Xuân Hóa
Ngày 21-4-2003, thành lập xã Trọng Hóa trên cơ sở 18.712 ha diện tích tự nhiên và 2.492nhân khẩu của xã Dân Hóa
1.3, Chủ thể văn hóa người Nguồn.
Theo các tài liệu nghiên cứu thì người Nguồn ở huyện Minh Hóa sống xen kẻ vớingười Kinh và một số dân tộc khác như Vân kiều, Bru, Khùa, Mày, Rục, Sách NgườiNguồn là tên gọi cộng đồng người gồm 3,5 vạn nhân khẩu, sinh sống ở huyện Minh Hóa,tỉnh Quảng Bình, Việt Nam Hiện vẫn còn chưa có sự thống nhất về việc người Nguồn cóphải là một sắc tộc riêng hay không
Trên vùng đất hai tổng Cơ Sa và tổng Kim Linh xưa (thuộc châu Bố Chính, trấn Nghệ
An ngày xưa) của huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình đã có người Nguồn sinh sống
Trang 7Người Nguồn có ngôn ngữ riêng bền vững, có các sinh hoạt văn hoá riêng biệt và các giátrị văn nghệ dân gian khá phong phú.
Người Nguồn sống xen kẽ với người Sách và người Rục ở Thượng Hóa, Hóa Sơn,người Mày, người Khùa, và người Arem ở xã Dân Hóa và xã Trọng Hóa
Một góc bản làng của người Khùa.
Người Nguồn sống ở tất cả 16 xã và thị trấn của huyện Minh Hóa, trong đó sống tậptrung chủ yếu các xã Hồng Hóa, Yên Hóa, Xuân Hóa, Tân Hóa, Trung Hóa, Hóa Phúc,sống xen kẽ với người Kinh ở thị trấn Quy Đạt, xã Quy Hóa, Hóa Thanh, sống xen kẽ vớingười Sách, người Rục ở xã Thượng Hóa, Hóa Sơn, Hóa Hợp, Hóa Tiến, với người Mày
và người Khùa ở xã Dân Hóa và xã Trọng Hóa
Hiện nay, các văn bằng chứng chỉ ghi ông thủy tổ của người Nguồn là người họ Trương,
họ Thái ở "Lang Ni thôn, Kim Linh nguyên, Bố Chính châu, Tiên Bình phủ, Đại ViệtQuốc", là người họ Đinh, họ Cao ở "Quy Đạt thôn", hoặc Phôốc Lác thôn, Cơ Sa nguyên,
Bố Chính châu, Tiên Bình phủ, Đại Việt Quốc
Theo những người già của người Nguồn kể lại: Trước khi ông thủy tổ của họ đến Cơ
Sa nguyên và Kim Linh nguyên thì tại đây đã có người bản xứ là người Cọi sinh sống:
Trang 8một bộ phận ở trong các hang lèn là người Rục, một bộ phận ở trong các dãy lèn là ngườiSách, một bộ phận ra ở ngoài làng trên các bồn địa nhỏ và thung lũng hẹp hai bên bờ khesuối gọi là người ngoài làng Hiện nay chưa có tài liệu nào chắc chắn về ông thủy tổ củangười Nguồn Người già của người Chứt cũng kể lại: Quê hương tổ tiên của họ trước ở
Cá Tràu, Cha Nghét, Hung Đèng, Hung La Ken, Hung Thón, Sạt, Xét, Trem Sau đó bịngười Nguồn ép nên lên Chôông Cún, Gia Óc Sách ở làm ăn cho đến nay
Người Nguồn và người Chứt đều kể lại cho con cháu mình nghe câu chuyện dân gian
"Người Nguồn và người Mày là hai anh em con trai một nhà mà ra" Chuyện kể rằng:Ngày xưa cha mẹ sinh ra hai người con trai, hỏi vợ, lập gia đình cho con xong thì cha mẹchết cả Vợ chồng người anh chiếm hết tài sản của cha mẹ, ở lại vùng đất bằng làm ăn già
có, sinh con cháu thành người Nguồn Vợ chồng người em chỉ lấy được một cuốn sáchcủa cha, đem nhau lên núi cao ở làm ăn, sinh con, sinh cháu thành người Mày, tức làngười Chứt Từ đó, họ cho rằng, Người Chứt và người Nguồn có quan hệ huyết thốnggiòng tộc với nhau Trong dân gian người Nguồn còn lưu truyền những câu ca dao đầytình nghĩa:
Mạ khinh con Cọi ở hungThiếng ăn, thiếng chốn cúng chung ngoài làng
Nghĩa là
Chớ khinh con Cọi ở hung Tiếng ăn, tiếng nói cùng chung ngoài làng
Và
Mạ khinh con Cọi ở hung
Thiếng ăn, thiếng chốn cúng ngoài làng thua xa
Trang 9Nghĩa là
Chớ khinh con Cọi ở hung
Tiếng ăn, tiếng nói cùng ngoài làng thua xa
Như vậy, có thể nói từ xa xưa, tại vùng Cơ Sa và Kim Linh này đã có người bản xứ
mà người địa phương gọi là người Cọi sinh sống Có lẽ trong quá tŕnh biến đổi lịch sử đãphân hóa thành người Rục tiếp tục ở hang lèn, người Mày ở trên các sườn núi đầu ngọnnước các khe suối, dưới chân núi Giăng Màn, người Sách ở trong các hung dưới chân cácdãy lèn và người ngoài làng là người Nguồn ở trên các bồn địa nhỏ và thung lũng hẹp.Rồi người Tàu, người Lào, và chủ yếu là người Kinh từ các nơi đến đây đã cộng hôn,cộng cư, cộng canh sinh sống với người Cọi, đem "họ" và văn hóa giòng họ “ngýời chaðẻ” ðến cho ngýời Cọi – “người mẹ đẻ” - được người Cọi tiếp thu và đồng hóa văn hóacác dòng họ của người cha đẻ từ các nõi khác đến ở Cõ sa và Kim Linh về tiếng nói, sinhhoạt vãn hóa và đổi cả họ gốc thành họ người Nguồn ở Cõ Sa và Kim Linh, làm thànhkhối người Cọi - người tiền sử Cõ Sa - Kim Linh phân hóa thành một bộ phận là ngườiChứt, dân tộc Chứt (Rục, Mày, Sách) và một bộ phận người Nguồn
Tìm hiểu các truyện dân gian của người Nguồn như: Sự tích sinh ra các dân tộc,Ôông Đùng, thằng Sắt, Thương con xóc ôốc ăn vô lóc rọt, Pụt chộ tha, tha khôông chộPụt cho ta thấy "bóng dáng lịch sử" nguồn gốc tổ tiên người Nguồn cùng sinh ra từ cộinguồn nguyên thủy (Proto Việt - Mường) tại Sa Cơ - Kim Linh với người Sách, Mày,Rục thuộc dân tộc Chứt Chính người Nguồn gốc bản địa đã tiếp thu Nguồn hóa ngườiKinh từ các nơi đến qua các thời kì lịch sử khác nhau về tiếng nói, văn hóa kể cả họ tênnữa, nếu có giữ được tên họ thì cũng bị Nguồn hóa hoàn toàn về tiếng nói là tiếng Nguồn,
về văn hóa mẹ đẻ là văn hóa Nguồn
Tóm lại, vấn đề nguồn gốc của người nguồn chưa có kết luận cụ thể Song, cộng đồngvăn hóa người nguồn khá bền vững từ đực điểm sinh hoạt đến lời nói
Trang 10Chương 2: Một số nét đặc sắc về điệu hò Thuốc cá của người Nguồn ở Minh Hóa.
2.1, Nguồn gốc hò Thuốc cá.
Miền núi phía Tây Bắc huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình có nhiều tộc người cùngsinh sống như tộc người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A Rem (gọi chung là tộc ngườiChứt), và tộc người Nguồn (trước kia gọi là người bản địa Kẻ Sạt, Kẻ Xét, Kẻ Trem, KẻPôộc bộ Việt Thường, nước Văn Lang) So với nhóm các tộc người trên, thì người Nguồn
là tộc người có số lượng dân cư lớn nhất của huyện Minh Hóa Do có nhiều tộc ngườinhư vậy, đã tạo cho huyện Minh Hóa có nhiều thể loại, bài bản dân ca phong phú, có thể
kể ra một số làn điệu như điệu Lầm Khùa (Hát ru), Plờ cù môn (giao duyên) của ngườiKhùa ở bản Cà Roòng (nay gọi là bản Hà Vi, xã Dân Hóa); điệu Tồn tá lôn(Hát ru),điệu Cà tơm tà lêng của người Sách, người Mày ở bản Bãi Dinh (xã Dân Hóa); Tan tárùm (Hát ru) của ngýời Rục ở bản Mò O Ồ Ồ (xã Thượng Hóa)… Điều rất dễ nhận thấy
là số lượng các thể loại, bài bản dân ca của các tộc người nói trên rất ít, trong lúc đó, sốlượng thể loại, bài bản dân ca của người Nguồn lại nổi trội hơn hẳn, đó là Đúm - Pí, Hát
ru, Đồng dao, Hát Nhà trò, Hát Sắc bùa, Hát Kiều… và điệu Hò thuốc cá là một điệu Hòđặc sắc, thể hiện rõ nét cuộc sống lao động, sinh hoạt, tâm tư tình cảm của người Nguồn
ở vùng đất này
Điệu Hò thuốc cá có liên quan mật thiết đến lao động sản xuất, mang đậm nét riêng củangười Nguồn Cuộc sống của người Nguồn chủ yếu dựa vào săn bắt, phát rừng làmnương rẫy, đánh ong lấy mật Thịnh hành nhất là nghề thuốc cá, người dân đi thuốc cá tậpthể chứ không đi riêng lẻ Mùa đông và mùa xuân thì họ kéo nhau đi từng đoàn lên rừngbới rễ cây tèng (loại cây thuộc họ dây leo, rễ thuộc dạng củ, có chứa độc tố), về đập dập
ra, trộn với đất ướt, lấy bùn trát kín, ủ lại, rồi chất củi đốt xung quanh Sau đó, họ mang
ra suối, khe, tìm chỗ nào có nhiều cá nhất, rồi chọn một chỗ cao ở đầu suối, khe, lấy đáxếp vòng tròn để tạo thành một cái cối Không như ở miền xuôi, hay ở một số vùng, miền
Trang 11khác, khi giã gạo (hay giã bánh), người ta thường dùng cối đá nhỏ, và chỉ có hai hoặc bangười thay nhau giã chày, người này giơ chày lên, người khác thả chày xuống, mà ở đây,người dân (cả nam và nữ) cùng giã một lúc, cùng giơ lên, cùng hạ xuống, nên tùy theo sốlượng người giã thuốc càng đông thì họ xếp cối càng rộng Xếp cối xong, họ lấy rễcây tèng đã được ủ chín bỏ vào cối, rồi chặt những cây rừng thẳng, dài khoảng 1,5m, tovừa tay cầm, vát nhọn một đầu để làm chày giã thuốc Họ giã cho nước rễ câytèng chảy
ra, hòa vào dòng nước, làm cho cá bị mờ mắt mà chết, nổi lên mặt nước để họ có thể bắt
cá dễ dàng Ngoài loại rễ cây tèng, người ta cũng dùng rễ cây hôi hôi và lá cây cơncơn (mọc bên suối) để làm thuốc đánh cá, hai loại cây này thường được sử dụng vào mùa
hạ, mùa thu, được lấy về sử dụng ngay chứ không ủ chín như rễ cây tèng Có một điềuđặc biệt là các loại cây có độc tố này chỉ làm cho riêng một số loài cá bị say, bị chết,nhưng lại vô hại đối với các loài thủy sản khác (như cá lóc, cá chạch, lươn, ốc…), kể cảcon người khi ăn cá cũng không hề bị ảnh hưởng gì Khi cá bị bắt hết, thì độc tố của rễcây cũng không còn ảnh hưởng gì dòng nước nữa!
2.2, Sự đa dạng của hò Thuốc cá.
Để cho động tác giã thuốc thật nhịp nhàng, đều đặn, và để tạo không khí vui tươi, quên đimệt nhọc, người ta cất lên tiếng hò Đối qua, đáp lại, trải qua thời gian, nội dung củađiệu Hò thuốc cá ngày càng phong phú:
“Giã (đâm) tèng thì giã cho song,
Để cho cá chết đầy sông đầy bờ.
Giã (đâm) tèng thì giã cho song, Đến khi chia cá nhớ công đâm tèng”
=>Tiếng Nguồn:
“Tầm tèng thì tầm chò song,
Trang 12Tở cho cá chết lâm sông lâm bờ.
Tầm tèng thì tầm chò song, Tếng khi xia cá nhớ công tầm tèng.”
Do Hò thuốc cá có đặc tính dễ hát, dễ thuộc, mang tính tập thể cao, có không khí rộnràng… nên ai cũng có thể hò được cả Chỉ cần có người xướng lên, và có người cùng hòanhịp để xô, là người ta lập tức bị cuốn vào một cách tự nhiên, không e dè, câu nệ, và cũng
từ điệu hò ban đầu, với nội dung chính gắn với công việc giã thuốc cá, dần dần, người tacòn đưa vào nhiều nội dung khác, xuất hiện thêm những dị bản khác, đó là đối đáp giaoduyên nam nữ rất tình tứ (đã có nhiều trai thanh nữ tú mê câu hát “hôi lên” mà kết thànhđôi lứa, thành vợ thành chồng):
“ Trời mưa nước chảy quanh hồi (đầu nhà) Anh không lấy vợ ai đâm bồi anh ăn?”
“Chợ tình tôi lứa cùng nhàu,
Xe duyên dôông cấy tình sầu mằn nông.”