0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Nhân dân trong khu xảy ra động đất 1 Đối với động đất trung bình và yếu

Một phần của tài liệu ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM (Trang 46 -51 )

III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HẬU QUẢ CỦA ĐỘNG ĐẤT.

4. Nhân dân trong khu xảy ra động đất 1 Đối với động đất trung bình và yếu

4.1 Đối với động đất trung bình và yếu

Nếu trong địa phương cảm nhận được động đất (động đất trung bình và yếu) chỉ gây ra hư hại nhẹ đồng bào cần bình tĩnh, thông báo nhanh chóng cho các cấp chính quyền nơi cư trú về những thông tin mình thu nhận

được. Nhân dân cần bình tĩnh, giữ gìn trật tự trị an trong khu vực không hoang mang dao động, không nghe tin đồn nhảm.

4.2. Trường hợp động đất mạnh và phá hủy

Nếu trong khu vực xảy ra động đất mạnh gây thiệt hại nặng về người và của mọi người cần thực hiện ngay các biện pháp sau nhằm giảm thiệt hại do động đất gây ra:

- Khi thấy động đất mạnh xảy ra,nhân dân cần nhanh chóng tìm cách rời khỏi nơi mình đang ở đến những địa điểm rộng thoáng tránh xa các nhà đang bị hư hỏng nhất là các nhà cao tầng. Một khi bị kẹt lại trong nhà chưa thể rời ngay được nhanh chóng tìm nơi ẩn nấp tạm thời có trong nhà như:dưới các khung cửa ra vào, các gầm bàn, tủ chắc chắn, gầm giường, chân cầu thang,...,nơi có thể tạm thời ẩn nấp trong đợt chấn động mạnh ban đầu. Sau đó khi có điều kiện cần nhanh chóng thoát ra ngoài tìm chỗ an toàn. Khi di rời khỏi nhà trước hết chỉ cần mang những vật dụng cần thiết như chăn màn, quần áo, thiết bị sinh hoạt hàng ngày,…tránh mang các đồ nặng hạn chế thời gian thoát nhanh khỏi nơi đang cư trú đề phòng những dư chấn mạnh xảy ra sau chấn động chính gây nên các thương vong thiệt hại không cần thiết.

- Trước khi rời khỏi nhà cần cắt cầu giao điện, tắt các van khóa vào bếp ga, khóa vặn các van nước trong gia đình để tránh các hậu quả cháy nổ và lãng phí điện nước do động đất làm hư hỏng các hệ thống này.

- Nếu trong khu vực dân cư sinh sống chịu động đất mạnh mang tính phá hủy sau khi đợt dao động mạnh xảy gây thiệt hại về nhà cửa, các tầng lớp nhân dân không nên hoảng loạn mà theo hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền địa phương di chuyển đến các nơi an toàn kịp thời nhằm tránh thiệt hại do động đất gây ra cũng như tạo điều kiện cho công tác cứu hộ sau này.

- Nếu khi động đất mạnh xảy ra nhân dân còn kẹt trong các nhà cao tầng thì trước mắt mọi người nhanh chóng tìm kiếm chỗ trú tạm thời trong khu nhà như các gầm bàn, khung chịu lưc cửa ra vào, chân gầm cầu

thang…, Sau đó theo hướng dẫn của ban quản lý khu nhà nhanh chóng rời khỏi khu nhà đang bị phá hủy.

- Chính quyền địa phương nằm trong các vùng động đất mạnh cần có các phương án dự phòng cho công tác tìm kiếm cứu nạn trong các sự cố thiên tai do động đất gây ra như dự định các điểm tập trung nhân dân thuận tiện về mọi mặt cho công tác tìm kiếm cứu hộ (các sân vận động, các bãi đất trống rộng gần các đường giao thông..)trong tình trạng khẩn cấp huy động nhân lực, vật lực, các phương tiện giao thông phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ khi cần thiết.

- Khi xảy ra động đất phá hủy gây đổ nhà, làm thiệt hại về người; các địa phương, sau khi nắm bắt tình hình chính quyền địa phương cần nhanh chóng dựng các khu vực tập trung dân cư tạm thời với các khu lều trai ở tạm cho nhân dân, lán cấp cứu cứu chưa những người bị thương. Ngoài ra trong khu vực lán trại này cần có lương thực, thực phẩm phục vụ cho đồng bào tạm di chuyển đến đây.

C. KẾT LUẬN

Qua một quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu về động đất ở khu vực Tây Bắc kết quả chính đã đạt được là:

- Phân tích hiện trạng của các trận động đất ở Tây Bắc Việt Nam, tiêu biểu là các trận động đất: Điện Biên (1935), Tuần Giáo (1983), Điện Biên (2001) và gần đây nhất là động đất Sơn La (2010). Qua đó nhận thấy rằng động đất ở Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng xảy ra với cường độ không mạnh so với các khu vực khác trên thế giới như: Vành đai động đất Thái Bình Dương…Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng Tây Bắc là vùng xảy ra động đất nhiều và mạnh nhất nước ta.

- Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân gây nên các trận động đất: là do hoạt động hiện đại của các đứt gãy trên phạm vi khu vực Tây Bắc.

- Trên cơ sở phân tích hiện trạng, nguyên nhân thì đã dưa ra một số giải pháp hạn chế hậu quả như: tiến hành xây dựng các trạm quan trắc, giải pháp kháng chấn cho nhà và công trình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Bùi Thị Thanh Dung. Khí hậu khu vực Tây Bắc. Luận văn thạc sỹ khoa học địa lý, 2006

2) Vũ Tự Lập. Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần khái quát). NXB Giáo Dục, 1999.

3) Đặng Duy Lợi. Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần khái quát). NXB Giáo Dục.

4) Cao Đình Triều; Phạm Huy Long. Kiến tạo đứt gãy lãnh thổ Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002.

5) Cao Đình Triều. Tai biến động đất và sóng thần. NXB khoa học và Kỹ thuật, 2008.

6) Cao Đình Triều. Động đất. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2008.

7) Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Minh Đức. Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. NXB Giáo dục,2000

8) Các bài viết về động đất trên mạng internet. Các trang wed được khai thác:

http://www.idm.gov.vn http://bee.net.vn/

Một phần của tài liệu ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM (Trang 46 -51 )

×