1. Trang chủ
  2. » Tất cả

CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC

38 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 270 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Đặt vấn đề Trò chơi dân gian đối với sự phát triển tính tích cực vận động cho trẻ – tuổi 2.1 Một số vấn đề về trò chơi dân gian .5 2.1.1 Khái niệm trò chơi dân gian 2.1.2 Đặc điểm của trò chơi dân gian 2.1.3 Vai trò của trò chơi dân gian đối với trẻ mẫu giáo – tuổi 2.1.4 Cấu trúc của trò chơi dân gian 2.1.5 Cách tổ chức trò chơi vận động dân gian cho trẻ Mẫu giáo – tuổi 2.2 Một số vấn đề về phát triển tính tích cực vận động 11 2.2.1 Khái niệm tính tích cực .11 2.2.2 Khái niệm vận động 12 2.2.3 Khái niệm tính tích cực vận động 13 2.2.4 Đặc điểm vận động của trẻ mẫu giáo – tuổi 13 2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tính tích cực vận động 14 2.3 Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ -6 tuổi 16 2.3.1 Đặc điểm phát triển tâm lý .16 2.3.2 Đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ – tuổi .19 2.3.3 Vai trò của trò chơi dân gian đối với sự phát triển tính tích cực vận động của trẻ .19 Hoạt động thể dục ở trường Mầm non 20 3.1 Khái niệm thể dục 20 3.2 Đặc điểm giờ học thể dục của trẻ ở trường Mầm non 20 3.3 Cấu trúc của một giờ học thể dục 21 3.4 Nội dung hoạt động thể dục của trẻ – tuổi 21 3.5 Cách tổ chức một hoạt động thể dục cho trẻ mẫu giáo – tuổi 22 Biện pháp 23 4.1 Cơ sở lựa chọn các biện pháp 23 4.2 Các biện pháp 23 4.2.1 Biện pháp 1: Lựa chọn, sưu tầm trò chơi dân gian phù hợp với mục đích phát triển tính tích cực vận động qua hoạt động thể dục cho trẻ mẫu giáo – tuổi 23 4.2.2 Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức cho trò chơi .24 4.2.3 Biện pháp 3: Tạo những tình huống chơi có vấn đề để cuốn hút trẻ vào các tình huống chơi đó 24 4.2.4 Biện pháp 4: Động viên, khen ngợi trẻ chơi .25 4.2.6 Biện pháp 6: Cho trẻ tự tổ chức chơi, luyện tập với các trò chơi dân gian mà trẻ đã biết dưới nhiều hình thức khác (cá nhân, nhóm,…) 26 Kết luận .28 CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO – TUỔI QUA HOẠT ĐỢNG THỂ DỤC Họ và tên: Đinh Thị Kim Hờng Lớp: ĐHGD Mầm non A K54 Mã số sinh viên: DQB02120018 Đặt vấn đề “Trẻ em búp cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” (Hồ Chí Minh) Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ của những người mới, là lớp người quyết định vận mệnh của một quốc gia Chính vì vậy, trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc, bảo vệ, được vui chơi học tập từ gia đình và cộng đồng xã hội Như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo Một những phương thức giáo dục mang tính đặc thù cho đối tượng này được cả thế giới thừa nhận là “Học mà chơi, chơi mà học” Điều đó chứng tỏ hoạt động vui chơi và trò chơi có vị trí cực kỳ quan trọng sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ từ thuở ấu thơ Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi và nhu cầu hưởng thụ hoạt động của trẻ, việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa Trò chơi nói chung và trò chơi vận động dân gian nói riêng là hoạt động rất bổ ích và lý thú, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với trẻ em Trò chơi đã trở thành phương tiện quan trọng sự nghiệp giáo dục toàn diện nói chung và giáo dục thể chất nói riêng Trên thế giới, không có một dân tộc nào lại không có trò chơi riêng cho trẻ em Từ xa xưa trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ các trò chơi để chơi, truyền cho cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác Nhờ đó trò chơi dân gian được lưu truyền cho đến ngày nay, trò chơi dân gian thoả mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu vận động, góp phần hình thành và giáo dục toàn diện cho trẻ Trò chơi vận động dân gian có tác dụng rèn luyện thân thể, hình thành, rèn luyện những kỹ kỹ xảo, phát triển vận động giúp trẻ có thể khoẻ mạnh, có thao tác vận động chính xác, có ý thức tổ chức kỷ luật Việc rèn luyện và phát triển tính tích cực vận động của trẻ Mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo – tuổi nói riêng làm thoả mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khoẻ, thể phát triển cân đối hài hoà, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của bắp và niềm vui hoạt đợng Xuất phát từ vai trị quan trọng hoạt động vui chơi trẻ em nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, thấy việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa Di sản văn hố truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, nói trị chơi dân gian di sản văn hoá quý báu dân tộc Nó kết thành từ trình lao động sinh hoạt, tích tụ trí tuệ niềm vui sống bao hệ người Việt xưa Đặc biệt trẻ em, trò chơi dân gian với chức đặc biệt mang lại cho giới trẻ thơ nhiều điều thú vị bổ ích, đồng thời thể nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền chia sẻ niềm vui em với bạn bè, cộng đồng Chính vậy, trị chơi dân gian cần thiết lựa chọn, giới thiệu nhà trường tuỳ theo lứa tuổi trẻ Đặc biệt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ có ý nghĩa quan trọng Nghị trung ương vấn đề cấp bách nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân có ghi rõ: “Sức khỏe vốn quí người toàn xã hội, nhân tố quan trọng nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc” GDTC phận quan giáo dục phát triển tồn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ lao động Hơn GDTC cho trẻ Mầm non có ý nghĩa quan trọng thể trẻ phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, xương hình thành nhanh, máy hơ hấp hồn thiện, thể trẻ non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, cân đối khơng chăm sóc giáo dục đắn gây nên thiếu sót phát triển thể trẻ mà khắc phục Tính tích cực vận động của trẻ ở trường Mầm non là một những nội dung cần thiết và rất quan trọng, cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp lứa tuổi có tác dụng kích thích giải phóng nhiều lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa thể trẻ, giúp bắp săn chắc, giúp trẻ có thể cân đối khoẻ mạnh Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự dồi dào thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về lượng cũng việc xem ti vi, chơi điện tử nhiều đã tạo nên tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em Ngoài việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành, phát triển các vận động bản và các tố chất cần thiết cho trẻ Hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mẫu giáo, đã có một số trò chơi vận động dân gian, giáo viên tổ chức chưa có hiệu quả, việc tổ chức còn đơn điệu, chưa lôi cuốn hấp dẫn trẻ, chưa phát huy được hết tác dụng của trò chơi dân gian Việc nhận thức của giáo viên về vai trò của trò chơi dân gian còn hạn chế nên việc đầu tư và tổ chức trò chơi còn sơ sài Từ những lý chọn và nghiên cứu đề tài “Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo – tuổi qua hoạt động thể dục” Trò chơi dân gian đối với sự phát triển tính tích cực vận động cho trẻ – tuổi 2.1 Một số vấn đề về trò chơi dân gian 2.1.1 Khái niệm trò chơi dân gian Trong đời sống tinh thần của nhân dân xưa, hàng ngày các làng xóm, thôn bản, đường làng hay ngoài ruộng đồng diễn những hoạt động vui chơi của trẻ em hay những cuộc thi tài của người lớn Những hoạt động này phong phú, muôn hình muôn vẻ, thu hút nhiều người tham gia và sôi nổi hào hứng Nhân dân ta quen gọi những hoạt động vui chơi đó là trò chơi dân gian Hầu hết những khái niệm về trò chơi đều gắn với mục đích cốt yếu là sự vui chơi giải trí, trò chơi dân gian Việt Nam cũng không nằm ngoài yếu tố đó để hiểu đúng về khái niệm trò chơi dân gian thì phải đặt nó đời sống của nhân dân Nằm nền văn minh phương đông, Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lúa nước và lấy nông nghiệp làm nghề sinh sống, lao động chính, điều kiện sinh sống kết hợp với lối tư biện chứng tổng hợp, tính cộng đồng to lớn đã tác động vào nhân dân, khiến nhân dân tạo nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác Suy cho cùng thì trò chơi dân gian Việt Nam là những hoạt động vui chơi giải trí quần chúng nhân dân Việt Nam sáng tạo và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ Trò chơi dân gian diễn mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian và phản ánh đời sống tinh thần văn hoá của dân tộc Còn trò chơi dân gian trẻ em là một loại hoạt động văn hoá dân gian dành cho trẻ em, được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế, nhẹ nhàng Những trò chơi này được tổ chức nhằm tạo cho trẻ những cảm giác hứng thú, thoải mái, phát triển vận động kết hợp với lời nói 2.1.2 Đặc điểm của trò chơi dân gian Trò chơi dân gian là một hoạt động văn hoá dân gian đặc sắc của mỗi dân tộc Không có dân tộc nào lại không có những trò chơi riêng cho trẻ em Bởi trò chơi dân gian thường thường đơn giản, dễ chơi, dễ hoà nhập Ở bất cứ đâu, gia đình, lớp học hay ở thôn xóm, ngõ phố đều có thể tổ chức được trò chơi dân gian phù hợp: Ở sân nhà nhỏ thì có thể chơi “Ô ăn quan”, “Rải gianh”, “Đánh chuyền đánh chắt”,… rộng có thể chơi “Rồng rắn lên mây”, “Đá cầu”, “Bịt mắt bắt dê”,…Các ngõ xóm là nơi chơi “Trốn tìm”, “Mèo đuổi chuột”,…Ở các bãi cỏ là nơi chơi “Đánh đu”, “Cướp cờ”,… Vật liệu để chơi trò chơi dân gian cũng thật đơn giản, không cầu kỳ, không tốn kém, dễ kiếm, dễ tìm sản vật thiên nhiên Việt Nam như: Con khăng là đoạn tre, hòn cù được đẽo từ một mẫu gỗ, nắm sỏi, vỏ ốc để chơi ô ăn quan, cọng lá, cỏ,… chúng có thể nhặt vườn, dưới ruộng Song hầu hết trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam đều gắn liền với những bài đồng dao Đặc điểm ngôn ngữ của những bài đồng dao là mang tính giản dị, mộc mạc, vô tư, hồn nhiên vui tươi và ngộ nghĩnh Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm dễ thuộc, dễ nhớ được sử dụng chơi như: “Dung dăng dung dẻ” , “Thả đĩa ba ba”, “Chi chi chành chành” hay “Rồng rắn lên mây” là các trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả đối đáp Logic của đồng dao chính là logic của trò chơi, cũng không thể phải theo cái logic của hiện thực mà mang tính nhảy cóc Chính cái ngôn ngữ kỳ quặc theo lối tư nhảy cóc đó lại là yếu tố gắn bó với trò chơi để đưa trẻ vào thế giới trò chơi, khác hẳn với thế giới bên ngoài Nếu đồng dao được tổ chức chặt chẽ một bài dân ca, một bài thơ thì yếu tố chơi, nhất là trò chơi trẻ em không còn nữa Cho nên ta dễ nhận thấy một biện pháp tu từ học rất tiêu biểu cho đồng dao là biện pháp nói ngược, trái hẳn với cái logic thực tế, logic của cuộc đời và chính sự đảo ngược thế mới hấp dẫn, mới vui Biện pháp nói ngược ngộ nghĩnh này rất phù hợp với không khí của trò chơi, vì nó làm cho trẻ vui thích, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của chúng Mặt khác, nội dung của những bài đồng dao chứa đựng nội dung giáo dục cho trẻ về nhiều mặt Bởi lẽ, đồng dao có chứa đựng những lời mộc mạc, hồn nhiên, có vần, có điệu Đồng dao là của trẻ em nên có tính chất vui chơi phù hợp với tâm sinh lý của trẻ Đồng dao gợi lên tình yêu hồn nhiên của trẻ đối với cái ong, cái kiến, cò, trâu, nghé,…Khi trực tiếp tham gia vào trò chơi, trẻ hát đồng dao và qua đó trẻ tiếp thu những điều hay lẽ phải một cách tinh tế, nhẹ nhàng, thoải mái Trò chơi dân gian gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên Trong trò chơi, người (đặc biệt là trẻ) và thiên nhiên hoà quyện vào với nhau, thiên nhiên trở nên có hồn và gần gũi với trẻ từ lúc nào “Cây mốt, mai, lá trai, lá hến, nhện tơ, quả mơ có hạt…” Là bài đồng dao thường hát để chơi chuyền dụng cụ là một quả bóng (Có thể thay bằng một hòn đá hoặc quả chanh) và 10 que tre Trò chơi dân gian được sáng tác dựa mô phỏng, bắt chước hoạt động của người lớn xã hội không phụ thuộc nghiêm ngặt vào sự thay đổi của cuộc sống diễn hằng ngày mà phát triển theo những quy luật riêng, ít nhiều mang tính chất ổn định Ví dụ: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện ngày càng phát triển cao, những trò chơi như: “Bịt mắt bắt dê”, “Kéo co”, “Trớn tìm”, “Ơ ăn quan”,… vẫn còn tồn tại và được trẻ em đón nhận một cách thích thú, say mê Nhưng chính nó được sáng tác dựa hiện thực cuộc sống lao động và sinh hoạt của người, nên khó có thể tìm được là tác giả của những trò chơi này và cũng khó xác định được ngày, tháng, năm đời của chúng 2.1.3 Vai trò của trò chơi dân gian đối với trẻ mẫu giáo – tuổi Trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, nó là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ, trò chơi dân gian cung cấp cho trẻ những kiến thức xã hội cần thiết cho cuộc sống của trẻ Trong chơi, trẻ tiếp thu được những điều hay lẽ phải, rèn luyện được những thói quen cần thiết cho cuộc sống hiện thực và sau này một cách tự nhiên, thoải mái Trò chơi dân gian vừa được coi là nội dung vừa là phương pháp tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, vừa là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non Trong các trò chơi dân gian có lời đồng dao góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ được học cách đếm, cách phát âm, ngôn ngữ đồng dao đưa trẻ vào thế giới trò chơi một cách nhẹ nhàng, có nhịp điệu làm cho trò chơi trở nên hấp dẫn Nhiều bài đồng dao có lời dí dỏm, dân dã kích thích trí tưởng tượng của trẻ, qua đó trẻ tiếp thu ngôn ngữ dân gian tự nhiên, chân thực Lời đồng dao góp phần bồi dưỡng, rèn luyện tiếng nói, giúp trẻ phát âm chính xác, rõ ràng, vốn từ của trẻ tăng lên Lời đồng dao còn giúp trẻ nhận thức được thế giới tự nhiên, xã hội từ đó trẻ yêu mến thiên nhiên và người xung quanh Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thái độ đúng đắn các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam rất giàu yếu tố tưởng tượng, đối với trẻ em mọi vật đều có hồn nên chúng có thể trò chuyện với cỏ cây, hoa lá, các vật, đồ vật xung quanh,…Trong chơi, trẻ biết sử dụng vật này thay thế cho vật kia, biết đóng vai này vai kia, tưởng tượng điều này, điều khác,…nhờ đó mà trí tưởng tượng của trẻ được phát triển Trò chơi dân gian có tác dụng hình thành những điều kiện thuận lợi để phát triển, rèn luyện và phát triển các kỹ vận động, tăng cường sự hoạt động của các quan thể trẻ, thay đổi trạng thái của thể từ hoạt động trở về trạng thái cân bằng Trò chơi vận động dân gian là phương tiện phát triển thể chất, phát triển các kỹ vận động, các cuộc chơi là những hoạt động toàn thân, mang lại sự rèn luyện vận động thể lực toàn diện, làm cho trẻ nhanh nhẹn Trong chơi, các kỹ vận động chạy, nhảy, leo trèo, ném, bò, lăn,… được sử dụng thường xuyên, nhờ vậy sẽ kích thích sự phát triển tính tích cực vận động ở trẻ Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ, bởi nó tác động tới việc củng cố kiến thức và phát triển các quá trình nhận thức tư duy, tưởng tượng, …Thông qua trò chơi trẻ giải quyết nhiệm vụ của trí tuệ chính xác hơn, quá trình chơi đòi hỏi trẻ phải có óc quan sát, phân tích, tổng hợp để thực hiện luật chơi một cách hiệu quả Trò chơi dân gian có vai trò hình thành cảm xúc, tình cảm Trẻ có cảm xúc vui sướng hân hoan giành thắng lợi, trẻ buồn thua Điều này thúc đẩy các trẻ cố gắng hết sức, phấn đấu hết khả với mong muốn đem lại sự thắng lợi cho đội mình Trò chơi dân gian có ảnh hưởng đến tính cách, khí chất của trẻ Trong chơi trẻ bộc lộ một cách chân thật nhất các nét tính cách của mình, trẻ phải tuân thủ theo quy tắc của trò chơi, những nguyên tắc đó điều khiển hành vi của trẻ tham gia chơi, tạo những hoàn cảnh để trẻ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, hình thành tính trung thực, lòng dũng cảm, kiên trì,… Trò chơi dân gian không chỉ làm thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà còn góp phần hình thành nhân cách trẻ, thông qua cách chơi trẻ học cách cư xử người lớn, hình thành những nét phẩm chất ý chí, đạo đức,…cần thiết cho cuộc sống tính thẳng, công bằng, lòng dũng cảm, tự chủ, kiên nhẫn, tinh thần trách nhiệm.Trò chơi dân gian còn có vai trò quan trọng việc rèn luyện kỹ sống cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian còn góp phần hình thành nên nhân cách văn hoá mang bản sắc dân tộc Việt Nam Trò chơi dân gian còn giúp trẻ tiếp cận với một nền văn hoá dân gian của cha ông để lại, hình thành ở trẻ lòng yêu thích nền văn hoá dân gian 2.1.4 Cấu trúc của trò chơi dân gian Trong mỗi trò chơi, tất cả đều mang những quy luật riêng, đều mang những sắc thái khác để hấp dẫn, cuốn hút người chơi Trò chơi dân gian cũng vậy, tổ chức cho trẻ chơi cũng tuân thủ theo những quy luật của nó Cấu trúc của một trò chơi dân gian gồm ba phần liên quan chặt chẽ với nhau, đó là nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi Nội dung chơi (nhiệm vụ vận động): Các nhiệm vụ được thể hiện với một hình tượng vui chơi nào đó, nó là thành phần bản của trò chơi, khơi gợi hứng thú chơi, đẩy mạnh, củng cố và mở rộng nội dung, kích thích tính tích cực và nguyện vọng của trẻ Nội dung chơi rất phong phú, có nội dung phát triển vận động tạo sự khéo léo của đôi bàn tay, bàn chân, rèn luyện sự nhanh nhẹn của tay, chân, mắt, sự linh hoạt bền bỉ, dẻo dai các hoạt động Hành động chơi: Đó chính là động tác suy nghĩ, vận động chơi, các hình thức này được trẻ chơi dưới hình thức luyện tập, thể dục thể thao, dưới hình thức chơi mang tính học tập Luật chơi: Mỗi trò chơi cụ thể đều quy định luật chơi riêng, luật chơi này có vai trò rất to lơn, nó xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành động cùng mối quan hệ lẫn của trẻ chơi Luật chơi là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi đúng hay sai, luật chơi thường gắn với nội dung và hành động chơi, trẻ cảm thấy không bị áp đặt, trẻ thích chơi và mong muốn được chơi tốt Luật chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả chơi của mỗi trẻ Trong trò chơi dân gian có luật quy định sẵn nên hành vi chơi phải rõ ràng so với trò chơi có chủ đề, nếu người chơi không đúng luật sẽ nhận Trò chơi dân gian bao giờ cũng có một kết quả nhất định, trẻ hoàn thiện một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà kết quả chơi ở chính là sự nỗ lực phấn đấu của trẻ chơi Kết quả đó không phải là lừa dối, mà có được là một quá trình vận động, tích luỹ thể hiện chơi 2.1.5 Cách tổ chức trò chơi vận động dân gian cho trẻ Mẫu giáo – tuổi Khi hướng dẫn cho trẻ chơi giáo viên cần chú ý phát huy đúng nhiệm vụ của trò chơi, cho trẻ chơi các trò chơi có lời đồng dao, cô giáo cần đọc đọc lại nhiều lần để kích thích trẻ tập trung chú ý và thuộc lời để chơi trẻ không bỡ ngỡ Trong chơi không nên bắt trẻ rập khuôn theo một kiểu chơi, tuỳ theo khả chơi của trẻ mà có thể thay thế luật chơi, cách chơi, đồ chơi cho trò chơi thêm hấp dẫn và hứng thú Tổ chức cho trẻ chơi phải phù hợp với thời gian, địa điểm, số trẻ tham gia chơi Ngoài cô giáo cũng cần quan tâm đến yếu tố thi đua giữa các nhóm trẻ với để động viên trẻ chơi Cách tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo – tuổi: Chuẩn bị cho trẻ chơi Khảo sát vốn hiểu biết và kỹ chơi của trẻ, trình độ nhận thức của trẻ trò chơi dân gian làm sở để lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ Xác định mục đích, yêu cầu của trò chơi Sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian nhằm mục đích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo – tuổi Làm phong phú và chính xác hoá các biểu tượng về cuộc sống xung quanh bằng những câu chuyện ngắn, trao đổi giữa cô và trẻ,… Chuẩn bị và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, tận dụng những nguyên vật liệu địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Lựa chọn biện pháp và phương tiện tiến hành các hoạt động của cô và của trẻ trò chơi Bố trí địa điểm chơi thuận lợi tạo điều kiện cho trẻ thực hiện trò chơi Tổ chức thực hiện Tạo hứng thú cho trẻ chơi bằng nhiều cách khác nhau: Đưa những câu đố, bài hát, bài đồng dao, tạo tình huống chơi,…để trẻ nhớ lại các trò chơi đã từng chơi hoặc giới thiệu về những trò chơi sắp chơi, hướng sự chú ý của trẻ vào cuộc chơi Đưa nhiệm vụ chơi và hướng dẫn cách chơi, luật chơi bằng nhiều cách làm mẫu, lời đề nghị,…để cuốn hút sự tập trung chú ý của trẻ, giúp trẻ lĩnh hội được nhiệm vụ nhận thức, luật chơi và hành động chơi Khi giao nhiệm vụ cho trẻ cần chú ý đến đặc điểm cá nhân, tuỳ vào nhu cầu hứng thú chơi của trẻ và nâng dần độ khó của trò chơi với trẻ Tuỳ trò chơi mới hay trò chơi trẻ đã biết mà cô giáo phân nhóm chơi cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được chơi, được trải nghiệm dưới nhiều hình thức chơi khác cá nhân, nhóm Tạo điều kiện cho trẻ tự tìm kiếm phương tiện để giải quyết nhiệm vụ chơi và phương thức giải quyết nhiệm vụ đã đặt Cho trẻ tập luyện chơi bằng cách tổ chức cho trẻ được chơi với nhiều loại trò chơi dân gian và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức chơi, phát huy khả chơi của trẻ và phù hợp với điều kiện của lớp Tạo hội cho trẻ cộng tác với cô, với bạn chơi, biết thoả thuận cùng giải quyết các vấn đề xuất hiện chơi Cô giáo động viên khuyến khích trẻ tự tổ chức một số trò chơi dân gian quen thuộc bằng cách chuận bị đồ dùng chơi, vật liệu chơi, gợi cho trẻ nhớ lại cách chơi, nhắc nhở trẻ chơi đúng luật Trong trẻ chơi, cô giáo quan sát, giúp đõ trẻ cần thiết, động viên khen ngợi những trẻ tích cực tham gia vào trò chơi, giúp trẻ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, khêu gợi và trì của trẻ với trò chơi Giúp trẻ giải quyết xung đột nếu trẻ không tự điều khiển, kiểm soát được chơi Kiểm tra, đánh giá kết quả chơi Cho trẻ tự đánh giá kết quả chơi của bạn và của bản thân 10 cuốn trẻ tích cực, hứng thú tham gia chơi, kích thích vận động một cách tích cực và giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ dễ dàng Ví dụ các trò chơi: “Trốn tìm”, “Lộn cầu vồng”, “Dung dăng dung dẻ”,… Cách tiến hành Sưu tầm các trò chơi dân gian ở thư viện, nghiên cứu và tìm tòi thông qua sách báo, internet, các bài tham khảo,… Điều kiện thực hiện Tạo điều kiện tốt cho trẻ luyện tập phát triển tích cực vận động, phù hợp với khả năng, hiểu biết của trẻ Trò chơi phải cuốn hút trẻ, vhinhs sự cuốn hút, hấp dẫn của trò chơi sẽ kích thích trẻ vận động tích cực 4.2.2 Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức cho trò chơi Mục đích Nhằm định hướng hoạt động của cô và của trẻ trò chơi Nội dung của biện pháp này là tổ hợp các biện pháp sư phạm được lựa chọn và phân bố theo trình tự hoạt động của cô và trẻ khoảng thời gian nhất định nhằm phát triển trò chơi Cách tiến hành Xác định sở để lập kế hoạch chơi Sau đó tiến hành lập kế hoạch tổ chức chơi: Xác định mục đích, yêu cầu, lựa chọn nội dung chơi trò chơi dân gian và hình thức, biện pháp tổ chức chơi linh hoạt phù hợp với mục đích yêu cầu, dự tính địa điểm, thời gian chơi và đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu chơi,… 4.2.3 Biện pháp 3: Tạo những tình huống chơi có vấn đề để cuốn hút trẻ vào các tình huống chơi đó Mục đích Tạo điều kiện cho trẻ tìm kiếm những phương thức mới để giải quyết nhiệm vụ hoàn cảnh và điều kiện mới Tạo những tình huống mới và đòi hỏi trẻ phải giải quyết nhiệm vụ bằng phương pháp mới Cách tiến hành Trong trẻ chơi cô giáo đặt cho trẻ những tình huống chơi mang tính có vấn đề, bằng cách đưa các tình huống chơi mới, khó so với khả của trẻ Làm phức tạp dần các nhiệm vụ chơi, nâng cao yêu cầu chơi,…Cô giáo hướng sự chú 24 ý của trẻ vào vấn đề vừa xuất hiện, giúp trẻ tích cực vận động và ý thức được nhiệm vụ trò chơi dân gian Khi trẻ chơi cô phải quan sát và nắm bắt nhu cầu hứng thú của trẻ, tạo các hội, điều kiện để khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh ở mọi lúc mọi nơi Ngoài giáo viên cần phải tạo môi trường thuận lợi để trẻ tự phát hiện và giải quyết vấn đề 4.2.4 Biện pháp 4: Động viên, khen ngợi trẻ chơi Mục đích Động viên, khen ngợi trẻ, giúp trẻ chơi là một biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo Nó giữ vai trò quan trọng quá trình giáo dục tình cảm đạo đức xã hội, biện pháp này góp phần hình thành những xúc cảm, tình cảm cho trẻ đối với trò chơi dân gian Khi tham gia chơi, nếu được cô giáo động viên, khen ngợi kịp thời sẽ tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân, từ đó trẻ tích cực, mạnh dạn tham gia vào trò chơi tích cực hoàn thiện nhiệm vụ chơi Tạo không khí thi đua giữa các cá nhân và nhóm trẻ để khuyến khích trẻ thi đua thực hiện nhiệm vụ của trò chơi Cách tiến hành Trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian, cô giáo có thể sử dụng các hình thức thi đua, khen ngợi, biểu dương,…để động viên, khuyến khích trẻ, tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào trò chơi và là động lực cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi, kết quả chơi Thực hiện động viên khuyến khích với nhiều hình thức khác như: Nhắc nhở, khen ngợi, thi đua, nêu gương,…tạo hội cho trẻ tích cực vận động trò chơi dân gian Hình thức khen ngợi có tác dụng củng cố tinh thần, niềm tin ở trẻ và động viên trẻ noi theo Vì vậy khen ngợi phải có lý xác đáng Khen ngợi trẻ có sự cố gắng, được các bạn khác công nhận Cô giáo không nên khen tập trung vào những trẻ chơi tốt hằng ngày, mà cần chú ý tới cả những trẻ chưa bao giờ được khen nếu có dấu hiệu của sự cố gắng so với lực của trẻ thì cô giáo phải khen cho đúng Hình thức khen ngợi động viên trẻ có thể dưới dạng một lời nói, hoặc một lời nhận xét kèm theo một câu khích lệ 25 ... cho? ?n và nghiên cứu đề tài ? ?Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo – tuổi qua hoạt động thể dục? ?? Trò chơi dân. .. 26 Kết luận .28 CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO – TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC Họ... đến sự phát triển tính tích cực vận động Yếu tố khách quan Trong qua? ? trình tổ chức các trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ – tuổi chịu

Ngày đăng: 20/10/2016, 14:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w